Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 25/2010/TT-BGDĐT Quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng

Số hiệu: 25/2010/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 13/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 25/2010/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN CHỌN, TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ XÉT TUYỂN VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2010 và thay thế Quyết định số 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Hiệu trưởng các trường dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc, Hiệu trưởng trường phổ thông vùng cao Việt Bắc; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng có khoa dự bị đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội (để b/c);
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (để b/c)
- UBVHGD-TTNNĐ của Quốc hội (để b/c);
- HĐND,UBND các tỉnh , TP trực thuộc TW
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (để t/h);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY CHẾ

TUYỂN CHỌN, TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ XÉT TUYỂN VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ  ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BGDĐT ngày 13/10 /2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đối tượng, điều kiện tuyển chọn; đăng ký xét tuyển và hồ sơ trúng tuyển; giao chỉ tiêu và quy trình tuyển chọn; tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra, thi, xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học.

2. Quy chế này áp dụng đối với: Các trường dự bị đại học (viết tắt là trường DBĐH), trường dự bị đại học dân tộc (viết tắt là trường DBĐHDT), trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN CHỌN;ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀ HỒ SƠ TRÚNG TUYỂN; GIAO CHỈ TIÊU VÀ XÉT TUYỂN HỌC SINH VÀO HỌC HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Điều 2. Đối tượng và điều kiện tuyển chọn

1. Đối tượng tuyển chọn

Học sinh thuộc nhóm ưu tiên 1 (ƯT1) và thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển thuộc đối tượng được xét vào học hệ DBĐH.

2. Điều kiện tuyển chọn

a) Đối với trường DBĐH

Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung cấp nghề (TCN), trung học nghề (THN) đã dự thi tuyển sinh đại học hệ chính quy các khối A, B, C, D (trừ các ngành năng khiếu) nhưng không trúng tuyển, không có môn thi nào bị điểm không (0) và ngay trong năm dự thi tuyển sinh đại học hệ chính quy, đạt điểm vào học hệ DBĐH do các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH, trường DBĐH quy định.

b) Đối với trường DBĐHDT

Học sinh là người dân tộc thiểu số đủ điều kiện quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này, nhưng chưa được tuyển chọn vào các trường DBĐH hoặc các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu tuyển hệ DBĐH, thì được tuyển chọn vào học ở các trường DBĐHDT.

3. Mỗi học sinh chỉ được học một lần hệ DBĐH; Các đối tượng đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng tại các cơ sở giáo dục không được xét tuyển vào học hệ DBĐH.

Điều 3. Đăng ký xét tuyển và hồ sơ trúng tuyển

1. Đăng ký xét tuyển

Học sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện tuyển chọn quy định tại Điều 2, trước ngày 20/9 năm dự thi đại học nộp đơn đăng ký xét tuyển vào học hệ DBĐH theo mẫu quy định (phụ lục I) tại các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu tuyển hệ DBĐH theo phân vùng quy định (phụ lục IV). Khi nhận được giấy triệu tập trúng tuyển vào học hệ DBĐH, học sinh đến tập trung và nộp hồ sơ trúng tuyển đúng thời hạn ghi trong giấy triệu tập.

2. Hồ sơ trúng tuyển bao gồm

a) Bản chính học bạ tốt nghiệp THPT;

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, TCN, THN do Hiệu trưởng nhà trường cấp đối với những học sinh đăng ký học ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, TCN, THN đối với những học sinh đã tốt nghiệp các năm trước. Những học sinh nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời chậm nhất là đầu học kỳ II năm học hệ DBĐH phải xuất trình bằng tốt nghiệp chính để trường đối chiếu, kiểm tra;

c) Bản sao hợp lệ hộ khẩu thường trú của học sinh;

d) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh;

đ) Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên như: giấy chứng nhận con liệt sĩ; thẻ thương binh hoặc thẻ chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ (nếu có);

e) Bản chính giấy chứng nhận kết quả điểm thi hoặc phiếu báo điểm thi tuyển sinh đại học hệ chính quy do các trường tổ chức thi cấp, Cán bộ của cơ sở giáo dục xác nhận đã kiểm tra đối chiếu với bản chính các giấy tờ của học sinh nộp trong hồ sơ.

Điều 4. Giao chỉ tiêu hệ dự bị đại học

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và công bố công khai chỉ tiêu học hệ DBĐH cho các cơ sở giáo dục.

Điều 5. Xét tuyển vào học hệ dự bị đại học

1. Hội đồng xét tuyển của các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH công khai chỉ tiêu xét tuyển hệ DBĐH và tiến hành nhận đơn đăng ký xét tuyển vào học hệ DBĐH của học sinh theo quy định.

2. Căn cứ chỉ tiêu được giao, căn cứ vào đơn đăng ký xét tuyển vào học hệ DBĐH, kết quả điểm thi tuyển sinh đại học hệ chính quy của học sinh, hội đồng xét tuyển xác định điểm trúng tuyển cho từng khối A, B, C, D theo các đối tượng, khu vực và gửi giấy triệu tập học sinh trúng tuyển vào học.

Chương III

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, KIỂM TRA VÀ THI

Điều 6. Tổ chức bồi dưỡng

Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng theo mục tiêu và khung chương trình sau đây:

a) Thời gian bồi dưỡng: 8 tháng (không kể 1 tháng nghỉ Lễ, Tết), tương đương 32 tuần, gồm:

- Học chính trị, quân sự đầu khoá: 1 tuần

- Thực học các môn học theo từng khối: 28 tuần

- Ôn tập chuẩn bị thi cuối học kỳ I: 1 tuần

- Ôn tập chuẩn bị thi cuối học kỳ II: 2 tuần

b) Các môn học chính khoá của các khối:

- Khối A: Toán, Lý, Hoá, Ngữ văn (hoặc Tiếng Anh), Tin học

- Khối B: Toán, Hoá, Sinh, Ngữ văn (hoặc Tiếng Anh), Tin học

- Khối C: Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Tin học.

- Khối D: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học.

c) Các môn học ngoại khoá của khối A, B là: Giáo dục Công dân, Giáo dục thể chất, Ngữ văn (hoặc Tiếng Anh); khối C, D là Giáo dục Công dân, Giáo dục thể chất.

d) Theo tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu học tập của học sinh (đối với học sinh đã dự thi đại học khối A, B), Hiệu trưởng nhà trường có thể quy định môn Ngữ văn là môn học chính khóa, thì môn Tiếng Anh là môn ngoại khóa hoặc môn Ngữ văn là môn ngoại khóa thì môn Tiếng Anh là môn chính khóa.

- Nếu môn Ngữ Văn hoặc môn Tiếng Anh được chọn làm môn học chính khoá thì học 3 tiết/1 tuần

- Nếu môn Ngữ Văn hoặc môn Tiếng Anh được chọn làm ngoại khoá thì học 2 tiết/1 tuần.

đ) Phân phối thời gian:

Môn học

Khối A

Khối B

Khối C

Khối D

1. Toán học

2. Vật Lý

3. Hoá học

4. Sinh học

5. Ngữ văn

6. Lịch Sử

7. Địa lý

8. Tin học

9. Tiếng Anh

10.Giáo dục công dân

11. Giáo dục thể chất

12. Sinh hoạt

8 tiết/tuần

5 tiết/tuần

5 tiết/tuần

Không học

3 tiết/tuần

(học chính khóa);

2 tiết/tuần

(học ngoại khóa)

Không học

Không học

3 tiết/tuần

3 tiết/tuần

(học chính khóa);

2 tiết/tuần

(học ngoại khóa)

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

8 tiết/tuần

Không học

5 tiết/tuần

5 tiết/tuần

3 tiết/tuần

(họcchính khóa);

2 tiết/tuần

(học ngoại khóa)

Không học

Không học

3 tiết/tuần

3 tiết/tuần

(học chính khóa)

2 tiết/tuần

(học ngoại khóa)

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

Không học

Không học

Không học

Không học

8 tiết/tuần

6 tiết/tuần

6 tiết/tuần

3 tiết/tuần

3 tiết/tuần

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

6 tiết/tuần

Không học

Không học

Không học

8 tiết/tuần

Không học

Không học

3 tiết/tuần

9 tiết/tuần

1 tiết/tuần

2 tiết/tuần

1 tiết/tuần

Cộng:

30 tiết/tuần

30 tiết/tuần

30 tiết/tuần

30 tiết/tuần

2. Thực hiện bồi dưỡng học sinh trúng tuyển hệ DBĐH tại trường đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bồi dưỡng hệ DBĐH. Các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH, nhưng không bồi dưỡng hệ DBĐH sau khi xét tuyển, chuyển hồ sơ của học sinh trúng tuyển hệ DBĐH đến các cơ sở bồi dưỡng DBĐH được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng hệ DBĐH, để tổ chức bồi dưỡng.

Điều 7. Kiểm tra, thi cuối học kỳ và đánh giá rèn luyện

1. Mỗi môn học chính khoá, ngoại khóa trong một học kỳ có 2 lần kiểm tra viết hoặc thực hành. Thời gian làm bài kiểm tra cho mỗi môn là 60 phút. . Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra của mỗi môn học nhà trường xem xét cho phép kiểm tra bổ sung.

Cuối mỗi học kỳ tổ chức thi viết một lần cho các môn sau đây: Môn thi khối A là Toán, Lý, Hoá; khối B là Toán, Hoá, Sinh; khối C là Ngữ văn, Sử, Địa; khối D là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Thời gian làm bài thi cho mỗi môn là 120 phút. Học sinh chưa thi đủ 3 môn được phép thi bổ sung.

Chấm bài kiểm tra và bài thi theo thang điểm 10 chỉ lấy số lẻ đến 0,5 điểm. Điểm bài kiểm tra tính theo hệ số 1, bài thi tính theo hệ số 2.

2. Việc ra đề thi, đề kiểm tra, coi thi và tổ chức chấm bài thi, chấm bài kiểm tra, chấm phúc khảo do Hiệu trưởng quy định dựa trên các văn bản quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Học sinh thuộc một trong các diện sau đây không được dự thi cuối học kỳ:

a) Bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;

b) Tổng số thời gian nghỉ học có lý do và không có lý do vượt quá 20% số tiết ở môn thi nào thì không được dự thi môn đó trong học kỳ;

c) Không đủ số lần kiểm tra của mỗi môn học hoặc điểm kiểm tra trung bình của các môn chính khóa, ngoại khóa nhỏ hơn 3,0 điểm;

4. Học sinh không thi đủ 3 môn cuối mỗi học kỳ thì không thuộc diện xét tuyển vào đại học, cao đẳng, TCCN.

5. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các quy định của văn bản này, Quy chế học sinh, sinh viên hiện hành và Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên để ban hành các quy định về xếp loại rèn luyện của học sinh.

Điều 8. Điểm tổng kết cuối năm

1. Cuối năm học, mỗi môn học chính khoá có một điểm tổng kết.

2. Điểm tổng kết cuối năm của các môn học có thi học kỳ là điểm trung bình cộng của 4 lần kiểm tra, lần thi cuối học kỳ I và lần thi cuối học kỳ II (điểm kiểm tra hệ số 1, điểm thi học kỳ hệ số 2). Điểm tổng kết các môn không có thi học kỳ: Ngữ văn (hoặc Tiếng Anh) đối với khối A, B; và Tin học đối với cả 4 khối A, B, C, D là điểm trung bình cộng của 4 lần kiểm tra.

3 . Điểm tổng kết cuối năm của mỗi môn học chỉ lấy một số lẻ.

Chương IV

XÉT TUYỂN VÀO HỌC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Điều 9. Điều kiện được xét tuyển vào học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

1. Căn cứ vào kết quả học tập sau khi kết thúc năm học DBĐH, nguyện vọng của học sinh, những học sinh học hệ DBĐH có đủ các điều kiện sau đây được xét tuyển vào học đại học, cao đẳng, TCCN:

a) Được xét tuyển vào học đại học:

- Xếp loại rèn luyện cả năm đạt khá trở lên.

- Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 5,0 trở lên.

b) Được xét tuyển vào học cao đẳng:

- Xếp loại rèn luyện cả năm đạt khá trở lên.

- Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 4,0 trở lên.

c) Được xét tuyển vào học trung cấp chuyên nghiệp:

- Xếp loại rèn luyện cả năm đạt khá trở lên.

- Điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 3,5 trở lên.

2. Những học sinh học hệ DBĐH thuộc một trong các diện dưới đây được xét học lưu ban và thời gian học tối đa một năm:

a) Xếp loại hạnh kiểm cả năm đạt khá, nhưng điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá dưới 3,5;

b) Nghỉ học quá 20% chương trình học do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh xá hoặc bệnh viện;

c) Không thi đủ 3 môn cuối mỗi học kỳ do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh xá hoặc bệnh viện.

3. Những học sinh không đủ điều kiện xét tuyển vào học đại học, cao đẳng, TCCN và không đủ điều kiện lưu ban sau khi học xong năm học thứ nhất DBĐH sẽ trả về địa phương.

4. Những học sinh sau khi học hệ DBĐH, nếu không có nguyện vọng xét tuyển vào học đại học, cao đẳng, TCCN mà có nguyện vọng đăng ký dự thi tuyển vào các cơ sở giáo dục thì được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, Quy chế tuyển sinh TCCN hiện hành.

5. Học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào học đại học, nhưng có nguyện vọng học cao đẳng hoặc TCCN và học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào học cao đẳng nhưng có nguyện vọng học TCCN phải làm đơn kèm bản kết quả học tập và rèn luyện trong thời gian học DBĐH, gửi cơ sở giáo dục có nguyện vọng học xem xét tiếp nhận vào các ngành học cùng khối thi.

6. Bảo lưu kết quả tuyển sinh và chế độ lưu trữ:

a) Bảo lưu kết quả cho những học sinh trúng tuyển học hệ DBĐH như: thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc đang học hệ DBĐH bị ốm dài ngày, có xác nhận của bệnh xá hoặc bệnh viện (thời gian bảo lưu kết quả của học sinh, Hiệu trưởng nhà trường xem xét và quyết định);

b) Bài kiểm tra, bài thi và các tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh, bồi dưỡng được bảo quản và lưu trữ ít nhất một năm.

Điều 10. Phân bổ học sinh đã học xong hệ dự bị đại học vào học tại các cơ sở giáo dục

1. Căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong năm học hệ DBĐH, căn cứ nguyện vọng của học sinh và chỉ tiêu đào tạo, các cơ sở có chỉ tiêu hệ DBĐH phân bổ học sinh vào học theo quy định hiện hành. Riêng học sinh có nguyện vọng học các trường thuộc khối Quốc phòng, Công an, Kiểm sát thực hiện theo quy định tuyển sinh của trường.

Các khoa DBĐH thuộc các cơ sở giáo dục, các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu DBĐH nhưng không bồi dưỡng hệ DBĐH chỉ phân bổ học sinh đã học xong hệ DBĐH vào các ngành của cơ sở mình đào tạo.

2. Các cơ sở giáo dục gửi văn bản và hồ sơ kèm theo kết quả học tập của học sinh đủ điều kiện tuyển vào học đại học, cao đẳng, TCCN cho Hội đồng tuyển sinh các cơ sở giáo dục được giao chỉ tiêu DBĐH để tiếp nhận học sinh đã học xong hệ DBĐH. Các khoa DBĐH thuộc các cơ sở giáo dục gửi hồ sơ kèm theo kết quả học tập của học sinh đủ điều kiện tuyển vào học đại học, cao đẳng, TCCN cho hội đồng tuyển sinh của trường mình.

3. Đối với những cơ sở giáo dục (hoặc những ngành học thuộc cơ sở giáo dục) tiếp nhận học sinh đã học xong hệ DBĐH có số học sinh đăng ký theo học lớn hơn chỉ tiêu được giao thì căn cứ kết quả học tập của học sinh hệ DBĐH để chọn học sinh có kết quả học tập và rèn luyện từ cao trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu, những người còn lại chuyển sang các cơ sở giáo dục khác (hoặc ngành học khác) cùng khối thi.

Điều 11. Tiếp nhận học sinh đã học xong hệ dự bị đại học

Hàng năm, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tiếp nhận học sinh đã học xong hệ DBĐH theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.

Các cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy, kiểm tra, thi, đánh giá, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

Điều 12. Chế độ báo cáo

1. Chậm nhất ngày 05/11 năm tuyển sinh, các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH nộp báo cáo danh sách học sinh đã được xét tuyển vào học hệ DBĐH theo mẫu quy định (phụ lục II) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học).

2. Kết thúc năm học hệ DBĐH, các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH lập danh sách học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào đại học, cao đẳng, TCCN theo mẫu quy định (phụ lục III) và các kiến nghị khác (nếu có) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học).

3. Chậm nhất ngày 31/1 hàng năm, các các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH phải gửi danh sách dự kiến số học sinh DBĐH sẽ phân bổ vào các cơ sở giáo dục về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học).

Các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH tổ chức khai giảng trong tháng 10 của năm học./.

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 25/2010/TT-BGDĐT ngày 13/10/2010 ban hành Quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.260

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.27.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!