BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
24/2014/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
25 tháng 7 năm 2014
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG KHMER CẤP TIỂU HỌC VÀ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang
Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị
định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng
01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị
định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính
phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các
cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Theo Biên bản họp thẩm định ngày 12
tháng 11 năm 2011 của Hội đồng thẩm định Chương trình tiếng Khmer cấp
tiểu học và cấp trung học cơ sở;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Thông tư ban hành Chương trình tiếng
Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình tiếng
Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.
Điều 2. Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 9 năm 2014. Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học
và cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo
Thông tư này là môn học tự chọn và là
cơ sở để biên soạn sách giáo khoa và tổ chức dạy học tiếng
Khmer cho học sinh dân tộc Khmer.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở
giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Uỷ ban VHGD TN,TNNĐ của QH;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDDT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa
|
CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG KHMER CẤP TIỂU HỌC
VÀ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Dạy và học tiếng Khmer ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở nhằm giúp học
sinh hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Khmer, mở rộng hiểu biết
về văn hóa của người Khmer Nam Bộ, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết dân tộc và ý
thức công dân Việt Nam; góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của
người Khmer Nam Bộ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Cấp tiểu học:
Hình thành ở học sinh các kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng
Khmer trên cơ sở học âm vần và thực hành giao tiếp văn bản; thông qua
thực hành ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh kiến thức đơn giản về tiếng
Khmer, những hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống và văn hóa của người
Khmer Nam Bộ và các dân tộc khác ở Việt Nam; hình thành thái độ học tập
tiếng Khmer tích cực; bồi dưỡng tình cảm trân trọng đối với ngôn ngữ,
văn hoá của người Khmer Nam Bộ.
b) Cấp trung học cơ sở:
Củng cố và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Khmer,
trong đó chú trọng kỹ năng đọc và viết; thông qua rèn luyện các kỹ năng
ngôn ngữ, cung cấp kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách
của tiếng Khmer; mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người
Khmer Nam Bộ và các dân tộc khác ở Việt Nam và trên thế giới; hình thành
ý thức giữ gìn, phát triển ngôn ngữ và văn hoá của người Khmer Nam Bộ
trong bối cảnh đa dạng văn hoá ở Việt Nam.
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Cấp
|
Năm
|
Số tiết/tuần
|
Số tuần
|
Tổng số tiết/năm
|
Cấp tiểu học
|
Năm thứ nhất
|
4
|
35
|
140
|
Năm thứ hai
|
4
|
35
|
140
|
Năm thứ ba
|
4
|
35
|
140
|
Năm thứ tư
|
4
|
35
|
140
|
Cấp tiểu học
|
140 tuần
|
560 tiết
|
Cấp trung học cơ sở
|
Năm thứ năm
|
4
|
35
|
140
|
Năm thứ sáu
|
4
|
35
|
140
|
Năm thứ bảy
|
4
|
35
|
140
|
Cộng cấp THCS
|
105 tuần
|
420 tiết
|
Toàn cấp tiểu học và cấp THCS
|
245 tuần
|
980 tiết
|
III. NỘI DUNG
NĂM THỨ NHẤT
A. Kiến thức
1. Ngữ âm, chữ viết
- Âm, chữ ghi phụ âm, nguyên âm không độc lập và dấu âm;
- Số tự nhiên hàng đơn vị từ 1- 9;
- Các bộ phận của tiếng.
2. Từ ngữ, ngữ pháp
- Mở rộng vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về bản thân, gia
đình, nhà trường, thiên nhiên, đất nước, văn hóa dân tộc;
- Ngữ pháp: dấu hiệu giãn cách từ, cụm từ và câu; dấu câu.
B. Kỹ năng
1. Nghe
- Nghe và phân biệt sự khác nhau giữa các âm, tiếng, từ;
- Nghe hiểu câu hỏi, lời yêu cầu, lời hướng dẫn đơn giản trong đối thoại.
2. Nói
- Phát âm âm, tiếng, từ;
- Nói to, rõ ràng, thành câu;
- Nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi;
- Trả lời câu hỏi đơn giản.
3. Đọc
- Đánh vần và ráp vần;
- Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, câu;
- Đọc nghỉ hơi theo dấu câu;
- Đọc chữ số tự nhiên từ 1-9;
- Đọc hiểu nghĩa của từ ngữ, câu, chuỗi câu trong bài học;
- Đọc thuộc một số câu, chuỗi câu, đoạn văn ngắn đã học.
4. Viết
- Viết chữ ghi phụ âm, nguyên âm không độc
lập, dấu âm và chữ số tự nhiên hàng đơn vị từ 1- 9;
- Viết từ, câu;
- Viết từ và cụm từ theo dấu hiệu giãn cách (dấu Đot-khlia)
và dấu câu (dấu Khane);
- Viết chính tả theo hình thức nhìn - viết (tập chép).
NĂM THỨ
HAI
A. Kiến thức
1. Ngữ âm, chữ viết
- Thân và chân chữ của các phụ âm theo hai hệ thống giọng O
và giọng Ô;
- Quy tắc gửi chân, chồng vần và các quy tắc biến giọng;
- Nguyên âm độc lập;
- Từ đa tiết; các dấu âm;
- Số tự nhiên hàng chục từ 10-100.
2. Từ ngữ, ngữ pháp
- Mở rộng vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về bản
thân, gia đình, nhà trường, thiên nhiên, đất nước, văn hóa dân tộc;
- Một số câu kể, câu hỏi đơn giản theo mẫu.
B. Kỹ năng
1. Nghe
- Nghe và nhận biết âm, tiếng, từ có giọng O, giọng Ô;
- Nghe hiểu câu hỏi, lời yêu cầu, lời hướng dẫn, lời kể của
người đối thoại;
- Nghe hiểu và nhớ nội dung những mẩu chuyện đơn giản thầy
cô kể.
2. Nói
- Nói lời mời, nhờ, đề nghị, đồng ý, không đồng ý,... và trả
lời các câu hỏi đối thoại;
- Trả lời câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc hoặc mẩu
chuyện được nghe thầy cô kể;
- Thuật lại sự việc đơn giản theo câu hỏi và tranh minh họa;
- Kể lại câu chuyện đơn giản đã học hoặc đã nghe thầy cô kể.
3. Đọc
- Đọc chữ, dấu âm và các nguyên âm độc lập;
- Đọc từ ngữ, câu, chuỗi câu, đoạn văn ngắn chứa các âm, chữ
đã học;
- Đọc thầm;
- Đọc chữ số tự nhiên hàng chục từ 10-100;
- Đọc hiểu từ, câu, đoạn văn; nhận biết ý chính của đoạn
văn. Tìm thông tin và sắp xếp thông tin trong câu, đoạn văn;
- Đọc thuộc lòng một số khổ thơ đã học.
4. Viết
- Viết phụ âm gửi chân, chồng vần, các từ, câu ngắn và chữ số
tự nhiên hàng chục từ 10-100;
- Nhìn - viết chính tả chuỗi câu hoặc đoạn văn;
- Viết câu trả lời câu hỏi, câu ghi lại nội dung bức tranh;
- Viết chuỗi câu hoặc đoạn văn khoảng 2- 3 câu thuật sự việc.
NĂM THỨ BA
A. Kiến thức
1. Ngữ âm, chữ viết
- Bảng chữ ghi phụ âm và dấu nguyên âm;
một số dấu câu;
- Số tự nhiên hàng trăm từ 101-1000.
2. Từ ngữ, ngữ pháp
- Mở rộng vốn từ ngữ (bao gồm cả
thành ngữ, tục ngữ) về bản thân, gia đình, nhà trường, thiên nhiên, đất nước,
văn hóa dân tộc;
- Cấu trúc một số mẫu câu đơn cơ bản.
3. Tập làm văn
Tạo lập các đoạn văn đơn giản theo chủ điểm
dựa vào các câu hỏi gợi ý; phân biệt văn xuôi, văn vần; nhận biết nhân vật
trong truyện.
B. Kỹ năng
1. Nghe
- Nghe hiểu nội dung lời đối thoại, ý kiến
trao đổi trong buổi học, trong sinh hoạt lớp;
- Nghe hiểu câu chuyện đơn giản thầy cô
kể, những tin tức ngắn trên đài phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khmer;
- Nghe và phân biệt âm, tiếng trong viết
chính tả;
2. Nói
- Nói lời phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
(xưng hô, lời tỉnh lược và lời đầy đủ,…);
- Đặt câu và trả lời câu hỏi trong học tập,
giao tiếp;
- Thuật lại nội dung chính của các mẩu
tin ngắn;
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện đã
nghe, đã đọc. Bước đầu nhận xét về nhân vật, hình ảnh, chi tiết trong câu chuyện;
- Giới thiệu hoạt động của tổ, của lớp.
3. Đọc
- Đọc chữ kiểu;
- Đọc trôi chảy đoạn văn, bài văn ngắn;
- Đọc chữ số tự nhiên hàng trăm từ
101-1.000;
- Đọc hiểu nghĩa của từ, câu và nội dung
của đoạn, bài (rút ra thông tin, giải thích thông tin, tóm tắt đoạn, bài ngắn);
- Đọc mục lục sách, thời khóa biểu,
thông báo, nội quy,... để phục vụ sinh hoạt và học tập của bản thân;
- Đọc thuộc bảng chữ ghi phụ âm và
nguyên âm; đọc thuộc bài thơ, đoạn văn ngắn.
4. Viết
- Viết chữ kiểu;
- Viết số chữ số tự nhiên hàng trăm từ
101-1.000;
- Viết chính tả theo hình thức nghe - viết
bằng chữ cỡ nhỏ đoạn văn, đoạn thơ hoặc bài văn ngắn;
- Đặt câu đơn theo mẫu;
- Viết đoạn văn đơn giản (thuật việc, kể
chuyện, miêu tả) có gợi ý bằng câu hỏi hoặc hình vẽ.
NĂM THỨ TƯ
A. Kiến thức
1. Ngữ âm, chữ viết
- Dấu
Săng-dôk, dấu Dus-kes-les-pân-tus;
- Một số quy tắc chính tả.
2. Từ ngữ, ngữ pháp
- Mở rộng vốn từ ngữ (bao gồm cả
thành ngữ, tục ngữ) về bản thân, gia đình, nhà trường, thiên nhiên, đất nước,
văn hóa dân tộc;
- Một số hiện
tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;
- Cấu trúc một số mẫu câu đơn cơ bản.
3. Tập làm văn
- Cấu tạo và lập dàn ý văn kể chuyện;
- Cấu tạo và lập dàn ý văn miêu tả (tả đồ
vật, con vật, cây cối);
- Cấu tạo và lập dàn ý văn viết thư; mẫu
đơn từ.
B. Kỹ năng
1. Nghe
- Nghe và nhận diện thái độ, tình cảm của
người nói qua lời lẽ, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt;
- Nghe hiểu bản tin hoặc văn bản phổ biến
kiến thức khoa học có nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi;
- Nghe hiểu và ghi nhớ nội dung, chi tiết
các câu chuyện kể đã học, đã đọc.
2. Nói
- Nói lời phù hợp với mục đích giao tiếp,
quy tắc giao tiếp của người Khmer; lựa chọn từ ngữ trong khi nói;
- Đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi,
thảo luận về bài học hoặc một số vấn đề gần gũi;
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc hoặc
sự kiện đã biết; nhận xét về các nhân vật hoặc sự kiện trong câu chuyện;
- Giới thiệu về gia đình, làng xóm quê
hương.
3. Đọc
- Đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn;
- Đọc hiểu nội dung chính của từng đoạn
trong bài và nội dung của bài đọc;
- Đọc hiểu các hiện tượng từ đồng nghĩa,
trái nghĩa trong bài đọc; đọc và suy luận gián tiếp, liên hệ, vận dụng;
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ, đoạn văn, bài
thơ đã học.
4. Viết
- Viết dấu Săng-dôk, dấu
Dus-kes-les-pân-tus;
- Viết chính tả theo hình thức nghe - viết;
phát hiện và sửa lỗi chính tả trong khi viết;
- Viết câu đúng ngữ pháp, liên kết các
câu thành đoạn, bài;
- Lập dàn ý và viết bài văn miêu tả (tả
đồ vật, con vật, cây cối), văn viết thư.
NĂM THỨ
NĂM
A. Kiến thức
1. Tiếng Khmer
a) Từ vựng
- Đặc điểm của từ;
- Các từ thuần Khmer;
- Cấu tạo của từ:
+ Từ đơn;
+ Từ ghép (từ ghép phụ tố, từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập);
+ Từ láy (từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận);
- Nghĩa của từ ; cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong
nói và viết;
- Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm: bản thân, gia đình, nhà
trường, thiên nhiên, đất nước, văn hóa dân tộc.
b) Ngữ pháp
- Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ.
- Ôn tập về câu đơn.
2. Văn học
Một số thể loại truyện dân gian (thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn) của người Khmer; yếu tố tưởng tượng kì
ảo của một số truyện dân gian.
3. Tập làm văn
- Văn kể chuyện; yếu tố miêu tả và biểu cảm
trong văn kể chuyện;
- Văn miêu tả (tả cảnh, tả người); yếu tố
tự sự và biểu cảm trong văn tả cảnh, tả người;
- Tóm tắt văn bản tự sự (văn bản truyện).
B. Kĩ năng
1. Nghe
a) Nghe - hiểu
- Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe;
- Nghe và nhắc lại các thông tin đã nghe; đánh giá
tình cảm, thái độ, chủ đích của người nói;
- Nghe và dịch những mẩu tin, mẩu chuyện từ tiếng
Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
b) Nghe - viết
- Nghe - viết bài chính tả đoạn, bài có từ chứa âm, vần
khó hoặc âm, vần dễ viết sai, lẫn;
- Ghi chép thông tin, viết nhận xét về nhân vật, sự kiện,...
của bài nghe.
2. Nói
a) Thuật việc, kể chuyện
- Thuật lại các sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia;
nêu lại các thông tin từ các văn bản (khoa học, tin tức...) đã nghe, đã đọc;
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; chuyển đổi ngôi kể
khi kể chuyện.
b) Trao đổi, thảo luận
Trình bày ý kiến trong trao đổi, thảo luận trong nhóm,
trước lớp. Nêu câu hỏi hoặc giải thích để làm rõ vấn đề cần trao đổi, thảo luận.
c) Phát biểu, thuyết trình
Giới thiệu thành đoạn hoặc bài ngắn về cảnh vật, lễ hội,
về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương.
3. Đọc
a) Đọc thông
- Đọc các văn bản nghệ thuật (truyện cổ và thơ ca dân
gian), văn bản khoa học thường thức;
- Đọc thầm;
- Đọc diễn cảm.
b) Đọc - hiểu
- Xác định dàn ý và đại ý của văn bản đã đọc;
- Hiểu ý chính của từng đoạn trong văn bản;
- Hiểu từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài
văn, bài thơ, trích đoạn văn bản được học;
- Nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự;
- Hiểu tình cảm, thái độ, mong muốn của người viết thể
hiện qua văn bản;
- Tóm tắt văn bản tự sự đã học.
c) Ứng dụng kĩ năng đọc
- Tra từ điển và một số sách công cụ;
- Hiểu các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản;
- Thuộc một số bài thơ, đoạn văn;
- Dịch một số truyện kể từ tiếng Khmer sang tiếng Việt
và ngược lại.
4. Viết
a) Viết chính tả
Viết chính tả nghe - viết, nhớ -viết.
b) Viết đoạn, bài
- Lập dàn ý bài văn kể chuyện; viết đoạn văn,
bài văn kể chuyện có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm;
- Lập dàn ý bài văn tả cảnh, tả người; viết đoạn văn,
bài văn tả cảnh, tả người có sử dụng yếu tố tự sự, biểu cảm;
- Tóm tắt văn bản tự sự (văn bản truyện).
NĂM THỨ
SÁU
A. Kiến thức
1. Tiếng Khmer
a) Từ vựng
- Khái niệm từ đồng nghĩa (từ đồng nghĩa hoàn toàn và
từ đồng nghĩa không hoàn toàn), từ trái nghĩa; tác dụng của việc sử dụng từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết;
- Từ đồng âm (khái niệm, tác dụng, cách dùng từ đồng
âm,…);
- Mở rộng vốn từ thuộc các chủ điểm (truyền thống dân
tộc, văn hóa dân gian, các giá trị lịch sử, giá trị đạo đức, thẩm mỹ, phong tục
tập quán,...) của đồng bào Khmer Nam Bộ nói riêng và của người Việt Nam nói
chung.
b) Ngữ pháp
- Đại từ, các loại đại từ trong tiếng Khmer;
- Quan hệ từ; tác dụng của quan hệ từ trong việc liên
kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu và liên kết các câu với
nhau trong đoạn văn;
- Câu ghép; cấu tạo câu ghép; một số kiểu cấu trúc câu
đặc biệt của tiếng Khmer;
- Dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong tiếng Khmer (dấu
chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu chấm
hỏi,…).
c) Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Biện pháp so sánh, nhân hóa.
2. Văn học
Một số thể loại văn vần dân gian của người Khmer Nam Bộ;
một vài yếu tố nghệ thuật của văn vần dân gian.
3. Tập làm văn
- Bố cục bài văn;
- Văn biểu cảm (phát biểu cảm nghĩ); đặc điểm của văn
biểu cảm. Dàn ý bài văn biểu cảm;
- Văn thuyết minh. Dàn ý bài văn thuyết minh;
- Tóm tắt văn bản thuyết minh.
B. Kĩ năng
1. Nghe
- Nghe - hiểu lời giảng giải, hướng dẫn của thầy cô;
nghe ghi bài học;
- Nghe - nêu nhận xét ý kiến phát biểu của các bạn
trong các cuộc thảo luận của tổ, của lớp;
- Nghe - kể lại câu chuyện đã nghe;
- Nghe và nhắc lại được các thông tin chính của bài
nghe, đánh giá tình cảm, thái độ, chủ đích của người nói;
- Nghe - hiểu và dịch lại những mẩu tin, một số bài phổ
biến khoa học từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
2. Nói
a) Thuật việc, kể chuyện
- Thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia; nêu lại
thông tin từ các văn bản (khoa học, tin tức,...) đã nghe, đã đọc;
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; chuyển đổi ngôi kể
khi kể chuyện.
b) Trao đổi, thảo luận
- Trình bày ý kiến trong trao đổi, thảo luận;
- Phát biểu ý kiến cá nhân về nội dung bài học.
c) Phát biểu, thuyết trình
Giới thiệu thành đoạn hoặc bài ngắn về cảnh vật, lễ hội,
về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương.
3. Đọc
a) Đọc thông
- Đọc các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi), văn bản
khoa học thường thức, văn bản thông tin;
- Đọc thầm;
- Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
b) Đọc - hiểu
- Xác định chủ đề, bố cục và đại ý của văn bản; hiểu ý
chính của từng đoạn trong văn bản;
- Hiểu từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài văn, bài
thơ, trích đoạn văn bản đã được học. Nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự;
rút ra thông tin từ bài đọc, liên hệ và vận dụng vào thực tiễn;
- Tóm tắt văn bản thuyết minh.
c) Ứng dụng kĩ năng đọc
- Tra từ điển và một số sách công cụ;
- Hiểu các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản;
- Thuộc một số bài thơ, đoạn văn;
- Dịch được một số bài phổ biến khoa học đơn giản từ
tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
4. Viết
- Xây dựng ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn biểu cảm;
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện
tượng quen thuộc trong đời sống;
- Viết tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
NĂM THỨ BẢY
A. Kiến thức
1. Tiếng Khmer
a) Từ vựng
- Từ cụ thể;
- Từ trừu tượng;
- Từ thuần Khmer và từ vay mượn;
- Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm học tập (chú trọng một số vấn đề lớn của
đất nước: bảo vệ tổ quốc, tình đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường,
gìn giữ hòa bình,…).
b) Ngữ pháp
- Trợ từ;
- Thán từ;
- Câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán, câu trần thuật). Câu khẳng định, câu phủ định.
c) Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Biện pháp ẩn dụ, hoán dụ.
2. Văn học
- Một số tác phẩm văn học viết hiện đại của người
Khmer;
- Văn bản của một số loại hình sân khấu của người
Khmer: hát Dặc Ròm (hát Rằm), hát Dù Kê,…
3. Tập làm văn
- Luận điểm, luận cứ, luận chứng trong bài văn nghị luận;
- Tóm tắt văn bản nghị luận.
B. Kĩ năng
1. Nghe
- Nghe và nêu lại các thông tin của bài nghe;
- Nghe hiểu quan điểm, cảm xúc, thái độ của người nói;
- Nghe và dịch lại một số văn bản hành chính, pháp luật
thông dụng từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.
2. Nói
a) Thuật việc, kể chuyện
Thuật việc, kể chuyện đã chứng kiến, tham gia.
b) Trao đổi, thảo luận
Trình bày trước nhóm, trước lớp về một vấn đề phù hợp với
lứa tuổi; thể hiện lập luận trong bài nói.
c) Phát biểu, thuyết trình
Nói theo chủ đề, thể hiện cách lập luận trong bài nói;
thuyết phục người nghe và bảo vệ ý kiến của mình.
3. Đọc
a) Đọc thông
- Đọc lưu loát các loại văn bản nghệ thuật,
chính luận, báo chí, hành chính, pháp luật,…
- Đọc thầm;
- Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ,…
b) Đọc - hiểu
- Đọc hiểu đề tài, chủ đề tư tưởng, bố cục và đại ý của
văn bản đã đọc; ý chính của từng đoạn trong văn bản;
- Đọc hiểu một số yếu tố thuộc hình thức (thể loại, bố
cục, cốt truyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu,…) của văn bản nghệ thuật,
văn bản chính luận;
- Tóm tắt văn bản nghị luận đã học.
c) Ứng dụng kĩ năng đọc
- Tra cứu từ điển Việt - Khmer, từ điển Khmer - Việt
hoặc từ điển tường giải;
- Dịch một số văn bản hành chính, pháp luật, nghị luận
đơn giản từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
4. Viết
- Lập dàn ý cho đoạn văn, bài văn nghị luận;
- Viết đoạn văn, bài văn nghị luận giải thích, chứng
minh;
- Viết tóm tắt văn bản nghị luận;
- Phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
IV. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
NĂM THỨ
NHẤT
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Ngữ âm và chữ viết
|
- Nhận biết được chữ ghi phụ âm, nguyên
âm không độc lập và dấu âm.
|
- Nhận biết 33 phụ âm:
ក ខ គ ឃ ង
ច ឆ ជ ឈ ញ
ដ ឋ ឌ ឍ ណ
ត ថ ទ ធ ន
ប ផ ព ភ ម
យ រ ល វ
ស ហ ឡ អ។
- Nhận biết 24 nguyên âm không độc lập
ា ិ ី ឹ ឺ ុ ូ ួ
ើ ឿ ៀ េ ែ ៃ ោ ៅ
ំ ះ ។
- Nhận biết 3 dấu âm Th-mênh con-đol (៉) Trây-sap (៊) Bon-tok
(់)។
|
- Nhận biết được một số chữ số tự nhiên hàng
đơn vị từ 1- 9.
|
Nhận biết được chữ số tự nhiên hàng đơn vị từ 1-9: ១
២ ៣ ៤ ៥ ៦ ៧ ៨ ៩
|
- Nhận biết các bộ phận của tiếng: âm đầu, dấu
âm.
|
|
b) Từ vựng
|
Biết 200 từ ngữ về gia đình, nhà trường, thiên nhiên, đất
nước (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ).
|
|
c) Ngữ pháp
|
Nhận biết dấu hiệu giãn cách từ và cụm từ, dấu câu.
|
Biết dấu hiệu giãn cách từ và cụm từ (Đot-khlia) dấu Khane (។).
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
|
- Nghe và phân biệt sự khác nhau giữa các âm, tiếng.
|
Phân biệt được sự khác nhau của âm cuối lô và nô hoặc dô….
|
- Nghe - hiểu đúng các câu hỏi đơn giản, lời hướng dẫn, yêu cầu của người
đối thoại trong giao tiếp.
|
Nhắc lại được lời thầy, cô, bạn bè; làm theo chỉ dẫn của thầy, cô, bạn
bè, người đối thoại.
|
b) Nói
|
- Bước đầu biết phát âm đúng, sửa
lỗi phát âm.
|
|
- Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.
|
|
- Nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi.
|
Phần kiến thức này không dạy
trong các bài cụ thể.
|
-Trả lời đúng câu hỏi đơn giản.
|
|
c) Đọc
|
- Đọc được các chữ và dấu âm.
|
Biết đọc các chữ phụ âm, nguyên âm và dấu âm.
|
- Biết ráp vần, đánh vần.
|
|
- Đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ, câu.
|
|
- Đọc đúng câu, chuỗi câu ngắn chứa các âm, tiếng,
chữ đã học. Biết nghỉ hơi đúng dấu câu.
|
Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu: dấu hiệu giãn cách từ và cụm từ
(Đot-khlia) dấu Khane (។ )
|
- Đọc được một số chữ số tự nhiên hàng đơn vị từ 1-9.
|
Đọc được chữ số tự nhiên hàng đơn vị từ 1-9: ១ ២
៣ ៤ ៥ ៦ ៧ ៨ ៩
|
- Đọc - hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài học.
|
Biết giải nghĩa các từ ngữ bằng lời mô tả hoặc bằng vật thật, tranh ảnh.
|
- Đoc - hiểu nội dung diễn đạt trong câu, chuỗi
câu.
|
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung của câu, chuỗi câu.
|
- Thuộc một số câu, chuỗi câu/ đoạn văn ngắn đã
học.
|
|
d) Viết
|
- Nắm được quy trình viết và viết đúng theo quy
trình.
|
- Đối với phụ âm viết thân trước;
- Đối với viết tiếng tùy thuộc vào sự xuất hiện trước chữ số thứ tự theo
dấu hoặc sau nguyên âm hoặc phụ âm;
|
- Viết đúng nét các chữ ghi phụ âm, nguyên âm; các dấu
âm và một số chữ số tự nhiên hàng đơn vị từ 1-9.
|
- Viết được 33 phụ âm;
- Viết được 24 nguyên âm không độc lập;
- Viết được 3 dấu âm;
- Viết được chữ số tự nhiên hàng đơn vị từ 1-9.
|
- Viết đúng các từ ngữ, dấu hiệu giãn cách từ và
cụm từ (Đot-khlia) và dấu câu.
|
|
NĂM THỨ
HAI
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Ngữ âm, chữ viết
|
- Nắm được thân và chân chữ của các phụ âm theo hai hệ thống giọng O và
giọng Ô.
|
- Giọng o như: ក ខ...
- Giọng ô như: គ ឃ...
|
- Biết Quy tắc gửi chân, chồng vần và các quy tắc biến giọng.
|
Biết cách viết đúng, biết ráp tạo tiếng, biết quy tắc gửi
chân ( ្ង ្ន ្យ ្រ ្ល ្វ ្ស ្ហ ្អ ្ក ្ខ ្គ ្ច ្ជ ្ទ ្ដ
្ប ្ព ) và từ chồng vần.
|
- Biết các nguyên âm độc lập. Phân biệt được giữa nguyên
âm độc lập và nguyên âm không độc lập.
|
Biết đọc 13 nguyên âm độc lập:
ឧ ឩ ឱ ឪ ឳ ឫ ឬ ឭ ឮ ឥ ឦ ឯ ឰ
|
- Nhận biết được cách dùng các dấu âm.
|
Biết được 6 dấu âm như: dấu Ă-să-đa, Rô-bat, Lêc-tô,
Ton-đă-khiêt, Săng-dôk, Dus-kes-les-pân-tus
|
- Biết cách phát âm từ đa tiết.
|
Biết cách phát âm từ đa tiết
|
- Nhận biết thêm một số chữ số tự nhiên.
|
Nhận biết chữ số tự nhiên hàng chục từ 10-100.
|
b) Từ vựng
|
Biết thêm khoảng 250 từ ngữ về gia đình, nhà trường,
thiên nhiên, đất nước (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ).
|
|
c) Ngữ pháp
|
Nhận biết được một số câu kể, câu hỏi đơn giản theo mẫu.
|
- Nhận biết và đặt được một số cấu trúc câu kể (khẳng định, phủ định…).
- Nhận biết được một số câu hỏi qua các câu hỏi phần tìm hiểu bài khóa
hoặc nội dung câu chuyện/bài khóa.
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
|
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các âm, vần, tiếng từ có giọng O, giọng
Ô.
|
|
- Nghe - hiểu câu hỏi, lời kể, lời hướng dẫn, yêu cầu của người đối thoại
trong giao tiếp.
|
Nghe và trả lời được câu hỏi về những mẩu chuyện có nội dung đơn giản, gần
gũi với lứa tuổi (kết hợp nhìn tranh minh hoạ).
|
- Nghe - hiểu và nhớ nội dung những mẩu chuyện đơn giản thầy cô kể.
|
|
b) Nói
|
- Nói được lời mời, nhờ, đề nghị, đồng ý, không đồng
ý,...; biết đáp lại những lời nói đó.
|
|
- Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc hoặc mẩu
chuyện được nghe kể.
|
|
- Thuật lại được bằng vài ba câu một sự việc đơn giản theo câu hỏi và
tranh minh họa.
|
|
- Kể rõ ràng, đủ ý một mẩu chuyện đơn giản đã nghe thầy cô kể, đã
học.
|
Kể rõ ràng, đủ ý một mẩu chuyện đơn giản đã nghe thầy cô kể, đã học.
|
c) Đọc
|
- Đọc được các chữ và dấu ngữ âm.
|
Đọc và hiểu được cách sử dụng của chữ có phụ âm gửi chân, chồng vần; 6 dấu
âm như: Dấu Ă-să-đa, Rô-bat, Lêc-tô, Ton-đă-khiêt, Săng-dôk,
Dus-kes-les-pân-tus.
|
- Đọc được các nguyên âm độc lập.
|
Đọc được 13 nguyên âm độc lập như:
ឧ ឩ ឱ ឪ ឳ ឫ ឬ ឭ ឮ ឥ ឦ ឯ ឰ
|
- Đọc đúng, trôi chảy và rõ ràng các từ ngữ, câu, chuỗi
câu, đoạn văn ngắn chứa các âm, chữ đã học (tốc độ khoảng 30 chữ/phút).
|
Đọc và biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có các dấu câu như dấu Lêc-tô, dấu
Khane, giãn cách từ và cụm từ (Đot-khlia), các dấu câu khác.
|
- Bước đầu biết đọc thầm.
|
|
- Đọc được thêm một số chữ số tự nhiên hàng chục từ 10-100.
|
Đọc được chữ số tự nhiên hàng chục từ 10-100.
|
- Đọc, hiểu nghĩa của từ, câu, nội dung của đoạn
văn, khổ thơ.
|
- Nhắc lại các chi tiết trong bài đọc.
- Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung bài tập đọc.
- Đặt đầu đề cho đoạn văn, khổ thơ (theo gợi ý).
|
g) Thuộc lòng được một số khổ thơ đã học có độ dài khoảng
20 đến 28 chữ.
|
|
d) Viết
|
a) Nắm được quy trình viết và viết đúng theo quy trình phụ âm gửi chân,
chồng vần.
|
|
b) Viết đúng và đủ nét các phụ âm gửi chân, chồng vần, các từ, câu ngắn
và một số chữ số tự nhiên hàng chục từ 10-100.
|
Viết được chữ số tự nhiên hàng chục từ 10-100.
|
- Nhìn- viết đúng chính tả chuỗi câu hoặc đoạn văn có độ dài khoảng
20-30 chữ quen thuộc (tốc độ khoảng 20 chữ/15 phút).
|
|
NĂM THỨ
BA
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Ngữ âm và chữ viết
|
- Biết và nắm vững một số ứng dụng của bảng chữ ghi phụ âm
và dấu nguyên âm; nhận biết chữ kiểu; củng cố quy luật chính tả.
|
Nhận biết cách viết chữ kiểu Khmer, gồm 33 phụ âm và chân
của phụ âm, 24 nguyên âm.
|
- Nhận biết thêm một số dấu câu.
|
Nhận biết thêm một số dấu câu: dấu chấm than, dấu chấm hỏi,
dấu ngoặc kép, dấu Cac-că-bat,…
|
- Nhận biết được chữ số tự nhiên hàng trăm từ 101-1.000.
|
|
b) Từ vựng
|
Biết thêm khoảng 300 từ ngữ về gia đình, nhà trường,
thiên nhiên, đất nước (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ).
|
Học thêm một số thành ngữ, tục ngữ, một số mẫu câu đơn cơ bản và câu tiếng
Pali-Sanskrit thông dụng.
|
c) Ngữ pháp
|
Nhận diện được cấu trúc một số mẫu câu đơn cơ bản và đặt câu theo những
mô hình này.
|
|
d) Tập làm văn
|
Biết tạo lập các đoạn văn đơn giản theo chủ điểm dựa vào các câu hỏi gợi
ý. Biết phân biệt văn xuôi, văn vần; nhận biết các nhân vật trong truyện, đoạn
văn, khổ thơ.
|
Biết tạo lập các đoạn văn (văn bản kể, tả) đơn giản theo chủ điểm dựa
vào các câu hỏi gợi ý.
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
|
- Kể lại được rõ ràng từng đoạn câu chuyện đã nghe, đã đọc.
|
|
- Hiểu nội dung của lời đối thoại, ý kiến trao đổi trong buổi học, trong
sinh hoạt lớp.
|
|
- Nghe -hiểu những câu chuyện đơn giản thầy cô kể,
những tin tức ngắn trên đài phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khmer.
|
|
- Phân biệt được các âm, tiếng để viết đúng chính tả
|
Phân biệt các âm, tiếng.
|
- Nghe - viết bài chính tả chính tả đoạn văn hoặc bài thơ/ văn ngắn (tốc
độ khoảng 30 chữ/15 phút).
|
|
b). Nói
|
- Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
|
|
- Biết đặt và trả lời câu hỏi trong học tập, giao tiếp.
|
|
- Thuật lại được nội dung chính của các mẩu tin ngắn phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh.
|
|
- Kể lại được tương đối rõ ràng từng đoạn của câu
chuyện đã nghe, đã đọc. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật, hình ảnh, chi tiết
trong câu chuyện.
|
|
-) Biết giới thiệu hoạt động của tổ, của lớp.
|
Giới thiệu hoạt động của tổ, lớp dựa trên báo cáo hoặc văn bản đã chuẩn
bị theo mẫu.
|
c) Đọc
|
- Đọc được chữ kiểu.
|
Đọc được chữ kiểu Khmer, gồm 33 phụ âm và chân của phụ âm, 24 nguyên âm.
|
- Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát đoạn văn, bài văn ngắn (tốc độ khoảng 35
chữ/phút).
|
Đọc rõ ràng, lưu loát, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
|
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn Năm thứ hai (khoảng 40 chữ/ phút).
|
Đọc thầm các bài học để trả lời câu hỏi về nội dung bài.
|
- Đọc thêm được một số chữ số tự nhiên hàng trăm từ 101- 1.000.
|
Đọc thêm được chữ số tự nhiên hàng trăm từ 101- 1.000.
|
- Đọc - hiểu nghĩa của từ, câu và nội dung của đoạn, bài.
|
- Liệt kê được các ý chính nội dung bài tập đọc.
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
|
- Thuộc bảng chữ ghi phụ âm và dấu nguyên âm và
bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, có độ dài khoảng 80 chữ.
|
|
- Đọc được mục lục sách, thời khóa biểu, đọc thông báo, nội quy,... để
phục vụ sinh hoạt và học tập của bản thân.
|
|
d) Viết
|
- Viết đúng, rõ ràng, đều nét và tương đối nhanh các chữ cỡ nhỏ; viết được
chữ kiểu.
|
Viết được chữ kiểu Khmer gồm 33 phụ âm và chân của phụ âm, 24 nguyên âm.
|
- Viết thêm được một số chữ số tự nhiên hàng trăm từ 101- 1.000.
|
Viết được chữ số hàng trăm từ 101-1.000.
|
- Nghe - viết đúng chính tả bằng chữ cỡ nhỏ các đoạn văn, đoạn thơ hoặc
bài văn ngắn (tốc độ khoảng 30 chữ/15 phút).
|
- Nghe-viết bằng chữ cỡ nhỏ đúng quy luật chính tả đoạn văn hoặc bài văn
ngắn.
- Trình bày bài viết đúng quy định.
|
- Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả phổ biến trong bài viết.
|
Một số lỗi chính tả phổ biến.
|
- Biết sử dụng từ đúng, biết đặt câu đơn theo mẫu.
|
Biết sử dụng từ ngữ phù hợp, đúng ngữ cảnh.
|
- Viết được một số đoạn văn đơn giản.
|
Viết được một số đoạn văn đơn giản (từ 3 đến 5 câu) theo câu hỏi gợi ý.
|
NĂM THỨ
TƯ
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Ngữ âm và chữ viết
|
- Nhận biết dấu Săng-dôk, dấu Dus-kes-les-pân-tus
|
Nhận biết dấu Săng-dôk (dấu biến các từ có gốc Pali-Sanskrit
thành phát âm giọng Khmer), dấu Dus-kes-les-pân-tus (dấu báo hiệu đọc theo
Pali-Sanskrit).
|
- Biết thêm một số quy tắc chính tả
|
Biết thêm một số quy luật chính tả: viết chữ trang trí, viết tên đề
bài,…
|
b) Từ vựng
|
Biết thêm khoảng 350 từ ngữ theo các chủ điểm: những
phẩm chất của con người, một số vấn đề lớn của đất nước.
|
Biết thêm từ ngữ theo các chủ điểm nói về những phẩm
chất của con người (lòng nhân hậu, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan yêu đời....),
một số vấn đề lớn của đất nước (bảo vệ Tổ quốc, tình đoàn kết giữa các dân tộc
anh em, bảo vệ môi trường...).
|
c) Ngữ pháp
|
- Nhận biết một số hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
|
Nhận biết và tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của các từ gợi ý. Đặt
câu với các từ đồng nghĩa cho trước.
|
- Nắm vững được cấu trúc một số mẫu câu đơn cơ bản.
|
Nhận biết chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu đơn. Đặt câu theo cấu
trúc một số mẫu câu đơn cơ bản.
|
d) Tập làm văn
|
- Nhận biết kết cấu các phần của bài văn kể
chuyện, miêu tả.
|
Nhận biết kết cấu các phần của bài văn kể chuyện, miêu tả: mở bài, thân
bài, kết bài.
|
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả.
|
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
|
- Nghe và nhận ra thái độ, tình cảm của người nói
qua lời lẽ, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt.
|
|
- Nghe - hiểu các tin tức hoặc văn bản phổ biến kiến
thức khoa học có nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi; nhắc lại
được các sự kiện chính được nghe.
|
|
- Nghe - hiểu và nhớ nội dung, chi tiết, nhận xét được
về nhân vật và sự kiện.
|
|
- Nghe - viết bài chính tả (tốc độ khoảng 40 chữ/15 phút).
|
|
b) Nói
|
- Biết dùng từ đúng khi nói, diễn tả rõ ràng ý định
nói.
|
Biết dùng từ phù hợp, đúng ngữ cảnh khi nói, diễn tả rõ ràng ý định nói.
|
- Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp của
người Khmer nơi công cộng, trong sinh hoạt ở gia đình, nhà trường.
|
|
- Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc
một số vấn đề gần gũi.
|
|
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hoặc sự kiện đã biết, biết nhận
xét về các nhân vật hoặc sự việc trong câu chuyện.
|
|
- Biết bày tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề đang trao đổi.
|
|
- Biết thông báo những tin ngắn.
|
Biết thông báo những tin ngắn về một
số vấn đề gần gũi với lứa tuổi, gắn với chủ điểm được học, có kèm lời nhận
xét đơn giản.
|
- Biết giới thiệu về gia đình, họ hàng.
|
|
c) Đọc
|
- Đọc trôi chảy, nhanh các bài
văn, bài thơ dài khoảng 60 chữ, tốc độ khoảng 50 chữ/phút.
|
|
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn Năm thứ ba (khoảng
55 chữ/phút).
|
|
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn
thơ, phù hợp với nội dung của từng đoạn.
|
|
- Đọc hiểu nội dung chính, ý nghĩa của từng đoạn trong bài, nội dung của
bài đọc.
|
|
- Đọc và giải nghĩa được một số từ ngữ; nhận biết được các từ đồng
nghĩa, trái nghĩa trong bài đọc.
|
|
- Thuộc lòng một số đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ
ngắn trong sách giáo khoa.
|
|
- Biết dùng một số sách công cụ để phục vụ cho
việc học tập.
|
Biết dùng một số sách công cụ (từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ, ngữ
pháp),.. để phục vụ cho việc học tập.
|
d) Viết
|
- Viết rõ ràng, đều nét, đúng chính tả các bài
văn ngắn (tốc độ khoảng 40 chữ/15 phút).
|
|
- Viết đúng theo các quy tắc chính tả đã học; biết tự phát hiện và sửa lỗi
chính tả khi viết.
|
|
- Viết câu đúng ngữ pháp, liên kết các câu thành đoạn, bài.
|
|
- Lập dàn ý và viết được bài văn tả, văn kể, viết thư có độ dài khoảng
25 đến 30 chữ.
|
- Viết được những đoạn văn/bài văn kể chuyện, kể việc; tả ngắn về đồ vật,
cây cối, con vật theo dàn ý. Thể hiện được cảm nghĩ của bản thân qua bài viết.
- Biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách
trình bày.
|
NĂM THỨ
NĂM
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Tiếng Khmer
a.1) Từ vựng
|
- Nhận biết các đặc điểm của từ trong tiếng Khmer.
|
Nhận biết từ (tiếng Khmer) là một đơn vị đơn âm hoặc đa âm, không biến hình,
có quan hệ ngữ pháp theo một quy tắc nhất định, có nghĩa trọn vẹn và có chức
năng tạo câu.
|
- Nhận biết các từ thuần Khmer.
|
|
- Nhận biết các hình thức cấu tạo từ trong tiếng
Khmer:
- Từ đơn;
- Từ ghép;
- Từ láy.
|
- Nhận biết được từ ghép phụ tố có cấu tạo thêm tiền
tố, trung tố, hậu tố.
- Nhận biết từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu và láy vần).
|
- Nhận biết nghĩa của từ; biết cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa.
|
- Nhận biết các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau và các từ đồng
nghĩa không thay thế được cho nhau (do có sự khác biệt về sắc thái biểu cảm,…)
; có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa trong nói và viết.
- Nhận biết các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ của người
Khmer Nam Bộ; sử dụng từ trái nghĩa trong nói và viết.
|
- Biết thêm các từ ngữ thuộc các chủ điểm: bản thân, gia đình, nhà trường,
thiên nhiên, đất nước, văn hóa dân tộc,…
|
|
a.2) Ngữ pháp
|
- Phân biệt được danh từ, động từ, tính từ, trạng từ.
|
- Nhận biết các loại danh từ (danh từ chung và danh
từ riêng); nhận biết cụm danh từ.
- Nhận biết các loại động từ (ngoại động từ, nội động
từ, động từ sai khiến/động từ tác nhân) ; nhận biết được cụm động từ.
- Nhận biết các loại tính từ (theo một số tiêu chí
phân loại), cụm tính từ.
- Nhận biết trạng từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ về cách thức,
nơi chốn, thời gian, tốc độ,…
- Có khả năng sử dụng các danh từ, động từ, tính từ, trạng từ thông dụng,
phổ biến.
|
- Hiểu thế nào là câu đơn.
|
- Xác định được các thành phần của câu đơn (câu đơn không có thành phần
trạng ngữ và câu đơn có thành phần trạng ngữ).
- Biết đặt các loại câu đơn theo mẫu.
|
b) Văn học
|
Bước đầu nhận biết một số thể loại truyện dân gian (thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích, ngụ ngôn) của người Khmer Nam Bộ; nhận ra yếu tố tưởng tượng
kì ảo của một số truyện dân gian.
|
|
c) Tập làm văn
|
- Hiểu thế nào là văn kể chuyện; nhận biết được cấu tạo bài văn kể chuyện,
nhân vật, tính cách nhân vật và ngôi kể trong văn kể chuyện ; nhận biết được
yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn, bài văn kể chuyện. Biết cách làm
bài văn kể chuyện.
|
|
- Hiểu thế nào là văn miêu tả ; cấu tạo bài văn miêu tả ; biết cách lập
dàn ý bài văn miêu tả dựa theo kết quả quan sát. Nhận biết được yếu tố tự sự
và biểu cảm trong đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người. Biết cách làm bài văn
tả người, tả cảnh.
|
|
- Biết cách tóm tắt văn bản tự sự (văn bản truyện).
|
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
a.1) Nghe - hiểu
|
- Nghe và kể lại được câu chuyện đã nghe.
- Nghe và nhắc lại được các thông tin chính của bài nghe, đánh giá đúng
tình cảm, thái độ, chủ đích của người nói.
- Nghe hiểu và dịch lại được những mẩu tin, mẩu chuyện từ tiếng Khmer
sang tiếng Việt và ngược lại.
|
|
a.2) Nghe - viết
|
- Nghe - viết bài chính tả có độ dài 90 chữ, trong đó có từ chứa âm, vần
khó hoặc âm, vần dễ viết sai lẫn.
- Ghi chép được một số thông tin, nhận xét về nhân vật, sự kiện,... của
bài tập nghe- viết.
|
|
b) Nói
b.1) Thuật việc, kể chuyện
|
- Biết thuật lại các sự việc đã chứng kiến hoặc tham
gia, biết thông báo lại những nội dung thông tin (khoa học, tin tức...) đã
nghe, đã đọc.
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, biết chuyển
đổi ngôi kể khi kể chuyện.
|
- Kể câu chuyện đã nghe, đã chứng kiến bằng lời người kể, bằng lời của
nhân vật trong câu chuyện.
- Thuật lại một việc thành bài có độ dài khoảng 15 -20 câu.
|
b.2) Trao đổi, thảo luận
|
Biết trình bày trước lớp những ý kiến để trao đổi,
thảo luận về những nội dung học tập. Biết giải thích để làm rõ vấn đề khi trao
đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô.
|
|
b.3) Phát biểu, thuyết trình
|
Biết giới thiệu thành đoạn hoặc bài ngắn về cảnh vật, lễ hội, về các
nhân vật tiêu biểu,…của địa phương.
|
|
c) Đọc
c.1) Đọc - hiểu
|
- Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản đã đọc ; nhận biết ý chính của từng
đoạn trong văn bản.
- Phát hiện được các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài
văn, bài thơ, trích đoạn văn bản được học. Biết nhận xét về nhân vật trong
văn bản tự sự.
- Hiểu tình cảm, thái độ, mong muốn của người viết thể hiện qua văn bản.
- Hiểu và dịch được (dịch miệng, dịch viết) một số truyện kể đơn
giản từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
- Kể lại được cốt truyện đã đọc.
|
|
c.2) Ứng dụng kĩ năng đọc
|
- Biết tra từ điển và sử dụng một số sách công cụ.
- Nhận biết nội dung ý nghĩa của các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn
bản.
- Thuộc khoảng 5- 7 bài thơ, đoạn văn xuôi dễ nhớ có độ dài khoảng 150
chữ.
|
|
d) Viết
d.1) Viết chính tả
|
- Viết được bài chính tả nghe - viết, nhớ -viết có độ dài khoảng 100 chữ
trong 20 phút.
- Viết đúng một số từ ngữ dễ viết sai, lẫn.
- Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả.
|
|
d.2) Viết đoạn, bài
|
- Biết lập dàn ý bài văn kể chuyện ; viết được đoạn văn, bài văn kể chuyện
có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm; biết dùng một số biện pháp liên kết câu
trong đoạn văn.
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh vật, tả cảnh sinh hoạt, tả người;
biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả. Viết được bài văn miêu
tả (có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài), có độ dài khoảng 200 - 300 chữ, bố
cục hợp lí, diễn đạt lưu loát, biết sử dụng yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài
văn miêu tả.
- Biết phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
- Biết viết đoạn tóm tắt văn bản tự sự (văn bản truyện).
|
|
NĂM THỨ
SÁU
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Tiếng Khmer
a.1) Từ vựng
|
- Nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa ; nhận biết từ đồng nghĩa
hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn (gần nghĩa) ; biết lựa chọn từ đồng
nghĩa phù hợp để nói, viết hiệu quả hơn.
- Nắm vững khái niệm từ trái nghĩa ; nhận biết rõ tác dụng của việc sử dụng
các cặp từ trái nghĩa (tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh) để
nói và viết hiệu quả hơn.
|
|
- Hiểu thế nào là từ đồng âm. Nhận biết được một số từ đồng âm
trong tiếng Khmer.
|
Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. Có thái độ cẩn trọng khi đọc,
viết, nghe, nói từ đồng âm để tránh sự nhầm lẫn hoặc gây khó hiểu cho người
nghe, người đọc.
|
- Biết thêm các từ thuộc chủ điểm truyền thống dân tộc,
văn hóa dân gian, các giá trị lịch sử, giá trị đạo đức, thẩm mỹ, phong tục tập
quán,.. của đồng bào Khmer.
|
|
a.2) Ngữ pháp
|
- Nhận biết được đại từ, phân biệt các loại đại từ
trong tiếng Khmer. Biết cách sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp,
nhân vật giao tiếp,...
|
Phân biệt được đại từ chỉ người, đại từ chỉ vật, đại từ xác định.
|
- Nhận biết được quan hệ từ và tác dụng của quan hệ từ trong việc liên kết
các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu và liên kết các câu trong
đoạn văn.
|
|
- Hiểu thế nào là câu ghép. Nhận biết được cấu tạo
câu ghép. Nhận biết một số kiểu cấu trúc câu đặc biệt của tiếng Khmer.
|
Nhận biết được câu ghép liên hợp, câu ghép qua lại (quan hệ nghịch đối,
quan hệ giả thiết – điều kiện, quan hệ nhân quả, quan hệ song đôi).
|
- Biết tác dụng của dấu câu trong tiếng Khmer và cách sử dụng dấu câu
khi viết (dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu gạch
ngang, dấu chấm hỏi,…).
|
|
a.3) Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
|
- Nhận biết biện pháp so sánh, nhân hóa trong các bài học.
- Bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp
so sánh, nhân hóa.
- Biết dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa trong nói và viết.
|
|
b) Văn học
|
Bước đầu nhận biết một số thể loại văn vần dân gian của người Khmer Nam Bộ;
bước đầu nhận ra một vài yếu tố nghệ thuật của một số tác phẩm văn vần dân
gian.
|
|
c) Tập làm văn
|
- Hiểu thế nào là văn biểu cảm (phát biểu cảm nghĩ) ; nhận biết được những
đặc điểm / dấu hiệu của văn biểu cảm. Biết cách lập dàn ý cho bài văn
biểu cảm.
|
- Biết cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về người thân, về tác phẩm và
nhân vật trong tác phẩm văn học trong bài văn phát biểu cảm nghĩ / văn biểu cảm.
- Lập được dàn ý và viết được bài văn biểu cảm theo yêu cầu.
|
- Hiểu thế nào là văn thuyết minh. Biết cách làm bài văn thuyết minh đơn
giản.
|
|
- Biết cách tóm tắt văn bản tự sự (văn bản thuyết minh).
|
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
|
- Hiểu lời giảng giải, hướng dẫn của thầy cô trong
giờ học ; biết nêu câu hỏi về những điều chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu.
- Nghe - hiểu và nêu được nhận xét ý kiến phát biểu
của các bạn trong các cuộc thảo luận của tổ, của lớp.
- Nghe và kể lại hoàn chỉnh câu chuyện được nghe.
- Nghe và nhắc lại được các thông tin chính của bài nghe (văn bản tự sự,
phổ biến khoa học,…), đánh giá đúng tình cảm, thái độ, chủ đích của người
nói.
- Nghe - hiểu và dịch lại được những mẩu tin, một số
bài phổ biến khoa học từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
|
|
b) Nói
b.1) Thuật việc, kể chuyện
|
- Biết trình bày rõ ràng, mạch lạc sự việc chứng kiến
hoặc tham gia trước nhóm, trước lớp; nêu được cảm nghĩ của mình về những điều
mắt thấy, tai nghe,…
- Biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc; biết sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ (sử dụng từ ngữ, ngữ điệu, giọng nói,…) và phi ngôn
ngữ (ánh mắt, vẻ mặt, động tác,…) để lôi cuốn người nghe.
|
|
b.2) Trao đổi, thảo luận
|
Trình bày được ý kiến riêng của cá nhân về những vấn
đề được trao đổi trong tập thể tổ, lớp; bước đầu thể hiện được lí lẽ bảo vệ ý
kiến của mình.
|
|
b.3) Phát biểu, thuyết trình
|
Biết nói về những chủ đề phù hợp với lứa tuổi, biết
liên hệ với thực tiễn, thể hiện được thái độ, cảm nghĩ của bản thân về vấn đề
được nói tới.
|
|
c) Đọc
c.1) Đọc - hiểu
|
- Nhận biết chủ đề, dàn ý / bố cục và đại ý của văn bản đã đọc ; nhận biết
ý chính của từng đoạn trong văn bản.
- Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài
thơ, trích đoạn văn bản được học. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự
sự được học.
- Nhận biết cách bày tỏ tình cảm, thái độ, mong muốn của người viết thể
hiện qua văn bản..
- Hiểu và dịch được (dịch miệng, dịch viết) một số
bài phổ biến khoa học đơn giản từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.
|
|
c.2) Ứng dụng kĩ năng đọc
|
- Biết sử dụng từ điển và một số sách công cụ.
- Nhận biết nội dung ý nghĩa của các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn
bản.
- Thuộc khoảng 5- 7 bài thơ, đoạn văn xuôi dễ nhớ có độ dài khoảng 150
chữ.
|
|
d) Viết
|
- Biết xây dựng ý, lập dàn ý cho đoạn văn, bài văn biểu cảm.
- Biết viết đoạn văn, bài văn phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật, sự vật,
sự việc, hiện tượng quen thuộc trong đời sống.
- Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng quen
thuộc trong đời sống.
- Biết viết tóm tắt văn bản tự sự (truyện, văn bản
thuyết minh đơn giản).
- Biết phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
|
Lập được dàn ý cho bài văn phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật, sự vật, sự
việc, hiện tượng quen thuộc trong đời sống.
|
NĂM THỨ BẢY
Chủ đề
|
Mức độ cần đạt
|
Diễn giải
|
1. Kiến thức
a) Tiếng Khmer
a.1) Từ vựng
|
- Hiểu thế nào là từ cụ thể. Biết cách sử dụng đúng từ cụ thể trong nói
và viết.
- Hiểu thế nào là từ trừu tượng. Biết cách sử dụng đúng từ trừu tượng
trong nói và viết.
- Hiểu thế nào là từ thuần Khmer và từ vay mượn. Nhận biết được từ
thuần Khmer và từ vay mượn trong văn bản (nói hoặc viết). Biết cách sử dụng từ
vay mượn một cách hợp lí.
- Nhận biết được từ Pali - Săngskrit.
- Nhận biết được các từ có cùng gốc.
- Mở rộng thêm vốn từ về chủ điểm: bảo vệ tổ quốc, tình đoàn kết
giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường, gìn giữ hòa bình,…).
|
- Từ cụ thể là những từ chỉ người, vật, nơi chốn,… mà ta có thể nhân biết
bằng giác quan, có hình dáng cụ thể.
- Từ trừu tượng là những từ chỉ tính chất, chất lượng, trạng thái,… của
người, vật, đồ vật,… không có hình dạng cụ thể cho ta nhìn thấy được.
|
a.2) Ngữ pháp
|
- Hiểu thế nào là trợ từ, các chức năng của trợ từ.
Biết cách sử dụng trợ từ khi nói và viết.
|
|
- Hiểu thế nào là thán từ. Biết cách dùng thán từ trong nói và viết.
- Nhận biết cách phân loại câu theo mục đích nói
(câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, câu trần thuật). Phân biệt được câu khẳng định,
câu phủ định.
- Biết cách sử dụng các câu phù hợp với mục đích nói trong giao tiếp.
|
|
a.3) Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
|
- Nhận biết biện pháp ẩn dụ, hoán dụ trong các bài học.
- Bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp ẩn
dụ, hoán dụ.
- Biết dùng các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ trong nói và viết.
|
|
b) Văn học
|
- Nhận biết một số tác phẩm văn học viết hiện đại của
người Khmer.
- Nhận biết đặc điểm nghệ thuật của một số loại hình
sân khấu của người Khmer Nam Bộ: hát Dặc Ròm (hát Rằm), hát Dù Kê,…
|
|
c) Tập làm văn
|
- Biết cách xây dựng luận điểm, luận cứ, luận chứng
trong bài văn nghị luận.
- Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận.
|
|
2. Kĩ năng
a) Nghe
|
- Nghe - hiểu các thông tin trong bài nghe ; nêu lại
các thông tin chính của bài nghe.
- Nghe và nhận biết quan điểm, cảm xúc, thái độ của
người nói.
- Nghe-hiểu và dịch lại được một số văn bản hành chính,
pháp luật thông dụng từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.
|
|
b) Nói
b.1) Thuật việc, kể chuyện
|
- Biết thuật việc, kể chuyện ngắn gọn, rõ ý, mạch lạc.
|
|
b.2) Trao đổi, thảo luận
|
- Biết trình bày trước nhóm, trước lớp về một vấn đề
phù hợp với lứa tuổi; thể hiện được lập luận trong bài nói.
|
- Mạnh dạn phát biểu ý kiến trong giao tiếp cộng đồng.
- Biết cách trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước
tập thể về một số vấn đề xã hội (quyền lợi, nghĩa vụ, bảo vệ môi trường, bảo
vệ trật tự an ninh, chăm sóc trẻ em,...).
|
b.3) Phát biểu, thuyết trình
|
- Biết nói theo chủ đề yêu cầu (văn nghị luận), thể hiện được cách lập
luận của bản thân.
- Biết cách lôi cuốn, thuyết phục người nghe và bảo vệ ý kiến của mình.
|
|
c) Đọc
c.1) Đọc- thông
|
- Đọc lưu loát các loại văn bản nghệ thuật, chính luận,
báo chí, hành chính, pháp luật,… có độ dài khoảng 350 - 400 chữ với
tốc độ khoảng 85 chữ/phút. Biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Biết đọc thầm với tốc độ nhanh (khoảng 90 chữ/phút).
- Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, thể hiện đúng
nội dung và phong cách văn bản.
|
|
c.2) Đọc - hiểu
|
- Nhận biết đề tài, chủ đề tư tưởng, dàn ý / bố cục và đại ý của văn bản
đã đọc ; nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản.
- Nhận biết các yếu tố thuộc hình thức của văn bản nghệ thuật (thể loại,
bố cục, cốt truyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu / chi tiết có ý nghĩa
nghệ thuật,…). Bước đầu thấy được vai trò và tác dụng của hình thức nghệ thuật
trong việc thể hiện nội dung văn bản nghệ thuật, chính luận.
- Nhận biết cách bày tỏ tình cảm, thái độ, mong muốn của người viết thể
hiện qua văn bản.
- Hiểu và dịch được (dịch miệng, dịch viết) một số
văn bản hành chính, pháp luật, nghị luận đơn giản từ tiếng Khmer sang tiếng
Việt và ngược lại.
- Tóm tắt văn bản nghị luận đã học.
|
|
c.3) Ứng dụng kĩ năng đọc
|
Biết sử dụng từ điển Việt - Khmer, Khmer - Việt hoặc
từ điển tường giải tiếng Khmer để hiểu những từ khó và làm giàu vốn từ cho cả
hai thứ tiếng
|
|
d) Viết
|
- Biết xây dựng ý, lập dàn ý cho đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Biết viết đoạn văn, bài văn lập luận giải thích một vấn đề cụ thể, phù
hợp với lứa tuổi (mỗi ý / mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn).
- Biết viết đoạn tóm tắt văn bản nghị luận.
- Biết phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
|
|
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giới thiệu chương trình
a) Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung
học cơ sở là chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số dành cho môn học tự
chọn, áp dụng đối với học sinh dân tộc Khmer ở Việt Nam có nhu cầu học tiếng
Khmer.
b) Chương trình dạy theo bộ chữ cổ truyền của dân tộc
Khmer.
c) Chương trình được biên soạn và ban hành theo Nghị định số
82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói,
chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm
giáo dục thường xuyên.
2. Định hướng xây dựng chương trình
a) Đảm bảo phù hợp về mục tiêu giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hoá người Khmer Nam Bộ trong môi trường đa dạng văn hoá ở
Việt Nam, phù hợp về mục tiêu giáo dục cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.
b) Đảm bảo dạy tiếng Khmer cho học sinh dân tộc Khmer là dạy
tiếng mẹ đẻ cho người bản ngữ. Chương trình dựa trên nền tảng ngôn ngữ cơ bản của
học sinh để xây dựng hệ thống kiến thức, kỹ năng và tổ chức các hoạt động giao
tiếp ngôn ngữ. Thông qua các bài học, môn Tiếng Khmer tạo ra môi trường giao tiếp
ngôn ngữ có chọn lọc để trang bị kiến thức ngôn ngữ và phát triển các kỹ
năng sử dụng tiếng Khmer cho học sinh.
c) Đảm bảo nội dung chương trình được xây dựng và phát triển
trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề phù hợp với nhận thức, tâm lý và điều kiện
sinh hoạt, học tập của học sinh dân tộc Khmer.
d) Đảm bảo mục tiêu phát triển kỹ năng sử dụng tiếng
Khmer cho học sinh theo định hướng: ở cấp tiểu học, các kỹ năng nghe,
nói được ưu tiên phát triển thông qua việc học âm vần và giao tiếp khẩu ngữ
tương tác, đồng thời bước đầu hình thành kỹ năng đọc, viết cho học
sinh; ở cấp trung học cơ sở, các kỹ năng đọc và viết được ưu tiên phát
triển thông qua hoạt động giao tiếp văn bản. Đảm bảo sau khi học xong chương
trình này, học sinh đạt trình độ giao tiếp tiếng Khmer một cách thành
thạo.
đ) Đảm bảo tích hợp về kiến thức, kỹ năng trong triển khai chương
trình môn tiếng Khmer. Tích hợp theo chiều ngang hệ thống kiến thức, kỹ năng
về ngôn ngữ, văn hoá mà chương trình các môn văn hoá khác cùng lớp,
cùng cấp đã giải quyết, đặc biệt là môn Tiếng Việt (cấp tiểu học) và
môn Ngữ văn (cấp trung học cơ sở). Tích hợp theo chiều dọc kiến thức theo chủ điểm,
chủ đề được thiết kế lặp lại, có mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm nhằm
củng cố và nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Khmer của học sinh.
e) Đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo của chương trình nhằm
đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy và học tiếng Khmer giữa các địa phương ở Việt
Nam.
3. Cấu trúc chương trình
a) Chương trình thiết kế thành 7 năm học, dùng cho cấp tiểu
học và cấp trung học cơ sở. Bảy năm học chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Năm thứ nhất và Năm thứ hai với mục tiêu học
sinh đạt kỹ năng nghe, nói vững chắc; đạt kỹ năng đọc, viết cơ bản.
- Giai đoạn 2: Năm thứ ba và Năm thứ tư với mục tiêu học
sinh đạt kỹ năng nghe, nói thành thạo; đạt kỹ năng đọc, viết vững
chắc.
- Giai đoạn 3: Năm thứ năm, Năm thứ sáu và Năm thứ bảy với
mục tiêu học sinh đạt kỹ năng đọc, viết thành thạo.
b) Chương trình cung cấp kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ thông
qua hệ thống đơn vị bài học phân chia theo các phân môn Học vần, Tập đọc, Kể
chuyện, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi đơn vị bài
học gồm các phần: rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết),
triển khai nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào
thực hành giao tiếp.
c) Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm: bản thân,
gia đình, trường học, thiên nhiên, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp
với tâm lý, tình cảm, nhận thức, văn hóa của học sinh dân tộc Khmer ở Việt
Nam. Nguồn ngữ liệu được lấy chủ yếu từ văn học dân gian và các sáng tác của
người Khmer phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Ngoài
ra, nguồn ngữ liệu còn sử dụng một số tác phẩm văn học tiêu biểu của các dân tộc
khác trên đất nước Việt Nam.
4. Phương pháp dạy học
a) Dạy tiếng Khmer ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ
sở là dạy ngôn ngữ giao tiếp với việc lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm
của quá trình dạy học. Học sinh được tham gia học tập tích cực dưới sự hướng dẫn
của giáo viên, trong mối tương tác với tài liệu học tập và môi trường giao tiếp
tiếng Khmer của cộng đồng. Giáo viên sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương
pháp dạy học giao tiếp, như: thực hành ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, nhập vai,
xử lý tình huống,...
b) Hoạt động giao tiếp cần tổ chức theo nhiều hình
thức đa dạng, phong phú phù hợp với thực tiễn của môi trường giao tiếp
tiếng Khmer ở Việt Nam. Thực hành giao tiếp cần kết hợp với các hoạt
động tương tác (thảo luận, trò chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu
đố, vẽ tranh,...) tổ chức theo các hình thức hoạt động cá nhân, theo
cặp, theo nhóm để tăng cường sự tham gia hoạt động của học sinh. Chú trọng
các hoạt động ngoại khoá ở cộng đồng.
c) Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học gắn liền
với sử dụng hiệu quả phương tiện và thiết bị dạy học. Giáo viên tích cực
làm đồ dùng dạy học bằng vật liệu sẵn có ở địa phương để nâng cao chất
lượng giờ dạy.
5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
a) Kết quả học tập của học sinh được kiểm tra, đánh giá
theo các quy định của môn học tự chọn phù hợp với từng cấp học.
b) Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học
và cấp trung học cơ sở, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được
xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.
6. Thực hiện chương trình
a) Cơ sở giáo dục có khả năng bố trí thời gian thực hiện chương
trình môn Tiếng Khmer đảm bảo dung lượng thiết kế là 140 tiết / năm học. Cấp
tiểu học thực hiện hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2, cấp trung học cơ sở
thực hiện hoàn thành giai đoạn 3 của chương trình.
b) Nhà trường có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm tiếng Khmer và đủ số lượng theo quy định để
giảng dạy môn Tiếng Khmer.
c) Cán bộ quản lý và giáo viên được tham gia các
khoá bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy
học tiếng Khmer.
d) Nhà trường có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng
học, bàn, ghế,...), sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị dạy học môn Tiếng
Khmer theo quy định.