Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức hoạt động của trường mầm non dân lập

Số hiệu: 21/2012/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 15/06/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2012/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2012

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON DÂN LẬP

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;  

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2012

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN&NĐ của QH;
- Hội đồng quốc gia giáo dục;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Kiểm toán nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDMN, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON DÂN LẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định tổ chức, hoạt động của trường mầm non dân lập bao gồm: Thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập; Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động; Tài chính, tài sản; Giáo viên, nhân viên và trẻ em; Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ thuộc loại hình dân lập; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non dân lập.

3. Nhà trường, nhà trẻ dân lập được tổ chức hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non và Quy chế này.

Điều 2. Vị trí của nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do cộng đồng dân cư ở thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

2. Nhà trường, nhà trẻ dân lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.

Điều 3. Cộng đồng dân cư ở cơ sở

Cộng đồng dân cư ở cơ sở là cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn hoặc các điểm dân cư tương tự có cùng lợi ích cộng đồng hoặc có những mối quan tâm chung.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

5. Phối hợp với gia đình, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

6. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

7. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.

8. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách ưu đãi đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập được nhà nước giao đất hoặc cho mượn, cho thuê đất; được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí hoạt động; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và các chính sách khác theo quy định.

2. Nhà nước hỗ trợ ngân sách để nhà trường, nhà trẻ dân lập thực hiện trả lương giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Điều 6. Phân cấp quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập trên địa bàn.

2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập trên địa bàn.

Chương II

THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ NHÀ TRƯỜNG, NHÀ TRẺ DÂN LẬP

Điều 7. Điều kiện cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập.

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;

c) Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

2. Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 29 của Quy chế này;

c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;

đ) Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;

g) Có Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

3. Trong thời hạn tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày có quyết định thành lập, nếu nhà trường, nhà trẻ dân lập có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập hết hiệu lực.

Điều 8. Thẩm quyền cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập;

2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập của người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép thành lập trường. Tờ trình cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;

b) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm các nội dung: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định nguồn gốc sử dụng hợp pháp đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn. Đề án nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong 03 (ba) năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ dân lập trong từng giai đoạn;

c) Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Có văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất, mượn đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 (năm) năm;

d) Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và sơ đồ thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

đ) Số lượng hồ sơ 01 (một) bộ.

2. Hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm:

a) Bản sao Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;

b) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục, trong đó có cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: tài chính, các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;

d) Danh sách, kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của chủ đầu tư, ng­ười dự kiến làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên;

đ) Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;

e) Có tài liệu phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;

g) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 29 của Quy chế này;

h) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho mượn, cho thuê đất hoặc giao, cho mượn trụ sở nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn tối thiểu 05 (năm) năm;

i) Có phương án huy động, quản lý, sử dụng kinh phí vốn để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 05 (năm) năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ dân lập được tuyển sinh.

Điều 10. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập được quy định như sau:

a) Người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập có đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Quy chế này, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Phòng giáo dục và đào tạo;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và các điều kiện thực tế để thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này, trình Ủy ban nhân dân huyện;

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng giáo dục và đào tạo, nếu nhà trường, nhà trẻ dân lập đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế này, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng giáo dục và đào tạo và cộng đồng dân cư xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập. Thông báo cần nêu rõ lý do và hướng giải quyết (nếu có).

2. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập được quy định như sau:

a) Người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép hoạt động giáo dục có đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Phòng giáo dục và đào tạo;

b) Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục của cộng đồng dân cư. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này thì Phòng giáo dục và đào tạo thông báo để nhà trường, nhà trẻ dân lập chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế cho nhà trường, nhà trẻ dân lập;

c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ dân lập;

d) Nếu nhà trường, nhà trẻ dân lập đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu nhà trường, nhà trẻ dân lập chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế này thì Phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ dân lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và hướng giải quyết (nếu có).

Điều 11. Sáp nhập, chia tách nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập khi sáp nhập, chia, tách phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Bảo đảm quyền lợi của trẻ em, của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

d) Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ dân lập.

3. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ dân lập để thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập mới được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.

Điều 12. Đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà trường, nhà trẻ dân lập

a) Nhà trường, nhà trẻ dân lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi để xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Không bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Không bảo đảm an toàn về tính mạng cho trẻ em và cán bộ, giáo viên, nhân viên;

- Vi phạm quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

- Không bảo đảm các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế này;

- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm:

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Phòng giáo dục và đào tạo;

- Biên bản kiểm tra;

- Các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ dân lập vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

- Phương án đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ dân lập khi bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

c) Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

- Khi phát hiện nhà trường, nhà trẻ dân lập vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Phòng giáo dục và đào tạo lập hồ sơ và thông báo cho nhà trường, nhà trẻ về hành vi vi phạm;

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho nhà trường, nhà trẻ về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hoặc không đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

d) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập phải ghi rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ hoạt động, biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Hết thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập.

2. Giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập

a) Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; không bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Theo đề nghị của đại diện cộng đồng dân cư cơ sở đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập.

b) Hồ sơ giải thể gồm có:

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Uỷ ban nhân nhân dân cấp huyện;

- Biên bản kiểm tra;

- Các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

- Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của Phòng giáo dục và đào tạo hoặc tờ trình đề nghị giải thể của cộng đồng dân cư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Tờ trình nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên sau khi nhà trường, nhà trẻ dân lập bị giải thể; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

c) Trong trường hợp đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập đề nghị giải thể thì hồ sơ giải thể gồm: tờ trình đề nghị giải thể của cộng đồng dân cư thành lập nhà trường, nhà trẻ.

c) Trình tự, thủ tục giải thể nhà trường, nhà trẻ.

- Đại diện cộng đồng dân cư thành lập nhà trường, nhà trẻ có nhu cầu giải thể, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Trong trường hợp có phát hiện hoặc báo cáo của cơ quan, cộng đồng dân cư về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, tiến hành kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ giải thể, thông báo cho nhà trường, nhà trẻ dân lập và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó phải nêu rõ lý do giải thể;

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hoặc không giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập.

d) Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập cần nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết tài sản, tài chính của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương III

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 13. Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ dân lập, do cộng đồng dân cư xin thành lập trường đề cử, chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động của Hội đồng quản trị

a) Cơ cấu tổ chức

- Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị gồm đại diện cộng đồng dân cư thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn, đại diện chính quyền ở cơ sở và những người góp vốn xây dựng và duy trì hoạt động của trường;

- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị không quá 11 (mười một) thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thư ký và các thành viên.

b) Nội quy hoạt động

- Hội đồng quản trị họp thường kỳ 3 tháng 1 lần. Phiên họp Hội đồng quản trị được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của Hội đồng quản trị trở lên. Việc tổ chức họp Hội đồng bất thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng quản trị đồng ý. Các Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Nghị quyết của Hội đồng quản trị được xây dựng theo nguyên tắc: mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết và mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên Hội đồng quản trị nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị;

- Văn bản và nghị quyết của Hội đồng quản trị phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký. Các nghị quyết của Hội đồng quản trị được công bố công khai trong toàn nhà trường, nhà trẻ;

- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, cộng đồng dân cư xin thành lập nhà trường, nhà trẻ tổng hợp danh sách nhân sự, làm tờ trình đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định công nhận Hội đồng quản trị;

- Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 (năm) năm tính từ ngày có quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị

1. Xây dựng định hướng chiến lược phát triển và chỉ đạo tổ chức, hoạt động của nhà trường. Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của trường phù hợp với quy định của pháp luật và chế độ quản lý tài chính. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng trường, phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hàng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

2. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của trường khi cần thiết.

3. Đề cử Hiệu trưởng để Trưởng phòng giáo dục và đào tạo xem xét, ra quyết định công nhận. Bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng theo đề cử của Hiệu trưởng. Phê duyệt phương án chung về tổ chức bộ máy, biên chế và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của trường trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng. Đề xuất, miễn nhiệm Hiệu trưởng, bãi nhiệm Phó Hiệu trưởng.

4. Giám sát hoạt động, điều hành của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của nhà trường được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 15. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu của Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu và được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định công nhận theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể được kiêm nhiệm giữ chức Hiệu trưởng, nếu có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 16 Quy chế này. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 5 (năm) năm.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Nhiệm vụ :

- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị;

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Phòng giáo dục và đào tạo về toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập;

- Có trách nhiệm đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp; cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Tuyển chọn đội ngũ giáo viên, trực tiếp ký hợp đồng sử dụng giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

- Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên theo hợp đồng lao động theo hướng dẫn của Phòng giáo dục và đào tạo;

- Bảo đảm an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non;

- Công khai các nguồn thu với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ em, thực hiện thu, chi theo quy định tài chính.

b) Quyền hạn:

- Ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng sau khi được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định công nhận;

- Được phép thoả thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ;

- Được quyền điều hành bộ máy tổ chức, sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Chủ trì các hoạt động và tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

3. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao thì người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được uỷ quyền thì các thành viên của Hội đồng quản trị chọn một người tạm thời điều hành thay Chủ tịch Hội đồng quản trị cho đến khi Hội đồng quản trị bầu được Chủ tịch hội đồng quản trị thay thế.

Điều 16. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ dân lập là công dân n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định công nhận, khi được đề cử không quá 65 tuổi. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 05 (năm) năm.

2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và những hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

3. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ dân lập phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; có ít nhất 05 năm giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non;

b) Chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.

4. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ dân lập có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của từng năm học; đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng giáo dục và đào tạo;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo quy định;

c) Tổ chức, điều hành, tiếp nhận, quản lý trẻ, thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đề xuất khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm trật tự an ninh, môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ dân lập;

d) Dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

đ) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ theo quy định; kiến nghị biện pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực trình Hội đồng quản trị phê duyệt; thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và phát triển nhà trường, nhà trẻ;

e) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động;

g) Là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; khen th­ưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; thực hiện các quy định của Nhà nước, quyết định của Hội đồng quản trị về lao động- tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm, trợ cấp xã hội và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ các ngày lễ theo quy định cho cán bộ, giáo viên và nhân viên;

h) Được tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến khi không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp; có thể được đề cử đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Quy chế này.

5. Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm Hiệu trưởng một nhà trường hoặc một nhà trẻ dân lập.

Điều 17. Ban kiểm soát

1. Ban kiểm soát do cộng đồng dân cư ở cơ sở đề cử, gồm 03 đến 05 người, trong đó có đại diện những người thành lập, giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ trẻ em. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có trình độ chuyên môn tối thiểu là sơ cấp kế toán.

2. Hiệu trưởng, kế toán không tham gia ban kiểm soát.

3. Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Thực hiện việc giám sát các hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước cộng đồng dân cư về việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Giám sát, kiểm tra các hoạt động của nhà trường; của Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu và các tổ chức, đơn vị trong trường. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong việc quản lý, điều hành hoạt động của trường và việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của trường; kiểm tra cụ thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hành hoạt động của trường.

Điều 18. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo quy định của Pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường, nhà trẻ dân lập thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 19. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1.Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.

c) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

d) Nếu nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì số trẻ của lớp được giảm 5 trẻ so với quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá hai trẻ khuyết tật;

đ) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành.

2. Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ được mở thêm nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo (gọi là điểm trường) ở những địa bàn khác nhau trong cùng 1 xã, phường, thị trấn để thuận tiện cho trẻ đi học.

3. Mỗi nhà trường, nhà trẻ dân lập không được quá 7 điểm trường.

Điều 20. Chương trình và hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ dân lập tổ chức hoạt động và thực hiện đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; quan tâm để trẻ dân tộc thiểu số được giao tiếp bằng tiếng Việt; trẻ khuyết tật được giáo dục hoà nhập.

3. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Đối với những nơi tổ chức bán trú phải có thực đơn cho trẻ ăn hàng ngày và có sổ theo dõi thu, chi tiền ăn của trẻ.

Điều 21. Quan hệ giữa nhà trường, nhà trẻ dân lập với gia đình và cộng đồng dân cư

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập chủ động phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan để thực hiện:

a) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; Phối hợp với cơ quan y tế thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em;

b) Huy động các nguồn lực trong cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi tr­ường giáo dục lành mạnh, an toàn; nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Gia đình có trách nhiệm thường xuyên liên hệ và tham gia các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ em, nhằm phối hợp và thống nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ dân lập có Ban đại diện cha mẹ trẻ em. Ban đại diện cha mẹ trẻ em tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; phối hợp, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập nhằm bảo đảm mục tiêu và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em.

4. Hàng năm, nhà trường, nhà trẻ, phải ký kết hợp đồng dân sự giữa cơ sở giáo dục mầm non với Ban đại diện cha mẹ trẻ em hoặc từng phụ huynh về việc đảm bảo an toàn cho trẻ.

Chương IV

GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ TRẺ EM

Điều 22. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, nhân viên

1. Tiêu chuẩn

Giáo viên, nhân viên của nhà trường, nhà trẻ dân lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với nhà trường; có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non;

b) Giáo viên, nhân viên được hưởng chế độ tiền lương, tiền công, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và hợp đồng lao động;

Điều 23. Những hành vi giáo viên và nhân viên không được làm

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Đối xử không công bằng với trẻ em.

4. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

5. Giáo viên không được bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén chương trình nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ.

6. Có biểu hiện tiêu cực trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Điều 24. Quyền và nhiệm vụ của trẻ em

1. Trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ dân lập có những quyền sau:

a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu: khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;

c) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. Trẻ khuyết tật đư­ợc chăm sóc và giáo dục hoà nhập theo quy định;

d) Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập;

đ) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu đối với trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ dân lập

a) Trẻ chuyên cần, tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em;

b) Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi;

c) Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và nơi công cộng.

Chương V

TÀI CHÍNH-TÀI SẢN

Điều 25. Chế độ tài chính

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động trên nguyên tắc tự cân đối thu chi, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

2. Thực hiện chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, thống kê và chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước đối với các đơn vị ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục.

3. Tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Điều 26. Nguồn kinh phí hoạt động

Kinh phí hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập gồm: hỗ trợ của chính quyền địa phương về tài chính, xây dựng cơ sở vật chất; đóng góp của cộng đồng dân cư; thu theo thỏa thuận của cha mẹ học sinh theo nguyên tắc đủ thu, đủ chi; các khoản thu từ các nguồn tài trợ, quà biếu, tặng, cho, thừa kế; thu học phí (nếu có); các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 27. Nội dung chi

1. Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng; các khoản đóng góp bảo hiểm; hoạt động đoàn thể; các khoản chi phí cho hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường; chi quản lý hành chính; chi phúc lợi tập thể, khen thưởng.

2. Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; tài liệu giảng dạy và học tập; chi trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có); chi khấu hao tài sản cố định.

3. Chi đầu tư phát triển nhà trường.

4. Chi tiền ăn và phục vụ trẻ bán trú (nếu có).

5. Các khoản chi hợp pháp khác.

Điều 28. Quản lý và sử dụng tài chính

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn vay, vốn huy động như đã cam kết với tổ chức, cá nhân cho vay, huy động vốn.

2. Nội dung các khoản chi và mức chi do nhà trường, nhà trẻ dân lập tự quyết định và chịu trách nhiệm, phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Nhà nước. Các nội dung chi phải được theo dõi, phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán.

3. Nhà trường, nhà trẻ phải thường xuyên tự kiểm tra, nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên theo quy định của Nhà nước về việc kiểm tra sử dụng kinh phí và tình hình tăng, giảm nguồn vốn của nhà trường.

4. Định kỳ hàng quý và hàng năm, nhà trường, nhà trẻ dân lập phải lập báo cáo hoạt động tài chính gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

5. Hàng năm, nhà trường, nhà trẻ dân lập thực hiện công khai hoạt động tài chính: mức thu học phí, các khoản thu và các khoản chi.

Điều 29. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại mục 1, Chương 4, Điều lệ trường mầm non và các yêu cầu cụ thể dưới đây:

a) Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh trường học;

b) Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng bảo đảm an toàn cho trẻ em.

c) Tên nhà trường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ dân lập thực hiện theo qui định tại Điều 7 Điều lệ trường mầm non

2. Yêu cầu chung về các công trình xây dựng

a) Các công trình phải bảo đảm đúng quy cách theo tiêu chuẩn quy định và quy định về vệ sinh trường học hiện hành; xây dựng khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ;

b) Bố trí công trình cần đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi; có lối thoát hiểm và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định về phòng cháy, chữa cháy;

c) Bảo đảm điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

3. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

a) Phòng sinh hoạt chung: Diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu sau:

- Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;

- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;

- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;

- Hệ thống đèn, quạt;

Có thể sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo.

b) Phòng ngủ: Diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; bảo đảm yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu sau: giường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt ...

c) Phòng vệ sinh: Diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ; có đủ nước cho trẻ dùng, có vòi nước rửa tay, vòi tắm. Đối với trẻ nhà trẻ có ghế ngồi bô hoặc máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng. Đối với trẻ mẫu giáo có chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái riêng;

d) Hiên chơi: Chiều rộng tối thiểu 1,8m; có lan can bao quanh cao 1m, bảo đảm an toàn cho trẻ.

4. Nhà bếp

a) Có khu sơ chế, chế biến, nấu ăn, chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;

b) Nhà bếp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt;

- Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường;

- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú theo quy định;

- Bảo đảm việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ.

5. Khối phòng khác:

a) Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;

b) Khối phòng hành chính quản trị: văn phòng; phòng ban giám hiệu; phòng hành chính quản trị; phòng y tế.

6. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu

a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo danh mục, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non; không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ;

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.

7. Sân vườn: Có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.

Điều 30. Quản lý và sử dụng tài sản

1. Tài sản của nhà trường, nhà trẻ dân lập bao gồm: tài sản của cộng đồng dân cư đóng góp, của Nhà nước đầu tư khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động (kể cả tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại).

2. Theo định kỳ hàng năm, nhà trường, nhà trẻ dân lập thành lập hội đồng kiểm kê định giá trị giá tài sản và tái đầu tư, bổ sung tài sản. Đối với tài sản không cần dùng hoặc hết giá trị có thể thanh lý, bán để thu hồi nguồn tài chính cho trường.

Chương VI

THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÍ VI PHẠM

Điều 31. Thanh tra, kiểm tra

1. Nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các hoạt động theo quy định hiện hành.

2. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm kiểm tra, kiểm định chất lượng, thanh tra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo Luật Khiếu nại tố cáo và Luật Thanh tra.

Điều 32. Khen thưởng

Tập thể, cá nhân, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, nhà trẻ dân lập có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục mầm non được khen thưởng theo quy định tại Luật Thi đua khen thưởng.

Điều 33. Xử lý vi phạm

1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập không được phép cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của nhà trường, nhà trẻ tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật và thực hiện các hành vi thương mại hoá hoạt động giáo dục, vụ lợi, không đúng với mục tiêu đề án hoạt động của nhà trường.

2. Trường hợp có đủ căn cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ dân lập không chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; hoặc không có quyết định cho phép thành lập mà vẫn hoạt động thì tùy mức độ sẽ bị xử lý một trong các hình thức sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành;

d) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập./.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------

No.21/2012/TT-BGDDT

Hanoi, June 15, 2012

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE PRESCHOOLS

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; Law amending and supplementing a number of Articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Decree No.32/2008/ND-CP of March 19, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Decree No.75/2006/ND-CP of August 02, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Education Law and the Decree No.31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, amending and supplementing the Decree No.75/2011/ND-CP dated August 02, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Education;

Pursuant to the Decree No.115/2010/ND-CP of December 24, 2010 of the Government defining responsibility of state management for education;

At the request of the Director of Preschool Education Department,

The Minister of Education and Training decides:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Circular takes effect from August 02, 2012

Article 3. Chief of Office, Director of Preschool Education Department, heads of relevant units of the Ministry of Education and Training; presidents of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Directors of the provincial Departments of Education and Training are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Nghia

 

REGULATION

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE PRE-SCHOOLS
(Issued together with the Circular No.21/2012/QD-BGDDT dated June 15, 2012 of the Minister of Education and Training)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing and subjects of application

1. This Regulation defines the organization and operation of the private pre-schools including: The establishment, merger, separation, suspension and dissolution of private preschools; organizational structure of management and operation; finance, assets; teachers, staffs and children; inspection, examination, reward and handling of violations.

2. This Regulation applies to the preschools (hereinafter referred to as the schools), children’s nursery founded by people; organizations and individuals participating in private preschool education operation.

3. The schools, children’s nursery founded by people organized their operations in accordance with provisions of the Charters of the preschools and this Regulation.

Article 2. The locations of the schools, children’s nursery founded by people

1. The schools, children’s nursery founded by people are the preschool educational institutions under the national education system, established and invested in construction of material facilities, ensured operational funds by the residential community of hamlets, villages, wards, townships, and supported by the local authorities.

2. The schools, children’s nursery founded by people have their legal entities, seals and are opened their accounts.

Article 3. Residential community at the institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Duties and rights of the schools, children’s nursery founded by people

1. To organize the nurture, care and education of children from three months old to six years old by pre-school education program issued by the Minister of Education and Training.

2. To mobilize pre-school-age children to school; to organize education for disable children, children with difficult circumstances to integrate; to implement universal preschool education for children at age of five years.

3. To manage officials, teachers and staffs to make the task of nurture, care for and education of children.

4. To mobilize, manage and use the resources in accordance with the law provisions; to construct material facilities and equipment as prescribed by the Ministry of Education and Training, to meet the requirements of care and education for children.

5. To collaborate with families, organizations and individuals to carry out the nurture, care for and education of children; to organize for administrators, teachers, staffs and children to participate in the social activities in the community.

6. To verify the quality of education in accordance with provisions on the verification process and cycle of pre-school education quality issued by the Ministry of Education and Training.

7. To self-control and take responsibility for planning, plan of development, organization of educational activities, construction and development of teachers, mobilization, utilization and management of resources to achieve the objectives of preschool education, contribute to the State to take care education, to meet the requirements of society.

8. To take responsibility for periodical, irregular report according to the provisions and requirements of the relevant agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Preferential policies for the schools, children’s nursery founded by people

1. The schools, children’s nursery founded by people are allocated or lent, leased land by the State; are supported by the local authorities to build material facilities, operation funds; are enjoyed the preferential policies of tax, credit and other policies as prescribed.

2. The State supports budget for the schools, children’s nursery founded by people to pay salaries to teachers (including principals, vice principals) working under labor contract regime according to payroll, salary scale of preschool teachers, to increase salaries periodically, to pay for or enjoy social insurance, unemployment insurance, health insurance for teachers and other policies like teachers with the same training level contracting to work at the public preschool education institutions.

Article 6. Decentralization for management of the schools, children’s nursery founded by people

1. People's Committees of communes, wards and townships (hereinafter collectively referred to as the commune-level People's Committees) manage the schools, children’s nursery founded by people in their respective area.

2. District Departments of Education and Training help the People's Committees of rural, urban districts, towns and provincial cities (hereinafter referred to as district-level People's Committees) to perform the state management function of education for the schools, children’s nursery founded by people in their respective area.

Chapter II

THE ESTABLISHMENT, MERGER, SEPARATION, SUSPENSION AND DISSOLUTION OF THE SCHOOLS, CHILDREN’S NURSERY FOUNDED BY PEOPLE

Article 7. Conditions for permission of the establishment and educational operation for the schools, children’s nursery founded by people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Having the scheme of school establishment in accordance with the socio-economic development planning and planning of network of the local educational institutions approved by the competent state agencies;

b) Having the scheme of school establishment clearly defining objectives, tasks, program, and educational content; land, material facilities, equipment, locations planned to build school, organizational structure, resources and finance; the strategic direction of building and development of the school;

c) Having ability of finance, material facilities to meet operational requirements and development of the schools, children’s nursery founded by people.

2. The schools, children’s nursery founded by people are allowed to operate education when meeting all the following conditions:

a) Having the team of teachers and administrators to meet standards, sufficient in quantity, reasonable structure, ensuring the implementation of preschool education program in accordance with the provisions of Article 22 of this Regulation;

b) Having land, school infrastructure, material facilities, equipment, utensils, toys, according to provisions of the Ministry of Education and Training on the categories, quantity, to meet the requirements to maintain and develop activities of education as provided for in Article 29 of this Regulation;

c) The locations for construction of schools, children’s nursery founded by people must ensure safe educational environment for children, teachers and workers;

đ) Having documentation of care and education for children in accordance with provisions of the Ministry of Education and Training;

e) Having decision to allow the establishment of schools, children’s nursery founded by people;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For a maximum period of 02 (two) years from the date of the decision on establishment is issued, if the schools, children’s nursery founded by people meet all the conditions specified in Clause 2 of this Article, they shall be permitted to operate education by the competent authority; expiration of the time limit, if it is not eligible for educational operation, the decision on the establishment of the schools, children’s nursery founded by people shall expire.

Article 8. The competence to permit the establishment and educational operation for the schools, children’s nursery founded by people

1. District-level People's Committee presidents decide to permit the establishment of the schools, children’s nursery founded by people;

2. Heads of District- Departments of Education and Training allows educational operation for the schools, children’s nursery founded by people.

Article 9. Dossier requesting for permission of the establishment and educational operation for the schools, children’s nursery founded by people

1. Dossier requesting for permission of the establishment and educational operation for the schools, children’s nursery founded by people includes:

a) A statement requesting for the establishment of the school, children’s nursery founded by people of the representative of the residential community named in the application for the establishment. The statement should be clearly stated the need for the establishment; name of school, children’s nursery; expected location as head office of the organization implementing the nurture, care and education for children of the school, children’s nursery founded by people;

b) A scheme to establish the school, children’s nursery founded by people includes the contents: determination of the conformity with the socio-economic development planning and planning of educational institutions network; objective, task, program and content of education; determination of the source of illegal land use, material facilities, equipment; organizational structure of the operation apparatus; team of teachers and administrators; resources and finance; planning, plan and construction solutions, development of schools, children’s nursery in each stage. The scheme states clearly expected total capital to implement plan and ensures activities of nurture, care for and education of children in first 03 (three) years of the establishment and the subsequent years, with clear explanation of the feasibility and legality of the capital invested in the construction and development of the school, children’s nursery founded by people in each stage;

c) A written certification made by the competent authority of the possibility of finance, material facilities, meeting the operational requirements of schools and children’s nursery; a lawful written determination of the source of land or policy assigning land, borrowing land or the house renting, land leasing contract in principle to build facilities of the school, children’s nursery founded by people with an expected period of leasing at least 05 (five) years;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) The number of dossier: 01 (one) set.

2. Dossier requesting for permission of educational activities for schools, children’s nursery founded by people includes:

a) A copy of the decision to allow establishment of the school, children’s nursery founded by people;

b) A written request for permission of educational activities for schools, children’s nursery founded by people, including commitment to ensure the safety and nurture, care for and education of children under the program of the Ministry of Education and Training;

c) A detailed report on the status of implementation of the project of investment in establishment of the school, children’s nursery founded by people. The report should be clarified the specific works completed or ongoing: finance, land conditions, material facilities, and equipment for nurture, care for and education of children; team of teachers and administrators;

d) A list, together with curriculum vitae, copies of valid degrees, certificates of the investor, persons who are expected to be principal, vice principal, teachers and staff;

đ) Regulation on organization, operation and internal expenses of the school, children’s nursery founded by people;

e) Documents for the implementation of preschool education programs;

g) A list of the number of classrooms, offices, material facilities and equipment to meet the conditions specified in Article 29 of this Regulation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) A plan of mobilization, management and use of capital, funding to ensure to maintain stability of operation of the school, the children in the period of 05 (five) years, starting from the school, children’s nursery founded by people is permitted admission.

Article 10. The order, procedures for permission of the establishment and educational activities for the school, children’s nursery founded by people

1. The order, procedures for permission of the establishment of the school, children’s nursery founded by people is defined as follows:

a) The representative of the residential community naming in the application for the establishment of the school, children’s nursery founded by people having a complete dossier in accordance with Clause1 of Article 9 of this Regulation, applies in person or by mail to District Department of Education and Training;

b) Within 20 (twenty) working days after receiving complete and valid dossier, the District Department of Education and Training shall preside over and coordinate with the relevant expertise departments to appraise dossier and the actual conditions for establishment of the school, children’s nursery founded by people under the provisions of Clause 1, Article 7 of this Regulation, and submit to the district People's Committee;

c) Within 15 (fifteen) working days from the date of receiving the written appraisal of the district Department of Education and Training, if the school, children’s nursery founded by people meets the conditions set in Clause 1 of Article 7 of this Regulation, the district-level People's Committee president shall make decision to permit the establishment of the school, children’s nursery founded by people. If the school, children’s nursery founded by people does not meet the conditions, the district-level People's Committee presidents shall issue written notice to the district Department of Education and Training and the residential community requesting for establishment of the school, children’s nursery founded by people. The notice must specify the reasons and solutions (if any).

2. The order and procedures for permission of educational activities for school, children’s nursery founded by people is defined as follows:

a) The representative of the residential community naming in the application for educational activities of the school, children’s nursery founded by people having a complete dossier in accordance with Clause 2 of Article 9 of this Regulation, applies in person or by mail to District Department of Education and Training;

b) District Department of Education and Training receives and organizes the appraisal of dossier requesting for permission of educational activities of the residential community. Within 05 (five) working days, if the application is not completed in accordance with provisions of Clause 2 of Article 9 of this Regulation, the District Department of Education and Training shall notify for the school, children’s nursery founded by people to amend, supplement and complete, if the application meets fully the provisions of Clause 2 of Article 9 of this Regulation, then notify the actual appraisal plan to the school, children’s nursery founded by people;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) If the school, children’s nursery founded by people meets the conditions set in Clause 2 of Article 7 of this Regulation, the head of district Department of Education and Training shall issue a Decision to permit educational activities. If the school, children’s nursery founded by people has not met the conditions set in Clause 2 of Article 7 of this Regulation, the district Department of Education and Training shall send written notice to the school, children’s nursery founded by people in which specifies the reasons and solutions (if any).

Article 11. Merger, separation, split of the school, children’s nursery founded by people

1. When the school, children’s nursery founded by people is merged, separated, split, it must be met the following requirements:

a) In accordance with planning of preschool educational institution network;

b) Meeting the requirements of socio-economic development of the locality;

c) Ensuring the rights of children, the administrators, teachers and staffs;

d) Contributing to improvement of the quality, performance of nurture, care for and education of children.

2. District-level People's Committee presidents shall decide on permission of the merger, separation, and split of the school, children’s nursery founded by people.

3. Conditions, dossier, order and procedures for the merger, separation, and split of the school, children’s nursery founded by people to establish a new school, children’s nursery founded by people in accordance with Clause 1 of Article 7, Clause 1 of Article 9 and Clause 1 of Article 10 of this Regulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Suspension of the educational activities of the school, children’s nursery founded by people

a) The school, children’s nursery founded by people is suspended educational activities upon occurrence of one of the following cases:

- Failing to ensure the quality of nurture, care for and education of children;

- Failing to ensure safety of life for children and administrators, teachers and staffs;

- Violating the provisions of the law on sanction of administrative violations in education at a level required to be suspended;

- Failing to ensure the conditions specified in Clause 2 of Article 7 of this Regulation;

- Having a fraud to be permitted educational activities;

- Person who permits educational activities ultra vires;

- Failing to implement educational activities for a period of 06 (six) months from the date permitted educational activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A decision to set up the inspection team of the district Department of Education and Training;

- An inspection record;

- Evidences for the school, children’s nursery founded by people’s violation of the cases specified in point a, Clause 1 of this Article;

- Plan to ensure the legal rights of children, teachers, administrators and staffs of the school, children’s nursery founded by people when it is suspended educational activities.

c) The order, procedures for suspension of educational activities for the school, children’s nursery founded by people

- Upon detection of the school, children’s nursery founded by people’s violation of the cases specified in point a, Clause 1 of this Article, the district Department of Education and Training prepares documentation and notifies the acts of violations to the school, children’s nursery founded by people;

- Within 05 (five) working days from the date of notifying the detection of violations to the school, children’s nursery founded by people, head of the district Department of Education and Training shall consider to decision on suspension or not the educational activities of the school, children’s nursery founded by people.

d) The decision on suspension of educational activities for school, children’s nursery founded by people must indicate the reason for suspension, the duration of suspension of activities and measures to guarantee the rights of children, teachers, administrators and staffs in the school. Decision on suspension of educational activities for school, children’s nursery founded by people must be publicized in the mass media;

đ) Expiration of the suspension, if the cause of the suspension is remedied, the head of the district Department of Education and Training shall review, decide to allow re-operation of educational activities of the school, children’s nursery founded by people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The school, children’s nursery founded by people shall be dissolved upon occurrence of one of the following cases:

- Serious violations of regulations on management, organization and operation of schools, children’s nursery; failing to guarantee the quality of nurture, care for, and education of children;

- Expiration of the suspension, it has not remedied the cause of the suspension;

- Objective and content of operation of schools, children’s nursery founded by people are no longer compatibility with the requirements of socio-economic development of the locality;

- At the request of the representative of the grassroots residential community applying for the establishment of the schools, children’s nursery.

b) Dissolution documents include:

- A decision on the establishment of inspection team of the district-level People's Committee;

- Inspection records;

- Evidences for the school, children’s nursery founded by people’s violation of the cases specified in point a, Clause 2 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case residential community’s representative applied for the establishment of the school, children’s nursery founded by people requests for dissolution, dossier for dissolution includes: a statement requesting for the dissolution of residential community established the school, children’s nursery.

c) The order and procedures for dissolution of the school, children’s nursery founded by people.

- Representative of residential community established the school, children’s nursery founded by people wishing for dissolution; file in person or by post to the district-level People's Committee;

- In case of having detection or report of the agencies, the residential community that the school, children’s nursery violates one of the cases specified at Point a, Clause 2 of this Article, the district Department of Education and Training presides over and coordinates with the relevant expertise departments for a period of 20 (twenty) days, to conduct inspection, verification, preparation of dissolution dossier, notifies the school, children’s nursery founded by people and reports to the district-level People's Committee, in which clearly state the reasons for dissolution;

- Within ten (10) working days from the date of receipt of the dossier requesting for dissolution of the school, children’s nursery founded by people, president of the district-level People's Committee shall consider for decision on dissolution or not of the school, children’s nursery founded by people.

d) The decision on the dissolution of the school, children’s nursery founded by people should state clearly the reason for dissolution, the measures to ensure the rights of children, teachers, administrators and staffs of the school; settlement plan of assets, finance of the school, to ensure publication and transparency. The decision to dissolve the school, children’s nursery founded by people must be publicized in the mass media.

Chapter III

MANAGEMENT ORGANIZATION AND OPERATION

Article 13. Board of Management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Organizational structure, internal rules for operation of the Board of Management

a) Organizational structure

- Subjects participating in the Board of Management include representative of the residential community, hamlet, village, commune, ward, town, grassroots government’s representative and those who contributed capital to build and maintain the operation of the school;

- Number of members of the Board of Management shall not exceed 11 (ten) members, including: Chairman of the Board of Management, Secretary and members.

b) Internal rules of operation

- Board of Management regularly meets 3 months per time. The meetings of the Board of Management shall be recognized as valid in the presence of 3/4 (three quarters) of the members of the Board of Management or more. The organization of extraordinary meeting of the Board of Management shall be decided by the President of the Board of Management, but must be at least 1/3 (one third) of the members of the Board of Management to agree. The Resolutions of the Board of Management are approved by voting at the meeting or got written comments. The Resolutions of the Board of Management is built on the principle: each member of the Board of Management has one vote and all decisions are valid only when there are more than half of the members of the Board of Management to agree. Where the number of agreed votes and disagreed votes are equal, the final decision belongs to the Chairman of the Board of Management;

- Documents and Resolutions of the Board of Management shall be signed by the Chairman of the Board of Management. The Resolutions of the Board of Management are publicized in the school, children’s nursery;

- Based on the organizational structure, duties and powers of the Board of Management, the residential community requesting for the establishment of school, children’s nursery sums up a list of personnel, makes the statement and sends to the district Department of Education and Training for decision to recognize the Board of Management;

- The term of the Board of Management is 05 (five) years from the date of recognition decision of the competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To build orientation of development strategy and direct organization, operation of the school; to develop and promulgate regulations on the regime, standards and norms for revenues collection and expenditures of the school in accordance with the provisions of law and financial management regime; to mobilize the resources of capital to invest in building the school; to approve the annual financial settlement, estimation and supervise the management and use of the school's finance, assets.

2. To construct the Regulation on organization and operation of the school; consider, amend and supplement the regulations, rules of the school as needed.

3. To nominate Principal for head of the district Department of Education and Training to review, and make the decision on recognition; to appoint Vice principal as nominated by the Principal; to approve the general plan of organization of apparatus, staffing and other issues related to the organization, personnel of the school on the basis of the proposal of the Principal; to propose, dismiss the Principal, and remove Vice Principal.

4. To monitor activities, operation of the Principal, Vice-principal to ensure that all of the school activities are implemented in accordance with the provisions of the law.

Article 15. Chairman of the Board of Management

1. Chairman of the Board of Management is the head of the Board of Management, is elected by the Board of Management and is decided to recognize by the head of the district Department of Education and Training at the request of the Board of Management. Chairman of the Board of Management must have good moral quality, intermediate degree or higher; certificate of professional training of preschool education for at least 30 days or certificate of training administrator. Chairman of the Board of Management may concurrently hold the title of principal, if he/she meets the standards specified in Article 16 of this Regulation. The tenure of the Chairman of the Board of Management is 5 (five) years.

2. Duties and powers:

a) Duties:

- To take responsibility before the State and the law for the decisions of the Board of Management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To be responsible for the investment and management of material facilities of schools; providing for equipment, tools, toys, teaching and learning materials to meet the needs, quality of nurture, care for, education of children;

- To recruit team of teachers, directly contract to use teachers and staffs in accordance with the law provisions on labor contracts;

- To pay salaries, bonuses, premiums of health insurance, social insurance and other costs for teachers, staffs according to labor contracts under the guidance of the district Department of Education and Training;

- To ensure the safety and quality of nurture, care for and education of preschool children;

- To disclose revenues to parents or guardians of children; to implement revenues and expenditures according to the financial regulations.

b) Powers:

- To sign labor contract with the Principal, Vice Principal after being decided to recognize by the head of district Department of Education and Training;

- To be allowed dealing tuition with parents or guardians of the children;

- To have the right to run the apparatus of organization and use the seal of the school, children’s nursery within the functions, duties and powers assigned; to preside over the activities and organize to implement the decisions of the Board of Management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Principal

1. Principal of the school, children’s nursery founded by people is citizen of the Socialist Republic of Vietnam, is decided to recognize by the head of the district Department of Education and Training, as being nominated is not more than 65 years. Tenure of the principal is 05 (five) years.

2. Principal is the person directly managing and administering the activities of the school, children’s nursery; is the one who is responsible before the law, education managing authorities for the organization and administration of professional activities, to ensure quality of nurture, care for, education of children and other activities within the scope of duties and powers assigned.

3. Principal of the school, children’s nursery founded by people must satisfy the following criteria:

a) Having an intermediate degree of preschool teacher or higher; at least 05 years of teaching in the preschool education institutions;

b) Complying fully with the guidelines, policies and laws of the Party and the State;

c) Having the quality of politics, ethics, lifestyle, prestige of expertise, professional skill, good health, capable of organization, management according to functions and tasks assigned, certificate of completion of professional training of education management.

4. Principal of the school, children’s nursery founded by people has the following tasks and powers:

a) To participate in building development planning, setting up and implementation of the plan of care for, and education of children of each school year; to evaluate and report performance results with the commune-level People's Committee, district Department of Education and Training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To organize, administer, receive, manage children; to implement the activities of nurture, care for and education of children; to propose reward, approve results of children assessment as prescribed by the Ministry of Education and Training; to ensure order and security, safe, beautiful, clean environment in the school, children’s nursery founded by people;

d) To attend the classes of training politics, expertise, professional, and management skill; to be entitled to receive allowances and other preferential policies as prescribed;

đ) To implement the decisions of the Board of Management; to estimate annual operating funds; periodic reports of finance and activities of the school, children’s nursery according to regulations; to propose measures of mobilization, management and use of resources to the Board of Management for approval; to implement educational society to implement the goals of care for, nurture and education of children and the development of schools, children’s nursery;

e) To implement grassroots regulation of democracy and facilitate the socio-political organizations in the school, children’s nursery to take activities;

g) To be Chairman or Vice Chairman of the recruitment board of teachers; to assign, manage, evaluate and classify; reward, discipline teachers, staffs according to regulations; to implement the regulations of the State, decisions of the Board of Management on wage-labor, wages, bonuses, insurance, social assistance and to implement regime of vacation, holidays as prescribed for administrators, teachers and staffs;

h) To be participated in the meetings of the Board of Management (if not a member) but have no voting rights. In case of necessity, the Principal may reserve her/his opinion of disagreement with the decision of the Board of Management and report to the directly-managing agency of education; may be nominated at the same time as Chairman of the Board of Management if he/she meets fully the criteria specified in Article 15 of this Regulation.

5. In the same time, a person can only be Principal of a school or a children’s nursery founded by people.

Article 17. Board of Supervisory

1. The Supervisory Board nominated by the grassroots residential community, includes 03 to 05 people, including representatives of the founders, teachers, staffs, representatives of parents of children. The Supervisory Board must have at least 01 member having minimum qualification of primary accounting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Supervisory Board has the following duties and powers: To supervise the activities of the school and take responsibility before the residential community for the development, implementation of tasks as prescribed. To supervise and inspect the activities of the school; of the Board of Management, Principal, Board of School management and other organizations and units in the school. To inspect the validity and legality in the management and operation of the school’s activities and the record of accounting books, financial statements. To evaluate the school's annual financial statements; to examine specifically the issues related to the management and operation of the school’s activities.

Article 18. Vietnamese Communist Party and unions

Vietnamese Communist Party organizations, trade unions, the Ho Chi Minh Communist Youth Union and other social organizations operate under the provisions of law and the charter of each organization in order to help the school, children’s nursery founded by people to implement the educational objectives.

Article 19. Groups of children, preschool classes

1. Children are organized by groups or preschool classes.

a) For groups of children: children from 3 months old to 36 months old are organized into the groups of children. The maximum number of children in a group of children shall be defined as follows:

- A group of children from 3 to 12 months old: 15 children;

- A group of children from 13 to 24 months old: 20 children;

- A group of children from 25 to 36 months old: 25 children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Preschool class of 3 - 4 years: 25 children;

- Preschool class of 4 - 5 years: 30 children;

- Preschool class of 5 - 6 years: 35 children.

c) If the number of children in each group, class is not full 50% of children as prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, it shall be joined with other groups of children or preschool classes;

d) If a group of children, preschool class has a disabled child, the number of children of the class is reduced 5 children compared to provisions at Point a, Point b, Clause 1 of this Article. Each group of children, preschool class has no more than two children with disabilities;

đ) Each group of children, preschool class must have a sufficient number of teachers under the current regulations.

2. Depending on conditions of localities, the schools, children’s nursery are opened more groups of children or preschool classes (called school sites) in different areas of the same commune, ward and township to facilitate the children to go to school.

3. Each school, children’s nursery founded by people has not got more than 7 school sites.

Article 20. Programs and activities of nurture, care for and education of children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The schools, children’s nursery, groups of children founded by people organize to operate and evaluate the results of nurture, care for and education of children as stipulated in the charters of the preschools; care for ethnic minority children to be communicated in Vietnamese; children with disabilities to be educated for integration.

3. Having a system of records, books serving the nurture, care for and education of children as stipulated in the charters of the preschools. The full-day schools are required to have daily menu for children to eat and books to keep track of revenues and expenditures for meals of children.

Article 21. The relationship between the schools, children’s nursery founded by people with family and residential community

1. The schools, children’s nursery founded by people initiatively coordinate with the concerned agencies, socio-political organizations and individuals to perform:

a) To propagate and disseminate scientific knowledge of childcare for parents and the community; to coordinate with the health facilities to implement prevention of health, regular medical examination for children;

b) To mobilize resources in the community to take care pre-school education; contribute to build material facilities; educational environment healthy, safely; in order to improve the quality of nurture, care for and education of children.

2. The families are responsible for regular contact and participation in activities of the schools, children’s nursery founded by people to be informed promptly the situation of children, in order to coordinate and unify the nurture, care for and education of children.

3. The Schools, children’s nursery, children group founded by people have the boards of representatives of the children's parents. The board of representatives of the children's parents shall organize and operate under the Charter of the board of representatives of the children's parents issued by the Minister of Education and Training; coordinate, participate in the inspection, supervision of the activities of schools, children’s nursery founded by people to ensure the objective and quality of care for and education of children.

4. Each year, the schools, children’s nursery shall conclude civil contract with boards of representatives of the children's parents or each parent on safety assurance for children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TEACHERS, STAFFS AND CHILDREN

Article 22. Standards, duties and powers of teachers, staffs

1. Standards

Teachers, staffs of schools, children’s nursery founded by people must meet the standards of moral quality, qualifications and health provided for in the Education Law and the charter of preschools.

2. Duties and powers

a) To fulfill tasks according to the labor contract signed with the school; to have duties and powers under the provisions of the Education Law and the charter of the preschool;

b) Teachers, staffs are entitled to regime of salaries, wages, paid premiums of social insurance, health insurance and other benefits in accordance with the laws and the regulation on organization and operation of the schools and labor contracts;

Article 23. The teachers and staffs’ behaviors prohibited from doing

1. To insult the honor and dignity, violate children, colleagues.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To treat unfair to children.

4. To cuts the children's rations, to do own work while organizing activities of nurture, care for and education of children.

5. To be off from working hours, teaching, cut the program of nurture, care for and education of children.

6. To have negative expression in nurture, care for and education of children.

Article 24. The rights and duties of children

1. Children in the school, children’s nursery founded by people have the following rights:

a) To be cared, nurtured, educated according to objectives, preschool education plan of the Ministry of Education and Training;

b) To be cared primary health: medical examination, treatment free of charge at the public health facilities;

c) To be participated in the activities to develop their gift. Children with disabilities are cared and educated for integration as prescribed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) To enjoy other rights as prescribed by law.

2. Requirements for children in the school, children’s nursery founded by people

a) Children should be diligent, participate in the activities of care for and education for children;

b) There are polite words, gestures with civilized hygiene habits suitable to their ages;

c) Personal hygiene for groups of children, preschool class in the schools, children’s nursery and public place.

Chapter V

FINANCE-ASSETS

Article 25. Financial regime

1. The schools, children’s nursery founded by people operate on the principle of self-balance of revenues and expenditures, self-control and self-responsibility of finance, with the support of local government; to implement the provisions of the law on regime of accounting, auditing, and inspection of the competent authorities in accordance with current regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Assets, finance of the private schools under the collective ownership of grassroots residential communities.

Article 26. Funding for operation

The operational funding of the schools, children’s nursery founded by people includes: aid of local governments in finance, infrastructure construction; residential community’s contribution; collection according to the agreement of the parents in principle of sufficient revenues and all expenses; revenues from grants, donations, gifts, or inheritance; tuition fees (if any); other lawful collection sources.

Article 27. Expenditure content

1. Payment for salaries, allowances, wages and bonuses; insurance contributions; union activities; expenses for professional activities, and retraining to improve level of teachers, administrators and staffs of the schools; expenditure for administration; collective welfare, reward.

2. Payment for construction and repair of material facilities, equipment, utensils, toys; teaching and learning materials; for renting material facilities (if any); for depreciation of fixed assets.

3. Payment for investment and development of the school.

4. Expenses for food and all-day service for children (if any).

5. Other legal expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The schools, children’s nursery founded by people must manage strictly, use for the right purposes, effectively loans, mobilized capital as pledged with organizations and individuals lending capital.

2. Contents of the expenditures and spending levels shall be decided by the schools, children’s nursery founded by people and they take responsibility, to ensure compliance with the provisions of the State. The contents of the expenditures should be monitored, fully reflected in the accounting books.

3. The schools, children’s nursery must regularly self-examine, strictly observe the inspection of the superior financial agencies according to provisions of the State for the inspection of use of funds and the increase or decrease of the schools’ capital.

4. Quarterly and annually, the schools, children’s nursery founded by people must set up financial activity reports to send to the line-managing agency, financial agency under the current accounting regime applicable to the facilities providing non-public service; organization of the accounting and statistics in accordance with the law provisions.

5. Every year, the schools, children’s nursery founded by people make publication of financial activities: tuition fees, revenues and expenses.

Article 29. Requirements for material facilities and equipment for the schools, children’s nursery founded by people

1. The schools, children’s nursery founded by people must satisfy the requirements specified in Section 1, Chapter 4, charters of preschools, and the following specific requirements:

a) The schools, children’s nursery are placed in the residential areas suitable to master plan, facilitate the children to school and classes; to ensure regulations on safety and school hygiene;

b) The children’s nursery, school's yard must have walls separating the external part with gate to ensure safety for children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. General requirements for the buildings

a) The buildings must be ensured the right standards according to provisions and current sanitary regulations of the schools; block of groups of children, preschool classes must be built separately with the block of service;

b) Arrangement of buildings needs to be ensured safety and meet the requirements of nurture, care for, and education by ages; have exits and to be fully equipped facilities in accordance with provisions on the fire prevention and fighting;

c) It must ensure the conditions for children with disabilities to access and use conveniently.

3. Rooms for nurture, care for and education of children

a) General living room: minimum average area is 1.5 m2 per child; have enough light, airy; cool; floor must be made of cement, brick or wood; with the following minimum equipment:

- Tables, chairs for children's use must be proper standards and adequate for the number of children in the classes;

- Tables, chairs and boards for teachers;

- System of cabinets, shelves, racks containing toys, furniture, documents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

It can be used the general living room as a place to eat, sleep for preschool children.

b) Bedrooms: minimum average area is 1.2 m2 per child; ensure quiet, cool in summer and warm in winter; with a minimum number of furniture: beds, mats, blankets, pillow, mosquito net, fan...

c) Restrooms: minimum average area is 0.4 m2 per child; it must have enough water for children to use, hand washing faucets, shower. For children’s nursery, it must have chamber-pot chairs or urinal channels for children, toilet for children from 24 - 36 months. For preschools, it must have urinal channels for boys and toilet for girls separately;

d) Porch roof: The minimum width is 1.8 m; 1m high corridor around, ensuring the safety for children.

4. Kitchen

a) Having the area of preliminary treatment, processing, cooking, and delivering food designed and organized according to the one-dimensional chain of activities;

b) The kitchen must meet the following requirements:

- There is enough water for daily life;

- There are enough supplies for children at all-day schools;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ensuring that the disposal of waste is in compliance with regulations and requirements for fire prevention and fighting.

5. Other rooms:

a) Rooms for learning: physical education room, art education room or multi-function room;

b) Management, administration block: office; room of board of school management; management, administration room; medical room.

6. Requirements for equipment, utensil, toys, materials

a) To have adequate equipment, utensils, toys, materials according to the list, provisions of the Ministry of Education and Training and to be used effectively in nurture, care for and education of children. If the equipment, utensils, toys, materials outside the list issued by the Ministry of Education and Training, they must ensure the education, safety, suitableness for pre-school children; not of the list banned from import by the Government;

b) The equipment, utensils, toys, materials are preserved, repaired, replaced, supplemented, updated regularly; there is a system of books serving the nurture, care for and education of children prescribed in Article 25 of the charter of the preschool.

7. Garden: There is a playground, outdoor toys and green trees.

Article 30. Management and use of assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Annually, the school, children’s nursery founded by people set up an inventory council of asset value and reinvestment, addition of assets; assets that are not needed or out of value, they can be liquidated, sold to recover funds for the school.

Chapter VI

INSPECTION, EXAMINATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 31. Inspection and examination

1. The school, children’s nursery shall regularly perform self-inspection of the activities in accordance with current regulations.

2. Education management agencies are responsible for examination, inspection of quality in accordance with provisions of the Ministry of Education and Training, the Regulation on organization and operation of private pre-schools and timely resolution of complaints, denunciation of agencies, organizations and individuals in accordance with the Law on Complaints and Denunciations and the Inspection Law.

Article 32. Reward

Collectives, individuals, administrators, teachers and staffs of the schools, children’s nursery founded by people with much contribution to the preschool education are rewarded in accordance with the Law on Emulation and Reward.

Article 33. Handling of violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case of having sufficient evidence to prove that the schools, children’s nursery founded by people fail to abide by the laws of the State, the regulations and rules of the Ministry of Education and Training; fail to guarantee the safety and quality of nurture, care for and education of children; fail to guarantee the minimum requirements for material facilities and equipment; or fail to have decision on permission of the establishment but still operate, depending on the levels of violations, will be handled in one of the following forms:

a) Reprimand;

b) Warning;

c) Handled administrative violations in accordance with current regulations;

d) Suspended the operation with a definite term or dissolve the schools, children’s nursery founded by people./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/06/2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.863

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.194.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!