Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT chuẩn chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học

Số hiệu: 17/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 22/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Chuẩn đầu vào chương trình đào tạo đại học

Đây là nội dung tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Theo đó, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:

Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.

Ngoài ra, Thông tư 17/2021 cũng quy định chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ như sau:

- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ:

+  Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

+ Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.

- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ:

+ Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên);

+ Có năng lực kinh nghiệm nghiên cứu.

Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 07/8/2021 và thay thế Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực và ngành đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Thông tư này không quy định đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, bao gồm cả chương trình liên kết với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

4. Các chương trình đào tạo thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

2. Chuẩn chương trình đào tạo của một trình độ giáo dục đại học là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của các ngành (các nhóm ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng đào tạo.

3. Chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một lĩnh vực) ở một trình độ là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng.

4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.

5. Chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào) của một chương trình đào tạo là những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm mà người học cần có để theo học chương trình đào tạo.

6. Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam; chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 8 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

7. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.

8. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.

9. Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp có mục tiêu và nội dung theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, phát triển năng lực làm việc gắn với một nhóm chức danh nghề nghiệp cụ thể.

10. Lĩnh vực đào tạo là tập hợp một số nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn hoặc nghề nghiệp, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

11. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

12. Môn học, học phần (sau đây gọi chung là học phần) là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào tạo. Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học kỳ.

13. Thành phần của một chương trình đào tạo là một nhóm học phần và các hoạt động học tập, nghiên cứu khác có đặc điểm chung về chuyên môn; có vai trò rõ nét trong thực hiện một nhóm mục tiêu và yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Các thành phần được sử dụng để thiết kế cấu trúc tổng thể của chương trình đào tạo, như giáo dục đại cương, khoa học cơ bản, cơ sở và cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và các thành phần khác.

Điều 3. Mục đích ban hành chuẩn chương trình đào tạo

1. Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo;

c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.

2. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực ở mỗi trình độ có thể quy định cao hơn hoặc mở rộng hơn so với các quy định chung trong chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đó.

Chương II

CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 4. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1. Phải nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp chương trình đào tạo.

2. Phải thể hiện được định hướng đào tạo: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hoặc định hướng nghề nghiệp; đáp ứng nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan.

3. Phải phù hợp và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo, nhu cầu của xã hội; phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và mô tả trình độ theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Điều 5. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

1. Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.

2. Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.

3. Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.

4. Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

5. Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.

6. Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.

7. Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn.

Điều 6. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo

1. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo.

2. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.

3. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ: Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.

4. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ: Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên); có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu.

Điều 7. Khối lượng học tập

1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.

a) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;

b) Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;

b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;

c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;

d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.

3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.

Điều 8. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo

1. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:

a) Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;

b) Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;

c) Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;

d) Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.

2. Mỗi thành phần, học phần của chương trình đào tạo phải quy định mục tiêu, yêu cầu đầu vào và đầu ra, số tín chỉ và nội dung, đặc điểm chuyên môn; đóng góp rõ nét trong thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:

a) Giáo dục đại cương bắt buộc bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành;

b) Đối với các chương trình đào tạo song ngành, ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo cần được cấu trúc để thể hiện rõ những thành phần chung và những phần riêng theo từng ngành;

c) Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, yêu cầu khối lượng thực tập tối thiểu 8 tín chỉ.

4. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ:

a) Định hướng nghiên cứu: khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn, 12 đến 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác;

b) Định hướng ứng dụng: thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.

5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ:

a) Tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ;

b) Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ;

c) Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học.

Điều 9. Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập

1. Phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo.

2. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo.

3. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, thúc đẩy nỗ lực và hỗ trợ tiến bộ của người học, cải tiến chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Điều 10. Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ

1. Chuẩn chương trình phải quy định những yêu cầu tối thiểu về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ để tổ chức giảng dạy và hỗ trợ người học nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

2. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:

a) Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;

b) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;

c) Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;

d) Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.

3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ:

a) Giảng viên có trình độ tiến sĩ;

b) Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;

c) Có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần của chương trình;

d) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỷ lệ tối đa 05 học viên trên một người hướng dẫn.

4. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ:

a) Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt;

b) Có ít nhất 01 giáo sư (hoặc 02 phó giáo sư) ngành phù hợp và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu;

c) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 07 nghiên cứu sinh/giáo sư, 05 nghiên cứu sinh/phó giáo sư và 03 nghiên cứu sinh/tiến sĩ.

5. Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định yêu cầu cụ thể về đội ngũ giảng viên không thấp hơn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này; yêu cầu cụ thể về tỉ lệ người học trên giảng viên; yêu cầu về đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo (nếu cần thiết), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.

Điều 11. Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu

Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm, công nghệ thông tin, thư viện, học liệu, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo, để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo.

Chương III

XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH CHO CÁC LĨNH VỰC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO

Điều 12. Xây dựng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và ngành đào tạo

1. Chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành được xây dựng cho từng trình độ và theo từng lĩnh vực hoặc theo một số nhóm ngành trong trường hợp cần thiết (sau đây gọi chung là “khối ngành”), đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng theo quy định tại Chương II của Thông tư này;

b) Phải có phần quy định chung để áp dụng cho tất cả ngành đào tạo thuộc khối ngành và có phần quy định riêng cho từng ngành liên quan (nếu cần);

c) Phải căn cứ yêu cầu chung về công việc, vị trí việc làm tương lai của người tốt nghiệp các ngành đào tạo thuộc khối ngành;

d) Phải có sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của các bên liên quan, trong đó có đại diện các cơ sở đào tạo, giới sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn;

đ) Có tham khảo, đối sánh với mô hình, chuẩn hoặc tiêu chuẩn đối với các chương trình đào tạo của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên quan;

e) Bảo đảm quyền tự chủ về xây dựng chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo; đưa ra các yêu cầu nhưng không quy định cấu trúc cụ thể của chương trình đào tạo, không quy định chi tiết các học phần của chương trình đào tạo trừ những học phần được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 của Thông tư này.

2. Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của lĩnh vực đào tạo thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Hội đồng tư vấn khối ngành

1. Hội đồng tư vấn khối ngành do các Bộ thành lập theo phân công tại Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Bộ chủ quản), thực hiện chức năng giúp Bộ chủ quản triển khai nhiệm vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho khối ngành tương ứng.

2. Hội đồng tư vấn khối ngành được phép sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị được Bộ chủ quản giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành (sau đây gọi là cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo).

3. Hội đồng tư vấn khối ngành hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tư vấn khối ngành

a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong lĩnh vực, nhóm ngành, ngành cần xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng;

b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;

c) Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ chủ quản quyết định;

d) Các Ban chuyên môn của Hội đồng giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thành viên của mỗi Ban chuyên môn bao gồm một số thành viên Hội đồng và các chuyên gia khác có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Ban.

5. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khối ngành

a) Xác định việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo khối ngành theo từng lĩnh vực hay nhóm ngành và danh mục các ngành liên quan; sự cần thiết phải quy định các yêu cầu cụ thể cho từng ngành;

b) Xây dựng và cập nhật chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đảm bảo phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo đối với trình độ tương ứng theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và ban hành;

c) Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan chủ trì xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giao theo quy định của pháp luật.

6. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn khối ngành

a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành; tính phù hợp với thực tế; tính phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; tính phù hợp với các quy định hiện hành và đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo;

b) Thực hiện trách nhiệm giải trình trước các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan khác về các vấn đề liên quan đến chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành;

c) Xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên của Hội đồng tư vấn khối ngành; kiến nghị với Bộ chủ quản thay đổi các thành viên và kiện toàn Hội đồng tư vấn khối ngành (nếu cần thiết);

d) Phối hợp với cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản về kế hoạch, tiến độ, kết quả xây dựng chuẩn chương trình đào tạo.

Điều 14. Cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo

1. Bộ chủ quản chịu trách nhiệm lựa chọn cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc có uy tín, ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đào tạo liên quan, có năng lực và kinh nghiệm trong phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo để giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành.

2. Nhiệm vụ của cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo:

a) Phối hợp với Hội đồng tư vấn khối ngành lập kế hoạch, đảm bảo kinh phí, nhân lực và tiến độ triển khai xây dựng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Phục vụ hoạt động của các Hội đồng tư vấn khối ngành, tổ chức các hoạt động khác phục vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành;

c) Thực hiện trách nhiệm giải trình trước các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về các vấn đề liên quan đến tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các khối ngành.

Điều 15. Thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của từng khối ngành. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau:

a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong đúng lĩnh vực, ngành cần thẩm định chuẩn chương trình đào tạo, có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định;

b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;

c) Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Hội đồng tư vấn khối ngành.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo

a) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành nhằm đánh giá chất lượng, tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định ban hành chuẩn chương trình đào tạo;

b) Hội đồng thẩm định căn cứ vào các quy định của Thông tư này, quy chế tuyển sinh, tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành đào tạo để thẩm định chuẩn chương trình đào tạo;

c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chuẩn chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung; hoặc Hội đồng thông qua chuẩn chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung; hoặc Hội đồng không thông qua chuẩn chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua;

d) Hội đồng chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về kết quả làm việc của mình; có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.

3. Tổ chức họp Hội đồng thẩm định

a) Hội đồng thực hiện thẩm định chuẩn chương trình đào tạo theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Các cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có kết quả biểu quyết về kết luận của Hội đồng thẩm định, có chữ ký của các thành viên Hội đồng thẩm định.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực đối với các trình độ của giáo dục đại học căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định.

Điều 16. Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo

1. Chuẩn chương trình đào tạo phải được rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 05 năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu thay đổi của khoa học, công nghệ và xu thế phát triển ngành đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ chủ quản quyết định việc kiện toàn hoặc thành lập mới các Hội đồng tư vấn khối ngành để tổ chức rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Thông tư này.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cập nhật theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

Chương IV

XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 17. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo

1. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng:

a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo;

b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo.

2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.

3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo:

a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động;

c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn;

d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài;

đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần;

e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra;

g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo;

h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.

Điều 18. Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo

1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau:

a) Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đúng ngành hoặc ngành gần đối với chương trình đào tạo thuộc ngành mới, các chuyên gia am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, có năng lực xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo không là thành viên Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo;

b) Hội đồng thẩm định có số thành viên là số lẻ, gồm Chủ tịch, Thư ký, tối thiểu 02 ủy viên phản biện thuộc hai cơ sở đào tạo khác nhau và các ủy viên Hội đồng; trong đó có ít nhất 01 thành viên là người đại diện cho đơn vị sử dụng lao động;

c) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định cụ thể tiêu chuẩn, số lượng, thành phần, cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo phù hợp với quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

2. Yêu cầu thẩm định chương trình đào tạo:

a) Đánh giá được mức độ đáp ứng các quy định của chuẩn chương trình đào tạo, quy chế tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu của ngành đào tạo và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định;

b) Kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua.

3. Sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ký quyết định ban hành và áp dụng chương trình đào tạo.

4. Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trước khi được sử dụng theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải được thẩm định theo quy định tại Điều này.

Điều 19. Đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, cập nhật; kết quả rà soát, đánh giá phải được cơ sở đào tạo áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này và chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có);

b) Việc đánh giá phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...). Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu hai lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo;

c) Việc đánh giá phải phải làm rõ tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy);

d) Việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

3. Chu kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo tối đa là 05 năm; quy trình đánh giá tổng thể tương tự với quy trình xây dựng mới chương trình đào tạo. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo công bố chương trình đào tạo dưới dạng chương trình đào tạo mới hoặc chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung sau khi được đánh giá và cập nhật.

4. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp theo quy định về mở ngành đào tạo tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Hội đồng tư vấn khối ngành xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, nhóm ngành cụ thể.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành và thực hiện chương trình đào tạo, công khai thông tin của tất cả các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo trên cổng thông tin điện tử theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan.

3. Các cơ sở đào tạo quy định cụ thể việc xây dựng, thẩm định, ban hành, áp dụng chương trình đào tạo mới; rà soát, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

4. Đối với các các ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực chưa ban hành chuẩn chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo thực hiện quy định tại Chương II của Thông tư này và tham khảo tiêu chuẩn nghề nghiệp trong nước và quốc tế cho ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực tương ứng để xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo.

Điều 21. Chế độ báo cáo và công khai thông tin về chương trình đào tạo

1. Hằng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các yêu cầu sau:

a) Thông tin chung về chương trình đào tạo bao gồm: tên chương trình đào tạo, địa điểm thực hiện chương trình đào tạo, yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo, tình trạng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;

b) Tác động đánh giá chương trình và đánh giá chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng của các chương trình đào tạo;

c) Nguồn lực thực hiện chương trình bao gồm: phân tích số lượng và phân bố giảng viên, giảng viên có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành; ngân sách và nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ đào tạo.

2. Báo cáo về chương trình đào tạo theo các quy định tại Thông tư này thực hiện theo hình thức văn bản và cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo, Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm về thời gian báo cáo, tính chính xác và chất lượng báo cáo.

4. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo các yêu cầu sau:

a) Thông tin chung về chương trình gồm chương trình áp dụng đối với khóa tuyển sinh cụ thể; hình thức, phương thức và thời gian đào tạo; các thông tin theo các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo;

b) Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, những cải tiến chương trình đào tạo đã thực hiện trong vòng 5 năm liền trước đó nâng cao chất lượng đào tạo;

c) Tình trạng kiểm định của các chương trình đào tạo đang thực hiện tại cơ sở đào tạo.

Điều 22. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2021.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

3. Các cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện cho các khóa đã tuyển sinh và nhập học trước ngày 01 tháng 01 năm 2022. Đối với các khóa tuyển sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2022, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

4. Việc mở các chương trình đào tạo mới tại các cơ sở đào tạo phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành.

5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như khoản 5 Điều 22;
- Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

PHỤ LỤC

(Kèm theo Thông tư số: 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bước 1: Thu thập, biên dịch, so sánh, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo:

Thu thập, rà soát, biên dịch, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo của một số quốc gia trên thế giới;

Thu thập, rà soát, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan tới nghề nghiệp ngành đào tạo;

Đối chiếu với kết quả phân tích tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, so sánh điểm giống và khác nhau.

Bước 2: Khảo sát, xây dựng danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp; Tổng hợp và thống nhất danh mục các nhóm dịch vụ, hoạt động, công việc của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 3: Khảo sát, thu thập ý kiến, quan điểm của các bên liên quan (nhà quản lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động) đối với danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực ngành đào tạo;

Viết dự thảo báo cáo kết quả danh mục các nhóm công việc và nhu cầu năng lực (các năng lực cần thiết để thực hiện các nhóm công việc) của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 4: Xây dựng dự thảo chuẩn chương trình đào tạo (dựa trên quy định chuẩn chương trình đào tạo các ngành, khối ngành theo trình độ và các năng lực nghề nghiệp theo ngành đào tạo);

Xây dựng phiếu khảo sát về chuẩn chương trình đào tạo và tính khả thi áp dụng chuẩn chương trình đào tạo phát triển chương trình cho loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn.

Bước 5: Khảo sát ý kiến của các bên liên quan (nhà quản lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng và bản thân loại nhân lực ngành đào tạo) về dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam.

Bước 6: Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa vào kết quả khảo sát.

Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và báo cáo kết quả rà soát, nghiên cứu, phân tích nhu cầu năng lực loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 17/2021/TT-BGDDT

Hanoi, June 22, 2021

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR STANDARDS AND FORMULATION, APPRAISAL AND PROMULGATION OF TRAINING PROGRAMS OF HIGHER EDUCATION

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Amendment to the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 detailing and providing guidelines for a number of Articles of the Law on High Education;

Pursuant to the Government's Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 elaborating and providing guidelines for a number of Articles of the Law on Amendments to Law on Higher Education;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Education and Training hereby promulgates a Circular providing for standards and formulation, appraisal and promulgation of training programs of higher education.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides for standards of training programs of higher education; formulation, appraisal and promulgation of standards of training programs of academic disciplines; and formulation, appraisal and promulgation of training programs of higher education.

2. This Circular is applicable to higher education institutions, other educational institutions permitted to provide higher education programs, academies and institutes established by the Prime Minister in accordance with the Law on Science and Technology and permitted to provide doctoral programs (hereinafter collectively referred to as “training institutions”) and relevant organizations and individuals.

3. This Circular is not applicable to training programs whose degrees are awarded by foreign training institutions, including training programs provided in cooperation with other countries according to regulations on foreign cooperation and investment in education.

4. Training programs adopted according to regulations in Point c Clause 1 Article 36 of the Law on Higher Education (amended in 2018) must adhere to regulations of this Circular.

Article 2. Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. “training program” refers to a system of designed and organized educational and training activities that count towards training objectives and a higher education degree. A training program includes objectives, knowledge volume, structure, content, methods for assessment appropriate to the subjects, academic discipline and qualification, and expected learning outcomes in compliance with the Vietnamese Qualifications Framework.

2. “standards for training programs at a higher education level” means general and minimum requirements applicable to all training programs of an academic discipline (or academic discipline group or field of training) at such level, including requirements for objectives, expected learning outcomes, admission requirements, minimum academic load, structure and content, methods for teaching and learning assessment, and program provision conditions to ensure training quality (herein after referred to as “level-based program standards”).

3. “standards for training programs of an academic discipline (or academic discipline group or field of training) at a level” means general and minimum requirements applicable to all training programs of the academic discipline (or academic discipline group or field of training) and appropriate to the corresponding level-based program standards (hereinafter referred to as “discipline-based program standards”).

4. “expected learning outcomes” means the quality and capacity that learners will achieve after completing a training program, including minimum requirements for knowledge, skills, independence and responsibilities of learners upon graduation.

5. “admission requirements” of a training program refers to minimum requirements in terms of qualifications, capacity and experience for persons who wish to enroll in the training program.

6. “level-7 specialized training programs” means the training programs of some special academic disciplines according to the Government’s regulations that require learners to achieve qualification equivalent to level 7 of the Vietnamese Qualifications Framework; “level-8 specialized training programs” means the training programs of some special academic disciplines according to the Government’s regulations that require learners to achieve qualification equivalent to level 8 of the Vietnamese Qualifications Framework.

7. "research-oriented training programs” refers to training programs whose objectives and content focus on basic theory and principles of sciences and development of source technologies that provide the foundation for development of applied sciences and technology.

8. “application-oriented training programs” refers to training programs whose objectives and content focus on development of basic research results, application of source technologies as technological solutions and management procedures and design of tools that meet human’s diverse needs.

9. “job-oriented training programs” refers to training programs whose objectives and content focus on equipment of in-depth knowledge and skills and development of professional capacity in connection with a group of specific professional titles.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. “academic discipline group” means a collection of some academic disciplines having common specialized characteristics and corresponding to level III education and training list of list of education and training of the national educational system.

12. “subject” or “unit of study” (hereinafter collectively referred to as “unit of study”) means a collection of designed teaching and learning activities that aim to achieve certain learning objectives and equip learners with knowledge and skills concerning a specific area of study in the training program. A unit of study is usually taught in one semester.

13. “component” of a training program means a group of units of study and other learning and research activities that have common specialized characteristics; and play a clear role in achieving a group of objectives and expected learning outcomes of the training program. Components are used to design the general structure of the training program, such as introductory courses, basic science, basics and core of the academic discipline, practical, experiences and scientific research, and other elements.

Article 3. Objectives for promulgation of training program standards

1. Training program standards shall provide the bases for the following activities:

a) Promulgation of regulations on offering of new academic disciplines, admission quota determination, admission organization, organization and management of joint training, and standards for training program assessment and accreditation by the Ministry of Education and Training;

b) Development, appraisal, promulgation, adoption, assessment and improvement of training programs; formulation of regulations on admission, training organization and management, recognition and transfer of credits for learners, and recognition of training programs of other training institutions; and accountability assurance by training institutions;

c) Inspection of training programs and training program quality assurance by competent authorities; supervision of training operations and results of training institutions by relevant parties and the whole society.

2. Level-based program standards shall provide the bases for formulation, appraisal and promulgation of discipline-based program standards at each level. Discipline-based program standards at each level may have higher or broader requirements compared to the general requirements in the corresponding level-based program standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LEVEL-BASED PROGRAM STANDARDS

Article 4. Objectives of training programs

1. State the expectations of the training institution for the capacity and career prospects of learners after they complete the training program.

2. Specify whether the training program is research-oriented, application-oriented or job-oriented; how it meets requirements of employers and relevant parties.

3. Be appropriate and connected to the mission, vision and development strategy of the training institution and society’s need; suitable for the objectives of higher education mentioned in the Law on Higher education and description of the education level according to the Vietnamese Qualifications Framework.

Article 5. Expected learning outcomes of training programs

1. Be clear and practical; name academic results concerning general understanding and core capacity at the education level as well as specific requirements of the field of training or academic discipline that learners should achieve after they complete the program.

2. Measure and evaluate according to cognitive learning levels, providing the basis for design, application and improvement of teaching content and methods; assess learners’ performance and award degrees to learners.

3. Be consistent with objectives of the training program, show contributions in a clear manner and include requirements representative of employers and other relevant parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Ensure relevance to admission requirements of the higher education level (if any) and, concurrently, facilitate admission to other programs at the same level, especially programs in the same academic discipline group or field of training.

6. Be elaborated in expected learning outcomes of units of study and components of the training program, and adopted in a systematic manner via connections between units of study and components.

7. Be feasible and appropriate to the program load so that the majority of learners, who meet admission requirements, can complete the program in standard time.

Article 6. Admission requirements of training programs

1. Admission requirements of a training program must clarify minimum requirements in terms of qualifications, capacity and experience applicable to the education level, academic discipline and training orientation for persons who wish to complete the training program successfully.

2. Admission requirement of undergraduate programs and level-7 specialized training programs: learners must complete high school or equivalent.

3. Admission requirements of masters programs: learners must complete undergraduate study (or equivalent level or higher) in a suitable academic discipline and have level-3 foreign language qualification according to the Vietnamese 6-level framework of reference for foreign languages or equivalent. Admission requirements of research-oriented masters programs: learners must hold a bachelor's degree classified as good or higher or have published scientific papers related to the field of training for which they are applying.

4. Admission requirements of doctoral programs: learners must complete graduate study or a level-7 specialized training program in a suitable academic discipline or hold a bachelor's degree classified as very good (or equivalent or higher degree) in a suitable academic discipline; and have level-4 foreign language qualification according to the Vietnamese 6-level framework of reference for foreign languages (or equivalent or higher qualification); and have research capacity and experience.

Article 7. Academic load

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) A credit shall be equivalent to 50 hours of study by a learner, including time for class attendance, study with instructions, self-study, research, experiences, examinations and assessments;

b) For in-class teaching activities, a credit requires at least 15 hours of teaching or 30 hours of practical, experimentation and/or discussion, with one class hour equivalent to 50 minutes.

2. Minimum academic load of a training program must comply with requirements of the Vietnamese Qualifications Framework. To be specific:

a) For undergraduate programs: 120 credits and physical education and national defense-security education load per existing regulations;

b) For level-7 specialized training programs: 150 credits and physical education and national defense-security education load per existing regulations; or 30 credits for persons holding a bachelor’s degree in the same academic discipline group;

c) For masters programs: 60 credits for persons holding a bachelor’s degree in the same academic discipline group;

d) For doctoral programs: 90 credits for persons holding a master’s degree, and 120 credits for persons holding a bachelor’s degree in the same academic discipline group.

3. Minimum academic load of dual-degree programs shall have 30 credits and major/minor degree programs shall have 15 credits more than that of corresponding single-degree programs.

Article 8: Structure and content of training programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Specify the role of each component and unit of study as well as logical connection and mutual complementation between components and units of study with the aim of achieving the general objectives and requirements of the training program;

b) List out general specialized and professional requirements and characteristics of the field of training and/or academic discipline group at the education level, facilitating bridge programs between academic disciplines and education levels; concurrently, elaborate specific requirements and characteristics of the academic discipline.

c) Stipulate major components compulsory for all learners; concurrently, provide additional and optional components that learners may choose according to their career plans;

d) Provide guidance for learners in a flexible manner; enable learners to draw up their own study plans as suitable for their capacity and personal circumstances.

2. Each component and unit of study of the training program must specify their objectives, entry requirements, expected learning outcomes, credit quantity and specialized content and characteristics; and clear contribution to achievement of objectives and expected learning outcomes of the training program.

3. Requirements for undergraduate programs and level-7 specialized training programs:

a) Compulsory introductory courses include political theory, law, physical education and national defense-security education per existing regulations;

b) For dual-degree programs and major/minor degree programs, their structures must present the common components and specific components of each academic discipline.

c) Minimum practical load of level-7 specialized training programs shall be 8 credits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For research-oriented programs: scientific research load shall range between 24 and 30 credits, including 12-15 credits for thesis and 12-15 credits for other research topics, graduate projects and projects;

b) For application-oriented programs: practical shall be 6-9 credits; unit of study for graduation shall be 6-9 credits in the form of graduate project or project.

5. Requirements for doctoral programs:

a) At least 80% of each program is dedicated to scientific research and doctoral thesis;

b) Maximum 16 credits are for compulsory or elective units of study for learners who enroll with a master’s degree;

c) Maximum 30 credits are for compulsory or elective units of study for learners who enroll with a bachelor’s degree.

Article 9. Teaching methods and academic performance assessment

1. Teaching methods must be designed by regarding the learner as the center and subject of the training process and with the aim of encouraging the learner to participate in learning activities with proactivity and effort, and providing effective guidance to enable the learner to achieve the expected learning outcomes of each unit of study, each component and the whole program.

2. Academic performance assessment must be made based on expected learning outcomes and determine the learner’s cognitive learning level according to the expected learning outcomes of each unit of study, each component and the whole program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Lecturers and support personnel

1. Training program standards must stipulate minimum requirements in terms of quantity, structure, qualifications, capacity and experience of lecturers and support personnel teaching and supporting learners with achieving the expected learning outcomes of training programs.

2. Requirements for lecturers of undergraduate programs and level-7 specialized training programs:

a) Lecturers shall hold a master’s degree or higher; assistant lecturers shall hold a bachelor’s degree or higher;

b) At least 01 full-time lecturer shall have a doctorate in a suitable academic discipline to take charge of formulating and adopting the training program;

c) At least 05 full-time lecturers shall have a doctorate in a suitable specialization to take charge of teaching the training program, with each component of the program in charge by a lecturer with a suitable specialization;

d) There shall be sufficient lecturers to ensure compulsory learner/lecturer ratio.

3. Requirements for lecturers of masters programs:

a) Lecturers shall have a doctorate;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) A full-time lecturer with a suitable specialization shall take charge of teaching each unit of study;

d) There shall be sufficient instructors to ensure that each instructor is in charge of no more than 05 learners.

4. Requirements for lecturers of doctoral programs:

a) Lecturers shall have the title of professor or associate professor; or hold a doctorate with good research capability;

b) Full-time lecturers shall include at least 01 professor (or 02 associate professors) of a suitable academic discipline and 03 lecturers holding a doctorate in a suitable academic discipline;

c) There shall be sufficient instructors to ensure that each professor is in charge of no more than 07 research students, each associate professor is in charge of no more than 05 research students and each doctorate holder is in charge of no more than 03 research students.

5. For discipline-based program standards, their requirements for lecturers shall not be lower than the requirements in Clauses 2, 3 and 4 of this Article; requirements for learner/lecturer ratio; and requirements for supporting personnel (if necessary) shall be appropriate to the characteristics of each field of training, academic discipline group or academic discipline.

Article 11. Facilities, technology and educational resources

Discipline-based program standards shall stipulate minimum requirements for facilities, equipment for practice and experiments, information technology, libraries, educational resources and systems for learning support and management and training management to assist learners in achieving expected learning outcomes of their programs and as appropriate to the characteristics of each field of training, academic discipline group or academic discipline.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FORMULATION, APPRAISAL AND PROMULGATION OF DISCIPLINE-BASED PROGRAM STANDARDS

Article 12. Formulation of discipline-based program standards

1. Discipline-based program standards shall be formulated for each education level and each field of training or some academic discipline groups (hereinafter collectively referred to as “discipline set”) where necessary in compliance with the following requirements:

a) Meet requirements of the corresponding level-based program standards in Chapter II of this Circular;

b) Have general regulations applicable to all academic disciplines of the discipline set and specific regulations for each relevant academic discipline (if necessary);

c) Be based on general requirements for future jobs and work positions of learners of academic disciplines of the discipline set;

d) Have active participation and useful contribution from relevant parties, including representatives of training institutions, employers, professional associations and experts in specialized areas;

dd) Refer to and compare with training program models and standards of relevant international organizations or other countries;

e) Ensure autonomy in training program formulation of training institutions; provide requirements but not stipulate detailed structure of training programs or units of study, excluding the units of study mentioned in Clauses 3, 4 and 5 Article 8 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Discipline set advisory councils

1. Discipline set advisory councils shall be established by Ministries as assigned in the Prime Minister’s Decision No. 436/QD-TTg dated March 30, 2020 (hereinafter referred to as "supervisory Ministries”) and support supervisory Ministries in formulating training program standards for corresponding discipline sets (hereinafter referred to as “set-based program standards”).

2. Discipline set advisory councils may use seals of units assigned to organize formulation of set-based program standards by supervisory Ministries (hereinafter referred to as “standard formulating authorities”).

3. Discipline set advisory councils shall operate according to the guidance of the Ministry of Education and Training.

4. Organizational structure of discipline set advisory councils

a) Every council shall consist of a chairperson, deputy chairpersons, members and secretary being experts in the field of training, academic discipline group or academic discipline of the program standards to be formulated; these persons shall have good reputation and professional experience and qualifications suitable for the functions, duties and specialized areas of the council;

b) The council shall have at least 09 members, including representative of the Ministry of Education and Training; representative of the supervisory Ministry; representative of the standard formulating authority; representatives of some higher education institutions; representatives of enterprises, professional organizations, associations and human resources management authorities; and experts in formulation, development and assurance of quality of training programs;

c) Quantity, structure, composition and standards of council members and council chairperson shall be decided by the supervisory Ministry;

d) Specialized boards of the council shall assist the council with its duties. Members of each specialized board shall include some council members and other experts whose reputation and professional qualifications and experience are suitable for the specialized area of the board.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Determine formulation of set-based program standards for each field of training or discipline set and list of relevant academic disciplines; necessity of providing specific requirements for each academic discipline;

b) Formulate and update set-based program standards in compliance with corresponding level-based program standards according to regulations in Article 12 of this Circular and propose them to the Minister of Education and Training for appraisal and promulgation;

c) Participate in inspection, supervision and assessment of compliance with training programs of training institutions as prescribed by law;

d) Perform other duties assigned by the standard formulating authority as prescribed by law.

6. Responsibilities of discipline set advisory councils

a) Take responsibility for content and quality of set-based program standards; practicality; compliance with level-based program standards; conformity to existing regulations and assurance of autonomy of training institutions;

b) Be held accountable before competent authorities, training institutions and other relevant parties for matters concerning set-based program standards;

c) Formulate regulation of operations, assign tasks to council members; propose member change and council strengthening to the supervisory Ministry (if necessary);

d) Cooperate with standard formulating authorities in reporting on standard formulation plans, progress and results to the Ministry of Education and Training and supervisory Ministries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Supervisory Ministries shall select and assign affiliated entities that are reputable, have large influence on relevant fields of training, are capable of and experienced in developing training programs and ensuring quality thereof to organize set-based program standard formulation.

2. Duties of standard formulating authorities:

a) Cooperate with discipline set advisory councils in preparing program standard formulating plans and ensuring funding and workforce for as well as progress of program standard formulation as per regulations of law and guidelines of the Ministry of Education and Training;

b) Assist operations of discipline set advisory councils and organize other activities in support of set-based program standard formulation;

c) Be held accountable before state agencies and the society for matters concerning organization of set-based program standard formulation.

Article 15. Appraisal and promulgation of training program standards

1. The Minister of Education and Training has the power to decide establishment of a council for appraisal of the training program standards of each discipline set (hereinafter referred to as “standard appraising council”). Standards and structure of standard appraising councils are as follows:

a) Every standard appraising council shall consist of a chairperson, deputy chairpersons, members and secretary being experts in the field of training or academic discipline of the program standards to be appraised; these persons shall have good reputation and professional experience and qualifications suitable for the functions, duties and specialized areas of the council; special cases shall be decided by the Minister of Education and Training;

b) The council shall have at least 09 members, including representative of the Ministry of Education and Training; representative of the supervisory Ministry; representative of the standard formulating authority; representatives of some higher education institutions; representatives of enterprises, professional organizations, associations and human resources management authorities; and experts in formulation, development and assurance of quality of training programs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Duties and powers of standard appraising councils:

a) Appraise set-based program standards to evaluate their quality and advise the Ministry of Education and Training on issuing decisions to promulgate these standards;

b) Appraise training program standards according to regulations of this Circular, existing regulations on admission and training organization for corresponding education levels; minimum requirements for program provision; other relevant regulations on training programs; and requirements and standards of academic disciplines;

c) Give one of the following conclusions in a clear manner: the program standards are approved by the council and do not require any revision; or the program standards are approved by the council but require some revision and specify such revision; or the program standards are not approved by the council and provide the reason for such disapproval;

d) Take responsibility before state agencies and the society for their work; and be held accountable by request.

3. Meetings of standard appraising councils

a) Standard appraising councils shall appraise training program standards as planned by the Ministry of Education and Training;

b) Meetings of standard appraising councils must be recorded in writing. The minutes shall include results of voting on conclusions of the councils and signatures of council members.

4. The Minister of Education and Training shall decide promulgation of standards for training programs of academic disciplines and discipline sets of each field of training and education level based on conclusions of standard appraising councils.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Training program standards must be revised at least once every 05 years. Where necessary, the Ministry of Education and Training may decide to revise training program standards of academic disciplines and discipline sets of each field of training in accordance with scientific and technological advancement and training development trends.

2. The Ministry of Education and Training shall cooperate with supervisory Ministries in deciding strengthening of existing discipline set advisory councils or establishment of new councils to revise set-based program standards according to regulations in Articles 12 and 13 of this Circular.

3. The Minister of Education and Training shall organize appraisal and promulgation of training program standards according to regulations in Article 15 of this Circular.

Chapter IV

FORMULATION, APPRAISAL AND PROMULGATION OF TRAINING PROGRAMS

Article 17. Formulation of training programs

1. Heads of training institutions have the power to decide establishment of councils for training program formulation (hereinafter referred to as “program formulating councils”) to formulate training programs. Every program formulating council shall include:

a) Lecturer representatives who are knowledgeable about the academic discipline or specialized area of the program, directly involved in teaching or training management of the training institution and capable of formulating and developing the training program;

b) Experts in training program development and higher education quality assurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Heads of training institutions shall decide standards, quantity, composition and members for program formulating councils; stipulate duties and powers of program formulating councils and members thereof.

3. Requirements for training programs:

a) Meet requirements of level-based program standards according to regulations in Chapter II of this Circular, discipline-based program standards, set-based program standards (if any) and the Vietnamese Qualifications Framework;

b) Present contributions to labor demand satisfaction according to sectorial, local and national socio - economic development plans and strategies and demand of the labor market;

c) Reflect requirements of relevant parties, including representatives of lecturers of specialized units, representatives of employers and professional associations, experts in specialized areas and alumni currently working in their fields of training;

d) Refer and be compared with accredited training programs of the same education level and academic discipline of reputable Vietnamese and foreign training institutions;

dd) Be designed based on expected learning outcomes of training programs; provide both skills and knowledge; have matrices for units of study with expected learning outcomes, ensure that expected learning outcomes of training programs are sufficiently distributed to and covered by expected learning outcomes of their units of study;

e) Teaching, learning and assessing activities must be made into plans and designed based on expected learning outcomes of units of study, ensuring provision of teaching activities that support achievement of expected learning outcomes;

g) Provide regulations and guidelines on adopting training programs, ensuring training quality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Appraisal and promulgation of training programs

1. Heads of training institutions have the power to decide establishment of councils for training program appraisal (hereinafter referred to as “program appraising councils”). Standards and structure of program appraising councils are as follows:

a) Every program appraising council shall include professors, associate professors and holders of doctorates in the program’s academic discipline or an academic discipline close to the program's discipline if it is a new discipline and experts in the discipline and specialized area of the program who are capable of formulating and developing the program and ensuring higher education quality. Members of program appraising councils may not join program formulating councils;

b) The council shall have an odd number of members and be composed of a chairperson, secretary, at least 02 reviewers from two different training institutions and other council members, with at least 01 member representing employers;

2. Requirements for training program appraisal:

a) Evaluate compliance with regulations of program standards, existing regulations on training organization for corresponding education levels; other relevant regulations on training programs; requirements of academic disciplines and predetermined objectives and expected learning outcomes;

b) Give one of the following conclusions in a clear manner: the training program is approved by the council and does not require any revision; or the training program is approved by the council but requires some revision and specify such revision; or the training program is not approved by the council and provide the reason for such disapproval.

3. After program appraising councils give their conclusions, based on opinions of scientific and training councils of training institutions, heads of training institutions shall sign decisions to promulgate and adopt training programs.

4. Training programs of foreign higher education institutions must be appraised as per regulations of this Article before they may be adopted according to regulations in Point c Clause 1 Article 36 of the Law on Higher Education (amended in 2018).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Training programs shall be reviewed, assessed and revised on a regular basis; training institutions must improve training quality based on review and assessment results.

2. Requirements for training program assessment:

a) Meet requirements of the Vietnamese Qualifications Framework, level-based program standards according to regulations in Chapter II of this Circular, discipline-based program standards, set-based program standards (if any);

b) Be made based on evaluation of achievement of expected learning outcomes of the program for each cohort and feedback from relevant parties (employers, learners, lecturers, professional organizations, etc.). Each expected learning outcome must be assessed at least twice during the program assessment cycle;

c) Clarify efficiency of the current program (suitability for predetermined objectives and expected learning outcomes; consistency and connection between content, assessment methods and resources for learning and teaching of the program);

d) Put forwards proposals for improving the program's quality and predict impact of changes made to the program; assessment and improvement results must be published on the website of the training institution.

3. A cycle for comprehensive assessment of a training program shall last for no more than 05 years; procedures for such comprehensive assessment shall be similar to procedures for new training program formulation. Heads of training institutions may announce assessed and revised training programs as new training programs or revised training programs.

4. Assessment of a training program’s quality prior to graduation of the first cohort made in accordance with regulations on new program offering in Clause 18 Article 1 of the Law on Amendment to the Law on Higher Education must meet requirements provided in this Article.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Implementing responsibilities

1. The Ministry of Education and Training shall provide discipline set advisory councils with guidelines on formulation of program standards for specific academic disciplines and discipline sets.

2. The Ministry of Education and Training shall direct training institutions to formulate, appraise, promulgate and adopt training programs, publish information on all of their training programs on their web portals according to regulations of this Circular and relevant law provisions.

3. Training institutions shall stipulate formulation, appraisal, promulgation and adoption of new training programs; review, assess and improve their training programs according to regulations in Article 19 of this Circular.

4. For academic disciplines, discipline sets and fields of training without applicable training program standards, training institutions shall implement regulations in Chapter II of this Circular and refer to Vietnamese and international professional standards for corresponding academic disciplines, discipline sets and fields of training to formulate, appraise and promulgate training programs.

Article 21. Requirements for reporting and publication of information on training programs

1. Training institutions shall submit annual reports on the following matters to the Ministry of Education and Training:

a) General information on their training programs, including program names, locations where the programs are provided, minimum requirements for provision of the programs and accreditation status of the programs;

b) Impacts of assessments of the programs and assessments of expected learning outcomes thereof upon program quality improvement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Reports on training programs according to regulations of this Circular shall be made in writing and updated to national databases according to guidelines of the Ministry of Education and Training.

3. Heads of training institutions and heads of educational quality accreditation organizations shall take responsibility for reporting time and report accuracy and quality.

4. Training institutions shall publish the following information on their websites:

a) General information on training programs, including specific admission cohorts; training mode, method and duration; and information required according to training program standards;

b) Results of assessment of expected learning outcomes of training programs, and improvements made to training programs in the past 5 years to increase training quality;

c) Accreditation status of currently available training programs.

Article 22. Implementation clauses

1. This Circular comes into force from August 07, 2021.

2. This Circular supersedes Circular No. 07/2015/TT-BGDDT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. New training programs shall be provided in compliance with regulations of this Circular from the entry into force of this Circular.

5. Chief of the Ministry Office, Director General of Higher Education Department, heads of relevant affiliates of the Ministry of Education and Training; heads of training institutions and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

P.P. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Hoang Minh Son

 

APPENDIX

(Enclosed with Circular No. 17/2021/TT-BGDDT dated June 22, 2021 by Minister of Education and Training)

PROCEDURES FOR FORMULATION OF TRAINING PROGRAM STANDARDS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Collect, review, translate and analyze documents describing services, activities and jobs of the academic discipline in some other countries;

Collect, review and consolidate Vietnamese legislative documents concerning jobs related to the academic discipline;

Compare with results of analysis on documents concerning duties of learners of the academic discipline in Vietnam (find similarities and differences).

Step 2: Conduct survey and formulate list of types of jobs related to the academic discipline based on results of secondary data analysis; Consolidate and finalize list of types of services, activities and jobs related to the academic discipline.

Step 3: Survey and collect opinions of relevant parties (managers, professionals, training institutions, employers) on list of types of jobs related to the academic discipline;

Write a draft report on list of types of jobs related to the academic discipline and required capabilities (capabilities necessary for these types of jobs).

Step 4: Formulate draft training program standards (based on regulations on discipline-based program standards and set-based program standards and required professional capabilities of the academic discipline);

Formulate a survey on the training program standards and feasibility of application of the standards to development of programs for Vietnam based on investigation, survey and interview results.

Step 5: Survey opinions of relevant parties (managers, professionals, training institutions, employers and learners of the academic discipline) on the draft training program standards and feasibility of application of the standards to learners of the academic discipline in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Step 7: Complete the draft training program standards and report on the research into and analysis of capabilities required of learners of the academic discipline in Vietnam to the Ministry of Education and Training.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/06/2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


130.376

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.152.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!