BỘ
ĐẠI HỌC, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10-TT/TS-QLHS
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 10 năm 1988
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ ĐẠI HỌC, TRUNG HỌC VÀ DẠY NGHỀ SỐ 10-TT/TS-QLHS NGÀY
22 THÁNG 10 NĂM 1988 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC
XUẤT CẢNH ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI THEO CON ĐƯỜNG TỰ LỰA CHỌN
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã
ra Quyết định số 48/CT ngày 26 tháng 2 năm 1988 về việc cho phép công dân Việt
Nam xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng. Bộ Nội vụ đã ra Thông tư số
03/TTBNV (A18) ngày 17 tháng 5 năm 1988 hướng dẫn thực hiện Quyết định nói
trên.
Sau khi trao đổi thống nhất với
Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại Giao, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hướng
dẫn thêm một số điểm cụ thể về việc "đi học nước ngoài theo con đường tự lựa"
(mục 5 Điều 1 trong Quyết định 48/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
I. NGUYÊN TẮC
CHUNG
Người đi học nước ngoài theo con
đường tự lựa chọn (gọi tắt là người đi học nước ngoài) được:
- Tự chọn nước, ngành học, bậc học
(học nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học và trên đại học) và đăng ký với Nhà
nước.
- Tự túc mọi chi phí.
- Chịu sự quản lý của Đại sứ
quán Việt Nam ở nước sở tại và có nghĩa vụ, quyền lợi như mọi công dân Việt Nam
được cử ra nước ngoài học tập.
II. QUY ĐỊNH
VỀ NGÀNH HỌC, TIÊU CHUẨN, HỒ SƠ,THỦ TỤC XÉT DUYỆT
1. Về ngành học: Đi học những
ngành nghề trong nước đang cần để tiếp thu kỹ thuật mới, ngành nghề mới;
Người đi học nước ngoài chú ý học
những ngành nghề phục vụ chương trình tổng hợp tiến bộ khoa học kỹ thuật, phục
vụ các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước ta (lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu), phục vụ những ngành nghề trong chương trình hợp tác
nghiên cứu khoa học, hợp tác kinh tế, sản xuất giữa nước ta và các nước; ưu
tiên các ngành thuộc các lãnh vực: công nghệ sinh học, tin học, và điện tử, vật
liệu mới, kỹ thuật tự động hoá và năng lượng hạt nhân, ưu tiên đi vào các lĩnh
vực công nghệ.
2. Về tiêu chuẩn và điều kiện
Người xin đi học nước ngoài phải
đủ các điều kiện sau:
2.1- Có hạnh kiểm tốt.
2.2- Có năng khiếu, học giỏi và
có bằng cấp nhất định về trình độ văn hoá chuyên môn:
+ Có bằng tốt nghiệp phổ thông
trung học hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp nếu xin đi học nghề,
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Người đã có bằng tốt nghiệp đại
học hoặc trung học chuyên nghiệp vẫn có thể đăng ký đi học cấp đại học hoặc
trung học chuyên nghiệp ở một ngành khác mà trong nước có nhu cầu.
Người đang học ở một trường đại
học hoặc trung học chuyên nghiệp trong nước, cũng có thể đăng ký đi học, nhưng
phải được nhà trường cho thôi học.
Người tốt nghiệp phổ thông cơ sở
nếu thuộc loại học giỏi và có năng khiếu ngoại ngữ cũng có thể đăng ký đi học tại
các trường dạy nghề.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên nếu xin đi đào tạo bồi dưỡng sau đại học.
Bộ Nội vụ và Bộ Đại học, Trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề quan tâm giải quyết những người có quá trình học tập
nghiên cứu thuộc loại xuất sắc và những người có sẵn trình độ ngoại ngữ để tiếp
tục học tập nghiên cứu tại nước mình đến.
2.3- Đảm bảo đủ sức khoẻ để đi học
ở nước ngoài (theo Thông tư Liên bộ Y tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề)
2.4- Có thân nhân ở nước ngoài
hoặc Hội Việt kiều yêu nước ở nước ngoài bảo lãnh và đảm bảo mọi chi phí đi về,
ăn ở, học tập trong suốt quá trình đào tạo.
Trường hợp đặc biệt chưa đủ các
tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên mà có nguyện vọng chính đáng, cũng có thể được
xem xét.
3. Về hồ sơ và thủ tục xét duyệt.
Khi nộp hồ sơ và làm thủ tục xuất
cảnh với cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương nơi
thường trú, theo hướng dẫn của Thông tư 03/TTBNV (A18) ngày 17-5-1988 của Bộ Nội
vụ, người xin đi học cần chú ý đủ những giấy tờ sau đây:
- Bản đăng ký đi học có ghi rõ
ngành học, cấp học, nước đến học;
- Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh);
- Văn bằng tốt nghiệp đại học và
học bạ (bản chính hoặc bản sao);
- Giấy cho thôi học (nếu là học
sinh trường đại học hoặc trung học chuyên nghiệp);
- Giấy khám sức khoẻ;
- Giấy bảo lãnh của thân nhân ở
nước ngoài.
- Giấy tiếp nhận vào học của nhà
trường nước ngoài (nếu có).
Những người sau khi được cơ quan
Công an có thẩm quyền cấp hộ chiếu đi học nước ngoài, phải báo cho Bộ Đại học,
Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (Vụ tuyển sinh và quản lý học sinh) biết
kèm theo các giấy tờ, chứng nhận nói trên để đưa vào danh sách quản lý, theo
dõi giúp đỡ trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp.
III. NGHĨA VỤ
VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI THEO CON ĐƯỜNG TỰ LỰA CHỌN
- Phấn đấu học tập, rèn luyện đạt
kết quả cao và sau khi tốt nghiệp, trở về phục vụ Tổ quốc.
- Chấp hành pháp luật của Nhà nước
ta và nước sở tại.
- Chịu sự quản lý của Đại sứ
quán Việt Nam tại nước sở tại; hàng năm ít nhất một lần, báo cáo kết quả học tập
rèn luyện với Đại sứ quán; tham gia sinh hoạt với một tổ chức người Việt Nam
theo sự hướng dẫn của Đại sứ quán.
- Được về phép thăm đất nước và
gia đình. Được Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và Đại sứ quán
Việt Nam giúp đỡ về học tập trong khả năng cho phép (như về nước thực tập, sưu
tầm tài liệu, dự Hội nghị Khoa học, v.v...)
- Khi tốt nghiệp, nếu có nguyện
vọng, được Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi để đi nhận công tác (kể cả khu vực thuộc biên chế Nhà nước) tương xứng
với trình độ bằng cấp được đào tạo, bồi dưỡng.