Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT công tác tư vấn nghề nghiệp việc làm trong các cơ sở giáo dục

Số hiệu: 07/2022/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Ngô Thị Minh
Ngày ban hành: 23/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hình thức triển khai hỗ trợ khởi nghiệp ở cơ sở giáo dục đại học

Ngày 23/5/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, hình thức triển khai hỗ trợ khởi nghiệp đối với cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động đào tạo, hoạt động ngoại khóa, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

- Xây dựng chương trình đào tạo, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.

- Giáo dục, nâng cao nhận thức, truyền thụ tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên thông qua triển khai “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”.

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu tài liệu, hoạt động ngoại khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động phối hợp với các đối tác.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

- Tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động phối hợp với các đối tác;

Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp.

Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 08/7/2022 và thay thế Quyết định 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/12/2008.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2022/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CÔNG TÁC TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về nhiệm vụ, hình thức triển khai và các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

2. Thông tư này áp dụng đối với: các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe.

2. Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

3. Đối tác: Là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân có mối quan hệ và hợp tác với cơ sở giáo dục để đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình, cung cấp thiết bị, tài liệu, tổ chức đào tạo, hỗ trợ, phát triển dịch vụ phục vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc áp dụng Thông tư này bảo đảm phù hợp với nhận thức, trình độ và đáp ứng nhu cầu của người học đối với từng cấp học, trình độ đào tạo.

a) Đối với cấp tiểu học: Nội dung mang tính nhận biết.

b) Đối với cấp trung học cơ sở: Nội dung mang tính trải nghiệm.

c) Đối với cấp trung học phổ thông: Nội dung mang tính thực hành và định hướng về nghề nghiệp.

d) Đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng sư phạm: Nội dung tập trung vào phát triển nghề nghiệp, việc làm.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, huấn luyện khởi nghiệp được quy định tại Thông tư này phù hợp với chương trình giáo dục, đào tạo và không làm thay đổi khung thời gian năm học của các cơ sở giáo dục.

3. Khuyến khích xã hội hóa trong công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.

Chương II

CÔNG TÁC TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM

Điều 4. Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm

1. Định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học

a) Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản.

b) Giáo dục học sinh hình thành các kỹ năng nhận thức, quản lý, khám phá bản thân, quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp.

c) Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh.

2. Định hướng nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học cơ sở

a) Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực về lao động, nghề nghiệp, việc làm; hướng dẫn học sinh khám phá sở thích, năng lực, sở trường, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân.

b) Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng xã hội, quản lý thời gian, ứng phó với căng thẳng, khủng hoảng, hợp tác và chia sẻ.

c) Tạo môi trường, tổ chức cho học sinh làm quen, trải nghiệm thực tế một số nghề nghiệp, việc làm cơ bản phù hợp với điều kiện của nhà trường.

d) Tư vấn, định hướng và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh phù hợp với các ngành, nghề dự kiến lựa chọn.

đ) Cung cấp cho học sinh các thông tin, học liệu, tài liệu liên quan đến công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm.

3. Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học phổ thông

a) Giáo dục học sinh phát triển phàm chất, năng lực bản thân và xác định nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp.

b) Cung cấp cho học sinh thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo và tư vấn cho học sinh về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

c) Cung cấp cho học sinh thông tin và xu hướng phát triển của các ngành, nghề trong xã hội.

d) Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, lập kế hoạch, tự học, giải quyết vấn đề.

đ) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tế đối với nhóm nghề nghiệp, việc làm theo sở thích, nguyện vọng của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường.

4. Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cơ sở giáo dục đại học

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin việc làm, tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng, thái độ của các nhóm nghề nghiệp, việc làm; thông tin về nhu cầu thị trường lao động liên quan đến ngành đào tạo.

b) Đào tạo, bồi dưỡng giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và các kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm.

c) Hỗ trợ sinh viên trải nghiệm, làm quen với công việc thực tế tại đơn vị đối tác; hướng dẫn sinh viên tham gia việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập và theo quy định của nhà trường.

d) Công bố thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; cập nhật dữ liệu thống kê việc làm của sinh viên vào phần mềm cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 5. Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm

1. Đối với cấp tiểu học

a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề nghiệp, việc làm phổ biến ở Việt Nam thông qua các học cụ, công cụ lao động, hình ảnh, video clip và các hoạt động sân khấu hóa phù hợp với tính chất vùng miền của từng địa phương.

c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh nhận biết các nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.

d) Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua quá trình học tập, các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động phối hợp với các đối tác.

2. Đối với cấp trung học cơ sở

a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nắm bắt xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp, việc làm thông qua hình ảnh, video clip, các tài liệu, học cụ, công cụ lao động về nghề nghiệp, việc làm.

c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm hiểu thực tế về các nhóm ngành nghề, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.

d) Tư vấn, hướng dẫn học sinh khám phá, nhận biết, phát triển năng khiếu, năng lực, sở trường, nguyện vọng về nghề nghiệp, việc làm thông qua quá trình học tập, rèn luyện.

đ) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.

3. Đối với cấp trung học phổ thông

a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngành nghề, việc làm thông qua các học cụ, công cụ lao động, tài liệu về nghề nghiệp, việc làm.

c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.

d) Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.

đ) Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.

4. Đối với cơ sở giáo dục đại học

a) Hướng dẫn sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về nhu cầu thị trường lao động.

b) Cung cấp công cụ, phương pháp và hướng dẫn sinh viên đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.

c) Tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên thông qua các hoạt hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa.

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động đào tạo, trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động, hoạt động phối hợp với các đối tác.

đ) Tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng cho sinh viên, tối thiểu 01 lần/trong năm học.

Chương III

CÔNG TÁC HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

Điều 6. Nhiệm vụ của công tác hỗ trợ khởi nghiệp

1. Đối với cấp trung học cơ sở

a) Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh các nội dung về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

b) Giáo dục và hướng dẫn học sinh các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, tư duy thiết kế, tư duy tài chính.

c) Hướng dẫn, cung cấp học liệu và tạo môi trường để học sinh hình thành ý tưởng và được thực hành, trải nghiệm triển khai các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

2. Đối với cấp trung học phổ thông

a) Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh các nội dung, hoạt động về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

b) Giáo dục, hướng dẫn học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, chuyển đổi số, tư duy thiết kế, kiến thức kinh doanh, quản lý tài chính, mô hình kinh doanh và giải pháp truyền thông.

c) Hướng dẫn, cung cấp tài liệu, học liệu giúp học sinh hình thành các dự án khởi nghiệp.

d) Bố trí cơ sở vật chất, nguồn lực, tạo môi trường giúp học sinh được trải nghiệm, thực hành, triển khai và phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

đ) Kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các đối tác, tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp.

3. Đối với cơ sở giáo dục đại học

a) Cung cấp cho sinh viên thông tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.

b) Ban hành các quy định cụ thể về chế độ, chính sách và định hướng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp gắn với các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học.

c) Đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức rèn luyện cho sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, chuyển đổi số, tư duy thiết kế, kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp tinh gọn, tài chính doanh nghiệp, truyền thông, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, gọi vốn, quản trị doanh nghiệp và các kiến thức, kỹ năng đổi mới sáng tạo khác phù hợp với các nhóm ngành đào tạo.

d) Bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, tạo môi trường và không gian chung hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

đ) Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên hình thành, trải nghiệm, thực hành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp.

e) Tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của sinh viên với các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, các đối tác.

Điều 7. Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp

1. Đối với cấp trung học cơ sở

a) Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

b) Tổ chức bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.

c) Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

d) Phối hợp với các đối tác tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm và triển khai các dự án khởi nghiệp.

2. Đối với cấp trung học phổ thông

a) Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

b) Tổ chức bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.

c) Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

d) Tổ chức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu truyền cảm hứng, tinh thần khởi nghiệp cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.

đ) Phối hợp với các đối tác tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

3. Đối với cơ sở giáo dục đại học

a) Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động đào tạo, hoạt động ngoại khóa, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

b) Xây dựng chương trình đào tạo, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.

c) Giáo dục, nâng cao nhận thức, truyền thụ tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên thông qua triển khai “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”.

d) Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu tài liệu, hoạt động ngoại khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động phối hợp với các đối tác.

đ) Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

e) Tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động phối hợp với các đối tác; tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức thực hiện Thông tư này; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Thông tư.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng nội dung, tài liệu, chương trình thực hành, trải nghiệm về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên sử dụng trong các cơ sở giáo dục được quy định tại Thông tư này.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học. Xây dựng chương trình bồi dưỡng đối với giáo viên kiêm nhiệm thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Chủ trì tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên” và Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” hằng năm.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm và số lượng sinh viên khởi nghiệp sau tốt nghiệp hằng năm; tổng hợp, công bố số liệu sinh viên tốt nghiệp có việc làm hằng năm.

6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây dựng, phát triển không gian sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp và kết nối với các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương để ươm tạo các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và giảng viên.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các sở, ban, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan được quy định tại Thông tư này.

2. Chỉ đạo lồng ghép các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, đề án, dự án, khởi nghiệp của địa phương.

3. Bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ sở giáo dục tại địa phương thực hiện các nội dung được quy định tại Thông tư này.

4. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục.

Điều 10. Trách nhiệm của sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn; tham mưu ban hành các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Thông tư này.

2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh.

3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện quản lý các hoạt động về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

4. Phối hợp với các đối tác xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục.

5. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên khi kết thúc năm học hoặc báo cáo đột xuất khi được các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông

1. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được quy định tại Thông tư này.

2. Bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách để triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh. Giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách có trách nhiệm tham mưu Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Chế độ làm việc của giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông và các quy định liên quan; được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

3. Cung cấp cho giáo viên, học sinh các tài liệu, hình ảnh, video clip, công cụ đánh giá năng lực, năng khiếu của học sinh, nội dung chương trình thực hành, trải nghiệm tại doanh nghiệp, tài liệu tuyên truyền, giáo dục về đổi mới sáng tạo, giáo dục khởi nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Nhà nước, ngành Giáo dục, địa phương cho học sinh.

4. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động, sự kiện về tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các bộ, ngành, địa phương và nhà trường tổ chức.

5. Học sinh đoạt giải, giáo viên hướng dẫn học sinh đoạt giải từ khuyến khích trở lên trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức được các địa phương, cơ sở giáo dục xem xét, khen thưởng và hưởng các chính sách ưu tiên theo các quy định hiện hành.

6. Bảo đảm chất lượng công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh. Quá trình tổ chức các hoạt động phải an toàn về thể chất, tinh thần và các quyền lợi hợp pháp cho người học, người dạy; chịu trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.

7. Phối hợp với các đối tác tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này và theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật.

8. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học

1. Thành lập hoặc kiện toàn đơn vị/bộ phận thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên và bố trí đủ nhân sự để triển khai các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.

2. Nhân sự tham gia công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được hưởng chế độ, chính sách theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học, được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tập huấn về tư vấn nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp do các cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức. Quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp và bảo đảm quyền của cán bộ, giảng viên như đối với người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

3. Quy định chính sách hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp và bảo đảm quyền của sinh viên như đối với sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

4. Cung cấp cho sinh viên các tài liệu, chương trình bồi dưỡng về các kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên. Cung cấp cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các tài liệu về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành, không gian sáng tạo khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp trong nhà trường.

6. Sinh viên đoạt giải, cán bộ, giảng viên hướng dẫn sinh viên đoạt giải từ khuyến khích trở lên trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức được xem xét khen thưởng và được hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định hiện hành.

7. Phối hợp với các đối tác phát triển chương trình bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp cho giảng viên, sinh viên; phối hợp thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên ý tưởng, dự án của sinh viên và các nhiệm vụ khác được quy định tại Thông tư này.

8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của nhà trường theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Điều 13. Trách nhiệm của các đối tác

1. Thực hiện các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm chất lượng các hoạt động khi tham gia phối hợp với các cơ sở giáo dục.

3. Bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần và các quyền lợi hợp pháp cho người học, người dạy trong quá trình tổ chức các hoạt động; bảo đảm quyền lợi bảo hiểm rủi ro cho người tham gia.

4. Quản lý, lưu giữ hồ sơ tổ chức hoạt động bao gồm: Chủ trương, kế hoạch, tài liệu, danh sách người tham gia, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Kinh phí thực hiện

Kinh phí cho công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục được huy động từ các nguồn sau:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục;

3. Các nguồn tài trợ, viện trợ, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

4. Các nguồn khác theo quy định.

Điều 15. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 7 năm 2022.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- UBVHGD của Quốc hội;
- Hội đồng QGGDPT nhân lực;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 15;
- Bộ trưởng;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCTHSSV (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 07/2022/TT-BGDDT

Hanoi, May 23, 2022

 

CIRCULAR

CAREER COUNSELING AND BUSINESS STARTUP SUPPORT IN EDUCATION INSTITUTIONS

Pursuant to Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At request of Director of Student Affairs Department;

The Minister of Education and Training promulgates Circular on career counseling and business startup support in education institutions.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular prescribes tasks, forms of implementation, and conditions for career counseling and business startup support in education institutions.

2. This Circular applies to: primary schools, lower-secondary schools, upper-secondary schools, multi-level secondary schools, specialized schools, other education institutions providing formal education program (hereinafter referred to as “formal education institutions”); pedagogy universities, institutes, higher education institutions, colleges, and education institutions providing teacher training (hereinafter referred to as “higher education institutions”); relevant organizations and individuals.

Article 2. Definition

In this document, terms below are construed as follows:

1. “career counseling in education institutions” refers to activities conducted to help learners discover their potentials, talents in order to redirect their studying, specialty development, career, and occupation according to their capacity, hobbies, strengths, and health.

2. “business startup support in education institutions” refers to activities conducted to help learners accumulate knowledge and skills to promote creativity, form novel ideas, solutions to create values for themselves, families, community, and society.

3. “partner” refers to an agency, entity, enterprise, education institution, manufacturing facility, organization, or individual connecting and/or cooperating with an education institutions in investing, building, renovating structures, providing equipment, documents, organizing training, supporting and developing services serving career counseling and business startup support.

Article 3. Implementation rules

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In primary schools: Aim for awareness of learners.

b) In lower-secondary schools: Aim for experiences of learners.

c) For upper-secondary schools: Aim for practice and career counseling for learners.

d) For pedagogy higher education and colleges: Aim for career, occupation development.

2. Training, knowledge and skill improvement, and startup training mentioned under this Circular must conform to education and training programs without changing time frames of school years of education institutions.

3. Encourage private sector involvement in career counseling and business startup support in education institutions in accordance with regulations and law.

Chapter II

CAREER COUNSELING

Article 4. Tasks of career counseling

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Educate students on jobs, career, occupations of parents, relatives, local traditional works, and basic occupations.

b) Teach students to form awareness, manage, discover themselves, manage finance, and develop communication skills.

c) Discover, nourish, and develop talents of students.

2. Career counseling in lower-secondary schools

a) Teach students to be positive towards work, career, and occupation; guide students to discover their hobbies, capacity, strengths, and career potentials.

b) Teach students to form and develop social skills, time management skill, stress and crisis coping skills, cooperating and sharing skills.

c) Create environment and allow students to get to know and experience some basic occupations, careers within the education institutions’ conditions.

d) Counsel, provide career and occupational training for students suitable with selected careers and jobs.

dd) Provide students with information, learning materials, and documents relating to career counseling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Teach students to develop potentials, capacity, and identify their professional demands and preferences.

b) Provide students with information on higher education institutions, training programs, and working positions following graduations.

c) Provide students with information and development trends of career and occupations.

d) Teach students to form and develop group work, presentation, leadership, planning, self-studying, and problem solving skills.

dd) Allow students to research and experience career and occupations of their wish within education institutions’ demands.

4. Career counseling for higher education institutions

a) Develop database on career, recruitment, skill and attitude requirements of occupations and career; information on work market relating to training majors.

b) Provide training and help students train, develop awareness, social skills, manage emotions, and professional skills.

c) Help students experience and get used to real-life work in partners; guide students to take part-time work suitable with study schedules and school rules.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Form of implementation of career counseling

1. For primary schools

a) Integrate with subjects and curricular activities.

b) Allow students to find out about popular jobs in Vietnam via learning tools, working tools, images, videos, stage performances.

c) Allow students to recognize work and occupations via visiting and experiencing in the community, enterprises, agencies, entities, and partners at least once per year depending on education institutions’ conditions.

d) Discover, improve potentials, train skills of students via studying, club activities, extra-curricular activities, and cooperation with partners.

2. For lower-secondary schools

a) Integrate with subjects and curricular activities.

b) Allow students to research and acknowledge work trends via images, videos, materials, studying tools, and working tools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Guide, instruct students to discover, recognize, and develop potentials, skills, strengths, occupation options and work via studying and training.

dd) Organize training for knowledge and skills regarding occupations and work for students via club activities, extra-curricular activities, and cooperation with partners.

3. For upper-secondary schools

a) Integrate with subjects and curricular activities.

b) Allow students to research virtue, capacity, specialty, and professional requirements of work via learning tools, working tools, occupational materials.

c) Organize training for knowledge and skills regarding occupations and work for students via club activities, extra-curricular activities, and cooperation with partners.

d) Allow students to practice, experience occupations that the students have been counseled by visiting, experiencing in community, enterprises, agencies, entities, and partners at least once per school year within the schools' capacity.

dd) Organize admission and career counseling day for students, at least once per school year.

4. For higher education institutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Provide tools, methods, and guide students to assess their ability, attitude, and adaptability to the labor market.

c) Organize career training for students via social activities and extra-curricular activities.

d) Organize training, knowledge improvement, and skill training for students via club activities, extra-curricular activities, experiences at employers, and cooperation with partners.

dd) Organize admission and career day for students at least once per school year.

Chapter III

BUSINESS STARTUP SUPPORT

Article 6. Tasks of business startup support

1. For lower-secondary schools

a) Publicize and disseminate details about business startup.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Guide, provide learning materials, and create environment to allow students for form ideas, practice, and experiment implementing startup ideas and projects.

2. For upper-secondary schools

a) Publicize and disseminate details about business startup.

b) Educate students on: Active citizens, awareness about startup, technology, digital transformation, design philosophy, business knowledge, financial management, business models, and communication solutions.

c) Guide, provide documents and learning materials to help students form startup projects.

d) Assign facilities, resources, and create environment to help students experience, practice, implement, and develop startup ideas, projects.

dd) Connect feasible startup projects of students with partners and organizations growing, nurturing startup.

3. For higher education institutions

a) Provide students with information on business startup support programs and policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Train, improve, and organize training for students regarding: Active citizens, awareness about startup, technology, digital transformation, design philosophy, business knowledge, lean startup, corporate finance, communication, branding, intellectual property, funding, corporate governance, and other startup knowledge, skills suitable for training majors.

d) Allocate resources, facilities, laboratories, practice workshops, create environment and common space assisting students in startup.

dd) Develop business incubation program, assist students in forming, experiencing, practicing, and completing startup ideas and projects.

e) Counsel, assist, and connect students’ startup projects with startup support funds and partners.

Article 7. Forms of implementing business startup support

1. For lower-secondary schools

a) Inform students about business startup business by integrating in subjects, curricular activities, documents, and media.

b) Organize training and provide startup knowledge, skills for students via training and documents provided by education institutions.

c) Develop scientific research clubs and business startup clubs to allow students to form startup ideas and projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For upper-secondary schools

a) Inform students about business startup business by integrating in subjects, curricular activities, documents, and media.

b) Organize training and provide startup knowledge, skills for students via training and documents provided by education institutions.

c) Develop scientific research clubs and business startup clubs to allow students to form startup ideas and projects.

d) Organize seminars, talk shows to inspire students at least once per school year.

dd) Cooperate with partners in creating startup environment; organize practice and implementation of startup projects, connect feasible startup projects of students with business incubation organizations.

3. For higher education institutions

a) Inform students about startup activities via training, extra-curricular activities, documents, and media.

b) Develop mandatory or optional training programs, training topics for startup knowledge and skills for students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Organize training and improvement for knowledge, skills regarding business startup for students via training programs, research, extra-curricular activities, information technology, and cooperation with partners.

dd) Assist, establish business startup research clubs.

e) Organize practice and implementation of startup projects for students by cooperating with partners; allow students to participate in competitions, fairs, exhibitions, and display of scientific, technical achievements, startup projects.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, AND INDIVIDUALS

Article 8. Responsibilities of Ministry of Education and Training

1. Take charge and cooperate with ministries and local governments in organizing implementation of this Circular; producing periodic preliminary assessment and final assessment of implementation results of this Circular.

2. Direct, instruct education institutions, agencies, organizations and individuals to develop details, materials, programs for practice and experiences regarding career counseling and business startup support for use by students in education institutions according to this Circular.

3. Direct and instruct relevant agencies, organizations, and individuals to develop programs, organize training, professional t raining for employees engaging in career counseling and business startup support in higher education institutions. Develop training programs for students performing career counseling and business startup support as a part-time work for students in formal education institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Direct and instruct higher education institutions to list graduates who have been employed and graduates initiating startup business on an annual basis; consolidate and disclose annual data on employed graduates.

6. Cooperate with relevant agencies, entities in guiding higher education institutions in developing startup space, business incubation programs, and connecting with business incubation centers of ministries and local governments in order to grow startup ideas and projects of students and lecturers.

Article 9. Responsibilities of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities

1. Direct education authorities of all levels, departments, enterprise associations in provinces and cities to develop plans and organize implementation mentioned under this Circular.

2. Coordinate integration of career counseling and business startup support of education institutions in provinces and cities in socio-economic development plans, local startup programs, projects, and schemes.

3. Guarantee funding sources for provincial education institutions for implementation of this Circular.

4. Develop policies for incentivizing enterprises to cooperate and assist education institutions in implementing career counseling and business startup support. Encourage enterprises in building common spaces for experiencing and startup in education institutions.

Article 10. Responsibilities of Departments of Education and Training and Education and Training Authorities

1. Advise People’s Committees of provinces/districts to develop plans for implementing career counseling and business startup support in provinces and cities; advice to issue benefits for education officials, teachers, employees, and students with merits in implementation of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Be responsible to People’s Committees of provinces/districts for managing career counseling and business startup support of education institutions within their management.

4. Cooperate with partners in developing common spaces for experiencing and startup in education institutions.

5. Submit reports on implementation results to People’s Committees of provinces/districts and superior education authorities periodically at the end of each school year or irregularly at request of competent authorities.

Article 11. Responsibilities of formal education institutions

1. Develop plans for implementing career counseling and business startup support according to this Circular.

2. Assign teachers to implement career counseling and business startup support for students as a part-time or full-time work. Full-time or part-time teachers are responsible for advising the principals to develop plans for implementing career counseling and business startup support in education institutions; cooperate with class teachers, subject teachers, and teachers in charge of youth unions in implementing tasks. Working policies of part-time or full-time teachers shall conform to regulations of Ministry of Education and Training regarding working regulations of teachers in formal education programs and relevant regulations; teachers shall receive training and professional training as per the law.

3. Provide students and teachers with documents, images, videos, and tools for assessing capacity and potentials of students, contents of practice and experience programs at enterprises, documents educating business startup, and information on business startup policies of the Government, education sector, and local governments.

4. Enable students to participate in activities, events relating to career counseling and business startup organized by Ministry of Education and Training or ministries, local governments, and education institutions.

5. Students winning prizes and instructors of students achieving honorable mention or higher in the Students with startup ideas competition organized by Ministry of Education and Training shall be commended by local governments and benefiting from incentives policies as per applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Cooperate with partners in organizing implementation of tasks under this Circular in accordance with procedures of the law.

8. Stay under command of government, education authorities of all levels; submit adequate reports at request of superior education authorities.

Article 12. Responsibilities of higher education institutions

1. Establish or develop departments in charge of career counseling and business startup support for students and assign adequate personnel to implement tasks in accordance with this Circular.

2. Personnel engaging career counseling and business startup support shall receive benefits according to internal expenditure regulations of higher education institutions, training, professional training, be enabled to participate in training programs for career counseling and startup organized by central authorities and local authorities. Regulate benefits for officials, lecturers guiding students in startup activities and guarantee rights of officials and lecturers in the same manner as instructors of students conducting scientific research.

3. Regulate benefits for students participating in startup and guarantee rights of students in the same manner as students conducting scientific research.

4. Provide students with documents and programs relating to professional skills and work for students. Provide managerial officials, lecturers, and students with documents on business startup.

5. Ensure adequate facilities and equipment serving practice, startup environment, business incubation facilities in education institutions.

6. Students achieving and lecturers of students achieving honorable mention or higher in the Students with startup ideas Competition organized by Ministry of Education and Training shall be considered for commendation and benefits in accordance with applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Producing preliminary assessment, final assessment, periodic or irregular reports on career counseling and business startup support of education institutions at request of Ministry of Education and Training and direct superiors.

Article 13. Responsibilities of partners

1. Implement this Circular and relevant law provisions.

2. Ensure quality of activities conducted under cooperation with education institutions.

3. Ensure physical and mental health and legal benefits for learners and instructors when organizing activities; ensure risk insurance of participants.

4. Manage, store documents on activity organization, including: Guidelines, plans, documents, lists of participants, financial statements as per applicable laws.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 14. Implementation expenditure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. State budget;

2. Legal revenues of education institutions;

3. Donations and aids of Vietnamese, foreign organizations and individuals;

4. Other funding sources as per the law.

Article 15. Entry into force and responsibilities for implementation

1. This Circular comes into force from July 08, 2022.

2. This Circular replaces Decision No. 68/2008/QD-BGDDT dated December 9, 2008 of Minister of Education and Training.

3. Chief of Office, Director of Student Affairs Department, heads of relevant entities affiliated to Ministry of Education and Training; Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities; Directors of Departments of Education and training, Director of Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu Province, heads of higher education institutions, and relevant entities are responsible for the implementation of this Circular.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ngo Thi Minh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/05/2022 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.090

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.169.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!