BỘ
Y TẾ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
06/2008/TT-BYT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Y, DƯỢC
Căn cứ Luật
Giáo dục ngày 27 tháng 6 năm2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm
2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Y tế;
Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ
đại học, cao đẳng y, dược như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này hướng
dẫn về đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh; chính sách ưu tiên; hồ sơ dự tuyển;
tổ chức thi, tuyển; thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác tuyển
sinh đào tạo liên thông trình độ đại học y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp
và đào tạo liên thông trình độ cao đẳng y, dược từ trình độ trung cấp.
2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp
dụng đối với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, cao đẳngtheo
hình thức vừa làm vừa học, tập trung 4 năm và cán bộ y tế tham dự tuyển sinh
các khoá đào tạo này.
3. Chương
trình đào tạo
Sử dụng các
chương trình đào tạo đại học, cao đẳng y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp
theo hình thức vừa làm vừa học, tập trung 4 năm phù hợp đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Y tế ban hành.
4. Các khái niệm dùng trong
Thông tư
a) Cán bộ y tế là những
người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môny, dược, đang làm việc trong
lĩnh vực y tế.
b) Y tế huyện được hiểu là
y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Y tế xã được hiểu là y tế
xã, phường, thị trấn.
c) Thâm niên chuyên môn
là thời gian làm việc đúng chuyên ngành, trình độ đào tạo sau khi tốt nghiệp
trung cấp y tế (đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp), cao đẳng y tế
(đối với đào tạo liên thông từtrình độ cao đẳng), tính từ khi có quyết định tuyển
dụng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền, hợp đồng lao độnghoặc được cơ
quan có thẩm quyền cho phép hành nghề y, dược tư nhân.
d) Mốc thời gian để tính thâm
niên chuyên môn, thời gian làm việc là đến ngày 31 tháng 10 năm dự thi.
đ) Các khu vực
tuyển sinh: Bao gồm Khu vực 1 (KV1), Khu vực 2 (KV2), Khu vực 2 - nông thôn
(KV2-NT) và Khu vực 3 (KV3), được phân chia theo quy định hiện hành của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Khu vực dự thi của
mỗi thí sinh được xác định dựa vào địa chỉ cơ quan nơi thí sinh đang làm việc
trong biên chế, theo hợp đồng lao động hoặc địa chỉ nơi thí sinh hành nghề y,
dược tư nhân. Khu vực dựthi của quân nhân, công an nhân dân được xác định dựa
theo địa chỉ nơi đóng quânhoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ tùy
theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn đối với trường hợp đóng quân tại cùng một
khu vực từ 18 tháng trở lên; nếu dưới 18 tháng thì xác định khu vực dự thi theo
hộ khẩu thường trú trước khinhập ngũ.
II.ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
1.Đối tượng tuyển
sinh đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học
a) Đối với thí
sinh thuộc KV1, KV2-NT, KV2: Là cán bộ y tế đang làm việc đúng chuyên ngành và
trình độ đào tạo.
b) Đối với thí
sinh thuộc KV3: Phải đáp ứng yêu cầu nhưđối với thí sinh thuộc KV1, KV2-NT, KV2
nêu tại khoản a và thuộc một trong các diện sau:
- Đang trực tiếp
chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao;
- Đang công tác
trong lĩnh vực pháp y, y tế dự phòng;
- Đang trực tiếp sản
xuất, pha chế dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm y tế và đã làm công việc này liên
tục từ 24 tháng trở lên;
- Đã hoàn thành
nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại KV1 trong ngànhy tế từ 24 tháng
trở lên.
2. Đối tượng
tuyển sinh đào tạo cử nhân, cao đẳng y tế
Cán bộ y tế đang
làm việc đúng chuyên ngành và trình độ đào tạo.
3. Đối tượng
tuyển sinhđào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng
Cán bộ y tế đang
làm việc đúng chuyên ngành, trình độ đào tạo tại KV1, KV2-NT hoặc đang làm việc
tại y tế xã, y tế huyện KV2 và đã làm việc liên tục tại các khu vực, đơn vị này
từ 24 tháng trở lên, cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở lạicông tác tại địa
phương, cơ quan nơi cử đi học, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ươnghoặc Bộ, ngành chủ quản quyết định cho phép dự tuyển sinh, học tập
theo chế độ này.
III. TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH
1. Về phẩm chất
chính trị
Lý lịch bản thân
và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt,
chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những người
đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên không được dự tuyển.
2.Về trình độ văn hoá
Tốt nghiệp
trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá tương đương.
3. Về trình
độ chuyên môn
a) Đào tạo cử
nhân và cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học từ trình độ trung cấp: Phải có bằng tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh trung cấp hoặc
Kỹ thuật viên trung cấp chuyên ngành phù hợp, đào tạo theo chương trình của Bộ
Y tế;nếu tốt nghiệp Y sỹ trung cấp phải có thêm chứng chỉ đào tạo chuyển đổi
thành Điều dưỡng trung cấp theo chương trình của Bộ Y tế do các cơ sở đào tạo
được Bộ Y tế cho phép cấp.
b) Đào tạo cử
nhân Điều dưỡng, Kỹ thuật y học từ trình độ cao đẳng: Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh hoặc cao đẳng
Kỹ thuật y học chuyên ngành phù hợp, đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
c) Đào tạo cử
nhân Y tế công cộng: Phải có bằng tốt nghiệp trung
cấp, cao đẳng y tế đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
d) Đào tạo
Bác sỹ đa khoa: Phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ đa
khoa đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
đ) Đào tạo
Bác sỹ Y học cổ truyền (YHCT): Phải có bằng tốt nghiệp
Y sỹ YHCT hoặc Y sỹ định hướng YHCT đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
e) Đào tạo
Dược sỹ đại học: Phải có bằng tốt nghiệp Dược sỹ
trung cấp đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
g) Các thí
sinh đã được đào tạo trong quân đội: Phải có bằng tốt
nghiệp trung cấp Y, Dược do Trường Trung cấp Quân y 1 (nay là Học viện Quân y),
Trường Trung cấp Quân y 2 cấp; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp Y, Dược do các
Trường Trung cấp Quân y thuộc Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và
tương đương cấp từ năm 1994 trở về trước và có thời gian đào tạo ít nhất là 2
năm học.
4.Về thâm
niên chuyên môn
a) Đối với đào
tạo cử nhân y tế từ trình độ cao đẳng và đào tạo cao đẳng y tế từ trình độ
trung cấp: Người tốt nghiệpcao đẳng (đối với đào tạo liên thông từ trình độ cao
đẳng), trung cấp (đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp) y tế chuyên
ngành phù hợp loại giỏi phải có thâm niên chuyên môn từ 12 tháng trở lên; các đối
tượng còn lại phải có thâm niên chuyên môn từ 24 tháng trở lên.
b) Đối với đào
tạo đại học y, dược từ trình độ trung cấp: Phải có thâm niên chuyên môn từ36
tháng trở lên.
5. Về sức
khoẻ
Có đủ sức khoẻ
để học tập theo quy định hiện hành.
IV. CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Việc xét trúng
tuyển được ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vực có các đối tượng ưu tiên về
chính sách.
1. Ưu tiên về
khu vực
Theo quy định
hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ưu tiên về
chính sách
a) Nhóm
ưu tiên 1:
- Các đối tượng
thuộc nhóm ưu tiên 1 theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Người đang
làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại KV1 và đã làm việc liên tục tại khu vực
này từ 24 tháng trở lên.
b) Nhóm
ưu tiên 2:
- Các đối tượng
thuộc nhóm ưu tiên 2 theo qui định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện
hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Người đang trực
tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao, khám nghiệm tử
thi và đã làm công việc này liên tục từ 24 tháng trở lên.
- Người đang
làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại KV1 và đã làm việc liên tục tại khu vực
này từ 12 tháng trở lên.
- Người đang
làm việc đúng chuyên ngành đào tạo tại y tế xã, y tế huyện và đã làm việc liên
tục tại đó từ 24 tháng trở lên.
Mỗi đối tượng dự tuyển chỉ được
hưởng 01 tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất về chính sách.
V. HỒ SƠ DỰ
TUYỂN
1. Hồ sơ dự tuyển chung
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác
nhận đồng ý cho dự thi và theo học của cơ quan nơi thí sinh đang làm việc hay
cơ quan quản lý y tế từ cấp Sở Y tế hoặc tương đương trở lên.
b) Bản sao hợpphápcác giấy tờ
liên quan tới quá trình học tập như sau:
- Bằng tốt nghiệp và bảng điểm
các môn học trong chương trình đào tạo trung cấp (đối
với đào tạo liên thông từ trung cấp), cao đẳng (đối
với đào tạo liên thông từ cao đẳng) y, dược chuyên ngành phù hợp.
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông hoặc bổ túc văn hoá tương đương.
c) Bản sao hợp pháp giấy khai
sinh.
d) Giấy xác nhận thâm niên
chuyên môn do cơ quan nơi thí sinh đang làm việc hay cơ quan quản lý y tế từ cấp
Sở Y tế hoặc tương đương trở lên cấp.
đ) Giấy chứng nhận đối tượng ưu
tiên tuyển sinh của cơ quan có thẩm quyền.
e) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để
học tập do cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.
g) Bốn ảnh mới chụp không quá 6
tháng cỡ 4 x 6 (một ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, đóng dấu giáp lai).
2. Với các đối
tượng đặc biệt
a) Thí sinh thuộc
KV3 dự thi tuyển sinh đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ phải có thêm một trong các giấy tờ
sau:
- Bản sao hợp pháp
quyết định phân công công tác, giấy xác nhận thời gian làm việc tại KV1;
- Giấy xác nhận đã
hoàn thành nghĩa vụ quân sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Bản sao hợp pháp
quyết định phân công công tác, giấy xác nhận thời gian trực tiếp chăm sóc, điều
trị bệnh nhân HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao, công tác trong lĩnh vực pháp y, y
tế dự phòng, trực tiếp sản xuất, pha chế dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm y tế.
b) Thí sinh diện hợp
đồng theo địa chỉ sử dụng phải có thêm:
- Bản sao hợp pháp
quyết định phân công công tác, giấy xác nhận thời gian làm việc tại KV1, KV2-NT
hay y tế xã, y tế huyện thuộc KV2.
- Công văn cử tham
dự tuyển sinh và học theo chế độ này của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành chủ quản.
- Bản cam kết trở
lại địa phương, cơ quan(nơi đã cử đi học) công tác sau khi tốt nghiệp.
Thí sinh phải nộp
hồ sơ đăng ký dự thi về trường đúng thời hạn quy định.
VI. TỔ CHỨC
THI, TUYỂN
Công tác tổ chức tuyển sinh đào
tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳngy, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp
được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và những quy định cụ thể dưới đây:
1. Các môn thi
a) Đối với
đào tạo đại học, cao đẳng y, dược từ trình độ trung cấp:
Thí sinh phải dự thi 3 môn: Toán
học, Hoá học hoặc Sinh học và môn chuyên môn.
b) Đối với
đào tạo đại học y từ trình độ cao đẳng:
Thí sinh phải dự
thi 2 môn: Môn y học cơ sở và môn chuyên môn.
Đề thi môn y học
cơ sở được xây dựng từ nội dung các môn cơ sở thuộc phần giáo dục chuyên nghiệp
trong chương trìnhđào tạo trình độ cao đẳng hiện hành của Bộ Y tế, phù hợp với
ngành dự thi.
Đề thi môn
chuyên môn được xây dựng từ nội dung các môn chuyên môn trong chương trìnhđào tạo
trình độ cao đẳng (đối với đào tạo liên thông từ cao
đẳng),trung cấp (đối với đào tạo liên thông từ
trung cấp) hiện hành của Bộ Y tế, phù hợp với ngành dự thi.
2. Tổ chức
thi
a) Hằng năm, mỗi
trường chỉ tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y,
dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp một lần theo chỉ tiêu kế hoạch đã được chấp
thuận của năm đó.
b) Ngày thi,
môn thi do các trường quy định cụ thể và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học và
Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thông báo công khai bằng phương tiện
thông tin đại chúng cho thí sinh trong vùng tuyển.
c) Các trường
có thể tổ chức ôn thi cho thí sinh. Thời gian ôn thi và học phí ôn thi do nhà
trường xác định theo đúng quy định hiện hành.
3. Triệu tập
thí sinh và chế độ báo cáo
a) Sau khi xác
định điểm trúng tuyển và tiêu chuẩn xét chọn, các trườngcần kiểm tra lại toàn bộ
hồ sơ của các thí sinh đã trúng tuyển; trong những trường hợp cần thiết có thể
làm việc với cơ sở cử người đi học và các cơ quan chức năng để xác định tính hợp
pháp của giấy tờ trong hồ sơ.
b) Các trường
phải báo cáo kết quả tuyển sinh, danh sách trúng tuyển về Bộ Y tế (Vụ Khoa học
và Đào tạo) và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
4. Đối với thí
sinh diện đào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng
Các thí sinh diện
đào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng phải tham dự kỳ thi tuyển sinh chung cùng
với các thí sinh diện thi tuyển và được xét trúng tuyển theo điểm chuẩn riêng
cho đối tượng này.
VII. THANH
TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Việc thanh tra, khen thưởng và xử
lý vi phạm trong quá trình tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao
đẳng y, dược từ trình độ cao đẳng, trung cấp được thực hiện theo quy chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Thông tư
số 04/2006/TT-BYT ngày 10/3/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đại học y, dược
hệ tập trung 4 năm và Thông tư số 05/2006/TT-BYT ngày 29/3/2006 của Bộ Y tế hướng
dẫn tuyển sinh đào tạo đại học và cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, đại học
Y tế công cộng hệ vừa học vừa làm.
Các đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện, xét cử cán bộ tham dự tuyển sinh và đi học
theo đúng quy định tại Thông tư này.
Các trường
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho thí sinh biết và thực hiện
công tác tuyển sinh theo đúng các quy định hiện hành để đảm bảo chất lượng đào
tạo và công bằng xã hội.
Giao cho Vụ
Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị chức năng của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có liên quan khác hướng dẫn cụ thể việc thực
hiện Thông tư này.
Trong quá trình
thực hiện, nếu đơn vị, địa phương có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Bộ Y tế
(Vụ Khoa học và Đào tạo) để xem xét, giải quyết kịp thời.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu
|
PHỤ LỤC
PHÂN VÙNG TUYỂN SINH ĐÀO TẠO LIÊN
THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Y, DƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 06 /2008/TT-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế)
I. PHÂN VÙNG
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO BÁC SỸ, DƯỢC SỸ
TT
|
Tên
đơn vị
|
Chuyên ngành đào tạo
|
Vùng
tuyển
|
1
|
Trường Đại học
Dược Hà Nội
|
Dược sỹ đại học
|
Các tỉnh phía Bắc từ Thừa
Thiên - Huế trở ra.
|
2
|
Trường Đại học Y Thái Bình
|
Bác sỹ đa khoa, Bác sỹ YHCT,
Dược sỹ đại học
|
Các tỉnh phía Bắc từ Thừa
Thiên - Huế trở ra.
|
3
|
Trường Đại học Y Hải Phòng
|
Bác sỹ đa khoa
|
Các tỉnh phía Bắc từ Thừa
Thiên - Huế trở ra.
|
4
|
Trường Đại học Y thuộc Đại học
Thái Nguyên
|
Bác sỹ đa khoa, Dược sỹ đại học
|
Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Sơn La, Hoà Bình,
Phú Thọ,Vĩnh Phúc,Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.
|
5
|
Trường Đại học Y - Dược thuộc
Đại học Huế
|
Bác sỹ đa khoa, Bác sỹ YHCT,
Dược sỹ đại học
|
Từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà và
các tỉnh Tây Nguyên.
|
6
|
Trường Đại học
Tây Nguyên
|
Bác sỹ đa khoa
|
Các tỉnh Tây
Nguyên và tỉnh Bình Phước
|
7
|
Đại học Y - Dược thành phố Hồ
Chí Minh
|
Bác sỹ YHCT, Dược sỹ đại học
|
Các tỉnh phía
Nam từ Đà Nẵng trở vào
|
8
|
Trường Đại học Y- Dược Cần Thơ
|
Bác sỹ đa khoa, Dược sỹ đại học
|
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam bộ.
|
9
|
Học Viện Quân Y:
- Cơ sở 1 (miền
Bắc)
|
- Bác sỹ đa khoa
|
- Hà Giang,
Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn,
Sơn La, Hoà Bình và các tỉnh Tây Nguyên.
|
|
- Cơ sở 2 (miền
Nam)
|
- Bác sỹ đa khoa
|
- Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
|
10
|
Trường Đại học Y tế Phạm Ngọc
Thạch
|
Bác sỹ đa khoa
|
Các tỉnh phía
Nam từ Đà Nẵng trở vào.
|
11
|
Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam
|
Bác sỹ YHCT
|
Cả nước
|
II. PHÂN
VÙNG TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN, CAO ĐẲNG Y TẾ
- Đối với các
cơ sở đào tạo cử nhân y tế: Tuyển sinh cả nước.
- Đối với các sở
đào tạo cao đẳng y tế trực thuộc các Bộ, Ngành: Tuyển sinh cả nước.
- Đối với các sở
đào tạo cao đẳng y tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương: Tuyển sinh trong tỉnh, thành phố có trường và vùng lân cận (khi được
sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền).