BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5252/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH THỂ LỆ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG BẢO SƠN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục đại học
ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Khoa học và Công
nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ ban hành Nghị định về Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và
công nghệ;
Xét đề nghị của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn tại công văn số 59/2016/CV-TĐBS
ngày 01 tháng 6 năm 2016 về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, chủ
trì xét Giải thưởng Bảo Sơn;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ xét tặng
giải thưởng Bảo Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực
hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, KHCNMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
THỂ LỆ
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG BẢO SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5252/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 11 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục
đích
1. Giải thưởng Bảo Sơn là giải thưởng
của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (sau đây gọi là
Tập đoàn Bảo Sơn) do Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo trợ và tổ chức để trao tặng cho
cá nhân người Việt Nam là tác giả/nhóm tác giả của các công trình nghiên cứu
khoa học thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Thể lệ này đã được ứng dụng
có hiệu quả, đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam.
2. Nhằm nhân rộng cá nhân điển
hình tiên tiến, góp phần quảng bá, phổ biến các công trình khoa học hoặc sáng
chế đã được ứng dụng trong thực tế, khuyến khích tham gia hoạt động nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ.
Điều 2. Đối
tượng tham gia
1. Đối tượng tham gia Giải thưởng
là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (tính tròn theo năm dương lịch đến hết
thời điểm nộp hồ sơ xét tặng Giải thưởng) có công trình đã
được ứng dụng có kết quả, có đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và
con người Việt Nam.
2. Các công trình nghiên cứu khoa
học đã đạt các giải thưởng trong hệ thống giải thưởng khoa học - công nghệ cấp
Nhà nước, cấp Bộ và giải thưởng của các Hiệp hội Trung ương không được đăng ký
tham dự Giải thưởng Bảo Sơn.
3. Tính đến thời điểm xét tặng Giải
thưởng, tác giả, tập thể tác giả không vi phạm quy định tại Điều
8 Luật Khoa học và Công nghệ.
Điều 3.
Lĩnh vực xét tặng Giải thưởng
Giải thưởng được xét, tặng cho
các công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực sau:
1) Cải cách giáo dục và đào tạo.
2) Xóa đói, giảm nghèo.
3) Phát triển kinh tế bền vững.
4) Y - dược học, bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe cộng đồng.
5) Văn học.
Điều 4. Cơ
cấu Giải thưởng
Mỗi lĩnh vực xét tặng Giải thưởng
được trao 01 giải dành cho Công trình xuất sắc nhất và có điểm số cao nhất.
Điều 5. Quyền
lợi của người được nhận Giải thưởng
1. Được nhận tiền thưởng (mức
tiền thưởng của năm 2016-2017, mỗi giải có giá trị 50.000 USD (năm mươi ngàn đô
la Mỹ) và cứ sau hai năm một lần mức thưởng sẽ nâng lên 10.000 USD (mười ngàn
đô la Mỹ) mỗi giải so với mức giải trước đó liền kề.
2. Cúp Giải thưởng Bảo Sơn, Giấy
chứng nhận Giải thưởng Bảo Sơn.
3. Được hỗ trợ trong việc quảng
bá, phổ biến kết quả nghiên cứu.
4. Được mời tham dự các hoạt động
khoa học công nghệ, giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Bảo Sơn, Quỹ Bảo
Sơn tổ chức.
5. Được giới thiệu và hỗ trợ
tham gia các giải thưởng quốc gia, quốc tế có liên quan đến lĩnh vực được nhận
giải thưởng
Điều 6.
Kinh phí cho Giải thưởng
Kinh phí trao giải thưởng cho
các công trình đạt giải; kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo giải thưởng, các Hội
đồng khoa học chuyên ngành, Lễ trao Giải thưởng, kinh phí phục vụ công tác tổ
chức xét tặng Giải thưởng và kinh phí tuyên truyền do Tập đoàn Bảo Sơn, Quỹ Bảo
Sơn tài trợ 100%.
Chương II
TIÊU CHÍ,
TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 7. Tiêu
chí xét tặng Giải thưởng
1. Các công trình khoa học hoặc
sáng chế đã được ứng dụng trong thực tế có giá trị khoa học cao hoặc giá trị
kinh tế cao, thể hiện rõ tính mới, tính sáng tạo. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
phải được thể hiện thông qua một trong các hình thức như: bài báo công bố trên
các tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE hoặc các giải
pháp công nghệ, tư vấn chính sách có tính sáng tạo cao; sách do một nhà xuất bản
có uy tín ấn hành hoặc các chứng nhận khác có thẩm quyền…
2. Các công trình khoa học đã được
ứng dụng, hướng tới việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn phát triển kinh tế-xã
hội, văn hóa và con người Việt Nam đặt ra và mang lại giá trị kinh tế, văn hóa
trong đời sống, xã hội.
Điều 8. Hồ
sơ tham dự Giải thưởng
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
gồm:
1) Bản đăng ký tham dự Giải thưởng;
2) Thuyết minh tóm tắt về ý
nghĩa, giá trị khoa học của công trình (không quá 20 trang);
3) Bản gốc toàn văn công trình
khoa học và các sản phẩm (nếu có);
4) Thư giới thiệu của 01 chuyên
gia đầu ngành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có cùng lĩnh vực chuyên
môn có liên quan;
5) Tài liệu có liên quan đến
công trình (Bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ; xác nhận, nhận xét, đánh giá của các
đơn vị ứng dụng công trình về hiệu quả đạt được do việc áp dụng đó mang lại);
6) Lý lịch khoa học của tác giả
chịu trách nhiệm chính của công trình.
Hồ sơ trên đây được gửi đến và
lưu giữ, quản lý tại Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường-Bộ Giáo dục và Đào tạo
ở dạng in trên giấy, file điện tử và đĩa CD.
Điều 9. Thời
gian, địa điểm nộp hồ sơ, công bố và trao Giải thưởng
1. Giải thưởng Bảo Sơn được tổ
chức 1 lần/năm
2. Các cá nhân gửi hồ sơ quy định
tại Điều 8 Thể lệ này để tham gia xét tặng Giải thưởng (gửi qua bưu điện hoặc nộp
trực tiếp về Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại
Cồ Việt - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội)
3. Thời gian nộp hồ sơ, công bố
và trao Giải thưởng được thông báo cụ thể vào trước năm tổ chức Giải thưởng
trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Bảo Sơn và
trên các phương tiện truyền thông.
Điều 10.
Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quyết định thành lập Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng, do Thứ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban.
Thành viên Ban chỉ đạo xét tặng
Giải thưởng gồm đại diện các cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và
Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập đoàn Bảo Sơn.
2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xét
tặng Giải thưởng
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch,
dự toán kinh phí tổ chức Giải thưởng hàng năm;
b) Thông tin, tuyên truyền, họp
báo về Giải thưởng, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về trình tự, thủ tục, thời hạn
đăng ký xét tặng Giải thưởng;
c) Đề xuất các thành viên Hội đồng
khoa học chuyên ngành Giải thưởng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem
xét, quyết định;
d) Trên cơ sở kết quả của Hội đồng
khoa học chuyên ngành, Ban chỉ đạo xét tặng giải thưởng đề xuất Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận cá nhân hoặc tập thể được nhận giải
thưởng Bảo Sơn và tiền thưởng công bố hàng năm;
đ) Công bố và tổ chức trao thưởng;
e) Phân công công việc cho các
tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai tổ chức Giải thưởng.
3. Giúp việc cho Ban chỉ đạo có
Tổ thư ký. Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng bao gồm đại
diện các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Bảo Sơn. Tổ Thư ký chịu
trách nhiệm chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Ban chỉ đạo xét tặng Giải
thưởng.
Điều 11. Hội
đồng khoa học chuyên ngành
1. Hội đồng khoa học chuyên
ngành là các Hội đồng khoa học trong lĩnh vực tương ứng với lĩnh vực xét tặng
Giải thưởng theo quy định tại Điều 3 của Thể lệ này.
2. Tham gia Hội đồng khoa học
chuyên ngành là những nhà khoa học có uy tín, am hiểu lĩnh vực khoa học công
nghệ của công trình, có trách nhiệm đánh giá công trình khoa học tham gia xét tặng
giải thưởng, đề xuất các công trình khoa học cho Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng
để được xét tặng Giải thưởng.
3. Thành viên Hội đồng không
tham gia quá trình đánh giá, đề xuất xét tặng Giải thưởng nếu là tác giả hoặc
có con, vợ, hoặc chồng có công trình đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng.
4. Việc đánh giá công trình
tham gia xét tặng Giải thưởng được thực hiện với từng hồ sơ phù hợp với quy định
tại Điều 7, Điều 8 của Thể lệ này.
Điều 12.
Thành phần, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng khoa học chuyên ngành
Hội đồng khoa học chuyên ngành
do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.
1. Thành phần Hội đồng khoa học
chuyên ngành.
a) Hội đồng khoa học gồm Chủ tịch,
ủy viên phản biện và các thành viên khác có trình độ chuyên môn phù hợp và am
hiểu lĩnh vực khoa học công nghệ của công trình.
Chủ tịch Hội đồng khoa học là
nhà khoa học có uy tín, am hiểu lĩnh vực khoa học công nghệ của công trình.
b) Hội đồng khoa học có 5 hoặc
7 thành viên, trường hợp đặc biệt có 9 thành viên.
2. Nguyên tắc hoạt động của Hội
đồng khoa học chuyên ngành:
a) Hội đồng đánh giá công bằng,
dân chủ, khách quan, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín;
b) Hội đồng chỉ xem xét những
công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ tham dự giải thưởng theo quy định;
c) Thành viên Hội đồng có trách
nhiệm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng
bằng văn bản;
d) Cuộc họp Hội đồng phải có ít
nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, do Chủ tịch chủ trì và có 02 ủy viên
phản biện. Thành viên Hội đồng vắng mặt phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản;
đ) Nội dung cuộc họp Hội đồng
phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký khoa học và
được lưu vào hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng.
e) Hội đồng khoa học chuyên
ngành xét tặng Giải thưởng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn công trình, cụm
công trình đối với các lĩnh vực để đề xuất Ban chỉ đạo xem xét, trao tặng Giải
thưởng.
Điều 13. Tổ
chức xét duyệt Giải thưởng
1. Kế hoạch xét tặng Giải thưởng
hàng năm do Ban chỉ đạo Giải thưởng xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập
đoàn Bảo Sơn và các phương tiện truyền thông.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, phân loại
các lĩnh vực hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng. Trường hợp không hợp lệ, Vụ
Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo đến tác giả
công trình khoa học trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ
sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày có kết quả của Hội đồng khoa học chuyên ngành, tổ thư ký hoàn thiện hồ sơ,
trình Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định tặng Giải thưởng.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày có kết quả của Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng, tổ thư ký hoàn thiện hồ
sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ký quyết định công nhận các
công trình đạt Giải thưởng.
Điều 14.
Khen thưởng và Xử lý vi phạm
1. Tác giả của Giải thưởng được tặng
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Trường hợp công trình tham gia
xét tặng Giải thưởng bị phát hiện vi Phạm theo quy định tại Điều 2 của Thể lệ
này, Luật Sở hữu trí tuệ thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi Giải
thưởng và xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Tổ
chức thực hiện
1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có tránh nhiệm:
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng, Hội đồng khoa học
chuyên ngành, Lễ trao Giải thưởng, kinh phí phục vụ công tác tổ chức xét tặng
Giải thưởng và kinh phí tuyên truyền do Tập đoàn Bảo Sơn tài trợ theo quy định
tài chính hiện hành;
b) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, hướng dẫn thực hiện Thể
lệ này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp ý kiến và
trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung
Thể lệ này.