Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 86/2000/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 18/07/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 86/2000/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 86/2000/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Trường đại học dân lập

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định tại Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. Thủ tướng Chính Phủ

Phó Thủ tướng

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

QUY CHẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8612000/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chinh phủ)

Chương 1

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Trường đại học dân lập là cơ sở giáo dục đại học do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế (dưới đây gọi chung là tổ chức) xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà khoa học, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Trường đại học dân lập là pháp nhân được tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính. Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường.

Điều 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học dân lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Trường đại học dân lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ đồng thời chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh) nơi trường đặt trụ sở. Trường đại học dân lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để giao dịch.

Điều 4. Trường đại học dân lập bình đẳng với trường đại học công lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của giảng viên và sinh viên, trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng; được hưởng các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập theo quy định của Chính phủ.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP

Điều 5. Trường đại học dân lập được thành lập sau thời điểm ban hành Quy chế này phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.

3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này.

Điều 6. Khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này, tổ chức xin thành lập trường gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:

1. Tờ trình về việc xin thành lập trường, trong đó ghi rõ:

a) Tên trường;

b) Tôn chỉ mục đích hoạt động của trường;

c) Địa điểm đặt trụ sở trường;

d) Dự kiến ngành nghề đào tạo và phạm vi hoạt động;

e) Dự kiến quy mô tuyển sinh.

2. Đề án thành lập trường theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

4. Văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phù hợp với quy mô tuyển sinh dự kiến theo định mức tương ứng tối thiểu đang áp dụng cho các trường đại học công lập và khả năng đầu tư để phát triển nhà trường.

5. Hồ sơ sử dụng đất, hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường.

6. Danh sách dự kiến Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và cơ cấu tổ chức của trường; lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý của nhà trường có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý nhân sự.

7. Danh sách giảng viên và cán bộ khoa học cơ hữu, kèm theo bản cam kết sẽ tham gia giảng dạy cho trường.

8. Bản cam kết trong vòng 10 năm xây dựng trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường.

Điều 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đặt trụ sở của trường và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 8. Sau khi có quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức xin thành lập trường để:

1. Quyết định công nhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Quyết định công nhận Hiệu trưởng.

3. Phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

4. Phê duyệt kế hoạch, ngành, nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường.

5. Ra quyết định cho phép tuyển sinh.

Điều 9. Sau thời hạn một năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi quyết định thành lập trường, nếu nhà trường không có đủ các văn bản quy định tại các khoản 1, 2, 3 , 4, Điều 8 của Quy chế này.

Điều 10. Tổ chức xin thành lập trường thông qua đại diện của mình trong Hội đồng quản trị, tiếp tục cùng với Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trường. Trong trường hợp nhà trường hoạt động không theo đúng tôn chỉ mục đích thì tổ chức xin thành lập trường có quyền đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, xử lý theo pháp luật.

Chương 3

MỤC I CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG

Điều 11. Cơ cấu tổ chức của trường gồm:

1. Hội đồng quản trị.

2. Hiệu trưởng.

Giúp việc Hiệu trưởng có:

a) Các Phó Hiệu trưởng.

b) Các Phòng, Ban chức năng.

c) Hội đồng khoa học và đào tạo.

3. Một số tổ chức đào tạo: khoa, ban, bộ môn.

4. Một số tổ chức phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học và triển khai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức Đảng và các Đoàn thể.

MỤC 2 TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ

MỤC 3 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Điều 14. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu tập thể nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trường.

Điều 15. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu là 7 người, trong đó có các thành phần sau:

1. Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường.

2. Đại diện các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường.

3. Đại diện cho giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường.

4. Hiệu trưởng.

5. Đại diện cấp ủy Đảng cơ sở của trường.

Các thành viên Hội đồng quản trị bình đẳng về quyền bỏ phiếu.

Điều 16. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị phải có quốc tịch Việt Nam, có trình độ từ đại học trở lên, có sức khỏe, khi được đề cử không quá 70 tuổi và ít nhất 50% số thành viên đã từng giảng dạy đại học hoặc tham gia quản lý giáo dục đại học.

Điều 17. Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về các Nghị quyết của Hội đồng quản trị; chủ trì các hoạt động của Hội đồng quản trị và tổ chức kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng. Các Nghị quyết của Hội đồng quản trị chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên Hội đồng nhất trí. Chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường, các văn bản và Quyết định của Hội đồng quản trị phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký.

Điều 18. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xem xét điều chỉnh ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo và quy hoạch phát triển nhà trường, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Xây dựng và sửa đổi các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập.

3. Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.

4. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị không công nhận người giữ chức vụ Hiệu trưởng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

5. Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trường do Hiệu trưởng đề xuất.

6. Quyết định những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề về đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và công tác đối ngoại của trường.

7. Xây dựng và sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

8. Giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Điều 19. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm, các thành viên của Hội đồng quản trị được quyền tái ứng cử. Hội đồng quản trị họp thường kỳ ít nhất ba tháng một lần. Các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định, khi có ít nhất 1/3 số thành viên của Hội đồng đề nghị.

Điều 20. Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức xin thành lập trường đề cử, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

Điều 21. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng quản trị được thực hiện theo nguyên tắc sau: ba tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Hội đồng quản trị căn cứ các quy định tại các điều 15, 16, 18 của Quy chế này, phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án, số lượng thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị nhiệm kỳ tiếp theo. Ngoài các thành viên đương nhiên nêu tại các khoản 1, 4, 5 của Điều 15, các thành viên nêu ở khoản 2, Điều 15 do đại diện các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường bầu; các thành viên nêu ở khoản 3, Điều 15 do đại diện giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu bầu.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận các thành viên Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị do các thành viên của Hội đồng quản trị bầu và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

Điều 22. Trong nhiệm kỳ, nếu có yêu cầu đột xuất về việc bổ sung hoặc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, thì Hội đồng quản trị ra Nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận. Nếu thành viên cần thay đổi là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lấy ý kiến của tổ chức xin thành lập trường, từng thành viên Hội đồng quản trị và các tổ chức hữu quan trước khi quyết định công nhận.

Điều 23. Khi có đủ căn cứ về việc Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức xin thành lập trường, có quyền ra quyết định không công nhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị; quyết định thành lập Hội đồng quản trị lâm thời và cử Chủ tịch Hội đồng quản trị lâm thời. Trong thời hạn không quá một năm, Hội đồng quản trị lâm thời có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hội đồng quản trị chính thức theo quy định tại Điều 21 của Quy chế này.

MỤC 4 HIỆU TRƯỞNG

Điều 24. Hiệu trưởng trường đại học dân lập là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và không giữ chức vụ Hiệu trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Điều 25. Hiệu trưởng là người điều hành hoạt động của trường, đại diện nhà trường trước xã hội và pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà nước về chất lượng đào tạo, về việc thực hiện các quy định, quy chế về giáo dục đào tạo và những hoạt động khác trong thẩm quyền được Hội đồng quản trị giao.

Điều 26. Hiệu trưởng trường đại học dân lập phải có chức danh từ Phó Giáo sư trở lên hoặc có học vị Tiến sĩ, có kinh nghiệm và năng lực quản lý giáo dục đại học, có uy tín trong ngành giáo dục, có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe và khi được đề cử không quá 70 tuổi.

Điều 27. Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.

2. Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trường và các biện pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

3. Thực hiện các Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng.

4. Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

5. Dự kiến cơ cấu tổ chức, biên chế và nhân sự của trường, trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

6. Ban hành các nội quy, quy định trong nội bộ nhà trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng các quy định hiện hành.

7. Tổ chức công tác kế toán, quản lý tài chính và tài sản của trường theo các quy định của Nhà nước.

8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong trường sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt Quyết định tuyển dụng lao động theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập về lao động - tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật giảng viên, nhân viên và sinh viên của nhà trường.

10. Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với Hội đồng quản trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan.

11. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.

12. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 28. Giúp việc Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng đề cử Phó Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị phê duyệt, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.

Số thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng không được chiếm quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị.

Điều 29. Hội đồng khoa học và đào tạo do Hiệu trưởng quyết định thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc điều hành các hoạt động của trường.

Điều 30. Khi có đủ căn cứ về việc Hiệu trưởng vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quyết định không công nhận Hiệu trưởng và bổ nhiệm người thay thế tạm thời, đồng thời yêu cầu Hội đồng quản trị đề cử Hiệu trưởng mới, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

MỤC 5 ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điều 31. Trường đại học dân lập tuyển sinh và đào tạo công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công dân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 32. Trường đại học dân lập thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, các dịch vụ tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường, theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Việc xuất bản tập san, tạp chí, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường thực hiện theo đúng quy định của Luật Xuất bản và quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 34. Việc mời các giáo sư, các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học; việc cử cán bộ tham quan, giảng dạy, học tập ở nước ngoài; cử sinh viên ra nước ngoài học tập thực hiện theo các quy định của Chính phủ.

MỤC 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 35. Trường đại học dân lập được tự chủ về tài chính theo nguyên tắc tự cân đối thu chi, duy trì các hoạt động và phát triển nhà trường.

Điều 36. Tài sản của trường đại học dân lập gồm tài sản thuộc phần vốn góp của các nhà đầu tư và tài sản tăng thêm trong quá trình hoạt động. Tài sản của trường đại học dân lập sau khi trừ phần vốn góp của tập thể, cá nhân và phần chi phí cho các hoạt động của trường kể cả phần trả lãi vốn vay, vốn góp là tài sản không chia thuộc sở hữu tập thể nhà trường, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật, không ai được chiếm đoạt.

Điều 37. Nguồn thu của trường đại học dân lập gồm:

1. Nguồn thu tại trường:

- Học phí của người học.

- Lệ phí của người học.

- Giá trị các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

- Lãi tiền gửi ngân hàng.

- Thu về thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn của trường.

Các hoạt động dịch vụ (nếu có).

2. Vốn góp của các tổ chức, cá nhân (gọi chung là các nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường.

3. Nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

4. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

5. Các khoản thu khác.

Điều 38. Các khoản chi của trường đại học dân lập gồm:

1. Chi thường xuyên:

a) Chi cho bộ máy quản lý hành chính.

b) Chi cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.

c) Trả tiền thuê cơ sở vật chất.

d) Chi mua sắm tài sản và sửa chữa nhỏ.

e) Chi trích khấu hao tài sản cố định.

g) Nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định.

h) Trả lãi vốn vay, vốn góp.

i) Chi cho khen thưởng, phúc lợi.

k) Các chi phí khác.

2. Chi đầu tư phát triển, bao gồm xây dựng trường sở và mua sắm máy móc, trang thiết bị.

Hàng năm, Hội đồng quản trị quy định tỷ lệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Điều 39. Tài sản và toàn bộ các hoạt động thu chi tài chính của trường đại học dân lập đều phải được quản lý và hạch toán, kế toán, quyết toán hàng quý và hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.

Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi trong hoạt động hàng năm của trường đại học dân lập được dành lập quỹ dự trữ tài chính bắt buộc, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất trường học nhằm thực hiện cam kết về xây dựng trường ghi tại khoản 8 Điều 6 của Quy chế này và Điều 20 của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ và từng bước hoàn lại vốn vay, vốn góp.

Điều 40. Hàng năm, trường lập dự toán thu, chi và mở sổ sách kế toán theo dõi thu, chi theo các nguồn vốn hình thành và tài sản nhà trường. Toàn bộ các khoản thu của trường phải phản ảnh tập trung vào tài khoản của trường tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Toàn bộ số tiền lãi từ tiền gửi phải được phản ảnh vào nguồn thu của trường.

Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng quý và hàng năm tình hình thu, chi tài chính, vốn, tài sản, để Hội đồng quản trị phê duyệt. Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động tài chính theo các mức thu, chi được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Điều 41.

1. Trường đại học dân lập thực hiện chế độ tài chính công khai; Hội đồng quản trị thành lập Ban Kiểm tra tài chính để định kỳ và đột xuất tổ chức kiểm tra sổ sách kế toán, việc sử dụng kinh phí của trường, tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn và báo cáo Hội đồng quản trị, đồng thời công khai các khoản thu, chi cho cán bộ, nhân viên trong trường.

2. Trường đại học dân lập chịu sự thanh tra, kiểm tra tài chính của cơ quan tài chính theo quy định của Nhà nước.

Điều 42. Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản của trường.

Điều 43. Khi cần thanh lý tài sản, Hiệu trưởng thành lập Hội đồng định giá để xác định giá và phương thức thanh lý tài sản, trình Hội đồng quản trị duyệt.

Điều 44. Hội đồng quản trị tự xây dựng quy chế hoạt động về tài chính, quy định mức thu chi phù hợp với tình hình của nhà trường và các quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.

Chương 4

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN

Điều 45. Hiệu trưởng trường đại học dân lập tuyển dụng giảng viên, cán bộ và nhân viên bằng hình thức hợp đồng lao động.

Cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, cán bộ và nhân viên ở các đơn vị phòng, ban, khoa của trường đại học dân lập không ở trong biên chế Nhà nước, trừ những trường hợp đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định biệt phái.

Điều 46. Giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) của trường đại học dân lập phải có đủ các tiêu chuẩn đã quy định về phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe; có nhiệm vụ và quyền theo quy định của pháp luật.

Tại thời điểm khai giảng khóa đầu tiên, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường phải đảm bảo không dưới 20% và trong vòng 4 năm đạt không dưới 50% khối lượng giảng dạy của từng môn học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc mời giảng viên thỉnh giảng của trường đại học dân lập, việc cử biệt phái cán bộ quản lý, nhà giáo từ các trường đại học công lập hoặc cơ quan nhà nước sang làm việc tại các trường đại học dân lập.

Điều 47. Giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường đại học dân lập được hưởng chế độ tiền công, tiền lương hợp lý theo kết quả hoạt động của trường, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, xét tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Huy chương "vì sự nghiệp giáo dục", có nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo như quy định tại Mục 1, Chương IV của Luật Giáo dục.

Chương 5

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA SINH VIÊN

Điều 48. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện theo Quy chế Tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định được đăng ký dự tuyển vào trường đại học dân lập.

Điều 49. Sinh viên trường đại học dân lập có các nhiệm vụ:

1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường.

2. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước; thực hiện nội quy, Quy chế của nhà trường.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Đóng học phí.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

6. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.

Điều 50. Sinh viên trường đại học dân lập có những quyền sau đây:

1. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc học tập của mình như sinh viên trường đại học công lập.

2. Học sau đại học, học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, ngừng học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường theo quy định của pháp luật.

4. Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của trường.

5. Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp nhằm góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.

6. Được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.

7. Được bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm như sinh viên các trường đại học công lập.

Chương 6

THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 51. Trường đại học dân lập có trách nhiệm lổ chức thực hiện thường xuyên việc tự kiểm tra và thanh tra các hoạt động của nhà trường theo các quy định hiện hành.

Điều 52. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động của trường đại học dân lập, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo và vi phạm theo Luật Khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh Thanh tra.

Cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi trái pháp luật trong hoạt động giáo dục của trường.

Điều 53. Trường đại học dân lập không được cho phép bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của nhà trường để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp và thực hiện các hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục, vụ lợi, không đúng với tôn chỉ mục đích hoạt động của trường đại học dân lập.

Điều 54. Cá nhân và tập thể trường đại học dân lập có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 55. Trong trường hợp có đủ căn cứ về việc trường đại học dân lập không chấp hành đúng pháp luật, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm chất lượng đào tạo; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy học tập; không bảo đảm điều kiện vệ sinh và an toàn, thì tùy mức độ nặng nhẹ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

1. Quyết định tạm ngừng giảng dạy.

2. Quyết định tạm ngừng tuyển sinh.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ hoạt động của trường hoặc phải giải thể trường.

Điều 56. Trong trường hợp trường đại học dân lập không còn khả năng hoạt động, Hội đồng Quản trị có quyền xin phép được giải thể theo quy định của pháp luật.

Điều 57. Trường hợp trường đại học dân lập bị giải thể, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giải quyết các hậu quả theo quy định của pháp luật.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 86/2000/QD-TTg

Hanoi, July 18, 2000

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON PEOPLE-FOUNDED UNIVERSITIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibility of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on people-founded universities.

Article 2.- The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of Finance as well as concerned ministries and branches in detailing the implementation of this Regulation.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. All previous regulations contrary to this Regulation are hereby annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

REGULATION

ON PEOPLE-FOUNDED UNIVERSITIES
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 86/2000/QD-TTg of July 18, 2000)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- People-founded universities are higher-education institutions which are established by social, socio-professional or economic organizations (hereinafter collectively called organizations) which mobilize teachers, scientists and investors together to contribute their efforts, funding and initial material bases from sources outside the State budget. People-founded universities are legal persons enjoying autonomy in deciding their organizational structure, labor recruitment and financial matters. Their assets are under collective ownership of their investors, lecturers, officials and employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- People-founded universities belong to the national educational system of the Socialist Republic of Vietnam, and submit to the State management over education by the Ministry of Education and Training and educational management agencies according to the responsibility assignment and division by the Government and concurrently to the administrative management by territory of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter called provincial People’s Committees for short) where they are based.

People-founded universities have legal person status, their own seals and may open accounts at commercial banks or State treasuries for transaction.

Article 4.- People-founded universities are equal with public universities in tasks and rights of the schools, of the lecturers and students in the implementation of training objectives, contents, curricula and methodologies and regulations relating to enrolment, teaching and learning, tests, examinations for recognition of graduation, awarding of diplomas; are entitled to incentive policies toward non-public educational-training establishments according to the Government’s stipulations.

Chapter II

CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF PEOPLE-FOUNDED UNIVERSITIES

Article 5.- A people-founded university set up after the issuance of this Regulation must meet all the following conditions:

1. The university establishment plan conforms to the general planning of the network of universities and meets the human resource demand in service of the local and national socio-economic development.

2. The training objectives, curricula and scale are in line with the national higher-education development orientation.

3. There are sufficient initial conditions regarding the contingent of managerial personnel, lecturers, material and technical bases and capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- When meeting the conditions stated in Article 5 of this Regulation, organizations applying for establishment of people-founded universities shall send dossiers to the Ministry of Education and Training. Such a dossier consists of:

1. An application for establishment of the university, clearly indicating:

a/ The university’s name;

b/ Guiding principles for and goals of the university’s activities;

c/ Location of the university;

d/ Expected disciplines and professions to be trained and scope of activity;

e/ Expected enrolment.

2. The university establishment plan as prescribed in Article 5 of this Regulation.

3. The university’s draft Statute on organization and operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The land use dossier or a written agreement of the competent agency on assigning the land use right for construction of the university.

6. A tentative list of members of the university’s Managing Board, Principal and organizational structure; biographies of the Managing Board members and managerial personnel, which are certified by the agencies directly managing such personnel.

7. A list of staff lecturers and science workers, enclosed with their commitments to participate in lecturing at the university.

8. A written commitment to build the university within ten years into an institution corresponding to its projected training scale, disciplines and professions.

Article 7.- The Ministry of Education and Training shall receive dossiers, assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Government Commission for Organization and Personnel, the provincial People’s Committee of the locality where the university is to be based as well as concerned agencies in organizing the evaluation thereof then submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 8.- After obtaining the Prime Minister’s decision on establishment of a university, the Minister of Education and Training shall examine the proposals of the organization applying for establishment of such university in order to:

1. Decide to recognize the Managing Board and its chairman.

2. Decide to recognize the Principal.

3. Approve the university’s Statute on organization and operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Issue a decision permitting the university to enroll students.

Article 9.- After one year from the date the Prime Minister decides the university establishment, if the university fails to obtain all documents specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 8 of this Regulation, the Minister of Education and Training shall report it to the Prime Minister for withdrawal of the university establishment decision.

Article 10.- Organizations applying for establishment of universities shall, through their representatives in the Managing Boards, continue together with the Managing Boards and the Principals to be responsible for all activities of the universities. Where a university fails to operate in compliance with its guiding principles and goals, the organization that has applied for establishment of such university may request the State management agencies to examine and handle the case in accordance with law.

Chapter III

ORGANIZATION AND OPERATION

SECTION I. ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF UNIVERSITIES

Article 11.- The organizational structure of an university comprises:

1. The Managing Board.

2. The Principal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Vice Principals.

b/ The functional sections and departments.

c/ The Science and Training Council.

3. Several training divisions: faculties, departments and subject sections.

4. Several divisions in service of training, scientific research and development, which are established and operate according to law provisions.

5. Party and mass organizations.

SECTION 2. PARTY AND MASS ORGANIZATIONS

Article 12.- The Communist Party of Vietnam organizations in universities operate under Article 51 of the Education Law.

Article 13.- Social and mass organizations in universities operate under Article 52 of the Education Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- The Managing Board of a people-founded university is the sole organization representing the university’s collective ownership, has the responsibility and autonomy to decide important matters relating to the organization, personnel, finance and assets of the university.

Article 15.- The Managing Board of a people-founded university comprises at least 7 members, including the following:

1. Representative(s) of the leadership of the organization that has applied for the university establishment.

2. Representative(s) of the financial and property investors in building the university.

3. Representatives of staff lecturers, officials and employees of the university.

4. The Principal.

5. Representative(s) of the grassroots Party Committee in the university.

The Managing Board members are equal in their voting right.

Article 16.- The Managing Board chairman and members must be Vietnamese citizens who have university or higher degrees, good health, the age of 70 years or under when nominated to the Managing Board; and at least 50% of them have once lectured at universities or participated in tertiary education management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Managing Board chairman is entitled to use the organizational apparatus and seal of the university; any documents and decisions of the Managing Board must be signed by its chairman.

Article 18.- The Managing Board has the following tasks and powers:

1. To consider and adjust the training disciplines, professions, levels and scale as well as the university development planning and submit them to the Ministry of Education and Training.

2. To formulate and amend financial revenue and expenditure regimes, criteria and norms according to the State’s regulations applicable to non-public universities.

3. To mobilize capital from various sources for construction of the university; approve annual cost estimates and settlement of final budgetary accounts submitted by the Principal; supervise the management of the university’s finance and assets.

4. To nominate and recommend the recognition or non-recognition of the person holding the post of Principal, and report such to the Minister of Education and Training for decision.

5. To approve the plans on the university’s organizational structure, payroll and personnel-related matters, which are proposed by the Principal.

6. To decide basic principles for dealing with matters relating to training, scientific research, construction of material bases and external affairs of the university.

7. To formulate and amend the university’s Statute on organization and operation, submit it to the Ministry of Education and Training for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- The Managing Board’s term is 5 years, its members may be re-elected. The Managing Board regularly meets at least once every three months. Extraordinary meetings shall be decided by the Managing Board chairman at the proposal of at least one-third of the total number of the Managing Board members.

Article 20.- The chairman and members of the Managing Board’s first term are nominated by the organization that has applied for establishment of the university, and reported to the Minister of Education and Training for decision on recognition thereof.

Article 21.- From the second term on, the setting up of the Managing Board shall adhere to the following principles: three months before the end of its term, the Managing Board shall base itself on the provisions in Article 15, 16 and 18 of this Regulation, to report to the Ministry of Education and Training on the option, number of members and structure of the Managing Board for the next term. Apart from the natural members mentioned in Clauses 1, 4 and 5 of Article 15, those members mentioned in Clause 2 of Article 15 shall be elected by investors making financial and asset investment in constructing the university; those members mentioned in Clause 3, Article 15, shall be elected by representatives of the university’s staff lecturers, officials and employees.

The Minister of Education and Training shall decide on the recognition of the Managing Board members. The Managing Board chairman is elected by the Managing Board members and reported to the Minister of Education and Training for decision on recognition.

Article 22.- During a term, if there emerges an unexpected need to add or replace a Managing Board member, the Managing Board shall issue a resolution thereon for its chairman to submit it to the Minister of Education and Training for decision on the recognition thereof. If the to be-replaced member is the Managing Board chairman, the Minister of Education and Training shall consult the organization that has applied for the university establishment, every Managing Board member and concerned agencies before deciding on the recognition thereof.

Article 23.- Where there are sufficient grounds on serious violations of the State’s regulations by the Managing Board, the Minister of Education and Training may, after consulting the organization that has applied for the university establishment, issue decisions not to recognize the Managing Board and its chairman, to set up an interim Managing Board and appoint an acting chairman. Within one year, the interim Managing Board must submit to the Minister of Education and Training the list of the official Managing Board members according to the provisions in Article 21 of this Regulation.

SECTION 4. PRINCIPALS

Article 24.- Principals of people-founded universities have the responsibility to directly manage and administer activities of universities. Principals are nominated by the Managing Boards and recognized by decisions of the Minister of Education and Training. The Principal’s term coincides with the Managing Board’s term and nobody is allowed to assume the post of Principal for two consecutive terms.

Article 25.- Principals administer activities of universities, represent their universities before the society and law, are accountable to the Managing Boards, the Ministry of Education and Training and the State for the training quality, the observance of regulations and rules on education and training as well as other activities within their jurisdiction assigned by the Managing Boards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- A Principal has the following tasks and powers:

1. To organize the implementation of the Managing Board’s resolutions.

2. To recommend to the Managing Board for approval measures to mobilize, manage and use various resources in order to achieve the training objectives, develop the university, and measures to ensure quality and effectiveness of training and scientific research.

3. To observe the Ministry of Education and Training’s regulations on enrolment, organization and management of training, examinations, tests, recognition of graduation and award of diplomas.

4. To make annual cost estimates and budget settlements and submit them to the Managing Board for approval. To organize the implementation of the financial plans already approved by the Managing Board.

5. To propose to the Managing Board for approval the organizational structure, payroll and personnel of his/her university.

6. To issue regulations and rules applicable within his/her university in order to ensure the administration, inspection and supervision of all the university’s activities according to current regulations.

7. To organize the accounting work and manage the university’s finance and assets according to the State’s regulations.

8. To appoint or dismiss persons holding various posts in the university after having the Managing Board’s approval. To decide labor recruitment according to the law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. To make periodical reports on the university’s finance and activities as required by the Managing Board, the Ministry of Education and Training and concerned agencies.

11. To maintain order, security and safety in the university.

12. In case of necessity, the Principal may reserve his/her opinions disagreeing with the Managing Board’s decisions and report them to the Minister of Education and Training.

Article 28.- Principals are assisted by vice-principals. Principals shall nominate their vice-principals for the Managing Boards to approve and submit them to the Minister of Education and Training for decision on recognition thereof. Vice-principals’ term coincide with the Principals’ term.

The number of Managing Board members holding the posts of Principal and vice-principals must not exceed one-third of the total number of Managing Board members.

Article 29.- The science and training councils are set up by decisions of Principals to advise the Principals on running the universities’ activities.

Article 30.- Where having sufficient grounds on serious violations of the State’s regulations by a Principal, the Minister of Education and Training may, after consulting the concerned Managing Board, issue decisions not to recognize the Principal, appoint an acting Principal and at the same time request the Managing Board to nominate a new Principal and submit the nomination to the Minister of Education and Training for decision on the recognition thereof.

SECTION 5. TRAINING AND SCIENTIFIC RESEARCH

Article 31.- People-founded universities enroll and train citizens of the Socialist Republic of Vietnam and foreign citizens lawfully residing in Vietnam according to the regulations of the Minister of Education and Training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- The publishing of periodicals, journals, academic publications, materials and textbooks in service of the universities’ training and scientific research work shall comply with the Publication Law and regulations of the Minister of Education and Training.

Article 34.- The invitation of foreign professors, scientists and specialists to lecture and/or conduct scientific research; the sending of officials to visit, lecture and/or study abroad; and the sending of students to study abroad, shall comply with the Government’s stipulations.

SECTION 6. FINANCIAL MANAGEMENT

Article 35.- People-founded universities shall enjoy financial autonomy on the principle of self-financing to maintain their activities and development.

Article 36.- Assets of people-founded universities comprise assets contributed as capital by investors and assets accrued during the course of operation. Assets of people-founded universities, after subtracting the capital contributed by the collectives, individuals and the expenses for the universities’ activities, including interests on borrowed and contributed capital, are indivisible assets under collective ownership of universities, which are protected by the State according to law provisions; nobody is allowed to appropriate them.

Article 37.- The revenue sources of a people-founded university include:

1. Revenues at the university:

- Tuition fees paid by learners.

- Charges paid by learners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Interests on bank deposits.

- Proceeds from liquidation of assets belonging to the university’s capital sources.

- Earnings from service activities (if any).

2. Capital contributed by organizations and individuals (collectively called investors) for investment in developing the university.

3. Financial assistance, aid, donations, presents from organizations and individuals inside and outside the country.

4. Capital borrowed from credit institutions and banks.

5. Other revenues.

Article 38.- Expenditures of a people-founded university include:

1. Regular expenses:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Expenses for training and scientific research activities at the university.

c/ Payment of rents for material bases.

d/ Expenses for the procurement of assets and minor repairs.

e/ Fixed asset depreciation.

f/ Obligations toward the State as prescribed.

g/ Payment of interests on borrowed and contributed capital.

h/ Expenses for rewards and welfare.

i/ Other expenses.

2. Expenses for development investment, including construction and procurement of machinery, equipment and facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 39.- Assets and all financial revenue and expenditure activities of people-founded universities must be managed, cost-accounted and settled every quarter and every year according to regulations of the Ministry of Finance.

The surplus between revenues and expenditures in annual operations of people-founded universities shall be used to set up compulsory financial reserve funds, with priority given to investment in the universities material bases in order to fulfill the commitments to the construction of universities as mentioned in Clause 8, Article 6 of this Regulation and Article 20 of the Governments Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, and to repay step by step the borrowed and contributed capital.

Article 40.- Annually, the universities shall draw up revenue and expenditure estimates and open accounting books to monitor revenues and expenditures according to their formed capital sources and assets. All universities revenues must be fully reflected in their accounts at banks or State Treasuries. All interests on bank deposits must be incorporated in their revenue source.

Principals are responsible for making quarterly and annual sum-up reports on cost estimates and settlement of accounts and the situation of financial revenues and expenditures, capital and assets for approval by the Managing Boards. Principals shall carry out financial activities at the revenue and expenditure levels already approved by the Managing Boards.

Article 41.-

1. People-founded universities apply a transparent financial regime; the Managing Board of each university shall set up a Financial Inspection Board to conduct regular and irregular examinations of the universitys accounting books and the use of its funding, the situation of increase or decrease of its assets and capital sources, then report thereon to the Managing Board, and at the same time make public all revenues and expenditures to the universitys officials and employees.

2. People-founded universities shall submit to the financial inspection and supervision by the finance agencies according to the States regulations.

Article 42.- Principals are the universities account holders, are accountable to the Managing Boards for the management of finance and assets of the universities.

Article 43.- In cases of need for asset liquidation, the Principal shall set up a council to determine the prices and mode of asset liquidation then report to the Managing Board for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

TASKS AND RIGHTS OF LECTURERS, OFFICIALS AND EMPLOYEES

Article 45.- Principals of people-founded universities recruit lecturers, officials and employees through the form of labor contracts.

Key managerial officials and lecturers, officials and employees working in sections, departments and faculties of people-founded universities are not on the States payroll, except for special cases where they are seconded according to the regulations of the Ministry of Education and Training.

Article 46.- Lecturers (both staff and guest) of people-founded universities must meet all prescribed criteria on ethical qualities, professional and specialized qualifications and health; have the tasks and rights as prescribed by law.

At the beginning of the first course, the staff lecturers of a university must undertake no less than 20% of the teaching volume of each subject and no less than 50% over a four years time.

The Minister of Education and Training shall provide for the invitation of guest lecturers of people-founded universities as well as the seconding of administrators and teachers from public universities or State agencies to work at people-founded universities.

Article 47.- Staff lecturers, officials and employees of people-founded universities shall enjoy reasonable wage and salary regimes depending on the universities operation results, may participate in social and medical insurance, be considered for recognition of the title of professor or associate professor, considered for conferment of the title of Peoples Teacher or Emeritus Teacher, the medal "For the Cause of Education", have the teachers tasks and rights as prescribed in Section I, Chapter IV of the Education Law.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 48.- Vietnamese citizens who fully meet the conditions prescribed in the Enrolment Regulation of the Ministry of Education and Training may register for enrolment in people-founded universities.

Article 49.- People-founded university students have the following tasks:

1. To study and train themselves according to the education plans and curricula of their universities.

2. To abide by the States laws; observe the regulations and rules of their universities.

3. To participate in labor and social activities suited to their age, health and capacity.

4. To pay tuition fees.

5. To preserve and protect their universities assets.

6. To contribute to building, protecting and promoting the traditions of their universities.

Article 50.- People-founded university students have the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To follow postgraduate education, to study at an earlier age, to skip grades, to shorten the time for implementation of their study programs or to discontinue study, according to the regulations of the Ministry of Education and Training.

3. To participate in mass and social organizations activities according to law provisions.

4. To have access to their universities facilities and means in service of study, cultural, sport and physical training activities.

5. To make recommendations in person or through their organizations on solutions with a view to contributing to building their universities, protecting the learners legitimate rights and interests.

6. To enjoy social policies prescribed by the State.

7. To be equal with public university students in the opportunity to have employment.

Chapter VI

INSPECTION, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 51.- People-founded universities have to regularly organize self-supervision and self-inspection of their own activities according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Agencies, organizations and individuals may lodge complaints, individuals may denounce illegal acts in education activities of universities.

Article 53.- People-founded universities are forbidden to permit any individuals or organizations to abuse their names or use their bases to carry out illegal activities and commit acts of commercializing education activities, for self-seeking purposes, or at variance with the guiding principles and objectives of people-founded universities activities.

Article 54.- Individuals and collectives in people-founded universities that have made achievements contributing to the education cause shall be commended according to the States regulations.

Article 55.- Where there are sufficient grounds to believe that a people-founded university fails to abide by law, regulations of the Ministry of Education and Training; fails to ensure training quality; fails to ensure the minimum requirements on material bases and facilities in service of teaching and learning activities; fails to ensure hygiene and safety conditions, the Minister of Education and Training shall, depending on the extent of seriousness, have to:

1. Decide the suspension of teaching.

2. Decide the suspension of enrolment.

3. Report the case to the Prime Minister for decision on suspension of the universitys activities or dissolution of the university.

Article 56.- Where a people-founded university is unable to continue its activities, its Managing Board may ask for permission to dissolve according to law provisions.

Article 57.- Where a people-founded university is dissolved, its Managing Board shall have to deal with consequences thereof according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/07/2000 về Quy chế Trường đại học dân lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.654

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.4.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!