ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 85/QĐ-UBND
|
Hà Giang, ngày 17
tháng 01 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN
2023-2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư
số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động trường trung học phổ thông chuyên;
Căn cứ Quyết định số 1886/QĐ-UBND, ngày
02/10/2023 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo giai đoạn 2023-2030”;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ
trình số 01/TTr-SGDĐT ngày 05/01/2024 về việc phê duyệt Đề án phát triển Trường
THPT Chuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2023-2030.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực thực hiện
Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- TTr Tỉnh ủy,
- TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VHXH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Quyết định số: 85/QĐ-UBND ngày 17/01/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang được thành lập
theo Quyết định số 742/QĐ-UB ngày 12/9/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang với
tên gọi Trường Chuyên, sau đó được đổi tên thành Trường THPT Chuyên tỉnh Hà
Giang theo Quyết định số 2892/QĐ-UB ngày 20/10/2000 của của Chủ tịch UBND tỉnh
Hà Giang.
Mục tiêu của Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang là
phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học
tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo
giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước,
tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa
học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu
cầu phát triển của địa phương, của đất nước.
Trong những năm qua, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà
Giang từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... đảm bảo
cho việc tổ chức dạy - học và các hoạt động khác trong nhà trường được diễn ra
thuận lợi. Nhà trường luôn phấn đấu đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện học
sinh, đóng vai trò chủ lực trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh
năng khiếu, học sinh giỏi; là cơ sở tạo nguồn đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực
chất lượng cao cho tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Trường đã đạt
được nhiều thành tích được các cấp Bộ, ngành ghi nhận1
và được học sinh, phụ huynh, xã hội tin tưởng, ủng hộ.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, trong xu hướng chung về sự phát triển và hội nhập, nhu cầu
xã hội đối với giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng, nhà trường còn bộc lộ một
số hạn chế bất cập cần sớm khắc phục, cụ thể như: Trình độ năng lực chuyên môn
của một số giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới; chất lượng giáo dục mũi nhọn
chưa cao và ổn định; kinh phí đầu tư cho công tác dạy và học đã được quan tâm
nhưng còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục toàn diện và nhiệm vụ
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi; tạo nguồn đào
tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; chế độ chính sách đãi ngộ đối với
sự cống hiến của thầy, cô giáo, thành tích đạt được của học sinh còn hạn chế,
chưa thực sự khích lệ giáo viên, học sinh.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số
51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tiếp tục đầu tư, bồi dưỡng và phát
huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường;
chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh, đặc biệt
chất lượng giáo dục mũi nhọn, phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trường chất
lượng khá trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên của cả nước thì
việc xây dựng Đề án phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn
2023-2030 là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc
hội khóa XIII về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng;
Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học;
Thông tư số 20/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học phổ
thông chuyên;
Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục
phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 Nghị quyết đại
hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/5/2021 của BCH Đảng
bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển giáo dục và đào
tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025;
Quyết định số 1886/QĐ-UBND, ngày 02/10/2023 của
UBND tỉnh Hà Giang về ban hành “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2023-2030”.
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG
1. Quy mô phát triển
Năm học 2023-2024, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang
có 29 lớp (khối 10: 10 lớp, khối 11: 11 lớp, khối 12: 08 lớp), với tổng số 966
học sinh (khối 10: 350 HS, khối 11: 353 HS, khối 12: 263 HS); trường đang tổ chức
dạy học 9 môn chuyên (gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch
sử, Địa lý, Tiếng Anh). So với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án (năm học
2010-2011) tăng 11 lớp (Khối 10: tăng 04 lớp; khối 11: 05 lớp; khối 12: 02 lớp),
số học sinh tăng 401 em (từ 565 HS tăng lên 966 HS).
2. Chất lượng giáo dục
Trong những năm qua, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà
Giang luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục kỹ
năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo điều
kiện để học sinh phát triển toàn diện, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng hoạt động thực tiễn. Tích cực đổi mới phương
pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh tự học và tham gia nghiên
cứu khoa học; đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Chất lượng
giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng cao, cụ thể như
sau:
- Chất lượng giáo dục toàn diện năm học 2022-2023:
Học sinh xếp loại học lực giỏi/kết quả học tập tốt đạt 93,4%; xếp loại hạnh kiểm
tốt/kết quả rèn luyện tốt đạt 99,2%. So với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án (năm
học 2010-2011) xếp loại học lực giỏi/kết quả học tập tốt tăng 80,5%; xếp loại
hạnh kiểm tốt/kết quả rèn luyện tốt tăng 2,0%.
- Kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc gia: Từ năm học
2010-2011 đến năm học 2022-2023 Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có 49 học sinh
đạt giải (07 giải nhì, 17 giải ba, 25 giải khuyến khích). Năm học 2022-2023 nhà
trường có 02 học sinh đạt giải (02 giải khuyến khích).
- Kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi đại
học: Hằng năm, 100% học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên đều tốt nghiệp Trung học
phổ thông; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học tại các trường đại học trong
05 năm gần nhất trung bình đạt 99%. Năm 2023, tỷ lệ học sinh vào các trường đại
học đạt 100% tăng 8,0% so với năm học 2010-2011.
Số học sinh Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang đỗ vào
các trường Đại học tốp đầu của 3 năm học gần nhất: Ngoại Thương, Kinh tế Quốc
dân, An Ninh, Y dược, Quân đội, Bách khoa, Đại học Quốc gia……).
Năm học 2020-2021: 73/272 chiếm 26,8%.
Năm học 2021-2022: 79/232 chiếm 34,1%.
Năm học 2022-2023: 90/274 chiếm 32,8%.
- Kết quả thi Khoa học kỹ thuật: Từ năm 2014 đến
nay Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có 16 dự án KHKT tham gia Cuộc thi khoa học
kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, trong đó có 03 dự án đạt giải.
3. Về xây dựng, phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được
quan tâm, bổ sung về số lượng; trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ được
nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm học 2023-2024, có tổng số 86 cán bộ quản lý,
giáo viên và nhân viên (trong đó có 04 cán bộ quản lý; 72 giáo viên và 10 nhân
viên). So với năm học 2010-2011, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
tăng 20 người (cán bộ quản lý tăng 02 người, giáo viên tăng 15 người, nhân viên
tăng 3 người).
Về trình độ chuyên môn: có 37 thạc sĩ (trong đó:
cán bộ quản lý 04, giáo viên 32, nhân viên 01), đạt tỷ lệ 43,02%; 100% giáo
viên sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; hiện tại có 05/09
giáo viên tiếng Anh đạt trình độ chuẩn IELTS từ 6.5 trở lên.
Hằng năm, 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tham
gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nhiều giáo viên là báo cáo viên cốt cán
trong các hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng chuyên đề, tổ chức sinh hoạt chuyên
môn cấp tỉnh, cấp cụm trường, hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy các trường
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các trường THCS trên địa bàn tỉnh, đã
liên kết với Trường THCS Lê Quý Đôn, Trường THCS Yên Biên, thành phố Hà Giang;
Trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Bắc Quang về việc giảng dạy kiến thức chuyên
sâu để tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT Chuyên.
- Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang đã học hỏi và
liên kết với các Trường THPT Chuyên đại học Sư phạm Hà Nội, Trường THPT Chuyên
tỉnh Lào Cai; Trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên; Trường THPT Chuyên tỉnh Hưng
Yên và Trường THPT Chuyên tỉnh Vĩnh Phúc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
phương pháp giảng dạy kiến thức chuyên sâu, phương pháp quản trị nhà trường...
4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
đào tạo, bồi dưỡng
- Trong những năm qua, Trường đã đón tiếp một số
đoàn quốc tế đến thăm, khảo sát về công tác giảng dạy, học tập tiếng Anh như:
Đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ do Đại sứ quán hoặc Phó tùy viên văn hóa
làm Trưởng đoàn, tổ chức ELIC/Mỹ.
- Nhiều giáo viên tiếng Anh của nhà trường đã được
tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn. Cụ thể:
+ 01 người được tham gia Chương trình học bổng của
Đại sứ quán Hoa Kỳ về bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh, phương pháp giảng
dạy tiếng Anh và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh
tại Mỹ (thời gian 10 tháng).
+ 03 người được tham gia Chương trình bồi dưỡng tiếng
Anh và phương pháp giảng dạy do Sở Giáo dục và Đào tạo chọn cử tại Philippin
(thời gian 06 tuần).
+ 01 người được tham gia Chương trình Fulbright TEA
do Chính phủ Mỹ tài trợ về bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phương pháp giảng dạy
tiếng Anh (tại Mỹ, thời gian 03 tháng).
+ 04 người được tham gia bồi dưỡng tiếng Anh bởi tổ
chức ELIC/Mỹ tại Việt Nam (thời gian 02 tháng).
- Từ năm học 2020-2021 đến nay Trường THPT Chuyên tỉnh
Hà Giang có 85 học sinh dự thi chương trình IELTS và đạt từ 6.5 trở lên.
- Học sinh nhà trường đã được tham gia chương trình
thí điểm trại hè tiếng Anh do tổ chức ELIC/Mỹ tài trợ trong thời gian 20 ngày tại
Trường THPT Chuyên (năm 2017). Năm học 2022-2023, Chương trình Fulbright TEA do
Chính phủ Mỹ tài trợ đã cử 01 trợ giảng đến làm việc tại trường từ tháng 9/2022
đến tháng 5/2023.
Sau khi tham gia các lớp tập huấn, trình độ của
giáo viên tiếng Anh được cải thiện đáng kể, đặc biệt là kĩ năng nghe, nói bằng
tiếng Anh, giáo viên được học hỏi rất nhiều về kiến thức và phương pháp dạy tiếng
Anh từ người bản xứ.
Các hoạt động giáo dục có sự tham gia của giáo viên
người nước ngoài tại nhà trường giúp khơi dậy trong học sinh niềm đam mê học tiếng
Anh, tăng cường phát triển khả năng ngôn ngữ trong học sinh, đặc biệt là kĩ
năng nghe và nói tiếng Anh. Học sinh không chỉ sử dụng tiếng Anh trong lớp học
mà còn sử dụng ngoài giờ học. Học sinh tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Anh. Qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng mềm, cách làm việc theo
nhóm, phát triển tài năng cũng như sự tự tin của học sinh đồng thời tăng cường
tinh thần đoàn kết, giao lưu giữa học sinh trong trường.
5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học Trường THPT Chuyên
5.1. Cơ sở vật chất
Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có tổng diện tích
19.658 m2, đã được đầu tư xây dựng với các hạng mục công trình như
sau:
- Nhà hiệu bộ gồm: 01 phòng Hiệu trưởng, 03 phòng
Phó Hiệu trưởng, 02 phòng họp, 01 văn phòng, 01 phòng kế toán, 07 phòng sinh hoạt
tổ chuyên môn, 01 phòng (tổ chức đảng, đoàn thể), 01 phòng Y tế, 01 phòng văn
thư, 01 phòng công tác Đoàn; 01 phòng thư viện.
- Nhà lớp học: Có 02 nhà 4 tầng, với tổng số 33
phòng học.
- Phòng học bộ môn có 09 phòng, trong đó có 01
phòng Vật lý, 01 phòng Hóa học, 01 phòng Sinh học, 04 phòng Tin học, 02 phòng
Ngoại ngữ.
- Nhà đa năng: Có diện tích 337,8 m2, phục
vụ tổ chức hoạt động tập thể, văn hóa, thể dục thể thao và dạy học môn Thể dục.
- Khu nhà Ký túc xá học sinh: 03 tầng với tổng số
30 phòng, đảm bảo chỗ ở cho khoảng 180 học sinh.
- Các hạng mục phụ trợ gồm: Cổng trường, hệ thống
tường rào, hệ thống nước sạch, các công trình vệ sinh, phòng bảo vệ, hệ thống
điện, hệ thống đường nội bộ...
5.2. Trang thiết bị dạy học
- Về thiết bị dạy học tối thiểu: Hiện có 01 bộ thiết
bị dạy học cho các lớp 10, 11, 12, thiết bị được trang cấp từ năm 2006 và năm
2008 nên một số thiết bị đã bị hỏng.
- Về trang thiết bị tại các phòng thực hành, thí
nghiệm Vật lý, Hóa học và Sinh học: Hầu hết các thiết bị đều được trang cấp từ
năm 2006 nên trang thiết bị xuống cấp nhiều, hằng năm nhà trường có mua sắm bổ
sung từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, tuy nhiên số lượng còn thiếu so với nhu cầu
thực tế.
- Phòng dạy học ngoại ngữ: Hiện tại nhà trường có
01 phòng học Ngoại ngữ gồm 36 cabin có tai nghe được kết nối với máy chủ, 01
phòng Ngoại ngữ - Tin học với 26 máy vi tính và các thiết bị khác.
- Phòng thực hành Tin học: Hiện tại nhà trường có
04 phòng thực hành Tin học với 103 máy tính đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy
và học tập bộ môn Tin học.
- Về thiết bị thí nghiệm thực hành tăng cường giáo
dục khoa học - kỹ thuật: Có 01 phòng gồm các thiết bị của bộ môn Vật lý, Hóa học,
Sinh học phục vụ cho công tác thực hành tăng cường giáo dục khoa học - kỹ thuật.
6. Những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân
6.1. Những hạn chế, bất cập
- Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia của
nhà trường hàng năm còn thấp đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, nhà trường
chưa có học sinh lọt vào vòng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc tế.
- Chưa thực hiện được việc trao đổi hợp tác với các
cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh
nghiệm, xây dựng, phát triển chương trình và tài liệu dạy học cho trường
chuyên.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu; một bộ phận nhỏ giáo
viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy chuyên sâu tại Trường THPT Chuyên,
năng lực Ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc
gia, quốc tế và giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.
- Nhà đa năng, kí túc xá, nhà ăn, nhà thư viện đã
xây dựng xong, tuy nhiên chưa được đầu tư đồng bộ trang thiết bị; chưa có nhà
lưu trú cho giáo viên.
- Trang thiết bị dạy học, đặc biệt là thiết bị dạy
học phục vụ công tác thí nghiệm, thực hành của các bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng dạy và học.
- Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hỗ trợ
cho các hoạt động dạy và học của nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Ngân sách của tỉnh hằng năm cấp cho nhà trường
còn thấp, rất khó khăn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, duy trì, sửa chữa cơ sở
vật chất của nhà trường và thực hiện việc hợp tác quốc tế.
6.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo của nhà trường
chưa thật sự hiệu quả; chậm đổi mới; chưa chủ động liên kết, hợp tác với các cơ
sở giáo dục trong và ngoài nước. Một số giáo viên chưa tích cực trong việc học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chưa dành nhiều thời gian cho
nghiên cứu hoạt động chuyên môn....
- Công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là tự bồi
dưỡng các chuyên đề chuyên sâu của từng môn chuyên, tự bồi dưỡng về ngoại ngữ của
nhiều giáo viên chưa cao, chưa tự giác và thường xuyên. Một số giáo viên chưa
chủ động trong việc học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.
b) Nguyên nhân khách quan
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp so với yêu
cầu (do nguồn tuyển còn hạn hẹp, một số học sinh ở các các huyện không muốn học
tập xa gia đình nên không đăng ký dự thi, do đó tính cạnh tranh đầu vào ở một số
lớp chuyên không có), chưa có các giải pháp hiệu quả để phát hiện, bồi dưỡng học
sinh năng khiếu từ cấp trung học cơ sở để tạo nguồn tuyển sinh có chất lượng
cho Trường THPT Chuyên.
- Điều kiện kinh tế và xã hội của tỉnh còn nhiều
khó khăn, việc huy động các nguồn lực nhất là việc thực hiện xã hội hóa giáo dục
phục vụ cho công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế. Ngân sách đầu
tư cho Trường THPT Chuyên mặc dù đã được quan tâm song còn rất hạn hẹp so với
yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Công tác phối hợp, tham mưu, ban hành các chế độ,
chính sách đặc thù cho giáo viên và học sinh trường chuyên còn chậm; chưa có cơ
chế thu hút giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tại Trường THPT
Chuyên.
- Tỉnh Hà Giang chưa có quy định cụ thể về cơ chế đặc
thù đối với công tác tuyển dụng, tiếp nhận giáo viên về công tác tại Trường
THPT Chuyên cũng như là quy định điều chuyển giáo viên, nhân viên ra khỏi Trường
THPT Chuyên khi không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
(Có phụ lục số
01, 02 kèm theo)
Phần thứ ba
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục xây dựng và phát triển Trường THPT
Chuyên tỉnh Hà Giang trở thành cơ sở giáo dục trung học có cơ sở vật chất đồng
bộ, hiện đại; chất lượng giáo dục cao nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh
có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng
khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn
diện.
- Xây dựng Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang trở
thành hình mẫu của các trường THPT về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, về tổ
chức, đổi mới phương pháp giáo dục; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
giáo dục.
- Hình thành cơ chế chính sách để tạo động lực mới
cho sự phát triển của nhà trường; có giải pháp cụ thể với các mục tiêu ưu tiên
cho sự phát triển của nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
a) Quy mô học sinh, lớp học
- Năm học 2024 - 2025 Trường THPT Chuyên có tối thiểu
31 lớp với tổng số 1.053 học sinh (Khối 10: 10 lớp, với 350 học sinh; Khối 11:
10 lớp, với 350 học sinh; Khối 12: 11 lớp, với 353 học sinh).
- Từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2029 - 2030,
nhà trường duy trì tối thiểu 30 lớp với 1.050 học sinh (gồm các môn chuyên:
Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh,
Tiếng Trung).
b) Cơ cấu đội ngũ nhà trường
Từ năm học 2024 - 2025, nhà trường có đủ cơ cấu
giáo viên theo quy định, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
- Đến năm 2030 Trường THPT Chuyên đảm bảo đủ số cán
bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo quy định.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên giỏi
về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại.
- Trên 50% giáo viên có trình độ thạc sĩ.
- Từ 60% trở lên cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng
được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp, đặc biệt các môn khoa học tự nhiên.
Ít nhất 5% số tiết thuộc môn khoa học tự nhiên được giáo viên giảng dạy bằng tiếng
Anh.
- Xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, giáo viên hàng năm:
100% đạt từ khá trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt loại Tốt.
- Bồi dưỡng ít nhất 3 chuyên đề chuyên sâu/môn/năm
cho giáo viên dạy 09 môn chuyên.
2.3. Về chất lượng giáo dục
- Đến năm 2030, có 90% trở lên học sinh có kết quả
học tập đạt loại tốt.
- 100% học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường đại
học.
- 10% trở lên học sinh đỗ vào các trường đại học được
đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kĩ sư chất lượng cao của các trường đại học
trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài.
- 100% học sinh đạt các tiêu chí và chỉ số đánh giá
về phẩm chất và năng lực toàn diện của học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
- 100% học sinh đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học
sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải. 90% trở lên học sinh tham gia đội tuyển dự thi chọn
học sinh giỏi quốc gia là học sinh Trường THPT Chuyên.
- Học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia: Giai đoạn
2023-2025, có ít nhất 5-7 giải; năm học 2023-2024 có ít nhất 5 giải. Giai đoạn
2025-2028, có ít nhất 8-10 giải. Giai đoạn 2028-2030, có ít nhất 10-12 giải.
2.4. Về cơ sở vật chất và thiết bị trường học
Đến năm 2030, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang được
đầu tư đầy đủ các phòng học đa phương tiện, phòng học bộ môn; mua sắm trang thiết
bị dạy học đồng bộ, tiên tiến, hiện đại; bổ sung các tài liệu học tập; đầu tư
cơ sở vật chất cho khu ký túc xá; xây dựng nhà lưu trú cho giáo viên…, đảm bảo
đủ điều kiện cho các hoạt động giáo dục toàn diện của học sinh, cụ thể:
- Trang cấp đầy đủ thiết bị: 09 phòng học đa phương
tiện; 08 phòng học bộ môn; 30 phòng kí túc xá.
- Xây dựng 01 nhà lưu trú (gồm 8 phòng) cho cán bộ,
giáo viên.
- Phòng đọc thư viện: Trang cấp 01 bộ máy tính để
bàn, 01 máy in, 15 bộ bàn ghế cho bạn đọc và 06 kệ sách; bổ sung khoảng 5.250
cuốn sách vào thư viện.
- Xây dựng thư viện điện tử: Trang cấp 41 bộ máy
tính để bàn; 40 bàn để máy tính cho bạn đọc tra cứu, 01 bàn để máy tính điều
hành; thuê website, mua phần mềm, mua dung lượng lưu trữ trên máy chủ ....
(Có phụ lục số 03, 04, 05, 06 kèm theo)
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức về tư
tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và học sinh
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ
CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh về vị trí, vai trò của Trường THPT
Chuyên là phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục
phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của
tỉnh, của đất nước...
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh và các chỉ thị, các hướng dẫn về đạo đức nhà giáo.
- Thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan
trọng của Trường THPT Chuyên, đặc biệt trong công tác đào tạo nhân tài, nhân lực
chất lượng cao trong giai đoạn mới từ đó xác định động cơ, động lực, nhiệm vụ cụ
thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Tăng cường các hình thức giáo dục chính trị tư tưởng,
đạo đức, lối sống; giáo dục động cơ học tập, tình yêu nước, lòng nhân ái, chăm chỉ,
sự trung thực, tinh thần trách nhiệm cho học sinh thông qua các chương trình,
các hoạt động cụ thể, thiết thực.
- Tăng cường kỷ cương nền nếp, xác lập hệ thống các
biện pháp kiểm soát công việc, kiểm soát chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi
Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2018,
nghiên cứu đổi mới chương trình, mục tiêu, phương pháp dạy học và phương pháp
kiểm tra, đánh giá học sinh Trường THPT Chuyên theo hướng toàn diện, hiện đại,
tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo
nhân lực chất lượng cao, tài năng cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh và
của đất nước.
2.1. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Lựa chọn học sinh tham gia ôn luyện, thi học sinh
giỏi cấp trường, cấp tỉnh phải đảm bảo chính xác (lựa chọn những học sinh có
năng khiếu môn chuyên, có sức khỏe cũng như lòng đam mê nghiên cứu khoa học).
- Tăng cường tham gia các kỳ thi mang tính chất
giao lưu giữa các Trường THPT Chuyên, các kỳ thi Olympic các môn văn hoá ở
trong nước, khu vực và quốc tế để học sinh có cơ hội cọ sát và tích lũy kinh
nghiệm.
- Tạo động lực liên tục cho học sinh, đặc biệt các
thầy cô tham gia ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi phải là người truyền cảm hứng,
tạo sự hứng thú cho học sinh để học sinh tin tưởng, chuyên tâm trong công tác
ôn luyện và hướng đến những mục tiêu cao hơn.
- Tập trung đầu tư bồi dưỡng, ôn luyện cho những bộ
môn thực sự có tiềm năng đạt giải quốc gia và những học sinh có năng lực, có niềm
say mê nổi trội trong đội tuyển.
- Tiếp tục mời các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ đầu
ngành và đội ngũ giáo viên các Trường THPT Chuyên giàu kinh nghiệm để tập huấn
kiến thức chuyên sâu cho đội tuyển.
2.2. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi
Phối hợp với các trường THCS chất lượng cao, trường
trọng điểm của các huyện/thành phố nhằm phát hiện những học sinh giỏi, có năng
khiếu về các môn văn hóa. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phối hợp bồi dưỡng kiến
thức chuyên sâu cho các em học sinh để tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT
Chuyên tỉnh Hà Giang.
3. Phát triển đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý
3.1. Tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên
a) Bố trí đảm bảo biên chế cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên cho Trường THPT Chuyên.
- Ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên đủ định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường công tác phối hợp với các trường
THPT/THCS&THPT khác trên địa bàn tỉnh để phát hiện các giáo viên có năng lực
chuyên môn, đề xuất với Sở GD&ĐT thực hiện việc điều động, luân chuyển giáo
viên về giảng dạy tại Trường THPT Chuyên.
- Thực hiện tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên theo
quy định và theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền.
b) Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đối với những
trường hợp sau:
Ngoài các quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ về tuyển
dụng viên chức, thực hiện tuyển dụng lập thời bằng hình thức xét tuyển đối với
sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đối với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học,
Tin học Ngữ văn, Lịch sử Địa lý: Sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi hệ chính quy tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; sinh viên tốt nghiệp loại khá hệ chính quy trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy các trường
đại học sư phạm khác đã đạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba học sinh giỏi các môn
văn hóa cấp quốc gia trung học phổ thông (Môn đạt giải là môn được đào tạo tại
trường đại học sư phạm). Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ đạt bậc 3
theo khung 6 bậc của Việt Nam. Ưu tiên việc xét tuyển đối với các sinh viên đảm
bảo các điều kiện trên và nguyên là học sinh Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang.
- Đối với môn Ngoại ngữ: Người dự tuyển phải tốt
nghiệp đại học đúng chuyên ngành đạt loại khá trở lên và có chứng chỉ năng lực
ngoại ngữ quốc tế: đối với tiếng Anh đạt 7.0 IELTS trở lên (hoặc chứng chỉ quốc
tế tương đương).
3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo
viên
Tập trung đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhằm
nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên; hợp tác, giao lưu trao đổi
kinh nghiệm giữa các trường THPT chuyên trong nước về tham gia các khóa đào tạo
chuyên môn ngắn hạn...
Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối
với giáo viên ngoại ngữ và năng lực tiếng Anh cho giáo viên các môn khoa học tự
nhiên; tìm kiếm, sử dụng các phần mềm; ứng dụng học tiếng Anh chuyên ngành. Có chính
sách hỗ trợ giáo viên ngoại ngữ và giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí quốc tế cấp.
Cụ thể đến năm học 2029-2030:
- Đào tạo thạc sĩ, dự kiến: 16 người (lộ trình
thực hiện theo Phụ lục 5 đính kèm).
- Hợp tác với các trường đại học trong nước để bồi
dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 100 lượt giáo viên các môn khoa học tự nhiên
(20 người/năm).
- Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho 324 lượt giáo
viên dạy 09 môn chuyên, mỗi môn chuyên bồi dưỡng 03 chuyên đề/năm.
- Cử 02 giáo viên tiếng Anh tham gia đào tạo, bồi
dưỡng học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
3.3. Thực hiện việc đánh giá và luân chuyển
giáo viên
- Trường THPT Chuyên tham mưu Sở GD&ĐT xây dựng
quy chế sàng lọc giáo viên.
- Hằng năm, nghiêm túc thực hiện việc đánh giá giáo
viên và đề xuất Sở GD&ĐT về việc đưa ra khỏi trường chuyên đối với giáo
viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên. Xem xét điều
chuyển giáo viên từ trường chuyên sang trường trung học phổ thông khác đối với
một trong các trường hợp sau:
+ Giáo viên không đạt loại khá trở lên trong kỳ khảo
sát do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (nếu có);
+ Trong năm học không đạt từ mức khá trở lên theo
quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
+ Giáo viên bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển
trách trở lên khi quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Thời gian thực hiện việc điều chuyển giáo viên
không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ra khỏi Trường THPT Chuyên từ năm
2024.
- Không bố trí dạy môn chuyên đối với giáo viên sau
03 năm dạy môn chuyên không có học sinh giỏi quốc gia.
4. Đổi mới công tác quản lý
Giao quyền chủ động cho Trường trung học phổ thông
chuyên trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức các hoạt động
chuyên môn. Định kỳ thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực, chuyên môn giáo viên
theo quy chế sàng lọc giáo viên. Định kỳ trước ngày 15/6 hàng năm, đánh giá
tình hình, kết quả thực hiện Đề án báo cáo Sở GD&ĐT.
Tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hoá trong dạy
học: Tăng cường hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở giáo dục có uy tín
trong và ngoài nước về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy và học ngoại ngữ, ứng
dụng công nghệ thông tin. Tổ chức các giờ học kết nối trực tuyến với học sinh
và giáo viên một số nước cùng dạy tiếng Anh qua mạng Internet. Cán bộ quản lý,
giáo viên được tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học khu vực và quốc tế.
Tăng cường tổ chức dạy song ngữ (tiếng Anh) đối với
các môn khoa học tự nhiên. Liên kết với các cơ sở giáo dục có giáo viên nước
ngoài để thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi nâng cao kiến thức môn ngoại ngữ cho
giáo viên và học sinh.
5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học
- Năm 2024 đầu tư xây dựng nhà lưu trú gồm 08 phòng
cho giáo viên; bổ sung trang thiết bị phòng đọc thư viện;
- Từ năm 2024-2026 trang cấp các thiết bị, máy
tính, sách điện tử để hoàn thiện xây dựng thư viện điện tử;
- Từ năm 2024-2030 trang cấp các thiết bị phòng đa
phương tiện, phòng học bộ môn, ký túc xá cho học sinh.
(Chi tiết tại Phụ
lục số 07 đính kèm)
6. Thực hiện chế độ, chính
sách khuyến khích đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
- Nghiên cứu xây dựng chính sách bổ sung chế độ ưu
đãi, khen thưởng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Trường THPT
chuyên đạt kết quả xuất sắc theo nhiệm vụ được giao.
- Nghiên cứu xây dựng chính sách bổ sung chế độ học
bổng, khen thưởng đối với học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, rèn luyện,
có thành tích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa; cuộc thi
khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.
- Nghiên cứu bổ sung chế độ đối với giáo viên dạy
môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.
- Chế độ tập huấn các đội dự tuyển: Đối với giáo
viên nhà trường tập huấn đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc
gia được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hà Giang hiện hành.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án là:
45.316.100.000 đồng, trong đó:
- Xây dựng, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất:
2.700.000.000 đồng;
- Trang cấp thiết bị: 8.698.000.000 đồng;
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: 8.623.600.000 đồng;
- Chế độ tập huấn các độ dự tuyển: 25.294.500.000 đồng.
(Có phụ lục số 06 kèm theo)
2. Dự kiến nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách tỉnh: 45.053.600.000 đồng;
- Ngân sách Trung ương: không;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác: 262.500.000 đồng.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham
mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; xây dựng
dự toán kinh phí thực hiện Đề án hàng năm; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên trường THPT chuyên.
Chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành một số
chính sách đặc thù đối với giáo viên, học sinh Trường THPT chuyên; chính sách
thu hút đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy tại Trường THPT chuyên.
Chỉ đạo Trường THPT Chuyên thực hiện các giải pháp
đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng mục tiêu Đề án.
Định kỳ tổ chức khảo sát, đánh giá giáo viên theo
quy định.
Đánh giá, kiểm tra tiến độ thực hiện đề án, tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và
Đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, bố trí lồng ghép các nguồn
vốn đầu tư để triển khai Đề án đảm theo đúng tiến độ.
3. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh
phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định
hiện hành.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan
có liên quan đề xuất, tham mưu, trình HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách,
nhu cầu tuyển dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên Trường THPT
Chuyên tỉnh Hà Giang theo đúng quy định của pháp luật và của tỉnh.
5. Sở Ngoại vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu đẩy mạnh
tìm kiếm, kết nối, giới thiệu trường với các Đại sứ quán, cơ quan đại diện nước
ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, đối tác quốc tế, các cơ sở giáo dục trong khu
vực và trên thế giới để làm việc, giao lưu, vận động các nguồn tài trợ, học bổng
và tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, học vấn cho
cán bộ, giáo viên, học sinh trường chuyên.
6. Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang
Tổ chức quản lý, quản trị nhà trường đảm bảo theo
chức năng, nhiệm vụ của trường chuyên.
Xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp triển khai
thực hiện có hiệu quả từng nội dung của Đề án.
Thực hiện đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề
án, sứ mạng của trường hằng năm và kết thúc mỗi giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm
quyền quản lý theo quy định./.
PHỤ LỤC SỐ 01
QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG TỪ
NĂM HỌC 2010-2011 ĐẾN NĂM HỌC 2022-2023
1. Kết quả hai mặt giáo dục
Năm học
|
Tổng số học
sinh
|
Học lực/Kết quả
học tập
|
Hạnh kiểm/Kết
quả rèn luyện
|
Giỏi/Tốt
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
Tốt
|
Khá
|
TB
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
2010-2011
|
565
|
73
|
12,9
|
476
|
84,2
|
15
|
2,7
|
1
|
0,2
|
549
|
97,2
|
15
|
2,7
|
1
|
0,1
|
2011-2012
|
557
|
89
|
16
|
451
|
81
|
17
|
3
|
|
|
540
|
96,9
|
17
|
3,1
|
|
|
2012-2013
|
536
|
93
|
17,4
|
436
|
81,3
|
7
|
1,3
|
|
|
529
|
98,7
|
7
|
1,3
|
|
|
2013-2014
|
536
|
102
|
19
|
427
|
79,7
|
7
|
1,3
|
|
|
529
|
98,7
|
7
|
1,3
|
|
|
2014-2015
|
566
|
139
|
24,6
|
402
|
71
|
25
|
4,4
|
|
|
539
|
95,2
|
27
|
4,8
|
|
|
2015-2016
|
626
|
191
|
30,5
|
413
|
66
|
16
|
2,5
|
6
|
1
|
593
|
94,7
|
32
|
5,1
|
1
|
0,2
|
2016-2017
|
694
|
219
|
31,6
|
460
|
66,3
|
14
|
2,0
|
1
|
0,1
|
682
|
98,3
|
12
|
1,7
|
|
|
2017-2018
|
751
|
342
|
45,5
|
401
|
53,4
|
8
|
1,1
|
|
|
737
|
98,1
|
14
|
1,9
|
|
|
2018-2019
|
794
|
363
|
45,7
|
423
|
53,3
|
8
|
1,0
|
|
|
782
|
98,5
|
12
|
1,5
|
|
|
2019-2020
|
774
|
465
|
60,1
|
306
|
39,5
|
3
|
0,4
|
|
|
765
|
98,8
|
9
|
1,2
|
|
|
2020-2021
|
784
|
517
|
65,9
|
265
|
33,8
|
2
|
0,3
|
|
|
770
|
98,2
|
13
|
1,7
|
1
|
0,1
|
2021-2022
|
777
|
650
|
83,7
|
127
|
16,3
|
|
|
|
|
775
|
99,7
|
2
|
0,3
|
|
|
2022-2023
|
895
|
836
|
93,4
|
59
|
6,6
|
|
|
|
|
888
|
99,2
|
7
|
0,8
|
|
|
2. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc
gia
Năm học
|
Kết quả thi HSG
cấp tỉnh
|
Kết quả thi HSG
cấp quốc gia
|
Tổng số giải
|
Trong đó
|
Tổng số giải
|
Trong đó
|
Giải nhất
|
Giải nhì
|
Giải ba
|
Giải KK
|
Giải nhất
|
Giải nhì
|
Giải ba
|
Giải KK
|
2010-2011
|
101
|
13
|
34
|
27
|
27
|
10
|
0
|
1
|
4
|
6
|
2011-2012
|
131
|
17
|
48
|
43
|
23
|
5
|
0
|
1
|
2
|
2
|
2012-2013
|
140
|
18
|
51
|
39
|
32
|
3
|
0
|
0
|
1
|
2
|
2013-2014
|
139
|
20
|
49
|
36
|
34
|
1
|
0
|
0
|
1
|
0
|
2014-2015
|
127
|
16
|
46
|
33
|
32
|
4
|
0
|
1
|
2
|
1
|
2015-2016
|
169
|
25
|
61
|
47
|
36
|
6
|
0
|
2
|
2
|
2
|
2016-2017
|
229
|
29
|
87
|
76
|
37
|
3
|
0
|
0
|
0
|
3
|
2017-2018
|
267
|
38
|
97
|
74
|
58
|
2
|
0
|
0
|
1
|
1
|
2018-2019
|
124
|
20
|
47
|
34
|
23
|
4
|
0
|
1
|
1
|
2
|
2019-2020
|
142
|
17
|
61
|
39
|
25
|
3
|
0
|
0
|
2
|
1
|
2020-2021
|
129
|
30
|
37
|
35
|
27
|
1
|
0
|
0
|
1
|
0
|
2021-2022
|
86
|
6
|
27
|
14
|
39
|
4
|
0
|
1
|
0
|
3
|
2022-2023
|
123
|
14
|
40
|
27
|
42
|
2
|
|
|
|
2
|
Tổng cộng
|
1907
|
263
|
685
|
524
|
435
|
49
|
0
|
7
|
17
|
25
|
3. Kết quả thi học sinh giỏi giao lưu khu vực
Năm học
|
Tổng số huy
chương
|
Vàng
|
Bạc
|
Đồng
|
2010-2011
|
18
|
0
|
2
|
16
|
2011-2012
|
29
|
3
|
5
|
21
|
2012-2013
|
30
|
0
|
9
|
21
|
2013-2014
|
34
|
0
|
8
|
26
|
2014-2015
|
38
|
0
|
7
|
31
|
2015-2016
|
38
|
0
|
7
|
31
|
2016-2017
|
35
|
3
|
14
|
18
|
2017-2018
|
35
|
3
|
14
|
18
|
2018-2019
|
37
|
1
|
10
|
26
|
2019-2020
|
34
|
2
|
8
|
24
|
2020-2021
|
Không thi
|
2021-2022
|
37
|
1
|
6
|
30
|
2022-2023
|
43
|
1
|
12
|
30
|
Tổng cộng
|
408
|
14
|
102
|
292
|
4. Kết quả tốt nghiệp THPT và trúng tuyển Đại học
Năm học
|
Tổng số HS lớp
12
|
Tốt nghiệp THPT
|
Trúng tuyển các
Trường Đại học
|
Số HS
|
Tỷ lệ %
|
Số HS
|
Tỷ lệ %
|
2010-2011
|
176
|
176
|
100
|
162
|
92
|
2011-2012
|
185
|
185
|
100
|
174
|
94,1
|
2012-2013
|
181
|
181
|
100
|
174
|
96,1
|
2013-2014
|
174
|
174
|
100
|
169
|
97,1
|
2014-2015
|
168
|
167
|
99,4
|
161
|
95,8
|
2015-2016
|
181
|
181
|
100
|
165
|
91,2
|
2016-2017
|
204
|
204
|
100
|
202
|
99
|
2017-2018
|
232
|
229
|
98,7
|
222
|
95,7
|
2018-2019
|
251
|
251
|
100
|
245
|
97,6
|
2019-2020
|
266
|
266
|
100
|
264
|
99,2
|
2020-2021
|
272
|
272
|
100
|
272
|
100
|
2021-2022
|
232
|
232
|
100
|
232
|
100
|
2022-2023
|
274
|
274
|
100
|
274
|
100
|
PHỤ LỤC SỐ 02
BIỂU THỐNG KÊ THỰC TRẠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG
NĂM HỌC 2022-2023
STT
|
Nội dung
|
Năm học
2022-2023
|
Ghi chú
|
1
|
Quy mô lớp, học sinh, môn chuyên
|
|
|
-
|
Tổng số lớp
|
27
|
|
-
|
Tổng số học sinh
|
895
|
|
-
|
Tổng số môn chuyên
|
9
|
|
2
|
Chất lượng giáo dục
|
|
|
-
|
Tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi/kết quả rèn luyện
tốt
|
93,4%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT
|
100%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh đỗ tuyển sinh ĐH, CĐ
|
100%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh đạt giỏi cấp tỉnh
|
82%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh đạt HSG cấp quốc gia
|
3,92%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học được đào
tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kĩ sư chất lượng cao của các trường đại học
trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài;
|
5,5%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh đạt các tiêu chí và chỉ số đánh
giá về phẩm chất và năng lực toàn diện của học sinh trung học phổ thông do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
|
100%
|
|
-
|
Tỷ lệ học sinh đạt từ bậc 3 (B1) về Ngoại ngữ
theo khung năng lực Châu Âu.
|
3,5%
|
|
3
|
Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên
|
|
|
-
|
Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên
|
87
|
|
-
|
Số lượng (tỷ lệ) CB, GV có trình độ Thạc sỹ trở
lên
|
36 (41,4%)
|
|
-
|
Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại
ngữ trong giảng dạy, giao tiếp
|
35%
|
|
-
|
Số lượt bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu/môn/năm
chuyên cho giáo viên dạy môn chuyên.
|
22
|
|
4
|
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
|
|
|
-
|
Hợp tác với tổ chức ELIC mở các lớp bồi dưỡng
nâng cao năng lực tiếng Anh và các hoạt động bổ trợ cho việc dạy học cho cán
bộ, giáo viên và học sinh.
|
0
|
|
-
|
Số giáo viên tiếng Anh tham gia Chương trình học
bổng của Đại sứ quán Hoa Kỳ về bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh, phương
pháp giảng dạy tiếng Anh và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy tiếng Anh.
|
0
|
|
-
|
Số giáo viên tiếng Anh tham gia Chương trình
Fulbright TEA do Chính phủ Mỹ tài trợ về bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và
phương pháp giảng dạy tiếng Anh
|
0
|
|
5
|
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Trường
THPT Chuyên
|
|
|
5.1
|
Cơ sở vật chất
|
|
-
|
Nhà hiệu bộ
|
Có 01 phòng Hiệu trưởng, 03 phòng Phó Hiệu trưởng,
02 phòng họp, 01 phòng văn thư, 01 phòng kế toán, 07 phòng sinh hoạt tổ chuyên
môn, 01 phòng (tổ chức Đảng, đoàn thể), 01 phòng Y tế, 01 phòng văn thư, 01
phòng Đoàn thanh niên; 01 phòng thư viện
|
-
|
Nhà lớp học
|
Có 02 nhà 4 tầng, với tổng số 33 phòng học
|
-
|
Phòng học bộ môn
|
Có 09 phòng: 01 phòng Vật lý, 01 phòng Hóa học,
01 phòng Sinh học, 04 phòng Tin học, 02 phòng Ngoại ngữ.
|
-
|
Nhà đa năng
|
Có diện tích 337,8 m2, phục vụ tổ chức
hoạt động tập thể, văn hóa, thể dục thể thao và dạy học môn Thể dục
|
-
|
Khu ký túc xá học sinh
|
Có 01 nhà 03 tầng với tổng số 30 phòng, đảm bảo
chỗ ở cho khoảng 180 học sinh
|
5.2
|
Trang thiết bị dạy học
|
|
-
|
Thiết bị dạy học tối thiểu
|
Có 01 bộ thiết bị dạy học cho các lớp 10, 11, 12,
thiết bị được trang cấp từ năm 2006 và năm 2008 nên một số thiết bị đã bị hỏng
|
-
|
Thiết bị tại các phòng thực hành, thí nghiệm Vật
lý, Hóa học và Sinh học
|
Được trang cấp từ năm 2006 nên trang thiết bị xuống
cấp nhiều, hằng năm nhà trường có mua sắm bổ sung, tuy nhiên số lượng còn thiếu
so với nhu cầu thực tế.
|
-
|
Phòng dạy học ngoại ngữ
|
Có 01 phòng học Ngoại ngữ gồm 36 cabin có tai
nghe được kết nối với máy chủ, 01 phòng Ngoại ngữ - Tin học với 26 máy vi
tính và các thiết bị khác.
|
-
|
Phòng thực hành Tin học
|
Có 04 phòng thực hành tin học với 103 máy tính
đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn tin học.
|
-
|
Thiết bị thí nghiệm thực hành tăng cường giáo dục
khoa học - kỹ thuật
|
Có 01 phòng gồm các thiết bị của bộ môn Vật lý,
Hóa học, Sinh học phục vụ cho công tác thực hành tăng cường giáo dục khoa học
- kỹ thuật
|
PHỤ LỤC SỐ 03
QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2023-2030
STT
|
Nội dung
|
Đơn vị tính
|
Năm học
|
2023-2024
|
2024-2025
|
Giai đoạn
2025-2028
|
Giai đoạn
2028-2030
|
I
|
Quy mô lớp, học sinh
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng số lớp
|
Lớp
|
29
|
31
|
30
|
30
|
-
|
Lớp 10
|
Lớp
|
10
|
10
|
10
|
10
|
-
|
Lớp 11
|
Lớp
|
11
|
10
|
10
|
10
|
-
|
Lớp 12
|
Lớp
|
8
|
11
|
10
|
10
|
2
|
Tổng số học sinh
|
HS
|
966
|
1.053
|
1.050
|
1.050
|
-
|
Lớp 10
|
HS
|
350
|
350
|
350
|
350
|
-
|
Lớp 11
|
HS
|
353
|
350
|
350
|
350
|
-
|
Lớp 12
|
HS
|
263
|
353
|
350
|
350
|
II
|
Chất lượng giáo dục
|
|
|
|
|
|
1
|
Học sinh đạt học lực giỏi/Kết quả học tập đạt loại
tốt
|
%
|
88
|
90
|
90
|
90
|
2
|
Tốt nghiệp THPT
|
%
|
100
|
100
|
100
|
100
|
3
|
Thi đỗ vào các trường Đại học
|
%
|
100
|
100
|
100
|
100
|
4
|
Tỷ lệ học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học
sinh giỏi cấp tỉnh
|
%
|
100
|
100
|
100
|
100
|
5
|
Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia
|
HS
|
5
|
7
|
Từ 8-10
|
Từ 10-12
|
6
|
Tỷ lệ học sinh đạt từ bậc 3 (B1) về Ngoại ngữ
theo khung năng lực Châu Âu.
|
%
|
5
|
10
|
11
|
12
|
PHỤ LỤC SỐ 04
KẾ HOẠCH BỔ SUNG CBQL, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG THPT
CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
STT
|
CBQL/Giáo viên
|
Năm học
2022-2023
|
Nhu cầu giai đoạn
2024-2030
|
Nghỉ hưu giai
đoạn 2023-2030
|
Nhu cầu bổ sung
đội ngũ giai đoạn 2023-2030
|
Ghi chú
|
Tổng
|
Năm học
2023-2024
|
Năm học
2024-2025
|
Giai đoạn
2025-2030
|
I
|
CBQL
|
04
|
03
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
1
|
Hiệu trưởng
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
Phó Hiệu trưởng
|
3
|
2
|
0
|
|
|
|
|
|
II
|
Giáo viên
|
72
|
93
|
4
|
25
|
10
|
13
|
2
|
|
1
|
Toán
|
13
|
15
|
1
|
3
|
2
|
1
|
0
|
|
2
|
Vật lý
|
8
|
9
|
1
|
2
|
1
|
0
|
1
|
|
3
|
Hóa học
|
7
|
7
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
4
|
Sinh học
|
5
|
6
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
5
|
Tin học
|
5
|
7
|
0
|
2
|
1
|
1
|
0
|
|
6
|
Ngữ văn
|
10
|
13
|
0
|
3
|
1
|
2
|
0
|
|
7
|
Lịch sử
|
3
|
ố
|
0
|
3
|
2
|
1
|
0
|
|
8
|
Địa lý
|
3
|
5
|
1
|
3
|
1
|
1
|
1
|
|
9
|
Tiếng Anh
|
10
|
13
|
1
|
4
|
2
|
2
|
0
|
|
10
|
Thể dục
|
3
|
4
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
11
|
GDQP-AN
|
2
|
3
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
12
|
Công nghệ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
13
|
GD Kinh tế và pháp luật
|
2
|
3
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
14
|
Mỹ thuật
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
|
15
|
Âm nhạc
|
1
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
III
|
Nhân viên
|
10
|
14
|
1
|
5
|
1
|
2
|
2
|
|
Tổng số
|
86
|
110
|
6
|
30
|
11
|
15
|
4
|
|
PHỤ LỤC SỐ 05
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT
CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG
STT
|
Giáo viên môn
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng đội
ngũ
|
Giai đoạn 2023
- 2030
|
Ghi chú
|
Nhu cầu
|
Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng
|
Tổng số GV
|
Thạc sỹ
|
Tổng số GV
|
Thạc sỹ
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
Năm 2027
|
Năm 2028
|
Năm 2029
|
Năm 2030
|
|
I
|
Đào tạo thạc sỹ
|
Người
|
72
|
32
|
93
|
48
|
5
|
0
|
2
|
3
|
3
|
3
|
|
|
1
|
Toán
|
Người
|
13
|
7
|
15
|
10
|
2
|
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
Vật lý
|
Người
|
8
|
4
|
9
|
6
|
1
|
|
|
|
1
|
|
|
|
3
|
Hóa học
|
Người
|
7
|
5
|
7
|
6
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
4
|
Sinh học
|
Người
|
5
|
3
|
6
|
4
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Tin học
|
Người
|
5
|
2
|
7
|
4
|
|
|
1
|
|
|
1
|
|
|
6
|
Ngữ văn
|
Người
|
10
|
6
|
13
|
8
|
|
|
|
1
|
|
1
|
|
|
7
|
Lịch sử
|
Người
|
3
|
1
|
6
|
2
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
8
|
Địa lý
|
Người
|
3
|
2
|
5
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Tiếng Anh
|
Người
|
10
|
2
|
13
|
5
|
1
|
|
1
|
|
1
|
|
|
|
10
|
Thể dục
|
Người
|
3
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
GDQP-AN
|
Người
|
2
|
|
3
|
1
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
12
|
Công nghệ
|
Người
|
0
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
GD Kinh tế và pháp luật
|
Người
|
2
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Mỹ thuật
|
Người
|
0
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Âm nhạc
|
Người
|
1
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Bồi dưỡng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên dạy
các môn KHTN (4 người/môn x 5 môn = 20 người)
|
Người
|
|
|
|
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
|
2
|
Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy
môn chuyên (3 người/môn x 9 môn = 27 người)
|
Người
|
|
|
|
|
27
|
27
|
27
|
27
|
27
|
27
|
27
|
|
PHỤ LỤC SỐ 06
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
ĐVT: đồng
STT
|
Danh mục
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Thời gian
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
Xây dựng, cải tạo
sửa chữa cơ sở vật chất
|
|
|
|
|
2.700.000.000
|
-
|
Xây nhà lưu trú cho giáo viên
|
phòng
|
8
|
|
300.000.000
|
2.400.000.000
|
-
|
Cải tạo phòng đọc
|
|
|
|
|
300.000.000
|
2
|
Mua sắm thiết bị
|
|
|
|
|
8.698.000.000
|
2.1
|
Trang thiết bị phòng đọc thư viện
|
|
|
|
|
82.500.000
|
-
|
Máy tính để bàn có kết nối Internet
|
bộ
|
1
|
|
12.000.000
|
12.000.000
|
-
|
Máy in
|
bộ
|
1
|
|
4.200.000
|
4.200.000
|
-
|
Bàn để máy tính
|
bộ
|
1
|
|
1.200.000
|
1.200.000
|
-
|
Bàn đọc sách (loại 6 chỗ ngồi + 6 ghế)
|
bộ
|
15
|
|
3.600.000
|
54.000.000
|
-
|
Kệ sách
|
cái
|
6
|
|
1.850.000
|
11.100.000
|
2.2
|
Mua bổ sung sách thư viện (bình quân 05 cuốn/học
sinh)
|
cuốn
|
5.250
|
|
50.000
|
262.500.000
|
2.3
|
Xây dựng thư viện điện tử
|
|
|
|
|
773.000.000
|
-
|
Máy tính để bàn có kết nối Internet
|
bộ
|
41
|
|
12.000.000
|
492.000.000
|
-
|
Bàn để máy tính cho bạn đọc
|
bộ
|
40
|
|
1.200.000
|
48.000.000
|
-
|
Bàn để máy tính điều hành
|
bộ
|
1
|
|
2.000.000
|
2.000.000
|
-
|
Hệ thống kết nối dây dẫn, ổn áp, …
|
hệ thống
|
1
|
|
48.000.000
|
48.000.000
|
-
|
Thuê lập website, mua phần mềm, thuê đường chuyền,
mua dung lượng lưu trữ trên máy chủ
|
|
1
|
|
100.000.000
|
100.000.000
|
-
|
Chi phí đào tạo cán bộ quản lý thư viện
|
lần
|
1
|
|
3.000.000
|
3.000.000
|
-
|
Mua sách điện tử
|
cuốn
|
2.000
|
|
40.000
|
80.000.000
|
2.4
|
Trang thiết bị phòng đa phương tiện, phòng học
bộ môn, ký túc xá cho học sinh
|
|
|
|
|
7.580.000.000
|
-
|
Phòng học đa phương tiện
|
phòng
|
9
|
|
420.000.000
|
3.780.000.000
|
-
|
Phòng học bộ môn
|
phòng
|
8
|
|
400.000.000
|
3.200.000.000
|
-
|
Trang bị phòng ký túc xá
|
phòng
|
30
|
|
20.000.000
|
600.000.000
|
3
|
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
|
|
|
|
|
8.623.600.000
|
3.1
|
Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên
dạy các môn KHTN
|
|
|
|
|
264.000.000
|
-
|
Chi phí dịch vụ đào tạo: (4 người/môn x 5 môn) x
(2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày
|
người
|
20
|
14
|
300.000
|
84.000.000
|
-
|
Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (4
người/môn x 5 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển
|
quyển
|
20
|
2
|
300.000
|
12.000.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ăn: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm
x 7 ngày/đợt) x 150.000 đ/người/ngày
|
người
|
20
|
14
|
150.000
|
42.000.000
|
-
|
Hỗ trợ chi phí đi lại: (4 người/môn x 5 môn) x (2
đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt
|
người
|
20
|
4
|
350.000
|
28.000.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ngủ (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm
x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối
|
người
|
20
|
14
|
350.000
|
98.000.000
|
Tổng kinh phí mục
3.1 (7 năm)
|
|
|
|
|
1.848.000.000
|
3.2
|
Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy
môn chuyên
|
|
|
|
|
356.400.000
|
-
|
Chi phí dịch vụ đào tạo: (3 người/môn x 9 môn) x
(2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày
|
người
|
27
|
14
|
300.000
|
113.400.000
|
-
|
Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (3
người/môn x 9 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển
|
quyển
|
27
|
2
|
300.000
|
16.200.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ăn: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm
x 7 ngày/đợt) x 150.000 đ/người/ngày
|
ngày
|
27
|
14
|
150.000
|
56.700.000
|
-
|
Hỗ trợ chi phí đi lại: (3 người/môn x 9 môn) x (2
đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt
|
người
|
27
|
4
|
350.000
|
37.800.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ngủ (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm
x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối
|
người
|
27
|
14
|
350.000
|
132.300.000
|
Tổng kinh phí mục
3.2 (7 năm)
|
|
|
|
|
2.494.800.000
|
3.3
|
Đào tạo Thạc sỹ
|
|
|
|
|
780.800.000
|
-
|
Chi phí dịch vụ đào tạo: (16 người x 45.000.000
đ/người/khóa)
|
người
|
16
|
|
45.000.000
|
720.000.000
|
-
|
Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: 16
người x 1.000.000 đ/người/khóa
|
người
|
16
|
|
1.000.000
|
16.000.000
|
-
|
Hỗ trợ chi phí đi lại: (16 người x (2 đợt/năm x 2
lượt/đợt x 2 năm) x 350.000 đ/người/lượt
|
người
|
16
|
8
|
350.000
|
44.800.000
|
3.4
|
Đào tạo, bồi dưỡng GV tiếng Anh ở nước ngoài
|
người
|
2
|
|
250.000.000
|
500.000.000
|
Tổng kinh phí mục
3.4 (7 năm)
|
|
|
|
|
3.500.000.000
|
4
|
Chế độ tập huấn các đội dự tuyển thi chọn học
sinh giỏi
|
|
|
|
|
3.613.500.000
|
-
|
Tiền công cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn khối
10 + 11: 09 môn x 02 khối x 195 ngày/môn x 100.000 đ/người/ngày
|
đồng/người/ngày
|
18
|
195
|
100.000
|
351.000.000
|
-
|
Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết khối
10 + 11 (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn x 02 khối x
195 ngày/môn x 700.000 đ/người/ngày
|
đồng/người/ngày
|
18
|
195
|
700.000
|
2.457.000.000
|
-
|
Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết đối với
đội tuyển Quốc gia (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn
x 120 ngày/môn x 700.000 đ/người/ngày
|
đồng/người/ngày
|
9
|
120
|
700.000
|
756.000.000
|
-
|
Tiền công biên soạn và giảng dạy thực hành (1/2
ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 3 môn x 5 ngày/môn x 03 khối x
800.000 đ/người/ngày
|
đồng/người/ngày
|
3
|
15
|
800.000
|
36.000.000
|
-
|
Tiền công trợ lý thí nghiệm thực hành: 3 môn x 5
ngày/môn x 03 khối x 300.000 đ/người/ngày
|
đồng/người/ngày
|
3
|
15
|
300.000
|
13.500.000
|
Tổng kinh phí mục
4 (7 năm)
|
|
|
|
|
25.294.500.000
|
Tổng cộng (Mục
1 + Mục 2 + Mục 3 + Mục 4)
|
|
|
|
|
45.316.100.000
|
PHỤ LỤC SỐ 07
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
ĐVT: đồng
STT
|
Danh mục
|
Lộ trình thực
hiện theo từng năm
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
1
|
Xây dựng, cải tạo
sửa chữa cơ sở vật chất
|
2.400.000.000
|
300.000.000
|
|
|
|
|
|
-
|
Xây nhà lưu trú cho giáo viên
|
2.400.000.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Cải tạo phòng đọc
|
|
300.000.000
|
|
|
|
|
|
2
|
Trang cấp thiết bị
|
1.392.000.000
|
1.408.500.000
|
1.032.500.000
|
1.412.500.000
|
1.412.500.000
|
1.220.000.000
|
820.000.000
|
2.1
|
Trang thiết bị phòng đọc thư viện
|
82.500.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Máy tính để bàn có kết nối Internet
|
12.000.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Máy in
|
4.200.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Bàn để máy tính
|
1.200.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Bàn đọc sách (loại 6 chỗ ngồi + 6 ghế)
|
54.000.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Kệ sách
|
11.100.000
|
|
|
|
|
|
|
2.2
|
Mua bổ sung sách thư viện (bình quân 05 cuốn/học
sinh)
|
52.500.000
|
52.500.000
|
52.500.000
|
52.500.000
|
52.500.000
|
|
|
2.3
|
Xây dựng thư viện điện tử
|
317.000.000
|
416.000.000
|
40.000.000
|
0
|
0
|
0
|
0
|
-
|
Máy tính để bàn có kết nối Internet
|
240.000.000
|
252.000.000
|
|
|
|
|
|
-
|
Bàn để máy tính cho bạn đọc
|
24.000.000
|
24.000.000
|
|
|
|
|
|
-
|
Bàn để máy tính điều hành
|
2.000.000
|
|
|
...
|
|
|
|
-
|
Hệ thống kết nối dây dẫn, ổn áp, ...
|
48.000.000
|
|
|
|
|
*
|
|
-
|
Thuê lập website, mua phần mềm, thuê đường chuyền,
mua dung lượng lưu trữ trên máy chủ
|
|
100.000.000
|
|
|
|
|
|
-
|
Chi phí đào tạo cán bộ quản lý thư viện
|
3.000.000
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Mua sách điện tử
|
|
40.000.000
|
40.000.000
|
|
|
|
|
2.4
|
Trang thiết bị phòng đa phương tiện, phòng học
bộ môn, ký túc xá cho học sinh
|
940.000.000
|
940.000.000
|
940.000.000
|
1.360.000.000
|
1.360.000.000
|
1.220.000.000
|
820.000.000
|
-
|
Phòng học đa phương tiện
|
420.000.000
|
420.000.000
|
420.000.000
|
840.000.000
|
840.000.000
|
420.000.000
|
420.000.000
|
-
|
Phòng học bộ môn
|
400.000.000
|
400.000.000
|
400.000.000
|
400.000.000
|
400.000.000
|
800.000.000
|
400.000.000
|
-
|
Trang bị phòng ký túc xá
|
120.000.000
|
120.000.000
|
120.000.000
|
120.000.000
|
120.000.000
|
|
|
3
|
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
|
1.364.400.000
|
1.120.400.000
|
1.218.000.000
|
1.266.800.000
|
1.266.800.000
|
1.266.800.000
|
1.120.400.000
|
3.1
|
Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên
dạy các môn KHTN
|
264.000.000
|
264.000.000
|
264.000.000
|
264.000.000
|
264.000.000
|
264.000.000
|
264.000.000
|
-
|
Chi phí dịch vụ đào tạo: (4 người/môn x 5 môn) x
(2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày
|
84.000.000
|
84.000.000
|
84.000.000
|
84.000.000
|
84.000.000
|
84.000.000
|
84.000.000
|
-
|
Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (4
người/môn x 5 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển
|
12.000.000
|
12.000.000
|
12.000.000
|
12.000.000
|
12.000.000
|
12.000.000
|
12.000.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ăn: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm
x 7 ngày/đạt.) x 150.000 đ/người/ngày
|
42.000.000
|
42.000.000
|
42.000.000
|
42.000.000
|
42.000.000
|
42.000.000
|
42.000.000
|
-
|
Hỗ trợ chi phí đi lại: (4 người/môn x 5 môn) x (2
đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt
|
28.000.000
|
28.000.000
|
28.000.000
|
28.000.000
|
28.000.000
|
28.000.000
|
28.000.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ngủ (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm
x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối
|
98.000.000
|
98.000.000
|
98.000.000
|
98.000.000
|
98.000.000
|
98.000.000
|
98.000.000
|
3.2
|
Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy
môn chuyên
|
356.400.000
|
356.400.000
|
356.400.000
|
356.400.000
|
356.400.000
|
356.400.000
|
356.400.000
|
-
|
Chi phí dịch vụ đào tạo: (3 người/môn x 9 môn) x
(2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày
|
113.400.000
|
113.400.000
|
113.400.000
|
113.400.000
|
113.400.000
|
113.400.000
|
113.400.000
|
-
|
Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (3
người/môn x 9 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển
|
16.200.000
|
16.200.000
|
16.200.000
|
16.200.000
|
16.200.000
|
16.200.000
|
16.200.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ăn: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm
x 7 ngày/đợt) x 150.000 đ/người/ngày
|
56.700.000
|
56.700.000
|
56.700.000
|
56.700.000
|
56.700.000
|
56.700.000
|
56.700.000
|
-
|
Hỗ trợ chi phí đi lại: (3 người/môn x 9 môn) x (2
đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt
|
37.800.000
|
37.800.000
|
37.800.000
|
37.800.000
|
37.800.000
|
37.800.000
|
37.800.000
|
-
|
Hỗ trợ tiền ngủ (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm
x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối
|
132.300.000
|
132.300.000
|
132.300.000
|
132.300.000
|
132.300.000
|
132.300.000
|
132.300.000
|
3.3
|
Đào tạo Thạc sỹ
|
244.000.000
|
|
97.600.000
|
146.400.000
|
146.400.000
|
146.400.000
|
|
-
|
Chi phí dịch vụ đào tạo: (16 người x 45.000.000
đ/người/khóa)
|
225.000.000
|
|
90.000.000
|
135.000.000
|
135.000.000
|
135.000.000
|
|
-
|
Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: 16
người x 1.000.000 đ/người/khóa
|
5.000.000
|
|
2.000.000
|
3.000.000
|
3.000.000
|
3.000.000
|
|
-
|
Hỗ trợ chi phí đi lại: (16 người x (2 đợt/năm x 2
lượt/đợt x 2 năm) x 350.000 đ/người/lượt
|
14.000.000
|
|
5.600.000
|
8.400.000
|
8.400.000
|
8.400.000
|
|
3.4
|
Đào tạo, bồi dưỡng GV tiếng Anh ở nước ngoài
|
500.000.000
|
500.000.000
|
500.000.000
|
500.000.000
|
500.000.000
|
500.000.000
|
500.000.000
|
4
|
Chế độ tập huấn các đội dự tuyển thi chọn học
sinh giỏi
|
3.613.500.000
|
3.613.500.000
|
3.613.500.000
|
3.613.500.000
|
3.613.500.000
|
3.613.500.000
|
3.613.500.000
|
-
|
Tiền công cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn khối
10 + 11: 09 môn x 02 khối x 195 ngày/môn x 100.000 đ/người/ngày
|
351.000.000
|
351.000.000
|
351.000.000
|
351.000.000
|
351.000.000
|
351.000.000
|
351.000.000
|
-
|
Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết khối
10 + 11 (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn x 02 khối x
195 ngày/môn x 700.000 đ/người/ngày
|
2.457.000.000
|
2.457.000.000
|
2.457.000.000
|
2.457.000.000
|
2.457.000.000
|
2.457.000.000
|
2.457.000.000
|
-
|
Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết đối với
đội tuyển Quốc gia (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn
x 120 ngày/môn x 700.000 đ/người /ngày
|
756.000.000
|
756.000.000
|
756.000.000
|
756.000.000
|
756.000.000
|
756.000.000
|
756.000.000
|
-
|
Tiền công biên soạn và giảng dạy thực hành (1/2
ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 3 môn x 5 ngày/môn x 03 khối x
800.000 đ/người/ngày
|
36.000.000
|
36.000.000
|
36.000.000
|
36.000.000
|
36.000.000
|
36.000.000
|
36.000.000
|
-
|
Tiền công trợ lý thí nghiệm thực hành: 3 môn x 5
ngày/môn x 03 khối x 300.000 đ/người/ngày
|
13.500.000
|
13.500.000
|
13.500.000
|
13.500.000
|
13.500.000
|
13.500.000
|
13.500.000
|
Tổng cộng (Mục
1 + Mục 2 + Mục 3 + Mục 4)
|
8.769.900.000
|
6.442.400.000
|
5.864.000.000
|
6.292.800.000
|
6.292.800.000
|
6.100.300.000
|
5.553.900.000
|
1 Tập thể: Cờ thi
đua của Thủ tướng Chính phủ (2021); Cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh (2016,
2022, 2023); 01 Cờ thi đua của Bộ Công an (2018); 03 Bằng khen của Bộ
GD&ĐT; 04 Bằng khen của UBND tỉnh; 01 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt
Nam; 01 Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh; 16 Giấy khen của Sở GD&ĐT,
Công đoàn ngành, UBND thành phố...
Cá nhân CBQL, GV, NV: 02 Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ; 03 Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 43 Bằng khen của UBND tỉnh, Liên đoàn
Lao động tình, TW Đoàn, Tỉnh đoàn; 216 Giấy khen của của Sở GD&ĐT, Công
đoàn ngành, UBND thành phố...
Cá nhân học sinh: 09 Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 25
Bằng khen của UBND tỉnh; 04 Bằng khen của Tỉnh đoàn; 27 Giấy khen của Sở
GD&ĐT, UBND thành phố, Thành đoàn Hà Giang.