ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 758/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 15 tháng 02 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU CHO GIÁO VIÊN MẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT-BYT
ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy định việc cấp giấy phép
hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu
chữ thập đỏ”.
Căn cứ Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND
ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng
về “Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
trong nhà trường, nhà trẻ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo tại Tờ trình số 4054/TTr-SGDĐT ngày 13 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu
cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ thành phố
và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định
này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố, Chủ tịch UBND
các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN thành phố;
- Phòng GDĐT các quận, huyện;
- Hội CTĐ các quận, quyện;
- Lưu: VT, SGDĐT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|
ĐỀ ÁN
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
I. THÔNG TIN CHUNG
Hội Chữ thập đỏ thành phố là tổ chức
xã hội hoạt động vì mục tiêu nhân đạo - hòa bình - hữu nghị với các lĩnh vực trọng
tâm đã được quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ, bao gồm: Cứu trợ khẩn cấp
và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu tình nguyện,
hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc
do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham
gia phòng ngừa ứng phó thảm họa. Mục tiêu chiến lược của Hội:
Hỗ trợ những cộng đồng dễ bị tổn thương, tham gia xây dựng cộng đồng an toàn.
Hoạt động sơ cấp cứu Chữ thập đỏ là một trong những hoạt động trọng tâm của Hội, được Luật
Chữ thập đỏ quy định, được hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT
ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ”.
Nghị quyết Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam lần thứ X và Hội Chữ thập đỏ thành phố lần thứ VIII đã đề ra chỉ tiêu “hàng
năm tổ chức trang bị kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho 1,5% dân số; trong đó, chú
trọng các đối tượng như giáo viên bậc học mầm non, đội ngũ lái xe taxi, công nhận; xây dựng lực lượng sơ cứu viên tại cộng đồng”.
Hiện nay, các mô hình hoạt động sơ cấp
cứu của Hội Chữ thập đỏ thành phố được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả,
trong đó, Trung tâm huấn luyện Sơ cấp cứu Chữ thập đỏ Đà Nẵng được thành lập năm 2011, đã tổ chức đào tạo cho 6.686 lượt cán bộ, hội
viên, tình nguyện viên, hướng dẫn viên sơ cấp cứu cho các cấp hội, các cơ quan,
doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và các
tỉnh lân cận. 21 điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ được Sở Y tế cấp phép đã đi vào hoạt
động hiệu quả cùng với mạng lưới 205 tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ
toàn thành phố trong năm 2017, đã tham gia sơ cứu ban đầu cho 129 người bị tai
nạn thương tích, tai nạn giao thông, vận chuyển an toàn 59 người đến cơ sở y tế.
Hàng năm, Hội Chữ thập đỏ thành phố
ký kết chương trình phối hợp với ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ban An toàn
giao thông triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng
sơ cấp cứu cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, học sinh, giáo
viên và người dân tại cộng đồng.
II. SỰ CẦN THIẾT
VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết của Đề án
Năm 2016 trên địa bàn toàn thành phố
có 665 trẻ em bị tai nạn thương tích (ngã: 525 em, bỏng/cháy: 56 em, tai nạn
giao thông: 43 em, súc vật cắn: 33 em, ngộ độc các loại: 05 em, đuối nước: 02
em, ngạt thở/hóc nghẹn: 01 em) trong đó có 04 trường hợp tử vong do tai nạn
giao thông, 01 trường hợp tử vong do té ngã. Trẻ bị tai nạn thương tích nhóm tuổi
0-5 tuổi đang học ở bậc học mầm non là 387 trường hợp, chiếm tỷ lệ 58%; nhóm tuổi
6-16 tuổi là 278 trường hợp, chiếm tỷ lệ 42% (Báo cáo tổng hợp của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thành phố).
Hiện nay toàn thành phố có 70 trường
mầm non công lập với 1.872 giáo viên; 140 trường mầm non ngoài công lập với
2.590 giáo viên. Trẻ ở bậc học mầm non thường gặp những rủi ro như: ngã, bỏng/cháy,
tai nạn giao thông, súc vật cắn, ngộ độc, đuối nước, ngạt thở/hóc nghẹn. Trong
trường hợp không được xử lý sơ cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.
TT
|
ĐƠN
VỊ
|
Trường mầm non công lập
|
Trường mầm non ngoài công lập
|
Số
trường
|
Cán
bộ quản lý
|
Giáo
viên
|
Học
sinh
|
Số
trường
|
Cán
bộ quản lý
|
Giáo
viên
|
Học
sinh
|
1
|
Hải Châu
|
16
|
46
|
410
|
5.719
|
32
|
72
|
708
|
7.122
|
2
|
Thanh Khê
|
10
|
28
|
224
|
3.304
|
23
|
21
|
387
|
4.568
|
3
|
Sơn Trà
|
8
|
20
|
211
|
2.866
|
14
|
28
|
224
|
2.327
|
4
|
Cẩm Lệ
|
6
|
18
|
211
|
2.922
|
15
|
30
|
300
|
2.756
|
5
|
Liên Chiểu
|
8
|
21
|
197
|
2.416
|
36
|
72
|
629
|
6.062
|
6
|
Ngũ Hành Sơn
|
7
|
15
|
148
|
2.144
|
15
|
29
|
254
|
2.650
|
7
|
Hòa Vang
|
15
|
46
|
471
|
6.579
|
5
|
9
|
88
|
764
|
Tổng
cộng
|
70
|
194
|
1.872
|
25.950
|
140
|
261
|
2.590
|
26.249
|
(Nguồn:
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cung cấp tính đến
ngày 01/6/2018)
Chương trình đào tạo giáo viên mầm
non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có học phần: Phòng bệnh và đảm bảo
an toàn cho trẻ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số bệnh và
các cách cấp cứu tai nạn thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên để xử lý sơ cấp cứu các
tai nạn thường gặp ở trẻ bậc học mầm non thì đội ngũ giáo viên cần được đào tạo
huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu theo chương trình chuẩn do Bộ Y tế quy định.
Trong năm 2017, Phòng Giáo dục và Đào
tạo các quận: Sơn Trà, Hải Châu và một số trường mầm non ngoài công lập đã phối
hợp với Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ tổ chức huấn luyện kỹ năng
sơ cấp cứu cho 209 giáo viên mầm non, chiếm 8% tổng số giáo viên mầm non toàn
thành phố. Kết quả trên đáp ứng một phần quá nhỏ so với
nhu cầu thực tiễn đề ra.
2. Cơ sở pháp lý thực hiện Đề án
- Luật hoạt động chữ thập đỏ quy định
hoạt động sơ cấp cứu là một trong 7 lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Hội;
- Thông tư số 17/2014/TT-BYT của Bộ
trưởng Bộ Y tế ngày 02/6/2014 về “Quy định về việc cấp giấy phép hoạt động đối
với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ”;
- Kế hoạch số 4847/BCH-UBND ngày
05/7/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành về phòng, chống
tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020;
- Chiến lược phát triển Hội Chữ thập
đỏ thành phố Đà Nẵng đến 2020;
- Chương trình phối hợp liên tịch số
255/CTLT-CTĐ-YT ngày 29/9/2011 giữa Hội Chữ thập đỏ, Sở Y tế trong công tác bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố (giai đoạn 2011 - 2020);
- Thông báo số 271-TB/TU ngày 09/11/2017 về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực
Thường trực Thành ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ thành
phố; Công văn số 10125/UBND-KGVX ngày 13/12/2017 của Chủ tịch UBND thành phố Đà
Nẵng, theo đó giao cho Hội Chữ thập đỏ thành phố xây dựng
các đề án thí điểm xây dựng mô hình “cộng đồng an toàn”, “huấn luyện kỹ năng sơ
cấp cứu ban đầu” trên địa bàn thành phố.
3. Năng lực triển khai thực hiện Đề
án của Hội Chữ thập đỏ thành phố
- Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu Hội
Chữ thập đỏ thành phố được thành lập năm 2011, có tư cách pháp nhân về đào tạo
sơ cấp cứu Chữ thập đỏ theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế. Hội Chữ thập đỏ thành phố có 17 hướng dẫn viên, tập huấn viên
có kinh nghiệm và được phép huấn luyện sơ cấp cứu theo quy định.
- Năm 2017, Trung tâm Huấn luyện sơ cấp
cứu Chữ thập đỏ tổ chức các khóa đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu cho 220
giáo viên theo Kế hoạch phối hợp số 323/KH-CTĐ ngày 19/9/2017 giữa Hội Chữ thập
đỏ thành phố và Sở giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp tổ chức các hoạt động
huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích và tai nạn đuối
nước cho thanh thiếu niên, cán bộ, giáo viên các trường học trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng năm học 2017-2018. Ngoài ra Trung tâm tổ chức
đào tạo 1.758 tình nguyện viên sơ cấp cứu theo hợp phần về
Kỹ năng ứng phó thiên tai thuộc dự án Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
do Ngân hàng Thế giới tài trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Quảng Trị.
III. NỘI DUNG ĐỀ
ÁN
1. Mô tả đề án
- Tên đề án: Huấn luyện kỹ năng sơ cấp
cứu cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Cơ quan phê duyệt: UBND thành phố
Đà Nẵng.
- Cơ quan thực hiện:
+ Hội Chữ thập đỏ thành phố;
+ Sở Giáo dục và Đào tạo;
+ Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: 03 năm, từ năm
2019 đến năm 2021
- Địa bàn thực hiện đề án: Thành phố
Đà Nẵng.
2. Mục
tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trang bị kiến thức và kỹ năng thực
hành về sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non để xử lý hiệu quả các trường hợp tai nạn
thương tích xảy ra tại trường học, góp phần giảm thiểu hậu quả đáng tiếc. Góp
phần mở rộng mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu tại cộng đồng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
100% giáo viên mầm non hoàn thành
khóa đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu cấp 1 theo quy định tại Thông tư số
17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo kiến thức và kỹ
năng xử lý các tình huống tai nạn thương tích tại lớp học và trở thành những
tình nguyện viên sơ cấp cứu hoạt động hiệu quả tại cộng đồng.
3. Các hoạt động cụ thể
3.1. Hoạt động 1: Tổ chức hội nghị
triển khai đề án và hội nghị đánh giá kết thúc Đề án
- Mục tiêu: Thu hút sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của chính quyền, các ban, ngành và tăng cường trách nhiệm cho các
đơn vị tham gia phối hợp thực hiện đề án; đặc biệt là sự tham gia của ban giám
hiệu các trường mầm non. Thảo luận, thống nhất các nội dung trong quá trình triển
khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Đề án
- Phương thức thực hiện: Tổ chức hội
nghị triển khai và hội nghị đánh giá kết thúc Đề án.
- Thống nhất nội dung triển khai thực
hiện và cam kết phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hội Chữ thập đỏ thực hiện Đề
án; sau khi đánh giá kết quả Đề án, sẽ nhân rộng ra đến giáo viên các bậc Tiểu
học, THCS, THPT.
3.2. Hoạt động 2: Đào tạo tình nguyện
viên sơ cấp cứu cấp 1
- Số lớp tập huấn: 150 lớp. Số lượng người/lớp tập huấn: 30 người. Thời gian 01 lớp tập huấn 24 tiết
(3 ngày/lớp). Đối tượng ưu tiên tập huấn là giáo viên mầm non hệ công lập và
ngoài công lập. Tổng số người được tập huấn 4.462 người trong đó có 1.872 giáo
viên mầm non hệ công lập, 2.590 giáo viên mầm non hệ ngoài công lập.
- Thời gian thực hiện: 03 năm, từ
2019-2021:
+ Năm thứ nhất hoàn thành huấn luyện
cho 1.317 giáo viên mầm non hệ công lập và ngoài công lập toàn thành phố (44 lớp).
+ Năm thứ hai hoàn thành huấn luyện
cho 1.580 giáo viên mầm non hệ công lập và ngoài công lập toàn thành phố (53 lớp).
+ Năm thứ ba hoàn thành huấn luyện
cho 1.565 giáo viên mầm non hệ công lập và ngoài công lập toàn thành phố (53 lớp).
- Nội dung chương trình theo quy định
về đào tạo sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp I quy định tại Thông tư số
17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cụ thể:
+ Kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp.
+ Sơ cứu dị vật, tắc đường thở.
+ Sơ cứu ngừng thở, ngừng tim (kỹ thuật
CPR).
+ Sơ cứu chảy máu - sốc.
+ Sơ cứu các vết thương phần mềm,
băng bó vết thương.
+ Sơ cứu gãy
xương.
+ Kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an
toàn.
+ Sơ cứu bỏng.
+ Sơ cứu điện giật.
+ Sơ cứu đuối nước.
- Phương pháp đào tạo: Theo phương
pháp dạy học tích cực, kết hợp thực hành trên mô hình và dụng cụ trực quan. Sau
khi kết thúc khóa học, học viên phải hoàn thành bài thi kiểm tra lượng giá bằng
hình thức trắc nghiệm và thao diễn thực hành để được cấp giấy chứng nhận tình
nguyện viên sơ cấp cứu cấp 1 theo quy định của Bộ Y tế.
- Địa điểm tổ chức: Các trường mầm
non hoặc Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng.
- Kết quả đầu ra: 100% giáo viên hoàn
thành khóa huấn luyện kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn thương
tích tại lớp học và được cấp giấy chứng nhận tình nguyện viên sơ cấp cứu hoạt động hiệu quả tại cộng đồng.
3.3. Hoạt động 3: Hội thi nâng cao
năng lực thực hành kỹ năng sơ cấp cứu
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và kỹ
năng thực hành sơ cấp cứu cho giáo viên sau khi đã được tập huấn. Hoạt động này
được xem như hoạt động kiểm tra, đánh giá và bổ sung cập nhật kiến thức, kỹ
năng sau tập huấn.
- Phương thức thực hiện: Mỗi Phòng
Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện tổ chức 1 hội thi dành cho giáo viên mầm
non tham gia. Nội dung hội thi bao gồm: Thi lý thuyết và thực hành kỹ năng xử
lý tình huống tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non. Một hội thi cấp thành phố được
tổ chức trên cơ sở kết quả các hội thi cấp quận, huyện.
- Kết quả mong đợi: Giáo viên sau khi
hoàn thành khóa huấn luyện tình nguyện viên sơ cấp cứu cấp 1 sẽ có cơ hội đào tạo
lại kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu thông qua hội thi.
3.4. Hoạt động 4: Xây dựng cẩm nang
thực hành sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non và tờ rơi phòng chống tai nạn thương
tích tại nhà
- Mục tiêu: Tăng cường các hoạt động
truyền thông tại trường, lớp và tại gia đình nhằm hướng dẫn giáo viên, phụ
huynh cách xử trí khi gặp trẻ bị tai nạn thương tích và cách phòng tránh để hạn
chế thương tích và tử vong cho trẻ.
- Phương thức thực hiện: Thiết kế nội
dung, tiến hành in ấn và cấp phát. Nội dung cẩm nang thực hành sơ cấp cứu cho
giáo viên mầm non và tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích tại nhà được Sở Y tế
thẩm định và Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép phát hành.
- Kết quả mong đợi: In thí điểm 5.000
cuốn cẩm nang cung cấp cho giáo viên và 10.000 tờ rơi cung cấp cho phụ huynh.
3.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá sau
tập huấn
- Mục tiêu: 10 % giáo viên đã được tập
huấn được kiểm tra, đánh giá về kiến thức và kỹ năng thực hành sơ cấp cứu
- Phương thức thực hiện: Thành lập
các tổ kiểm tra gồm đại diện các đơn vị Hội Chữ thập đỏ, Trung tâm Huấn luyện
sơ cấp cứu Chữ thập đỏ thành phố, mời đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Sở Giáo dục và
Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện. Kiểm tra, đánh giá giáo viên
đã được tập huấn bằng bảng kiểm về nội dung lý thuyết, thực hành sơ cấp cứu.
- Kết quả mong đợi: 10% giáo viên được
kiểm tra trả lời và thực hiện đúng các nội dung về kiến thức và kỹ năng thực
hành đã được tập huấn.
4. Kế hoạch thực hiện đề án
Nội
dung hoạt động
|
2019
|
2020
|
2021
|
Quý
1
|
Quý
2
|
Quý
3
|
Quý
4
|
Quý
1
|
Quý
2
|
Quý
3
|
Quý
4
|
Quý
1
|
Quý
2
|
Quý
3
|
Quý
4
|
Hội
nghị triển khai
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ
chức tập huấn
|
10 lớp
|
12 lớp
|
12 lớp
|
10 lớp
|
12 lớp
|
14 lớp
|
14 lớp
|
13 lớp
|
13 lớp
|
14 lớp
|
14 lớp
|
12 lớp
|
Hội
thi
|
|
|
|
|
2
|
2
|
3
|
1
|
|
|
|
|
Phát
hành cẩm nang cho GV
|
|
…
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Phát
hành tờ rơi cho phụ huynh
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Báo
cáo đánh giá
|
|
|
|
x
|
|
x
|
|
x
|
|
x
|
|
x
|
Hội
nghị kết thúc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
5. Kinh phí thực hiện đề án: Tổng kinh phí 1.551.700.000
đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 870.100.000 đồng (56 %), Hội
Chữ thập đỏ thành phố hỗ trợ 681.600.000 đồng (44 %), được phân bổ cụ thể như
sau:
Nguồn
|
2019
|
2020
|
2021
|
Tổng
cộng
|
Ngân sách thành phố
|
250.000.000
đ
|
310.050.000
đ
|
310.050.000
đ
|
870.100.000
đ
|
Nguồn do Hội CTĐ vận động
|
188.920.000
đ
|
275.040.000
đ
|
217.640.000
đ
|
681.600.000
đ
|
Tổng cộng
|
438.920.000
đ
|
585.090.000
đ
|
527.690.000
đ
|
1.551.700.000
đ
|
6. Quản lý thực hiện đề án
6.1. Hội Chữ thập đỏ thành phố:
- Thành lập Ban Quản lý Đề án bao gồm:
Thường trực Thành hội và Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, mời đại
diện lãnh đạo Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận,
huyện tham gia.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để
triển khai thực hiện Đề án như: Đội ngũ hướng dẫn viên, tập huấn viên sơ cấp cứu;
các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ tổ chức hội thi và biên soạn cẩm nang thực hành
sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non và tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích tại
nhà, các trang thiết bị phục vụ hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu theo quy định;
tài liệu huấn luyện theo chuẩn của Bộ Y tế và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam; địa điểm tổ chức và các điều kiện về cơ sở vật chất có liên quan.
6.2. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tham gia thẩm định nội dung cẩm nang thực hành sơ cấp cứu cho giáo
viên mầm non và tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích tại nhà, tham gia giám
sát thực hiện Đề án.
6.3. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo
các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện hướng dẫn các trường để cử giáo
viên các trường mầm non và nhóm trẻ tham gia tập huấn, phối hợp với Hội Chữ thập
đỏ tổ chức hội thi cấp thành phố.
6.4. UBND các quận, huyện chỉ đạo các
Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các quận, huyện tổ chức
hội thi cấp quận, huyện.
Định kỳ hàng 6 tháng tổ chức đánh giá
tiến độ thực hiện Đề án và có báo cáo gửi UBND thành phố
và các bên liên quan theo quy định.
Trên đây là nội dung Đề án huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.