ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 73/2003/QĐ-UB
|
Đồng Hới, ngày 25 tháng 12 năm 2003
|
QUYẾT
ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NAY ĐẾN
2005-2010”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
QUẢNG BÌNH
-
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
-
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 20 tháng 12 năm 1998;
-
Căn cứ Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về “Một số chính sách phát triển Giáo dục Mầm non”;
-
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại tờ trình số 1007/GD-ĐT ngày
26 tháng 11 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Đề án
“Phát triển giáo dục Mầm non từ nay đến 2005-2010” (Kèm theo quyết định này).
Điều 2: Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc sở: Giáo dục-Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Tổ
chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban
ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- Bộ Giáo dục - Đào tạo;
- Ban thường vụ tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuy giáo Tỉnh ủy
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC-VX.
|
TM.UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Công Thuật
|
LỜI
MỞ ĐẦU
Sự nghiệp Giáo dục -
Đào tạo ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, Nghị quyết TW2 khóa VIII đã
chỉ rõ: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, vai trò, vị trí
của Giáo dục - Đào tạo càng được khẳng định.
Trong
những năm qua, thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII về GD-ĐT ngành Giáo dục - Đào
tạo Quảng Bình đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Cùng với sự lớn mạnh của toàn ngành. Giáo dục Mầm non
(GDMN) đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô trường, lớp, cơ sở vật
chất và đội ngũ, về huy động số lượng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Sự
phát triển của ngành học Mầm non trong thời gian qua đã góp phần quan trọng
trong sự trưởng thành của Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà.
Tuy
nhiên, so vời yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo thì hiện
tại ngành mầm non vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thực
tế bức xúc nhất hiện nay của GDMN là mâu thuẫn gay gắt giữa vị trí, nhiệm vụ và
mục tiêu GDMN cần đạt với điều kiện để GDMN thực hiện mục tiêu đó (điều kiện về
đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị...) Mục tiêu GDMN được Luật
Giáo dục quy định: “Ngành học mầm non là ngành học mở đầu, khâu đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng là: Hình thành những cơ sở ban
đầu của nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào
bậc tiểu học”
Đề
án phát triển GDMN từ nay đến 2010 là sự cụ thể hóa Chỉ thị 18/2001/CT-TTg,
Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển GDMN và Thông tư
05/TTLB-BGD-ĐT-BTC-BNV về hướng dẫn thực hiện Quyết định 161/TTg của Thủ tướng
Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với sự phát
triển về số lượng và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các
trường lớp Mầm non. Đây cũng là điều kiện để ngành học mầm non khẳng định vị
trí, tần quan trọng của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời góp
phần vào sự nghiệp “Trồng người” của GD-ĐT Quảng Bình.
CÁC
CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong
điều kiện nền khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng phát triển, vấn đề sống còn
của mỗi Quốc gia là đầu tư vào con người, cho con người để phát triển kinh tế,
xã hội.
Nghị
quyết TW2 khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại
hóa thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố
cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Kết luận Hội nghị TW 6 khóa IX về
giáo dục ĐT đã xác định “Tăng cường đầu tư cho GD-ĐT đúng với yêu cầu quốc sách
hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy
động được để phát triển giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là
sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo
dục”.
Về
Giáo dục Mầm non (GDMN), Nghị quyết TW2 khóa VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2010
là: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ
tuổi, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”; Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ
thống Nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở
nông thôn và những vùng khó khăn”.
Luật giáo dục được
Quốc hội thông qua đã nêu rõ: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục Quốc dân có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6
tuổi, giúp các em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành các yếu tố ban đầu của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”.
Chiến
lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng
đã được xác định: Giáo dục Mầm non cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa
bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn.
Thể
chế hóa các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt mục tiêu GD-ĐT trong 10 năm tới là “Đến năm 2010, hầu hết trẻ em đều
được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3
tuổi đến Nhà trẻ 12% hiện nay lên 15% vào năm 2005 và 18% vào năm 2010; Tăng tỷ
lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp hiện nay 50% lên 58% vào năm 2005 và 67% và năm 2010,
đặc biệt chú ý trẻ 5 tuổi đến năm 2010 cần đạt tỷ lệ huy động đến lớp mẫu giáo
trên 95%, Giảm tỷ lệ SDD của trẻ trong các cơ sở GDMN xuống dưới 20% vào năm
2005, dưới 15% vào năm 2010”.
Chỉ
thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một biện
pháp cấp bách để xây dựng đội ngũ Nhà giáo của hệ thống Giáo dục Quốc dân,
trong đó có GDMN.
Chính
phủ cũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc chuyên bàn về GDMN và ngày 15/11/2002
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 161/2002/QĐ-TTg quy định về một số
chính sách phát triển GDMN, xác định các chỉ tiêu, biện pháp phát triển GDMN,
đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan và các cấp quản lý giáo dục
đối với GDMN gồm: Nhiệm vụ phát triển GDMN đến năm 2010; định hướng phát triển
các loại hình GDMN đến năm 2010; xây dựng chương trình GDMN; phát triển đội ngũ
GDMN; chính sách đầu tư và quy hoạch phát triển GDMN và trách nhiệm của các cơ
quan quản lý Nhà nước đối với GDMN.
Những
quy định của Luật Giáo dục, những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
nói trên đặc biệt là quyết định 161 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quan
điểm mới của Đảng về GDMN, khẳng định vai trò, vị trí, chức năng của GDMN trong
hệ thống giáo dục Quốc dân, đó là cơ hội tốt để GDMN phát triển.
Trong
10 nhiệm vụ cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX của ngành GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xác định “Chăm lo phát triển GDMN,
khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực để mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường
mẫu giáo ở mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn”.
Nghị
quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đã nêu định hướng phát triển giáo dục -
đào tạo, đặc biệt chương trình hành động của Tỉnh ủy số 17/CT-TU ngày
12/12/2002 về thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa
IX xác định rõ: “Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX, kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX, tạo bước chuyển
biến rõ rệt chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung,
phương pháp giáo dục; mở rộng hợp lý quy mô trên cơ sở nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục; chăm lo phát triển GDMN; củng cố thành quả phổ cập giáo dục
tiểu học và xóa mù chữ... gắn phát triển giáo dục với phát triển kinh tế xã hội
ở địa phương”.
Nhiệm
vụ đặt ra cho GDMN rất nặng nề, trong lúc đó, thực trạng GDMN nói chung, GDMN
Quảng Bình nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập về mọi mặt so với yêu cầu.
THỰC
TRẠNG CỦA GDMN TỈNH QUẢNG BÌNH
Dưới sự lãnh đạo của
Thường vụ Tỉnh ủy, sự quan tâm của HĐND, UNBD tỉnh và lãnh đạo Đảng, chính
quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; sự đồng tình ủng hộ
của nhân dân cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân
viên ngành Giáo dục Đào tạo, trong những năm qua, GDMN tỉnh ta đã có những
chuyển biến nhất định.
1.
Những thuận lợi và những kết quả cơ bản đã đạt được:
1.1. Về quy mô, mạng lưới trường lớp:
Công
tác đa dạng hóa và sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp thuộc Ngành học Mầm nom đã
được Ngành Giáo dục và các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo, do đó hàng năm số
trường, lớp Mầm non tăng lên - đã xóa được xã trắng về GDMN.
Đến
nay toàn tỉnh có: 183 trường và cơ sở GDMN, trong đó 149 trường có quyết định
thành lập với các loại hình:
-
Công lập: 01 trường
-
Tư thục: 01 trường
-
Bán công: 147 trường.
Đến
cuối năm học 2002-2003:
Có
1187 nhóm trẻ, 6150 cháu đạt tỷ lệ huy động 14,1%.
Có
1384 lớp mẫu giáo, 32.580 cháu, đạt tỷ lệ 61,6% trong đó mẫu giáo 5 tuổi ra lớp
18.192 cháu đạt 97,2% (xem ở phụ lục 1).
1.2. Về cơ sở vật chất:
Cơ
sở vật chất của ngành học ngày càng có sự tăng trưởng đáng kể. Tính đến năm học
2002-2003, toàn tỉnh có 1520 phòng học, trong đó, năm 2002 làm mới được 85
phòng.
Một
số trường Mầm non đã có khuôn viên, tạo được cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Nhiều
đơn vị đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời
phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là các trường trọng điểm tỉnh,
huyện, thị, các trường thực hiện chương trình đổi mới và các trường chuẩn Quốc
gia.
1.3. Về đội ngũ:
Toàn
ngành đã chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng,
từng bước chuẩn hóa đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo trong đó có đội
ngũ cán bộ, giáo viên trong các trường và cơ sở GDMN. Việc tuyển dụng giáo viên
mầm non ngoài biên chế đã được thực hiện theo quy chế, do đó, chất lượng đội
ngũ cũng từng bước được nâng cao.
Tổng
số CB-GV mầm non toàn tỉnh: 2290 cô.
Trong
biên chế: 639 cô (trong đó có 51 biên chế cơ quan xí nghiệp).
Ngoài
biên chế: 1651 cô.
Tỷ
lệ đạt chuẩn THSP mầm non trở lên là 54,2%
Về
thực hiện chế độ chính sách:
Chế
độ phụ cấp cho giáo viên Mầm non ngoài biên chế được nâng lên. Tỉnh đã trích
ngân sách 17% để đóng BHXH, BHYT cho giáo viên ngoài biên chế (1270 cô đã được
đóng BHXH và 1624 cô đã được đóng BHXH 2001).
Nâng
mức trợ cấp từ 100.000đ/người/tháng lên 130.000đ/người/tháng đối với giáo viên
công tác ở vùng núi và 150.000đ/người/tháng đối với giáo viên ở vùng đặc biệt
khó khăn.
Từ
năm 2002 tỉnh đã có chủ trương giải quyết trợ cấp 1 lần khi thôi việc cho giáo
viên ngoài biên chế không thuộc diện đóng BHXH: mỗi năm công tác được hưởng 1
tháng lương tối thiểu.
1.4. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:
Chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN được nâng lên rõ
rệt.
-
Đã duy trì và phát triển thêm loại hình bán trú trong nhà trường bằng nhiều
hình thức (Nhà trẻ đạt: 10% và mẫu giáo đạt 16,4% số trẻ được ăn tại trường).
-
Thực hiện nghiêm túc các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em do Bộ quy định,
do đó, đã giảm tỷ lệ SDD (hiện còn 19,9%) . Tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan đạt trên
80%.
1.5. Về công tác xã hội hóa GDMN:
Công
tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí ngành học
đã được quan tâm chỉ đạo. Thông qua các hình thức tuyên truyền, ngành học đã
thu hút được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Chính quyền, đoàn thể các cấp và
nhân dân. Một số địa phương đã đưa việc chăm lo xây dựng và phát triển GDMN vào
chỉ tiêu thi đua hàng năm của các xã, phường, thị trấn và các thôn. Nhờ vậy,
GDMN đã đạt được một số kết quả như đã nêu.
2.
Những hạn chế yếu kém:
2.1. Về quy mô, mạng lưới trường, lớp:
So
với yêu cầu và đối chiếu với quy định của Điều lệ Trường Mầm non thì hệ thống
trường, lớp GDMN còn có những bất cập. Quy mô trường, lớp phát triển không đồng
đều ở các vùng, miền, việc quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp ở một
số xã chưa được quan tâm. Ở huyện Minh Hóa mới chỉ có 5 trường có quyết định
thành lập, số đơn vị còn lại phải gắn chung trong các trường tiểu học.
Ở
một số trường Mầm non nông thôn, nhiều lớp lẻ rải rác ở tất cả các thôn vì vậy,
rất khó khăn trong việc phân nhóm, lớp theo độ tuổi để nâng cao chất lượng theo
quy định của Bộ cũng như việc chỉ đạo, quản lý và xây dựng cụm chính của trường.
2.2 Về cơ sở vật chất:
Một
số địa phương thiếu quy hoạch cho trường mầm non một cách cụ thể nên nhiều
trường có diện tích chật, không đủ theo chuẩn quy định. Vẫn còn tình trạng lớp
mẫu giáo phải học mượn, học nhờ.
Cơ
sở vật chất của ngành còn ở trong tình trạng vừa thiếu lại vừa không đồng bộ.
Toàn tỉnh hiện có 1520 phòng học, trong đó:
Phòng
xây kiên cố: 37 phòng (đạt 2,4%)
Phòng
xây cấp 4 còn sử dụng được: 905 phòng (59,5% )
Phòng
xây cấp 4 đã xuống cấp, phải xây lại:231 phòng (chiếm 15,2%).
Phòng
học bằng tranh tre, nứa lá: 191 phòng (chiếm 12,6%).
Phòng
mượn: 156 phòng (chiếm 10,3%).
Công
trình vệ sinh và nguồn nước sạch cho trẻ dùng còn thiếu, không hợp vệ sinh. Trang
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ còn quá nghèo nàn,
đặc biệt là ở các trường nông thôn và vùng miền núi, vùng khó. Nhiều đơn tổ
chức ăn bán trú thì hệ thống bếp lại không đạt yêu cầu, Thiếu hệ thống bếp một
chiều theo quy định. Trong số các trường có tổ chức ăn bán trú chỉ có 7 trường
trong toàn tỉnh có bếp ăn đúng quy định.
Đối
chiếu với quy định của Bộ về tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 2002-2005 thì hiện tại, GDMN Quảng Bình rất ít trường đạt tiêu chuẩn về cơ
sở vật chất và trang thiết bị.
2.3. Về đội ngũ:
Đội
ngũ cán bộ, giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, số
giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn còn thấp: 54,2%, vẫn còn 5,4% số
giáo viên chưa qua đào tạo.
Đa
số cán bộ, giáo viên là lực lượng lao động ngoài biên chế (chiếm tỷ lệ trên
74%). Từ năm 1995-2001, ngành học mầm non không tăng thêm một biên chế nào.
Phần lớn giáo viên trong biên chế trước đây là giáo viên nhà trẻ, có trình độ
đào tạo thấp, năng lực chuyên môn hạn chế, tuổi đời cao, do đó, không đáp ứng
được yêu cầu của GDMN hiện nay.
Cán
bộ quản lý nhiều đơn vị còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực
hiện kế hoạch của Nhà trường và tham mưu cho Lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa
phương và phát triển GDMN.
Đội
ngũ giáo viên ngoài biên chế mặc dù tỉnh đã nâng mức phụ cấp theo vùng miền
nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế thu nhập hiện nay của đội ngũ
giáo viên ngoài biên chế từ nguồn thu học phí là:
Lệ
Thủy: 112.954đ/tháng/cô
Quảng
Ninh: 91.135đ/tháng/cô
Đồng
Hới: 170.717đ/tháng/cô
Bố
Trạch: 113.178đ/tháng/cô
Quảng
Trạch: 102.339đ/tháng/cô
Tuyên
Hóa: 57.692đ/tháng/cô
Minh
Hóa: 50.090đ/tháng/cô (chỉ có 7 đơn vị thu được học phí để trả lương).
Như
vậy, tính cả hỗ trợ của Tỉnh thì lương của giáo viên ngoài biên chế có mức thấp
nhất là 150.000đ/tháng; cao nhất là 270.000đ/tháng.
2.4. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:
Hai
nhiệm vụ song song của các đơn vị GDMN là thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc và
giáo dục trẻ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tỷ lệ trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng
tại trường (ăn bán trú) ở khối mẫu giáo còn quá thấp - mới chỉ đạt 16,4% (chỉ
tiêu của Bộ là 45%). Một số trường có tổ chức cho trẻ ăn bán trú thì chất lượng
chăm sóc hạn chế. Đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh ở trường, lớp Mầm
non để phục vụ việc chăm sóc các cháu còn thiếu.
Việc
thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do bộ quy định còn gặp khó khăn:
Vẫn còn nhiều đơn vị GDMN thực hiện chương trình 26 tuần nên hạn chế trong việc
nâng cao chất lượng - phổ biến là ở nông thôn, miền núi (chiếm 18%).
Đối
chiếu với tiêu chuẩn 4 của quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia,
quy định về chỉ tiêu của chất lượng cần đạt thì hiện tại GDMN của tỉnh ta mới
chỉ đạt yêu cầu về chất lượng trên 30%, tập trung ở khu vực thị xã, thị trấn và
một số ít xã có điều kiện.
2.5. Về công tác xã hội hóa và cơ chế quản lý GDMN:
-
Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở một số địa
phương về ngành học chưa thật đúng mức, cơ chế quản lý thiếu rõ ràng.
-
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho GDMN quá ít so với các bậc học khác, chủ yếu dựa
vào mức đóng góp của dân, trong lúc đó nhận thức của nhận thức về tầm quan
trọng của GDMN lại còn hạn chế.
3.
Nguyên nhân:
-
Do cơ chế quản lý thiếu rõ ràng, một thời gian dài trước đây việc quy hoạch và
tuyển giáo viên mầm non... đều do hợp tác xã, các địa phương quản lý và thực
hiện.
-
Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở một số địa
phương về ngành học chưa thật đúng mức, quan niệm mầm non là ngành học dân lập
nên ít có sự đầu tư của Chính quyền các cấp.
-
Đội ngũ giáo viên đa dạng về loại hình đào tạo và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, đời sống đội ngũ giáo viên ngoài biên chế còn thấp nên ảnh hưởng đến việc
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
-
Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp, nhất là vùng núi,
vùng đặc biệt khó khăn.
Những
nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của GDMN tỉnh nhà từ
quy mô trường lớp đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ
việc chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học theo Điều lệ trường Mầm non mà Bộ
GD-ĐT đã ban hành.
Phần
III
MỤC
TIÊU, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NAY ĐẾN 2005 - 2010
Từ
thực trạng GDMN đã trình bày ở phần trên, căn cứ vào Chỉ thị 18/2001/CT-TTg và
Quyết định 161/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát
triển GDMN, mục tiêu đề án là:
1.
Mục tiêu chung:
Chăm lo phát triển giáo dục Mầm non ở tất cả các địa bàn,
đặc biệt là địa bàn nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, sắp xếp, phát triển
mạng lưới Giáo dục Mầm non theo hướng đa dạng hóa; Thành lập các trường mầm non
dân lập, tư thục ở thị xã, thị trấn và những nơi có điều kiện; Thành lập Trường
Mầm non công lập ở các xã đặc biệt khó khăn; chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên
mầm non đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào
tạo; đảm bảo đời sống đội ngũ - đặc biệt là giáo viên mầm non ngoài biên chế để
không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của ngành học Mầm non.
2.
Kế hoạch và mục tiêu cụ thể:
2.1. Về quy mô mạng lưới, trường, lớp và số lượng:
-
Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp phù hợp với địa bàn các vùng, theo các cụm
lớp, khắc phục tình trạng phân tán gồm nhiều lớp lẻ rải rác ở các thôn.
-
Tiếp tục tiếp tục làm tốt việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp Mầm non
đẩy nhanh việc xúc tiến mở lớp Mẫu giáo ở các xã mới thành lập. Tiến hành thành
lập trường mầm non công lập ở những xã đặc biệt khó khăn và những xã có phụ
cấp khu vực từ 0,5% trở lên. Tích cực mở rộng loại hình lớp, cụm lớp, nhà, nhóm
trẻ tư thục và gia đình (đặc biệt là loại hình tư thục ở những nơi có điều
kiện). Duy trì và thực hiện tốt chức năng quản lý chuyên môn đối với trường,
lớp mầm non ở các cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường.
*
Chỉ tiêu phấn đấu:
Đến
năm 2005: Có ít nhất là 190 trường và cơ sở GDMN.
+
Loại hình tư thục: Đến năm 2005 đạt 10% và 2010 đạt 15% số trẻ ở các trường,
lớp tư thục (Hàng năm, có kế hoạch giao chỉ tiêu cho các huyện, thị).
+
Đến năm 2005 hoàn thành việc ra quyết định thành lập và chuyển 55 trường Mầm
non bán công thành trường Mầm non công lập tại 40 xã đặc biệt khó khăn được
hưởng chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ và những xã có phụ cấp khu vực
từ 0,5 trở lên.
Năm
2003: Thành lập và chuyển 20 trường
Năm
2004: Thành lập và chuyển 20 trường
Năm
2005: Thành lập và chuyển 15 trường
Về
tỷ lệ huy động trẻ vào nhà nhóm trẻ và lớp mẫu giáo đạt:
+
Năm 2005: Nhà trẻ đạt: 16%
Mẫu
giáo đạt: 65%
Trong
đó 5 tuổi: 97,5%
+
Năm 2010: Nhà trẻ đạt: 20%
Mẫu
giáo đạt: 68-70%
Trong
đó 5 tuổi: Trên 98,5%
2.2. Về xây dựng cơ sở vật chất:
-
Tăng cường đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường
và các đơn vị GDMN, đáp ứng việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp
GDMN, cụ thể:
+
Quy hoạch lại trường, lớp Mầm non để trường mầm non có khuôn viên độc lập, có
giấy phép sử dụng đất ... Mỗi trường mầm non nông thôn có một cụm trung tâm.
Các địa phương ưu tiên, giành quỹ đất để xây dựng trường Mầm non cho địa phương
mình.
+
Đảm bảo mỗi lớp mẫu giáo, mỗi nhà trẻ có đủ 01 phòng học riêng với các tiêu chuẩn
quy định. Xóa tình trạng học nhờ, học mượn hoặc học chung cơ sở vật chất với
các thôn. xóa loại phòng học bằng tranh, tre, nứa là và phòng học tạm ở các cơ
sở GDMN hiện nay.
+
Ngoài hệ thống phòng học, các trường phải có các phòng chức năng, đặc biệt là
phòng Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường để thực hiện tốt công tác quản lý hành
chính.
-
Xây dựng cơ sở vật chất để thành lập và chuyển trường Mầm non bán công thành
trường mầm non công lập ở các xã đặc biệt khó khăn với kinh phí đầu tư xây dựng
tối thiểu là 500 triệu đồng/trường.
-
Tăng cường đầu tư mua sắm trang, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tổ chức cho trẻ ăn
bán trú đạt chỉ tiêu của Bộ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
* Chỉ tiêu:
- Đến năm 2005: 80%
số trường Mầm non nông thôn có cụm trung tâm của trường, 60% số trường Mầm non
có khuôn viên riêng và có cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản là đủ, đúng yêu
cầu quy định phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ. Thị xã, thị trấn và những vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển phấn đấu có trường xây cao tầng (2
tầng), các địa bàn còn lại ít nhất là phòng xây đổ bằng và lợp mái (1 tầng).
-
Đến năm 2007 hoàn thành cơ sở vật cho 55 trường Mầm non công lập của 40 xã đặc
biệt khó khăn và xóa phòng học tạm, phòng học mượn trong các trường Mầm non.
-
Đến 2010: 100% trường mầm non được xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
2.3. Về đội ngũ:
-
Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng để
nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, chú trọng
đào tạo giáo viên có trình độ trên chuẩn cho những đơn vị trọng điểm và các
trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, cụ thể: Năm 2005 đạt chuẩn và trên chuẩn là
70%; năm 2010 là 100%.
-
Trong năm 2004: Hoàn thành việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt
cán theo quy định của Quyết định 161 cho tất cả các trường (địa bàn đặc biệt
khó khăn và các trường nông thôn, vùng khó có biên chế Hiệu trưởng, hiệu phó
một số giáo viên cốt cán). Tăng tỷ lệ giáo viên được biên chế để thành lập các trường
Mầm non công lập ở những xã đặc biệt khó khăn (theo kế hoạch ở phần (1): Về quy
mô, mạng lưới trường, lớp) và điều chuyển số cán bộ, giáo viên trong biên chế
để làm nòng cốt về chuyên môn cho những trường Mầm non bán công ở vùng núi,
vùng đồng bằng trên từng địa bàn huyện, thị theo tinh thần của Quyết định
161/QĐ-TTg.
Cụ
thể:
+
Tổng biên chế cần để chuyển các trường mầm non bán công thành các trường Mầm
non công lập ở các xã khó khăn là: 285 cô (chưa kể số biên chế cần để làm nòng
cốt cho các trường mầm non ở nông thôn).
(Chi
tiết từng đơn vị xem ở phụ lục 3).
-
Giải quyết chế độ cho số giáo viên ngoài biên chế lớn tuổi không thuộc diện
đóng BHXH, số giáo viên trong biên chế nhưng quá hạn chế về năng lực, trình độ,
sức khỏe không bố trí công tác được và số giáo viên đã tham gia đóng BHXH năm
2001 nhưng không đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định. Tiếp tục đóng
BHXH, BHYT cho giáo viên ngoài biên chế đủ thời gian công tác. Đến năm 2004
giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 100% số giáo viên lớn tuổi không thuộc
diện đóng BHXH để tuyển mới người có trình độ đào tạo chính quy đạt chuẩn trở
lên vào các trường mầm non.
2.4. Về chế độ chính sách và phụ cấp lương cho giáo viên
Mầm non ngoài biên chế.
Mục
2, Điều 4 của quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tường chính phủ về chế độ
chính sách đối với giáo viên Mầm non ngoài biên chế được quy định: “Giáo viên
hợp đồng được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các danh hiệu tôn
vinh Nhà giáo như giáo viên trong biên chế, phụ cấp, các khoản bảo hiểm được
chi trả từ nguồn ngân sách nhà trước và thu học phí” (do điều kiện kinh tế ít
phát triển của địa phương nên vẫn phải có ngân sách Nhà nước hỗ trợ nhiều). Vì
vậy:
-
Lương và khoản phụ cấp của giáo viên ngoài biên chế được chi trả từ nguồn thu
học phí và ngân sách Nhà nước hỗ trợ, được tính như sau:
*
Số giáo viên có trình độ đào tạo từ THSP Mầm non trở lên được tính lương và phụ
cấp tương ứng với hệ số lương ở bậc 2 (1,52).
*
Số giáo viên có trình độ sơ cấp được tính lương và phụ cấp tương ứng với hệ số
lương ở bậc 1 (1,4).
*
Số giáo viên chưa qua đào tạo được tính lương và phụ cấp ở mức lương tối thiểu.
Cụ
thể:
-
Vùng rẻo cao và vùng đặc biệt khó khăn:
+
GV có trình độ trung cấp có mức lương và phụ cấp là: 824.296đ/tháng/cô
+
GV có trình độ sơ cấp có mức lương và phụ cấp là: 759.220đ/tháng/cô
+
GV chưa qua đào tạo có mức lương và phụ cấp là: 542.300đ/tháng/cô
-
Các vùng còn lại:
+
GV có trình độ trung cấp có mức lương và phụ cấp là: 692.056đ/tháng/cô
+
GV có trình độ sơ cấp có mức lương và phụ cấp là: 637.420đ/tháng/cô
+
GV chưa qua đào tạo có mức lương và phụ cấp là: 455.300đ/tháng/cô
(Xem phụ lục 4)
- Hàng năm giáo viên
ngoài biên chế được xét nâng bậc lương như giáo viên trong biên chế Nhà nước.
2.5. Về chất lượng:
Làm
tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú, đặc
biệt là ở lớp mẫu giáo.
Các
trường ở vùng nông thôn có điều kiện cần tổ chức bếp ăn bán trú cho các cháu,
phấn đấu ít nhất đến năm 2005 có 30%, năm 2010 có 50% trẻ mẫu giáo được ăn bán
trú, Nhà trẻ: 100% trẻ được ăn tại trường.
-
Việc thực hiện chương trình:
Phấn
đấu đến năm 2005 chỉ còn lại 7-8% số trường và cơ sở GDMN thực hiện chương
trình 26 tuần, đến 2007: 100% số trường, lớp thực hiện chương trình cải cách và
đổi mới. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đến năm 2005 có 50% số
trường và cơ sở GDMN đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, năm 2010 có
70%-80% số trường đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Về
xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia:
+
Phấn đấu đến 2005 có 15-20% số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
+
Phấn đấu đến 2010 có 50% số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
3.
Tiến độ thực hiện:
Trên
cơ sở của kế hoạch đã đề ra, đề án sẽ được triển khai thực hiện qua 2 giai đoạn:
2003-2005; 2006-2010.
*
Giai đoạn 1: Từ nay đến 2005:
Nhiệm
vụ tập trung của giai đoạn này là
-
Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường,
lớp, đặc biệt là mở các trường và cơ sở tư thục thị xã, thị trấn, chuyển và
thành lập trường mầm non công lập ở những xã đặc biệt khó khăn. Đến năm 2004
hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ nòng cốt cho các trường Mầm non. Tăng tỷ lệ trẻ
mẫu giáo ăn bán trú tại trường.
-
Tích cực mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn
cho đội ngũ.
-
Phân loại, sàng lọc đội ngũ, hoàn chỉnh việc giải quyết chế độ: giải quyết thôi
việc cho số giáo viên chưa qua đào tạo, giáo viên ngoài biên chế lớn tuổi không
thuộc diện đóng BHXH và số giáo viên đã được đóng BHXH nhưng không đạt tiêu chuẩn
về trình độ đào tạo theo quy định của sở. Tiếp tục đóng BHXH cho số giáo viên
ngoài biên chế đã đủ năm công tác. Ổn định mức lương và các khoản phụ cấp cho
giáo viên ngoài biên chế.
-
Đẩy mạnh việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2002-2005.
*
Giai đoạn 2 từ 2006-2010:
Tập
trung thực hiện các giải pháp để đạt chỉ tiêu và kế hoạch đề ra.
-
Đến năm 2007, hoàn chỉnh việc quy hoạch các loại hình trường Mầm non.
-
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và sàng lọc đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
-
Đẩy mạnh việc xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn giai đoạn 2.
-
Tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục
trẻ trong các trường và cơ sở GDMN.
CÁC
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc xây dựng và phát triển
ngành học mầm non. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền và làm phong phú
thêm các hình thức tuyên truyền, vận động để lãnh đạo các cấp, các ngành và
toàn dân nâng cao nhận thức về ngành học. Quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị
18/2001/CT-TTg, quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách phát triển GDMN và Thông tư 05/TTLB về hướng dẫn thực hiện Quyết
định 161/2002/QĐ-TTg trong các cấp, các ngành và trong toàn xã hội để tạo
chuyển biến về tư tưởng, nhận thức đúng đắn về vai trò. vị trí của ngành học
mầm non, từ đó, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân đối
với sự phát triển GDMN tỉnh nhà.
2.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN, coi đây là biện pháp tích cực để thu hút mọi
ngành, mọi người chăm lo cho sự nghiệp GDMN.
3.
Hoàn thiện công tác tổ chức và cơ chế quản lý GDMN. Xây dựng các mô hình quản
lý thích hợp và có hiệu quả cho từng loại hình trường, đặc biệt xây dựng và hoàn
thiện cơ chế quản lý các loại hình trường ngoài công lập để loại hình phát
triển đúng hướng và có hiệu quả.
Phát
huy vai trò tham mưu của cán bộ chỉ đạo ở Sở GD-ĐT, phòng giáo dục huyện, thị
xã, bám sát nội dung Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông
tư 05/TTLB về hướng dẫn thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg và xuất phát từ
thực trạng GDMN địa phương để tham mưu có hiệu quả cho Lãnh đạo ngành, Lãnh đạo
Đảng, Chính quyền địa phương đưa việc phát triển GDMN vào chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đặc
biệt phát huy vai trò, trách nhiệm của đồng chí hiệu trưởng nhà trường và tập
thể Ban giám hiệu, biết xây dựng kế hoạch sát đúng, năng động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tham mưu có hiệu quả trong việc thực hiện
kế hoạch phát triển GDMN của địa phương mình.
4.
Khẩn trương mở rộng loại hình đào tạo (học tập trung, tại chức, từ xa), bồi
dưỡng để nâng cao trình độ đạt chuẩn cho giáo viên và đẩy nhanh tiến độ đào tạo
trên chuẩn. Tổ chức các lớp đào tạo giáo viên Mầm non căn bản cho các xã ở vùng
rẻo cao theo hình thức cử tuyển. Phấn đấu đến cuối năm 2004 không còn giáo viên
chưa qua đào tạo.
Cùng
với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cần phải có giải pháp đồng bộ
để tuyển mới giáo viên có trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ
nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, cụ thể:
-
Giải quyết chế độ cho số giáo viên chưa qua đào tạo và số giáo viên ngoài biên
chế lớn tuổi, rà soát lại đội ngũ giáo viên ngoài biên chế đã được đóng BHXH,
những người không đạt chuẩn về trình độ đào tạo thì giải quyết chế độ nghỉ việc
theo quy định.
-
Về đội ngũ giáo viên trong biên chế, Kết luận hội nghị TW6- khóa IX nêu rõ: “Trước
mắt thực hiện tốt chỉ thị số 18/2001/TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành
trước năm 2005 việc sàng lọc và bố trí lại những cán bộ, giáo viên không còn đủ
điều kiện công tác trong ngành giáo dục, giải quyết chế độ nghỉ trước tuổi cho
các Nhà giáo các cấp học chưa đạt chuẩn, năng lực giảng dạy yếu. Bố trí cán bộ
quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ,
có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.
Có
chính sách xét giáo viên Mầm non vào biên chế, trước hết ở các vùng khó khăn.
Khi chuyển giáo viên Mầm non sang chế độ viên chức sẽ thực hiện ký hợp đồng lao
động dài hạn, có BHYT và BHXH”.
-
Tăng biên chế giáo viên Mầm non để thực hiện công lập các trường mầm non ở
những xã đặc biệt khó khăn và làm nòng cốt ở các trường Mầm non nông thôn theo
tinh thần của Quyết định 161/2002/QĐ-TTg.
5.
Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được lòng
tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh để thu hút mọi người quan tâm đến sự
phát triển của GDMN.
6.
Phối hợp lồng ghép với chương trình, đặc biệt là chương trình kiên cố hóa
trường học và chương trình 135 để tăng trưởng cơ sở vật chất cho GDMN các xã
đặc biệt khó khăn. Làm tốt việc phối kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ,
tạo cơ chế phối kết hợp nhịp nhàng giữa ngành và các huyện, thị để vừa đảm bảo
việc phân cấp quản lý giáo dục, vừa tạo điều kiện cho GDMN phát triển tốt nhằm
triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về GDMN trên địa bàn toàn tỉnh.
7.
Về kinh phí:
-
Ngành giáo dục đào tạo xác định rõ định mức kinh phí chi cho phát triển GDMN
chiếm tỷ lệ 10% chi thường xuyên, nâng tỷ lệ đầu tư cho ngành học mầm non tương
đương với các bậc học khác và tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách từ thông tư 30 bình
đẳng với các cấp học khác để mua sắm trang thiết bị cho các trường mầm non, tạo
điều kiện tăng trưởng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các trường trọng
điểm, các trường thực hiện chương trình đổi mới và các trường đăng ký xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia.
-
Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị cần
thiết phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ cho các trường công lập (ở các xã đặc biệt
khó khăn), hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất và chi thường xuyên cho
các trường mầm non bán công ở những xã khó khăn.
-
Nhà nước ưu tiên quỹ đất, hỗ trợ vốn ban đầu từ 50-100 triệu đồng và cho vay
vốn với lãi suất ưu đãi đối với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập
trường mầm non dân lập, tư thục.
-
Cùng với sự hỗ trợ về kinh phí của Nhà nước, cần nâng mức quy định đóng góp xây
dựng trường hàng năm của phụ huynh nhằm huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDMN.
-
Nâng mức học phí hiện nay lên để cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên
ngoài biên chế, cụ thể:
*
Thị xã, thị trấn:
-
Mẫu giáo bán trú và nhà trẻ: 60.000đ/tháng/cháu
-
Mẫu giáo không bán trú: 45.000đ/tháng/cháu
*
Nông thôn, đồng bằng trung du.
-
Mẫu giáo bán trú và nhà trẻ: 50.000đ/tháng/cháu
-
Mẫu giáo không bán trú: 35.000đ/tháng/cháu
*
Miền núi, rẻo cao:
-
Mẫu giáo bán trú và nhà trẻ: 30.000đ/tháng/cháu
-
Mẫu giáo không bán trú: 15.000đ/tháng/cháu
Với mức thu học phí
như đã nêu ở phần trên và với mức thu nhập tối thiểu của giáo viên ngoài biên
chế theo trình độ đào tạo tại thời điểm này được tính theo 2 vùng như trên thì
tổng kinh phí cần có để trả lương cho giáo viên 12 tháng/năm là 12.362.991.384
đồng, trong đó: Kinh phí có được từ nguồn thu học phí là 7.659.585.000 đồng
(62%), kinh phí hỗ trợ của tỉnh là: 4.130.694.084 đồng 33,4% (xem phụ lục 5).
(Trong đó, bao gồm cả
các trường sẽ được chuyển từ loại hình bán công sang loại hình công lập ở các
xã đặc biệt khó khăn).
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Đề
án phát triển GDMN từ nay đến 2010 được thực hiện thông qua quy hoạch phát
triển GD-ĐT Quảng Bình từ 2001-2010 và quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội
của tỉnh, quy hoạch phát triển giáo dục của các huyện, thị xã và thực hiện
lồng ghép với các chương trình, đề án khác.
Để
Đề án được thực hiện có hiệu quả và “Giáo dục - Đào tạo thực sự là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân”, các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể thực hiện
tốt một số nhiệm vụ sau:
1.
Sở Giáo dục - đào tạo:
Chịu
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các
huyện, thị xã triển khai thực hiện đề án này; cụ thể hóa các chỉ tiêu và nhiệm
vụ thành các chương trình, kế hoạch của từng giai đoạn, từng năm để tổ chức
thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện, tổng hợp định kỳ
hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục - Đào tạo.
2.
Sở Kế hoạch - Đầu tư:
Có
trách nhiệm phối hợp với Sở GD-ĐT cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm, ưu tiên
đầu tư kinh phí cho phát triển GDMN để thực hiện kế hoạch xây dựng các trường
mầm non đã được duyệt.
3.
Sở Tài chính:
Phối
hợp với sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở GD-ĐT bố trí ngân sách hàng năm cho Ngành Giáo
dục, trong đó giành phần thích đáng cho phát triển GDMN, khuyến khích các thành
phần kinh tế - xã hội ... đầu tư cho GDMN; cùng với Sở Giáo dục - Đào tạo để
thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Mầm non, đặc
biệt là lương của Giáo viên mầm non ngoài biên chế.
4.
Sở nội vụ:
Chủ
trì, phối hợp với Sở GD-ĐT, sở LĐTB và XH, các ban ngành liên quan trong việc
xây dựng chỉ tiêu biên chế, tuyển dụng công chức cho ngành học mầm non, xây
dựng các chế độ, chính sách về đội ngũ nhằm đảm bảo thực hiện quyết định
161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển Giáo
dục Mầm non.
5.
Các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh:
Phối,
kết hợp với ngành GD-ĐT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan, đồng thời đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục Mầm non, vận động các lực lượng xã hội, toàn dân tham
gia huy động nguồn lực chăm lo sự nghiệp phát triển GDMN.
6.
UBND các huyện, thị xã:
Có
trách nhiệm xây dựng đề án phát triển GDMN từ nay đến 2010 của địa phương phù
hợp với đề án phát triển GDMN của tỉnh, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường,
thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, thị tổ chức thực hiện đề án phát
triển GDMN của địa phương mình.
-
Phòng giáo dục các huyện, thị sắp xếp điều chuyển số giáo viên trong biên chế hiện
có cho các trường theo tinh thần của Chỉ thị 18/2001/CT-TTg và Quyết định
161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện, thị mình và chịu
trách nhiệm về sự phát triển GDMN trong địa bàn.
7.
UBND xã. phường, thị trấn:
Chịu
trách nhiệm trực tiếp về kế hoạch phát triển và xây dựng trường mầm non của địa
phương mình.
Nguồn
tài chính để phát triển GDMN được quy định tại điều 5 của Quyết định 161/QĐ-TTg
về chính sách đầu tư và quy hoạch phát triển GDMN gồm:
+
Ngân sách Nhà nước.
+
Nguồn thu học phí, đóng góp xây dựng trường theo quy định hiện hành.
+
Các khoản tài trợ, viện trợ, quà tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước
+
Vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng
cấp cơ sở vật chất.
+
Vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi.
+
Các nguồn thu hợp pháp khác.
KẾT LUẬN
Quyết
định 161/2002/QĐ-TTg ra đời tạo điều kiện cho Giáo dục phát triển toàn diện tất
cả các cấp học, bậc học và GDMN khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong
hệ thống Giáo dục Quốc dân để thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra. Việc
triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về GDMN có đạt hiệu quả
cao hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền địa phương các cấp, sự phối kết hợp của các Ban, ngành, đoàn thể và
sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của ngành Giáo dục - Đào
tạo.
|
GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH
Nguyễn Thị Nghĩa
|