Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 709/QĐ-UBND 2021 bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non Kon Tum

Số hiệu: 709/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Y Ngọc
Ngày ban hành: 04/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 709/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 04 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;

Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định phòng học bộ môn đối với trường phổ thông;

Căn cứ Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 107/TTr-SGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, phát huy hiệu quả nguồn lực xã hội hóa nhằm bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phù hợp lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025:

+ 50% trường mầm non, 70% trường tiểu học, 50% trường THCS, 55% trường THPT có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; trong đó 32 xã có các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình xây dựng nông thôn mới.

+ Bổ sung đủ số phòng học đạt 1 lớp/1 phòng; không còn phòng học tạm, mượn, xuống cấp; 100% các trường có phòng học tin học và thiết bị dạy học ngoại ngữ.

+ 100% các trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu.

+ Bổ sung 30% tổng nhu cầu phòng chức năng các trường học.

- Lộ trình ưu tiên hằng năm:

+ Năm 2021: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6; đầu tư bổ sung đủ phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 2, lớp 6; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 08 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học.

+ Năm 2022: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7, lớp 10; đầu tư bổ sung phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; bổ sung đủ thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học cho các trường tiểu học để các trường dạy tin học, ngoại ngữ cho học sinh lớp 3; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

+ Năm 2023: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 4, lớp 8, lớp 11; đầu tư bổ sung phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

+ Năm 2024: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5, lớp 9, lớp 12; đầu tư bổ sung phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

+ Năm 2025: Đầu tư đủ thiết bị dạy học tin học, ngoại ngữ cho các tất cả các trường còn thiếu; đầu tư bổ sung các công trình vệ sinh nước sạch các điểm trường còn thiếu; bổ sung đầu tư nhà ở nội trú cho học sinh các trường bán trú, nội trú để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt nội trú của học sinh; bổ sung các phòng chức năng, trong đó ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở 06 xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn về tiêu chí 5 trường học, các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, sắp xếp củng cố mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn hiệu quả: Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan rà soát hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm quỹ đất để xây dựng mới, mở rộng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, bảo đảm hiệu quả đầu tư lâu dài; ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp học ở các khu đô thị mới, tái định cư, khu đông dân cư, các khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục có tổ chức nội trú, bán trú cho học sinh.

b) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Dự án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dành để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường Phổ thông dân tộc nội trú và trường Phổ thông dân tộc bán trú. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp rà soát nhu cầu các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm để kịp thời đầu tư các trường còn thiếu cơ sở vật chất.

c) Huy động và ưu tiên các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường học: Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, các dự án thuộc vốn ODA, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án thuộc ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ưu tiên đầu tư cho khối phòng học, nhà bếp, nhà ăn, nhà bán trú và bảo đảm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới; các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, các trường trong lộ trình nông thôn mới và trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường khai thác các quỹ đất dôi dư, cơ chế liên doanh liên kết trong sử dụng và phát huy tài sản công tại các đơn vị trường học. Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư…

d) Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất: Rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp lại cơ sở vật chất hiện có một cách hợp lý, bảo đảm đủ phòng học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng các công trình trường học, trong đó chú trọng công tác bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản công, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, thiếu sót nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. Những cơ sở giáo dục dôi dư sau khi sắp xếp ở vùng khó khăn (chủ yếu là các điểm trường lẻ) kịp thời xử lý, bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

3. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, trái phiếu Chính phủ, các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 1.815.112 triệu đồng (chiếm 85% tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án).

b) Huy động xã hội hóa và các nguồn tài trợ, viện trợ: 320.314 triệu đồng (chiếm 15% tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ và hiệu quả.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp huy động, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện Đề án, đảm bảo phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt.

3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình cấp có thẩm quyền các giải pháp huy động, ưu tiên cân đối, bố trí từ nguồn vốn ngân sách, phù hợp với khả năng ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện Đề án.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp Đề án về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án của các địa phương, gắn với tiêu chí giáo dục trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

5. Sở Xây dựng

- Hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành trong phạm vi thực hiện kế hoạch; tham mưu phê duyệt thiết kế mẫu bản vẽ thiết kế thi công và dự toán khối lượng phần thân các công trình trường học trên địa bàn tỉnh phù hợp với các vùng miền, địa phương để áp dụng đại trà nhằm giảm chi phí tư vấn đầu tư.

- Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, an toàn công trình theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình; tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các địa phương.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hướng dẫn các địa phương bảo đảm quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học của địa phương.

- Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án của các địa phương.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch giai đoạn và hàng năm; ưu tiên lồng ghép bố trí vốn phân bổ và dự phòng của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương; hạn chế tối đa các điểm trường nhỏ lẻ, các cơ sở giáo dục quy mô nhỏ lẻ.

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn với sự tham gia kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát, tiêu cực.

- Bố trí quỹ đất phù hợp (diện tích phải đúng quy định và quy chuẩn nhà nước); đồng thời cập nhật vào Quy hoạch sử dụng đất và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức rà soát toàn bộ cơ sở nhà đất phục vụ dạy và học trên địa bàn để có phương án xử lý phù hợp theo hướng cơ sở nhà đất nào thực sự không còn nhu cầu sử dụng để dạy và học thì bàn giao cho chính quyền quản lý, cơ sở nhà đất nào cần sử dụng để dạy và học cho hiện tại và trong thời gian tới thì tổ chức quản lý tốt không để xảy ra tình trạng bị lấn chiếm trái phép.

- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về mục đích, yêu cầu, mục tiêu và quan tâm huy động, ủng hộ các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác giám sát phản biện xã hội trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Đề án.

Điều 3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các c ơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể CT-XH tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh KGVX;
- Lưu: VT, Cổng TTĐT tỉnh, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

PHỤ LỤC 1:

THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH MẦM NON

STT

Đơn vị

Tổng số trường

Tổng số

Chia ra

12-24 tháng

24-36 tháng

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

 

TỔNG SỐ

136

1609

39510

30

412

214

3625

257

10365

331

11872

777

13236

1

Huyện Đăk Glei

12

154

3739

3

45

11

212

17

1132

33

1178

90

1172

2

Huyện Đăk Hà

16

196

5559

10

88

16

282

27

1319

44

1823

99

2047

3

Huyện Đăk Tô

11

151

4254

 

6

17

388

37

1250

45

1272

52

1338

4

Huyện Ia H'Drai

4

64

985

 

 

17

193

8

246

14

256

25

290

5

Huyện Kon Plông

10

118

2165

3

44

11

221

3

645

5

634

96

621

6

Huyện Kon Rẫy

8

94

2313

1

32

10

215

14

676

18

668

51

722

7

Huyện Ngọc Hồi

13

152

4134

2

9

22

484

35

1114

36

1226

57

1301

8

Huyện Sa Thầy

16

177

4040

3

46

27

416

30

1138

43

1157

74

1283

9

Huyện Tu Mơ Rông

11

113

2280

 

 

13

137

10

731

9

738

81

674

10

Thành phố Kon Tum

34

370

9498

8

142

66

994

70

1960

79

2765

147

3637

11

Trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo

1

20

543

 

 

4

83

6

154

5

155

5

151

 

PHỤ LỤC 2:

THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP HỌC, SINH TIỂU HỌC

STT

Đơn vị

Tổng số trường

Tổng số

Chia ra

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

 

TỔNG SỐ

99

2487

64017

556

13564

542

13196

516

13921

460

12451

413

10885

1

Huyện Đăk Glei

9

261

6200

59

1368

55

1256

52

1271

50

1235

45

1070

2

Huyện Đăk Hà

14

356

9350

77

2001

74

1858

74

2058

70

1825

61

1608

3

Huyện Đăk Tô

12

258

6340

55

1357

55

1326

55

1369

48

1230

45

1058

4

Huyện Ia H'Drai

 

55

1154

15

275

14

250

11

243

8

197

7

189

5

Huyện Kon Plông

9

177

2854

50

611

46

572

31

597

25

562

25

512

6

Huyện Kon Rẫy

10

158

3524

37

763

34

751

35

749

28

686

24

575

7

Huyện Ngọc Hồi

11

231

6642

47

1360

50

1402

51

1522

43

1196

40

1162

8

Huyện Sa Thầy

8

254

6112

54

1262

55

1279

54

1362

47

1161

44

1048

9

Huyện Tu Mơ Rông

5

141

3291

33

677

36

715

26

616

25

673

21

610

10

Thành phố Kon Tum

20

561

17284

122

3648

116

3527

119

3832

109

3431

95

2846

11

Trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo

1

35

1266

7

242

7

260

8

302

7

255

6

207

Ghi chú: Đây là 99 trường Tiểu học độc lập

 

PHỤ LỤC 3:

THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG. LỚP. HỌC SINH THCS

STT

Đơn vị

Tổng số trường

Tổng số

Chia ra

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

 

TỔNG SỐ

111

1227

41806

325

11738

317

10956

308

10120

277

8992

1

Huyện Đăk Glei

13

106

3466

29

1018

28

934

28

816

21

698

2

Huyện Đăk Hà

13

172

6440

46

1819

45

1770

42

1548

39

1303

3

Huyện Đăk Tô

9

118

3786

34

1129

29

981

29

917

26

759

4

Huyện Ia H'Drai

3

20

596

5

183

6

155

5

138

4

120

5

Huyện Kon Plông

11

75

1761

20

526

21

497

18

394

16

344

6

Huyện Kon Rẫy

7

69

2099

17

600

19

547

17

491

16

461

7

Huyện Ngọc Hồi

9

119

4307

33

1274

29

1084

30

1053

27

896

8

Huyện Sa Thầy

15

127

3721

33

1024

34

1023

33

905

27

769

9

Huyện Tu Mơ Rông

11

79

2250

21

620

19

565

19

527

20

538

10

Thành phố Kon Tum

19

249

9976

65

2693

65

2623

62

2456

57

2204

11

Trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.1

PTDTNT Đăk Glei

 

2

68

 

 

 

 

1

35

1

33

11.2

PTDTNT Đăk Hà

 

3

105

 

 

 

 

1

35

2

70

11.3

PTDTNT Đăk Tô

 

2

66

 

 

 

 

1

32

1

34

11.4

PTDTNT Kon Plông

 

2

71

 

 

 

 

1

32

1

39

11.5

PTDTNT Kon Rẫy

 

2

66

 

 

 

 

1

33

1

33

11.6

PTDTNT Sa Thầy

 

2

70

 

 

 

 

1

34

1

36

11.7

PTDTNT Tu Mơ Rông

 

2

58

 

 

 

 

1

28

1

30

11.8

THCS THSP Lý Tự Trọng

1

37

1491

11

451

9

356

9

352

8

332

11.9

THCS-THPT Liên Việt Kon Tum

 

29

965

8

288

10

328

7

216

4

133

11.10

THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

 

2

83

 

 

 

 

 

 

2

83

11.11

THPT Ngô Mây

 

10

361

3

113

3

93

2

78

2

77

Ghi chú: Trong 111 trường có 49 trường Tiểu học-Trung học cơ sở và 62 trường THCS độc lập

 

PHỤ LỤC 4:

THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH THPT

STT

Đơn vị

Tổng số trường

Tổng số

Chia ra

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

 

TỔNG SỐ

28

419

15032

161

6084

132

4667

126

4281

1

THPT KonTum

1

38

1484

11

434

14

528

13

522

2

THPT Lê Lợi

1

22

830

8

297

7

274

7

259

3

THPT Nguyễn Văn Cừ

1

19

716

7

301

6

213

6

202

4

THPT Duy Tân

1

32

1278

11

470

10

396

11

412

5

THPT Nguyễn Trãi

1

23

967

8

347

8

334

7

286

6

THPT Trần Quốc Tuấn

1

28

1051

10

400

9

335

9

316

7

THPT Quang Trung

1

18

636

7

256

5

184

6

196

8

THPT Chu Văn An

1

9

268

4

127

3

87

2

54

9

THPT Lương Thế Vinh

1

14

505

8

282

3

120

3

103

10

THPT Ngô Mây

1

13

504

5

215

4

142

4

147

11

THPT Phan Bội Châu

1

10

361

3

130

4

135

3

96

12

THPT Trường Chinh

1

24

960

10

418

7

289

7

253

13

THPT Phan Chu Trinh

1

9

327

4

147

2

91

3

89

14

THPT Nguyễn Du

1

15

584

6

243

5

193

4

148

15

Phân hiệu THPT Lương Thế Vinh

1

6

153

2

74

2

40

2

39

16

Phân hiệu PTDTNT Kon Plông

1

5

103

2

48

2

39

1

16

17

Phân hiệu Trường PT DTNT tỉnh tại huyện Ia H'Drai

1

6

195

2

92

2

60

2

43

18

PTTH DTNT tỉnh Kon Tum

1

15

464

5

166

5

142

5

156

19

PTDTNT Đăk Hà

1

9

280

3

106

3

92

3

82

20

PTDTNT Đăk Tô

1

11

310

5

154

3

84

3

72

21

PTDTNT Đăk Glei

1

11

345

4

128

4

121

3

96

22

PTDTNT Ngọc Hồi

1

10

350

5

185

3

91

2

74

23

PTDTNT Kon Rẫy

1

8

239

3

97

3

73

2

69

24

PTDTNT Sa Thầy

1

13

443

6

202

4

138

3

103

25

PTDTNT Kon Plong

1

11

315

4

124

3

98

4

93

26

PTDTNT Tu Mơ Rông

1

11

339

5

168

3

93

3

78

27

THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

1

24

829

8

277

8

275

8

277

28

THCS-THPT Liên Việt Kon Tum

1

5

196

5

196

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5:

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỌC SINH BỔ TÚC THPT

STT

Đơn vị

Tổng số

Bổ túc THPT

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

1

TỔNG SỐ

716

256

35.8

246

34.4

214

29.9

1

Trung tâm GDTX tỉnh

210

70

33.3

73

34.8

67

31.9

2

Trung tâm GDNN - GDTX Kon Rẫy

74

29

39.2

27

36.5

18

24.3

3

Trung tâm GDNN-GDTX Đăk Hà

153

72

47.1

48

31.4

33

21.6

4

Trung tâm GDNN - GDTX Đăk Tô

37

 

0.0

17

45.9

20

54.1

5

Trung tâm GDNN - GDTX Ngọc Hồi

82

31

37.8

20

24.4

31

37.8

6

Trung tâm GDNN - GDTX Đăk Glei

57

14

24.6

26

45.6

17

29.8

7

Trung tâm GDNN-GDTX Sa Thầy

72

31

43.1

23

31.9

18

25.0

8

Trung tâm GDNN - GDTX Tu Mơ Rông

31

9

29.0

12

38.7

10

32.3

 

PHỤ LỤC 6A:

PHÒNG HỌC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CẤP MẦM NON

TT

Công trình

Đơn vị tính

Công lập

Tổng số

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

I

Nhà trẻ

 

 

 

 

 

1

Phòng học (nuôi,dạy, chăm sóc trẻ)

phòng

239

56

180

3

2

Phòng học nhờ, mượn

phòng

3

1

 

2

II

Mẫu giáo

 

 

 

 

 

1

Phòng học

phòng

1,325

282

1,039

4

2

Phòng học nhờ, mượn

phòng

35

4

18

13

3

Phòng phục vụ học tập

phòng

80

36

44

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

- Phòng giáo dục thể chất

phòng

20

11

9

 

 

- Phòng giáo dục nghệ thuật

phòng

20

12

8

 

 

- Phòng đa chức năng

phòng

35

15

20

 

 

- Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập

phòng

 

 

 

 

4

Phòng khác

phòng

230

50

164

16

 

- Nhà bếp

phòng

171

35

123

13

 

- Phòng y tế

phòng

81

21

57

3

5

Khu sân chơi, thể dục thể thao

Khu

114

0

55

59

5

Công trình vệ sinh

Công trình

888

218

619

51

6

Hệ thống nước sạch

Hệ thống

477

52

332

93

7

Nhà công vụ giáo viên

Phòng

97

43

54

0

 

PHỤ LỤC 6B:

THIẾT BỊ DẠY HỌC

III

Loại thiết bị

Đơn vị tính

Nhà trẻ

Mẫu giáo

3-12 tháng

12-24 tháng

24-36 tháng

3-4 tuổi

4 -5 tuổi

5 - 6 tuổi

1

Thiết bị ngoài trời

Bộ

302

2

Thiết bị trong lớp

Bộ

0

1

23

43

136

631

3

Thiết bị phòng học thể chất, nghệ thuật

Bộ

55

4

Máy tính

Bộ

450

5

Ti vi

Cái

497

 

PHỤ LỤC 7A:

PHÒNG HỌC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CẤP TIỂU HỌC

TT

Công trình

Đơn vị tính

Công lập

Tổng số

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

1

Phòng học

phòng

2,665

1,252

1,376

37

2

Phòng học nhờ, mượn

phòng

56

15

36

5

3

Phòng phục vụ học tập

phòng

403

168

233

2

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

- Thư viện

phòng

116

45

67

4

 

- Phòng thiết bị giáo dục

phòng

36

15

20

1

 

- Phòng tin học

phòng

53

31

18

4

 

- Phòng ngoại ngữ

phòng

38

21

16

1

 

- Phòng giáo dục nghệ thuật

phòng

11

4

7

 

 

- Phòng âm nhạc

phòng

6

4

1

1

 

- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất/nhà đa năng

phòng

14

9

5

 

 

- Phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập

phòng

8

5

3

 

4

Phòng khác

 

 

 

 

 

 

- Phòng truyền thống

phòng

68

33

34

1

 

- Phòng Y tế học đường

phòng

80

32

42

6

5

Khu sân chơi, thể dục thể thao

Khu

99

0

57

42

6

Khối phục vụ sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

Nhà bếp và thiết bị kèm theo

Phòng

27

6

6

15

 

Kho bếp

Phòng

20

4

7

9

 

Nhà ăn

Phòng

24

7

7

10

 

Nhà ở nội trú học sinh

Phòng

2

2

 

 

 

Phòng quản lý học sinh

Phòng

2

1

1

0

 

Phòng sinh hoạt chung

Phòng

0

 

 

 

7

Công trình vệ sinh

Công trình

431

186

224

21

8

Hệ thống nước sạch

Hệ thống

239

101

120

18

9

Nhà công vụ giáo viên

Phòng

356

98

254

4

 

PHỤ LỤC 7B:

THIẾT BỊ DẠY HỌC

III

Thiết bị dạy học

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

1

Thiết bị tối thiểu theo trường

Bộ

20

2

Thiết bị tối thiểu theo lớp

Bộ

556

85

88

85

83

3

Thiết bị phòng bộ môn Âm nhạc, mỹ thuật

Bộ

33

4

Thiết bị phòng bộ môn Khoa học - Công nghệ

Bộ

8

5

Thiết bị Ngoại ngữ thông dụng

Bộ

46

6

Máy vi tính

Bộ

1,079

7

Ti vi

Cái

201

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 709/QĐ-UBND ngày 04/08/2021 phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.135

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.169.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!