BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
70/2007/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo kết quả thẩm định ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Hội đồng tư vấn xây dựng
chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Kỹ thuật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung
giáo dục đại học khối ngành Kỹ thuật trình độ đại học, bao gồm 14 chương trình
khung của 14 ngành sau:
1. Kỹ thuật Nhiệt -
Lạnh
2. Kỹ thuật Điện -
Điện tử
3. Kỹ thuật Điều
khiển và Tự động hoá
4. Kỹ thuật Luyện kim
5. Kỹ thuật Hàng
không
6. Kỹ thuật Thực phẩm
7. Kỹ thuật Dệt may
8. Kỹ thuật Mỏ
9. Kỹ thuật Trắc
địa-Bản đồ
10. Kỹ thuật Dầu khí
11. Kỹ thuật Vật liệu
xây dựng
12. Kỹ thuật Máy xây
dựng
13. Kỹ thuật Cấp
thoát nước
14. Kỹ thuật Cầu
đường
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung ban hành kèm theo Quyết định này được
dùng trong các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm
vụ đào tạo các ngành trên ở trình độ đại học.
Điều
3.
Căn cứ Bộ chương trình khung quy định tại Quyết định này
Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học và trường cao
đẳng tổ chức xây dựng các chương trình giáo dục của trường mình; tổ chức biên
soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường, trên
cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng
thành lập.
Điều
4.
Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau
đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám
đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Uỷ
ban VHGD– TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Bộ, UBND tỉnh, thành phố có trường ĐH,CĐ;
- Bộ Tư pháp (Cục K. Tr.VBQPPL);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
-Website Chính phủ;
-Website Bộ;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lưu VP, Vụ PC , Vụ ĐH & SĐH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Nhiệt - Lạnh (Heat Engineering and Refrigeration)
Mã ngành:…………………………………..
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành kỹ thuật Nhiệt - Lạnh trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, có kiến
thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành Nhiệt - Lạnh và luôn
được cập nhật về các lĩnh vực liên quan, có khả năng ứng dụng kiến thức được
đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống, có khả năng được đào tạo thêm
để công tác tại các trường đại học và các viện nghiên cứu chuyên ngành Nhiệt -
Lạnh.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1.
Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo: 5
năm
2.2.
Cấu trúc kiến thức của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
111
|
69
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
59
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
24
|
|
|
- Thực tập
|
13
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
179
|
81
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
59
|
16
|
Kỹ thuật điện
|
4
|
17
|
Kỹ thuật điện tử
|
3
|
18
|
Cơ học lý thuyết
|
4
|
19
|
Cơ học chất lưu
|
4
|
20
|
Sức bền vật liệu
|
4
|
21
|
Nguyên lý máy
|
3
|
22
|
Chi tiết máy
|
3
|
23
|
Nhiệt động kỹ thuật
|
5
|
24
|
Truyền nhiệt
|
5
|
25
|
Đo lường nhiệt
|
3
|
26
|
Kỹ thuật cháy
|
3
|
27
|
Thiết bị trao đổi nhiệt
|
3
|
28
|
Cơ sở lý thuyết
điều chỉnh tự động quá trình nhiệt
|
4
|
29
|
Dung sai lắp ghép
|
2
|
30
|
Đồ án chi
tiết máy
|
2
|
31
|
Thiết bị điện
|
2
|
32
|
Vật liệu nhiệt-lạnh
|
2
|
33
|
Kỹ thuật môi trường
và an toàn
|
3
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
24
|
34
|
Lò hơi và mạng
nhiệt
|
4
|
35
|
Kỹ thuật sấy
|
3
|
36
|
Kỹ thuật lạnh
|
3
|
37
|
Điều hòa không khí
|
3
|
38
|
Bơm quạt máy nén
|
3
|
39
|
Tự động hóa quá
trình nhiệt - lạnh
|
3
|
40
|
Kinh tế năng lượng
|
2
|
41
|
Anh văn chuyên
ngành
|
3
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
28
|
42
|
Thực tập
|
13
|
43
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành theo
Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại
học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Kỹ thuật điện : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Những khái niệm cơ
bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba
pha. Quá trình quá độ trong mạch điện. Khái niệm chung về máy điện. Máy biến
áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều. Điều khiển
máy điện.
Kỹ thuật điện tử : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Cấu kiện điện tử:
Điốt bán dẫn, BJT, JFET và MOSFET, dụng cụ chỉnh lưu có điều khiển- SCR, IC
thuật toán. Kỹ thuật tương tự: Khuếch đại, tạo dao động điều hoà, nguồn 1
chiều. Kỹ thuật xung số: Tạo tín hiệu vuông góc, tạo tín hiệu tam giác, cơ sở
đại số logic và phần tử logic cơ bản, các phần tử logic tổ hợp thông dụng, biểu
diễn hàm logic và tối thiểu hoá.
Cơ học lý thuyết : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Các khái niệm cơ bản
và các định luật về tĩnh học vật rắn; Hệ lực phẳng; Hệ lực không gian; Động học
chất điểm; Chuyển động cơ bản của vật rắn; Tổng hợp chuyển động điểm; Tổng hợp
chuyển động vật; Các khái niệm và các định luật của động lực học; Các định lý
tổng quất của động lực học; Nguyên lý Đalambe; Phương trình chuyển động của
máy.
Cơ học chất lưu : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Mở đầu; Tĩnh học chất
lỏng; Động học chất lỏng; Động lực chất lỏng; Chuyển động một chiều của chất
lỏng; Chuyển động một chiều của chất khí; Tính toán thủy lực đường ống; Tính
lực cản, lực nâng, lớp biên; Cơ sở lý thuyết thứ nguyên, tương tự, mô hình hóa.
Sức bền vật liệu : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật lý 1, Cơ học lý thuyết
Các khái niệm cơ bản;
Lý thuyết về nội lực; Kéo nén đúng tâm; Trạng thái ứng suất; Lý thuyết bền; Đặc
trưng hình học của mặt cắt ngang; Xoắn thanh thẳng mặt cắt ngang tròn; Uốn
ngang phẳng những thanh thẳng; Thanh chịu lực phức tạp; Ứng suất thay đổi; Ổn
định của thanh thẳng chịu nén đúng tâm; Tính chuyển vị của hệ thanh; Tính hệ
siêu tĩnh bằng phương pháp lực; Tải trọng động; Ống dầy, vỏ mỏng.
Nguyên lý máy : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu
Giới thiệu về môn học
nguyên lý máy; Cấu trúc cơ cấu; Phân tích động học cơ cấu phẳng toàn khớp thấp;
Phân tích lực cơ cấu phẳng; Cân bằng máy; Chuyển động thực và điều chỉnh tự
động chuyển động của máy; Cơ cấu cam; Cơ cấu bánh răng phẳng; Cơ cấu bánh răng
không gian; Hệ bánh răng.
Chi tiết máy : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy
Những vấn đề cơ bản
về thiết kế chi tiết máy; Chi tiết máy ghép; Truyền động đại; Truyền động bánh
răng; Truyền động trục vít; Truyền động xích; Trục; Ổ trượt; Ổ lăn; Khớp nối.
Nhiệt động kỹ thuật :
5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Những khái niệm cơ
bản; Nhiệt lượng và công; Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt
động cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước; Không khí
ẩm; Quá trình lưu động, tiết lưu của khí và hơi; Máy nén khí; Các chu trình
chất khí; Chu trình thiết bị động lực hơi nước Rankine; Chu trình máy lạnh và
bơm nhiệt; Phương trình vi phân nhiệt động; Nhiệt động hóa học.
Truyền nhiệt : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Nhập môn; Các khái
niệm và phương trình cơ bản về dẫn nhiệt; Dẫn nhiệt ổn định; Dẫn nhiệt không ổn
định; Một số vấn đề cơ bản về trao đổi nhiệt đối lưu; Các quá trình trao đổi
nhiệt đối lưu; Tỏa nhiệt đối lưu khi có biến đổi pha; Lý thuyết cơ sở về bức xạ
nhiệt; Trao đổi nhiệt bằng bức xạ; Trao đổi nhiệt, trao đổi chất hỗn hợp;
Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
Đo lường nhiệt 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:Vật
lý 1
Một số khái niệm cơ
bản về đo lường; Đo nhiệt độ; Đo áp suất; Đo lưu lượng; Đo mức chất lỏng; Phân
tích thành phần hỗn hợp; Đo độ ẩm.
Cơ sở kỹ thuật cháy :
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt động kỹ thuật, Truyền nhiệt, Cơ học chất lưu
Nhiên liệu và sản
phẩm cháy của nhiên liệu; Nhiệt động học quá trình cháy; Các quá trình vật lý
cơ bản xảy ra trong quá trình cháy; Cơ sở nhiệt động hóa học; Quá trình bốc
cháy nhiên liệu; Khí động học quá trình cháy; Thiết bị đốt nhiên liệu khí; Đốt
nhiên liệu lỏng; Cháy nhiên liệu rắn; Các giải pháp giảm ô nhiễm khi đốt nhiên
liệu.
Thiết bị trao đổi
nhiệt (3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Truyền nhiệt, Cơ học chất lưu
Thiết bị trao đổi
nhiệt chỉ do truyền nhiệt; Thiết bị trao đổi nhiệt – Trao đổi chất; Thiết bị trao
đổi nhiệt kiểu ống nhiệt; Thiết bị trao đổi nhiệt dùng năng lượng mặt trời;
Tính sức bền thiết bị trao đổi nhiệt.
Cơ sở lý thuyết điều
chỉnh tự động quá trình nhiệt : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2
Mở đầu; Cơ sở phân
tích hệ thống điều khiển tự động; Các khâu và sơ đồ cấu trúc hệ thống; Đối
tượng điều khiển và các luật điều chỉnh cơ bản; Tính chất ổn định của hệ tuyến
tính; Chất lượng điều chỉnh; Tổng hợp hệ thống điều khiển tự động; Điều khiển
bền vững.
Dung sai lắp ghép : 2
đvht
Điều kiện tiên
quyết:Cơ học lý thuyết
Những khái niệm cơ
bản về dung sai và lắp ghép; Sai số gia công các thông số hình học chi tiết
máy; Sai số hình dạng và vị trí tương quan của các chi tiết máy; Tiêu chuẩn về
dung sai kích thước chi tiết và quy định về lắp ghép; Dung sai lắp ghép ren và
truyền động bánh răng; Chuỗi kích thước và ghi kích thước cho bản vẽ chi tiết
máy; Cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ đo thông dụng.
Đồ án chi tiết máy : 2
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Chi tiết máy
Thực hiện đồ án thiết
kế theo đề bài cụ thể do khoa và giảng viên hướng dẫn.
Thiết bị điện : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật điện
Cơ sở lý thuyết khí
cụ điện; Khí cụ điện hạ áp; Khí cụ điện cao áp; Máy biến áp điện lực; Máy điện
không đồng bộ; Máy điện đồng bộ; Máy điện một chiều; Tính toán lựa chọn và sử
dụng thiết bị điện; An toàn điện.
Vật liệu Nhiệt - lạnh
: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt động kỹ thuật, Truyền nhiệt, Kỹ thuật sấy, Kỹ thuật lạnh
Vật liệu chịu lửa;
Vật liệu cách nhiệt; Vữa và bê tông chịu lửa; Vật liệu kim loại; Vật liệu chế
tạo máy và thiết bị; Vật liệu cách nhiệt lạnh; Vật liệu hút ẩm; Dầu bôi trơn;
Vật liệu Compozit.
Kỹ thuật môi trường
và an toàn 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Truyền nhiệt, Vật liệu Nhiệt-Lạnh, Kỹ thuật cháy.
Các khái niệm cơ
bản; Kỹ thuật bảo vệ môi trường không khí; Kỹ thuật bảo vệ môi trường nước; Kỹ
thuật bảo vệ môi trường đất; Kỹ thuật xử lý rác thải; Kỹ thuật an toàn đối với
các thiết bị áp lực; Kỹ thuật an toàn điện.
Lò hơi và mạng nhiệt
: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt động kỹ thuật, Truyền nhiệt, Kỹ thuật cháy
Lò hơi và cân bằng
nhiệt của lò; Buồng lửa và quá trình cháy trong buồng lửa; Các bề mặt truyền
nhiệt của lò hơi; Tính nhiệt và tính sức bền thiết bị lò hơi; Chế độ nước và
hơi của lò; Hệ thống trang, thiết bị phụ của lò hơi; Hệ thống cung cấp nhiệt;
Tính toán thủy lực mạng nhiệt; Chế độ thủy lực của mạng nhiệt; Trang thiết bị
của mạng nhiệt.
Kỹ thuật sấy : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt động kỹ thuật, Truyền nhiệt
Vật liệu ẩm; Tác nhân
sấy; Sự truyền nhiệt và truyền chất trong quá trình sấy; Động học quá trình
sấy; Các phương pháp xác định thời gian sấy; Cơ sở thiết kế hệ thống sấy; Tính
toán nhiệt thiết bị sấy.
Kỹ thuật lạnh : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt động kỹ thuật, Truyền nhiệt, Cơ học chất lưu, Kỹ thuật điện
Mở đầu; các phương
pháp làm lạnh; Moi chất và chất tải lạnh; Máy nén của máy lạnh; Chu trình máy
nén hơi một cấp; Chu trình máy lạnh hai và nhiều cấp; Thiết bị ngưng tụ của hệ
thống lạnh; Thiết bị bốc hơi của hệ thống lạnh; Van tiết lưu và các thiết bị phụ;
Máy lạnh hấp thụ, máy lạnh không khí và máy lạnh Ejecto.
Kỹ thuật điều hòa không
khí : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở ngành và Kỹ thuật lạnh
Một số vấn đề chung
về kỹ thuật điều hòa không khí; Phân loại hệ thống điều hòa không khí; Máy lạnh
có máy nén hơi; Không khí ẩm và các quá trình nhiệt động cơ bản của không khí
ẩm trong kỹ thuật điều hòa không khí; Các thiết bị trao đổi nhiệt giữa nước và
không khí; Tính toán phụ tải của không gian cần điều hòa không khí; Một số vấn
đề cơ bản về cơ học chất lưu; Thiết kế đường ống dẫn không khí; Thiết kế đường
ống dẫn nước; Phân phối không khí.
Bơm quạt máy nén: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt động kỹ thuật, Truyền nhiệt, Cơ học chất lưu, Kỹ thuật điện
Nguyên lý hoạt động
của bơm, quạt, máy nén; Bơm và ứng dụng; Quạt gió; Máy nén.
Tự động hóa quá trình
nhiệt-lạnh : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ sở lý thuyết điều chỉnh quá trình nhiệt
Mở đầu; Các thông số
đặc trưng của quá trình nhiệt - lạnh; Cơ cấu chấp hành; Bộ điều khiển; Tính
toán thiết kế hệ thống điều khiển tự động; Hệ tự động hóa và điều khiển tích
hợp.
Kinh tế năng lượng : 2
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Các khái niệm cơ bản;
năng lượng và tăng trưởng kinh tế; Doanh nghiệp năng lượng và môi trường hoạt
động của doanh nghiệp; Các vấn đề về giá năng lượng; Các vấn đề về tài chính
trong doanh nghiệp năng lượng; Những vấn đề cơ bản về đầu tư và phân tích đánh
giá các dự án đầu tư trong ngành năng lượng.
Anh văn chuyên ngành :
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Ngoại ngữ (Anh văn) cơ bản
Overview; Heat
engineering fundamentals; Refrigeration systems; Equipment; Control and
measurement; Drying technology; Solar energy.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo đại học 5 năm hoặc
4,5 năm (đối với các hệ 4,5 năm thì nội dung và thời lượng các học phần bắt
buộc vẫn giữ nguyên). Số học trình còn lại (12 đvht phần giáo dục đại cương và
69 đvht phần giáo dục chuyên ngành) do các trường tự bổ sung và xây dựng chương
trình đào tạo hoàn chỉnh cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo cụ thể của
trường mình.
Học phần kiến thức
bắt buộc nào mà các trường cần tăng thêm thời lượng hoặc bổ sung nội dung thì
đưa ngay vào các chi tiết của học phần đó mà không cần tách riêng phần bắt buộc
và phần bổ sung.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Điện – Điện tử (Electrical and Electronic Engineering)
Mã ngành:…………………………..
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương
trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử nhằm trang bị cho sinh viên:
Hiểu biết
Kỹ thuật:
Nắm vững các kiến thức cơ sở về Kỹ thuật Điện – Điện tử (theo định
hướng “Điện tử công nghiệp”), trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học cơ
bản, lý thuyết mạch, kỹ thuật tính toán và cơ sở kỹ thuật nói chung. Chương
trình đào tạo bao gồm kiến thức ngành như mạch và thiết bị điện – điện tử,
ứng dụng kỹ thuật máy tính, điều khiển, trường và sóng, truyền thông và xử lý
tín hiệu, điện tử chất rắn, điện tử công suất và điện tử quang.
Kỹ năng thực hành và
thiết kế:
Có kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của
ngành Điện – Điện tử. Có khả năng diễn đạt – trình bầy vấn đề / đề án, và khả
năng tổ chức quá trình thực hiện chúng, sử dụng thế mạnh của các hiểu biết và
kỹ năng khác nhau.
Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng viết,
nói, tổ chức và giới thiệu thông tin / kết quả học tập – nghiên cứu – thiết kế
– chế tạo một cách có hiệu quả.
Khả năng học tập nâng
cao:
Có khả năng đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu để có thể tiếp tục học chương trình sau
đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời. Đặc biệt là khả
năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật từ các ngành lân cận như “Kỹ
thuật Điều khiển và Tự động hóa” và “Kỹ thuật Điện”.
Khả năng nghề nghiệp: Có khả năng đảm
nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong thực tiễn nghề nghiệp ngành Kỹ thuật Điện
– Điện tử (công nghiệp), kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo,
khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng. Có đạo
đức nghề nghiệp.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo: 5
năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI KIẾN THỨC
|
Kiến thức
bắt buộc
|
Kiến thức các
trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
92
|
88
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
13
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
58
|
|
|
- Thực tập tốt
nghiệp
|
6
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
160
|
100
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
13
|
16
|
Lý thuyết mạch điện
– điện tử
|
6
|
17
|
Lý thuyết điều
khiển tự động hệ tuyến tính
|
4
|
18
|
Thông tin số
|
3
|
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
58
|
19
|
Lý thuyết trường
điện từ
|
3
|
20
|
Kỹ thuật đo lường
|
4
|
21
|
Điều khiển số
|
4
|
22
|
Linh kiện và điện
tử tương tự
|
4
|
23
|
Kỹ thuật xung số
|
3
|
24
|
Điện tử công suất
|
4
|
25
|
Kỹ thuật vi xử lý
|
4
|
26
|
Xử lý số tín hiệu
|
4
|
27
|
Máy điện
|
5
|
28
|
Khí cụ điện
|
3
|
29
|
Cơ sở truyền động
điện
|
4
|
30
|
Vật liệu điện
|
2
|
31
|
Hệ thống cung cấp
điện
|
4
|
32
|
An toàn điện
|
2
|
33
|
Kỹ thuật lập trình
|
4
|
34
|
Kỹ thuật máy tính
và ghép nối
|
4
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
21
|
35
|
Thực tập tốt nghiệp
|
6
|
36
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình bằng
VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các lệnh
định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB; Định
nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O. Linh
kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Lý thuyết mạch điện –
điện tử : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Những khái niệm cơ
bản về mô hình mạch điện. Các phương pháp tính mạch điện ở chế độ xác lập, chế
độ quá độ của mạch điện tuyến tính và mạch phi tuyến. Mạch 3 pha và đường dây
dài.
Lý thuyết điều khiển
tự động hệ tuyến tính : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử, Đại số tuyến tính
Nhiệm vụ của điều
khiển tự động. Các bước cơ bản để thực hiện một bài toán điều khiển. Nguyên tắc
phân chia các chuyên ngành lý thuyết điều khiển. Nội dung chi tiết của lý
thuyết điều khiển tuyến tính trong miền phức và trong miền thời gian.
Thông tin số : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Xử lý số tín hiệu
Quá trình biến đổi
A/D, D/A, lý thuyết lấy mẫu, truyền tín hiệu qua đường truyền số, tính chất
kênh truyền dẫn số, định lý Nyquist, bộ lọc cos nâng, matched filter, mã đường
truyền, các kỹ thuật điều chế ở băng tần cơ sở AM, FM, PM. Điều chế số: QPSK,
QAM, bộ điều chế băng tần thông dải I/Q.
Lý thuyết trường điện
từ : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Trang bị những kiến
thức kỹ thuật cơ sở quan trọng nhất về mô hình và các phương pháp nghiên cứu,
tính toán trường điện từ.
Kỹ thuật đo lường : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử, Kỹ thuật vi xử lý
Cơ sở lý thuyết của
KT đo lường, Đo các đại lượng điện, Đo các đại lượng từ, Đo các đại lượng không
điện.
Điều khiển số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết điều khiển tự động hệ tuyến tính, Xử lý số tín hiệu
Các khái niệm cơ bản
về hệ thống ĐK số. Mô hình tín hiệu và mô hình hóa hệ thống ĐK số. Phân tích ổn
định hệ thống ĐK số. Nhóm phương pháp thiết kế tối ưu tham số. Nhóm phương pháp
thiết kế tối ưu cấu trúc. Điều khiển trên không gian trạng thái. Thiết kế hệ
thống ĐK số có sự hỗ trợ của PC. Thực hiện kỹ thuật hệ thống ĐK số.
Linh kiện và điện tử
tương tự : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử
Các linh kiện bán
dẫn: nắm vững nguyên lý hoạt động, đặc tính, chế độ làm việc, các tham số cơ
bản … Mạch tương tự: nắm vững các kiến thức về lý thuyết khuếch đại tín hiệu,
hồi tiếp và các sơ đồ bộ khuếch đại tín hiệu dùng các phần tử bán dẫn. Chú
trọng các bộ khuếch đại tín hiệu biến thiên chậm (tín hiệu một chiều) và khuếch
đại thuật toán. Mạch lọc tích cực. Các ứng dụng.
Kỹ thuật xung số : 3
đvht
Điều kiện tiên
quyết:Lý thuyết mạch điện-điện tử
Trang bị các kiến
thức cơ bản về kỹ thuật xung – số, mục đích và ứng dụng của môn học để lắp rắp
và xây dựng các chức năng về kỹ thuật số.
Điện tử công suất : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Máy điện, Linh kiện và điện tử tương tự
Tìm hiểu và nghiên
cứu các quá trình biến đổi năng lượng điện bằng các bộ biến đổi bán dẫn công
suất.
Kỹ thuật vi xử lý : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật xung số
Nguyên lý, cấu trúc
của một hệ điều khiển theo chương trình. Một hệ cài đặt vi xử lý, sẽ được tìm
hiểu kỹ thông qua một mạch vi điều khiển tiêu biểu 80C51 của Intel. Ngoài phần
kiến thức về cơ chế hoạt động của đơn vị xử lý trung tâm -CPU, học phần còn gồm
các chương trình bày về phương pháp lập trình bằng hợp ngữ, các kỹ thuật vào ra
cơ sở, các cách ghép nối cơ bản. Như vậy, một hệ vi xử lý có thể thu thập được
các thông tin cần thiết (dạng số hoặc tương tự), xử lý theo các thuật toán phù
hợp rồi điều khiển quá trình theo yêu cầu của bài toán.
Xử lý số tín hiệu : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử
Xử lý số tín hiệu
(Tín hiệu và hệ thống): biến đổi Laplace, biến đổi Z, biểu diễn hệ thống và tín
hiệu trong miền tần số liên tục, miền tần số rời rạc, tính ổn định của hệ
thống, thiết kế các bộ lọc số FIR, IIR.
Máy điện : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử, Lý thuyết trường điện từ
Cung cấp kiến thức cơ
bản về lý thuyết, thử nghiệm và tính toán những thông số cơ bản của máy biến
áp, máy điện không đồng bộ, máy diện đồng bộ, máy điện một chiều.
Khí cụ điện : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử, Lý thuyết trường điện từ
Môn học Khí cụ điện
trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản về lý thuyết khí cụ điện và giới
thiệu nguyên lý làm việc, kết cấu, đặc tính cơ bản và lĩnh vực sử dụng của các
loại khí cụ điện thông dụng
Cơ sở truyền động
điện : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Máy điện, Điện tử công suất
Sự biến đổi năng
lượng trong hệ truyền động điện. Đặc tính cơ và điều chỉnh các trạng thái làm
việc của truyền động điện 1 chiều. Đặc tính cơ và điều chỉnh các trạng thái làm
việc của truyền động điện xoay chiều. Tính toán chọn công suất động cơ và các
bộ phận chính của mạch lực.
Vật liệu điện : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết trường điện từ
Những khái niệm cơ
bản về các quá trình dẫn điện, phân cực, tổn hao điện môi và phóng điện trong
các vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện và vật liệu từ.
Hệ thống cung cấp
điện : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Mạch điện: Trình bày
những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp
điện.
An toàn điện : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện-điện tử
Cung cấp kiến thức cơ
bản về an toàn điện và các phương tiện và luật pháp.
Kỹ thuật lập trình : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tin học đại cương
Quy trình công nghệ
và chất lượng phần mềm, các vấn đề đặc thù trong tính toán khoa học và
kỹ thuật; Lập trình có cấu trúc, ngôn ngữ lập trình C; Lập trình hướng
đối tượng, ngôn ngữ lập trình C++.
Kỹ thuật máy tính và
ghép nối : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật xung số, Kỹ thuật vi xử lý, Kỹ thuật lập trình
Cấu trúc chung máy
tính PC, hệ thống bus và kiến trúc phân mức trong máy tính và các thiết bị
ngoài máy tính. Cấu trúc cơ bản của thiết bị ghép nối, các giao diện ghép nối.
Phương pháp tổ chức ghép nối máy tính với các thiết bị đo lường và điều khiển,
với các hệ thống xử lý số liệu và tín hiệu khác.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để các trường đại học thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo
đại học 5 năm hoặc 4,5 năm (đối với các hệ 4,5 năm thì nội dung và thời lượng
các học phần bắt buộc vẫn giữ nguyên). Nội dung phần chuyên sâu đưa vào khối
kiến thức tự chọn của các trường. Các học phần bắt buộc cũng có thể tăng khối
lượng tùy theo đặc thù từng trường và chuyên ngành đào tạo cụ thể.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (Control Engineering and
Automation)
Mã ngành:………………………………
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhằm trang bị cho sinh viên có phẩm
chất đạo đức tốt, kiến thức khoa học cơ bản toàn diện, kiến thức chuyên môn
vững vàng, kỹ năng thực hành cơ bản để nhanh chóng tham gia vận hành, bảo
dưỡng, lắp đặt, thiết kế và xây dựng các dự án phát triển và ứng dụng Kỹ thuật
Điều khiển và Tự động hóa trong các lĩnh vực công nghiệp và kinh tế quốc dân,
phục vụ tốt xã hội và đất nước; có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy
khoa học, tác nghiệp độc lập và sáng tạo; có khả năng tự học và nghiên cứu, tiếp
thu được khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, hòa nhập được trong môi
trường quốc tế; có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn.
Các mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp,
kỹ sư ngành Điều khiển và Tự động hóa có được
Kiến thức đại cương về các môn Toán,
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Kiến thức cơ sở và
kiến thức cốt lõi của
ngành Kỹ thuật Điều khiển-Tự động hóa, phục vụ trong các lĩnh vực ứng dụng
công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
Kiến thức và kỹ năng
chuyên ngành
về một trong các hướng chuyên môn (Điều khiển, Tự động hóa xí nghiệp, Tự động
hóa quá trình, ...)
Kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp: Ngoại
ngữ, phương pháp làm việc, khả năng trình bày và giao tiếp...
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo: 5
năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
109
|
71
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
54
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
34
|
|
|
- Thực tập tốt
nghiệp
|
6
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
177
|
83
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
54
|
16
|
Tín hiệu và hệ
thống
|
4
|
17
|
Lý thuyết mạch điện
|
6
|
18
|
Lý thuyết trường
điện từ
|
2
|
19
|
Điện tử tương tự và
số
|
6
|
20
|
Cơ sở kỹ thuật
nhiệt
|
4
|
21
|
Cơ học lý thuyết
|
3
|
22
|
Cơ học máy
|
3
|
23
|
Cơ sở kỹ thuật thủy
khí
|
3
|
24
|
Lý thuyết điều
khiển tự động I
|
4
|
25
|
Lý thuyết điều
khiển tự động II
|
4
|
26
|
Phương pháp tính
|
3
|
27
|
Kỹ thuật lập trình
|
4
|
28
|
Hệ vi xử lý và máy
tính
|
4
|
29
|
Kỹ thuật đo lường
|
4
|
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
34
|
30
|
Điều khiển tối ưu
và thích nghi
|
4
|
31
|
Nhập môn điều khiển
mờ và mạng nơron
|
3
|
32
|
Điều khiển số
|
3
|
33
|
Các hệ thống rời
rạc
|
4
|
34
|
Cơ sở hệ thống điều
khiển quá trình
|
3
|
35
|
Mô hình hóa và mô
phỏng quá trình sản xuất
|
3
|
36
|
Máy điện và khí cụ
điện
|
6
|
37
|
Điện tử công suất
|
4
|
38
|
Cơ sở truyền động
điện
|
4
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN TỐT
NGHIỆP
|
21
|
39
|
Thực tập tốt nghiệp
|
6
|
40
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương :4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình bằng
VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các lệnh
định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB; Định
nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O. Linh
kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Tín hiệu và hệ thống :4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Đại số
Định nghĩa tín hiệu
và hệ thống; Biểu diễn tín hiệu và hệ thống trên miền thời gian; Chuỗi Fourier
và phép biến đổi Fourier; Đáp ứng tần số và lọc tín hiệu; Trích mẫu và khôi
phục tín hiệu; Phép biến đổi Laplace; Phép biến đổi Z; Quá trình ngẫu nhiên;
Lý thuyết mạch điện :6
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Những khái niệm cơ
bản về mô hình mạch điện. Các phương pháp tính mạch điện ở chế độ xác lập, chế
độ quá độ của mạch điện tuyến tính và mạch phi tuyến. Mạch 3 pha và đường dây
dài.
Lý thuyết trường điện
từ 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Trang bị những kiến
thức kỹ thuật cơ sở quan trọng nhất về mô hình và các phương pháp nghiên cứu,
tính toán trường điện từ: Những khái niệm cơ bản về trường điện từ; Điện trường
tĩnh; Điện trường dừng trong vật dẫn; Từ trường dừng; Trường điện từ biến
thiên.
Điện tử tương tự và
số : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện
1. Điện tử tương tự:
Các phần tử cơ bản. Mạch khuếch đại, mạch tạo dao động. Các mạch ĐT ứng dụng
trong kỹ thuật đo. Các mạch biến đổi tín hiệu, lọc tích cực, khuếch đại công
suất. Nguồn cấp cho mạch ĐT. 2. Điện tử số: Các vấn đề cơ bản của kỹ thuật số;
Các họ vi mạch logic cơ bản. Mạch logic tổ hợp. Mạch logic dãy. Bộ nhớ bán dẫn.
Các mạch tạo xung. Các bộ biến đổi tín hiệu. Thiết kế mạch điện tử số bằng máy
tính.
Cơ sở kỹ thuật nhiệt:
4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
1. Nhiệt động học kỹ
thuật: Quy luật biến đổi năng lượng (nhiệt và cơ); Tính chất của các môi chất;
Nguyên lý các động cơ nhiệt (đ/c đốt trong, đ/c phản lực, turbin hơi, turbin
khí, máy lạnh). 2. Các dạng truyền nhiệt cơ bản và các quá trình nhiệt cơ bản:
Dẫn nhiệt, bức xa, đối lưu.
Cơ học lý thuyết : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Đại số, Giải tích 2, Vật lý 1
1. Tĩnh học: Xây dựng
mô hình lực, hệ lực phẳng, phương trình cân bằng; Hệ lực không gian, phương
trình cân bằng, trọng tâm vật rắn. 2. Động học: Đặc trưng động học vật
rắn. Tính vận tốc, gia tốc trong chuyển động cơ bản. Chuyển động chất điểm và
chuyển động vật. 3. Động lực học: Động lực học chất điểm và cơ hệ.
Các định lý tổng quát của động lực học. Phương trình chuyển động của cơ cấu
máy.
Cơ học máy: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết
1. Nguyên lý máy: Các
khái niệm cơ bản, cấu trúc cơ cấu. Cách phân tích và tổng hợp động học, lực học
và động lực học của các cơ cấu và máy đơn giản. 2. Chi tiết máy: Các khái niệm
cơ bản trong tính toán chi tiết máy; Tải trọng, ứng suất, đặc tính làm việc;
Các chi tiết máy ghép. Sơ lược các bộ truyền động.
Cơ sở kỹ thuật thủy
khí 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Vật lý 1
Thủy tĩnh học. Động
học chất lỏng. Động lực học chất lỏng. Tính toán thủy lực đường ống. Bơm ly
tâm. Máy thủy lực kiểu thể tích.
Lý thuyết điều khiển
tự động I : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tín hiệu và hệ thống
1. Điều khiển tuyến
tính trong miền phức: Các mô hình toán học; Biến đổi sơ đồ khối; Các khâu động
học cơ bản. Phân tích tính ổn định; Đánh giá chất lượng. Thiết kế bộ điều
khiển; chọn tham số bộ điều khiển PID, phương pháp cân bằng mô hình, bộ dự báo
Smith, mô hình nội. 2. Điều khiển tuyến tính trong không gian trạng thái: Mô
hình trạng thái; Phân tích tính ổn định; Phân tích tính điều khiển được và quan
sát được; Phân tích tính bền vững; Thiết kế bộ điều khiển phản hồi trạng thái;
Quan sát trạng thái và điều khiển phản hồi đầu ra. Nguyên lý tách; Điều khiển
tách kênh hệ MIMO; Điều khiển bám.
Lý thuyết điều khiển
tự động II : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tín hiệu và hệ thống, Lý thuyết điều khiển tự động 1
1. Điều khiển hệ
không liên tục: Mô hình tần số và mô hình trạng thái. Phân tích tính ổn định,
điều khiển được và quan sát được. Thiết kế bộ điều khiển PID số; Phương pháp
thiết kế lưỡng tuyến tính; Bộ điều khiển dead-bead.
2. Cơ sở lý thuyết
điều khiển phi tuyến: Khái niệm hệ phi tuyến. Phân tích hệ phi tuyến NL (hệ
Hammestein); Mặt phẳng pha; Tính ổn định tuyệt đối; Tiêu chuẩn Popov; Phân tích
khả năng tự dao động và tính ổn định của dao động; Phương pháp tuyến tính hóa
điều hòa; Phân tích tính ổn định; Tiêu chuẩn Lyapunov. Xấp xỉ tuyến tính xung
quanh điểm cân bằng; Thiết kế bộ điều khiển gain-scheduling. Thiết kế bộ điều
khiển trượt và phân tích chất lượng của hệ điều khiển trượt.
Phương pháp tính: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Đại số, Giải tích 2
Sơ lược về phương
pháp tính (số); Giải hệ phương trình đại số tuyến tính; Giải (hệ) phương trình
đại số phi tuyến; Giải (hệ) phương trình vi phân phi tuyến; Giải (hệ) phương
trình vi phân tuyến tính; Phép nội suy; Bài toán bình phương tối thiểu; Các ví
dụ ứng dụng tính toán và mô phỏng sử dụng MATLAB.
Kỹ thuật lập trình: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tin học đại cương
Giới thiệu chung về
kỹ thuật lập trình; Qui trình phát triển phần mềm. Lập trình có cấu trúc:
Phương pháp phân tích và thiết kế; Biến, kiểu dữ liệu và biểu thức; Điều khiển
chương trình; Hàm và thư viện; Lập trình hướng đối tượng: Lớp, quan hệ lớp; Lập
trình toán học hướng đối tượng. Lập trình tổng quát: Khuôn mẫu hàm, khuôn mẫu lớp,
Thuật toán tổng quát; Thể hiện trên ngôn ngữ lập trình C / C++;
Hệ vi xử lý và máy
tính 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tin học đại cương, Điện tử tương tự và số
Nguyên lý hoạt động,
cấu trúc máy tính và các hệ trên nền vi xử lý; Biểu diễn thông tin dưới dạng
số; Tập lệnh, chế độ định địa chỉ, kiểu dữ liệu; Lập trình hợp ngữ, cấu trúc dữ
liệu bậc thấp; Giới thiệu về hệ điều hành và trình biên dịch. Kiến trúc vi xử
lý, kiến trúc chương trình, hệ thống bộ nhớ; Ghép nối cơ bản, cơ chế vào/ra,
ngắt, bus và DMA; Thiết kế ứng dụng hệ vi xử lý và máy tính.
Kỹ thuật đo lường: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Điện tử tương tự và số
1. Cơ sở lý thuyết
của kỹ thuật đo lường: Các khái niệm cơ bản của kỹ thuật đo lường. Cấu trúc của
dụng cụ đo. Sai số của phép đo và gia công kết quả đo. 2. Các phần tử chức năng
của dụng cụ đo: Các cơ cấu chỉ thị. Các cảm biến đo lường. 3. Đo các đại lượng
điện và không điện: Đo dòng điện. Đo điện áp. Đo công suất và năng lượng. Đo
góc pha và khoảng thời gian. Đo tần số. Đo các thông số của mạch điện. Đo các
đại lượng từ và thử nghiệm vật liệu từ. Đo các đại lượng không điện.
Điều khiển tối ưu và
thích nghi: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tín hiệu và hệ thống, Lý thuyết điều khiển tự động 1
1. Điều khiển tối ưu:
Khái niệm; Phân loại bài toán tối ưu động; Phương pháp biến phân; Phương pháp
quy hoạch động của Bellman; Nguyên lý cực đại Pontryagin; 2. Điều khiển thích
nghi: Khái niệm thích nghi và hai dạng cơ bản (kinh điển) của điều khiển thích
nghi; Các phương pháp tối ưu hóa; Điều khiển thích nghi gián tiếp; Điều khiển
thích nghi trực tiếp.
Nhập môn điều khiển
mờ và mạng neural 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết điều khiển tự động 1,2, Điều khiển tối ưu và thích nghi
1. Điều khiển mờ: Giới
thiệu tập mờ và logic mờ; Biến ngôn ngữ, phép suy diễn mờ, giải mờ; Bộ điều
khiển mờ cơ bản, bộ điều khiển mờ lai; Tính ổn định của hệ điều khiển mờ.
2.Mạng neural: Cấu
trúc neural nhân tạo, mạng neural nhân tạo; Các phương pháp huấn luyện mạng
neural: Gradient, lan truyền ngược, giải thuật di truyền; Ứng dụng mạng neural
trong điều khiển. Khái niệm về hệ mờ-neural và hệ neural mờ.
Điều khiển số : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tín hiệu và hệ thống, Lý thuyết điều khiển tự động 1
Các khái niệm cơ bản
về hệ thống điều khiển số. Mô tả hệ thống điều khiển số. Phân tích hệ thống;
Tổng hợp hệ thống điều khiển số trên cơ sở hàm truyền đạt và trên không gian
trạng thái; Các vấn đề thực hiện kỹ thuật.
Các hệ thống rời rạc :
4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tín hiệu và hệ thống
Khái niệm hệ (sự
kiện) rời rạc; Bài toán điều khiển rời rạc; Mô tả hệ rời rạc: Automata, Mạng
Petri, Grafcet; Phân tích và mô phỏng hệ rời rạc; Cấu trúc ghép nối hệ sự kiện
rời rạc; Thiết kế và ứng dụng điều khiển rời rạc;
Cơ sở hệ thống điều
khiển quá trình : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết điều khiển tự động 1
Đặt bài toán điều
khiển quá trình; Mô tả các thành phần và chức năng hệ thống điều khiển
quá trình; Xây dựng mô hình quá trình công nghệ: Phương pháp lý thuyết và
phương pháp thực nghiệm; Xây dựng sách lược điều khiển: quá trình đơn biến và
đa biến; Thiết kế và chỉnh định các bộ điều khiển quá trình; Thiết kế cấu trúc
điều khiển.
Mô hình hóa và mô
phỏng quá trình sản xuất: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hệ vi xử lý và máy tính, Kỹ thuật lập trình, Các hệ thống rời rạc
Khái niệm cơ bản về
mô hình hóa và mô phỏng; Cơ sở toán học của mô hình hóa và mô phỏng. Các công
cụ phần mềm mô phỏng. Mô phỏng thời gian thực và ứng dụng; Mô phỏng hệ ngẫu
nhiên, sự kiện, hàng đợi; Mô phỏng các quá trình liên tục, gián đoạn của hệ
thống tự động hóa QTSX;
Máy điện và khí cụ
điện 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện, Lý thuyết trường điện từ
1. Máy điện: Kiến
thức cơ bản về lý thuyết, thử nghiệm và tính toán những thông số cơ bản của máy
biến áp, máy điện quay (máy điện một chiều, máy điện đồng bộ, động cơ không
đồng bộ, động cơ điện đặc biệt). 2. Khí cụ điện: Những vấn đề cơ bản về lý
thuyết khí cụ điện, nguyên lý làm việc, kết cấu, đặc tính cơ bản và lĩnh vực sử
dụng của các loại khí cụ điện thông dụng.
Điện tử công suất : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lý thuyết mạch điện, Điện tử tương tự và số
Tìm hiểu và nghiên
cứu các quá trình biến đổi năng lượng điện bằng các bộ biến đổi bán dẫn công
suất: chỉnh lưu, nghịch lưu, biến đổi điện áp một chiều và xoay chiều, biến
tần, … Tính chọn và thiết kế các bộ biến đổi. Điều khiển các bộ biến đổi công
suất.
Cơ sở truyền động
điện : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Máy điện và khí cụ điện, Điện tử công suất
Những khái niệm cơ
bản về hệ truyền động điện. Hệ truyền động động cơ điện một chiều. Hệ truyền
động động cơ xoay chiều ba pha không đồng bộ. Hệ truyền động động cơ xoay chiều
đồng bộ ba pha. Các hệ truyền động đặc biệt. Tính chọn hệ truyền động điện.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo đại học 5 năm hoặc
4,5 năm (đối với các hệ 4,5 năm thì nội dung và thời lượng các học phần bắt
buộc vẫn giữ nguyên).
Các trường có thể dựa
trên chương trình khung để thiết kế cho các chương trình chuyên ngành theo các
hướng chuyên sâu như sau:
Điều khiển tự động
Tự động hóa
Cơ điện tử
Nội dung phần chuyên
sâu đưa vào khối kiến thức tự chọn của các trường. Các học phần bắt buộc cũng
có thể tăng khối lượng tùy theo đặc thù từng trường và chuyên ngành đào tạo cụ
thể.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Luyện kim (Metallurgical Engineering)
Mã ngành: ……………………………
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Luyện kim nhằm trang bị cho sinh viên:
Những kiến thức cơ
bản của khối ngành kỹ thuật và kiến thức cơ sở về vật liệu kim loại; kiến thức
chuyên ngành về các quá trình luyện kim, gia công tạo hình và xử lý nhiệt đối
với vật liệu kim loại;
Các kỹ năng ban đầu
về kỹ thuật của các quá trình nêu trên, có khả năng làm việc trong các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nghiên cứu hoặc giảng dạy có liên quan đến vật
liệu kim loại.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật
luyện kim được đào tạo theo mô hình ngành rộng, sinh viên có điều kiện lĩnh hội
các hiểu biết sâu về quá trình luyện kim, quan hệ giữa thành phần, cấu trúc và
tính chất của vật liệu kim loại để áp dụng linh hoạt trong việc chế tạo và sử
dụng chúng.
Chương trình chú
trọng trang bị các kiến thức toán học, hoá học, vật lý, cơ học để sau khi tốt
nghiệp kỹ sư dễ dàng tiếp cận được các công nghệ mới, thích nghi nhanh chóng
khi thay đổi đối tượng công nghệ hoặc vật liệu trong điều kiện hội nhập của nền
kinh tế tri thức toàn cầu.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo: 5
năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI KIẾN THỨC
|
Kiến thức
bắt buộc
|
Kiến thức các
trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
128
|
52
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
54
|
|
54
|
- Kiến thức ngành
|
44
|
10
|
54
|
- Kiến thức chuyên
ngành
|
0
|
42
|
42
|
- Thực tập
|
15
|
|
15
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
15
|
Tổng khối lượng
|
196
|
64
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục và khối
lượng các học phần bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác –Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
54
|
16
|
Phương pháp tính
|
2
|
17
|
Xác suất
thống kê
|
4
|
18
|
Kỹ thuật điện
|
4
|
19
|
Kỹ thuật điện tử
|
4
|
20
|
Kỹ thuật nhiệt
|
4
|
21
|
Cơ học lý thuyết
|
4
|
22
|
Cơ khí đại cương
|
3
|
23
|
Ngoại ngữ khoa học
kỹ thuật
|
3
|
24
|
Hình họa
|
2
|
25
|
Vẽ kỹ thuật
|
2
|
26
|
Hoá vô cơ
|
3
|
27
|
An toàn lao động và
kỹ thuật môi trường
|
4
|
28
|
Sức bền vật liệu
|
4
|
29
|
Thuỷ khí động lực
học
|
3
|
30
|
Máy nâng chuyển
|
3
|
31
|
Chi tiết máy (Trong
đó có 1 Bài tập lớn - 1 đvht)
|
5
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
44
|
|
32
|
Hoá lý luyện kim
|
4
|
|
33
|
Vật liệu học cơ sở
|
4
|
|
34
|
Vật liệu học ứng
dụng
|
3
|
|
35
|
Phương pháp đánh
giá vật liệu
|
4
|
|
36
|
Ăn mòn và bảo vệ vật
liệu
|
3
|
|
37
|
Công nghệ vật liệu
I
|
3
|
|
38
|
Công nghệ vật liệu
II
|
3
|
|
39
|
Công nghệ vật liệu
III
|
3
|
|
40
|
Lý thuyết các quá
trình luyện kim
|
4
|
|
41
|
Các phương pháp số
|
3
|
|
42
|
Cơ sở tự động hoá
và kiểm nhiệt
|
4
|
|
43
|
Lò công nghiệp
|
4
|
|
44
|
Đồ án Lò công
nghiệp
|
2
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
30
|
|
45
|
Thực tập
|
15
|
|
46
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
|
|
|
|
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
:3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng: 165
tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Phương pháp tính : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2
Sai số. Giải gần đúng
phương trình và hệ phương trình. Nội suy và phương pháp bình phương tối thiểu.
Tính gần đúng đạo hàm. Tích phân. Giải gần đúng bài toán Cauchy cấp I.
Xỏc suất thống kờ : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2
Sự kiện ngẫu nhiên và
phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu
nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê.
Kỹ thuật điện : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
- Mạch điện: Những
khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch
điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện.
- Máy điện: Khái
niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ.
Máy điện một chiều.
- Điều khiển máy
điện.
Kỹ thuật điện tử :4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
1-Khái niệm cơ bản;
2-Linh kiện thụ động; 3-Điot bán dẫn; 4- Tranzitor; 5-Khuyếch đại; 6-Các mạch
dao động; 7-Bộ chỉnh lưu; 8- Kỹ thuật số; 9- ứng dụng trong công nghiệp.
Kỹ thuật nhiệt : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
1-Khái niệm cơ bản;
2-Chất môi giới chất tải nhiệt; 3-Các quá trình nhiệt động hoá khí và hơi;
4-Chu trình nhiệt động; 5-Dẫn nhiệt; 6-Đối lưu; 7-Bức xạ; 8-Truyền nhiệt và
thiết bị trao đổi nhiệt.
Cơ học lý thuyết : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Tĩnh học: Xây dựng mô
hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực
phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương
trình cân bằng của hệ lực không gian. Trọng tâm vật rắn.
Động
học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính
vận tốc và gia tốc với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm,
chuyển động vật.
Động lực học: Động
lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật Newton, các định lý tổng quát của
động lực học, nguyên lý Đalambe, phương pháp Tĩnh hình học-Động lực, phương
trình chuyển động của máy.
Cơ khí đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Các khái niệm cơ bản.
Vật liệu dùng trong công nghiệp. Xử lý nhiệt bề mặt vật liệu và sản phẩm . Công
nghệ đúc kim loại và hợp kim. Công nghệ gia công biến dạng tạo hình. Công nghệ
hàn và cắt kim loại. Gia công cắt gọt trên máy công cụ. Gia công nguội, lắp ráp
và bảo quản sản phẩm.
Ngoại ngữ khoa học
kỹ thuật : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Ngoại ngữ cơ bản
Tiếng Anh trong các
tình huống giao tiếp theo các ngành kỹ thuật, công nghệ. Phương pháp viết các
tài liệu kỹ thuật, công nghệ.
Hình họa - vẽ kỹ
thuật 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Biểu diễn phẳng các
đối tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: xác định
một phần tử trên một đối tượng. Xác định thấy khuất. Giao của các đối tượng.
Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc...
Các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc.
Biểu diễn phẳng các
vật thể (chi tiết máy) trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc hiểu bản vẽ phẳng: 2D sang 3D.
Vẽ kỹ thuật trên CAD 2D.
Hóa vô cơ : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Môn học phổ cập kiến
thức cơ bản về các nguyên tố hoá học và khả năng phản ứng của chúng tạo các hợp
chất hoá học để hình thành vật liệu vô cơ. Biết cách lựa chọn các nguyên tố hoá
học để chế tạo ra vật liệu phục vụ cho mục tiêu sử dụng. Môn học gồm các
chương: 1-Cấu tạo phân tử các chất vô cơ; 2-Liên kết phân tử; 3-Trạng thái tập
hợp các chất vô cơ; 4-Khái quát các phản ứng hoá học.
Húa lý luyện kim: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương, Vật lý 2
Các vấn đề cơ
bản về nhiệt động học, động học và cơ học thống kê của hoá lý có liên quan đến
các quá trình luyện kim.
Vật liệu học
cơ sở : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Trình bày
những kiên thức cần thiết về cấu trúc , biến đổi và tính chất của các nhóm vật
liệu
Vật liệu học
ứng dụng : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu học cơ sở
Môn học này
nghiên cứu các VL cơ bản ( VL kim loại, VL vô cơ, VL hữu cơ) và một số VL kỹ
thuật chủ yếu ( VL compozit, VL có tính chất vật lý đặc biệt) , làm sáng tỏ mối
quan hệ tương hỗ, vốn có giữa cấu trúc với tính chất, có tính đến các yếu tố
quan trọng là gia công chế tạo và hiệu năng sử dụng, cho phép phân tích đúng
đắn chất lượng các VL và đề ra các nguyên tắc kỹ thuật chính xác để chế tạo các
VL theo yêu cầu .
Phương pháp đánh giá vật
liệu 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học xong chương trình đại cương
Trình bày các
phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu như: phương pháp phân tích cấu trúc
rơnghen, phương pháp hiển vi quang học và điện tử, các phương pháp xác định
tính chất vật lý, các phương pháp xác định khuyết tật vĩ mô (các phương pháp
không phá huỷ).
An toàn và kỹ thuật môi
trường 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học xong chương trình đại cương
Môn học trình
bày cáo khỏi niệm về nguyên nhân gây tai nạn lao động, nguyên nhân gây cháy nổ
trong sản xuất và đời sống, các khái niệm về hệ sinh thái và môi trường sống,
hiện trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay cũng như các giải pháp sử lý ô
nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
Qua đó nâng
cao tinh thần trách nhiệm, trình độ quản lý cơ sở vật chất cũnh như ý thức bảo
hộ lao động, bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội.
Ăn mòn và
bảo vệ vật liệu : 3đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu học ứng dụng, Công nghệ vật liệu I, II, III
1-Ăn mòn và
bảo vệ kim loại; 2-Ăn mòn liên quan đến phá huỷ cơ học; 3-Ăn mòn trong một số môi
trường; 4- Ăn mòn khụ; 5-Sự thoái hóa vật liệu polymer; 5- Ăn mòn vật liệu vụ
cơ.
Cụng nghệ vật liệu I
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu học ứng dụng
Học phần gồm
14 chương, giới thiệu về Công nghệ luyện gang, Công nghệ luyện thép, Công
nghệ luyện Ferro.
Cụng nghệ vật liệu II: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu học ứng dụng
Trang bị cho
sinh viên các cơ sở lý thuyết về quá trình đông đặc (chuyển pha lỏng - đặc)
trong quá trình hình thành vật đúc cũng như mối hàn; các biện pháp tác động vào
quá trình để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở lý thuyết và công nghệ tạo
hình bằng phương pháp đúc và hàn thông dụng, các hướng công nghệ mới. Tìm hiểu
thực tế quá trình đúc trong điều kiện nhà máy.
Cụng nghệ
vật liệu III : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu học ứng dụng
Trang bị cho
sinh viên các cơ sở lý thuyết vật lý của quá trình biến dạng, lý thuyết về cơ
học vật liệu, các dạng chuyển pha của kim loại và hợp kim trong trạng thái rắn,
cũng như các cơ sở lý thuyết và công nghệ tạo hình bằng phương pháp rèn, cán
thông dụng, các dạng nhiệt luyện và xử lý bề mặt thép, gang và hợp kim màu;
đồng thời nắm được các hướng công nghệ mới. Tìm hiểu thực tế quá trình gia công
áp lực và nhiệt luyện trong điều kiện nhà máy.
Lý thuyết
các quá trình luyện kim : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học xong phần đại cương
Nội dung môn
học gồm các phần hoả luyện, thuỷ luyện, điện phân được trình bày trong 8 chương
về : Quá trình cháy nhiên liệu, quá trình phân ly ôcxit, cacbonat và sulfua kim
loại, hoàn nguyên, vấu trúc, tính chất của xỉ và kim loại lỏng, quá trình oxy
hoá, khử oxy, tinh luyện thép ngoài lò, tinh luyện bằng điện xỉ, nấu luyện và
tinh luyện bằng plasma. Học phần dành 1 đơn vị học trình cho các bài thí nghiệm
Các phương pháp số: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Tin học đại cương, Phương pháp tính
Các định
luật cơ bản của môi trường liên tục; Phương pháp sai phân hữu hạn; Ví dụ.
Cơ sở tự động hóa và
kiểm nhiệt : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử
1-Cảm biến và chuyển
đổi đo; 2-Thiết bị chỉ thị đo nhiệt độ, áp suất,...; 3-Mô tả động học hệ thống
điều khiển tự động nhiệt độ, áp suất,...; 4-Khảo sát hệ thống điều khiển tự
động; 5- Các hệ thống điều khiển công nghiệp.
Lò công nghiệp : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật nhiệt, Vật liệu học ứng dụng, Thủy khí động lực học
1- Các đặc trưng cơ
bản của lò; 2-Công tác nhiệt; 3- Thiết bị đốt; 4-Thể xây và khung lò; 5-Hệ
thống thoát khói và cấp gió; 6-Lò đốt nhiên liệu; 7-Lò điện.
Đồ án lò công nghiệp
: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Lò công nghiệp
Thiết kế lò nung
Sức bền vật liệu : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật lý 1
Các kiến thức cơ bản;
thanh chịu kéo; nén; uốn; xoắn; thanh chịu lực phức tạp; tính toán ổn định;
tính chuyển vị; giải siêu tĩnh bằng phương pháp lực; tính toán tải trọng động;
tính toán ống dày; tính độ bền khi ứng suất thay đổi .
Chi tiết máy : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu học ứng dụng
Các khái niệm cơ bản
về thiết kế chi tiết máy: Tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả năng làm việc,
độ bền mỏi ... Các chi tiết máy máy ghép. Các bộ truyền : Bộ truyền đai, xích,
bánh răng (bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng, bộ truyền bánh răng côn),
bộ truyền trục vít.
Bài tập lớn chi tiết
máy (1 đvht): Quy trình tính toán thiết kế chi tiết máy. Tính thiết kế trục, ổ
trượt. Chọn ổ lăn, khớp nối.
Thủy khí động lực
học : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số, Vật lý 1
Thủy lực học
nghiên cứu các quy luật cân bằng và chuyển động cơ học (vĩ mô) của chất lỏng,
các lực tương tác giữ chất lỏng và vật ngập trong nó và cách ứng dụng các quy
luật đó vào sản xuất.
Bản chất của
hiện tượng Thủy lực là vật lí hoặc Cơ học. Công cụ để giải những bài toán thủy
lực là Toán học; Vì vậy phải nắm vững một số kiến thức về Toán Cơ, Lí, và một
số khái niệm về Sức bền vật liệu.
Máy nâng chuyển : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết, Chi tiết máy
- Tìm hiểu về
phương tiện cơ giới hoá việc nâng chuyển vật nặng, bao gồm 2 nhóm máy: máy nâng
và máy chuyển liên tục
- Các chi
tiết và thiết bị nâng.
- Các yêu cầu an toàn
thiết bị nâng.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
ngành Kỹ thuật luyện kim dùng cho các cơ sở đào tạo kỹ sư với tổng thời gian
đào tạo là 5 năm, tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 260 đơn vị học trình.
Chương trình bao gồm 2 khối kiến thức chính:
Khối kiến thức giáo
dục đại cương
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Khối
kiến thức giáo dục đại cương gồm hai phần:
- 68 đơn vị học trình
là bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
- 12 đơn vị học
trình do các trường tự chọn tuỳ theo mục tiêu đào tạo chuyên ngành của trường
.
Khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm 3 phần:
* Kiến thức cơ sở
ngành kỹ thuật luyện kim (54 đơn vị học trình). Đây là những kiến thức bắt buộc
đối với sinh viên học ngành kỹ thuật luyện kim (có đề cương chi tiết kèm theo).
* Kiến thức ngành Kỹ
thuật luyện kim
bao gồm 54 đơn vị học trình. Nhằm tạo điều kiện cho các trường có sự lựa chọn
các học phần phù hợp với yêu cầu đào tạo chuyên ngành cụ thể, khối kiến thức
ngành được cấu thành từ 44 đơn vị học trình bắt buộc (có đề cương chi tiết kèm
theo) và 10 đơn vị học trình tự chọn.
Ví dụ, một trường
nào đó chỉ đào tạo chuyên ngành gang thép, thì học phần Công nghệ vật liệu I có
thể được thay bằng một học phần khác thuộc khối kiến thức chuyên ngành có thêi
lîng lớn hơn và nội dung sâu hơn về công nghệ sản xuất gang, thép và fero.
* Khối kiến thức
chuyên ngành do các trường tự chọn để đào tạo chuyên ngành cụ thể.
· Chuyên ngành gang thép có thể chọn
các học phần như:
Nguyên,
nhiên liệu luyện kim
|
Công
nghệ luyện gang
|
Công
nghệ luyện thép
|
Đồ án
môn học Công nghệ gang thép
|
Cơ sở
thiết kế nhà máy sản xuất gang thép
|
Công nghệ luyện
fero
|
Lý thuyết và công
nghệ đúc phôi thép
|
Kỹ thuật mới trong
công nghệ gang thép
|
Luyện thép hợp kim
và thép đặc biệt
|
Bảo
vệ môi trường và sinh thái trong công nghiệp gang thép
|
· Chuyên ngành đúc :
Hợp kim đúc
|
Vật liệu
khuôn cát
|
Công nghệ
khuôn đúc
|
Đồ án môn
học Thiết kế đúc và CAD
|
Các phương
pháp đúc đặc biệt
|
Công nghệ
nấu luyện hợp kim
|
Thiết bị đúc
|
Mô
hình hoá quá trình đúc
|
· Chuyên ngành kim loại và hợp kim màu
:
Công nghệ vật liệu
kim loại màu
|
Công nghệ vật liệu
bột
|
Công
nghệ vật liệu siêu sạch
|
Đồ án
môn học Thiết kế nhà máy luyện kim màu
|
Công
nghệ vật liệu compozit
|
Công
nghệ vật liệu quý hiếm
|
Công nghệ luyện và
tái sinh kim loại- hợp kim màu
|
Ứng dụng tin học trong công nghệ vật liệu kim loại màu
|
· Chuyên ngành nhiệt luyện :
Phân tích
cấu trúc và xác định tính chất vật lý của vật liệu
|
Công nghệ
xử lý bề mặt
|
Công nghệ
nhiệt luyện
|
Hiển vi
điện tử và phân tích nguyên tố
|
Đồ án môn
học Thiết kế xưởng nhiệt luyện
|
Thiết bị nhiệt
luyện
|
Vật liệu kim loại
mầu
|
Hợp kim hệ sắt
|
Thực hành nghiên
cứu vật liệu
|
· Chuyên ngành cán :
Lý thuyết cán
|
Công nghệ cán hình
|
Thiết bị cán
|
Đại cương công nghệ
rèn dập
|
Đồ án thiết bị
|
Truyền động
điện và điện tử công suất
|
Đồ án môn
học Công nghệ cán
|
Công nghệ
cán thép tấm và băng
|
Tự động hoá quá
trình cán
|
Mô phỏng số quá
trình biến dạng
|
* Thực tập và đồ
án tốt nghiệp , tổng số 30 đơn vị học trình.
Thực tập được thực
hiện làm 3 đợt và tiến hành theo đề cương chi tiết của Bộ môn quản ngành. Đề
tài tốt nghiệp nên được chọn tùy theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất (nếu có)
Đối
với chương trình đào tạo 4,5 năm:
Tổng khối lượng kiến
thức tối thiểu cần đảm bảo là: 230 đơn vị học trình. Mục tiêu đào tạo: vẫn đảm
bảo theo mô hình ngành rộng như đã nêu ở phần 1.
Trong đó:
Kiến thức đại cương:
80 đvht
Kiến thức chuyên nghiệp:
150 đvht
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
110
|
40
|
150
|
- Kiến thức cơ sở
ngành Kỹ thuật luyện kim
|
50
|
|
50
|
- Kiến thức ngành
Kỹ thuật luyện kim
|
40
|
10
|
50
|
- Kiến thức chuyên
ngành
|
|
30
|
30
|
- Thực tập
|
10
|
|
10
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
10
|
|
10
|
Tổng khối lượng
|
178
|
52
|
230
|
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Hàng không (Aerospace Engineering)
Mã ngành: …………………………..
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành
Kỹ thuật Hàng không nhằm trang bị cho sinh viên có trình độ thiết kế, bảo
dưỡng, sửa chữa và khai thác máy bay và các trang thiết bị phục vụ bay thuộc
các nhóm: Cơ khí, động cơ sức đẩy, thuỷ khí và khí động lực và trang thiết bị
mặt đất.
Sau khi tốt nghiệp
sinh viên có thể làm việc ở các nhà máy sửa chữa , bảo dưỡng và khai thác máy
bay, tính toán thiết kế máy bay nhỏ và các thiết bị bay, tính toán thiết kế và
chuyển giao công nghệ các hệ thống tự động thuỷ khí trong ngành hàng không và
tất cả các ngành kỹ thuật khác.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
-
Thời gian đào tạo theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
( Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
145
|
35
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
57
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
58
|
|
|
- Thực tập
|
15
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
213
|
47
|
260
|
Khối kiến thức bắt
buộc
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác – Lê nin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa Xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng cộng
sản Việt nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
57
|
16
|
Phương pháp tính
|
2
|
17
|
Xác suất thống kê
|
4
|
18
|
Kỹ thuật điện
|
4
|
19
|
Kỹ thuật điện tử
|
4
|
20
|
Kỹ thuật nhiệt
|
4
|
21
|
Cơ học lý thuyết
|
4
|
22
|
Cơ khí đại cương
|
3
|
23
|
Ngoại ngữ chuyên
ngành
|
3
|
24
|
Hình họa
|
2
|
25
|
Vẽ kỹ thuật
|
2
|
26
|
An toàn lao động và
kỹ thuật môi trường
|
4
|
27
|
Sức bền vật liệu
|
4
|
28
|
Cơ học thuỷ khí
|
4
|
29
|
Chi tiết máy (trong
đó có 1 bài tập lớn 1 đvht)
|
5
|
30
|
Kỹ thuật số và Vi
xử lý
|
3
|
31
|
Phương pháp phần tử
hữu hạn
|
3
|
32
|
Quản trị học đại
cương
|
2
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
58
|
33
|
Khí động học 1
|
3
|
34
|
Khí động học 2
|
3
|
35
|
Máy thuỷ khí
|
3
|
36
|
Vật liệu hàng không
|
3
|
37
|
Kết cấu hàng không
1
|
3
|
38
|
Kết cấu hàng không
2
|
3
|
39
|
Động cơ và lực đẩy
1
|
3
|
40
|
Động cơ và lực đẩy
2
|
3
|
41
|
Truyền nhiệt hàng
không
|
3
|
42
|
Cơ sở tự động hàng
không
|
3
|
43
|
Kỹ thuật điện và
điện tử hàng không
|
3
|
44
|
Cơ học vật bay 1
|
3
|
45
|
Cơ học vật bay 2
|
3
|
46
|
Thiết bị đo và hiển
thị hàng không
|
3
|
47
|
Thiết kế máy bay 1
|
3
|
48
|
Tổ chức bảo đảm và
khai thác kỹ thuật hàng không
|
3
|
49
|
Các hệ thống trên
máy bay
|
3
|
50
|
Tin học hàng không
|
3
|
51
|
Thí nghiệm kỹ thuật
hàng không 1
|
2
|
52
|
Thí nghiệm kỹ thuật
hàng không 2
|
2
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
30
|
53
|
Thực tập
|
15
|
54
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất :n 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng: 165
tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương :3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Phương pháp tính : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2
Sai số. Giải gần đúng
phương trình và hệ phương trình. Nội suy và phương pháp bình phương tối thiểu.
Tính gần đúng đạo hàm. Tích phân. Giải gần đúng bài toán Cauchy cấp I.
Xác suất thống kê : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2
Sự kiện ngẫu nhiên và
phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu
nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê.
Kỹ thuật điện : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
- Mạch điện: Những
khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch
điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện.
- Máy điện: Khái
niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ.
Máy điện một chiều.
- Điều khiển máy
điện.
Kỹ thuật điện tử: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
1-Khái niệm cơ bản;
2-Linh kiện thụ động; 3-Điot bán dẫn; 4- Tranzitor; 5-Khuyếch đại; 6-Các mạch
dao động; 7-Bộ chỉnh lưu; 8- Kỹ thuật số; 9- ứng dụng trong công nghiệp.
Kỹ thuật nhiệt : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
1-Khái niệm cơ bản;
2-Chất môi giới chất tải nhiệt; 3-Các quá trình nhiệt động hoá khí và hơi;
4-Chu trình nhiệt động; 5-Dẫn nhiệt; 6-Đối lưu; 7-Bức xạ; 8-Truyền nhiệt và
thiết bị trao đổi nhiệt.
Cơ học lý thuyết : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Tĩnh học: Xây dựng mô
hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực
phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương
trình cân bằng của hệ lực không gian. Trọng tâm vật rắn.
Động học: Các đặc
trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia
tốc với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động
vật.
Động lực học: Động
lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật Newton, các định lý tổng quát của
động lực học, nguyên lý Đalămbe, phương pháp Tĩnh hình học-Động lực, phương
trình chuyển động của máy.
Cơ khí đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Các khái niệm cơ bản.
Vật liệu dùng trong công nghiệp. Xử lý nhiệt bề mặt vật liệu và sản phẩm. Công
nghệ đúc kim loại và hợp kim. Công nghệ gia công biến dạng tạo hình. Công nghệ
hàn và cắt kim loại. Gia công cắt gọt trên máy công cụ. Gia công nguội, lắp ráp
và bảo quản sản phẩm.
Ngoại ngữ chuyên
ngành : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Ngoại ngữ cơ bản
Tiếng Anh trong các
tình huống giao tiếp theo các ngành kỹ thuật, công nghệ; Phương pháp viết các
tài liệu kỹ thuật, công nghệ.
Hình hoạ : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Biểu diễn phẳng các
đỗi tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: Xác định
một phần tử trên một đối tượng; Xác định thấy khuất; Giao của các đối tượng;
Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc...
các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc.
Vẽ kỹ thuật : 2đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hình họa
Quy ước trong bản vẽ
kỹ thuật; Khai triển các hình khối cơ bản; Xây dựng các bản vẽ chi tiết; Xây
dựng các bản vẽ lắp; Ứng dụng máy tính trong vẽ kỹ thuật.
An toàn lao động và
kỹ thuật môi trường : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ khí đại cương, Kỹ thuật điện
Môn học trình bày các
khái niệm về nguyên nhân gây tai nạn lao động; Nguyên nhân gây cháy nổ trong
sản xuất và đời sống; Các khái niệm về hệ sinh thái và môi trường sống; hiện
trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay cũng như các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường không khí, nước và đất.
Qua đó nâng cao tinh
thần trách nhiệm, trình độ quản lý cơ sở vật chất cũng như ý thức bảo hộ lao
động, bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội.
Sức bền vật liệu : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật lý 1, Cơ học lý thuyết
Các kiến thức cơ bản;
Thanh chịu kéo; nén; uốn; xoắn; thanh chịu lực phức tạp; tính toán ổn định;
tính chuyển vị; giải siêu tĩnh bằng phương pháp lực; tính toán tải trọng động;
Tính toán ống dày; Tính độ bền khi ứng suất thay đổi.
Cơ học thuỷ khí : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1, Cơ học lý thuyết
Tính chất của chất
lỏng, chất khí; Các định luật cơ bản của cơ học chất lỏng; Giải bài toán cơ học
chất lỏng bằng phương trình Navie-Stock; Các đại lượng thứ nguyên và không thứ
nguyên...
Chi tiết máy : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật, Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy
Các khái niệm cơ bản
về thiết kế chi tiết máy: Tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả năng làm việc,
độ bền mỏi... Các chi tiết máy, lắp ghép; Các
bộ truyền: Bộ truyền đai, xích, bánh răng, trục vít-bánh vít.
Kỹ thuật số và vi xử
lý 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các hệ thống số và mã
hoá dữ liệu trong kỹ thuật vi xử lý; Thiết kế bộ nhớ cho vi xử lý và vi điều khiển;
Cấu trúc và hoạt động của bộ vi điều khiển; Lập trình cho vi điều khiển bằng
ngôn ngữ Assembler; Điều khiển vào ra và xử lý số liệu tương tự; Các ứng dụng
phát triển.
Phương pháp phần tử
hữu hạn 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu
Giới thiệu
chung về phương pháp PTHH và một số phần mềm hiện có; PTHH trong bài toán
kết cấu 1D; PTHH trong bài toán kết cấu 2D, PT tam giác, tứ giác; PTHH trong
tính toán kết cấu dầm và khung; PTHH trong bài toán uốn tấm; PTHH trong tính
toán vật liệu, kết cấu composite; PTHH trong bài toán đẫn nhiệt; PTHH trong
tính toán động lực học kết cấu.
Quản trị học đại
cương 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Những kiến thức cơ
bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học.
Chức năng lập kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng lãnh đạo (điều phối). Chức
năng kiểm tra.
Khí động học 1: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết
Giới thiệu các lý
thuyết cơ bản của khí động lực học máy bay chuyển động với vận tốc dưới vận tốc
âm thanh, đặc biệt giới thiệu lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu dòng bao quanh
cánh máy bay 2D và 3D. Ngoài ra môn học còn giới thiệu các vấn đề dòng nén
được, lớp biên & lực cản trong nghiên cứu khí động lực học máy bay.
Khí động học 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết
Giới thiệu các lý
thuyết cơ bản của khí động lực học máy bay chuyển động với vận tốc gần và trên
vận tốc âm thanh, đặc biệt về sóng sốc, dòng nén được trong ống phun. Ngoài ra
môn học còn giới thiệu phương pháp tính toán cho các trường hợp dòng nén được
qua airfoil, và các phương pháp gần đúng tính dòng trên âm, dòng siêu thanh
cùng một số biện pháp để điều khiển lớp biên và giảm lực cả lên máy bay trên
âm.
Máy thuỷ khí : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học thủy khí
Trang bị cho sinh
viên chuyên ngành kỹ thuật hàng không kiến thức chuyên sâu về Máy thuỷ lực thể
tích và Máy cánh dẫn. Có thể tính toán thiết kế, lựa chọn hoặc vận hành các
loại máy này đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Vật liệu hàng không :
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Nắm được bản
chất cơ-lý-hoá của các loại vật liệu: Vật liệu chất dẻo; vật liệu cao su và vật
liệu Polyme-composite và phạm vi ứng dụng của chúng trong các kết cấu hàng
không. Các hệ thức cơ bản nhất trong tính toán độ bền và độ cứng của các loại
vật liệu trên.
Kết cấu hàng
không 1 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật nhiệt, Cơ học thủy khí, Khí động học, Sức bền vật liệu,Vật liệu hàng
không
Lý thuyết cơ
bản biến dạng dẻo; Bài toán 2D; Biến dạng xoắn; Biến dạng tấm mỏng; ổn định kết
cấu và phương pháp phân tích; Phân tích kết cấu bằng phương pháp năng lượng;
Kết cấu hàng
không 2 :3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kết cấu hàng không 1
Phân tích kết
cấu của máy bay; Các dạng chịu lực điển hình; Ma trận kết cấu; Đánh giá khả
năng bay được và sự biến dạng dẻo của kết cấu máy bay;
Động cơ và
lực đẩy 1 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật nhiệt, Cơ học thủy khí, Khí động học 1
Học phần
này bao gồm những vấn đề lý thuyết cơ bản của chong chóng và động cơ pit-tông
sử dụng trên máy bay. Những yêu cầu chính của động cơ và lực đẩy máy bay. Phân
loại động cơ và lực đẩy máy bay. Tiêu hao nhiên liệu và trọng lượng riêng của
các loại động cơ. Đặc tính hoạt động của động cơ và lực đẩy chong chóng. Các lý
thuyết chong chóng: lý thuyết động lượng, lý thuyết xoáy, lý thuyết phần tử
cánh, lý thuyết kết hợp. Tính toán bề rộng và góc nghiêng cánh chong chóng.
Chong chóng máy bay trực thăng. Phân loại động cơ đốt trong. Nguyên lý hoạt
động của động cơ đốt trong 4 thì và 2 thì. Chu trình thực của động cơ đốt
trong. Tính toán nhiệt cho động cơ xăng và động cơ diesel. Kết hợp động cơ đốt
trong với chong chóng máy bay.
Động cơ và
lực đẩy 2 ; 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Khí
động 2, Động cơ và lực đẩy 1.
Học phần
này bao gồm những vấn đề lý thuyết cơ bản của động cơ turbine phản lực sử dụng
trên máy bay. Những yêu cầu chính của động cơ phản lực. Phân loại động cơ phản
lực. Cấu tạo động cơ turbine phản lực. Lực đẩy, tiêu hao nhiên liệu và trọng
lượng riêng của động cơ. Chu trình nhiệt của động cơ turbine phản lực. Hiệu suất
từng thành phần của động cơ turbine phản lực. Máy nén và turbine khí của động
cơ turbine phản lực. Cân bằng công suất giữa máy nén và turbine. Tính năng hoạt
động của các thành phần của động cơ turbine phản lực. Giới hạn nhiệt độ tối đa
vào turbine. Anh hưởng miệng hút và vòi phản lực. Động cơ phản lực cho máy bay
chiến đấu. Động cơ có buồng đốt tăng lực đẩy.
Truyền
nhiệt hàng không : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật nhiệt
Lý thuyết
truyền nhiệt; Các định luật cơ bản về truyền nhiệt; Các phương pháp truyền
nhiệt trong hàng không; Giải quyết các bài toán về truyền nhiệt; áp dụng lý
thuyết truyền nhiệt trong động cơ turbin khí; Làm mát trong hàng không.
Cơ sở tự
động hàng không :3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Cơ học thủy khí
Khái niệm
về các phần tử và hệ thống điều khiển tự động. Mô hình hoá hệ thống liên tục và
rời rạc; Hàm truyền ổn định;Đánh giá chất lượng động lực học hệ thống; Hệ thống
kín, hở; Hệ thống theo dõi; ứng dụng trong các hệ thống trong kỹ thuật hàng
không.
Kỹ thuật
điện và điện tử hàng không : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử
Điện cơ
bản; Điện tử & điện tử số cơ bản; ắc quy hàng không; Động cơ điện hàng
không; Máy phát điện trên tàu bay; các bộ biến đổi điện trên tàu bay; Hệ thống
phân phối điện trên tàu bay; Lý thuyết vô tuyến và ăng ten; Hệ thống liên lạc
hàng không; Các hệ thống dẫn đường; Rađa thời tiết trên tàu bay; Hệ thống lái
tự động.
Cơ học vật
bay 1 : 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Cơ học thủy khí, Khí động học
Giới thiệu
về sơ đồ khí quyển- máy bay, các phương trình cơ bản của cơ chất lỏng, lực
nâng, lực cản, các chế độ bay, tính năng bay, đường đặc tính máy bay, trần
bay, bán kính bay... đường đặc tính động cơ, đường đặc tính tổng hợp, hệ số tải
trọng, công suất, đồ thị toạ độ cực, ảnh hưởng của dòng rối tới tính năng bay,
ổn định tĩnh của vật bay...
Cơ học vật
bay 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học vật bay 1
Giới thiệu
về điều khiển và ổn định máy bay, hệ phương trình cơ bản của máy bay, Phương
pháp tuyến tính hoá, lí thuyết kích động nhỏ, chuyển động dọc và ngang của máy
bay, ổn định và điều khiển của máy bay trước các tác động của môi trường, lí
thuyết điều khiển tự động, áp dụng tính toán điều khiển và ổn định cho một loại
máy bay cụ thể.
Thiết bị
đo và hiển thị hàng không : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật điện-điện tử hàng không
Khái quát
chung về đồng hồ đo và hiển thị trên tàu bay; Đồng hồ kiểm tra và hiển thị các
chế độ làm việc của tàu bay; Đồng hồ đo lượng nhiên liệu và lượng nhiên liệu
tiêu hao; Đồng hồ khí động và hệ thống thông tin khí động; Hệ thống đồng hồ con
quay và hệ thống dẫn đường quán tính/ tham chiếu; Hệ thống đồng thế bay và
hướng bay; Hệ thống hiển thị bay điện tử; Giới thiệu một số hệ thống hiển thị
trên một số loại máy bay hiện đại.
Thiết kế
máy bay 1: 3 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Khí động lực học 2, Kết cấu hàng không 2, Cơ học bay 2, Động cơ và
lực đẩy 2
Cung cấp
các kiến thức cơ bản về thiết kế máy bay dân dụng và máy bay loại nhỏ; Phương
pháp tính toán các thông số động lực học;Xác định trọng lượng máy bay; Chọn
động cơ máy bay; Bố trí các thiết bị trên máy bay;
Tổ chức
bảo đảm và khai thác kỹ thuật hàng không : 3 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Vật liệu, Sức bền vật liệu,Vật liệu hàng không, Động
cơ và lực đẩy 2.
Cung cấp
kiến thức cơ bản về tổ chức bảo đảm, bảo dưỡng, các công tác kỹ thuật bảo đảm
độ in cậy, an toàn bay và khai thác máy bay ở trên không & mặt đất.
Các hệ
thống trên máy bay : 3 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Khí động lực học 2, Kỹ thuật điện và tử hàng không, Máy thủy khí
Các hệ
thống trên máy bay; Hệ thống thuỷ lực trên máy bay; Hệ thống lái; Hệ thống
càng; Phanh; Chống trượt; Chống cháy; Chống mưa; Chống đóng băng; Hệ thống
nhiên liệu; Các hệ thống môi trường.
Tin học
hàng không : 3 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Tin học đại cương
Tổng quan về
việc phát triển hệ thống thời gian thực; mô hình hoá hệ thống thời gian thực;
Cấu trúc và ứng xử của gói; Lớp bị động; Sự phân cấp ứng xử và hệ thống; Tích
hợp mã từ bên ngoài hệ thống; Các mẫu thiết kế thời gian thực; Mô hình hoá tính
đồng quy ; Các dịch vụ hệ thống thời gian thực.
Thí nghiệm
hàng không 1 : 2 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Khí động lực học 1, Kết cấu hàng không 1, Cơ học bay 1, Động cơ và
lực đẩy 1.
Học phần
này bao gồm một loạt những bài thí nghiệm liên quan đến các học phần chuyên
ngành kỹ thuật hàng không trong năm thứ 3, bao gồm Khí động lực học 1, Kết cấu
hàng không 1, Cơ học bay 1 và Động cơ lực đẩy máy bay 1. Trong trường hợp mà
một số thí nghiệm chưa có thiết bị để thực hiện thì băng hình vidéo về các thí
nghiệm này được chiếu cho sinh viên xem như một biện pháp thay thế tạm thời.
Sinh viên
phải nghiên cứu cơ sở lý thuyết trước khi làm thí nghiệm và phải nộp báo cáo sơ
bộ ngay sau mỗi buổi thí nghiệm. Sinh viên phải hoàn tất thật đầy đủ từ 4 đến 5
thí nghiệm được chọn trong số 12 đến 15 thí nghiệm mỗi học kỳ.
Thí nghiệm
hàng không 2 :2 đvht
Điều kiện
tiên quyết:Khí động lực học 2, Kết
cấu hàng không 2, Cơ học bay 2, Động cơ và
lực đẩy 2.
Học phần
này bao gồm một loạt những bài thí nghiệm liên quan đến các học phần chuyên
ngành kỹ thuật hàng không trong năm thứ 4, bao gồm Khí động lực học 2, Kết cấu
hàng không 2, Cơ học bay 2 và Động cơ lực đẩy máy bay 2. Trong trường hợp mà
một số thí nghiệm chưa có thiết bị để thực hiện thì băng hình vidéo về các thí
nghiệm này được chiếu cho sinh viên xem như một biện pháp thay thế tạm thời.
Sinh viên
phải nghiên cứu cơ sở lý thuyết trước khi làm thí nghiệm và phải nộp báo cáo sơ
bộ ngay sau mỗi buổi thí nghiệm. Sinh viên phải hoàn tất thật đầy đủ từ 4 đến 5
thí nghiệm được chọn trong số 12 đến 15 thí nghiệm mỗi học kỳ.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ
Chương
trình khung ngành Kỹ thuật Hàng không dùng cho các cơ sở đào tạo kỹ sư Kỹ thuật
Hàng không, với thời gian đào tạo là 5 năm, tổng khối lượng kiến thức tối thiểu
là 260 đơn vị học trình. Chương trình bao gồm 2 khối kiến thức chính:
Khối kiến thức giáo
dục đại cương
Khối kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp
Khối
kiến thức giáo dục đại cương gồm hai phần:
68 đơn vị học trình
là bắt buộc theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo
12 đơn vị học trình
là do các trường tự chọn tuỳ theo mục tiêu đào tạo chuyên ngành của trường.
Khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 3 phần:
Kiến thức cơ sở ngành
kỹ thuật Hàng không (57 đơn vị học trình).
Đây là những kiến
thức bắt buộc đối với sinh viên học ngành Kỹ thuật hàng không ( có đề cương chi
tiết kèm theo).
Kiến thức ngành kỹ
thuật Hàng không ( 58 đơn vị học trình). Nhằm tạo điều kiện cho các trường có
sự lựa chọn các học phần phù hợp với yêu cầu đào tạo chuyên ngành cụ thể, khối
kiến thức ngành được cấu thành từ 58 đơn vị học trình bắt buộc ( có đề cương
chi tiết kèm theo).
Khối kiến thức chuyên
ngành tự chọn do các trường tự chọn để đào tạo nhóm chuyên ngành cụ thể:
Nhóm
Khí động lực học:
Khí động lực học 3
Khí động lực học 4
Khí động lực học mô
phỏng số ( CFD)
Khí động lực học trực
thăng
Thuỷ khí động lực học
tàu cao tốc
Truyền động thuỷ lực
thể tích
Cơ học bay 3
Cơ học bay 4
Ngoại ngữ kỹ thuật
hàng không
Nhóm
Động cơ và sức đẩy
Kết cấu hàng không 3
Kết cấu hàng không 4
( Tối ưu hoá kết cấu)
Đàn hồi khí động
Kết cấu hàng hải
Động cơ và lực đẩy 3
Động cư và lực đẩy 4
Turbin gió và Turbin
nước
Quá trình cháy
Ngoại ngữ kỹ thuật
hàng không
Nhóm
thiết kế và khai thác máy bay
Thiết kế máy bay 2
Bảo dưỡng máy bay 1
Bảo dưỡng máy bay 2
Bảo dưỡng máy bay 3
Các hệ thống trên máy
bay 2
Thiết kế kỹ thuật 2
Quản lý và điều hành
hàng không
Lập trình điều khiển
bay
Hệ thống thời gian
thực
Anh văn kỹ thuật hàng
không
Thực
tập và đồ án tốt nghiệp, tổng số 30 đơn vị học trình
Thực tập được chia
làm 3 đợt : Thực tập nhận thức; Thực tập kỹ thuật; Thực tập tốt nghiệp được
tiến hành theo đề cương chi tiết của Bộ môn.
Đề tài tốt nghiệp 15
đơn vị học trình được chọn tuỳ theo nhu cầu nghiên cứu thực tiễn.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Thực phẩm (Food Engineering)
Mã
ngành:……………………………………
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo )
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành
Kỹ thuật Thực phẩm nhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất chính trị tốt,
chuyên môn rộng, sức khoẻ tốt góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật
Thực phẩm có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, có năng
lực tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thiết kế và lập dự án phát triển
sản xuất.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật
Thực phẩm có thể đảm nhiệm công tác tại các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh
doanh thực phẩm, các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, các cơ
sở nghiên cứu tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm, các trường trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
127
|
53
|
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
90
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
0
|
|
|
- Thực tập
|
12
|
|
|
- Đồ án môn học
|
10
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
195
|
65
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
90
|
16
|
Hình họa – Vẽ kỹ
thuật
|
4
|
17
|
Cơ học ứng dụng
|
4
|
18
|
Kỹ thuật điện
|
3
|
19
|
Kỹ thuật điện tử
|
3
|
20
|
Kỹ thuật nhiệt
|
3
|
21
|
Hoá lý và hoá keo
|
4
|
22
|
Hoá hữu cơ
|
5
|
23
|
Hóa vô cơ
|
2
|
24
|
Hóa phân tích
|
4
|
25
|
Hóa sinh đại cương
|
4
|
26
|
Hóa sinh thực phẩm
|
2
|
27
|
Vi sinh đại cương
|
4
|
28
|
Vi sinh thực phẩm
|
2
|
29
|
Quá trình và thiết
bị cơ học trong công nghiệp thực phẩm
|
4
|
30
|
Quá trình và thiết
bị truyền nhiệt trong công nghiệp thực phẩm
|
4
|
31
|
Quá trình và thiết
bị chuyển khối trong công nghiệp thực phẩm
|
4
|
32
|
Quá trình và thiết
bị sinh học trong công nghiệp thực phẩm
|
3
|
33
|
Tối ưu hoá các quá
trình trong quản lý và sản xuất thực phẩm
|
3
|
34
|
Điều khiển tự động
trong công nghiệp thực phẩm
|
3
|
35
|
Dinh dưỡng học
|
2
|
36
|
Vệ sinh an toàn
thực phẩm
|
2
|
37
|
Quản lý chất lượng
thực phẩm
|
3
|
38
|
Kỹ thuật phân tích
thực phẩm (Phân tích cảm quan, phân tích vi sinh vật, phân tích cơ lý hoá)
|
6
|
39
|
Kỹ thuật môi trường
đại cương
|
3
|
40
|
Kiến trúc và xây
dựng công nghiệp
|
2
|
41
|
Cơ sở lập dự án và
thiết kế nhà máy thực phẩm
|
2
|
42
|
Quản trị doanh
nghiệp
|
2
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
|
37
|
43
|
Thực tập
|
12
|
44
|
Đồ án môn học
|
10
|
45
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :165
tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Giáo dục quốc phòng :165
tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Hình hoạ - Vẽ kỹ
thuật : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Biểu diễn phẳng các
đối tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: xác định
một phần tử trên một đối tượng. Xác định thấy khuất. Giao của các đối tượng.
Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc...
Các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc.
Biểu diễn phẳng các
vật thể (chi tiết máy) trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc hiểu bản vẽ phẳng: 2D sang 3D.
Vẽ kỹ thuật trên CAD 2D.
Cơ học ứng dụng : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2
Học phần bao gồm 4
phần: Động học - Tĩnh học - Động lực học - Sức bền vật liệu.
Kỹ thuật điện: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Những khái niệm cơ
bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba
pha. Quá trình quá độ trong mạch điện. Khái niệm chung về máy điện. Máy biến
áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều. Điều khiển
máy điện.
Kỹ thuật điện tử : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Cấu kiện điện tử:
Điốt bán dẫn, BJT, JFET và MOSFET, dụng cụ chỉnh lưu có điều khiển- SCR, IC
thuật toán. Kỹ thuật tương tự: Khuếch đại, tạo dao động điều hoà, nguồn 1
chiều. Kỹ thuật xung số: Tạo tín hiệu vuông góc, tạo tín hiệu tam giác, cơ sở
đại số logic và phần tử logic cơ bản, các phần tử logic tổ hợp thông dụng, biểu
diễn hàm logic và tối thiểu hoá.
Kỹ thuật nhiệt : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Nhiệt động kỹ thuật
và Truyền nhiệt : Quy luật biến đổi năng lượng (Nhiệt năng và Cơ năng).
Tính chất của các loại môi chất. Nguyên lý làm việc của các động cơ nhiệt (động
cơ đốt trong, động cơ phản lực, turbine hơi và turbine khí nhà máy Nhiệt điện -
máy lạnh). Các dạng truyền nhiệt cơ bản : dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ. Hiện
tượng truyền nhiệt tổng hợp và các loại thiết bị trao đổi nhiệt.
Hoá lý và Hoá keo: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Các cơ sở nhiệt động
hóa học: hiệu ứng nhiệt, khả năng chiều hướng và cân bằng phản ứng.
Các tính chất của
dung dịch phân tử, dung dịch chất điện ly: cân bằng ion, pH dung dịch, độ dẫn
điện của dung dịch.
Các quy luật về tốc
độ phản ứng, các phản ứng xúc tác đồng thể, xúc tác men, các hiện tượng bề mặt
và hấp phụ, các tính chất của dung dịch keo, nhũ tương, dung dịch cao phân tử.
Hoá hữu cơ :5 đvht
Điều kiện tiên
quyết: Hóa học đại cương
Các khái niệm cơ bản
và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong hóa học hữu cơ, liên kết hóa học,
hiệu ứng trong hợp chất hữu cơ, tính axit, tính ba zơ của các hợp chất hữu cơ,
hydrocacbon, dẫn xuất halogen,-cơ kim, alcol và phenol, hợp chất cacbonyl, axit
cacboxylic và dẫn xuất, dẫn xuất chứa nitow, hợp chất diazo, các hợp chất tạp
chức. Hợp chất đa nhân, các hợp chất dị vòng, chất màu và thuốc nhuộm.
Hoá vô cơ : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Hệ thống hoá những
kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, năng lượng của các loại liên kết hoá
học, phản ứng oxi hoá khử. Nghiên cứu các tính chất lí, hoá của các nguyên tố
và các hợp chất thuộc các nhóm A, nhóm B của hệ thống tuần hoàn. Các phương
pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất vô cơ.
Hoá phân tích : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Học phần gồm 3 phần,
Phần I trình bày cơ sở lý thuyết của các phương pháp hóa học dùng trong phân
tích (phương pháp thể tích và phương pháp khối lượng). Phần II trình bày cơ sở
của một phương pháp tách thường dùng là phương pháp chiết. Phần III là các bài
thí nghiệm hoá học phân tích mà sinh viên sẽ thực hành tại phòng thí nghiệm.
Hoá sinh đại cương: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Lý thuyết: Cung cấp
đầy đủ các kiến thức cơ bản về cấu tạo tính chất, chức năng, phân hạng của
enzym, protein, gluxit, lipit, vitamin, axit nucleic, cùng với sự trao đổi chất
và chuyển hóa năng lượng của các thành phần trên.
Thí nghiệm : Thực
hành một số phương pháp phân tích hàm lượng các hợp phần thực phẩm và xác định
hoạt độ một số enzym.
Hoá sinh thực phẩm: 2
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa sinh đại cương
Các tính chất công
nghệ của các hợp phần thực phẩm được ứng dụng trong các qui trình chế tác các
sản phẩm thực phẩm.
Các phương pháp biến
hình vật lí, hoá học và enzym đối với các hợp phần thực phẩm nhằm nâng cao
chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm thực phẩm.
Các đường hướng
chuyển hoá sinh hoá chính của các hợp phần thực phẩm ứng dụng trong các quá
trình lên men, chế biến và bảo quản các sản phẩm thực phẩm.
Vi sinh đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa sinh đại cương
Môn học được chia làm
7 chương về đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh thái của vi sinh vật, tập trung
vào các nhóm vi sinh vật có ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm.
Vi sinh thực phẩm : 2
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vi sinh đại cương
Môn học được chia làm
9 chương: về đại cương công nghệ lên men vi sinh và các ứng dụng của vi sinh
vật trong công nghiệp thực phẩm.
Quá trình và thiết bị
cơ học trong công nghiệp thực phẩm : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương, Cơ học ứng dụng
Học phần trang bị cho
sinh viên khái niệm cơ bản, phương pháp tính cân bằng vật liệu, năng lượng, cấu
tạo và nguyên tắc làm việc, thao tác, điều chỉnh, vận hành các thiết bị cơ học
trong sản xuất thực phẩm.
Quá trình và thiết bị
truyền nhiệt trong công nghiệp thực phẩm : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật nhiệt
Học phần gồm 3 phần:
Phần đầu: cơ sở lý thuyết của quá trình nhiệt, phần 2: đặc tính công nghệ của
các quá trình nhiệt, phần 3: thiết bị nhiệt trong sản xuất thực phẩm.
Quá trình và thiết bị
chuyển khối trong công nghiệp thực phẩm : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật nhiệt
Cung cấp cơ sở khoa
học của các quá trình chuyển khối cơ bản trong chế biến thực phẩm, nguyên lý
hoạt động, kết cấu các thiết bị giúp vận hành có hiệu quả và có thể tính toán
thiết kế hệ thống thiết bị.
Quá trình và thiết bị
sinh học trong công nghiệp thực phẩm : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở
Mô tả các quá trình
công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm.
Tối ưu hoá các quá
trình trong quản lý và sản xuất thực phẩm :3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Đại số
Nội dung của học phần
nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về điều kiện tối ưu để sinh viên có thể
giải quyết được 2 loại bài toán: Tối ưu hoá các điều kiện để một quá trình công
nghệ đạt được một số chỉ số nào đó cực đại hay cực tiểu và giải quyết các bài
toán tối ưu hoá trong quản lý sản xuất thực phẩm và công nghệ sinh học. Nội
dung cơ bản của học phần bao gồm:
Tối ưu hoá một mục
tiêu của quá trình công nghệ theo phương pháp Gauss-Seidel
Tối ưu hoá một mục
tiêu theo Box – Wilson
Bài toán tối ưu hoá
đa mục tiêu của quá trình công nghệ
Ứng dụng qui hoạch
tuyến tính để tìm phương án tối ưu trong sản xuất
Bài toán vận tải
trong sản xuất thực phẩm và công nghệ sinh học
Ứng dụng lý thuyết trò
chơi trong công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học.
Điều khiển tự động
trong công nghiệp thực phẩm : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm
Những khái niệm cơ
bản của tự động hóa các quá trình công nghệ.
Cơ sở lý thuyết điều
khiển tự động tuyến tính.
Những khái niệm cơ
bản của khoa học đo lường các thông số công nghệ. Các nguyên lý đo, câu tạo đầu
đo, lắp đặt và vận hành các hệ thống đo lường tự động các thông số công nghệ cơ
bản ( nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, độ ẩm, pH,…).
Sơ đồ chức năng đo và
điều khiển các quá trình công nghệ. Các ví dụ ứng dụng.
Cấu trúc các hệ thống
điều khiển hiện đại. Giới thiệu tổng quan về hệ điều khiển dùng bộ điều khiển
khả lập trình PLC, hệ điều khiển giám sát và xử lý dữ liệu SCADA, hệ điều khiển
phân tán DCS.
Dinh dưỡng học : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở
Cung cấp các kiến
thức cơ bản về mối quan hệ hữu cơ giữa thực phẩm, tình trạng dinh dưỡng thực
phẩm.
Vệ sinh an toàn
thực phẩm :2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở
Cung cấp các kiến
thức cơ bản về mối quan hệ hữu cơ giữa thực phẩm, độc tố thực phẩm, các bệnh
tật có liên quan và các biên pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Quản lý chất lượng
thực phẩm 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở
Học phần cung cấp
những kiến thức về:
Chất lượng thực phẩm
Hoạt động chất lượng
và quản trị chất lượng
Kỹ thuật lấy mẫu và
kiểm tra bằng quy hoạch mẫu
Kiểm soát quá trình
sản xuất bằng các phương pháp thống kê
Tiêu chuẩn hóa
Các hệ thống quản trị
chất lượng và đánh giá hệ thống quản trị chất lượng.
Kỹ thuật phân tích
thực phẩm : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm, Hóa lý, Hóa phân tích
Đại cương về đánh giá
cảm quan thực phẩm; Cơ sở sinh lý học thần kinh của đánh giá cảm quan; Các phép
thử sử dụng trong kỹ thuật đánh giá cảm quan; Phương diện thực hành của kỹ
thuật đánh giá cảm quan thực phẩm; Thực hành đánh giá cảm quan một số sản phẩm
thực phẩm theo TCVN.
Các nguyên tắc cơ bản
trong kiểm tra vi sinh thực phẩm ở mức độ công nghiệp, các phương pháp kiểm
định các chỉ tiêu vi sinh vật và các loại vi sinh vật thường bị nhiễm trong các
sản phẩm thực phẩm.
Nhóm các phương pháp
phân tích chỉ tiêu vật lý.
Nhóm các phương pháp
phân tích chỉ tiêu hoá học, hoá lý.
Kỹ thuật môi trường
đại cương : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm, Hóa vơ cơ, Hóa hữu cơ
Trang bị cho sinh
viên ngành Công nghệ Thực phẩm những khái niệm cơ bản về môi trường và quản lý
môi trường. Công nghệ xử lý môi trường như xử lý nước cấp, nước thải công
nghiệp, chất thải rắn. Giới thiệu một số qui trình xử lý chất thải thường được
sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Kiến trúc và xây
dựng công nghiệp : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật
Cung cấp các kiến
thức cơ bản về cơ sở xây dựng nhà công nghiệp bao gồm:
- Các cơ sở cơ bản
về các tiêu chuẩn thiết kế công trình công nghiệp
- Lựa chọn địa điểm,
tính toán diện tích xây dựng, bố trí mặt bằng chung nhà máy
- Cơ sở lựa chọn các
không gian thiết kế cần thiết cho dây chuyền sản xuất của phân xưởng hay dây
chuyền công nghệ toàn nhà máy.
Cơ sở lập dự án và
thiết kế nhà máy thực phẩm : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở
Trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ sở lập dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm, kiến
thức chung để tiến hành bố trí sản xuất, tính toán tiêu hao nguyên liệu và sản
lượng sản phẩm, lựa chọn thuyết minh kỹ thuật sản xuất. Tính lựa chọn thiết bị,
tính tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu. Tính hiệu quả kinh tế, nguyên tắc bố trí
thiết bị trong phân xưởng chính và bố trí mặt bằng nhà máy.
Quản trị doanh nghiệp
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Học phần gồm 7
chương:
Chương I: Doanh
nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Chương II: Marketing.
Chương III: Quản lý
sản xuất
Chương IV: Quản lý
nhân lực.
Chương V: Quản lý tài
chính doanh nghiệp.
Chương
VI: Dự án đầu tư
Chương
VII: Quản lý chất lượng.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để các trường đại học thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo
đại học 5 năm hoặc 4,5 năm. Đối với khóa đào tạo 4,5 năm danh mục, khối
lượng các học phần bắt buộc không thay đổi. Số học trình còn lại (12 đvht phần
giáo dục đại cương và 53 đvht phần giáo dục chuyên ngành với hệ 5 năm, 26 đvht
với hệ 4,5 năm do các trường tự bổ sung và xây dựng chương trình đào tạo hoàn
chỉnh cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo cụ thể của trường mình.
Học phần
kiến thức bắt buộc nào mà trường cần tăng thêm thời lượng hoặc bổ sung nội dung
thì đưa ngay vào các chi tiết của học phần đó mà không cần tách riêng phần bắt
buộc và phần bổ sung.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Dệt May (Textile Engineering)
Mã ngành: …………………………………………..
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Dệt May nhằm trang bị cho sinh viên các mảng kiến thức tiềm năng
và chuyên ngành, lý thuyết và thực hành đủ mạnh, đảm bảo khả năng giải quyết có
hiệu quả các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong thực tiễn sản xuất dệt may.
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Dệt May đào tạo các chuyên ngành: Công nghệ Dệt và Công nghệ
May-Thiết kế thời trang. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ sở sản
xuất dệt may, các viện nghiên cứu và giảng dạy ở các trường trung học và đại
học hoặc có thể được đào tạo tiếp trở thành thạc sĩ, tiến sĩ.
Các mục tiêu cụ thể
Chuyên ngành công
nghệ Dệt trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và hiện đại về vật liệu
dệt, các quá trình công nghệ tạo sợi, dệt thoi và
không thoi, dệt kim, không dệt, nhuộm và hoàn tất dệt, máy và thiết bị
dệt, các phương pháp kiểm soát công nghệ và đánh giá chất lượng các chế phẩm
dệt, các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất dệt.
Chuyên ngành công
nghệ May và Thời trang trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và hiện đại
về vật liệu may, lý thuyết và thực hành về thiết kế quần áo, quá trình công
nghệ cắt may, công nghệ hoàn tất sản phẩm may, máy và thiết bị may công nghiệp,
các phương pháp kiểm soát công nghệ và đánh giá chất lượng sản phẩm may, các
phương pháp tổ chức quản lý sản xuất may công nghiệp.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
- Khối lượng kiến
thức tối thiểu : 260 đơn vị học trình (đvht)
- Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
105
|
75
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
38
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
40
|
|
|
- Thực tập kỹ
thuật
|
5
|
|
|
- Thực tập tốt
nghiệp
|
7
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
173
|
87
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
Tên nhóm kiến thức
|
Khối
lượng (đvht)
|
|
KIẾN THỨC GIÁO DỤC
ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác –
Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác – Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
3
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165
tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
38
|
16
|
Kỹ thuật điện
|
4
|
17
|
Kỹ thuật điện tử
|
4
|
18
|
Kỹ thuật nhiệt
|
4
|
19
|
Cơ học lý thuyết
|
4
|
20
|
Hình họa
|
2
|
21
|
Vẽ kỹ thuật cơ bản
|
2
|
22
|
Dung sai và lắp
ghép
|
2
|
23
|
Nguyên lý máy
|
4
|
24
|
Sức bền vật liệu
|
4
|
25
|
Chi tiết máy
|
4
|
26
|
Tự động hóa quá
trình sản xuất
|
4
|
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
40
|
27
|
Hóa hữu cơ
|
4
|
28
|
Khoa học vật liệu
dệt may
|
4
|
29
|
Kiểm tra và phân
tích vật liệu dệt may
|
3
|
30
|
Cơ sở công nghệ tạo
sợi và vải
|
4
|
31
|
Cơ sở công nghệ may
|
3
|
32
|
Cấu trúc sợi
|
3
|
33
|
Cấu trúc vải dệt
thoi
|
3
|
34
|
Cấu trúc vải dệt
kim
|
3
|
35
|
Công nghệ không dệt
|
2
|
36
|
Cơ sở hoàn tất sản
phẩm dệt may
|
4
|
37
|
Quản lý chất lượng
trong ngành dệt may
|
3
|
38
|
Máy và thiết bị dệt
may
|
4
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
27
|
39
|
Thực tập kỹ thuật
|
5
|
40
|
Thực tập tốt nghiệp
|
7
|
41
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương :3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tin học căn bản: Biểu
diễn thông tin trong máy tính. Hệ thống máy tính. Hệ điều hành Linux. Lập trình
bằng ngôn ngữ C: Tổng quan về ngôn ngữ C. Kiểu dữ liệu, biểu thức và cấu trúc
lập trình trong C. Các kiểu dữ liệu phức tạp: con trỏ, mảng và xâu trong C.
Mảng. Cấu trúc. Tệp dữ liệu.
Kỹ thuật điện : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Vật lý 2
Mạch điện: Những khái
niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện.
Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện.
Máy điện: Khái niệm
chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. máy
điện một chiều. Điều khiển máy điện.
Kỹ thuật điện tử : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Vật lý 2
Cấu kiện điện tử: Điốt
bán dẫn, BJT, JFET và MOSFET, dụng cụ chỉnh lưu có điều khiển- SCR, IC thuật
toán. Kỹ thuật tương tự: Khuếch đại, tạo dao động điều hoà, nguồn 1
chiều. Kỹ thuật xung số: Tạo tín hiệu vuông góc, tạo tín hiệu tam
giác, cơ sở đại số logic và phần tử logic cơ bản, các phần tử logic tổ hợp
thông dụng, biểu diễn hàm logic và tối thiểu hoá.
Kỹ thuật nhiệt : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Vật lý 1
Nhiệt động kỹ
thuật và truyền nhiệt : Quy luật biến đổi năng lượng (Nhiệt năng và Cơ
năng). Tính chất của các loại môi chất. Nguyên lý làm việc của các động cơ
nhiệt (động cơ đốt trong, động cơ phản lực, turbine hơi và turbine khí nhà máy
Nhiệt điện - máy lạnh). Các dạng truyền nhiệt cơ bản : dẫn nhiệt, đối lưu,
bức xạ. Hiện tượng truyền nhiệt tổng hợp và các loại thiết bị trao đổi nhiệt.
Cơ học lý thuyết : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Vật lý 1
Tĩnh học: Xây dựng mô
hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực
phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương
trình cân bằng của hệ lực không gian. Trọng tâm vật rắn.
Động học: Các đặc
trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia
tốc với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động
vật.
Động lực học: Động
lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật Newton, các định lý tổng quát động
lực học, nguyên lý Đalămbe, phương pháp Tĩnh hình học-Động lực, phương trình
chuyển động của máy.
Hình họa : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Biểu diễn phẳng các đối
tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: xác định một
phần tử trên một đối tượng. Xác định thấy khuất. Giao của các đối tượng. Biến
đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc... Các
bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc.
Vẽ kỹ thuật cơ bản : 2
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hình họa
Biểu diễn phẳng các
vật thể (chi tiết máy) trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc hiểu bản vẽ phẳng: 2D sang 3D.
Vẽ kỹ thuật trên CAD 2D.
Dung sai và lắp ghép :
2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật cơ bản
Các phương pháp xác
định dung sai kích thước chi tiết và chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho các mối ghép
cơ bản trong chế tạo cơ khí; giải chuỗi kích thước và ghi kích thước cho bản vẽ
chi tiết máy.
Nguyên lý máy : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Cơ lý thuyết, Vẽ kỹ thuật, Sức bền vật liệu
Giới thiệu các định
nghĩa và các khái niệm cơ bản, cấu trúc cơ cấu, cách hình thành và cấu tạo của
cơ cấu. Cách phân tích và tổng hợp động học, lực học và động lực học của các cơ
cấu và máy thông dụng, cách tổng hợp một số cơ cấu đơn giản.
Sức bền vật liệu : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1, Vật lý 1
Các kiến thức cơ bản;
thanh chịu kéo; nén; uốn; xoắn; thanh chịu lực phức tạp; tính toán ổn định;
tính chuyển vị; giải siêu tĩnh bằng phương pháp lực; tính toán tải trọng động;
tính toán ống dày; tính độ bền khi ứng suất thay đổi.
Chi tiết máy : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Dung sai và lắp ghép
Các định nghĩa và
khái niệm cơ bản trong tính toán thiết kế chi tiết máy: Tải trọng, ứng suất,
chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ bền mỏi ... Quy trình tính toán thiết kế chi
tiết máy. Các bộ truyền động (BT): BT đai, BT xích, BT vít - đai ốc, BT bánh
răng (bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng, bánh răng côn), BT trục vít -
bánh vít. Tính toán và thiết kế trục, ổ trượt, lò xo. Tính toán và chọn ổ lăn,
khớp nối.
Tự động hoá quá trình
sản xuất 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Đã học xong chương trình đại cương
Trình bày những kiến
thức cơ bản về hệ thống tự động hoá cho các kỹ sư công nghệ chuyên ngành
Dệt-May bao gồm các kiến thức về lý thuyết điều chỉnh tự động, về thiết bị đo
lường kiểm tra tự động và về các thiết bị điều khiển tự động.
Hoá hữu cơ : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Các liên kết hóa học
và hiệu ứng tổng hợp chất hữu cơ. Tính a xít và tính ba zơ của các hợp chất hữu
cơ. Các chất hữu cơ: hydrocacbon, dẫn xuất halogen-cơ kim, ancol và phenol,
cacbonyl, axit cacboxylic và dẫn xuất, dẫn xuất chứa nitơ, hợp chất diazo, các
hợp chất phức, hợp chất đa nhân, các hợp chất dị vòng, chất màu và thuốc nhuộm.
Khoa học vật liệu dệt
may : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Nội dung các kiến
thức liên quan đến môn học vật liệu dệt may, đến các kiến thức cơ bản về cấu
trúc và tính chất của các loại vật liệu chủ yếu dùng trong lĩnh vực dệt may.
Kiểm tra và phân
tích vật liệu dệt may : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Nội dung học phần gồm
các kiến thức liên quan đến các tính chất của vật liệu dệt may và phương pháp
đánh giá, xác định chất lượng chúng.
Cơ sở công nghệ tạo
sợi vải : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Trang bị cho sinh
viên ngành dệt may những kiến thức cơ bản về quá trình công nghệ kéo sợi, dệt
vải. Giúp cho sinh viên có những hiểu biết cần thiết đối với các loại sợi, vải
và nhờ đó mà sử dụng phù hợp và có hiệu quả hơn trong thực tế sản xuất.
Cơ sở công nghệ may 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về may công nghiệp: bao gồm quá trình thiết kế mỹ
thuật, kỹ thuật trang phục và quá trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp.
Cấu trúc sợi : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Nguyên lý tạo sợi và
các cấu trúc sợi tạo ra từ các nguyên lý khác nhau đó; các thông số công nghệ
và vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sợi; ưu nhược điểm của các loại sợi có cấu
trúc khác nhau
Cấu trúc vải dệt thoi
: 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Vật liệu dệt may
Cung cấp cho sinh
viên có kiến thức cơ bản về cấu trúc vải dệt thoi bao gồm: các kiểu dệt đơn
giản, các kiểu dệt phức tạp, các kiểu dệt Giắc ca, các thông số kỹ thuật của
vải và ý nghĩa của chúng trong quá trình cắt may.
Cấu trúc vải dệt kim
: 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Vật liệu dệt may
Các phần tử cấu trúc
vải dệt kim và điều kiện hình thành chúng trên các hệ máy dệt kim, phương pháp
liên kết các vòng sợi với nhau để tạo vải, các kiểu dệt, mối quan hệ giữa cấu
trúc và tính chất của vải, các phương pháp nghiên cứu cấu trúc và tính chất của
vải.
Công nghệ không dệt
: 2 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Vật liệu dệt may
Nguyên liệu cho công
nghiệp sản xuất sản phẩm không dệt và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sản phẩm,
các công nghệ và dây chuyền sản xuất sản phẩm không dệt, xử lý hoàn tất sản
phẩm không dệt, các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm không dệt và ứng dụng
của sản phẩm.
Cơ sở hoàn tất sản
phẩm dệt may : 4 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Vật liệu dệt may
Nội dung học phần bao
gồm các phần: Công nghệ tiền xử lý sản phẩm dệt, công nghệ nhuộm và in hoa,
công nghệ hoàn tất sản phẩm dệt, các phương pháp xử lý hoá học và nâng cao chất
lượng sản phẩm may.
Quản lý chất lượng
trong ngành dệt may : 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Vật liệu dệt may
Môn học Quản lý chất
lượng dệt may trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản lý chất
lượng, các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng rộng rãi trong các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam, phương pháp áp dụng các kỹ thuật thống kê cơ bản
trong các hoạt động quản lý chất lượng.
Máy và thiết bị dệt
may : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Chi tiết máy
Nội dung học phần bao
gồm: Tổng quan về quá trình phát triển của các cơ cấu, bộ phận máy sợi, máy
dệt, máy và thiết bị may công nghiệp. Các phương pháp khảo sát động học và động
lực học đối với các cơ cấu, bộ phận chính của các loại máy kéo sợi, máy dệt
thoi và không thoi, máy dệt kim, máy may công nghiệp. Tính toán thiết kế một số
chi tiết, bộ phận điển hình của máy sợi, dệt và máy may.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để các trường đại học thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo
đại học 5 năm, 4,5 năm hoặc 4 năm.
Đối với các khoá đào
tạo 4,5 năm và 4 năm, khối lượng các học phần ở bảng 1 như sau:
Bảng 1:
TT
|
Tên nhóm kiến thức
|
Khối lượng (đvht)
|
4,5 năm
|
4 năm
|
1
|
Kỹ thuật điện
|
3
|
3
|
2
|
Kỹ thuật điện tử
|
3
|
3
|
3
|
Kỹ thuật nhiệt
|
3
|
3
|
4
|
Cơ học lý thuyết
|
3
|
3
|
5
|
Hình học hoạ hình
|
1
|
1
|
6
|
Vẽ kỹ thuật cơ bản
|
1
|
1
|
7
|
Dung sai và lắp
ghép
|
1
|
1
|
8
|
Nguyên lý máy
|
4
|
4
|
9
|
Sức bền vật liệu
|
3
|
3
|
10
|
Chi tiết máy
|
3
|
3
|
11
|
Tự động hóa quá
trình sản xuất
|
3
|
3
|
12
|
Hóa hữu cơ
|
3
|
3
|
13
|
Khoa học vật liệu
dệt may
|
4
|
4
|
14
|
Kiểm tra và phân
tích vật liệu dệt may
|
2
|
2
|
15
|
Cơ sở công nghệ tạo
sợi và vải
|
4
|
4
|
16
|
Cơ sở công nghệ may
|
2
|
2
|
17
|
Cấu trúc sợi
|
2
|
2
|
18
|
Cấu trúc vải dệt
thoi
|
3
|
2
|
19
|
Cấu trúc vải dệt
kim
|
2
|
2
|
20
|
Công nghệ không dệt
|
2
|
2
|
21
|
Cơ sở hoàn tất sản
phẩm dệt may
|
4
|
4
|
22
|
Quản lý chất lượng
trong ngành dệt may
|
3
|
3
|
23
|
Máy và thiết bị dệt
may
|
4
|
4
|
Số học trình còn lại (12
ĐVHT của phần Giáo dục đại cương và 75 ĐVHT của phần giáo dục chuyên ngành đối
với hệ 5 năm, 65 ĐVHT đối với hệ 4,5 năm, 49 ĐVHT đối với hệ 4 năm) các trường
tự bổ sung và xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành và chuyên ngành của
trường mình.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ
đào tạo: Đại học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật mỏ (Mining Engineering)
Mã ngành:…………………….
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Mỏ nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, sức
khoẻ và trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu phát triển ngành công nghiệp
mỏ.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật
mỏ có năng lực thiết kế, quản lý, chỉ đạo sản xuất và tham gia nghiên cứu khoa
học.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1.
Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
- Khối lượng kiến
thức tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
- Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
2.2.
Cấu trúc kiến thức của chương trình
(Tính theo số đvht)
Khối
kiến thức
|
Kiến
thức
bắt
buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
khối lượng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp:
|
71
|
109
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
44
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
|
109
|
|
- Thực tập nghề
nghiệp
|
12
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
139
|
121
|
260
|
KHỐI KIẾN THỨC BẮT
BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
Tên nhóm
kiến thức
|
Khối
lượng (đvht)
|
Giáo dục
đại cương
|
68
|
1
|
Chủ
nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
22
|
2
|
Ngoại
ngữ
|
10
|
3
|
Giáo dục
thể chất
|
3
|
4
|
Giáo dục
Quốc phòng (165 tiết trong 4 tuần lễ)
|
165 tiết
|
5
|
Đại số
|
4
|
6
|
Giải tích
1
|
6
|
7
|
Giải
tích 2
|
5
|
8
|
Vật lý 1
|
4
|
9
|
Vật lý 2
|
3
|
10
|
Hoá học đại cương
|
3
|
11
|
Tin học đại cương
|
4
|
Kiến thức cơ sở
ngành
|
44
|
1
|
Hình học
hoạ hình
|
3
|
2
|
Vẽ kỹ
thuật
|
3
|
3
|
Cơ học
lý thuyết
|
4
|
4
|
Sức bền
vật liệu (4 lý thuyết+1 thí nghiệm)
|
5
|
5
|
Địa chất
cơ sở
|
3
|
6
|
Cơ học
đá
|
4
|
7
|
Kỹ thuật
điện và điện tử (3 Kỹ thuật điện+2 Điện tử)
|
5
|
8
|
Cơ học
máy
|
4
|
9
|
Địa chất
mỏ
|
3
|
10
|
Máy thuỷ
khí
|
3
|
11
|
Cung cấp
điện
|
4
|
12
|
Thuỷ lực
đại cương
|
3
|
|
thực tập nghề
nghiệp
|
12
|
13
|
Thực tập
tham quan cơ sở sản xuất
|
2
|
14
|
Thực tập
sản xuất
|
6
|
15
|
Thực tập
tốt nghiệp
|
4
|
16
|
Đồ áN
TốT NGHIệP
|
15
|
Mô tả nội
dung các học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành theo
Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại
học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng
: 165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Hình học hoạ hình: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Các phép chiếu.
Phương pháp hai hình chiếu thẳng góc. Các phép biến đổi hình chiếu. Đường cong
và các mặt. Các bài toán vẽ giao tuyến.
Vẽ kỹ thuật : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hình học họa hình
Các tiêu chuẩn về
trình bày bản vẽ. Vẽ hình học. các hình biểu diễn. Hình chiếu trục đo. Vẽ qui
ước các mối ghép. Vẽ qui ước bánh răng và lò xo. Bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp.
Cơ học lý thuyết : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số
Các khái niệm cơ bản
của tĩnh học. Các tiên đề của tĩnh học. Liên kết và phản lực liên. Hai hệ lực
cơ bản. Hệ lực không gian. Ma sát. Động học điểm. Hai chuyển động cơ bản của
vật rắn. Hợp chuyển động điểm và hợp chuyển động của vật rắn. Chuyển động song
phẳng. Các khái niệm cơ bản của động lực học. Phương trình vi phân chuyển động
của chất điểm và cơ hệ. Hình học khối lượng. Các định lý tổng quát của động lực
học.
Sức bền vật liệu: 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật lý 1, Cơ học lý thuyết
Lý thuyết ngoại
lực-nội lực. Trạng thái ứng suất. Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang. Thanh
chịu kéo nén đúng tâm. Các thuyết bền. Thanh thẳng chịu uốn phẳng. Thanh thẳng
chịu xoắn thuần tuý. Thanh chịu lực phức tạp. Tính toán theo điều kiện ổn định.
Tính chuyển vị bằng phương pháp năng lượng. Tính hệ siêu tĩnh bằng phương pháp
lực. Tải trọng động.
Địa chất cơ sở: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Giới thiệu khái quát
về Địa chất học. Đặc điểm chung của trái đất. Vỏ trái đất. Các quá trình địa
chất nội sinh. Các quá trình địa chất ngoại sinh. Bản đồ địa chất, bản đồ lộ
vỉa. Phần thực tập trong phòng.
Cơ học đá: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết, Địa chất cơ sở, Sức bền vật liệu
Khái quát về
cơ học đá. Đá
và khối đá. Các
tính chất cơ học của đá và khối đá. Một số tính chất công nghệ của đá và khối
đá. Các vấn đề ứng dụng cơ học đá trong lĩnh vực kỹ thuật mỏ. Tính chất âm học
của đá và khối đá. Các tính chất nhiệt của đá và khối đá. các tính chất điện,
từ và phóng xạ của đá, khối đá.
Kỹ thuật Điện và Điện
tử: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số, Vật lý 2
Những khái niệm cơ
bản về mạch điện. Mạch điện hình sin ở chế độ xác lập. Các phương pháp phân tích
mạch điện. Mạch điện ba pha. Máy điện. Các linh kiện bán dẫn và vi mạch. Mạch khuếch đại. Các
mạch chỉnh lưu. Những khái niệm cơ bản về kỹ thuật điện tử số. Các bài thí
nghiệm cần thực hiện.
Cơ học máy: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật, Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu
Cấu trúc
cơ cấu. động học cơ cấu phẳng. Lực tác dụng trên cơ cấu phẳng. Ma sát trong các khớp
động. Những vấn đề cơ bản trong thiết kế chi tiết máy. Các bộ
truyền động Cơ khí. Giới thiệu một số cơ cấu đặc biệt. Trục và ổ trục. Ghép
nối Các chi tiết máy. Giới thiệu một số chỉ tiêu chất lượng máy.
Địa chất mỏ: 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết: Địa chất cơ sở
Khái quát về công tác
tìm kiếm và thăm dò. Thăm dò khai thác. Công tác địa chất trong xây dựng xí
nghiệp mỏ. Nghiên cứu địa chất trong xí nghiệp khai thác mỏ. Nghiên cứu chất
lượng khoáng sản. Công tác thu thập địa chất trong xây dựng công trình ngầm và
khai thác mỏ. Mô hình hoá thân quặng và các tính chất của khoáng sản. Khoanh
nối thân quặng. Tính trữ lượng khoáng sản. chuẩn bị mỏ cho khai thác công
nghiệp và đánh giá lại mỏ.
Máy thuỷ khí: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học máy, Thủy lực đại cương
Khái niệm và phân
loại máy thuỷ khí. Cơ sở lý thuyết chung cho các máy thuỷ khí kiểu cánh dẫn.
Thiết bị cấp-thoát nước. Thiết bị thông gió mỏ. Thiết bị cung cấp khí nén.
Cung cấp điện: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật điện và điện tử
Truyền động điện mỏ.
An toàn điện mỏ. Bảo vệ khỏi các chế độ sự cố và làm việc không bình thường.
Thiết bị điều khiển & bảo vệ. Tổ chức cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ. Thiết
kế cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ. Thiết kế mạng điện. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật của hệ thống điện mỏ. Kỹ thuật chiếu sáng trong mỏ.
Thuỷ lực đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu
Khái niệm chất lỏng,
chất khí và chất lưu. Thuỷ tĩnh. Thủy động lực học. Tổn thất thuỷ lực. Tính toán
thuỷ lực đường ống dẫn chất lỏng. Dòng chảy qua lỗ, vòi dòng chảy đều trong
kênh hở.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT
KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Khối kiến thức bắt
buộc (139 đơn vị học trình: 68 đơn vị học trình kiến thức giáo dục đại
cương bắt buộc; 44 đơn vị học trình
kiến thức cơ sở ngành bắt buộc; 12 đơn vị
học trình thực tập; 15 đơn vị học
trình đồ án tốt nghiệp) sẽ bắt buộc phải thực hiện cho tất cả các ngành
kỹ thuật xây dựng theo định hướng của ngành Kỹ thuật mỏ.
Khối kiến thức tự
chọn (121 đơn vị học trình: 12 đơn vị học trình kiến thức giáo dục đại cương tự
chọn; 109 đơn vị học trình kiến thức ngành tự chọn) do các trường bổ sung và
xây dựng hoàn chỉnh cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo cụ thể tại trường
mình.
Chương trình khung
trên đây được sử dụng để xây dựng các chương trình đào tạo thuộc ngành kỹ thuật
mỏ hệ 5 năm. Do phần kiến thức cơ sở bắt buộc được xây dựng với thời lượng tối
thiểu, nên khi chương trình đào tạo xây dựng cho các hệ 4 năm hoặc 4,5 năm thì
khối lượng phần kiến thức cơ sở bắt buộc không thay đổi.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo:Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ
(Surveying and Mapping
Engineering)
Mã ngành:………………………..
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị,
đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu phát triển của
ngành kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ. Những người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Trắc địa-Bản
đồ có khả năng nghiên cứu, thiết kế, thi công trong lĩnh vực trắc địa, địa
chính, bản đồ; có khả năng mở rộng và nâng cao kiến thức để học tiếp ở bậc sau
đại học.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo theo
thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
72
|
108
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
45
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
|
108
|
|
- Thực tập
|
12
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
140
|
120
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
3
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
45
|
16
|
Trắc địa cơ sở
|
5
|
17
|
Lý thuyết sai số
|
5
|
18
|
Cơ sở bản đồ
|
4
|
19
|
Vẽ địa hình
|
2
|
20
|
Hệ thông tin địa lý
|
4
|
21
|
Trắc địa cao cấp
đại cương
|
6
|
22
|
Cơ sở viễn thám
|
3
|
23
|
Cơ sở đo ảnh
|
5
|
24
|
Cơ sở trắc địa công
trình
|
4
|
24
|
Địa chính đại cương
|
4
|
25
|
Thực tập Trắc địa
cơ sở
|
3
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
27
|
26
|
Thực tập
|
12
|
27
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm.
Trắc địa cơ sở : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2. Học phần song hành: Lý thuyết sai số
Những kiến thức cơ
bản: đơn vị đo, hình dạng kích thước trái đất và các mặt quy chiếu tọa độ, hệ
tọa độ trên mặt cầu và hệ độ cao, phép chiếu bản đồ và hệ tọa độ vuông góc
phẳng, ảnh hưởng của độ cong trái đất đến các đại lượng đo, bản đồ địa hình,
bình đồ và mặt cắt địa hình, chia mảnh, đánh số hiệu bản đồ địa hình, phương
pháp biểu thị địa hình, địa vật trên bản đồ địa hình, xác định tọa độ vuông góc
phẳng và độ cao;
Máy kinh vỹ và đo
góc: nguyên lý cấu tạo máy kinh vỹ, máy kinh vỹ quang học, máy kinh vỹ điện tử,
kiểm nghiệm và điều chỉnh máy kinh vỹ, phương pháp đo góc bằng góc đứng và các
nguồn sai số; Đo chiều dài: đo trực tiếp, đo gián tiếp; Đo cao: nguyên lý đo
cao hình học và đo cao lượng giác, các loại sai số trong đo cao hình học độ
chính xác trung bình; Lưới khống chế địa hình: lưới tam giác giải tích, lưới
đường chuyền, lưới khống chế độ cao; Đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt.
Lý thuyết sai số : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số
Khái niệm chung, đặc
điểm, quá trình phát triển, vai trò của lý thuyết sai số; Lý thuyết sai số đo:
sai số, phân loại sai số, các đặc tính của sai số, tiêu chuẩn đánh giá độ chính
xác, hệ số tương quan, sai số trung phương hàm số, trọng số, đánh giá độ chính
xác trị đo kép, nguyên tắc ảnh hưởng bằng nhau, bình sai trực tiếp, phân tích
số liệu cơ sở thống kê toán học;
Bình sai điều kiện và
bình sai kết hợp: cơ sở bình sai điều kiện, các dạng phương trình điều kiện và
các số hiệu chỉnh, giải hệ phương trình bằng phương pháp Gauss, đánh giá độ
chính xác, phương pháp chia nhóm;
Bình sai gián tiếp:
cơ sở lý thuyết, các dạng phương trình số hiệu chỉnh, đánh giá độ chính xác của
ẩn số; phương pháp cột phụ xác định ma trận trọng số đảo, phương pháp Ganzen,
đánh giá độ chính xác của hàm số.
Cơ sở bản đồ : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kiến thức về khoa học tự nhiên
Những khái niệm cơ
bản về bản đồ và bản đồ học: các đặc tính cơ bản, nội dung, chức năng, phân
loại, tính chất, vai trò của bản đồ;
Cơ sở toán học của
bản đồ: phép chiếu bản đồ, tỉ lệ bản đồ, các công thức cơ bản chung về biến
dạng phép chiếu, phân loại phép chiếu;
Ngôn ngữ bản đồ: ký
hiệu bản đồ, màu sắc và ghi chú trên bản đồ;
Tổng quát hoá bản đồ:
các phương pháp tổng quát hóa bản đồ;
Bản đồ địa hình: mục
đích, cơ sở toán học, nội dung, ký hiệu, các phương pháp thành lập bản đồ địa
hình; Bản đồ chuyên đề và tập bản đồ: định nghĩa, nội dung, phân loại; Công
nghệ in bản đồ: nguyên tắc, chế bản in, máy in; Công nghệ đo đạc trên bản đồ
địa hình: xác định tọa độ, đo độ dài và tính mật độ sông ngòi, đo độ cao, độ
dốc, diện tích, thể tích, độ chính xác.
Vẽ địa hình : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kiến thức về khoa học tự nhiên
Những khái niệm chung
về vẽ địa hình; Kỹ thuật vẽ bằng một số dụng cụ;
Màu sắc, chữ và số
trên bản đồ: kỹ thuật tô nền màu, ý nghĩa, đặc điểm và phân loại chữ, số,
nguyên tắc xây dựng chữ, sắp xếp tên và địa danh trên bản đồ;
Hệ thống ký hiệu của
bản đồ địa hình: ý nghĩa và phân loại, đặc điểm và yêu cầu, kỹ thuật vẽ các ký
hiệu;
Một số phần mềm ứng
dụng trong vẽ địa hình: các phần mềm ứng dụng, cách sử dụng một số thanh công
cụ để vẽ địa hình.
Hệ thông tin địa lý :
4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Lý thuyết sai số
Những kiến thức tổng
quan về hệ thông tin địa lý: hệ thông tin, khái niệm về hệ thông tin địa lý,
các thành phần cơ bản trong hệ thông tin địa lý;
Cơ sở dữ liệu trong
hệ thông tin địa lý, mô hình dữ liệu không gian, mô hình dữ liệu thuộc tính, mô
hình số độ cao và việc xây dựng cơ sở dữ liệu;
Các phương pháp phân
tích dữ liệu: phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính, phân tích phối
hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, thuật toán phân tích mạng, phân
tích bề mặt;
Ứng dụng hệ thông tin
địa lý: ứng dụng trong thành lập bản đồ chuyên đề, trong xây dựng hệ thông tin
đất đai, trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trong hỗ trợ ra
quyết định…
Trắc địa cao cấp đại
cương: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Lý thuyết sai số
Vai trò, nhiệm vụ,
cấu trúc và nội dung của Trắc địa cao cấp;
Khái niệm về trường
và hình dạng trái đất: đặc trưng, mối liên hệ giữa trọng trường và hình dáng
trái đất, các nguyên lý xác định hình dáng, kích thước trái đất;
Ellipsoid trái đất:
các loại ellipsoid trái đất, các yếu tố hình học, các hệ tọa độ, các bài toán
cơ bản về ellipsoid trái đất, phép chiếu mặt ellipsoid lên mặt phẳng;
Xây dựng hệ toạ độ
quốc gia: lựa chọn định vị ellipsoid thực dụng, tính chuyển tọa độ giữa các hệ
tọa độ, các hệ tọa độ dùng ở Việt Nam;
Xây dựng các mạng
lưới trắc địa cơ bản: mạng lưới tọa độ và độ cao quốc gia, đo thiên văn, mạng
lưới trọng lực, mạng lưới quan trắc vệ tinh, xử lý số liệu đo.
Cơ sở viễn thám : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Lý thuyết sai số
Những kiến thức tổng
quan về viễn thám, viễn thám siêu cao tần, bộ cảm biến và vệ tinh viễn thám;
Tổng quan về ảnh vệ tinh quang học, các phương pháp xử lý ảnh vệ tinh quang
học; Thuật toán phân loại ảnh vệ tinh quang học; Ứng dụng viễn thám: thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thành lập và hiện chỉnh bản đồ.
Cơ sở đo ảnh : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Lý thuyết sai số
Bản chất, nhiệm vụ,
đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp đo ảnh;
Cơ sở chụp ảnh và
chụp ảnh hàng không: máy chụp ảnh và các thiết bị kỹ thuật phụ trợ, vật liệu
chụp ảnh, quá trình xử lý hóa ảnh, quá trình chụp ảnh hàng không và các yêu cầu
kỹ thuật bay chụp;
Cơ sở toán học của đo
ảnh và tính chất hình học của ảnh hàng không: các yếu tố hình học và nguyên tố
định hướng của ảnh đo, các hệ tọa độ, chuyển đổi các hệ tọa độ không gian, các
công thức về quan hệ tọa độ trong đo ảnh, tỷ lệ và sự biến dạng hình học và ảnh
hưởng của các sai số hệ thống với điểm ảnh trên ảnh hàng không;
Cơ sở đo ảnh lập thể:
nguyên lý nhìn lập thể, đo ảnh lập thể, xây dựng mô hình lập thể, định hướng
tương đối và tuyệt đối mô hình lập thể;
Công nghệ thành lập
bản đồ bằng phương pháp đo ảnh: thành lập bản đồ bằng phương pháp đo ảnh đơn và
đo ảnh lập thể;
Công tác khống chế
trong đo ảnh: công tác ngoại nghiệp, phương pháp bình sai khối lưới tam giác
ảnh không gian, độ chính xác lưới tam giác ảnh không gian;
Đoán đọc và điều vẽ
ảnh hàng không: cơ sở, phương pháp của đoán đọc và điều vẽ ảnh hàng không, sử
dụng để thành lập bản đồ địa hình.
Cơ sở trắc địa công
trình : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Lý thuyết sai số, Trắc địa cao cấp đại cương
Khái niệm, đặc điểm,
vai trò của trắc địa công trình;
Lưới khống chế mặt
bằng trắc địa công trình: đặc điểm, lựa chọn hệ quy chiếu, độ chính xác và số
bậc phát triển, các phương pháp xây dựng lưới khống chế, đặc điểm đo góc và đo
khoảng cách trong lưới, ước tính độ chính xác;
Lưới khống chế độ cao
trắc địa công trình: đặc điểm, các phương pháp đo độ cao, ước tính độ chính
xác, tính toán bình sai lưới độ cao;
Đo vẽ bản đồ địa
hình-công trình tỉ lệ lớn: đặc điểm, độ chính xác đo trên bản đồ, quy trình đo
vẽ bản đồ, đo vẽ đường ống dây dẫn ngầm, bản đồ số địa hình, mô hình số độ cao;
Bố trí công trình:
nguyên tắc, tiêu chuẩn độ chính xác bố trí công trình, bố trí các yếu tố cơ
bản, phương pháp bố trí trục công trình, phương pháp bố trí chi tiết, quy trình
thực hiện bố trí công trình;
Quan trắc chuyển dịch
biến dạng công trình: yêu cầu độ chính xác và chu kỳ quan trắc, quan trắc bằng
phương pháp trắc địa, quan trắc độ lún, quan trắc chuyển dịch ngang.
Địa chính đại cương :
4đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Cơ sở bản đồ, Tin học đại cương
Các khái niệm cơ bản:
địa chính, lịch sử địa chính, đối tượng quản lý của địa chính, các hệ thống địa
chính nước ngoài, địa chính Việt Nam;
Chức năng của địa
chính: chức năng kỹ thuật, chức năng tư liệu, chức năng pháp lý, chức năng thuế
và chức năng quy hoạch; Nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống địa chính Việt Nam;
Phân loại sử dụng đất;
Bản đồ địa chính: nội
dung bản đồ địa chính, phép chiếu và hệ tọa độ, hệ thống tỷ lệ, phương pháp
chia mảnh bản đồ, yêu cầu độ chính xác bản đồ địa chính, khái quát quy trình
công nghệ thành lập bản đồ địa chính, ứng dụng bản đồ địa chính;
Đăng ký thống kê đất;
Quản lý thông tin đất đai-bất động sản: nội dung thông tin đất đai-bất động
sản, hệ thống thông tin đất đai, các công nghệ ứng dụng trong quản lý thông tin
đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai, khai thác hệ
thống thông tin đất đai.
Thực tập Trắc địa cơ
sở :3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trắc địa cơ sở, Hệ thông tin địa lý
Đo các đại lượng cơ
bản trong trắc địa: nhận và kiểm tra chất lượng, tập thao tác, kiểm nghiệm điều
chỉnh thiết bị đo; Thành lập lưới khống chế trắc địa: khảo sát, chọn điểm, chôn
mốc lưới khống chế tọa độ và lưới khống chế đo vẽ, đo nối lưới cấp hai với lưới
khống chế nhà nước, đo các đại lượng trong lưới khống chế tọa độ mặt bằng bao
gồm góc bằng, chiều dài cạnh, góc đứng, đo chênh cao giữa các mốc của lưới
khống chế, tăng dày điểm khống chế bằng phương pháp giao hội, xử lý số liệu đo;
Đo vẽ bản đồ và mặt cắt địa hình: đo vẽ bản đồ địa hình, đo vẽ mặt cắt dọc và
mặt cắt ngang địa hình, kiểm tra nghiệm thu và đánh giá kết quả thực tập môn
học.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Khối kiến thức bắt
buộc (140 đơn vị học trình: 68 đơn vị học trình kiến thức giáo dục đại cương
bắt buộc; 45 đơn vị học trình kiến thức cơ sở ngành bắt buộc; 12 đơn vị học
trình thực tập; 15 đơn vị học trình đồ án tốt nghiệp) sẽ bắt buộc phải thực
hiện cho tất cả các ngành kỹ thuật xây dựng theo định hướng của ngành kỹ thuật
Trắc địa-Bản đồ.
Khối lượng kiến thức
tự chọn (120 đơn vị học trình: 12 đơn vị học trình kiến thức giáo dục đại cương
tự chọn; 108 đơn vị học trình kiến thức ngành tự chọn) do các trường bổ sung và
xây dựng hoàn chỉnh cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo cụ thể tại trường
mình.
Chương trình khung
trên đây được sử dụng để xây dựng các chương trình đào tạo thuộc ngành kỹ thuật
Trắc địa-Bản đồ hệ 5 năm. Do phần kiến thức cơ sở bắt buộc được xây dựng với
thời lượng tối thiểu, nên khi chương trình đào tạo xây dựng cho các hệ 4 năm
hoặc 4,5 năm thì khối lượng phần kiến thức cơ sở bắt buộc không thay đổi.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Dầu khí (Petroleum Engineering)
Mã ngành: ……………………………
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Dầu khí nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức,
học vấn, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của
Việt Nam. Sinh viên được được trang bị những kiến thức cơ sở lý luận khoa học
vững chắc, kiến thức rộng và nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật
dầu khí.
Kỹ sư tốt nghiệp
ngành kỹ thuật dầu khí có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và
sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật dầu khí.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
2.2 Cấu trúc kiến
thức của chương trình
(Tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
71
|
109
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
44
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
|
109
|
|
- Thực tập
|
12
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
139
|
121
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
3
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
44
|
16
|
Kỹ thuật dầu khí
đại cương
|
4
|
17
|
Địa chất đại cương
|
3
|
18
|
Địa chất cấu tạo
|
3
|
19
|
Trắc địa đại cương
|
3
|
20
|
Hình học hoạ hình
|
3
|
21
|
Vẽ kỹ thuật
|
3
|
22
|
Cơ học lý thuyết
|
3
|
23
|
Sức bền vật liệu
|
3
|
24
|
Kỹ thuật nhiệt
|
3
|
23
|
Kỹ thuật điện
|
3
|
24
|
Kỹ thuật điện tử
|
3
|
25
|
Thuỷ khí động lực
học
|
4
|
26
|
Địa vật lý đại
cương
|
3
|
27
|
Công nghệ vật liệu
|
3
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
27
|
28
|
Thực tập
|
12
|
29
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm.
Kỹ thuật dầu khí đại
cương : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2, Hóa học đại cương, Vẽ kỹ thuật, Địa chất đại cương, Thủy
khí động lực học
Tổng quan về công
nghiệp dầu khí; Kỹ thuật khai thác mỏ; Kỹ thuật xây dựng giếng dầu khí; Kỹ
thuật khai thác giếng; Thu gom và xử lý chất lưu khai thác; Vận chuyển và cất
chứa tạm thời.
Địa chất đại cương: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Khái quát về địa chất
học; Vị trí trái đất trong hệ mặt trời; Thành phần vật chất vỏ trái đất; Các
quá trình địa chất nội sinh; Các quá trình địa chất ngoại sinh; Các học thuyết
về địa kiến tạo.
Địa chất cấu tạo: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2, Hóa học đại cương, Địa chất đại cương
Khái niệm cơ bản về
cấu tạo địa chất; Các cấu tạo do trầm tích; Bất chỉnh hợp; Các cấu tạo có nguồn
gốc kiến tạo; Đứt gãy và đới trượt; Nếp uốn và uốn nếp; Các cấu tạo khác do
biến dạng.
Trắc địa đại cương: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2, Kỹ thuật điện tử
Các khái niệm cơ bản
trong trắc địa; Sai số đo đạc; Đo góc; Đo chiều dài; Lưới khống chế mặt bằng;
Đo độ cao và lưới khống chế độ cao; Đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt; Xác định
các yếu tố địa hình trên bản đồ; Ứng dụng của trắc địa - bản đồ trong kỹ thuật
dầu khí.
Hình học hoạ hình: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Giới thiệu các phép
chiếu; Điểm, đường thẳng, mặt phẳng; Các phép biến đổi hình chiếu; Đường cong
và các mặt; Các bài toán vẽ giao tuyến.
Vẽ kỹ thuật: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hình học họa hình
Giới thiệu các tiêu
chuẩn về trình bày bản vẽ; Vẽ hình học; Các hình biểu diễn; Hình chiếu trục đo;
Vẽ quy ước các mối ghép; Vẽ quy ước bánh răng và lò xo; Bản vẽ chi tiết; Bản vẽ
lắp.
Cơ học lý thuyết: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số, Vật lý 1
Các khái niệm cơ bản
về tĩnh học; Hai hệ lực cơ bản; Hệ lực không gian; Ma sát; Động học điểm; Hai
chuyển động cơ bản của vật rắn; Hợp chuyển động điểm; Chuyển động song phẳng;
Hợp chuyển động vật rắn; Vật rắn quay quanh một điểm cố định; Cơ sở lý thuyết
về động lực học; Hình học khối lượng; Các định lý tổng quát của động lực học;
Nguyên lý Đalambe; Động lực học vật rắn; Cơ sở của cơ học giải tích; Va chạm.
Sức bền vật liệu: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết
Cơ sở lý thuyết về
ngoại lực - nội lực; Trạng thái ứng suất; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang;
Thanh chịu kéo nén đúng tâm; Các thuyết bền; Thanh thẳng chịu uốn phẳng; Thanh
thẳng chịu xoắn thuần tuý; Thanh chịu lực phức tạp.
Kỹ thuật nhiệt: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số, Vật lý 1
Cơ bản về nhiệt động
kỹ thuật; Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của
khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước và chu trình thiết bị động
lực hơi nước; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Các chu trình sử dụng khí;
Các quá trình của không khí ẩm; Chu trình thiết bị lạnh; Dẫn nhiệt; Trao đổi
nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ; Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
Kỹ thuật điện: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số, Vật lý 2
Cơ bản về mạch điện;
Mạch điện hình sin; Các phương pháp giải mạch sin xác lập; Mạch điện ba pha;
Máy điện; Máy biến áp; Máy điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ ba pha; Máy
điện một chiều.
Kỹ thuật điện tử 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kỹ thuật điện
Các linh kiện bán dẫn
cơ bản; Diode; Transistor lưỡng cực; Transistor trường; Các mạch ứng dụng; Các
phương pháp phân tích và thiết kế; Mạch khuyếch đại; Kỹ thuật điện tử số; Mạch
logic.
Thuỷ khí động lực học:
4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết
Cơ bản về cơ học thuỷ
khí; Tĩnh học; Động học; Cơ bản của thuỷ khí động học; Phân tích thứ nguyên và
tương tự; Dòng chất lỏng chảy đều trong ống; Dòng chảy thế của chất lỏng lý
tưởng; Chuyển động một chiều của chất khí.
Địa vật lý đại cương:
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Địa chất cấu tạo
Đại cương về các
phương pháp địa vật lý; Thăm dò trọng lực và từ; Thăm dò điện; Thăm dò địa
chấn; Thăm dò phóng xạ; Phương pháp địa vật lý giếng khoan; Ứng dụng địa vật lý
trong kỹ thuật dầu khí.
Công nghệ vật liệu: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số, Vật lý 2, Hóa học đại cương
Tổng quan về vật liệu
kim loại và phi kim loại; Cấu tạo của vật liệu; Cơ tính của vật liệu; Bảo vệ
vật liệu; Vật liệu kim loại thông dụng; Vật liệu vô cơ; Vật liệu polymer; vật
liệu composite.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo đại học 5 năm, 4,5
năm hoặc 4 năm. Các học phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 theo nội dung mà Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định. Khối lượng 12 đvht phần giáo dục đại cương và 109 đvht
phần giáo dục chuyên nghiệp phần kiến thức tự chọn sẽ do các trường lựa chọn
khi xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo cụ
thể.
Do khối lượng kiến
thức cơ sở ngành bắt buộc thiết kế ở mức tối thiểu, nên khối lượng các môn học
này không cần thay đổi khi thiết kế chương trình đào tạo cho hệ 4 năm hoặc 4,5
năm.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật vật liệu xây dựng Building Materials Engineering)
Mã ngành:………………………
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Vật liệu xây dựng nhằm đào tạo người kỹ sư toàn diện có phẩm
chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể,
có đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật
Vật liệu xây dựng được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có hiểu biết sâu sắc về
cấu trúc, tính chất vật liệu xây dựng, cũng như công nghệ: xử lý, gia công, chế
tạo và ứng dụng vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình. Các kỹ sư ngành Kỹ
thuật Vật liệu xây dựng có khả năng thiết kế công nghệ chế tạo vật liệu xây
dựng, tổ chức và quản lý sản xuất vật liệu xây dựng, có khả năng tiếp cận các
kỹ thuật mới nhằm nghiên cứu các vật liệu mới và công nghệ chế tạo chúng đáp
ứng cho các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của
sự phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Sau khi tốt nghiệp
các kỹ sư của ngành có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp, các công
ty tư vấn, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ quan nghiên cứu khoa
học công nghệ và đào tạo trọng lĩnh vực vật liệu xây dựng.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tổi thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tổi thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI KIẾN THỨC
|
Kiến thức bắt buộc
|
Kiến thức các
trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
131
|
49
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
67
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
39
|
|
|
- Thực tập
|
10
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
199
|
61
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác –
Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác - Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
67
|
16
|
Cơ học cơ sở 1
|
4
|
17
|
Hóa học vô cơ và
các vật liệu vô cơ
|
4
|
18
|
Sức bền vật liệu 1
|
4
|
19
|
Cơ học kết cấu 1
|
4
|
20
|
Nhiệt kỹ thuật
|
3
|
21
|
Kỹ thuật điện
|
4
|
22
|
Hóa hữu cơ - Pôlyme
|
4
|
23
|
Thuỷ lực cơ sở
|
4
|
24
|
Cơ sở cơ khí 1
|
3
|
25
|
Hóa phân tích
|
4
|
26
|
Kiến trúc dân dụng
và công nghiệp
|
4
|
27
|
Đồ án kiến trúc dân
dụng và công nghiệp
|
1
|
28 |
Vật liệu xây dựng
|
5
|
29
|
Hoá lý - hóa Keo
|
5
|
30 |
Cơ sở cơ khí 2
|
4
|
31
|
Kết cấu bê tông cốt
thép
|
4
|
32
|
Đồ án kết cấu bê
tông cốt thép
|
1
|
33 |
Kinh tế công nghiệp
Vật liệu xây dựng
|
3
|
34
|
Môi trường trong
xây dựng
|
2
|
KIẾN THỨC NGÀNH |
39
|
35 |
Hoá lý Silicát
|
4
|
36
|
Thiết bị nhiệt
|
4
|
37
|
Đồ án thiết bị
nhiệt
|
1
|
38
|
Công nghệ bê tông
xi măng I
|
3
|
39
|
Máy sản xuất vật
liệu xây dựng
|
5
|
40
|
Đồ án Máy sản xuất
vật liệu xây dựng
|
1
|
41
|
Công nghệ chất kết
dính vô cơ
|
5
|
42
|
Đồ án chất kết dính
vô cơ
|
1
|
43
|
Công nghệ Gốm xây
dựng
|
5
|
44
|
Đồ án công nghệ Gốm
xây dựng
|
1
|
45
|
Công nghệ bê tông
xi măng II
|
4
|
46
|
Đồ án công nghệ bê
tông xi măng II
|
1
|
47
|
Tổ chức quản lý xí
nghiệp
|
4
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
25
|
48
|
Thực tập
|
10
|
49
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương: 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương :4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm.
Cơ học cơ sở 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Cung cấp cho sinh
viên các kiến thức về cân bằng các chuyển động của vật rắn dưới tác dụng của
ngoại lực và tác động tương hỗ giữa các vật rắn với nhau, các khái niệm cơ bản
và kiến thức về cân bằng và chuyển động của vật thể ở 3 phần của cơ học: tĩnh
học, động học, động lực học. Đặc biệt yêu cầu sinh viên phải nắm được các khái
niệm và phương trình về cân bằng và chuyển động, liên kết, các nguyên lý cơ
học.
Nội dung chính của
học phần bao gồm các vấn đề sau:
Các khái niệm cơ bản
về hệ tiên đề cơ học, lý thuyết về lực, bài toán cân bằng.
Các chuyển động cơ
bản của vật rắn.
Các định luật của Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalambe và nguyên lý di chuyển
khả dĩ.
Hóa vô cơ và các vật
liệu vô cơ 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Trình bày hệ thống
các quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố và hợp chất quan trọng theo chu
kỳ và nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Phân biệt các vật
liệu và chất kết dính vô cơ quan trọng, nắm được các tính chất hóa lý, cơ chế
hoạt động và ứng dụng cơ bản của chúng. Nắm được các chất phụ gia, tính chất và
ứng dụng của chúng trong việc chế tạo các vật liệu xây dựng.
Sức bền vật liệu 1: 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1
Học phần này cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tính toán độ bền và độ cứng của
thanh trong các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ
sở để nghiên cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Ngoài ra học phần này
còn nhằm mục đích xây dựng và bước đầu tạo cho sinh viên những trực giác kỹ
thuật trong việc nhìn nhận sự làm việc của công trình, hình ảnh vật lý của các
vấn đề kỹ thuật.
Nội dung cơ bản của
học phần bao gồm các vấn đề sau:
Các khái niệm cơ bản
về ứng lực, ứng suất trong bài toán thanh.
Trạng thái ứng suất
đơn và phức tạp trong thanh
Các thuyết bền
Các đặc trưng hình
học cần thiết khi tính toán thanh
Các bài toán thanh
chịu xoắn và chịu uốn phẳng.
Cơ học kết cấu 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1, Sức bền vật liệu
Trang bị cho sinh
viên các kiến thức cơ bản và kỹ năng tính toán nội lực các hệ thanh tĩnh định
làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính. Chuẩn bị kiến thức để nghiên cứu
tiếp học phần tiếp theo về tính toán hệ siêu tĩnh. Nội dung chính của học phần
là nghiên cứu các hệ thanh phẳng tĩnh định bao gồm các vấn đề sau:
Phân tích cấu tạo
hình học
Phân tích nội lực của
hệ chịu tải bất động và di động
Khái niệm hệ không
gian
Nhiệt kỹ thuật : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1, Vật lý 2
Các kiến thức cơ sở
tính toán nhiệt trong các quá trình sấy, nung vật liệu. Các kiến thức tổng quát
về trao đổi năng lượng qua đó tính được hiệu suất nhiệt của các thiết bị nhiệt.
Kỹ thuật điện : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 2
Các kiến thức cơ bản
về mạch điện và các máy điện sử dụng trong kỹ thuật.
Hóa hữu cơ - Polymer :
4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Cơ sở lý thuyết cơ
bản của hoá hữu cơ polymer; các đặc điểm và tính chất quan trọng của polymer;
Các phương pháp kỹ thuật tổng hợp polymer; Phạm vi ứng dụng của polymer trong
xây dựng.
Thuỷ lực cơ sở 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1, Sức bền vật liệu
Các tính chất vật lý
chủ yếu của chất lỏng, sự cân bằng, động lực học của chất lỏng (nén và không
nén được), Sự chuyển động của chất lỏng qua lỗ vòi; Tính toán ống dẫn chất lỏng
và chất khí; Chuyển động không ổn định và chuyển động tương đối giữa chất lỏng
và vật rắn.
Cơ sở cơ khí 1 : đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật, Cơ học cơ sở 1, Sức bền vật liệu
Các kiến thức cơ bản
về kỹ thuật cơ khí như vật liệu chế tạo, các sản phẩm cơ khí; công nghệ gia
công kim loại và hợp kim.
Hóa phân tích : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa vô cơ, Vật liêu vô cơ
Các hiểu biết về
những phương pháp cơ bản để phân tích, đánh giá thành phần vật liệu, chất lỏng
và khí. Tiến hành xác định được thành phần hoá học của một số vật liệu.
Kiến trúc dân dụng và
công nghiệp : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vẽ kỹ thuật
Các khái niệm cơ bản
về kiến trúc, các nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng và công nghiệp. Có khả
năng tìm hiểu các bản vẽ, hồ sơ thiết kế kiến trúc - xây dựng và thiết kế kiến
trúc trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Đồ án kiến trúc dân
dụng và công nghiệp : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kiến trúc dân dụng công nghiệp (hoặc song hành)
Nắm được các nguyên
tắc thiết kế và trình tự thiết kế kiến trúc, có khả năng thiết kế kiến trúc
trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công trình dân dụng đơn giản.
Vật liệu xây dựng : 5
đvht
Điều kiện tiên
quyết: Các học phần Hoá học, Sức bền vật liệu.
Nội dung của học phần
giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của
các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng, kim loại,
kính, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, silicát, gỗ, bê tông
asphal, vật liệu hoàn thiện. Ngoài các vấn đề trên còn có 5 bài thí nghiệm giới
thiệu các phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu xây
dựng.
Hoá lý - Hoá keo : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Các kiến thức cơ bản
về nhiệt động hoá học, các hiệu ứng năng lượng của các quá trình hoá học, quá
trình xảy ra trong dung dịch, cân bằng trong các hệ hoá học và hệ cấu tử.
Các kiến thức về hệ
phân tán keo, các dung dịch chất hoạt tính bề mặt và cao phân tử, các kiến thức
về Sol lỏng và Sol khí.
Cơ sở cơ khí 2 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ sở cơ khí 1
Những kiến thức cơ
bản về động học và động lực máy, các nguyên lý làm việc của các chi tiết máy để
khai thác và sử dụng tốt các thiết bị và máy. Tính toán đơn giản sơ bộ các chi
tiết máy có công dụng chung dùng phổ biến.
Kết cấu bê tông cốt
thép : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu xây dựng và Sức bền vật liệu.
Nội dung của học phần
này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kết cấu bê tông cốt
thép cũng như khả năng thiết kế các dạng kết cấu bê tông cốt thép thông thường.
Nắm được sự làm việc của bê tông và cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép.
Sau khi học xong sinh viên có thể thiết kế được các dạng kết cấu bê tông cốt
thép thông thường.
Nội dung của học phần
bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
Tính toán và cấu tạo
các cấu kiện chịu uốn, chịu nén, chịu xoắn và kéo.
Tính toán biến dạng
và nứt.
Tính toán và cấu tạo
các cấu kiện có ứng suất trước
Sàn phẳng.
Đồ án kết cấu bê tông
cốt thép : 1 đvht
Điều kiện tiên
quyết: Song hành hoặc học sau học phần Kết cấu bê tông cốt thép.
Vận dụng những kiến
thức đã học trong học phần Kết cấu bê tông cốt thép về tính toán và cấu tạo các
cấu kiện chịu uốn để thiết kế một kết cấu cụ thể, ví dụ sàn sườn toàn khối có
bản loại dầm. Tập dượt cho sinh viên cách thể hiện một bản vẽ thi công và làm
quen với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kinh tế công nghiệp
Vật liệu xây dựng : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu xây dựng
Nghiên cứu các tính
chất kinh tế - xã hội và vận dụng các quy luật của chủ nghĩa xã hội trong ngành
sản xuất vật liệu xây dựng; Các vấn đề về kinh tế của sản xuất xảy ra trong
ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Môi trường trong xây
dựng : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu xây dựng
Những kiến thức cơ
bản về sinh thái & môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức
khoẻ con người, tới sản xuất, tới nền kinh tế và ngược lại.
Các nguyên nhân gây ô
nhiễm, các giải pháp kỹ thuật & quy hoạch xây dựng, quản lý xã hội nhằm bảo
vệ môi trường.
Hoá lý Silicát : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa lý-Hóa keo
Các hợp chất của
Silíc, trạng thái tập hợp của Silicát; Phản ứng vật chất trạng thái rắn và sự
thiêu kết; Cân bằng pha trong hệ Silicát.
Thiết bị nhiệt trong
sản xuất vật liệu xây dựng : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Nhiệt kỹ thuật
Các quá trình gia
công nhiệt vật liệu và cấu kiện xây dựng. Các quá trình công nghệ thực hiện
trong thiết bị nhiệt: quá trình cháy nhiên liệu, quá trình trao đổi nhiệt....
Các thiết bị và thông số công nghệ của chế độ gia công nhiệt vật liệu: xi măng,
gốm, thủy tinh, bê tông, vật liệu cách nhiệt ...v.v.
Đồ án Thiết bị nhiệt
trong SXVLXD : 1đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học song song hoặc học sau Thiết bị nhiệt trong SXVLXD.
Tính toán và thiết kế
một thiết bị mới (lò sấy, lò nung, bể dưỡng hộ ...) hoặc tính toán kiểm tra một
thiết bị đã có dùng vào mục đích gia công nhiệt các sản phẩm và nguyên liệu.
Công nghệ bê tông xi
măng 1 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu xây dựng, Hóa Silicát.
Những kiến thức cơ
bản về bản chất và tính năng của vật liệu bê tông, các loại bê tông khác nhau
(nặng, nhẹ, silicát, bền ăn mòn, chịu nhiệt ....) dùng trong các công trình xây
dựng. Các kiến thức về thiết kế thành phần, sự rắn chắc, các tính chất và yếu
tố ảnh hưởng.
Máy sản xuất vật liệu
xây dựng 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ sở cơ khí 1, Cơ sở cơ khí 2
Giới thiệu các trang
thiết bị thực hiện các quá trình chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng (đập,
nghiền, sàng, phân loại, làm sạch, định lượng, cấp liệu, trộn, tạo hình, ....)
Các công thức tổng quát về tính năng nguyên lý làm việc của thiết bị, tính toán
các thông số chủ yếu để lựa chọn đúng thiết bị.
Đồ án máy sản xuất
vật liệu xây dựng : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
học song hành hoặc học sau Máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Bổ sung cho môn học
Máy sản xuất Vật liệu xây dựng. Thực hành lập sơ đồ công nghệ sản xuất vật liệu
xây dựng; Tính chọn các thiết bị, tính toán các thông số cơ bản chủ yếu của
thiết bị, nghiên cứu các kết cấu máy và thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật.
Công nghệ chất kết
dính vô cơ : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thiết bị nhiệt, Máy sản xuất vật liệu xây dựng, Hóa lý Silicát.
Những kiến thức cơ
bản về công nghệ sản xuất các chất kết dính vô cơ, các nguyên liệu sử dụng, các
phương pháp sản xuất chủ yếu, một số tính chất và phạm vi sử dụng các chất kết
dính vô cơ.
Đồ án chất kết dính
vô cơ : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
học song hành hoặc học sau học phần Công nghệ chất kết dính vô cơ và đã có kiến
thức học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp.
Vận dụng các kiến
thức về Công nghệ chất kết dính vô cơ, Thiết bị nhiệt, Máy sản xuất vật liệu
xây dựng để thiết kế công nghệ nhà máy sản xuất chất kết dính, Lựa chọn phương
pháp sản xuất, thiết lập dây chuyền sản xuất, tính toán thành phần phối liệu,
tính toán chọn thiết bị, nhà xưởng, kho bãi.
Công nghệ Gốm xây
dựng : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu xây dựng, Hóa lý Silicát, Máy sản xuất vật liệu xây dựng, Thiết bị
nhiệt.
Giới thiệu cấu trúc,
tính chất các sản phẩm gốm xây dựng, chủng loại, ý nghĩa và cách sử dụng chúng.
Các loại công nghệ chế tạo sản phẩm gốm xây dựng và phương pháp thiết kế công
nghệ chế tạo chúng.
Đồ án công nghệ Gốm
xây dựng : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học song hành hoặc học sau học phần Công nghệ Gốm xây dựng và đã
có kiến thức trong học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp.
Giới thiệu về sản
phẩm chế tạo (tính chất, ý nghĩa, phạm vi sử dụng ...); Lựa chọn phương pháp và
dây chuyền sản xuất ... Tính và lựa chọn chế độ làm việc, trang thiết bị, tính
toán chi phí năng lượng ... Thể hiện quá trình công nghệ trên bản vẽ kỹ thuật
của một số phân xưởng, các giải pháp công nghệ.
Công nghệ bê tông xi
măng 2 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Vật liệu xây dựng, Máy sản xuất vật liệu xây dựng, Thiết bị nhiệt, Công nghệ
chất kết dính vô cơ, Công nghệ bê tông xi măng 1 và kết cấu bê tông cốt thép.
Giới thiệu toàn bộ
quá trình công nghệ chế tạo cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép cũng như bê
tông cốt thép dự ứng lực. Các phương pháp kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông
và bê tông cốt thép, hoàn thiện các sản phẩm bê tông. Các phương pháp công nghệ
chế tạo các sản phẩm cấu kiện bê tông (dạng tấm, dạng ống, dạng khối,....).
Đồ án công nghệ bê
tông xi măng 2: 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học song song hoặc học sau học phần Công nghệ bê tông xi măng 2 và
đã có kiến thức trong học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp.
Thiết kế một số phân
xưởng trong công nghệ sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép: kho nguyên liệu,
phân xưởng chế tạo hỗn hợp bê tông. Tính toán, lựa chọn trang thiết bị, các
giải pháp công nghệ. Quá trình công nghệ thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật của từng
phân xưởng.
Tổ chức quản lý xí
nghiệp : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kinh tế công nghiệp vật liệu xây dựng, Công nghệ CKD, Công nghệ BTXM 2, Công
nghệ Gốm xây dựng.
Nghiên cứu tính chất
kinh tế - xã hội và các quy luật kinh tế trong các xí nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng.
Giới thiệu những tính
chất cơ bản về tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp vật liệu xây
dựng.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo đại học 5 năm hoặc
4,5 năm. Các học phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 theo
nội dung mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Số học trình còn lại (12 ĐVHT phần
giáo dục đại cương và 49 ĐVHT phần giáo dục chuyên nghiệp) do các trường tự bổ
sung và xây dựng chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho từng ngành và chuyên ngành
đào tạo cụ thể của trường mình.
Học phần kiến thức
bắt buộc nào mà trường cần tăng thêm thời lượng hoặc bổ sung nội dung thì đưa
ngay vào các chi tiết của học phần đó mà không cần tách riêng phần bắt buộc và
phần bổ sung. Do khối lượng kiến thức cơ sở ngành bắt buộc thiết kế ở mức tối
thiểu, nên khối lượng các môn học này không cần thay đổi khi thiết kế chương
trình đào tạo cho hệ 4,5 năm.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Máy Xây dựng Machinery and Equipement for Civil
Engineering)
Mã ngành: ……………………………..
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành
Máy Xây dựng nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách
và sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc tập thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Kỹ sư Máy Xây dựng được trang bị kiến thức của
các môn khoa học cơ bản; Kiến thức chuyên sâu của các môn kỹ thuật cơ sở thuộc
ngành kỹ thuật cơ khí nói chung; Kiến thức thuộc ngành kỹ thuật Máy Xây dựng và
các kiến thức có liên quan khác của ngành kỹ thuật công trình.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ
sư ngành Máy Xây dựng có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo, lắp đặt, quản lý, kinh
doanh, tổ chức khai thác kỹ thuật… các loại máy và thiết bị xây dựng; có thể
làm việc tại các cơ sở sản xuất, các công ty tư vấn, cơ quan quản lý các cấp,
các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo.
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính theo đơn vị học
trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
104
|
76
|
180
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
77
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
|
76
|
|
- Thực tập nghề
nghiệp
|
12
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
172
|
88
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
GIÁO DỤC ĐẠI
CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ Nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ
Chí Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại
cương
|
4
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
77
|
16
|
Cơ học cơ sở
|
7
|
17
|
Sức bền vật liệu
|
8
|
18
|
Hình hoạ
|
2
|
19
|
Vẽ kỹ thuật
|
4
|
20
|
Thuỷ lực cơ sở
|
4
|
21
|
Kỹ thuật điện
|
4
|
22
|
Nhiệt kỹ thuật
|
3
|
23
|
Cơ học kết cấu
|
4
|
24
|
Vật liệu cơ khí
|
5
|
25
|
Nguyên lý máy
|
4
|
26
|
Dung sai và kỹ thuật
đo
|
3
|
27
|
Cơ sở thiết kế máy
|
5
|
28
|
Đồ án thiết kế truyền
động cơ khí
|
2
|
29
|
Kỹ thuật gia công
cơ khí
|
5
|
30
|
Kỹ thuật điện tử
|
4
|
31
|
Kỹ thuật điều khiển tự động
|
4
|
32
|
Truyền động thuỷ khí
|
4
|
33
|
Động lực học máy
|
3
|
34
|
Môi trường
trong xây dựng
|
2
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN TỐT
NGHIỆP
|
27
|
35
|
Thực tập nghề nghiệp
|
5
|
36
|
Thực tập tốt nghiệp
|
7
|
37
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Ghi chú:
Việc phân các môn học
thành các môn thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành nêu trên chỉ mang tính tương đối.
Việc bố trí thứ tự
các môn học cũng như việc chia thành các học phần thuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường
Nội dung đồ án môn học
Thiết kế truyền động cơ khí, các trường tự chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo.
Nội dung thực tập cơ
khí do các trường tự chọn phù hợp với yêu cầu của đào tạo.
MÔ
TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm.
Cơ học cơ sở :
7 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Giải tích 2
1. Tĩnh học
vật rắn: các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học. Lý thuyết về lực tác dụng
và các bài toán cân bằng; Động học chất điểm: Các chuyển động cơ bản của chất
điểm, chuyển động song phẳng, chuyển động phức hợp của chất điểm. Động lực học:
Các định luật cơ bản về phương trình vi phân miêu tả chuyển động; Các định lý
tổng quát về động lực học; Các nguyên lý di chuyển khả dĩ, nguyên lý Đalambe;
2. Động lực
học trong chuyển động tương đối; Lý thuyết va chạm; Phương trình tổng quát động
lực học; Khái niệm về dao động và lý thuyết ổn định.
Sức bền vật
liệu : 8 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Giải tích 2, Cơ học cơ sở (phần 1)
Các kiến thức
cơ bản; ứng lực trong bài toán thanh, thanh chịu kéo hoặc nén đúng tâm; Trạng
thái ứng suất và thuyết bền; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang; Uốn phẳng
những thanh thẳng; Thanh chịu xoắn; Thanh chịu lực phức tạp; ổn định của thanh
chịu nén đúng tâm; Tính toán thanh chịu tải trọng động; Tính toán ống dày; Tính
toán độ bền kết cấu theo trạng thái giới hạn.
Hình hoạ : 2 đvht
Điều kiện
tiên quyết: không
Các kiến thức
cơ bản về phép chiếu và phương pháp xây dựng hình biểu diễn không gian trên mặt
phẳng bằng phương pháp hai hình chiếu thẳng góc và giải bài toán không gian
trên mặt phẳng biểu diễn.
Vẽ kỹ thuật :
4 đvht
Điều kiện tiên
quyết:Hình họa
- Mở đầu; Vẽ
hình học; Biểu diễn vật thể; Bản vẽ nhà; Lập bản vẽ công trình và chi tiết công
trình bằng CAD.
- Các mối
ghép; Các cơ cấu truyền động; Bản vẽ chi tiết máy; Vẽ tách chi tiết từ vật
thật; Bản vẽ lắp; Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp và dựng bản vẽ lắp bằng CAD.
Thuỷ lực cơ
sở 4 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu
Những kiến
thức cơ sở về tĩnh học, động lực của chất lỏng; Các phương pháp xác định lực
cản thuỷ lực bao gồm: cơ sở tính toán, các trạng thái chuyển động của dòng chất
lỏng, các phương trình cơ bản và xác địng lưu lượng dòng chảy; Chuyển động đều
trong dòng có áp, kênh hở và kênh kín.
Kỹ thuật Điện:
4 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Giải tích 2, Đại số, Vật lý 1, Vật lý 2
Mạch điện:
Những khái niệm cơ bản về mạch điện; Dòng điện sin; Các phương pháp phân tích
mạch điện; Mạch ba pha; Quá trình quá độ trong mạch điện; Máy điện; Khái niệm
chung về máy điện; Máy biến áp; Động cơ điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ;
Máy điện một chiều; Điều khiển máy điện.
Nhiệt kỹ
thuật : 3 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Giải tích 2, Đại số, Vật lý 1, Vật lý 2
Phần 1. Nhiệt
động kỹ thuật: Các khái niệm cơ bản; Quá trình nhiệt động của chất môi giới;
Định luật về nhiệt động; Hơi nước và các chu trình thiết bị làm lạnh.
Phần 2. Truyền
nhiệt: Các khái niệm cơ bản về truyền và dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu và
bức xạ; Truyền nhiệt và thiết bị nhiệt.
Cơ học kết
cấu 4 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu
Phân tích cấu
tạo hình học các hệ phẳng và xác định nội lực trong hệ phẳng chịu tải trọng
tĩnh; Nội lực trong hệ phẳng chịu tải trọng di động. Khái niệm về hệ không
gian.
Vật liệu cơ
khí : 5 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Không
Nội dung chủ
yếu của môn học bao gồm hai phần:
- Phần I: Vật
liệu học cơ sở: Giới thiệu cấu trúc tinh thể của vật liệu kim loại, quá trình
hình thành và biến đổi pha, quá trình khuyếch tán trong vật liệu; Các tính chất
của vật liệu như lý tính, hoá tính (ăn mòn và bảo vệ kim loại), cơ tính và tính
công nghệ; Các phương pháp kiểm tra và đo các chỉ tiêu cơ tính, các phương pháp
nghiên cứu quá trình chuyển pha và cấu trúc của vật liệu.
- Phần II:
Các loại vật liệu thông dụng trong công nghiệp bao gồm: thép và gang; Kim loại
và hợp kim màu; Vật liệu bột; Vật liệu polymer: vật liệu composite.
- Khái niệm
về vật liệu và công nghệ nanô; Những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu vật
liệu nanô và những ứng dụng của nó.
Nguyên lý máy : 4
đvht
Điều kiện
tiên quyết: Vẽ kỹ thuật, Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu
Trang bị những kiến
thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, động học và động lực học cơ cấu. Chuyển động
thực của máy và cơ cấu; Các biện pháp làm đều và ổn định chuyển động của máy.
Nguyên lý hình thành các cơ cấu điển hình như cơ cấu bánh răng, cơ cấu cam, ...
Dung sai và kỹ thuật
đo 3 đvht
Điều kiện tiên
quyết: Vẽ kỹ thuật
- Phần dung sai lắp
ghép: Các khái niệm cơ bản về dung sai - lắp ghép; Hệ thống dung sai lắp ghép
hình trụ trơn; Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt; Dung sai kích
thước và lắp ghép của các mối ghép thông dụng; Chuỗi kích thước …
- Phần kỹ thuật đo
gồm: Các khái niệm cơ bản trong đo lường; Dụng cụ đo thông dụng trong chế tạo
cơ khí; Phương pháp đo các thông số hình học trong chế tạo cơ khí; Đo lường một
số đại lượng trong chế tạo cơ khí.
Cơ sở thiết kế máy : 5
đvht
Điều kiện tiên
quyết: Vẽ kỹ thuật, Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Dung sai và
kỹ thuật đo, Vật liệu cơ khí
Các định nghĩa và
khái niệm cơ bản trong tính toán thiết kế chi tiết máy; Tải trọng, ứng suất,
chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ bền mỏi, …; Quy trình tính toán thiết kế chi
tiết máy; Các chi tiết máy ghép; Các bộ truyền động (BT): BT bánh ma sát, BT
đai, BT xích, BT vít - đai ốc, BT bánh răng (bánh răng trụ răng thẳng, răng
nghiêng, bánh răng côn), BT trục vít – bánh vít; Tính toán và thiết kế trục, ổ
trượt, lò xo; Tính toán và chọn ổ lăn, khớp nối.
Đồ án thiết kế hệ
truyền động cơ khí : 2 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Cơ sở thiết kế máy
Là đồ án Cơ sở thiết
kế máy; Có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên một số kiến thức và nội dung sau:
Phân bổ tỷ số truyền hợp lý cho các bộ truyền thành phần; Tính toán thiết kế
các bộ truyền thành phần theo yêu cầu của đầu bài; Tính toán thiết kế các chi
tiết cần thiết; Tính toán vỏ hộp, các chi tiết phụ và chế độ bôi trơn; Lập bảng
số liệu về các thông số kỹ thuật; Lập các bản vẽ thiết kế.
Kỹ thuật gia công cơ
khí : 5 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Vẽ kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Dung sai và kỹ thuật
đo, Vật liệu cơ khí
Mở đầu: Quá trình sản
xuất cơ khí; Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản. Các phương pháp gia công
không phoi: Đúc; Gia công kim loại bằng áp lực; Hàn và cắt kim loại. Các phương
pháp gia công cắt gọt kim loại: Nguyên lý cắt và vấn đề năng suất trong gia
công cắt gọt; Chất lượng và lượng dư gia công cơ khí; Chuẩn và đồ gá. Tính công
nghệ trong kết cấu và việc thiết kế quy trình công nghệ; Phôi và nguyên công
chuẩn bị phôi; Gia công mặt phẳng; Gia công mặt trụ; Gia công báng răng; Gia
công pittông và trục khuỷu.
Kỹ thuật điện tử : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện
Điện tử tương tự: Cơ
sở lý thuyết điện tử tương tự. Các mạch khuếch đại điện áp. Các mạch IC
tương tự. Khuếch đại thuật toán. Khuếch đại chọn lọc. khuếch đại công suất. Bộ
tạo dao động; Điện tử số: Kiến thức cơ sở về kỹ thuật số. Các cổng logic tổ
hợp. Các mạch logic dẫy; Điện tử công suất: Các linh kiện điện tử công suất.
Chỉnh lưu có điều khiển. Biến đổi điện áp xoay chiều. Biến đổi tần số. Biến đổi
điện áp một chiều.
Kỹ thuật điều
khiển tự động: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện, Kỹ
thuật điện tử
Giới thiệu về
hệ thống điều khiển tự động; Phương pháp mô tả hệ thống điều khiển tự động
tuyến tính; Động lực học của hệ điều khiển tuyến tính; Cơ sở kỹ thuật số; Các
phần tử cơ bản của hệ thống điều khiển; Mô hình điều khiển của một số cơ cấu và
hệ thống cơ điện tử.
Truyền động thuỷ khí :
4 đvht
Điều kiện
tiên quyết: Thủy lực cơ sở và các môn cơ sở kỹ thuật cơ khí
Những vấn đề chung
của truyền động thuỷ khí; Truyền động thuỷ tĩnh: Bơm và động cơ thuỷ lực, các
phần tử thuỷ lực trong cơ cấu điều khiển và các thiết bị phụ, các mạch thuỷ lực
cơ bản và phương pháp điều chỉnh tốc độ, áp lực, ứng dụng truyền động thuỷ tĩnh
trên máy xây dựng (máy nâng, máy làm đất, ôtô … ); Truyền động thuỷ động: Khớp
nối thuỷ lực, biến tốc thuỷ lực, truyền động thuỷ - cơ; Truyền động khí nén:
Khái niệm, các chi tiết điển hình và mạch truyền động khí nén, các tính toán cơ
bản.
Động lực học máy : 3
đvht
Điều kiện
tiên quyết: Cơ sở thiết kế máy
Các khái niệm cơ bản;
Mô hình nghiên cứu và cách xác định thông số của nó; Động lực học máy cứng;
Tính toán móng máy chịu dao động; Động lực học máy đàn hồi; Khái niệm về động
lực học máy chịu dao động phi tuyến; Thí dụ về các mô hình tính toán thường
gặp.
Môi trường
trong xây dựng : 2 đvht
Điều kiện
tiên quyết: không
Trình bày các kiến
thức cơ bản về môi trường trong xây dựng và phát triển bền vững. Các nguyên lý,
giải pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng, trong thiết kế, quy hoạch
phát triển đô thị.
Thực tập nghề nghiệp :
5 đvht
Do các trường tự xây
dựng cho phù hợp với chương trình đào tạo.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức được quy định trong 260 đvht là khối lượng kiến
thức tối thiểu. Khi thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể các trường có thể tăng thêm.
12 đvht do các trường tự chọn
trong phần giáo dục đại cương được chia ra như sau:
Khoa học xã hội : 5 đơn vị học trình
Nhân văn - nghệ thuật
: 4 đơn vị học trình
Toán (bổ sung) : 3 đơn vị học trình
3. Khối lượng 180 đvht của khối kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp là tối thiểu để đào tạo kỹ sư Máy xây dựng với thời gian đào tạo 5 năm. Khối lượng
kiến thức bao gồm: 104 đvht bắt buộc và 76 đvht tự chọn. Trong quá
trình xây dựng chương trình cụ thể các môn học, thời lượng và nội dung quy định cho các học trình bắt
buộc phải được thực hiện đầy đủ. Trên cơ sở mục tiêu
đào tạo cụ thể, các trường
có thể bổ sung một số học phần vào phần tự chọn của khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp để đáp ứng được tính đặc thù của chuyên ngành
đào tạo.
4. Nội dung trong 12
đơn vị học trình dành
cho thực tập nghề nghiệp và 15 đơn
vị học trình cho đồ án tốt nghiệp các
trường tự xây dựng phù hợp với chương trình đào tạo.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành
đào tạo: Kỹ thuật Cấp thoát nước (Water Supply and Sanitation)
Mã ngành:………………………
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước nhằm đào tạo người kỹ sư toàn diện có phẩm chất
chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, có đủ
trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kỹ sư ngành cấp thoát
nước được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có kiến thức chuyên môn cần thiết, có
khả năng nghiên cứu, thiết kế, thi công lắp đặt, tổ chức quản lý, vận hành...
các công trình cấp nước, thoát nước và bảo vệ môi trường nước, phục vụ cho sự
phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
đất nước và hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp,
các kỹ sư ngành này có thể làm việc tại các công ty tư vấn, các công ty cấp
thoát nước, các cơ sở sản xuất, các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo lên
quan đến cấp thoát nước và bảo vệ môi trường.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tổi thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tổi thiểu: 261 ®¬n vÞ häc tr×nh (đvht)
Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(tính theo số đơn vị
học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục
đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
|
124
|
57
|
181
|
- Kiến thức cơ sở
ngành
|
57
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
40
|
|
|
- Thực tập
|
12
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
192
|
69
|
261
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN
NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI
LƯỢNG (đvht)
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác –
Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị
Mác - Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ
NGÀNH
|
57
|
16
|
Cơ học cơ sở 1
|
4
|
17
|
Cơ sở cơ học 2
|
3
|
18
|
Sức bền vật liệu 1*
|
4
|
19
|
Cơ học kết cấu 1*
|
4
|
20
|
Thuỷ lực
|
6
|
21
|
Địa chất công trỡnh
và địa chất thuỷ văn
|
4
|
22
|
Thực tập địa chất
công trình và địa chất thuỷ văn
|
1
|
23
|
Cơ học đất và nền móng
|
3
|
24
|
Vật liệu xây dựng
|
4
|
25
|
Luật Xây dựng, Luật
Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước
|
4
|
26
|
Kỹ thuật điện
|
3
|
27
|
Đo đạc
|
4
|
28
|
Thực tập đo đạc
|
1
|
29
|
Hoá nước và vi sinh
vật nước
|
6
|
30
|
Máy thuỷ lực
|
3
|
31
|
Thuỷ văn
|
3
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
40
|
32
|
Bảo vệ & quản
lý tổng hợp nguồn nước
|
3
|
33
|
Công trình thu và
trạm bơm
|
4
|
34
|
Đồ án công trình
thu và trạm bơm cấp I
|
1
|
35
|
Mạng lưới cấp nước
|
4
|
36
|
Đồ án mạng lưới cấp
nước
|
1
|
37
|
Mạng lưới thoát
nước mưa và nước thải
|
4
|
38
|
Đồ án mạng lưới
thoát nước mưa và nước thải
|
1
|
39
|
Xử lý nước cấp
|
5
|
40
|
Đồ án xử lý nước
cấp
|
1
|
41
|
Xử lý nước thải
|
5
|
42
|
Đồ án xử lý nước
thải
|
1
|
43
|
Thi công công trình
cấp thoát nước và an toàn LĐ
|
5
|
44
|
Đồ án thi công công
trình cấp thoát nước
|
1
|
45
|
Kinh tế ngành cấp
thoát nước và môi trường
|
4
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
|
27
|
46
|
Thực tập
|
12
|
47
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
* Ghi chú: quy định
theo khung chương trình giáo dục của ngành Xây dựng công trình.
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB;
Định nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O.
Linh kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm....
Cơ học cơ sở 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Cung cấp cho sinh
viên các kiến thức về cân bằng các chuyển động của vật rắn dưới tác dụng của
ngoại lực và tác động tương hỗ giữa các vật rắn với nhau, các khái niệm cơ bản
và kiến thức về cân bằng và chuyển động của vật thể ở 3 phần của cơ học: tĩnh
học, động học, động lực học. Đặc biệt yêu cầu sinh viên phải nắm được các khái
niệm và phương trình về cân bằng và chuyển động, liên kết, các nguyên lý cơ
học.
Nội dung chính của
học phần bao gồm các vấn đề sau:
Các khái niệm cơ bản
về hệ tiên đề cơ học, lý thuyết về lực, bài toán cân bằng.
Các chuyển động cơ
bản của vật rắn.
Các định luật của Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalambe và nguyên lý di chuyển
khả dĩ.
Cơ học cơ sở 2 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ
học cơ sở 1.
Sau khi học xong Cơ
học cơ sở 1, Cơ học cơ sở 2 nhằm đi sâu vào một số vấn đề của cơ học có nhiều
ứng dụng nhiều trong kỹ thuật như lý thuyết va chạm, ổn định chuyển động và dao
động cơ học trong kỹ thuật, nhằm rút ngắn khoảng cách và làm nối giữa lý thuyết
cơ học và các ứng dụng trong kỹ thuật.
Nội dung chính của
học phần bao gồm một số vấn đề chọn lọc của cơ học chưa được đề cập tới trong
Cơ học cơ sở 1, đó là:
- Chuyển động tương
đối, lý thuyết va chạm
- Một số mệnh đề cơ
bản của cơ học giải tích
- Lý thuyết ổn định
chuyển động và dao động cơ học.
Sức bền vật liệu 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1
Học phần quy định
theo khung chương trình giáo dục của ngành Xây dựng công trình cung cấp cho sinh
viên những kiến thức cơ bản nhất về tính toán độ bền và độ cứng của thanh trong
các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ sở để nghiên
cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Ngoài ra học phần này còn nhằm mục
đích xây dựng và bước đầu tạo cho sinh viên những trực giác kỹ thuật trong việc
nhìn nhận sự làm việc của công trình, hình ảnh vật lý của các vấn đề kỹ thuật.
Nội dung cơ bản của
học phần bao gồm các vấn đề sau:
Các khái niệm cơ bản
về ứng lực, ứng suất trong bài toán thanh.
Trạng thái ứng suất
đơn và phức tạp trong thanh
Các thuyết bền
Các đặc trưng hình
học cần thiết khi tính toán thanh
Các bài toán thanh
chịu xoắn và chịu uốn phẳng.
Cơ học kết cấu 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1 và Sức bền vật liệu.
Học phần quy định
theo khung chương trình giáo dục của ngành Xây dựng công trình trang bị cho
sinh viên các kiến thức cơ bản và kỹ năng tính toán nội lực các hệ thanh tĩnh
định làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính. Chuẩn bị kiến thức để nghiên
cứu tiếp học phần tiếp theo về tính toán hệ siêu tĩnh. Nội dung chính của học
phần là nghiên cứu các hệ thanh phẳng tĩnh định bao gồm các vấn đề sau:
Phân tích cấu tạo
hình học
Phân tích nội lực của
hệ chịu tải bất động và di động
Khái niệm hệ không
gian.
Thuỷ lực : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1 và Sức bền vật liệu.
Các tính chất vật lý
chủ yếu của chất lỏng, sự cân bằng, động lực học của chất lỏng (nén và không
nén được); Sự chuyển động của chất lỏng qua lỗ vòi; Tính toán ống dẫn chất lỏng
và chất khí; Chuyển động không ổn định và chuyển động tương đối giữa chất lỏng
và vật rắn; Dòng chảy trong ống dài; Dòng chảy trong kênh; nước va và nước
nhảy,…
Địa chất công trình
và địa chất thủy văn 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thủy lực
Địa chất công trình
và địa chất thuỷ văn là môn học cơ sở nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức
cơ bản về môi trường địa chất công trình, địa chất thuỷ văn. Các nội dung cơ
bản của học phần là tính chất vật lý của nước, đất, đá; thành phần hoá học của
nước dưới đất; động lực học nước dưới đất; các hiện tượng, quá trình địa chất
động lực lien quan đến hoạt động địa chất của nước dưới đất; các phương pháp
khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
Thực tập địa chất
công trình và địa chất thuỷ văn : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Địa chất công trình và địa chất thủy văn
Thực tập Địa chất
công trình và địa chất thuỷ văn ngoài hiện trường nhằm đánh giá điều kiện địa
chất thuỷ văn và địa chất công trình bằng các phương pháp khảo sát khác nhau:
trực quan, khoan, xuyên, nén, đổ hút nước thí nghiệm, bơm hút,…Sau khi kết thúc
thực tập, sinh viên phải được trang bị kiến thức thực tế về địa chất thuỷ văn
và địa chất công trình để đánh giá được cấu tạo địa chất điọa tầng cũng như đặc
điểm nước dưới đất khu vực để phục vụ cho công tác thiết kế và xây dựng các
công trình cấp thoát nước.
Cơ học đất và nền
móng : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học kết cấu và Địa chất thuỷ văn công trình.
Học phần này cung cấp
cho sinh viên các kiến thức về bản chất của đất, các đặc trưng vật lý của đất,
các quá trình cơ học xảy ra trong đất khi chịu các tác động bên ngoài, các
nguyên tắc chung của thiết kế nền và móng công trình, tính toán các loại móng,
các giải pháp kết cấu cũng như các phương pháp gia cố công trình trên nền đất
yếu.
Vật liệu xây dựng : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hoá học, Sức bền vật liệu
Nội dung của học phần
giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của
các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng, kim loại,
kính, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, silicát, gỗ, bê tông
asphal, vật liệu hoàn thiện. Ngoài các vấn đề trên còn có các bài thí nghiệm
giới thiệu các phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu
xây dựng.
Luật Xây dựng, Luật
Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung của học phần
giới thiệu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam, sự ra đời và nội
dung của các Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước. Đây
là các luật cơ bản mà kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật cấp thoát nước phải nắm được
trong quá trình hoạt động chuyên môn của mình.
Kỹ thuật điện : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Nội dung của học phần
là cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các bộ phận cơ bản của hệ
thống điện, mạch điện và các máy điện sử dụng trong kỹ thuật.
Đo đạc : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Đại số
Nội dung chính của
học phần bao gồm các vấn đề trắc địa cơ bản nhưng cần thiết cho xây dựng công
trình như: định vị điểm, định hướng đường thẳng, bản đồ địa hình, sử dụng bản
đồ, tính toán trắc địa, đo góc, đo dài, đo cao, lưới khống chế mặt bằng, lưới
khống chế độ cao, đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình, các dạng công tác bố
trí công trình , bố trí đường cong tròn, đo vẽ hoàn công, quan trắc biến dạng
công trình.
Thực tập đo đạc : 1 đvht
Học phần này học song
hành với học phần đo đạc.
Nội dung chính của
học phần này bao gồm các vấn đề sau: sử dụng máy kinh vĩ và máy nivô để đo các
yếu tố cơ bản: đo góc bằng, đo góc đứng, đo dài bằng vạch ngắm xa và mia đứng,
đo cao lượng giác, đo cao hình học.
Hoá nước và vi sinh
vật nước : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học đại cương
Nội dung chính của
học phần này bao gồm các vấn đề sau: đánh giá chất lượng nước; các quá trình
keo tụ, khử sắt và mangan, làm mềm nước, xử lý nước thải bằng phương pháp hoá
học, ổn định nước; hệ thống vi sinh vật, cấu tạo tế bào vi khuẩn, các quá trình
sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật; các quá trình dinh dưỡng và năng lượng
của vi khuẩn; sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên; các loại bệnh dịch
lien quan đến môi trường nước; quá trình khử trùng; cơ chế các quá trình xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh hoá,…
Các thí nghiệm hoá
nước và vi sinh vật: phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nước thiên nhiên,
nước cấp và nước thải; xác định liều lượng hoá chất tối ưu để xử lý nước cấp và
nước thải; xác định coliform trong nước và bùn cặn,…
Máy thuỷ lực : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thuỷ lực và Cơ học cơ sở
Nội dung chính của
học phần này bao gồm các vấn đề sau: Nguyên lý máy thuỷ lực, cấu tạo và
nguyên tắc hoạt động của máy bơm ly tâm, bơm pitông và các loại máy bơm khác,
máy nén khí và quạt gió, máy khuấy.
Thuỷ văn : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thuỷ lực
Nội dung chính của
học: Sông ngòi và lưu vực, ứng dụng lý thuyết thống kê xác suất trong thuỷ văn,
sự hình thành dòng chảy trên lưu vực và phương trình cân bằng nước, phân tích
tính toán mưa, bốc hơi và thấm, chế độ dòng chảy trong sông như dòng chảy năm,
dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt.
Bài tập về thuỷ văn
công trình.
Bảo vệ và quản lý
tổng hợp nguồn nước : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thuỷ lực, Hoá môi trường, Hoá nước và vi sinh vật nước, Cơ sở môi trường sinh
thái, Thuỷ văn và Địa chất thuỷ văn công trình.
Nội dung chính của
học: Sự tuần hoàn và phân bố nước trong tự nhiên, sự hình thành chất lượng nước
tự nhiên, đặc điểm tài nguyên nước của Việt
nam, ô nhiễm và tự làm sạch nguồn nước mặt và nước ngầm, các mô hình chất lượng
nước, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nguồn nước, quan trắc môi trường nước, sử
dụng và quản lý tổng hợp nguồn nước.
Công trình thu và
trạm bơm : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thuỷ lực, Máy thủy lực, Thủy văn và Địa chất thủy văn công trình.
Nội dung chính của
môn học: Công trình thu nước ngầm, công trình thu nước mặt, trạm bơm cấp nước,
trạm bơm nước thải, trạm bơm nước mưa, các thiết bị của trạm bơm, lắp đặt và
vận hành các loại trạm bơm, cấp điện và tự động hóa cho trạm bơm, tính toán
kinh tế kỹ thuật trạm bơm,…
Đồ án: Công trình thu
và trạm bơm cấp I 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Công trình thu và trạm bơm
Đồ án môn học bao gồm
tính toán lựa chọn nguồn nước, tính toán thiết kế sơ bộ giếng khoan và trạm bơm
nước ngầm hoặc công trình thu nước mặt kết hợp với trạm bơm cấp I hoặc trạm bơm
cấp I tách biệt.
Mạng lưới cấp nước : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết: học sau các môn
học cơ sở chuyên ngành và môn học Công trình thu và trạm bơm.
Nội dung chính của
môn học: Nhu cầu và quy mô dùng nước, hệ thống cấp nước và chế độ làm việc của
hệ thống cấp nước, mạng lưới đường ống cấp nước, cấu tạo mạng lưới cấp nước,
các thiết bị và công trình trên mạng lưới cấp nước, các công trình điều hòa và
dự trữ nước, phân khu cấp nước, công trình vận chuyển nước cấp, thi công và
quản lý vận hành mạng lưới và công trình trên mạng lưới cấp nước.
Đồ án: Mạng lưới cấp
nước : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Mạng lưới cấp nước
Nội dung chính của đồ
án môn học: nghiên cứu lý thuyết và tính toán quy mô công suất trạm cấp nước,
tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước và công trình lien quan, tính toán thiết
kế trạm bơm cấp II,…
Thể hiện các bản vẽ:
mặt bằng mạng lưới cấp nước, biểu đồ áp lực vòng bao, trạm bơm cấp II và chi
tiết hóa đường ống.
Mạng lưới thoát nước
thải và nước mưa : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
học sau các môn học cơ sở chuyên ngành và môn học Công trình thu và trạm bơm.
Nội dung chính của
môn học: Khái niệm về hệ thống thoát nước, lưu lượng tính toán của hệ thống
thoát nước sinh hoạt, cơ sở tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước, cấu tạo
mạng lưới thoát nước thải, mạng lưới thoát nước mưa, hệ thống thoát nước chung,
hệ thống thoát nước chân không và các loại hệ thống thoát nước khác, hồ điều
hòa, trạm bơm thoát nước và các công trình trên mạng lưới thoát nước, xây dựng
và quản lý vận hành mạng lưới và các công trình trên mạng lưới cấp nước.
Đồ án: Thoát nước mưa
và nước thải: 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Mạng lưới thoát nước thải và nước mưa
Nội dung chính của đồ
án môn học: lựa chọn hệ thống thoát nước, xác định lưu lượng nước thải, tính
toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải, tính toán thủy lực tuyến cống thoát
nước mưa, tính toán thiết kế trạm bơm nước thải, tính toán xác định các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật của mạng lưới và trạm bơm thoát nước.
Các bản vẽ thể hiện:
mặt bằng mạng lưới thoát nước thải, mặt cắt dọc các tuyến cống thoát nước thải,
trạm bơm nước thải.
Xử lý nước cấp 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:Các
môn cơ sở chuyên ngành
Nội dung chính của
môn học: Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt, ăn uống và công nghiệp, keo tụ các
chất bẩn trong nước, lắng và các công trình lắng, lọc và các công trình lọc
nước, xử lý sắt, mangan và các chất đặc biệt trong nước, khử trùng nước, quản
lý vận hành nhà máy nước, làm mềm nước và xử lý nước cấp cho công nghiệp.
Các bài thí nghiệm về
lắng và lọc, làm thoáng; lắng tiếp xúc và lọc; keo tụ, lắng và lọc.
§å ¸n m«n häc: Xử lý
nước cấp 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Xử lý nước cấp
Tính toán xác định
công suất, lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước, tính toán thiết kế các công
trình xử lý nước, xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy nước. Các
bản vẽ: sơ đồ cao trình nhà máy nước, mặt bằng nhà máy nước, chi tiết công
trình lọc nước.
Xử lý nước thải 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Mạng lưới thoát nước
Nội dung chính của
môn học: số lượng và thành phần tính chất nước thải, xác định mức độ xử lý nước
thải cần thiết, sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý và sử dụng nước thải, các công
trình xử lý cơ học nước thải, các công trình xử lý sinh học nước thải trong
điều kiện tự nhiên, các công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo, xử
lý bùn cặn, khử trùng nước thải, trạm xử lý nước thải đô thị, xử lý nước thải
bằng phương pháp hóa học và hóa lý, quản lý vận hành trạm xử lý nước thải, xác
định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của trạm xử lý nước thải.
Các bài thí nghiệm về
lắng nước thải, xác định BOD trong các loại nước thải, xử lý nước thải bằng bùn
hoạt tính, xử lý nước thải bằng lọc sinh học, xử lý nước thải bằng phương pháp
hấp phụ và tuyển nổi,…
Đồ án: Xử lý nước
thải : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Xử lý nước thải
Nội dung chính của đồ
án môn học: Xác định các đại lượng tính toán, xác định dây chuyền công nghệ xử
lý nước thải, tính toán các công trình xử lý nước thải, xác định các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật trạm xử lý nước thải.
Các bản vẽ: mặt bằng
trạm xử lý nước thải, mặt cắt dọc theo nước và theo bùn của trạm xử lý nước
thải, chi tiết công trình xử lý nước thải.
Thi công công trình
cấp thoát nước và an toàn lao động : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở ngành
Nội dung chính của
môn học: các công tác thi công đất và đá, công tác bê tông, lắp ghép các cấu
kiện bê tong cốt thép, lắp đặt đường ống và thiết bị trên mạng lưới cấp thoát
nước, lắp đặt máy bơm và các thiết bị xử lý nước, định mức và dự toán, tổ chức
và kế hoạch thi công, an toàn lao động trong quá trình thi công lắp đặt công
trình và thiết bị cấp thoát nước,…
Đồ án: Thi công công
trình cấp thoát nước : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thi công công trình cấp thoát nước và an toàn lao động (hoặc học song hành)
Nội dung chính của đồ
án môn học: thi công bẻ chứa nước bao gồm công tác đất và công tác bê tông; thi
công lắp đặt tuyến đường ống cấp nước hoặc thoát nước bao gồm công tác đất và
công tác lắp đặt đường ống và van khóa,…
Các bản vẽ công nghệ
thi công công trình và tổ chức thi công.
Kinh tế ngành cấp
thoát nước và môi trường : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn cơ sở ngành
Nội dung chính của
môn học: Các cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng công trình xử lý, vận chuyển và
phân phối nước cấp; Thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải; kinh tế trong
thiết kế xây dựng công trình cấp thoát nước, kinh tế doanh nghiệp cấp nước và
doanh nghiệp thoát nước, vòng đời sản phẩm nước, định giá nước cấp và xử lý
nước thải,…
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
Chương trình khung
giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đào tạo. Đây là cơ
sở để các đại học, các trường đại học và các học viện xây dựng chương trình đào
tạo cụ thể phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện cụ thể, đồng thời là cơ sở
giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở
giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình khung
này được sử dụng để thiết kế chương trình cho các hệ đào tạo đại học 5 năm hoặc
4,5 năm. Các học phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 theo
nội dung mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
Số học trình còn lại
(12 ĐVHT phần giáo dục đại cương và 57 ĐVHT phần giáo dục chuyên nghiệp) do các
trường tự bổ sung và xây dựng chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho từng ngành và
chuyên ngành đào tạo cụ thể của trường mình.
Học phần kiến thức
bắt buộc nào mà trường cần tăng thêm thời lượng hoặc bổ sung nội dung thì đưa
ngay vào các chi tiết của học phần đó mà không cần tách riêng phần bắt buộc và
phần bổ sung.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ
đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo:Kỹ thuật Cầu Đường (Bridge and Road Engineering)
Mã ngành:
…………………………………….
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
ngành Kỹ thuật Cầu đường đào tạo người kỹ sư toàn diện có phẩm chất chính trị,
có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, có đủ trình độ,
năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kỹ sư ngành Cầu Đường
(chuyên ngành Cầu và chuyên ngành Đường) được trang bị kiến thức cơ bản rộng,
có hiểu biết sâu sắc về quy hoạch giao thông, cơ học, sức bền vật liệu, phân
tích kết cấu, công nghệ và tổ chức, quản lý thi công. Các kỹ sư ngành Cầu Đường
có khả năng lập các dự án đầu tư, thiết kế, thi công các công trình cầu, đường,
tổ chức và quản lý công trường, có khả năng tiếp cận các lĩnh vực khoa học-công
nghệ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế - xã hội,
theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Sau khi tốt nghiệp
các kỹ sư của ngành Cầu Đường có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp,
các công ty tư vấn thiết kế-đầu tư, các công ty xây dựng công trình, các công
ty quản lý khai thác cầu-đường, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và
đào tạo trọng lĩnh vực xây dựng công trình.
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức
tổi thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức
tổi thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo
theo thiết kế: 5 năm
Cấu trúc kiến thức
của chương trình
(Tính
theo số đơn vị học trình, đvht)
KHỐI
KIẾN THỨC
|
Kiến
thức bắt buộc
|
Kiến
thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến
thức giáo dục đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp
|
106
|
74
|
180
|
- Kiến
thức cơ sở ngành
|
79
|
|
|
- Kiến
thức ngành
|
|
74
|
|
- Thực
tập
|
12
|
|
|
- Đồ án
tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng
khối lượng
|
174
|
86
|
260
|
KHỐI
LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
Danh mục các học phần
bắt buộc
TT
|
TÊN
NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI
LƯỢNG (đvht)
|
GIÁO
DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết
học Mác – Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế
chính trị Mác - Lênin
|
5
|
3
|
Chủ
nghĩa xã hội khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt nam
|
4
|
5
|
Tư
tưởng Hồ Chí Minh
|
3
|
6
|
Ngoại
ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo
dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo
dục quốc phòng
|
165
tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải
tích 1
|
6
|
11
|
Giải
tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý
1
|
4
|
13
|
Vật lý
2
|
3
|
14
|
Hoá học
đại cương
|
3
|
15
|
Tin học
đại cương
|
4
|
KIẾN
THỨC CƠ SỞ NGÀNH
|
79
|
16
|
Hình họa
|
2
|
17
|
Vẽ kỹ thuật 1
|
3
|
18
|
Cơ học cơ sở 1
|
4
|
19
|
Cơ học cơ sở 2
|
3
|
20
|
Sức bền Vật liệu 1
|
4
|
21
|
Sức bền Vật liệu 2
|
4
|
22
|
Cơ học kết cấu 1
|
4
|
23
|
Cơ học kết cấu 2
|
4
|
24
|
Các phương pháp số
|
3
|
25
|
Cơ học
môi trường liên tục
|
3
|
26
|
Động lực học công
trình
|
2
|
27
|
Thuỷ lực cơ sở
|
4
|
28
|
Vật liệu xây dựng
|
3
|
29
|
Địa chất công trình
|
3
|
30
|
Thực
tập Địa chất công trình
|
1
|
31
|
Cơ học
đất
|
4
|
32
|
Trắc
địa
|
4
|
33
|
Thực
tập Trắc địa (1tuần)
|
1
|
34
|
Kết
cấu Bê tông cốt thép
|
4
|
35
|
Đồ án kết cấu BTCT
|
1
|
36
|
Kết cấu
thép
|
3
|
37
|
Nền và
móng
|
4
|
38
|
Đồ án Nền và móng
|
1
|
39
|
Cơ sở
kiến trúc và quy hoạch đô thị
|
2
|
40
|
Máy Xây
dựng
|
3
|
41
|
Kinh tế
xây dựng
|
3
|
42
|
Môi
trường trong xây dựng
|
2
|
|
THỰC
TẬP VÀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
|
27
|
43
|
Thực tập
|
12
|
44
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Mô tả nội dung các
học phần bắt buộc
Triết học Mác – Lênin
: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Kinh tế chính trị Mác
– Lênin : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các
khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh; Chương
trình môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh
tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Chủ nghĩa xã hội khoa
học : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ
đại học.
Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trình độ đại học dùng cho các đại học, học viện và các trường đại học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành
theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc banh hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ
đại học, cao đẳng.
Ngoại ngữ cơ bản : 10
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Trình độ trung cấp (CT ngoại ngữ 7 năm phổ thông)
Cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cơ bản nhất về một ngoại ngữ làm nền tảng vững chắc giúp sinh
viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được
trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp
chương trình ngoại ngữ 7 năm ở giáo dục phổ thông.
Giáo dục thể chất : 5
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học Đại cương (giai đoạn 1)
dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học và cao đẳng
(không chuyên thể dục thể thao).
Giáo dục quốc phòng :
165 tiết
Điều kiện tiên quyết:
không
Nội dung ban hành tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng.
Đại số : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Tập hợp và ánh xạ;
Cấu trúc đại số. Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ; Ma trận-Định thức. Hệ
phương trình tuyến tính; Không gian vectơ. Không gian Euclid; ánh xạ tuyến
tính; Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
Giải tích 1 : 6 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Số thực và dãy số
thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý
về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân
vào hình học.
Giải tích 2 : 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Tích phân bội; Tích
phân đường. Tích phân mặt; Phương trình vi phân; Chuỗi.
Vật lý 1 : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Cơ học chất điểm;
Trường hấp dẫn Newton; Cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; Dao động và sóng cơ;
Nhiệt học; Điện từ I; Điện từ II.
Vật lý 2 : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 1
Trường và sóng điện
từ; Sóng ánh sáng; Thuyết tương đối Einstein; Quang lượng tử; Cơ lượng tử;
Nguyên tử-Phân tử; Vật liệu điện và từ; Vật liệu quang laser; Hạt nhân-Hạt cơ
bản.
Hoá học đại cương : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Cấu tạo nguyên tử. Hệ
thống tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học
cho hóa học; Dung dịch. Dung dịch điện ly; Điện hóa học; động hóa học; Hoá học
hiện tượng bề mặt Dung dịch keo; Các chất hóa học. Hóa học khí quyển.
Tin học đại cương : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Vấn đề giải quyết bài
toán bằng máy tính; Thể hiện dữ liệu trong máy tính; Tổng quát về lập trình
bằng VB; Quy trình thiết kế trực quan giao diện; Các kiểu dữ liệu của VB; Các
lệnh định nghĩa & khai báo dữ liệu; Biểu thức VB; Các lệnh thực thi VB; Định
nghĩa và sử dụng thủ tục; Quản lý hệ thống file; Giao tiếp thiết bị I/O. Linh
kiện phần mềm, truy xuất database; Vấn đề kiểm thử phần mềm.
Hình họa : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
không
Các kiến
thức cơ bản về phép chiếu và phương pháp xây dựng hình biểu diễn không gian
trên mặt phẳng bằng phương pháp hai hình chiếu thẳng góc và giải bài toán không
gian trên mặt phẳng biểu diễn.
Vẽ kỹ thuật 1 : 3đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hình họa
Mở đầu;
Vẽ hình học; Biểu diễn vật thể; Bản vẽ kết cấu công trình; Lập bản vẽ công
trình và chi tiết công trình bằng CAD.
Cơ học cơ sở 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Giải tích 2, Vật lý 1
Cung cấp cho sinh
viên các kiến thức về cân bằng các chuyển động của vật rắn dưới tác dụng của
ngoại lực và tác động tương hỗ giữa các vật rắn với nhau, các khái niệm cơ bản
và kiến thức về cân bằng và chuyển động của vật thể ở 3 phần của cơ học: tĩnh
học, động học, động lực học. Đặc biệt yêu cầu sinh viên phải nắm được các khái
niệm và phương trình về cân bằng và chuyển động, liên kết, các nguyên lý cơ
học.
Nội dung chính của
học phần bao gồm các vấn đề sau:
Các khái niệm cơ bản
về hệ tiên đề cơ học, lý thuyết về lực, bài toán cân bằng.
Các chuyển động cơ
bản của vật rắn.
Các định luật của Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalambe và nguyên lý di chuyển
khả dĩ.
Cơ học cơ sở 2 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1
Sau khi học xong Cơ
học cơ sở 1, Cơ học cơ sở 2 nhằm đi sâu vào một số vấn đề của cơ học có nhiều
ứng dụng nhiều trong kỹ thuật như lý thuyết va chạm, ổn định chuyển động và dao
động cơ học trong kỹ thuật, nhằm rút ngắn khoảng cách và làm nối giữa lý thuyết
cơ học và các ứng dụng trong kỹ thuật.
Nội dung chính của
học phần bao gồm một số vấn đề chọn lọc của cơ học chưa được đề cập tới trong
Cơ học cơ sở 1, đó là:
- Chuyển động tương
đối, lý thuyết va chạm
- Một số mệnh đề cơ
bản của cơ học giải tích
- Lý thuyết ổn định
chuyển động và dao động cơ học
Sức bền vật liệu 1 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học cơ sở 1
Học phần quy định
theo khung chương trình giáo dục của ngành Xây dựng công trình cung cấp cho sinh
viên những kiến thức cơ bản nhất về tính toán độ bền và độ cứng của thanh trong
các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ sở để nghiên
cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Ngoài ra học phần này còn nhằm mục
đích xây dựng và bước đầu tạo cho sinh viên những trực giác kỹ thuật trong việc
nhìn nhận sự làm việc của công trình, hình ảnh vật lý của các vấn đề kỹ thuật.
Nội dung cơ bản của
học phần bao gồm các vấn đề sau:
Các khái niệm cơ bản
về ứng lực, ứng suất trong bài toán thanh.
Trạng thái ứng suất
đơn và phức tạp trong thanh
Các thuyết bền
Các đặc trưng hình
học cần thiết khi tính toán thanh
Các bài toán thanh
chịu xoắn và chịu uốn phẳng.
Sức bền vật liệu 2 : 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Sức bền vật liệu 1
Học phần
này cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu hơn và gần với thực tế hơn các
kiến thức đã được trình bày trong Sức bền vật liệu 1 như: thanh chịu lực phức
tạp, thanh thành mỏng, ổn định thanh chịu nén, dao động ngang của thanh, tính
thanh có kể đến biến dạng dẻo v.v.
Nội dung
chính của học phần bao gồm:
- Thanh
chịu lực phức tạp,
- Một số
vấn đề đặc biệt trong lý thuyết uốn và xoắn thanh,
- ổn định
của thanh chịu nén đúng tâm,
-
Thanh chịu tải trọng động,
- Tính độ
bền kết cấu theo trạng thái giới hạn.
Cơ học kết cấu 1 : 4
đvht
Điều kiện tiờn quyết:
Cơ học cơ sở 1, Sức bền vật liệu 1
Trang bị
cho sinh viên các kiến thức cơ bản và kỹ năng tính toán nội lực các hệ thanh
tĩnh định làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính. Chuẩn bị kiến thức để
nghiên cứu tiếp học phần tiếp theo về tính toán hệ siêu tĩnh. Nội dung chính
của học phần là nghiên cứu các hệ thanh phẳng tĩnh định bao gồm các vấn đề sau:
- Phân
tích cấu tạo hình học
- Phân
tích nội lực của hệ chịu tải bất động và di động
- Khái
niệm hệ không gian.
Cơ học kết cấu 2 : 4
đvht
Điều kiện tiờn quyết:
Cơ học kết cấu 1
Học phần
này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và kỹ năng tính toán nội
lực của các hệ thanh siêu tĩnh làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính.
Nội dung
chính của học phần bao gồm các vấn đề sau:
- Xác
định chuyển vị trong hệ thanh phẳng đàn hồi tuyến tính
- Khái
niệm về hệ siêu tĩnh - bậc siêu tĩnh
- Phương
pháp lực và cách tính hệ thanh phẳng siêu tĩnh
- Phương
pháp chuyển vị tính hệ thanh phẳng
Các phương pháp số : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học kết cấu 2, Tin học đại cương.
Nội dung
của học phần giới thiệu một số các phương pháp số dùng để phân tích kết cấu,
đặc biệt tập trung nghiên cứu phương pháp phần tử hữu hạn từ cơ sở lý luận đến
thuật toán và khai thác các chương trình tính toán.
Cơ học môi trường
liên tục : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Sức bền vật liệu 1 và 2, Toán cao cấp ở bậc đại học,
Vật lý và Nhiệt kỹ thuật.
Nội dung chính của học phần bao gồm các phần sau:
- Các khái niệm cơ bản của Cơ học môi trường liên tục
- Lý thuyết về ứng suất, biến dạng, chuyển vị của vật thể 3 chiều
bất kỳ
- Hệ
phương trình cơ bản của Cơ học MTLT trong trường hợp tổng quát và trong các môi
trường đàn hồi tuyến tính, chất lỏng và chất khí
- Lý
thuyết đàn hồi tuyến tính tổng quát
- Bài
toán phẳng của lý thuyết đàn hồi
- Bài
toán đối xứng trục của lý thuyết đàn hồi
Động lực học công
trình : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học kết cấu 1 và 2.
Học phần này nhằm
trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản và khả năng phân tích dao động
kết cấu chịu các nguyên nhân tác dụng động. Sinh viên có khả năng xác định nội
lực động, chuyển vị động và đánh giá được hiện tượng cộng hưởng.
Nội dung học phần bao
gồm các khái niệm về dao động của hệ kết cấu với giả thiết có một bậc tự do, có
số hữu hạn bậc tự do và có số bậc tự do bằng vô cùng. Tính toán các dao động
riêng, dao động cưỡng bức ứng với các loại lực kích thích của các hệ kết cấu
theo các sơ đồ tính được giả thiết về số bậc tự do.
Thuỷ lực cơ sở 4
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu.
Học phần
này nhằm trang bị cho sinh viên các quy luật cơ bản về cân bằng và chuyển động
của chất lỏng cùng các biện pháp áp dụng các quy luật này vào thực tế xây dựng.
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng giải quyết các bài toán
thuỷ lực phục vụ cho các nhu cầu về nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý
các hệ thống thiết bị, công trình có liên quan tới môi trường chất lỏng.
Nội dung
học phần bao gồm các kiến thức cơ bản sau:
- Thuỷ
tĩnh học,
- Động
lực học chất lỏng,
- Sức cản
thuỷ lực - tổn thất cột nước,
- Chuyển
động đều trong ống có áp, trong kênh hở, kênh kín
- Chuyển
động không đều trong kênh và sông
Vật liệu xây dựng : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Hóa học, Sức bền vật liệu.
Nội dung
của học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu
kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng,
kim loại, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, gỗ, chất kết
dính vô cơ, bê tông asphal Ngoại các vấn đề trên còn có các bài thí nghiệm
giới thiệu phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu xây
dựng.
Địa chất công trình :
3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Thuỷ lực cơ sở, Trắc địa.
Địa chất
công trình là học phần cơ sở nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản
về đất đá xây dựng, một số tính chất nước, vật lý và cơ học của đất đá, nước
dưới đất, các quá trình liên quan với hoạt động địa chất của mưa, nước mặt và
địa chất của nước dưới đất, các hiện tượng, quá trình địa chất nội - ngoại động
lực, các phương pháp khảo sát địa chất công trình làm cơ sở cho công tác qui
hoạch, thiết kế, thi công, khai thác, bảo vệ công trình và cảnh quan môi trường
xây dựng.
Sau khi
kết thúc học phần này sinh viên phải có được các kiến thức cơ bản, cập nhật về
đất đá xây dựng.
Thực tập Địa chất
công trình : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Địa chất công trình.
Thực tập
ngoài hiện trường nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình của một khu vực
bằng các phương pháp khảo sát địa chất công trình khác nhau: trực quan, khoan,
xuyên, nén, đổ hút nước thí nghiệm. Sau khi kết thúc thực tập sinh viên phải
được trang bị kiến thức thực tế về địa chất công trình để có thể đánh giá được
điều kiện địa mạo, cấu tạo địa chất, địa tầng, các hiện tượng quá trình địa
chất phục vụ cho công tác xây dựng.
Cơ học đất : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Địa chất công trình.
Học phần
này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bản chất của đất, các giả thuyết lý
thuyết và thực nghiệm, các quá trình cơ học xẩy ra trong đất khi chịu các tác
động bên ngoài và bên trong, sự hình thành của đất, các pha hợp thành đất, các
đặc trưng vật lý của đất, các tính chất cơ học và các đặc trưng liên quan, sự
phân bố ứng suất trong đất, các vấn đề về biến dạng, sức chịu tải của nền đất,
ổn định của khối đất và áp lực đất lên các vật rắn. Trên cơ sở đó, vận dụng để
giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất vào mục đích xây dựng công
trình.
Nội dung
chính bao gồm các vấn đề sau:
- Các
tính chất cơ học của đất;
- Xác
định ứng suất trong đất;
- Độ bền,
ổn định của khối đất, áp lực đất lên vật chắn;
- Biến
dạng của đất và tính toán độ lún của nền công trình.
Trắc địa : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Các môn toán cao cấp.
Nội dung
chính của học phần bao gồm các vấn đề trắc địa cơ bản nhưng cần thiết cho xây
dựng công trình như: định vị điểm, định hướng đường thẳng, bản đồ địa hình, sử
dụng bản đồ, tính toán trắc địa, đo góc, đo dài, đo cao, lưới khống chế mặt
bằng, lưới khống chế độ cao, đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình, các dạng
công tác bố trí công trình, bố trí đường cong tròn, đo vẽ hoàn công, quan trắc
biến dạng công trình.
Thực tập trắc địa : 1
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học song hành với học phần Trắc địa.
Nội dung
chính của học phần bao gồm các vấn đề sau:
Sử dụng máy kinh vĩ và máy nivô để đo các yếu tố cơ bản:
đo góc bằng, đo góc đứng, đo dài bằng vạch ngắm xa và mia đứng, đo cao lượng
giác, đo cao hình học.
Kết cấu bê tông cốt
thép : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Vật liệu xây dựng và Sức bền vật liệu
Nội dung
của học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kết cấu
bê tông cốt thép cũng như khả năng thiết kế các dạng kết cấu bê tông cốt thép
thông thường. Nắm được sự làm việc của bê tông và cốt thép trong kết cấu bê
tông cốt thép, từ đó nắm được các nguyên lý cấu tạo và tính toán kết cấu bê
tông cốt thép. Sau khi học xong sinh viên có thể thiết kế được các dạng kết cấu
bê tông cốt thép thông thường.
Nội dung
của học phần bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Tính
toán và cấu tạo các cấu kiện chịu uốn, chịu nén, chịu xoắn và kéo,
- Tính
toán biến dạng và nứt
- Tính
toán và cấu tạo các cấu kiện có ứng suất trước
- Sàn
phẳng.
Đồ án kết cấu bê tông
cốt thép : 1 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học song hành hoặc học sau học phần Kết
cấu bê tông cốt thép
Vận dụng
những kiến thức đã học trong học phần Kết cấu bê tông cốt thép về tính toán và
cấu tạo các cấu kiện chịu uốn để thiết kế một kết cấu cụ thể, ví dụ sàn sườn
toàn khối có bản loại dầm. Tập dượt cho sinh viên cách thể hiện một bản vẽ thi
công và làm quen với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kết cấu thép : 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Sức bền vật liệu và Cơ học kết cấu
Học phần
này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của kết cấu thép bao gồm
: vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cách cấu tạo và tính toán các loại liên
kết hàn, liên kết bu lông, liên kết đinh tán, cách thiết kế các cấu kiện cơ bản
như dầm thép, cột thép, dàn thép.
Nền và móng : 4 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Cơ học đất và Kết cấu Bê tông cốt thép.
Nội dung
chính của học phần này đề cập tới các vấn đề sau:
Các
nguyên tắc chung của thiết kế Nền và móng, tính toán các móng nông, móng sâu,
các giải pháp kết cấu cũng như các phương pháp gia cố nền khi xây dựng công
trình trên nền đất yếu, móng chịu tải trọng động nói chung và động đất nói
riêng.
Đồ án Nền và móng : 1
đvht
Điều kiện tiên quyết:
Kết cấu Bê tông cốt thép
Vận dụng
những kiến thức đã học trong các học phần "Cơ học đất", "Nền và
móng" để tính toán và thiết kế các móng thông thường.
Cơ sở kiến trúc và
quy hoạch đô thị : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
các học phần cơ sở ngành
Giới
thiệu những khái niệm cơ bản của công tác thiết kế kiến trúc và công tác quy
hoạch xây dựng đô thị.
Nội dung
của học phần bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Các
khái niệm cơ bản về cơ sở kiến trúc
- Các
khái niệm chung về đô thị và công tác quy hoạch xây dựng đô thị
- Các cơ
sở của việc lập quy hoạch chung đô thị
- Cấu
trúc của đô thị
- Quy
hoạch khu dân cư đô thị
- Một số
nguyên tắc quy hoạch và quản lý xây dựng công trình công cộng
Máy xây dựng 3 đvht
Điều kiện tiên quyết:
khụng
Học phần
gồm 8 chương trình bày các kiến thức cơ bản về:
- Đặc
điểm, cấu tạo chung của Máy xây dựng,
- Cấu
tạo, tính năng kỹ thuật, khai thác sử dụng, tính toán đơn giản ... các loại máy
thường sử dụng trong xây dựng cơ bản như máy nâng, máy làm đất, thiết bị gia cố
nền móng, máy sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác máy xây dựng.
Kinh tế xây dựng : 3
đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần chuyên môn ngành Kỹ thuật xây dựng công
trình.
Học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản nhất về kinh
tế và quản trị kinh doanh xây dựng cũng như các kiến thức về kinh tế - kỹ thuật
xây dựng nhằm giúp sinh viên học tập tốt các học phần khác có liên quan và hoàn
thành tốt nhiệm vụ của người kỹ sư xây dựng khi ra trường.
Nội dung
học phần đề cập tới các vấn đề cơ bản sau:
- Quá
trình hình thành công trình xây dựng, vai trò, đặc điểm của sản phẩm và sản
xuất xây dựng,
- Những
vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng,
- Kinh tế
trong đầu tư, thiết kế và ứng dụng kỹ thuật xây dựng,
- Những
vấn đề cơ bản về lao động, tiền lương, cung ứng vật tư, vốn sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp xây dựng,
- Giá,
chi phí và lợi nhuận trong xây dựng
Môi trường trong xây
dựng : 2 đvht
Điều kiện tiên quyết:
khụng
Nội dung của học phần trình bày một số khái niệm và kiến thức cơ
bản về môi trường trong xây dựng và sự phát triển bền vững, những nguyên lý và
giải pháp bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng. Sau khi nghiên cứu
học phần này sinh viên biết vận dụng các kiến thức được cung cấp vào thực tế
thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.
Khối lượng kiến thức được quy định
trong 260 đơn vị học trình là khối lượng kiến thức tối thiểu. Khi thiết
kế các chương trình đào tạo cụ thể các trường có thể tăng thêm.
2. Đối với
12 đơn vị học trình do các trường tự chọn trong phần giáo dục đại cương được chia ra
như sau:
Khoa học
xã hội : 5 đơn vị học trình
Nhân văn
- nghệ thuật : 4 đơn vị học trình
Toán (bổ
sung) : 3 đơn vị học trình
3. Khối
lượng 180 (đvht của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là tối thiểu để đào tạo kỹ
sư Cầu Đường với thời gian đào tạo 5 năm. Khối lượng kiến thức
bao gồm: 106 đvht bắt buộc và 74 đvht tự chọn. Khối lượng các học phần
tự chọn của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp các trường tự xây dựng để đáp ứng được tính đặc thù của
chuyên ngành đào tạo.
4. Nội
dung quy định trong 12 đơn vị học trình dành cho thực tập nghề nghiệp và 15 đơn vị học
trình cho đồ án tốt nghiệp các trường tự xây dựng phù hợp với chương trình đào tạo.
5. Nội
dung các học phần thuộc về kiến thức ngành được trình bày dưới đây dùng để tham
khảo khi các trường xây dựng đề cương chi tiết nhằm mục đích cố gắng đạt được sự
tương đồng về trang bị kiến thức cho kỹ sư Cầu Đường.
Danh mục các học phần thuộc khối kiến thức ngành (để tham khảo)
TT
|
TÊN HọC
PHầN
|
KHỐI
LƯỢNG (ĐVHT)
|
chuyên
ngành cầu
|
53
|
1
|
Thuỷ
văn cầu đường
|
2
|
2
|
Nhập
môn cầu
|
2
|
3
|
Thiết
kế và xây dựng cầu BTCT - 1
|
4
|
4
|
Đồ án
thiết kế cầu BTCT
|
1
|
5
|
Thiết
kế và xây dựng cầu thép-1
|
3
|
6
|
Đồ án
thiết kế cầu thép
|
1
|
7
|
Thiết
kế và xây dựng mố trụ cầu
|
3
|
8
|
Thiết
kế và xây dựng cầu BTCT - 2
|
3
|
9
|
Đồ án lập các phương án cầu
|
1
|
10
|
Thiết
kế và xây dựng cầu thép-2
|
3
|
11
|
Khai
thác và kiểm định cầu
|
3
|
12
|
Tin học
ứng dụng cầu
|
2
|
13
|
Thiết
kế và xây dựng hầm
|
5
|
14
|
Đồ án
thiết kế và xây dựng hầm
|
1
|
15
|
Thiết
kế hình học và khảo sát thiết kế đường ôtô
|
3
|
16
|
Đồ án
Thiết kế hình học và công trình
|
1
|
17
|
Thiết
kế nền mặt đường
|
3
|
18
|
Đồ án
thiết kế nền mặt đường & đánh giá phương án
|
1
|
19
|
Quy
hoạch GTVT và mạng lưới đường ôtô
|
2
|
20
|
Giao
thông đô thị và đường phố
|
2
|
21
|
Xây
dựng đường và đánh giá chất lượng
|
3
|
22
|
Tin học
ứng dụng đường
|
2
|
23
|
Kinh
tế xây dựng đường và vận tải ôtô
|
2
|
chuyên
ngành đường
|
53
|
1
|
Thuỷ
văn cầu đường
|
2
|
2
|
Thiết
kế hình học và khảo sát thiết kế đường ôtô
|
3
|
3
|
Đồ án
Thiết kế hình học và công trình
|
1
|
4
|
Thiết
kế nền mặt đường
|
3
|
5
|
Đồ án
thiết kế nền mặt đường & đánh giá phương án
|
1
|
6
|
Đường
sắt
|
2
|
7
|
Quy
hoạch & thiết kế cảng hàng không-sân bay
|
2
|
8
|
Quy
hoạch GTVT và mạng lưới đường ôtô
|
2
|
9
|
Đường
phố và giao thông đô thị
|
3
|
10
|
Kỹ
thuật giao thông
|
2
|
11
|
Đồ án
kỹ thuật giao thông
|
1
|
12
|
Xây
dựng đường và đánh giá chất lượng
|
3
|
13
|
Đồ án xây dựng đường
|
1
|
14
|
Tổ chức
thi công đường và xí nghiệp phụ
|
2
|
15
|
Quản lý
và khai thác đường
|
2
|
16
|
Tin học
ứng dụng đường
|
2
|
17
|
Kinh
tế xây dựng đường và vận tải ôtô
|
2
|
18
|
Nhập
môn cầu
|
2
|
19
|
Thiết
kế và xây dựng cầu BTCT - 1
|
4
|
20
|
Đồ án
thiết kế cầu BTCT
|
1
|
21
|
Thiết
kế và xây dựng cầu thép-1
|
3
|
22
|
Đồ án thiết
kế cầu thép
|
1
|
23
|
Thiết
kế và xây dựng mố trụ cầu
|
3
|
24
|
Tin học
ứng dụng cầu
|
2
|
25
|
Thiết
kế và xây dựng hầm
|
3
|
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|