Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 597/QĐ-UBND Đề án Giáo dục kĩ năng sống văn hóa truyền thống dân tộc Hà Giang 2016 2020

Số hiệu: 597/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 07/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 597/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 07 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hưng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình số 104-CTr/TU ngày 23/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

Căn cứ Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”;

Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa”;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/01/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI về việc đưa kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 88/TTr-SGDĐT ngày 02/02/2016 về việc Phê duyệt Đề án Giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội nghệ nhân dân gian, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình và các nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị: Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội nghệ nhân dân gian, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TTr Tỉnh ủy-HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT t
nh, Công báo;
- Lưu: VT, TH, KT,
VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

ĐỀ ÁN

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s
: 597/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Đặc điểm tình hình

1. Thực trạng quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Hà Giang

- Giáo dục và Đào tạo ngày càng phát triển và ổn định đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc Hà Giang. Chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo được tăng cường và không ngừng nâng cao về năng lực, trình độ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được chú trọng, xã hội hóa giáo dục ngày càng mạnh mẽ, rộng khp.

- Quy mô mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển. Đến tháng 5 năm 2015 toàn tỉnh có 193 trường tiểu học, 34 trường Phổ thông cơ sở (PTCS), 167 trường Trung học cơ sở (THCS), 09 trường THCS và THPT, 23 trường Trung học phổ thông (THPT), 11 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (TT GDNN-GDTX), sau đây gọi chung là trường. Tổng số 437 trường.

- Quy mô học sinh: Đến tháng 5 năm 2015, toàn tỉnh có 147.505 học sinh:

Tiểu học: Tổng số 83.030 học sinh;

THCS: Tổng số 46.453 học sinh;

THPT: Tổng số 15.075 học sinh;

GDNN-GDTX: Tổng số 2.947 học viên học chương trình GDTX.

- Chất lượng giáo dục khối phổ thông tiếp tục được củng cố và nâng cao:

Đối với cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt tỉ lệ hoàn thành đạt 94,6%, chưa hoàn thành chiếm 5,4%; môn Toán tỉ lệ hoàn thành đạt 95,2%, chưa hoàn thành chiếm 4,8%. Cấp THCS học lực giỏi 4,1%, khá 28,0%, trung bình 61,7%, yếu 5,6%, kém 0,6% (so với năm học 2013-2014 tỉ lệ khá, giỏi tăng 2,83%, tỉ lệ yếu, kém giảm 0,92%). Cấp THPT học lực giỏi 2,0%, khá 25,9%, trung bình 58,7%, yếu 13,2%, kém 0,2% (so với năm học 2013-2014 tỉ lệ khá, gii tăng 4,69%, tỉ lệ yếu, kém giảm 2,18%).

2. Tình hình giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Nội dung giáo dục kĩ năng sống, văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã được xác định khá cụ thể và được thực hiện thường xuyên trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, bài giảng của thầy cô giáo. Từ năm học 2010 - 2011 Bộ GD&ĐT chỉ đạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống dạy tích hợp vào các môn học ở cấp Tiểu học, Trung học và các trung tâm GDTX. Liên Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 về việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”.

Các đơn vị trường học đã thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống, giảng dạy bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo hình thức tích hợp qua các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...; giảng dạy trong chương trình giáo dục địa phương; dạy học tại các di sản; tổ chức trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: tham quan, khảo sát, tìm hiểu thực tế tại các bản làng, khai thác kinh nghiệm vn có trong học sinh; sân khu hóa, nhập vai văn học ...

100% các trường tổ chức tốt tuần lễ sinh hoạt đầu năm học; lễ khai giảng năm học mới bao gồm cả phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động phong phú: Thi hát dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc; các môn thể thao dân gian truyền thống như: bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đánh yến, đu quay, ném còn...

Nhiều trường học thực hiện tốt việc trưng bày các nhạc cụ dân tộc, trang phục, dụng cụ lao động sản xuất của các dân tộc trong phòng truyền thống, thư viện, góc lớp; tổ chức các cuộc thi: Bé thông minh nhanh trí(cho học sinh mầm non), Vẻ đẹp dân tộc, Hát các bài hát dân ca của địa phương(cho học sinh tiểu học, trung học) cấp trường, cụm trường, cấp huyện; mời các nghệ nhân dân gian hướng dẫn học sinh tham gia học hát then, hát cọi, múa khèn, múa gậy đồng xu,...

Thông qua các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong nhà trường, đã cung cấp cho các em học sinh một skĩ năng cơ bản, cần thiết góp phần giúp các em ứng phó hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống, có khả năng tự bảo vệ tinh thần, sức khỏe của chính mình; có những hiểu biết về văn hóa các dân tộc thiểu số tại địa phương, góp phần vào công tác bảo tồn giá trị và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc trên cơ sở nhận thức sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động giáo dục năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong nhà trường cũng còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như chưa thật sự đa dạng, hấp dẫn, thu hút học sinh; một số hoạt động còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao,... Việc phối hợp giáo dục đạo đức, li sống và các kĩ năng sng giữa nhà trường và gia đình chưa được đồng bộ. Chưa huy động và phát huy hiệu quả các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nghệ nhân dân gian trong việc giáo dục kĩ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh.

Đối với các em học sinh, mặc dù đã hình thành những kĩ năng sống cơ bản xong quá trình vận dụng vào thực tế cuộc sống nhiều em vẫn còn hạn chế, nhất là ở một số kĩ năng như: kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng hợp tác; kĩ năng thực hành về Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng giao tiếp với khách du lịch; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích, kĩ năng phòng chống ma túy trong học đường, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em...

Đặc biệt, nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế vốn từ ngữ tiếng Việt, thiếu tự tin chưa mạnh dạn trong giao tiếp nên gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt tập thể, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,...

II. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải xây dựng Đề án

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Giáo dục năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kế hoạch 198/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Hà Giang thực hiện chương trình số 104-CTr/TU ngày 23/4/2014 ca Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

- Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”;

- Thông tư s04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa”;

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/01/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI về việc đưa kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy cho học sinh phổ thông tnh Hà Giang

2.1. Dự báo tình hình

Giáo dục kĩ năng sống và văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết vì những lí do sau:

- Việc dạy học lồng ghép các kĩ năng sống, văn hóa các dân tộc thiểu số trong các môn học của mỗi cấp học chưa thật sự hiệu quả, nhiều giáo viên truyền đạt còn mang tính hàn lâm, nặng về lý thuyết, thiếu hấp dẫn; các hoạt động giáo dục ngoài giờ tổ chức còn hình thức, chưa có các tình huống để học sinh trải nghiệm.

- Ý thức tự học, tự rèn luyện của học sinh chưa cao, khả năng xử lý các tình huống trong cuộc sống còn lúng túng; nhiều em không chú ý tới các vấn đề xảy ra xung quanh, thờ ơ với sự quan tâm của người khác, làm theo ý thích cá nhân. Một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh bị tác động tiêu cực bởi mặt trái nền kinh tế thị trường, có biểu hiện lệch lạc về mặt nhận thức, thực dụng, đua đòi, sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống. Tình trạng bạo lực học đường, yêu sớm, nghiện game trực tuyến,... đang là vấn đề rất đáng lo ngại.

- Một bộ phận cha mẹ học sinh không chú trọng dạy kĩ năng sống cho chính con em mình và cho rằng đó là việc của các thầy cô giáo nên phó mặc cho nhà trường. Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng chỉ cần học giỏi các môn chính, bắt con phải đi học thêm để có đim scao. Hậu quả học sinh bị phát triển lệch lạc, không có những hiểu biết xã hội cần thiết, không biết tự cân bằng và điều chỉnh hành vi của mình khi gặp khó khăn hoặc khi thất bại, dẫn tới hành vi tiêu cực.

- Học sinh phổ thông tỉnh Hà Giang phần lớn là học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, một số em còn thiếu những kĩ năng đặc thù cần thiết như: kĩ năng thực hành về Luật giao thông đường bộ; kĩ năng giao tiếp với khách du lịch; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích, năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chng tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em... Hiu biết của các em v văn hóa truyn thống các dân tộc thiu scủa địa phương còn hạn chế.

- Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội (về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật trong nước và thế giới), sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng các loại thiên tai,... đòi hỏi con người phải ngày càng hoàn thiện và linh hoạt trong xử lý các tình hung, các vn đề nẩy sinh trong cuộc sng.

- Những thay đổi về tâm sinh lí của bản thân trẻ chưa thành niên, những khó khăn về kinh tế gia đình, những mâu thuẫn trong quan hệ cha mẹ, bạn bè... cũng có tác động không nhỏ đối với các em.

Để sống, hội nhập và góp phần xây dựng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội ngày một tốt đẹp hơn, vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông là hết sức cn thiết, phải được quan tâm thường xuyên và đy đủ hơn.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Cơ sở thực tiễn của giáo dục kĩ năng sống

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông sẽ góp phần giúp các em ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống, có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khỏe của chính mình và những người khác trong cộng đồng. Đặc biệt, giúp các em hoàn thiện kĩ năng thực hành về Luật giao thông đường bộ; có kĩ năng giao tiếp với khách du lịch; có khả năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân và người khác khỏi đuối nước, thiên tai, tai nạn thương tích, phòng chống ma túy cũng như một số tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

- Giáo dục năng sống cho mỗi cá nhân tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình. Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết cách ứng xử, tự lập. Gia đình không bị mất mát về kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, thuốc lá; không bị tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn thương tích,...

- Giáo dục kĩ năng sống giúp thanh thiếu niên hình thành những hành vi tích cực, có lợi cho sức khỏe cá nhân và do đó có những hành vi xã hội tích cực góp phần làm giảm các tỷ lệ: có thai sớm, lạm dụng tình dục, uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma túy,...; hạn chế vi phạm Luật giao thông đường bộ; ứng xử văn minh đối vi khách du lịch, tạo nên hình ảnh đẹp về con người Hà Giang,...

- Tạo được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao. Khuyến khích được sự sáng tạo của thầy và trò, giúp các em học sinh không chỉ có tri thức mà còn biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích.

2.2.2. Cơ sthực tiễn của giáo dục văn hóa truyền thống

- Củng cố lòng tin và niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số, ca nhân dân và thế hệ trẻ về các giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối và chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước.

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ với vai trò, tầm quan trọng của truyền thống văn hóa dân tộc. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường văn hóa địa phương.

- Bảo tồn giá trị và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng các giá trị văn hóa dân tộc có nguy cơ bị mai một. Tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc trên cơ sở nhận thức sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa, gn kết văn hóa truyn thng và phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển.

Phần II

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tng quát

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Mục tiêu cụ th

- Trang b cho hc sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; hiểu biết về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của địa phương. Trên cơ sđó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

- Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Hình thành nhân cách cho học sinh, biết điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong hành vi suy nghĩ, hành vi lối sống của mình. Giúp các em hoàn thiện kĩ năng thực hành vLuật giao thông đường bộ; có kĩ năng giao tiếp với khách du lịch; có khả năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân và người khác khỏi đuối nước, thiên tai, tai nạn thương tích; có khả năng phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em...

- Góp phn bảo tồn giá trị và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc trên cơ sở nhận thức sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam; thúc đẩy công tác sưu tầm và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, văn nghệ, trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh để bảo tồn, phục dựng, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- 100% học sinh Tiểu học, THCS, THPT, học viên học chương trình GDTX tại Trung tâm GDNN-GDTX (sau đây gọi chung là học sinh) trên địa bàn tỉnh Hà Giang được giáo dục và tham gia các hoạt động giáo dục, tìm hiểu về kĩ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. 100% cán bộ, giáo viên các trường tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

II. Nội dung giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông

1. Giáo dục những năng sống cơ bản cho học sinh

1.1. Đối vi học sinh tiểu học

Tiếp tục rèn luyện những kĩ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kĩ năng xây dựng tình bạn đẹp; kĩ năng kiên trì trong học tập; kĩ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng chủ động tự chăm sóc cho bản thân, kĩ năng tiếp cận thông tin truyền thông... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh.

1.2. Đối với học sinh THCS, THPT và Trung tâm GDNN-GDTX

Tiếp tục rèn luyện những kĩ năng đã được học ở cấp học dưi, tập trung giáo dục những năng sống cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: năng nhận thức và cảm thông, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kĩ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kĩ năng tự học.

2. Giáo dục những kĩ năng sống đặc thù, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông của tỉnh Hà Giang

2.1. Đối với học sinh Tiểu học

2.1.1. Biết được các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cnh và các phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian ở Hà Giang

2.1.2. Có các kĩ năng giao tiếp với khách du lịch

- Có kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình và địa phương; hiểu rõ các địa danh du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các giá trị di sản trên địa bàn. Hình thành, phát triển, rèn luyện, biểu diễn một snhạc cụ dân tộc như: khèn, sáo..; các làn điệu dân ca bằng ngôn ngữ tiếng dân tộc.

- Kĩ năng giao tiếp lịch sự với khách du lịch như: chào, hỏi, thái độ lịch sự, niềm nở, chỉ dẫn đường đi, giúp đỡ khách du lịch,...

- Kĩ năng sử dụng thông thạo một số từ tiếng Anh trong việc chào, hỏi, giới thiệu: tên, địa danh, một số giá trị di sản trên địa bàn... với khách du lịch là người nước ngoài.

- Kĩ năng thêu - dệt và làm các sản phẩm truyền thống của địa phương như: làm khèn Mông; thêu đan váy, áo, túi sách, khăn, mũ... để phục vụ khách du lịch và giữ gìn bản sắc dân tộc.

2.2. Đối với học sinh THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX

2.2.1. Tiếp tục rèn những kĩ năng đặc thù đã được học ở cấp dưới, đặc biệt tập trung kĩ năng sử dụng các kiến thức, thực hành văn hóa truyn thống, phong tục, tập quán của địa phương như: hiểu biết và biểu diễn các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc; kĩ năng thêu dệt và làm các sản phẩm truyền thống địa phương.

2.2.2. Kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ

- Nắm được một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ: các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông; biết được ý nghĩa của một số loại báo hiệu đường bộ (tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu/tường bảo vệ, rào chắn); nắm được một số quy tắc giao thông đường bộ.

- Nắm vững một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Kĩ năng chấp hành theo các báo hiệu đường bộ: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu/tường bảo vệ, rào chắn.

- Kĩ năng tham gia giao thông đảm bảo an toàn, đúng pháp luật.

2.2.3. Kĩ năng phòng chng đuối nước

Biết bơi và các nguyên tắc an toàn khi đi bơi; mặc áo phao khi đi tàu, thuyền, đò; không chơi gần sông, ao, hồ, hố nước sâu nguy hiểm; biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị đuối nước.

2.2.4. Kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích

Có kĩ năng phòng tránh và tự bảo vệ khi gặp các thiên tai, tai nạn như lũ quét, lốc xoáy, đá lở, mưa đá, hỏa hoạn.

2.2.5. Kĩ năng phòng chng ma túy (phòng chống buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy).

2.2.6. Kĩ năng phòng chng tội phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em (bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, đưa trẻ em qua biên giới).

3. Hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiu s

- Dạy học lồng ghép qua các môn học trong chương trình cấp học.

- Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao, đội, đoàn thanh niên và kỉ niệm các ngày lễ lớn...

- Giáo dục thường xuyên, liên tục trong cuộc sống hằng ngày thông qua giao tiếp, việc làm cụ thể,...

- Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nghệ nhân dân gian, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu s thông qua các chương trình hoạt động trong hè, giáo dục tại gia đình, các hoạt động văn nghệ, thdục ththao, bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc...

III. Lộ trình thực hiện

Đề án được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó:

1. Năm 2016

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án;

- Phối hợp với các tổ chức sở, ngành, đoàn thể xây dựng tài liệu, các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng giao tiếp với khách du lịch; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em cho học sinh phù hợp tâm lí lứa tuổi, phù hợp vùng miền;

- Củng cố kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ chức tập huấn nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em cho cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục (tập huấn cốt cán, tập huấn đại trà);

- Cung cấp thông tin về tài liệu, sách tham khảo về nội dung giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em cho các trường học trên toàn tỉnh;

- Triển khai nội dung giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, các kĩ năng sống đến 100% trường phổ thông, Trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh.

2. Giai đoạn 2017-2018

- Tiếp tục triển khai sâu rộng nội dung giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong các trường học trên địa bàn toàn tỉnh;

- Tiếp tục bổ sung sách, tài liệu tham khảo cho các đơn vị trường học;

- Tiến hành sơ kết việc thực hiện đề án, đánh giá những nội dung đã đạt được, rút kinh nghiệm những mặt hạn chế, nhân rộng mô hình giáo dục có hiệu quả.

3. Giai đoạn 2019 - 2020

- Tiếp tục triển khai sâu rộng nội dung giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong các trường học trên địa bàn toàn tỉnh;

- Tiếp tục bổ sung sách, tài liệu tham khảo cho các đơn vị trường học;

- Tiến hành tổng kết tổ chức thực hiện đề án, đánh giá những nội dung đã đặt được, rút kinh nghiệm những mặt hạn chế, nhân rộng mô hình giáo dục có hiệu quả. Duy trì và tiếp tục thực hiện các nội dung của đề án trong những năm tiếp theo.

IV. Giải pháp

1. Công tác tuyên truyền

Đẩy mnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hoạt động của khu dân cư... để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị, lợi ích của giáo dục kĩ năng sống, những kĩ năng sống đặc thù cho học sinh phổ thông tỉnh Hà Giang, văn hóa truyn thng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tăng cường phi hợp giữa gia đình, xã hội và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, li sống cho học sinh.

2. Công tác quản lí, chỉ đạo

- Chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo các ban ngành trực thuộc, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có liên quan tiến hành công tác tuyên truyền, triển khai giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu s, kĩ năng sống cho học sinh phổ thông một cách thiết thực, hiệu quả.

- Ngành giáo dục tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp tục tích hợp dạy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần... một cách đa dạng, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình thực tế của địa phương.

3. Công tác chuyên môn

- Rà soát, lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ; kĩ năng phòng chống đuối nước; kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích; kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em (sau đây gọi chung là những kĩ năng sng đặc thù) phù hp với học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng danh mục tài liệu cơ bản và bổ sung, cung cấp tài liệu, sách tham khảo phục vụ công tác giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, những kĩ năng sống đặc thù cho học sinh phổ thông. Lựa chọn những tài liệu tham khảo theo hướng cụ thể, thiết thực, hấp dẫn, đa dạng hóa nội dung và hình thức.

- Tổ chức biên tập nội dung giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, những kĩ năng sống đặc thù trong đó tập trung vào các hình thức như: Tổ chức thảo luận, chia sẻ thông qua các diễn đàn, sinh hoạt ngoại khóa; lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ, văn hóa các dân tộc thiu số vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động thực tiễn về các nội dung giáo dục văn hóa các dân tộc thiểu số; những kĩ năng sống đặc thù.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy, giáo dục văn hóa truyn thng các dân tộc thiểu số; những kĩ năng sống đặc thù. Rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo viên phụ trách công tác giáo dục kĩ năng sống, văn hóa các dân tộc thiểu số ở các trường trong toàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng các Câu lạc bộ trong nhà trường để phát huy năng lực, năng khiếu của học sinh và huy động cha mẹ học sinh, các nghệ nhân tham gia vào việc truyn dạy các giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Tổ chức các loại hình thư viện trong trường học như: thư viện ngoài trời, thư viện trong lớp học, thư viện trong phòng lưu trú của học sinh.

4. Công tác phối hợp

Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan; các huyện/thành phố; Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nghệ nhân dân gian trong việc giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, những kĩ năng sống đặc thù cho học sinh phổ thông tỉnh Hà Giang.

5. Công tác huy động các nguồn lực

Huy động tổng hợp các nguồn lực phục vụ giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, những kĩ năng sống đặc thù cho học sinh phổ thông như ngun kinh phí của địa phương, xã hội hóa, đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân, của phụ huynh học sinh...

V. Kinh phí thực hiện

- Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 2.891.595.000 đ (Hai tỉ, tám trăm chín mươi mốt triệu, năm trăm chín mươi lăm nghìn đồng chẵn). Phân theo năm như sau:

+ Năm 2016: 1.897.595.000 đ (Một tỉ, tám trăm chín mươi bảy triệu, năm trăm chín mươi m nghìn đồng chẵn).

+ Năm 2017: 248.500.000 đ (Hai trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).

+ Năm 2018: 248.500.000 đ (Hai trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).

+ Năm 2019: 248.500.000 đ (Hai trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).

+ Năm 2020: 248.500.000 đ (Hai trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).

(các nội dung cụ thể có biểu chi tiết kèm theo).

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Cơ chế điều hành thực hiện Đề án

- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án;

- Định kì Ban chỉ đạo báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tình hình kết quả thực hiện Đề án.

II. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương tham mưu cho Ban chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đ án;

- Có trách nhiệm xây dựng Đề án và hướng dẫn các ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức tham quan, trải nghiệm thực tế cho học sinh; phối hợp với Sở Tài chính ban hành cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế của học sinh.

- Kiểm tra đôn đốc tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh và tham mưu cho UBND tỉnh sơ kết, tổng kết và khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Đề án.

2. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT biên soạn tài liệu giáo dục kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ, phòng chống ma túy (phòng chống buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy), phòng chng tội phạm (bt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, đưa trẻ em qua biên giới) cho học sinh Trung học.

- Chỉ đạo Công an các huyện/thành phố tuyên truyền một số nội dung về Luật Giao thông đường bộ; hướng dẫn các kĩ năng cơ bản tham gia giao thông an toàn, đúng pháp luật, kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng phòng chống tội phạm bt cóc, buôn bán người.

3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT biên soạn tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian trên địa bàn tỉnh; tài liệu giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh Trung học, giao tiếp với khách du lịch cho học sinh Tiểu học.

- Chỉ đạo phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị trường học trong việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sách; giáo dục, tổ chức các hoạt động ththao, văn hóa, trò chơi, lễ hội về các giá trị văn hóa truyền thống, tín ngưỡng các dân tộc.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng và thẩm định dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng định mức chi tiêu để thực hiện Đ án.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu giáo dục kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích cho học sinh Trung học.

6. Liên hiệp các Hội KHKT tnh: Tham gia, phối hợp với Sở GD&ĐT biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục kĩ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc.

7. Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội nghệ nhân dân gian

Chỉ đạo các tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp tuyên truyền, cung cấp kiến thức về kĩ năng sống, văn hóa truyền thống cho đoàn viên thanh niên như:

- Đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt nhằm tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho đoàn viên thanh thiếu niên;

- Phối hợp với các đơn vị trường học trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ;

- Phối hợp với các nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cung cấp kiến thức về kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt cho học sinh nữ, nhm giúp các em có kĩ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cuộc sống. Tchức cho các hộ gia đình ký cam kết giáo dục con em trong gia đình không vi phạm và mắc các tệ nạn xã hội.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang: Tổ chức tuyên truyền, xây dựng các phóng sự, gương điển hình tiên tiến trong việc tổ chức, thực hiện Đề án.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban, cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch, lộ trình và triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trên địa bàn trong việc giáo dục kĩ năng sng và truyền dạy các giá trị văn hóa, phong tục tập quán, trò chơi dân gian.

10. Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh

Có trách nhiệm phối hp với nhà trường, các ban ngành đoàn thể trong việc giáo dục học sinh trong thời gian trên lớp; chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục con em mình trong thời gian ngoài nhà trường.

Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề phát sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo Đán giáo dục kĩ năng sống và văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020)

STT

Nội dung chi

Thành tiền (Triệu đồng)

A - Biên tập, in n, mua tài liệu giáo dục kĩ năng sng, văn hóa truyền thống

2.299.005.000

1

I - Biên tập tài liệu cấp Tiểu học

13.500.000

2

II - In ấn tài liệu cấp Tiểu học

595.455.000

3

III - Biên tập tài liệu cấp Trung học

54.000.000

4

IV - In ấn tài liệu cấp Trung học

1.488.500.000

5

V - Mua tài liệu giáo dục KNS cấp Tiểu học

147.550.000

B. Tập huấn giáo dục kĩ năng sng, văn hóa truyền thng cấp Tiểu học, THCS, THPT, GDNN-GDTX

592.590.000

6

I - Tập huấn giáo dục KNS cho CBQL, giáo viên Tiểu học, THCS, THPT

542.766.000

7

1.1. Tập huấn CBQL, giáo viên Tiểu học

215.828.000

8

1.2. Tập huấn CBQL, giáo viên THCS, BT THCS

227.914.000

9

1.3. Tập huấn CBQL, giáo viên THPT, BT THPT

99.024.000

10

II - Tập huấn xây dựng câu lạc bộ trong các trường Tiểu học

49.824.000

Tổng s(Nghìn đồng)

2.891.595.000

Bằng chữ: Hai tỉ, tám trăm chín mươi mốt triệu, năm trăm chín mươi lăm nghìn đồng chẵn

 

A. KINH PHÍ BIÊN TẬP, IN N, MUA TÀI LIỆU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG, VĂN HÓA TRUYN THỐNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

TT

Nội dung

ĐV tính

Số lượng

Đơn giá

Bộ tài liệu

Thành tiền (Triệu đồng)

Văn bản áp dụng

I. CHI BIÊN TẬP TÀI LIỆU CẤP TIU HỌC

13.500.000

Thông tư 139/TT-BTC; Thông tư 123/TT-BTC

 

Biên tập tài liệu giáo dục KNS, VHTrT

Trang

120

45.000

 

5.400.000

 

Sửa chữa và biên tập tổng thể

Trang

120

25.000

 

3.000.000

 

Thẩm định nhận xét

Trang

120

20.000

 

2.400.000

 

Biên tập tài liệu HD giảng dạy KNS, VHTrT

Trang

30

45.000

 

1.350.000

 

Sửa chữa và biên tập tổng thể

Trang

30

25.000

 

750.000

 

Thẩm định nhận xét

Trang

30

20.000

 

600.000

II. CHI IN TÀI LIỆU CẤP TIỂU HỌC

595.455.000

 

In tài liệu giáo dục KNS, VHTrT (in màu khổ A3): 02 quyển/lớp x 4383 lớp = 8.766 quyển

Trang

120

500

8.766

525.960.000

 

In ấn tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chức: 50 quyển

Trang

120

500

50

3.000.000

 

In tài liệu Hướng dẫn giảng dạy KNS, VHTrT (in khổ giấy A3): 01 quyển/lớp x 4383 lớp = 4383 quyển

Trang

30

500

4.383

65.745.000

 

In ấn tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chức: 50 quyển

Trang

30

500

50

750.000

III. CHI BIÊN TẬP TÀI LIỆU CP TRUNG HỌC

54.000.000

Thông tư 139/TT-BTC; Thông tư 123/TT-BTC

3.1. Cấp Trung học cơ sở, BT THCS

 

 

 

 

27.000.000

 

Biên tập tài liệu giáo dục KNS, VHTrT

Trang

200

45.000

 

9.000.000

 

Sửa chữa và biên tập tổng thể

Trang

200

25.000

 

5.000.000

 

Thẩm định nhận xét

Trang

200

20.000

 

4.000.000

 

Biên tập tài liệu HD giảng dạy KNS, VHTrT

Trang

100

45.000

 

4.500.000

 

Sửa chữa và biên tập tổng thể

Trang

100

25.000

 

2.500.000

 

Thẩm định nhận xét

Trang

100

20.000

 

2.000.000

3.2. Cấp Trung học phổ thông, BT THPT

 

 

 

 

27.000.000

 

Biên tập tài liệu giáo dục KNS, VHTrT

Trang

200

45.000

 

9.000.000

 

Sửa chữa và biên tập tổng thể

Trang

200

25.000

 

5.000.000

 

Thẩm định nhận xét

Trang

200

20.000

 

4.000.000

 

Biên tập tài liệu HD giảng dạy KNS, VHTrT

Trang

100

45.000

 

4.500.000

 

Sửa chữa và biên tập tổng thể

Trang

100

25.000

 

2.500.000

 

Thẩm định nhận xét

Trang

100

20.000

 

2.000.000

IV. CHI IN TÀI LIỆU CP TRUNG HỌC

1.488.500.000

Thông tư 139/TT-BTC; Thông tư 123/TT-BTC

4.1.

Cấp Trung học cơ sở, BT THCS

 

 

 

 

1.141.000.000

 

In tài liệu giáo dục KNS, VHTrT (in màu khổ A3): 05 quyển/lớp x 1805 lớp = 9.025 quyển

Trang

200

500

9.025

902.500.000

 

In ấn tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chức: 50 quyển

Trang

200

500

50

5.000.000

 

In tài liệu Hướng dẫn giảng dạy KNS, VHTrT (in khổ giấy A3): 20 quyển/đơn vị x 231 đơn vị (201 trường THCS + 10 TT GDTX + 11 phòng GD + 8 trường THCS&THPT, Cấp 2-3 + 1 trường THPT) = 4.620 quyển

Trang

100

500

4.620

231.000.000

 

In ấn tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chức: 50 quyển

Trang

100

500

50

2.500.000

4.2.

Cấp Trung học ph thông, BT THPT

 

 

 

 

347.500.000

 

In ấn tài liệu (in màu khổ giấy A3): 05 quyển/lớp x 600 lớp (32 trường + 11 TT GDTX) = 3.000 quyển

Trang

200

500

3000

300.000.000

 

In ấn tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chc: 30 quyển

Trang

200

500

30

3.000.000

 

In ấn tài liệu Hướng dẫn giảng dạy KNS, VHTrT (in màu khổ giấy A3): 20 quyển/trường x 32 trường + 11 TT GDTX = 860 quyển

Trang

100

500

860

43.000.000

 

In n tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chức: 30 quyển

Trang

100

500

30

1.500.000

V. CHI MUA TÀI LIỆU GD KNS CHO CẤP TIỂU HỌC

 

TT

Nội dung chi

Số bộ/ trường

Đơn vị tính

Số trường

Mức chi

Stiền

Ghi chú

 

Tài liệu giáo dục KNS từ lp 1 đến lớp 5

10

Bộ

227

65.000

147.550.000

Theo giá bán thực tế

 

Tổng số (Triệu đồng):

 

 

 

 

147.550.000

TỔNG CỘNG TIỀN TÀI LIỆU:

 

 

 

2.299.005.000

Bằng chữ: Hai tỉ, hai trăm chín mươi chín triệu, không trăm linh lăm nghìn đồng

 

B. TẬP HUẤN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG, VĂN HÓA TRUYN THỐNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC, THCS, THPT, GDTX

I - TẬP HUẤN CHO CÁN B QL, GIÁO VIÊN (TH 457, THCS 1100, THPT 430)

1.1. Tập huấn CBQL, giáo viên Tiu học (02 đợt)

CHI TẬP HUẤN

Thành tiền

Văn bản áp dụng

I- Chi khai mạc + Bế mạc:

 

Ma két

1

cái x

2

lần x

2

đợt x

400.000

đ/cái

=

1.600.000

số 3151/QĐ-BTC:

Thông tư 139/2010

Nghị quyết 40-HĐND

Nước ung

2

kiện x

2

lần x

2

đợt x

96.000

đ/kiện

=

768.000

Thuê tăng âm loa đài

1

bộ/1 đợt x

 

 

4

lần/đợt x

1.000.000

đ/lần

=

4.000.000

2 - Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế độ Báo cáo viên

11

lớp x

600.000

đ/lớp/buổi x

6

buổi/1 đợt x

2

đợt

=

79.200.000

Nhân viên phục vụ

11

người x

60.000

đ/người/ngày x

3

ngày/1 đợt x

2

đợt

=

3.960.000

Nước uống

 

 

20.000

đ/1người/1ngày

457

học viên x

6

ngày

=

54.840.000

In ấn tài liệu

1

bộ/1hv x

30.000

đ/1bộ x

457

học viên x

2

đợt

=

27.420.000

Thuê phòng học, máy tính, máy chiếu

11

phòng

500.000

đ/phòng x

3

ngày/1đợt x

2

đợt

=

33.000.000

Giấy A4

11

gam x

2

đợt x

70.000

đ/gam

=

1.540.000

Giấy A0

330

tờ x

2

đợt x

7.000

đ/tờ

=

4.620.000

 

Kéo nhỏ

110

cái x

2

đợt x

6.000

đ/cái

=

1.320.000

Băng dính

110

cuộn x

2

đợt x

5.000

đ/cuộn

=

1.100.000

 

Bút dạ to

110

cái x

2

đợt x

7.000

đ/cái

=

1.540.000

 

Phn

11

hộp x

2

đợt x

10.000

đ/hộp

=

220.000

Giấy màu

5

gam x

2

đợt x

70.000

đ/gam

=

700.000

Tổng (Triệu đồng):

215.828.000

 

1.2. Tập huấn CBQL, giáo viên THCS, BT THCS

CHI TẬP HUẤN

Thành tiền

Văn bản áp dụng

1- Chi khai mạc + Bế mạc:

 

Ma két

1

cái x

2

lần x

1

đợt x

400.000

đ/cái

=

800.000

số 3151/QĐ-BTC:

Thông tư 139/2010

Nghị quyết 40-HĐND

Nước ung

2

kiện x

2

lần x

1

đợt x

96.000

đ/kiện

=

384.000

Thuê tăng âm loa đài

1

bộ/1 đợt x

 

 

2

lần/đợt x

1.000.000

đ/lần

=

2.000.000

2 - Bồi dưỡng giáo viên THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế độ Báo cáo viên

22

lớp x

600.000

đ/lớp/buổi x

6

buổi/1đợt x

1

đợt

=

79.200.000

Nhân viên phục vụ

22

người x

60.000

đ/người/ngày x

3

ngày/1đợt x

1

đợt

=

3.960.000

Nước uống

 

 

20.000

đ/1người/1ngày

1100

học viên x

3

ngày

=

66.000.000

In ấn tài liệu

1

bộ/1hv x

30.000

đ/1bộ x

1100

học viên x

1

đợt

=

33.000.000

Thuê phòng học, máy tính, máy chiếu

22

phòng

500.000

đ/phòng x

3

ngày/1đợt x

1

đợt

=

33.000.000

Giấy A4

22

gam x

1

đợt x

70.000

đ/gam

=

1.540.000

Giấy A0

440

tờ x

1

đợt x

7.000

đ/tờ

=

3.080.000

 

Kéo nhỏ

220

cái x

1

đợt x

6.000

đ/cái

=

1.320.000

Băng dính

220

cuộn x

1

đợt x

5.000

đ/cuộn

=

1.100.000

 

Bút dạ to

220

cái x

1

đợt x

7.000

đ/cái

=

1.540.000

 

Phấn

22

hộp x

1

đợt x

10.000

đ/hộp

=

220.000

Giấy màu

11

gam x

1

đợt x

70.000

đ/gam

=

770.000

Tng (Triệu đồng):

227.914.000

1.3. Tập huấn CBQL, giáo viên THPT, BT THPT

CHI TẬP HUẤN

Thành tiền

Văn bản áp dụng

1- Chi khai mạc + Bế mạc:

 

Ma két

1

cái x

2

lần x

1

đợt x

400.000

đ/cái

=

800.000

số 3151/QĐ-BTC:

Thông tư 139/2010

Nghị quyết 40-HĐND

Nước uống

2

kiện x

2

lần x

1

đợt x

96.000

đ/kiện

=

384.000

Thuê tăng âm loa đài

1

bộ/1 đợt x

 

 

2

lần/đợt x

1.000.000

đ/lần

=

2.000.000

2 - Bồi dưỡng giáo viên THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế độ Báo cáo viên

9

lớp x

600.000

đ/lớp/buổi x

6

buổi/1đợt x

1

đợt

=

32.400.000

Nhân viên phục vụ

9

người x

60.000

đ/người/ngày x

3

ngày/1đợt x

1

đợt

=

1.620.000

Nước uống

 

 

20.000

đ/1người/1ngày

430

học viên x

3

ngày

=

25.800.000

In ấn tài liệu

1

bộ/1hv x

30.000

đ/1bộ x

430

học viên x

1

đợt

=

12.900.000

Thuê phòng học, máy tính, máy chiếu

9

phòng

500.000

đ/phòng x

3

ngày/1đợt x

1

đợt

=

13.500.000

Giấy A4

90

gam x

1

đợt x

70.000

đ/gam

=

6.300.000

Giấy A0

180

tờ x

1

đợt x

7.000

đ/tờ

=

1.260.000

 

Kéo nhỏ

90

cái x

1

đợt x

6.000

đ/cái

5=

540.000

Băng dính

90

cuộn x

1

đợt x

5.000

đ/cuộn

=

450.000

 

Bút dạ to

90

cái x

1

đợt x

7.000

đ/cái

=

630.000

 

Phấn

9

hộp x

1

đợt x

10.000

đ/hộp

=

90.000

Giấy màu

5

gam x

1

đợt x

70.000

đ/gam

=

350.000

Tổng (Triệu đồng):

99.024.000

 

Tổng cộng tập huấn ba cấp (Nghìn đồng):

542.766.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II - TẬP HUN VXÂY DỰNG CÂU LẠC BTRONG CÁC TRƯỜNG HỌC TIỂU HỌC

CHI TẬP HUẤN

Thành tiền

Văn bản áp dụng

1- Chi khai mạc + Bế mạc:

 

Ma két

1

cái x

2

lần x

1

đợt x

400.000

đ/cái

=

800.000

QĐ số 3151/QĐ-BTC:

Thông tư 139/2010

Nghquyết 40-HĐND

Nước uống

2

kiện x

2

ln x

1

đợt x

96.000

đ/kiện

=

384.000

Thuê tăng âm loa đài

1

bộ/1 đợt x

 

 

2

lần/đợt x

1.000.000

đ/lần

=

2.000.000

2 - Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế độ Báo cáo viên

6

lp x

600.000

đ/lớp/buổi x

3

buổi/1đợt x

1

đợt

=

10.800.000

Nhân viên phục vụ

6

người x

60.000

đ/ngưi/ngày x

3

ngày/1đợt x

1

đợt

=

1.080.000

Nước ung

 

 

20.000

đ/1người/1ngày

257

học viên x

3

ngày

=

15.420.000

In ấn tài liệu

1

bộ/1hv x

30.000

đ/1bộ x

257

học viên x

1

đợt

=

7.710.000

Thuê phòng học, máy tính, máy chiếu

6

phòng

500.000

đ/phòng x

3

ngày/1đợt x

1

đợt

=

9.000.000

Giấy A4

6

gam x

1

đợt x

70.000

đ/gam

=

420.000

Giấy A0

200

tờ x

1

đợt x

7.000

đ/tờ

=

1.400.000

 

Kéo nhỏ

30

cái x

1

đợt x

6.000

đ/cái

=

180.000

Băng dính

30

cuộn x

1

đợt x

5.000

đ/cuộn

=

150.000

 

Bút dạ to

30

cái x

1

đợt x

7.000

đ/cái

=

210.000

 

Phấn

6

hộp x

1

đợt x

10.000

đ/hộp

=

60.000

Giấy màu

3

gam x

1

đợt x

70.000

đ/gam

=

210.000

Tổng (Triệu đồng):

49.824.000

 

TỔNG CỘNG CÁC ĐỢT TẬP HUẤN:

592.590.000

 

Bằng chữ: Năm trăm chín mươi hai triệu, năm trăm chín mươi nghìn đồng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 597/QĐ-UBND ngày 07/04/2016 về Đề án Giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.101

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.114.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!