Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 580/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 580/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Nguyễn Thị Thanh Lịch
Ngày ban hành: 09/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 580/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 09 tháng 09 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH GIA LAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO THÔNG TƯ SỐ 32/2018/TT-BGDĐT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Kế hoạch số 540/KH-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc tiếp tục biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo phổ thông mới; Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2021 về việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thực hiện Kết luận luận số 416-KL/TU ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương thông qua nội dung Khung chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai thực hiện theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm:

1. Khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai cấp Tiểu học;

2. Khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai cấp Trung học cơ sở;

3. Khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai cấp Trung học phổ thông.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Khung Chương trình giáo dục địa phương được quy định tại Điều 1 Quyết định này, xây dựng Chương trình chi tiết và tiến hành biên soạn tài liệu giáo dục địa phương đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT .

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh;
- CVP, đ/c Hoài PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.h

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Lịch

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

 

MỤC LỤC

I. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC

V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

VI. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

VII. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

VIII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

 

I. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH GIA LAI

1. Nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) tỉnh Gia Lai nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về Văn hóa, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Hướng nghiệp,... trên địa bàn tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, tinh thần và kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

2. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học khác. Ở cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT), nội dung giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

1. Phù hợp với định hướng nội dung giáo dục địa phương

- Nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai là những vấn đề cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương, lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán; địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương, các ngành kinh tế mũi nhọn, thị trường lao động; một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương.

- Kiến thức trong nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai được chọn lọc từ các tài liệu về kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa hiện hành tại Việt Nam và các tài liệu chính thức của địa phương, đảm bảo phù hợp với thời kỳ, thực trạng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng; đồng thời đảm bảo cách thức tiếp cận kiến thức cơ sở và cập nhật kiến thức mới nhất trong các lĩnh vực: Văn hóa, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Hướng nghiệp; giúp giáo viên có tư liệu chính xác, phù hợp và vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực và có thêm cơ hội trải nghiệm và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương.

2. Thực hiện giáo dục định hướng nghề nghiệp

- Đối với cấp THCS và THPT, nội dung GDĐP thực hiện giáo dục định hướng nghề nghiệp, ngoài kiến thức chung cần đạt ở từng chủ đề, học sinh được yêu cầu liên hệ với các ngành nghề liên quan.

- Nội dung GDĐP ở cấp THCS, THPT giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu về tự nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế của tỉnh Gia Lai, nhằm bổ trợ kiến thức cho học sinh địa phương trong quá trình học tập các ngành nghề trong tương lai.

3. Thực hiện giáo dục phát triển bền vững

Chương trình GDĐP hướng đến những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày, tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, môi trường giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng, khả năng chung sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

4. Xây dựng theo hướng mở

Chương trình được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt cho mỗi lớp; xác định khung kiến thức cơ bản, cốt lõi cần đạt, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tùy theo điều kiện, đặc điểm văn hóa, lịch sử, kinh tế, môi trường,.... của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng thuận lợi, khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai nhàm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về các vấn đề: Văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; chính trị-xã hội và môi trường của địa phương.

2. Chương trình nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp: năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.

3. Tăng cường lính thực tiễn, trải nghiệm của học sinh, gắn kiến thức đã học trong nhà trường với những vấn đề đặt ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và nơi học sinh sinh sống nói riêng. Trên cơ sở đó, giúp học sinh khai thác, bổ sung vốn hiểu biết của mình về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của Gia Lai, sống hòa nhập, có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh Gia Lai và đất nước.

IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC

Nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai gồm có 03 nhóm vấn đề: Nhóm các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; nhóm các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương và nhóm các vấn đề về chính trị-xã hội, môi trường của địa phương. Đối với từng cấp học, 03 nhóm vấn đề trên được cụ thể thành những lĩnh vực như sau:

Cấp Tiểu học được cụ thể hóa ở 06 lĩnh vực: Văn hóa, Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Môi trường;

Cấp THCS, THPT được cụ thể hóa ở 07 lĩnh vực: Văn hóa, Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Môi trường, Hướng nghiệp;

Mỗi lĩnh vực được thiết kế theo mạch nội dung riêng. Mức độ tích hợp được thể hiện ở tích hợp nội môn (trong nội dung giáo dục của từng lĩnh vực) và tích hợp liên môn (trong nội dung giáo dục giữa các lĩnh vực).

1. Đối với các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

a) Cấp Tiểu học

- Mạch nội dung của lĩnh vực Văn hóa được sắp xếp từ việc giới thiệu một số yếu tố văn hóa dặc trưng của tỉnh Gia Lai đến việc hình thành những hiểu biết cơ bản ban đầu về văn hóa và những giá trị văn hóa trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Lịch sử: Giới thiệu sơ lược cho học sinh về những nhân vật lịch sử và di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

b) Cấp THCS và THPT

- Mạch nội dung của lĩnh vực Văn hóa được sắp xếp từ việc giới thiệu một số thành tố văn hóa đặc trưng của Gia Lai đến việc hình thành một số hiểu biết nhất định về văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống kinh tế - xã hội.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Lịch sử:

+ Cấp THCS: Được sắp xếp một cách logic, tổng quát, ngắn gọn theo tiến trình lịch sử từ thời kỳ tiền sử (các di tích ở An Khê) đến nay. Trong từng thời kì, không gian lịch sử địa phương được đối chiếu với lịch sử Việt Nam nhằm, lí giải, làm sáng rõ những vấn đề lịch sử địa phương trong tiến trình lịch sử chung của dân tộc.

+ Cấp TTHT: Mạch kiến thức được phát triển trên nội dung của tiến trình lịch sử cấp THCS, đi vào các chuyên đề chuyên sâu nhằm làm rõ những vấn đề lịch sử của địa phương trong tiến trình lịch sử dân tộc.

2. Đối với các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

a) Cấp Tiểu học

- Mạch nội dung của lĩnh vực Địa lí được sắp xếp từ địa lí tự nhiên đến địa lí kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai, trong đó chú trọng những lợi thế về địa lí tự nhiên đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Kinh tế chủ yếu giới thiệu cho học sinh một số nghề ở tỉnh Gia Lai: Nghề dệt thổ cẩm, nghề làm nhạc cụ truyền thống, nghề đan lát, nghề trồng rau, nghề nuôi ong.

b) Cấp THCS và THPT

- Mạch nội dung của lĩnh vực Địa lí được sắp xếp theo logic không gian là chủ đạo, đi từ địa lí tự nhiên tỉnh Gia Lai đến địa lí dân cư và địa lí kinh tế tỉnh Gia Lai.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Kinh tế được sắp xếp theo các ngành nghề phổ biến và điển hình ở tỉnh Gia Lai từ nông, lâm nghiệp đến công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Hướng nghiệp được sắp xếp từ hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp đến hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp và hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

3. Đối với các vấn đề về chính trị-xã hội, môi trường của địa phương

a) Cấp Tiểu học

- Mạch nội dung về lĩnh vực Xã hội là những vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống,...Từ đó, giúp các em có nền tảng kiến thức cơ bản để thực hiện các việc làm có ý nghĩa với bản thân và xã hội tại địa phương.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Môi trường được thiết kế với những nội dung bao gồm: Vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường... Từ đó, học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, biết làm những việc giúp cho môi trường xung quanh được tốt hơn.

b) Cấp THCS và THPT

- Mạch nội dung của lĩnh vực chính trị-xã hội:

+ Cấp THCS: Được sắp xếp từ những vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Từ đó, giúp các em có nền tảng kiến thức cơ bản để tìm hiểu các chính sách an sinh xã hội của địa phương.

+ Cấp THPT: Tiếp nối mạch nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống kĩ năng sống ở cấp THCS, lĩnh vực chính trị - xã hội cấp THPT tập trung giáo dục, tuyên truyền về các chính sách an sinh xã hội tại địa phương, qua đó góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức và ý thức trách nhiệm của học sinh.

- Mạch nội dung của lĩnh vực Môi trường được thiết kế với những nội dung bao gồm: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kiến thức các khối lớp bao gồm: nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; thực trạng, tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở Gia Lai. Vận dụng các kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương; thực hiện các hoạt động thực tiễn/mô hình tái sử dụng vật liệu từ nhựa, nilon, thủy tinh,... để làm đồ trang trí, đồ dùng, đồ chơi.

V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Năng lực đặc thù của mỗi lĩnh vực trong từng vấn đề của nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai được trình bày cụ thể như sau:

a) Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

- Cấp Tiểu học:

+ Về văn hóa

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức được các giá trị văn hóa

- Kể, nêu, nhận biết được một số nét cơ bản ban đầu về cảnh vật, các dân tộc sinh sống ở Gia Lai; lễ hội truyền thống của người Jrai, Bahnar (Lễ thổi tai); một số nét ẩm thực đặc sắc của Gia Lai (Phở khô Gia Lai); một số đặc điểm của trang phục truyền thống và kiến trúc nhà sàn của người Jrai, Bahnar.

- Mô tả được một số nét chính về lễ hội, ẩm thực, trang phục và kiến trúc đặc sắc của địa phương.

Thực hành các giá trị văn hóa

Vận dụng kiến thức về văn hóa đã học và trải nghiệm thực tế để nhận biết, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; yêu quý, trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

+ Về lịch sử

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức lịch sử địa phương

- Kể, nêu, nhận biết được một số đặc điểm cơ bản về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử: Anh hùng Núp, Nhà giáo Nay Der, Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Di tích Rốc Tưng - Gò Đá (An Khê), Căn cứ địa cách mạng Khu 10, xã Krong, huyện Kbang.

- Biết mô tả một số nét chính về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử.

Thực hành kiến thức lịch sử địa phương

Tổ chức tham quan các di tích lịch sử ở địa phương, từ đó có ý thức biết ơn, kính trọng những nhân vật lịch sử và giữ gìn các di tích lịch sử.

- Cấp THCS:

+ Về văn hóa

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức được các giá trị văn hóa

- Hiểu biết cơ bản về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh. Tập trung vào bộ phận cư dân tại chỗ (dân tộc Bahnar, Jrai) và bộ phận người Việt (Kinh) đến với tỉnh qua các thời kỳ - là bộ phận dân cư dã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh.

- Từ lớp 6 đến lớp 9 các em được nhận biết về: danh lam thắng cảnh, kiến trúc, trang phục, ẩm thực, âm nhạc, lễ hội, phong tục tập quán, tiếng nói và chữ viết... của các dân tộc tỉnh Gia Lai.

Thực hành các giá trị văn hóa

- Thực hành một số hoạt động văn hóa như tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương, tập sử dụng hoặc trình diễn một số nhạc cụ truyền thống ở địa phương như đàn t’rưng, đàn goong, cồng chiêng, múa xoang, thực hành chế biến một số món ăn, ...của các dân tộc tại địa phương.

- Vận dụng kiến thức về văn hóa đã được học và trải nghiệm thực tế để nhận biết, suy luận, định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, biết giới thiệu các giá trị văn hóa của địa phương.

+ Về lịch sử

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức lịch sử địa phương

- Mô tả và trình bày được những nét chính quá trình lịch sử Gia Lai với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biển, kết quả có sử dụng sơ đồ, lược đồ, bản đồ lịch sử,... gắn với các di tích, di vật tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử.

- Trình bày bối cảnh lịch sử địa phương, những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử ở địa phương; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của sự kiện lịch sử.

Tư duy lịch sử địa phương

- Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.

- Bước dầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử địa phương.

- Trình bày được chủ kiến của mình về các sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử địa phương,... như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử địa phương.

- Cấp THPT:

+ Về văn hóa

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Năng lực nhận thức, đánh giá các giá trị văn hóa

- Biết bức tranh toàn cảnh cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Gia Lai; Những nét văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân cư sống tập trung, có dân số đông trong tỉnh.

- Hiểu biết cơ bản về: Mỹ thuật dân gian, văn học dân gian; hiểu biết một số đặc trưng cơ bản văn hóa tộc người Jrai, Bahnar.

- Vai trò của văn hóa Gia Lai trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Năng lực thực hành, trải nghiệm các giá trị văn hóa

- Nêu được những nét tổng quát về văn hóa địa phương.

- Biết và chứng kiến hoặc tham gia thực hành một số sinh hoạt văn hóa địa phương như: điêu khắc gỗ dân gian, tạo hoa văn cơ bản của người Bahnar, Jrai; tóm tắt nội dung một số sử thi Bahnar; Tập phân tích một số tác phẩm văn học dân gian địa phương.

- Nhận biết và vận dụng các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, kinh tế, xã hội ở địa phương.

+ Về lịch sử

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Tìm hiểu lịch sử

- Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Tái hiện và trình bày được dưới hình thức diễn trình các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

Nhận thức và tư duy lịch sử

- Chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử địa phương theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử trong tiến trình lịch sử địa phương với lịch sử Việt Nam.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử địa phương trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử địa phương; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

b) Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

- Cấp Tiểu học 4

+ Về địa lí

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức địa lí

- Kể, nêu, nhận biết được một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và một số hoạt động sản xuất ở tỉnh Gia Lai: Nơi em ở; Núi Hàm Rồng và núi Chư Đang Ya; Biển Hồ; Thác Phú Cường; Thủy điện Ya Ly.

- Nhận biết được lợi ích của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

Tìm hiểu địa lí

Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, có khả năng thực hiện các việc làm để bảo vệ cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên.

+ Về kinh tế

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức về nghề truyền thống

Biết được một số nghề truyền thống có tính chất phổ biến, đặc trưng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, biết nhận xét về một số đặc điểm và lợi ích của các nghề truyền thống,.

Tìm hiểu nghề truyền thống

Tham quan và trải nghiệm các nghề ở địa phương.

- Cấp THCS:

+ Về địa lí

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức địa lí

- Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ tự nhiên, hành chính của tỉnh, các huyện, thị xã.

- Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất.

Kỹ năng địa lí

- Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa phương, về xu hướng phát triển; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.

- Thực hiện chủ đề học lập khám phá từ thực tiễn, có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ để học tập khám phá từ thực tiễn; có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm.

+ Về kinh tế

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức

- Xác định được các ngành nghề đang phát triển trên địa bàn tỉnh Gia Lai dựa vào tiềm năng và năng lực phát triển kinh tế của địa phương.

- Định hướng không gian và tương lai của các ngành nghề.

Thích ứng với nghề nghiệp trong tương lai

- Có tình yêu với quê hương, đất nước.

- Có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên và các vấn đề kinh tế - xã hội.

- Định hướng cho nghề nghiệp tương lai và hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Về hướng nghiệp

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Khám phá năng lực bản thân

Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp và thích ứng với cuộc sống

- Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu.

- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Đánh giá hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

- Lập kế hoạch về nghề nghiệp tương lai.

- Thực hiện kế hoạch, đánh giá và điều chỉnh hoạt động.

Định hướng nghề nghiệp

- Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp.

- Kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

- Cấp THPT:

+ Về địa lí

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức địa lí

- Hiểu được các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả giữa địa lý với phát triển kinh tế - xã hội.

- Tôn trọng quy luật của tự nhiên để biết ứng xử với tự nhiên, phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội và môi trường.

- Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kỹ năng địa lí

- Nhận xét được biểu đồ và giải thích; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình địa lí.

- Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc, chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ,... trình bày được những thông tin thu thập được từ thực địa.

- Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn.

+ Về kinh tế

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận thức kinh tế

- Xác định được các vấn để cơ bản về kinh tế địa phương (du lịch sinh thái, các khu và cụm công nghiệp tỉnh Gia Lai, nguồn nhân lực tỉnh Gia Lai).

- Định hướng được không gian và hướng phát triển các ngành kinh tế.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.

- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết hoặc giả định, tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

+ Về hướng nghiệp

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Thích ứng với cuộc sống

- Hiểu biết về bản thân và môi trường sống.

- Điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Lập kế hoạch về nghề nghiệp tương lai.

- Thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.

- Đánh giá hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

Định hướng nghề nghiệp

- Hiểu biết về nghề nghiệp.

- Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp.

- Kĩ năng tự đặt ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

c) Các vấn đề về chính trị-xã hội và môi trường của địa phương

- Cấp Tiểu học:

+ Về xã hội:

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Tự chủ

Biết chủ động, tích cực thể hiện những việc làm có ích. Hiểu rõ những việc làm mang lại ý nghĩa tốt cho bản thân và cộng đồng: Biết nói lời có văn hóa, biết giúp đỡ mọi người khi khó khăn và có các kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông và các hoạt động xã hội khác.

Phát triển bản thân

Xác định được những việc làm có ích mà bản thân làm được; rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, đi lại...

Tham gia các hoạt động xã hội

Hình thành và duy trì được những việc làm tích cực đối với những người xung quanh; có khả năng tham gia thảo luận, nhận xét một số việc làm liên quan đến đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống,...

+ Về môi trường:

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Nhận biết môi trường

- Biết được những lợi ích của môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Nhận xét được những ảnh hưởng tốt, xấu của môi trường xung quanh tới cuộc sống của con người.

Vận dụng các kiến thức đã học để góp phần bảo vệ môi trường

- Vận dụng được kiến thức đã học để nhận xét, giải thích về môi trường an toàn xung quanh.

- Có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp để giữ gìn, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Cấp THCS:

+ Về chính trị - xã hội:

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Điều chỉnh hành vi

- Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

- Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày

Phát triển bản thân

- Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.

- Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; xác định được hướng phát triển của bản thân.

Tìm hiểu và tham gia các hoạt động phát triển chính trị - xã hội

- Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn để của đời sống chính trị - xã hội liên quan đến tư tưởng, đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi.

- Bước dầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề phù hợp với tư tưởng, đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống, lứa tuổi và đề xuất hướng giải quyết.

+ Về môi trường:

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu

- Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

- Hiểu được tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học tại Gia Lai.

- Tìm hiểu bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương.

- Phân tích được thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương.

Vận dụng các kiến thức đã học để góp phần bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống.

- Có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ tính đa dạng sinh học.

- Cấp THPT:

+ Về chính trị - xã hội

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Điều chỉnh hành vi

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tự điều chỉnh, nhắc nhở và giúp đỡ người khác trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phát triển bản thân

- Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân; đặt ra được mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện phù hợp của bản thân.

- Có khả năng thích ứng với những thay đổi của cuộc sống; khắc phục được những sai sót của bản thân trong việc thực hiện các kế hoạch.

Tìm hiểu và tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

- Hiểu được một số chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đang được thực hiện trên địa phương học sinh sống; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân.

- Có khả năng tham gia một số hoạt động về chính trị - xã hội tích cực, các chính sách an sinh xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội.

+ Về môi trường

Thành phần năng lực

Mô tả chi tiết

Năng lực tìm hiểu các vấn đề về môi trường

- Nhận biết được một số vấn đề nổi bật của môi trường ở địa phương (ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu).

- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề, hiện lượng liên quan đến môi trường.

Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn

Vận dụng được kiến thức đã học để đề xuất, thực hiện một số giải pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

VI. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng thực hiện chương trình

a) Cấp Tiểu học

Thời lượng dành cho nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học tỉnh Gia Lai là 35 tiết/lớp/năm học với nội dung kiến thức của 03 nhóm vấn đề được cụ thể hóa thành 06 lĩnh vực: Văn hóa, Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Xã hội, Môi trường.

b) Cấp THCS

Thời lượng dành cho môn học là 35 tiết/lớp/năm học với nội dung kiến thức của 03 nhóm vấn đề được cụ thể hóa thành 06 lĩnh vực (lớp 6,7): Văn hóa, Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Xã hội, Môi trường; riêng lớp 8, 9 có thêm lĩnh vực Hướng nghiệp.

c) Cấp THPT

Thời lượng dành cho môn học là 35 tiết/lớp/năm học với nội dung kiến thức của 03 nhóm vấn đề được cụ thể hóa thành 07 lĩnh vực:

Văn hóa, Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Hướng nghiệp.

2. Nội dung kiến thức, chủ đề dạy học theo từng khối lớp

a) Cấp Tiểu học

TT

Các vấn đề

Lĩnh vực

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

1

Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

Văn hóa

Quê hương em

Lễ thổi tai

Phở khô Gia Lai

Trang phục truyền thống của người Jrai, Bahnar

Nhà sàn của người Jrai, Bahnar

Lịch sử

Anh hùng Núp

Nhà giáo Nay Der

Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Di tích Rộc Tưng - Gò Đá (An Khê)

Căn cứ địa cách mạng Khu 10, xã Krong, huyện Kbang

2

Các vấn đề về địa lí, kinh tế của địa phương

Địa lí

Nơi em ở

Núi Hàm Rồng và núi Chư Đang Ya

Biển Hồ

Thác Phú Cường

Thủy điện Ya Ly

Kinh tế

Nghề dệt thổ cẩm ở Gia Lai

Nghề làm nhạc cụ truyền thông ở Gia Lai

Nghề đan lát ở Gia Lai

Nghề trồng rau sạch ở Gia Lai

Nghề nuôi ong ở Gia Lai

3

Các vấn đề về xã hội, môi trường của địa phương

Xã hội

Nói lời hay, làm việc tốt

Phong trào Nuôi heo đất giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn

Phong trào Áo ấm tặng bạn

Kỹ năng đi đường an toàn

Em nghỉ hè an toàn

Môi trường

Giữ gìn vệ sinh nơi em ở

Nước sạch nơi em ở

Trường em xanh, sạch, đẹp

Em yêu cây xanh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

b) Cấp THCS

STT

Các vấn đề

Lĩnh vực

Chủ đề

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

1

Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

Văn hóa

- Danh lam thắng cảnh ở tỉnh Gia Lai

- Nhà sàn, nhà rông, nhà mồ của người Jrai, Bahnar

- Âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai

- Ẩm thực tỉnh Gia Lai

- Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Gia Lai

- Phong tục tập quán của người Bahnar, Jrai, người Kinh ở tỉnh Gia Lai

- Tiếng nói và chữ viết của người Bahnar, Jrai

- Trang phục và trang sức truyền thống của người Bahnar, Jrai

Lịch sử

Tỉnh Gia Lai từ thời Tiền sử đến thế kỷ X

Tỉnh Gia Lai từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Tỉnh Gia Lai từ thế kỷ XV đến năm 1930

Tỉnh Gia Lai từ năm 1930 đến nay

2

Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Địa lí

Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên tỉnh Gia Lai

Địa lí dân cư tỉnh Gia Lai

Địa lí kinh tế tỉnh Gia Lai

Địa lí kinh tế tỉnh Gia Lai

Kinh tế

Làng nghề truyền thống ở tỉnh Gia Lai

Nông - lâm nghiệp tỉnh Gia Lai

Công nghiệp chế biến ở tỉnh Gia Lai

Công nghiệp năng lượng ở tỉnh Gia Lai

Hướng nghiệp

 

 

Nghề em yêu thích

- Thị trường lao động ở tỉnh Gia Lai

- Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

3

Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương

Chính trị - xã hội

Hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh tỉnh Gia Lai

Kỹ năng ứng xử với các vấn đề xã hội

Xây dựng nếp sống văn minh ở tỉnh Gia Lai

Hoạt động đến ơn đáp nghĩa ở tỉnh Gia Lai

Môi trường

Ô nhiễm môi trường

Biến đổi khí hậu

Bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

c) Cấp THPT

STT

Các vấn đề

Lĩnh vực

Chủ đề

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

1

Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

Văn hóa

- Văn hóa cộng đồng các dân tộc tỉnh Gia Lai

- Các thể loại văn học dân gian của dân tộc Jrai, Bahnar

- Sử thi Bahnar

Mỹ thuật dân gian Bahnar, Jrai

- Một số đặc trưng của văn hóa Gia Lai

- Vai trò của văn hóa Gia Lai trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Lịch sử

- Các di tích khảo cổ học tiêu biểu ở tỉnh Gia Lai

- Cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Gia Lai

- Lịch sử hình thành tỉnh Gia Lai

- Quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945- 2021)

- Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia trên địa bàn tỉnh Gia Lai

- Quan hệ ngoại giao giữa tỉnh Gia Lai với các nước láng giềng.

- Địa danh và nhân vật lịch sử tiêu biểu của Gia Lai trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và để quốc Mỹ xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự trong một số trận đánh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2

Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Địa lí

Nguồn lực tự nhiên tỉnh Gia Lai

Nguồn lực kinh tế- xã hội tỉnh Gia Lai

Vấn để khai thác thế mạnh kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai.

Kinh tế

Du lịch sinh thái tỉnh Gia Lai

Các khu, cụm công nghiệp tỉnh Gia Lai

Nguồn nhân lực tỉnh Gia Lai trong thời kỳ hiện nay

Hướng nghiệp

- Thế giới nghề nghiệp quanh em

- Chuẩn bị tâm thế bước vào nghề trong tương lai

Xu hướng phát triển ngành, nghề tại tỉnh Gia Lai

Hoạt động sản xuất, dịch vụ ở tỉnh Gia Lai

3

Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương

Xã hội

Chính sách an sinh xã hội của tỉnh Gia Lai

Chính sách an sinh xã hội của tỉnh Gia Lai

Chính sách an sinh xã hội của tỉnh Gia Lai

Môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh Gia Lai

Đa dạng sinh học rừng tại tỉnh Gia Lai

Biến đổi khí hậu tại tỉnh Gia Lai

VII. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Định hướng chung

a) Đề cao vai trò chủ  thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp học tập, năng lực tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hóa cần thiết cho bản thân.

b) Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan sinh động, ...) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...). Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập,... Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng môn học.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học như: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,...; phim video; các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,... nhằm minh họa bài giảng của giáo viên và hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh.

2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh

a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua nội dung môn học và các hoạt động thu thập, phân tích dữ liệu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa, tiếp xúc với các nhân chứng lịch sử,... hình thành và bồi dưỡng cho học sinh nhận thức và tình cảm về lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh giữ đất và giữ nước của người dân Gia Lai, về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của đất nước, về đất và người Gia Lai. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; ý thức, niềm tin và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan.

b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua việc tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập; tự tìm kiếm, tổ chức và phân tích nguồn thông tin, tri thức bổ sung; đặt và trả lời các câu hỏi lịch sử và địa lí; thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa và trong các tình huống làm việc độc lập khác.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển ở học sinh thông qua việc phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm, trong lớp; thực hiện những nhiệm vụ được phân công trong học tập, thảo luận, nghiên cứu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa,...

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập tích cực, như: nghiên cứu tài liệu, thu thập và phân tích tư liệu, làm dự án nghiên cứu, thuyết trình, tranh luận,...

3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực đặc thù cho học sinh

a) Đối với các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lĩnh vực văn hóa:

+ Các hoạt động tổ chức dạy học văn hóa cần đa dạng và linh hoạt nhằm cho học sinh khám phá những đặc thù văn hóa của từng dân tộc, vùng miền, khu vực. Lĩnh vực văn hóa cần đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người chủ động tham gia các hoạt động dạy học, tự tìm tòi khám phá và trải nghiệm.

+ Lựa chọn những vấn đề cốt lõi để giảng dạy nhằm cho học sinh nhận diện được các giá trị cơ bản của văn hóa. Chú trọng phương pháp gợi mở để khơi gợi sự tìm tòi sáng tạo cho học sinh, tránh áp đặt theo chủ quan của người dạy. Khuyến khích các hình thức nghiên cứu, sưu tầm, thuyết trình, trình diễn trong quá trình dạy học. Chú trọng phương pháp thực hành và trải nghiệm hoạt động văn hóa.

- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lĩnh vực lịch sử:

Năng lực lịch sử của học sinh được hình thành, phát triển thông qua việc tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giải mã các văn bản lịch sử (kênh hình, kênh chữ, hiện vật lịch sử,...), từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự tiến hoá của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và quá trình phát triển lịch sử; trở thành “người đóng vai lịch sử”, hay “người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch sử, vận dụng sáng tạo những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam và thế giới vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.

b) Đối với các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

- Phương pháp hình thành, phát triển nàng lực lĩnh vực địa lí:

+ Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho học sinh, giáo viên lựa chọn các kiến thức thực tế tiêu biểu, sử dụng hiệu quả các phương tiện trực quan như mô hình, bản đồ, video clip,... để hình thành các biểu tượng địa lí;... hướng dẫn học sinh học từ thấp đến cao về các mối liên hệ và quan hệ nhân quả diễn ra trong thiên nhiên, trong xã hội và trong mối quan hệ giữa xã hội, con người và môi trường.

+ Để hình thành, phát triển năng lực địa lí cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia vào quá trình tìm kiếm, sắp xếp, phân tích thông tin bằng cách khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu,... kết hợp với quan sát thực địa; chú trọng phát triển tư duy không gian, với các câu hỏi: “Cái gì?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?”, “Các đặc trưng của một địa phương, quốc gia?”,...; khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết, khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, thái độ tích cực đối với phát triển bền vững; rèn luyện khả năng và thói quen liên hệ với thực tế địa phương, đất nước để phát triển tư duy địa lí;...

+ Một trong những biện pháp quan trọng nhất để học địa lí là rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ học tập như: bản đồ, atlat, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, một số ứng dụng trong điện thoại như la bàn, bản đồ chỉ đường, hệ thống định vị toàn cầu, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế,... tranh ảnh, đĩa DVD tra cứu các tài liệu đa phương thức, sách e-book,... Các hình thức tổ chức dạy học cũng cần được đa dạng hoá: kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, trên thực địa, học theo dự án học tập,...

- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lĩnh vực lĩnh vực kinh tế:

Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về kinh tế, học sinh cần được tạo cơ hội để cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp. Giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến, tăng cường sử dụng các bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế và tư duy phản biện, sáng tạo.

- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lĩnh vực hướng nghiệp:

+ Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.

+ Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.

+ Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bàng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác.

+ Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.

c) Đối với các vấn đề về chính trị-xã hội, môi trường của địa phương

- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lĩnh vực chính trị- xã hội:

+ Thông qua nội dung môn học và các hoạt động thu thập, phân tích dữ liệu, tham quan dã ngoại... hình thành và bồi dưỡng ở học sinh nhận thức về các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống và các chính sách an sinh của tỉnh Gia Lai. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.

+ Năng lực tự chủ và tự học được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua việc tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập; tự tìm kiếm, tổ chức và phân tích nguồn thông tin, tri thức bổ sung. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập tích cực như: nghiên cứu tài liệu, thu thập và phân tích tư liệu, làm dự án nghiên cứu, thuyết trình, tranh luận,...

- Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lĩnh vực môi trường:

+ Tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có thể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng; vận dụng kiến thức đã được học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức, đặc biệt kiến thức về môi trường và thiên nhiên.

+ Tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho học sinh cơ hội tham gia quá trình hình thành kiến thức mới, đề xuất giả thuyết; thu thập bằng chứng, phân tích để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được. Dựa vào một số phương pháp dạy học như: trải nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án,., giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm các bằng chứng để kiểm tra kiến thức thông qua việc tham quan thực tế, hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, Internet, điều tra, phân tích, xử lí thông tin để kiểm tra lý thuyết.

+ Tạo cơ hội đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn, tìm kiếm, giải thích, trình bày thông tin, lập luận và đưa ra giải pháp trên cơ sở kiến thức, kĩ năng sống đã học; học sinh cần được quan tâm rèn luyện các kĩ năng: phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để rút ra kết luận), đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến. Cần quan tâm sử dụng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (câu hỏi mở, nhiều cách giải, gắn kết với sự phản hồi trong quá trình học).

VIII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Đánh giá kết quả giáo dục trong nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của nội dung GDĐP tỉnh Gia Lai và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

2. Cán cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và nàng lực đặc thù của nội dung GDĐP được quy định trong Chương trình tổng thể và nội dung GDĐP.

3. Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng thực hành của học sinh như: trải nghiệm, tổ chức các hoạt động thực tế, làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức nội dung GDĐP làm trung tâm của việc đánh giá.

4. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; hoạt động trải nghiệm; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục.

5. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 580/QĐ-UBND ngày 09/09/2021 phê duyệt Khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.681

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.22.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!