UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 534/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày
04 tháng 6 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY ĐỊNH TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và
tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường
trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày
15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT Sửa
đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học
phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ
trình số 581/TTr-SGDĐT ngày 13 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy định tuyển sinh trung học phổ
thông (ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Nga
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 534/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định về tuyển sinh
trung học phổ thông chuyên và không chuyên bao gồm những nội dung thuộc trách
nhiệm và nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo được quy định tại các Điều 7, 10 của
Quy chế Tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ( Ban hành
kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo) và quy định tại Thông Tư số 12 /2014/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung Điều
23 và Điều 24 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông
chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2. Quy định này áp dụng đối
với người học là người Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống tại Hà Nam vào
học các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
3. Các nội dung khác ngoài
Quy định này, thực hiện theo Quy chế tuyển sinh trung học hiện hành.
Điều
2. Phương thức tuyển sinh (không áp dụng đối với việc tuyển sinh THPT chuyên)
Hằng năm, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo quyết định tổ chức tuyển sinh trung học phổ thông theo một trong ba
phương thức tại Điều 5 của Quy chế Tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh
trung học phổ thông được ban hành theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày
18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương
II
TUYỂN SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÔNG CHUYÊN
Mục 1. CHẾ
ĐỘ ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH
Điều
3. Chế độ ưu tiên.
1. Cộng 3 điểm
cho một trong các đối tượng:
- Con liệt sĩ;
- Con thương
binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh
binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người
được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp
Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao
động 81% trở lên”.
2. Cộng 2 điểm
cho một trong các đối tượng:
- Con của Anh
hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh
hùng;
- Con thương
binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh
binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người
được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được
cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng
lao động dưới 81%”.
3. Cộng 1 điểm
cho một trong các đối tượng:
- Người có cha
hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc
thiểu số;
- Người học
đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc
đặc biệt khó khăn.
Điều 4.
Chế độ khuyến khích.
1. Đạt giải cá
nhân trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hoá:
- Giải nhất cấp
tỉnh: cộng 2,0 điểm;
- Giải nhì cấp
tỉnh: cộng 1,5 điểm;
- Giải ba cấp
tỉnh: cộng 1,0 điểm;
2. Đạt giải cá
nhân hoặc đồng đội do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam tổ chức hoặc phối hợp với các ngành
tổ chức ở cấp trung học cơ sở trong các kỳ thi về văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho
học sinh trung học, hội thao giáo dục quốc phòng; thi vẽ; thi viết
thư quốc tế; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lí, hoá học,
sinh học; đạt giải cá nhân hoặc đồng đội các kỳ thi khác do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam, Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành tổ chức ở
cấp trung học cơ sở:
- Giải cá
nhân:
+ Đạt giải quốc gia, khu vực,
quốc tế: Cộng 2,0 điểm (không tính giải Khuyến khích);
+ Đạt giải nhất
cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2,0 điểm;
+ Đạt giải nhì
cấp tỉnh hoặc huy chương bạc: cộng 1,5 điểm;
+ Đạt giải ba
cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm;
- Giải đồng đội
(hội thao giáo dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu
mây, điền kinh, tốp ca, song ca...):
+ Chỉ cộng điểm
đối với giải quốc gia;
+ Số lượng cầu
thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định
cụ thể của ban tổ chức từng giải;
3. Học sinh được
cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do sở giáo dục và đào tạo tổ chức ở
cấp trung học cơ sở:
- Loại giỏi: cộng
1,5 điểm;
+ Loại khá: cộng
1,0 điểm;
+ Loại trung
bình: cộng 0,5 điểm.
3. Mức điểm
khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối
với giải cá nhân quy định tại mục 2 Điều 4.
4. Những học
sinh đoạt nhiều giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng
điểm của loại giải cao nhất.
5. Điểm cộng
thêm tối đa cho các đối tượng ưu tiên, khuyến khích áp dụng cho từng phương thức
tuyển sinh được quy định tại các Điều 6, 7 của quy định
này.
Mục 2.
XÉT TUYỂN
Điều 5.
Điều kiện xét tuyển
Chỉ xét tuyển đối
với các trường không có điều kiện tổ chức thi tuyển hoặc có số học sinh đăng ký
tuyển sinh không vượt quá chỉ tiêu vào trường.
Điều 6.
Điểm xét tuyển
- Điểm tính
theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của học sinh trung học cơ sở được
tính như sau:
+ Hạnh kiểm tốt,
học lực giỏi: 10 điểm;
+ Hạnh kiểm
khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 9 điểm;
+ Hạnh kiểm
khá, học lực khá: 8 điểm;
+ Hạnh kiểm
trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 7 điểm;
+ Hạnh kiểm
khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 6 điểm;
+ Các trường hợp còn lại: 5 điểm.
- Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu
tiên, khuyến khích tối đa không quá 4,0 điểm.
- Điểm xét tuyển là tổng số điểm của:
+ Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4
năm học ở THCS;
+ Điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên, khuyến
khích.
- Nếu nhiều
người học có điểm bằng nhau thì lấy tổng điểm trung bình cả năm học lớp 9 của tất
cả các môn có tính điểm trung bình để xếp từ cao xuống thấp; nếu vẫn có trường
hợp bằng điểm nhau thì phân biệt bằng tổng điểm trung bình
cả năm của môn Toán và môn Ngữ văn của năm học lớp 9.
Mục 3.
THI TUYỂN
Điều 7. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài
thi, điểm cộng thêm và điểm thi tuyển
1. Môn thi
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo quyết định số môn thi tuyển sinh hằng năm theo một trong hai lựa chọn:
a) Thi viết hai môn: Toán, Ngữ văn;
b) Thi
viết ba môn: Toán, Ngữ văn và môn thứ 3 được chọn trong số những
môn học còn lại. Giám đốc sở Giáo dục
và Đào tạo chọn và công bố môn thi thứ 3 sớm nhất 15 (mười
lăm) ngày trước ngày kết thúc năm học (căn cứ biên chế năm
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Thời gian
làm bài thi:
a) Môn toán,
ngữ văn: 120 phút/môn thi;
b) Môn thi thứ
3: 60 phút;
3. Điểm bài
thi, hệ số điểm bài thi:
a) Điểm bài
thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được
cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25;
b) Hệ số điểm
bài thi
- Thi viết hai
môn: Toán và Ngữ văn cùng tính hệ số 1
- Thi viết ba
môn
+ Hệ số 2: môn
toán, môn ngữ văn;
+ Hệ số 1: môn
thứ 3.
4. Điểm cộng
thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 5
điểm.
5. Điểm thi tuyển
là tổng điểm các bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu
tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển phải không có bài thi nào bị điểm 0.
Điều 8. Đề thi
1. Nội dung đề
thi trong phạm vi chương trình trung học cơ sở do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi phải đảm bảo chính xác, rõ
ràng, không sai sót, phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy
định cho từng môn thi.
2. Mỗi môn có
đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu nội dung,
thời gian làm bài. Mỗi đề thi phải có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
3. Đề thi và
hướng dẫn chấm thi khi chưa được công bố là bí mật Nhà nước độ “Tối mật” theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 9. Hội đồng ra đề thi, gửi đề thi
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết
định thành lập một hội đồng ra đề thi tuyển sinh trung học phổ thông:
1. Thành phần:
a) Chủ tịch Hội đồng ra đề thi:
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; trường hợp đặc biệt có thể thay bằng Trưởng
phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục hoặc Trưởng phòng giáo dục
Trung học.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng ra đề thi: Lãnh đạo phòng Khảo
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hoặc lãnh đạo phòng Giáo dục trung học.
c) Thư ký Hội đồng ra đề thi: cán
bộ, chuyên viên các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Mỗi môn
thi có một nhóm ra đề thi (ít nhất hai người) gồm nhóm trưởng, các cán bộ biên
soạn đề thi là cán bộ, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục
và đào tạo, giáo viên đang đang giảng dạy ở các trường trung học phổ thông,
trung học cơ sở;
đ) Lực lượng bảo vệ: cán bộ bảo vệ
của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Công
an tỉnh.
2. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức soạn thảo các đề thi,
hướng dẫn chấm thi của đề chính thức và dự bị;
b) Tổ chức sao, in đề thi và hướng
dẫn chấm thi;
c) Tổ chức chuyển đề thi tới các hội
đồng coi thi;
d) Đảm bảo tuyệt đối bí mật, an
toàn của đề thi và hướng dẫn chấm thi từ lúc bắt đầu biên soạn đề thi cho tới
khi thi xong.
3. Nguyên tắc làm việc:
a) Hội đồng ra đề thi làm việc tập
trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi bắt đầu làm đề đến hết thời gian
thi môn cuối cùng của kỳ thi; Danh sách Hội đồng ra đề thi phải được giữ bí mật
tuyệt đối;
b) Các nhóm ra đề thi và các thành
viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với Lãnh đạo Hội
đồng ra đề thi;
c) Mỗi thành viên của Hội đồng ra
đề thi phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, về việc đảm bảo bí mật, an
toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình, theo nguyên tắc bảo vệ bí mật quốc
gia.
4. Yêu cầu của đề thi
Đề thi của kỳ thi tuyển sinh trung
học phổ thông phải đạt các yêu cầu:
a) Nội dung đề thi nằm trong
chương trình trung học cơ sở hiện hành, chủ yếu lớp 9 trung học cơ sở;
b) Kiểm tra bao quát kiến thức cơ
bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học;
c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học,
tính sư phạm;
d) Phân loại được trình độ của người
học;
đ) Phù hợp với thời gian quy định
cho từng môn thi;
e) Nếu đề thi tự luận gồm nhiều câu hỏi thì phải ghi rõ số điểm
của mỗi câu hỏi vào đề thi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều
được quy về thang điểm 10;
g) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ "HẾT" tại
điểm kết thúc đề.
5. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi
có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu và nội
dung; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm thi kèm theo.
6. Đề thi và hướng dẫn chấm thi của
mỗi môn thi thuộc danh mục tài liệu tối mật theo quy định hiện hành của Thủ tướng
Chính phủ cho đến thời điểm hết giờ làm bài của môn thi đó.
7. Khu vực làm đề thi:
a) Khu vực làm đề thi phải là một
địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ
điều kiện về thông tin liên lạc, phương tiện bảo mật, phòng cháy chữa cháy. Người
làm việc trong khu vực làm đề thi chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép và phải
đeo phù hiệu riêng.
b) Các thành viên Hội đồng ra đề
thi phải cách ly triệt để từ khi tiến hành làm đề thi cho đến khi thi xong môn
cuối cùng của kỳ thi, không được dùng điện thoại hay bất kỳ phương tiện thông
tin liên lạc cá nhân nào khác. Trong trường hợp cần thiết, chỉ Lãnh đạo Hội đồng
ra đề thi mới được liên hệ bằng điện thoại cố định duy nhất của Hội đồng ra đề
thi dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ, công an. Máy móc và thiết bị tại nơi
làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực
cách ly sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.
c) Mỗi nhóm ra đề thi phải thường
trực trong suốt thời gian thí sinh làm bài thi của môn phụ trách để giải đáp và
xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi.
Các thành viên Hội đồng ra đề thi
chỉ được ra khỏi khu vực làm đề thi sau khi thi xong môn thi cuối cùng của kỳ
thi.
Điều 10. Hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết
định thành lập một hội đồng coi thi ở mỗi trường trung học phổ thông. Việc
thành lập hội đồng coi thi và công tác tổ chức coi thi tuyển sinh vận dụng theo
các quy định tương ứng của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết
định thành lập một hoặc một số hội đồng chấm thi. Việc thành lập hội đồng chấm
thi và công tác tổ chức chấm thi vận dụng theo các quy định tương ứng của Quy
chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết
định thành lập một hội đồng phúc khảo. Việc thành lập hội đồng phúc khảo và
công tác tổ chức phúc khảo bài thi vận dụng theo các quy định tương ứng của Quy
chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Mục 4. KẾT HỢP THI TUYỂN VỚI XÉT TUYỂN
Điều 11. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài
thi
1. Môn thi, thời gian làm bài thi:
a) Thi viết hai môn: Toán và Ngữ văn;
b) Thời gian làm bài thi: 120 phút/môn thi.
2. Điểm bài thi:
Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề
thi, điểm bài thi cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25;
Điều 11. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập,
điểm cộng thêm
1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học
của học sinh trung học cơ sở được tính như sau:
a) Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 5 điểm;
b) Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực
khá: 4,5 điểm;
c) Hạnh kiểm khá, học lực khá: 4 điểm;
d) Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học
lực trung bình: 3,5 điểm;
e) Hạnh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung
bình, học lực khá: 3 điểm;
g) Các trường hợp
còn lại: 2,5 điểm.
2. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên,
khuyến khích tối đa không quá 6 điểm.
Điều 12. Đề thi, coi thi, chấm thi và điểm xét tuyển
1. Đề thi, công tác ra đề thi, sao in đề thi, coi thi, chấm
thi, phúc khảo thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 9, 10 của quy định này.
2. Điểm xét tuyển là tổng điểm của:
a) Tổng số điểm của hai bài thi đã nhân đôi;
b) Điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở
trung học cơ sở (nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó);
c) Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên,
khuyến khích.
Thí sinh trúng tuyển phải không có bài thi nào bị điểm 0.
Chương III
TUYỂN SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
Điều
13. Cách thức quy ra điểm và mức sơ tuyển cần đạt của các tiêu chí để chọn học
sinh vào vòng 2
1. Kết quả tham gia các hoạt động
xã hội, thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, thi tài năng cấp tỉnh, toàn quốc,
khu vực một số nước, quốc tế do Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp
tổ chức:
- Đạt giải quốc gia, quốc tế:
2,0 điểm
- Giải Nhất cấp tỉnh (hoặc huy
chương Vàng): 2,0 điểm;
- Giải Nhì cấp tỉnh (hoặc huy
chương Bạc): 1,5 điểm;
- Giải Ba cấp tỉnh (hoặc huy
chương Đồng): 1,0 điểm;
- Giải Khuyến khích cấp tỉnh:
0,5 điểm.
(Nếu một học sinh đồng thời đạt
nhiều giải thì điểm tốt đa không vượt quá 4,0 điểm).
2. Kết quả học lực 4 năm cấp
trung học cơ sở
- Mỗi năm đạt loại giỏi: 1,0 điểm;
- Mỗi năm học lực loại khá: 0,5
điểm;
3. Kết quả tốt nghiệp trung học
cơ sở
- Loại Giỏi: 2,0 điểm
- Loại Khá: 1,0 điểm.
Điều 14. Môn thi và đề thi:
1. Môn thi: Hằng năm, Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo quyết định môn thi theo một trong hai lựa chọn:
a) Thi viết ba môn Toán, Ngữ văn,
Ngoại ngữ và 01 môn chuyên. Nếu môn chuyên là Toán, Ngữ văn hoặc một trong các môn
Ngoại ngữ thì mỗi môn này phải thi 2 bài: Một bài thi không chuyên
và một bài thi chuyên với mức độ yêu cầu cao hơn;
b) Thi viết hai môn Toán, Ngữ văn và 01 môn
chuyên. Nếu môn chuyên là Toán, Ngữ văn thì
mỗi môn này phải thi 2 bài: Một bài thi không chuyên và một bài thi chuyên với
mức độ yêu cầu cao hơn;
2. Đề thi: Đề thi được áp dụng hình thức tự luận. Riêng môn Ngoại ngữ được áp dụng
các hình thức phù hợp để đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Điều 15. Thang điểm thi và
hệ số điểm bài thi:
1. Điểm bài thi tính theo thang điểm
10, nếu chấm bài thi theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi phải quy
đổi ra thang điểm 10;
2. Hệ số điểm bài thi: Điểm các
bài thi không chuyên tính hệ số 1, điểm các bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
Điều 16. Thời gian làm bài
thi:
+ Các bài thi không chuyên: Môn
Toán và môn Ngữ văn là 120 phút; môn Ngoại ngữ được vận dụng phù hợp với hình
thức thi, tối thiểu là 60 phút;
+ Các bài thi chuyên: 150
phút.
Điều 17. Điểm xét tuyển,
nguyên tắc xét tuyển:
1. Điểm xét tuyển vào lớp chuyên
là tổng số điểm các bài thi không chuyên, điểm bài thi môn chuyên tương ứng với
lớp chuyên (đã tính hệ số);
2. Điểm xét tuyển vào lớp không
chuyên là tổng số điểm các bài thi môn không chuyên và môn chuyên (điểm các bài
thi đều tính hệ số 1). Trường hợp thi nhiều môn chuyên thì môn chuyên lấy điểm
thi là môn chuyên có điểm cao nhất.
3. Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ
xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định,
không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm từ
4,0 trở lên.
Điều 18. Cách xét tuyển:
1. Xét tuyển vào lớp chuyên: Căn cứ
điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được
giao cho từng môn chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí
sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu
tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao
hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm
trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn.
2. Xét tuyển vào lớp không chuyên:
Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp không chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ
chỉ tiêu các lớp không chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều
thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự
ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên tham gia tính điểm xét tuyển vào lớp không
chuyên cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối
năm học lớp 9 cao hơn.
Điều 19. Tuyển bổ sung vào
lớp chuyên
1. Hàng năm, trường chuyên có thể
tổ chức thi tuyển bổ sung vào các lớp chuyên. Việc tuyển bổ sung chỉ thực hiện
đối với lớp chuyên có dưới 35 học sinh và chỉ tiến hành để tuyển học sinh vào học
từ học kỳ 2 lớp 10 hoặc mỗi học kỳ của lớp 11.
2. Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tuyển bổ sung vào lớp chuyên trên cơ sở đề nghị của hiệu
trưởng trường chuyên.
3. Đối tượng và điều kiện dự thi
tuyển bổ sung
a) Đối tượng dự thi: Học sinh đang
học lớp 10 hoặc lớp 11 thuộc các lớp không chuyên của trường;
các trường THPT khác thuộc địa bàn tuyển sinh đoạt giải trong các kỳ thi học
sinh giỏi, thi tài năng do sở giáo dục và đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức; các lớp chuyên của trường chuyên khác xin chuyển đến.
b) Điều kiện của thí sinh dự thi:
- Nếu thi tuyển bổ sung vào đầu học
kỳ 2 lớp 10 thì ở học kỳ 1 lớp 10 môn dự thi vào chuyên phải đạt điểm trung
bình từ 8,0 trở lên đối với môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học; từ
7,5 trở lên đối với các môn còn lại; hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại
giỏi.
- Nếu thi tuyển bổ sung vào đầu học
kỳ 1 lớp 11 thì ở lớp 10 môn dự thi vào chuyên phải đạt điểm trung bình từ 8,0
trở lên đối với môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học; từ 7,5 trở lên đối
với các môn còn lại; hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại giỏi.
- Nếu thi tuyển bổ sung vào đầu học
kỳ 2 lớp 11 thì ở lớp 10 và học kỳ 1 lớp 11 môn dự thi vào chuyên phải đạt điểm
trung bình từ 8,0 trở lên đối với môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học;
từ 7,5 trở lên đối với các môn còn lại; hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại
giỏi.
4. Môn thi tuyển bổ sung
Thí sinh làm 01 bài thi môn
chuyên. Thời gian làm bài thi là 150 phút.
5. Căn cứ điểm bài thi môn chuyên
xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung vào lớp chuyên.
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng mà vẫn có những thí sinh có điểm bài thi
môn chuyên bằng nhau thì căn cứ điểm trung bình môn thi chuyên ở học kỳ 1 lớp
10 nếu thi tuyển vào đầu học kỳ 2 lớp 10, cả năm lớp 10 nếu thi tuyển vào lớp
11 để xét từ cao xuống thấp.
6. Ngày thi tuyển bổ sung, các quy
định về làm đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.
7. Việc phúc khảo thi tuyển bổ
sung lớp chuyên được thực hiện như quy định đối với tuyển sinh vào lớp đầu cấp./.