Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4627/QĐ-BYT 2020 bồi dưỡng người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe

Số hiệu: 4627/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành: 06/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Ban hành Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng

Bộ Y tế ban hành Quyết định 4627/QĐ-BYT về Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Theo đó, Chương trình xây dựng và ban hành nhằm thực hiện nội dung của Thông tư 11/2019/TT-BYT về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong ngành đào tạo khối ngành sức khỏe.

Chương trình được thiết kế gồm 40 tiết học, bao gồm 10 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành; cấu trúc chương trình theo một khung định sẵn.

Đối tượng đào tạo là giảng viên cơ hữu/giảng viên kiêm nhiệm, cán bộ y tế trực tiếp tham gia giảng dạy/hướng dẫn thực hành lâm sàng tại các cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe.

Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cấp Chứng chỉ phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe khi hoàn thành Chương trình và đạt yêu cầu của khóa học.

Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 4627/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2020.

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 4627/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC LÂM SÀNG CHO NGƯỜI GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TRONG ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính Phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;

Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;

Căn cứ Biên bản họp “Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” theo Quyết định số 150/QĐ-K2ĐT ngày 18/9/2020 của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, họp ngày 01/10/2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông/bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Lưu: VT, K2ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC LÂM SÀNG CHO NGƯỜI GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TRONG ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH SỨC KHOẺ

1. TÊN KHÓA HỌC VÀ GIỚI THIỆU VỀ KHÓA HỌC

1.1 Tên khóa học:

Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe

1.2 Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình được xây dựng và ban hành nhằm thực hiện nội dung Thông tư số 11/2019/TT-BYT quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, đây là thông tư quy định chi tiết nội dung thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Thực hành lâm sàng là phần thiết yếu trong đào tạo khối ngành sức khỏe và chỉ có dạy-học lâm sàng hiệu quả mới giúp người học đạt được những năng lực thực hành và thái độ - là những nhóm năng lực đặc biệt quan trọng, quyết định khả năng hành nghề của cán bộ y tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chất lượng giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe chưa đạt được kết quả như mong đợi. Việc tổ chức dạy-học lâm sàng còn nhiều bất cập trong khi thời lượng dành cho thực hành lâm sàng chiếm một tỷ lệ khá lớn đối với các chương trình đào tạo trong khối ngành sức khỏe. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bất cập đó là hạn chế về phương pháp dạy-học của “người dạy”, nhất là phương pháp dạy-học thực hành lâm sàng. Mặc dù, quan niệm về đổi mới giáo dục đào tạo trong khối ngành sức khỏe đã được đưa vào Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay phần lớn các chương trình bồi dưỡng giáo viên thường chỉ chú trọng đến việc huấn luyện phương pháp “dạy” mà chưa chú ý đúng mức đến việc xây dựng kỹ năng “học” cho người học. Thậm chí nhiều cơ sở khi tiến hành đào tạo về sư phạm y học cho giáo viên vẫn còn nặng về lên lớp lý thuyết, ít tạo cơ hội cho giáo viên được thực hành để có năng lực dạy-học hiệu quả.

Đào tạo khối ngành sức khỏe tại Việt Nam đã không ngừng có những đổi mới, sáng tạo nhằm đạt được hiệu quả cao hơn song chưa đồng đều trong cả nước. Bộ Y tế xác định định hướng đào tạo dựa trên năng lực là xu thế tất yếu trong đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Định hướng này đòi hỏi đội ngũ giáo viên giảng dạy thực hành ngoài thành thạo về chuyên môn phải có cách tiếp cận đúng; có năng lực thiết kế, tổ chức dạy-học, giám sát việc học và đánh giá kết quả thực hành lâm sàng, chú ý đến việc hỗ trợ xây dựng kỹ năng “học” cho người học cũng như tối ưu hóa sự phối hợp giữa người dạy và người học nhằm đạt được các năng lực cụ thể.

Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe được ban hành là một Chương trình thống nhất sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về phương pháp dạy-học lâm sàng cho tất cả các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh của các cơ sở giáo dục và các cơ sở y tế có đủ năng lực dạy-học lâm sàng trong vai trò của người giáo viên giảng dạy thực hành.

1.3 Cấu trúc Chương trình

Chương trình được thiết kế gồm 40 tiết học, bao gồm 10 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành.

Cấu trúc chương trình theo một khung định sẵn với các nội dung cốt lõi mà một khóa huấn luyện, bồi dưỡng về phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe cần đạt được, là tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thực hành lâm sàng.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

2.1 Mục tiêu tổng quát

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên có đủ năng lực giảng dạy thực hành lâm sàng trong lĩnh vực chuyên môn của mình tại cơ sở khám, chữa bệnh được công nhận là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khoẻ.

2.2 Mục tiêu cụ thể

a) Kiến thức

1) Trình bày được khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu và dạy-học dựa trên năng lực; các hình thức dạy-học lâm sàng có và không có sự tham gia của người bệnh.

2) Trình bày được khái niệm và cách thức xây dựng mục tiêu học tập;

3) Mô tả được đặc điểm, cách tiến hành và lợi ích của 10 phương pháp dạy-học lâm sàng với sự tham gia chủ động của người học.

4) Trình bày được 6 kỹ năng cần thiết của giảng viên dạy thực hành lâm sàng.

5) Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cách tổ chức và tiến hành lượng giá lâm sàng và giám sát thực hành lâm sàng.

6) Nêu được các bước phát triển kế hoạch bài giảng và chuẩn bị vật liệu cho một bài dạy-học lâm sàng.

b) Kỹ năng

1) Viết được mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi cho một bài dạy-học lâm sàng.

2) Thực hiện được các kỹ năng hỗ trợ học viên học thực hành lâm sàng.

3) Chọn lựa và sử dụng được phương pháp dạy-học phù hợp với nội dung thực hành với sự tham gia chủ động của người học trong dạy-học lâm sàng.

4) Phát triển được kế hoạch và chuẩn bị được vật liệu cho bài dạy-học lâm sàng.

5) Phát triển được kế hoạch giám sát việc học lâm sàng.

6) Thực hiện được một giờ dạy-học lâm sàng.

c) Thái độ

1) Thể hiện được sự tuân thủ các quy tắc chuyên môn và quy định hành nghề trong giảng dạy lâm sàng và hoạt động nghề nghiệp.

2) Thể hiện được tính chuẩn mực, sự chuyên nghiệp khi làm mẫu trong giảng dạy thực hành.

3) Thể hiện được sự tôn trọng và ứng xử đúng mực trong giao tiếp với người học, đồng nghiệp, người bệnh và gia đình họ trong mọi tình huống.

3. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

Giảng viên cơ hữu/giảng viên kiêm nhiệm, cán bộ y tế trực tiếp tham gia giảng dạy/hướng dẫn thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được công nhận là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe.

4. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

4.1. Chương trình khái quát

TT

Tên bài

Số tiết

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Tổng quan về dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực và đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng

3

3

0

2

Khái niệm và cách thức xây dựng mục tiêu học tập

5

1

4

3

Phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh

12

3

9

4

Các kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành

4

1

3

5

Tổ chức lượng giá trong dạy-học lâm sàng

4

1

3

6

Xây dựng kế hoạch bài dạy-học lâm sàng và giám sát thực hành lâm sàng

4

1

3

7

Lượng giá cuối khóa: Giảng thử theo nhóm

8

0

8

 

Tổng số

40

10

30

4.2 Chương trình chi tiết

TT

Tên bài

Mục tiêu học tập

Số tiết

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Tổng quan về dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu, dạy- học dựa trên năng lực và đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng

1. Trình bày được những nội dung cơ bản của Thông tư 11/2019/TT-BYT và vai trò của dạy-học lâm sàng trong giáo dục khối ngành sức khỏe

2. Trình bày được khái niệm, đặc điểm, mục đích, nội dung, điều kiện, ưu điểm, khó khăn và thực trạng của dạy-học lâm sàng trong khối ngành sức khỏe hiện nay

3. Mô tả được 6 hình thức, ưu điểm, hạn chế và trình tự tiến hành dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh (Phụ lục 1)

4. Mô tả được 7 hình thức, ưu điểm, hạn chế và cách tiến hành dạy-học lâm sàng không có sự tham gia của người bệnh (Phụ lục 1)

5. Phân tích được 5 đặc điểm, 3 nguyên tắc học tập của người lớn và ứng dụng trong dạy-học lâm sàng

6. Trình bày được khái niệm, đặc điểm và chu trình dạy-học theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực

7. Nhận thức được vai trò quan trọng của dạy-học lâm sàng theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực.

8. Trình bày được 5 nhóm yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

3

3

0

2

Khái niệm và cách thức xây dựng mục tiêu học tập

1. Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng của mục tiêu học tập và dạy-học lâm sàng theo mục tiêu.

2. Mô tả được ba lĩnh vực, ba mức độ, bốn thành phần và năm tiêu chuẩn của mục tiêu học tập.

3. Xác định được mục tiêu bài thực hành lâm sàng theo năm tiêu chuẩn của mục tiêu học tập.

4. Chọn lựa được nội dung cốt lõi phù hợp mục tiêu cho bài dạy-học lâm sàng

5. Thể hiện nhận thức đúng về tầm quan trọng của dạy-học lâm sàng theo mục tiêu bằng việc xác định và công bố mục tiêu học tập cho người học trước mỗi bài giảng lâm sàng

5

1

4

- Bài tập 1 theo nhóm tại lớp học: Mỗi nhóm chọn tên một bài giảng lâm sàng, đối tượng dạy-học, xác định mục tiêu thực hành và nội dung cốt lõi, trình bày trước lớp, cho phản hồi.

- Bài tập 1 cá nhân ở nhà: Chọn tên một bài giảng lâm sàng, viết mục tiêu thực hành và nội dung cốt lõi cho bài dạy-học lâm sàng (GV chấm điểm theo thang điểm 10).

3

Phương pháp dạy- học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh

1. Mô tả được đặc điểm, cách tiến hành, lợi ích của bảy phương pháp dạy- học lâm sàng không có sự tham gia và ba phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh (Phụ lục 2)

2. Sử dụng được bảy phương pháp dạy- học lâm sàng không có sự tham gia và ba phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh trong dạy- học lâm sàng

3. Thể hiện được tính chuẩn mực và đảm bảo an toàn người bệnh trong dạy- học lâm sàng.

12

3

9

- Bài tập 2 theo nhóm tại lớp: Phát triển vật liệu dạy-học cho bài tập 1 (Bài tập tình huống và bảng kiểm dạy-học), trình bày, cho phản hồi

- Bài tập 2 cá nhân ở nhà (làm tiếp bài tập 1 đã chọn): Lựa chọn phương pháp dạy- học phù hợp, có hiệu quả cho bài dạy-học lâm sàng (Tối đa 10 điểm)

4

Các kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành

1. Mô tả được sáu kỹ năng cần thiết của người giảng dạy/hướng dẫn thực hành lâm sàng (Phụ lục 3)

2. Sử dụng được sáu kỹ năng cần thiết trong dạy-học lâm sàng

3. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong dạy-học lâm sàng bằng việc thực hiện tốt sáu kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành

4

1

3

5

Tổ chức lượng giá trong dạy-học lâm sàng

1. Nêu được khái niệm, tầm quan trọng của lượng giá lâm sàng; ưu điểm và hạn chế của các phương pháp lượng giá lâm sàng

2. Trình bày được cách xây dựng các công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng

3. Chọn lựa được phương pháp lượng giá phù hợp nội dung cho bài dạy-học lâm sàng

4. Phát triển được công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng

5. Chọn lựa và sử dụng đúng phương pháp và công cụ lượng giá sẽ đánh giá được năng lực thực hành lâm sàng của người học

4

1

3

- Bài tập 3 theo nhóm tại lớp (làm tiếp bài đã chọn): Phát triển công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng đã chọn, trình bày, cho phản hồi

- Bài tập 3 cá nhân ở nhà (làm tiếp bài dạy-học cá nhân đã chọn): Phát triển công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng (tối đa 10 điểm)

6

Xây dựng kế hoạch bài dạy- học lâm sàng và giám sát thực hành lâm sàng

1. Trình bày được các thành phần của một bài dạy-học lâm sàng và cách viết từng thành phần

2. Xây dựng được kế hoạch bài dạy-học lâm sàng và kế hoạch giám sát học lâm sàng

3. Thể hiện sự nghiêm túc và đảm bảo tính khả thi khi xây dựng kế hoạch dạy-học và giám sát lâm sàng

4

1

3

Bài tập cá nhân số 4 tại lớp và ở nhà: Phát triển 2 vật liệu dạy- học lâm sàng (Bài tập tình huống và bảng kiểm) và kế hoạch giám sát lâm sàng với sự hỗ trợ của GV và trợ giảng (Tối đa 10 điểm)

7

Lượng giá cuối khóa

Giảng thử theo nhóm (Cho điểm chung cả nhóm)

8

0

8

 

Tổng số

 

40

10

30

5. TÀI LIỆU DẠY-HỌC

5.1.Tài liệu học tập

Giáo trình Phương pháp dạy-học lâm sàng do các đơn vị được phân công dạy các khóa “Bồi dưỡng giảng viên nguồn (TOT) – giảng viên quốc gia về phương pháp dạy-học lâm sàng” biên soạn, tương ứng với Chương trình Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong khối ngành sức khỏe.

5.2. Tài liệu tham khảo

1) Phạm Thị Minh Đức (2019), Sư phạm y học thực hành, NXB Giáo dục Việt Nam, 500 trang

2) Trần Diệp Tuấn, Châu Ngọc Hoa, Vũ Minh Phúc, Phạm Thị Minh Hồng, Nguyễn Đức Khánh, Nguyễn An Nghĩa và cộng sự (2020), Giảng dạy và lượng giá lâm sàng dựa trên năng lực, Nhà xuất bản Y học, 218 trang

3) Lê Thu Hoà, Nguyễn Văn Tường (2016), Phương pháp dạy-học lâm sàng (dành cho các lớp tập huấn phương pháp dạy-học lâm sàng của ngành y tế), NXB Y học, 206 trang.

4) Phạm Văn Thức, Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Dung và cộng sự (2012). Phương pháp dạy-học lâm sàng. Nhà xuất bản y học Hà Nội.

5) Các tài liệu hướng dẫn và tham khảo liên quan do Bộ Y tế phát hành.

6. PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC

- Thuyết trình ngắn, thuyết trình có minh họa, tự nghiên cứu tài liệu

- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ

- Làm bài tập nhóm tại lớp học

- Giảng viên làm mẫu, học viên thực hành dạy-học lâm sàng lại tại lớp học

- Làm bài tập cá nhân ở nhà, ở lớp

- Giảng thử và bình giảng cuối khóa

7. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU PHỤC VỤ KHÓA HỌC

1) Bảng trắng-bút dạ, bảng lật (flip chart)

2) Giấy A0 trắng-bút dạ, giấy A4 trắng, giấy màu A4

3) Máy tính có kết nối máy chiếu + màn chiếu

4) Mạng Wifi.

5) Phòng học đủ rộng, bố trí bàn ghế linh hoạt để chia làm việc nhóm (hoặc nhiều phòng nhỏ dành riêng cho các nhóm thảo luận) phù hợp với số lượng học viên của khoá huấn luyện.

Khuyến khích trang bị, sử dụng thêm hệ thống tương tác đáp ứng người học bằng bảng tính (Clicker) hay ứng dụng (App tương tác)

6) Mô hình, giường bệnh

7) Học liệu: Tài liệu phát tay (Bài trình bày powerpoint), bài tập tình huống, ngữ cảnh đóng vai, bảng kiểm kỹ thuật; Tài liệu học tập theo quy định tại mục 5.

8. TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN VÀ TRỢ GIẢNG

1) Có trình độ từ đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành trong khối ngành sức khỏe.

2) Có kinh nghiệm giảng dạy lâm sàng trong đào tạo khối ngành sức khỏe tối thiểu 05 năm (tính đến thời điểm tham gia làm giảng viên khóa huấn luyện, bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành).

3) Có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm

4) Có ít nhất 01 trong những chứng chỉ/chứng nhận sau đây:

ü Chứng chỉ Sư phạm y học cơ bản hoặc Chứng chỉ Phương pháp sư phạm y học mà trong chương trình đã có đủ thời lượng và nội dung về phương pháp dạy-học lâm sàng.

ü Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên nguồn (TOT) về phương pháp dạy-học lâm sàng

ü Văn bản chứng minh thâm niên giảng dạy môn Phương pháp giảng dạy đại học trong cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe từ 05 năm trở lên (tính đến thời điểm tham gia làm giảng viên khóa huấn luyện, bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành).

9. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

9.1 Đơn vị tổ chức đào tạo

Các cơ sở chủ trì khóa đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” là các Trường đại học/cao đẳng khối ngành sức khỏe/Bệnh viện là cơ sở thực hành có kinh nghiệm tổ chức đào tạo; đáp ứng các điều kiện tổ chức giảng dạy và có ít nhất 3 giảng viên cơ hữu đáp ứng tiêu chuẩn tại mục 8 của Chương trình.

Các cơ sở được công nhận đào tạo bồi dưỡng giảng viên nguồn (TOT) về Phương pháp dạy-học lâm sàng khi đáp ứng các điều kiện tổ chức giảng dạy khóa đào tạo, bồi dưỡng “Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” và được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động này.

9.2 Địa điểm, thời gian đào tạo và tổ chức triển khai

Khóa đào tạo bồi dưỡng cần được tổ chức tại cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy-học được mô tả ở mục 7 của Chương trình.

Thời gian: 40 tiết được chia thành 10 buổi (8 buổi học và 2 buổi giảng thử theo nhóm), mỗi buổi 4 tiết, mỗi tiết học 50 phút.

Lịch giảng được bố trí liên tục 10 buổi, hoặc chia thành 2-3 đợt tùy điều kiện cụ thể nhưng không kéo dài quá 8 tuần. Lịch giảng cần đảm bảo đủ tên bài/nội dung đào tạo trong Chương trình.

9.3 Hình thức đào tạo:

- Khóa đào tạo bồi dưỡng cần được tổ chức bằng hình thực đào tạo trực tiếp.

- Số lượng học viên: Từ 15-35 học viên/mỗi khóa đào tạo, học viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5-7 học viên. Mỗi khóa bầu 1 lớp trưởng, 1 lớp phó, tạo 1 địa chỉ thư điện tử chung cho cả lớp để trao đổi thông tin, bài tập hoặc tài liệu phát tay.

- Số lượng giảng viên: 1 giảng viên chính và 1-2 trợ giảng/một buổi học

10. ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

10.1. Lượng giá thường xuyên

Việc lượng giá thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động sau:

- Đánh giá chuyên cần: vắng mặt không quá 10% thời lượng khóa học (tương đương 4 tiết).

- Điểm số của 4 bài tập cá nhân, điểm ĐẠT ≥ 6/10 (nếu không đạt, học viên cần làm lại, không đạt lần 2 học viên phải học lại)

- Đánh giá thông qua thảo luận nhóm và bài tập nhóm

10.2. Lượng giá cuối khóa

Việc lượng giá cuối khóa thông qua trình bày bài giảng thử theo nhóm nhỏ (không quá 5 học viên/nhóm)

Giảng thử 1 tiết dạy-học lâm sàng: Điểm ĐẠT ≥ 7/10 (nếu không đạt, nhóm học viên cần chuẩn bị và thực hiện lại tiết giảng thử; không đạt lần 2 học viên phải học lại)

10.3. Cấp chứng chỉ

- Tên chứng chỉ:

Chứng chỉ bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

- Điều kiện cấp chứng chỉ: Người học chỉ được cấp chứng chỉ khi đạt đủ các điều kiện sau:

- Đạt điều kiện về chuyên cần;

- Hoàn thành 4 bài tập cá nhân với điểm số trung bình đạt ≥ 6/10

ü Điểm thí giảng cuối khóa ≥ 7/10

- Giá trị của Chứng chỉ

ü Người được cấp chứng chỉ “Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” có đủ năng lực giảng dạy thực hành trong phạm vi chuyên môn hành nghề của mình tại các cơ sở khám, chữa bệnh được công nhận là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe.

ü Được tính 40 tiết tham gia đào tạo liên tục theo quy định của Thông tư 22/2013/TT-BYT

- Mẫu chứng chỉ:

Mẫu chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Phụ lục của Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Y tế.

10.4. Quản lý chứng chỉ và công tác đảm bảo chất lượng khóa bồi dưỡng

- Việc quản lý, sử dụng phôi và chứng chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Các cơ sở đào tạo lập sổ quản lý chứng chỉ (theo mẫu tại Phụ lục 4) và lưu trữ hồ sơ tổ chức khóa học, bài tập lượng giá học viên theo quy định.

 

LỊCH GIẢNG CHI TIẾT

(Có thể thay đổi thời gian và thứ tự bài theo điều kiện cụ thể)

Thời gian

Nội dung/Tên bài

Phương pháp

Người thực hiện

Ngày 1

7.30 - 8.15

Đăng ký học viên

 

Ban tổ chức

8.15 - 8.30

Khai giảng

Giới thiệu mục tiêu khóa học

Giới thiệu

BTC Giảng viên

8.30 – 11.30

Tổng quan về dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực và đảm bảo chất lượng dạy- học lâm sàng.

Thuyết trình ngắn

Giảng viên Trợ giảng

13.30 – 16.30

dạy-học theo mục tiêu và dạy-học theo năng lực

Thực hành: dạy-học theo mục tiêu và dạy-học theo năng lực

- Làm việc nhóm

- Bài tập 1

Thuyết trình có minh hoạ

Thực hành theo nhóm

Giảng viên Trợ giảng

Ngày 2

8.00 – 9.30

Thực hành: dạy-học theo mục tiêu và dạy-học theo năng lực:

- Làm việc nhóm

- Bài tập 1

Thực hành theo nhóm

Người học trình bày kết quả

Giảng viên Trợ giảng

9.30 - 11.00

Phương pháp dạy-học lâm sàng không có sự tham gia và có sự tham gia của người bệnh

Thuyết trình có minh hoạ

Giảng viên Trợ giảng

13.30 – 16.30

Thực hành: Phương pháp dạy-học lâm sàng không có sự tham gia của người bệnh:

- Làm việc nhóm và trình bày kết quả

- Bài tập 2

Thực hành theo nhóm

Người học trình bày

Giảng viên Trợ giảng

Ngày 3

8.00 – 11.00

Thực hành: Phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh:

- Làm việc nhóm và trình bày kết quả

- Bài tập 2 (tiếp)

Thực hành theo nhóm

Người học trình bày

Giảng viên Trợ giảng

13.30 – 16.30

Các kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành

- Làm việc nhóm và trình bày kết quả

Thuyết trình có minh hoạ

Thực hành theo nhóm

Giảng viên Trợ giảng

Ngày 4

8.00 – 11.00

Tổ chức lượng giá và đánh lâm sàng

- Làm việc nhóm và trình bày kết quả

- Bài tập 3

Thuyết trình có minh hoạ

Thực hành theo nhóm

Giảng viên Trợ giảng

13.30 – 16.30

Xây dựng kế hoạch bài dạy- học và giám sát thực hành lâm sàng

- Làm việc nhóm và trình bày kết quả

- Bài tập 4

Thuyết trình có minh hoạ

Thực hành theo nhóm

Giảng viên Trợ giảng

Ngày 5

8.00 – 11.00

Lượng giá cuối khoá học Giảng thử và bình giảng

Bài giảng có bao gồm trình bày vật liệu giảng dạy và phần lượng giá lâm sàng

Trình diễn giảng thử theo nhóm

Giảng viên Trợ giảng

13.30 – 16.30

Lượng giá cuối khoá học Giảng thử và bình giảng

Bài giảng có bao gồm trình bày vật liệu giảng dạy và phần lượng giá lâm sàng

Trình diễn giảng thử theo nhóm

Giảng viên Trợ giảng

 

PHỤ LỤC 1

CÁC HÌNH THỨC DẠY-HỌC LÂM SÀNG

Sáu hình thức dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh

Bảy hình thức dạy-học lâm sàng không có sự tham gia của người bệnh

1. Dạy-học bên giường bệnh

2. Dạy-học qua điều trị và theo dõi người bệnh

3. Dạy-học khi đi buồng

4. Dạy-học hội chẩn

5. Dạy-học đêm trực

6. Dạy-học tại phòng thủ thuật/phòng mổ

1. Dạy-học qua giao ban phòng/khoa/bệnh viện

2. Dạy-học qua giao ban cho học viên

3. Dạy-học qua thông qua mổ

4. Dạy-học qua kiểm thảo tử vong

5. Dạy-học dựa trên bài tập tình huống

6. Dạy-học với thiết bị y học và mô hình mô phỏng

7. Dạy-học trên bệnh nhân đóng thế.

 

PHỤ LỤC 2

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC LÂM SÀNG KHÔNG CÓ VÀ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI BỆNH

Bảy phương pháp dạy-học không có sự tham gia của người bệnh

Ba phương pháp dạy-học có sự tham gia của người bệnh

1. Tự đọc tài liệu

2. Động não

3. Dạy-học dựa trên bài tập tình huống

4. Dạy-học thảo luận nhóm

5. Dạy-học bằng giao bài tập nhóm

6. Dạy-học qua đóng vai

7. Dạy-học thao tác mẫu thực hành lại dựa trên bảng kiểm với mô hình hoặc với bệnh nhân đóng thế (học viên, sinh viên).

8. Dạy-học bên giường bệnh theo mô hình truyền thống

9. Dạy-học bên giường bệnh theo mô hình tiểu kỹ năng (Micro-skill)

10. Cầm tay chỉ việc

 

PHỤ LỤC 3

SÁU KỸ NĂNG CẦN THIẾT VỚI NGƯỜI DẠY THỰC HÀNH LÂM SÀNG

Các kỹ năng cần thiết với người dạy thực hành lâm sàng

1. Kỹ năng hỗ trợ và hướng dẫn học viên học tập

2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

3. Kỹ năng phát triển vật liệu dạy-học lâm sàng

4. Kỹ năng tìm kiếm thông tin và thiết bị dạy-học lâm sàng

5. Kỹ năng quản lý và giám sát học viên học tập lâm sàng

6. Kỹ năng tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện và có hiệu quả

 

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 4627/QD-BYT

Hanoi, November 6, 2020

 

DECISION

CLINICAL TEACHING-LEARNING METHOD ENHANCEMENT PROGRAM FOR PRACTICE LECTURERS IN HEALTHCARE TRAINING

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to Decree No. 111/2017/ND-CP dated October 5, 2017 of the Government on organizing practical training in healthcare training;

Pursuant to Circular No. 11/2019/TT-BYT dated June 17, 2019 of Minister of Health on enhancing clinical teaching-learning methods for practice lecturers in healthcare training;

Pursuant to Minutes of the Meeting of “Board for appraisal of Clinical teaching-learning method enhancement program for practice lecturers in healthcare training” according to Decision No. 150/QD-K2DT dated September 18, 2020 of Director General of Administration of Science Technology and Training held on October 1, 2020;

At request of Director General of Administration of Science Technology and Training,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Clinical teaching-learning method enhancement program for practice lecturers in healthcare training is attached to this Decision.

Article 2. This Decision comes into effect from the day of signing.

Article 3. Chiefs of Ministry Offices, Director General of Administration of Science Technology and Training, Director of Department of Planning and Finance, and heads of relevant entities are responsible for implementation of this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Van Tuan

 

PROGRAM

FOR ENHANCING CLINICAL TEACHING-LEARNING METHOD FOR PRACTICE LECTURERS IN HEALTHCARE TRAINING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Clinical teaching-learning method enhancement program for practice lecturers in healthcare training

1.2 Training course introduction

The Clinical teaching-learning method enhancement program (hereinafter referred to as “Program”) is developed and issued in order to implement Circular No. 11/2019/TT-BYT on enhancing clinical teaching-learning method for practice lecturers in healthcare training. This Circular elaborates to implementation of Decree No. 111/2017/ND-CP dated October 5, 2017 of the Government on organizing practical training in healthcare training.

Clinical practice is essential in healthcare training and only effective clinical teaching-learning helps learners achieve behavior and attitude capacities which are particularly important and decisive characteristics for practice capability of medical professionals.  However, practical teaching in healthcare training has been underperforming in recent years.   Practical teaching-learning organizations suffer a multitude of drawbacks while clinical practice accounts for a considerable portion of healthcare training programs.  One of the reasons is the limited teaching-learning methods of “teachers”, particularly clinical practical teaching-learning method.   Despite infiltration of education and training renovation regarding healthcare training in Vietnam in the late 1980s, the majority of teacher enhancement programs nowadays generally prioritize training “teaching” method without paying adequate attention to developing “learning” capacity for learners.   Several medical education establishments still prioritize theoretical lessons without enabling teachers to practice in order to achieve effective learning-teaching capacity. 

Healthcare education in Vietnam has undergone renovations and creativity to achieve higher effectiveness yet the effect is inconsistent nationwide. Ministry of Health determines capacity-based training orientation is the inevitable trend in training adequate personnel to meet general healthcare demands. This orientation requires practical teaching staff to obtain appropriate approach in addition to specialized knowledge; be capable of organizing teaching-learning, supervise learning, assess clinical practice results, pay attention to assistance for developing “learning” capability for learners and maximize cooperation between teachers and learners to achieve specific capacities. 

The Program is employed in training, enhancing and educating clinical teaching-learning methods for all medical professionals directly participating in medical examination and treatment of education institutions and medical facilities and capable of participating in clinical teaching-learning processes as practical teachers.

1.3 Program structure

The Program consists of 40 periods with 10 theory periods and 30 practice periods.

The Program follows a defined framework with core contents which must be achieved in a training and enhancement course for clinical teaching-learning methods for practical teachers in healthcare sector and serve as the basis for participation in clinical practice teaching. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1 General objectives

After completing training courses, participants are capable of providing clinical practical teaching in their specialties at medical examination and treatment establishments accredited as practice facilities of healthcare training establishments.

2.2 Specific objectives

a) Knowledge

1) Being able to present definition, characteristics and importance of clinical teaching-learning, objective-based teaching-learning and capacity-based teaching-learning; forms of clinical teaching-learning with and without patient’s participation.

2) Being able to present definition and methods of developing learning objectives;

3) Being able to describe characteristics, methods and benefits of 10 clinical teaching-learning methods with active participation of learners.

4) Being able to present 6 essential skills of clinical practice teaching.

5) Being able to present definition, characteristics, organization and implementation of clinical evaluation and supervision of clinical practice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Skills

1) Being able to specify learning objectives and core contents in a clinical teaching-learning lecture.

2) Being able to execute skills that assist learners in learning practice clinically.

3) Being able to choose and employ teaching-learning methods suitable for practice contents with active participation of learners in clinical teaching-learning.

4) Being able to develop plans and prepare materials for a clinical teaching-learning lecture.

5) Being able to develop plans for supervising clinical learning.

6) Being able to perform 1 hour of clinical teaching-learning.

c) Attitude

1) Being able to display compliance with specialized principles and regulations in clinical teaching and occupation affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3) Being able to display respect and proper behavior in communicating with learners, co-workers, patients and patients’ families under all circumstances.

3. EDUCATION BENEFICIARIES

Full-time lecturers, part-time lecturers and medical professionals directly participating in teaching/guiding clinical practice at medical examination and treatment establishments accredited as practice facilities of healthcare training establishments.

4. TRAINING CONTENTS

4.1. General programs

No.

Title

Number of periods

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Practice

1

Overview on clinical teaching-learning, objective-based teaching-learning, capacity teaching-learning and quality control of clinical teaching-learning

3

3

0

2

Definition and methods of developing learning objectives

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

3

Clinical teaching-learning methods with and without participation of patients

12

3

9

4

Necessary skills of practice teachers

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

5

Evaluation in clinical teaching-learning

4

1

3

6

Development of clinical teaching-learning lessons and supervision of clinical practice

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

7

Final evaluation: Experimental lecture by group

8

0

8

 

Total

40

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

4.2 Specific programs

No.

Title

Objectives

Number of periods

Total

Theory

Practice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Overview on clinical teaching-learning, objective-based teaching-learning, capacity teaching-learning and quality control of clinical teaching-learning

1. Being able to present basic contents of Circular No. 11/2019/TT-BYT and the role of clinical teaching-learning in healthcare education

2. Being able to present definition, characteristics, purposes, contents, conditions, advantages, disadvantages and current conditions of clinical teaching-learning in healthcare sector

3. Being able to describe 6 forms, advantages, disadvantages and process of clinical teaching-learning with participation of patients (Annex 1)

4. Being able to describe 7 forms, advantages, disadvantages and process of clinical teaching-learning without participation of patients (Annex 1)

5. Being able to analyze 5 characteristics, 3 learning principles of adults and application in clinical teaching-learning

6. Being able to present definition, characteristics and procedures of objective-based teaching-learning and capacity-based teaching-learning

7. Being able to acknowledge the importance of objective-based and capacity-based clinical teaching-learning

8. Being able to present 5 fundamental factors to guarantee quality of clinical teaching-learning and perform quality assurance in clinical teaching-learning in healthcare sector

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

0

2

Definition and methods of developing learning objectives

1. Being able to present definition and importance of learning objectives and objective-based clinical teaching-learning

2. Being able to describe 3 fields, 3 levels, 4 components and 5 standards of learning objectives.

3. Being able to identify objectives of clinical practice according to 5 standards of learning objectives.

4. Being able to choose core contents suitable with objectives of clinical teaching-learning lesson

5. Being able to display the correct awareness of importance of objective-based clinical teaching-learning by identifying and publicizing learning objectives to learners prior to each clinical lecture

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

4

- Class exercise 1 in group: Each group selects one clinical lecture and education beneficiary, identifies practice objectives and core contents, provides presentation on class and gives feedback.

- Personal homework 1: Choose a clinical lecture, specify practice objectives and core contents for clinical teaching-learning lessons (teacher gives score on a scale from 1 to 10).

3

Clinical teaching-learning methods with and without participation of patients

1. Being able to describe characteristics, methods of implementation, and benefits of 7 clinical teaching-learning methods without patients’ participation and 3 clinical teaching-learning methods with patients’ participation (Annex 2)

2. Being able to utilize 7 clinical teaching-learning methods without patients’ participation and 3 clinical teaching-learning methods with patients’ participation

3. Being able to display decency and safety for patients in clinical teaching-learning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

9

- Class exercise 2 in group: Develop teaching-learning materials for exercise 1 (Situation exercises and teaching-learning procedural schedules)

- Personal homework 2 (continued): Choose appropriate teaching-learning methods for clinical teaching-learning lesson (Maximum 10 score)

4

Necessary skills of practice teachers

1. Being able to describe 6 essential skills of clinical practice instructors/guides (Annex 3)

2. Being able to use 6 essential skills for clinical teaching-learning

3. Being able to display professionalism in clinical teaching-learning by executing 6 essential skills of practice teachers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

3

5

Evaluation in clinical teaching-learning

1. Being able to specify definition and importance of clinical evaluation; advantages and disadvantages of clinical evaluation methods

2. Being able to present methods of developing evaluation tools for clinical teaching-learning lessons

3. Being able to choose appropriate evaluation methods for clinical teaching-learning lessons

4. Being able to develop evaluation tools for clinical teaching-learning lessons

5. Choosing and employing the correct evaluation tools and methods will help assess clinical practice capacity of learners

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

3

- Class exercise 3 in group (continued): Develop evaluation tools for selected clinical teaching-learning lessons, give presentation and provide feedback

- Personal homework 3 (continued): Develop evaluation tools for clinical teaching-learning lessons (maximum 10 scores)

6

Development of clinical teaching-learning lessons and supervision of clinical practice

1. Being able to present components of a clinical teaching-learning lecture and how to write each component

2. Being able to develop clinical teaching-learning lessons and plans for supervising clinical learning

3. Being able to display strictness and guarantee feasibility of developing plans for clinical teaching-learning and supervision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

3

Personal exercise 4 in class and at home: Develop 2 clinical teaching-learning materials (Situation exercises and procedural schedules) and plans for clinical supervision with assistance of teachers and teaching assistants (maximum 10 scores)

7

Final evaluation

Experiment lecture in group (Give scores for the whole group)

8

0

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total

 

40

10

30

5. TEACHING-LEARNING MATERIALS

5.1. Learning materials

Textbook on clinical teaching-learning methods is prepared by entities assigned to provide lectures in “Training of trainers (TOT) – national lecturers on clinical teaching-learning methods” corresponding with Program for clinical teaching-learning methods for practice learners in healthcare sector.

5.2. Reference documents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2) Tran Diep Tuan, Chau Ngoc Hoa, Vu Minh Phuc, Pham Thi Minh Hong, Nguyen Duc Khanh, Nguyen An Nghia and associates (2020), “Giảng dạy và lượng giá lâm sàng dựa trên năng lực” (Capacity-based teaching and clinical evaluation), Medical Publishing House, 218 pages

3) Le Thu Hoa, Nguyen Van Tuong (2016), “Phương pháp dạy-học lâm sàng” (Clinical teaching-learning methods (for training classes for clinical teaching-learning methods in the medical field)), Medical Publishing House, 206 pages.

4) Pham Van Thuc, Nguyen Ngoc Sang, Nguyen Thi Dung and associates (2012), “Phương pháp dạy-học lâm sàng” (Clinical teaching-learning methods). Hanoi Medical Publishing House.

5) Relevant guiding and reference documents issued by Ministry of Health.

6. TEACHING-LEARNING METHODS

- Short presentation, illustrated presentation and self-research

- Major and minor group discussions

- Group works in class

- Lecturers provide examples and learners practice clinical teaching-learning in class

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Experimental lecture and final analysis, commentary

7. EQUIPMENT AND MATERIALS SERVING THE COURSE

1) White board, markers and flip charts

2) A0 paper, markers, white and colored A4 paper

3) Computers connecting with projectors + projection screens

4) Wi-Fi connection.

5) Adequately large rooms, flexible seating options for group work (or multiple smaller rooms for group discussion) for number of participants.

Equipment and systems that encourage learners’ participation via clickers or interactive applications are recommended

6) Models, hospital beds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. STANDARDS, NUMBER OF LECTURERS AND TEACHING ASSISTANTS

1) Having at least university degrees specialized in healthcare.

2) Experienced in teaching clinically in healthcare for at least 5 years (up to the date of working as lecturers for clinical teaching-learning method enhancement programs for practice learners). 

3) Having Pedagogy certificates

4) Having any of following certificates/degrees:

ü Basic medical pedagogy certificate or Medical pedagogy methodology certificate which includes adequate period and contents regarding clinical teaching-learning methods.

ü Training of trainer certificate for clinical teaching-learning methods

ü Documents verifying seniority in teaching University teaching methodology in healthcare training establishments of at least 5 years up to the date of working as lecturers for clinical teaching-learning method enhancement programs for practice learners).

9. GUIDELINES FOR PROGRAM IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Facilities hosting the training course and issuing “Clinical teaching-learning methods for practice teachers in healthcare education” certificate are healthcare universities/colleges/hospitals experienced in organizing training, satisfying training organization conditions and having at least 3full-time lecturers meeting the requirements specified under Section 8 of the Program. 

Facilities shall be accredited to provide training of trainers regarding clinical teaching-learning methods upon satisfying requirements for organizing courses for training and enhancing “Clinical teaching-learning methods for practice teachers in healthcare education” and being assigned by the Ministry of Health to perform this task.

9.2 Location, time of training and organization for implementation

Training and enhancement courses must be hosted at facilities eligible in terms of facilities and teaching-learning equipment specified in Section 7 of the Program.

Time: 40 periods shall be separated into 10 sessions (8 learning sessions and 2 experimental lecture sessions in group), each session lasts 4 periods, and each period lasts 50 minutes.

Lecture schedules shall be arranged for 10 sessions continuously or separated into 2 or 3 series depending on practical conditions but shall last no longer than 8 weeks.  Lecture schedules must include lesson title/training contents in the Program.

9.3 Training methods:

- Training and enhancement courses must be organized online.

- Number of learners: From 15-35 learners/training course; learners shall be divided into groups of 5-7 learners.  Each course shall elect 1 class president and create 1 mutual email address for the whole class to exchange information, exercises or handouts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. ASSESSMENT AND ISSUANCE OF TRAINING CERTIFICATES

10.1. Regular evaluation

Regular evaluation is conducted via following activities:

- Attendance assessment: absence no more than 10% of the course duration (equivalent to 4 periods).

- Scores of 4 personal exercises must be at least 6/10 to be considered “DẠT” (qualified) (in case of unqualified, learners shall redo the exercises or retake the course if they are unqualified twice) 

- Assessment is made via group discussions and group works

10.2. Final evaluation

Final evaluation is made via experimental presentation in small groups (no more than 5 learners)

Lecture for 1 period of clinical teaching-learning: Score of at least 7/10 to be considered “DẠT” (qualified) (in case of unqualified, learners shall prepare, host the experimental period or retake the course if they are unqualified twice)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Name of certificates:

Certificate for clinical teaching-learning method enhancement for practice lecturers in healthcare training.

- Certificate requirements: A learner shall be issued with the certificate if he/she satisfies all following requirements:

- Having qualified attendance;

- Completing 4 personal exercises with average score of at least 6/10

Completing final experimental lecture with a score of at least 7/10

- Certificate value

A person issued with the Certificate for “Clinical teaching-learning method for practice lecturers in healthcare training” is eligible for teaching practice within their field of practice at medical examination and treatment establishments accredited as practice facilities of healthcare training facilities.

He/she shall be considered to have participated in 40 periods of continuous training according to Circular No. 22/2013/TT-BYT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Certificate form shall conform to Annex of Circular No. 11/2019/TT-BYT dated June 17, 2019 of Ministry of Health.

10.4. Certificate management and quality control of enhancement courses

- Management and use of template and certificates shall conform to regulations and law.

- Training facilities shall prepare certificate management book (using form under Annex 4) and store documents on course organization and learner evaluating exercises as per the law.

 

SPECIFIC LECTURE SCHEDULE

(Time and lesson order are subject to changes depending on specific conditions)

Time

Content/Lesson

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Presenter

Day 1

7.30 - 8.15

Learner registration

 

Organizers

8.15 - 8.30

Opening ceremony

Introduction to course objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Lecturers and organizers

8.30 – 11.30

Overview on clinical teaching-learning, objective-based teaching-learning, capacity teaching-learning and quality control of clinical teaching-learning.

Short presentation

Teachers and teaching assistants

13.30 – 16.30

Objective-based and capacity-based teaching-learning

Practice: objective-based and capacity-based teaching-learning

- Group work

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Illustrated presentation

Group practice

 Teachers and teaching assistants

Day 2

8.00 – 9.30

Practice: objective-based and capacity-based teaching-learning

- Group work

- Exercise 1

Group practice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 Teachers and teaching assistants

9.30 - 11.00

Clinical teaching-learning methods with and without participation of patients

Illustrated presentation

Teachers and teaching assistants

13.30 – 16.30

Practice: Clinical teaching-learning methods without patients’ participation:

- Group work and result presentation

- Exercise 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Presentation of learners

Teachers and teaching assistants

Day 3

8.00 – 11.00

Practice: Clinical teaching-learning methods with patients’ participation:

- Group work and result presentation

- Exercise 2 (continued)

Group practice

Presentation of learners

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13.30 – 16.30

Necessary skills of practice teachers

- Group work and result presentation

Illustrated presentation

Group practice

Teachers and teaching assistants

Day 4

8.00 – 11.00

Clinical evaluation and assessment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Exercise 3

Illustrated presentation

Group practice

Teachers and teaching assistants

13.30 – 16.30

Development of clinical teaching-learning lessons and supervision of clinical practice

- Group work and result presentation

- Exercise 4

Illustrated presentation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Teachers and teaching assistants

Day 5

8.00 – 11.00

Final evaluation, experimental lecture, lecture and commentary

Lecture consisting of teaching material presentation and clinical evaluation

Experimental lecture in group

Teachers and teaching assistants

13.30 – 16.30

Final evaluation, experimental lecture, lecture and commentary

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Experimental lecture in group

Teachers and teaching assistants

 

ANNEX 1

METHODS OF CLINICAL TEACHING-LEARNING

6 methods of clinical teaching-learning with patients’ participation

7 methods of clinical teaching-learning without patients’ participation

1. By hospital beds

2. Treatment and monitor of patients

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Medical consultation

5. Night shift

6. Operating room

1. Hospital progress meetings

2. Learner progress meetings

3. Medical operations

4. Mortality review

5. Situation exercises

6. Medical equipment and simulating models

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ANNEX 2

CLINICAL TEACHING-LEARNING METHODS WITH AND WITHOUT PARTICIPATION OF PATIENTS

7 teaching-learning methods without participation of patients

3 teaching-learning methods with participation of patients

1. Reading documents

2. Brainstorming

3. Situation exercises

4. Group discussion

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Role-playing exercises

7. Practicing techniques based on procedural schedules with models or learners role-playing as patients

8. Traditional by hospital beds

9. Micro-skill by hospital beds

10. Manual instruction

 

ANNEX 3

6 ESSENTIAL SKILLS FOR CLINICAL PRACTICE TEACHERS

Essential skills for clinical practice teachers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Communicating effectively

3. Developing clinical teaching-learning materials

4. Searching information and clinical teaching-learning equipment

5. Managing and supervising learners clinically

6. Creating safe, friendly and effective learning environment

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4627/QĐ-BYT ngày 06/11/2020 về Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.626

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.79.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!