UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
42/2001/QĐ-UB
|
Tam Kỳ, ngày 7
tháng 9 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH ĐỀ ÁN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH LÀ NGƯỜI
DÂN TỘC ÍT NGƯỜI ĐI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÀ ĐI THI, ĐI
HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2001/NQ-HĐND ngày
16/8/2001 của HĐND tỉnh Quảng Nam khoá VI;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền
tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Đề án về chính sách đối
với học sinh là người dân tộc ít người đi học tại các Trường phổ thông dân tộc
nội trú và đi thi, đi học tại các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên
nghiệp.
Điều 2. Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Trưởng Ban TCCQ tỉnh,
Giám đốc Sở Tài chính - Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận
- Như điều 2
- Ban TVTU (b/c)
- TTHĐND tỉnh (b/c)
- Các PCT UBND tỉnh
- Lưu VT, TC
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Phúc
|
ĐỀ ÁN
VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI ĐI
HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÀ ĐI THI, ĐI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2001/QĐ-UB ngày 7/9/2001 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
I/ Đặc điểm tình hình :
Tỉnh Quảng Nam có 14 huyện, thị, trong đó có 6 huyện
miền núi với tổng dân số là 1.408.441 người (trong đó người dân tộc thiểu số là
89.187 người, thuộc 8 thành phần dân tộc khác nhau cư trú trên 62 xã). Phần lớn
các xã này nằm ở các vùng núi cao, điều kiện giao thông đi lại cũng như đời sống
còn gặp rất khó khăn (hiện vẫn còn 16/109 xã miền núi chưa có đường ôtô đến, chủ
yếu là các xã vùng núi cao, tập trungphần lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống),
sản xuất nương rẫy với hiệu quả bấp bênh, phụ thuộc thiên nhiên. Trong những
năm gần đây tỉnh và các địa phương miền núi đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực
để thực hiện phong trào khai hoang làm ruộng lúa nước nền phần nào đã hạn chế
được tập tục sống du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy của người dân tộc thiểu
số, đời sống của bà con người dân tộc thiểu số có được nâng lên nhưng chưa cao,
cái nghèo vẫn còn đeo đẳng và cái đói trong những ngày giáp hạt vẫn là một căn
bệnh trầm kha đối với họ.
Ngành Giáo dục - Đào tạo trong những năm qua đã
có nhiều cố gắng trong việc xây dựng Trường PT dân tộc nội trú tỉnh, huyện, cụm
xã. Tuy nhiên, do nhận thức việc học của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế,
công tác vận động con em ra lớp chưa triệt để nên tỷ lệ huy động học sinh ra lớp
ở cấp 1 thấp, tỷ lệ bỏ học cao. Từ đó dẫn đến số lượng học sinh các cấp lớp giảm
dần qua các năm.
Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện
đi lại từ thôn bản đến các trường bán trú cụm xã rất xa nên số lượng học sinh
nghỉ học nhiều khi chuyển cấp từ trường cấp 1 ở thôn bản lên cấp 2 trường cụm
xã và từ trường cấp 2 cụm xã lên các trường cấp 3 huyện hoặc Trường PT dân tộc
nội trú tỉnh. Từ đó đòi hỏi tỉnh nhà cần có chính sách thích hợp để động viên,
khuyến khích con em là người dân tộc ít người theo học các Trường PT dân tộc nội
trú tỉnh, huyện, cụm xã. Đặc biệt sinh viên là con em dân tộc ít người thuộc diện
cử tuyển hoặc theo học tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nhằm đào tạo nguồn cán bộ
cho các xã, huyện miền núi.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, việc xây dựng
đề án về chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên đang học tại các Trường
PT dân tộc nội trú tỉnh, huyện, cụm xã và các Trường ĐH, CĐ, THCN, DN cũng như
việc sử dụng sinh viên là con em người dân tộc ít người đã được đào tạo để bổ
sung nguồn cán bộ cho các huyện, xã miền núi là rất cần thiết nhằm phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế, xã hội ở các huyện miền núi nói riêng và tỉnh nhà nói
chung.
II/ Đánh giá thực trạng :
1. Về đội ngũ CB-CC :
Tính đến nay, số cB-CC là người dân tộc thiểu số
đang công tác tại các cơ quan hành chính và sự nghiệp ở các huyện miền núi của
tỉnh là : 625 người/3.123 người, chiếm tỷ lệ 21,53%.
Trong đó :
- Cơ quan hành chính : 59 người/358 người, chiếm
tỷ lệ 16,48%.
Cụ thể :
Đại học
: 14 người,
chiếm 23,72%
Cao đẳng - Trung học :
20 người,
chiếm 33,89%
Sơ cấp
: 3 người,
chiếm 5,08%
Còn lại
: 22 người,
chiếm 37,28%
- Cơ quan Giáo dục và Đào tạo : 418 người/2.267người,
chiếm tỷ lệ 18,4%.
Cụ thể :
Đại học
: 16 người,
chiếm 3,82%
Cao đẳng - Trung học :
400 người,
chiếm 95,69%
Còn lại
: 02 người,
chiếm 0,47%
- Cơ quan Ytế : 148 người/498người, chiếm tỷ lệ
29,71%.
Cụ thể :
Đại học
: 6 người,
chiếm 4,05%
Cao đẳng - Trung học :
64 người,
chiếm 43,24%
Sơ cấp
: 77 người,
chiếm 52,02%
Còn lại
: 01 người,
chiếm 0,67%
- Cơ quan truyền thanh : Có 5/26 người, chiếm tỷ
lệ 19,23%.
Cụ thể :
Đại học
: 1 người,
chiếm 20%
Trung cấp
: 3 người,
chiếm 60%
Phát thanh
viên
: 1 người,
chiếm 20%
2. Về tình hình học sinh :
a) Học sinh phổ thông :
Năm học 1998 - 1999 :
Khối 5
có
: 1.864 em
Khối 6
có
: 973 em (trong đó
có 286 em học nội trú)
Khối 7
có
: 582 em (trong đó có
248 em học nội trú)
Khối 8
có
: 469 em (trong đó có
300 em học nội trú)
Khối 9
có
: 232 em (trong đó
có 195 em học nội trú)
Khối 10
có
: 118 em (trong đó có
101 em học nội trú)
Khối 11
có
: 119 em (trong đó
có 102 em học nội trú)
Khối 12
có
: 87 em (trong đó có 87 em học nội trú)
Năm học 1999 - 2000 :
Khối 5
có
: 2.026 em
Khối 6
có
: 1.411 em (trong đó có 353 em
học nội trú)
Khối 7
có
: 797 em (trong đó
có 207 em học nội trú)
Khối 8
có
: 578 em (trong đó
có 250 em học nội trú)
Khối 9
có
: 517 em (trong đó
có 261 em học nội trú)
Khối 10
có
: 185 em (trong đó
có 145 em học nội trú)
Khối 11
có
: 100 em (trong đó có 90
em học nội trú)
Khối 12
có
: 114 em (trong đó
có 99 em học nội trú)
Năm học 2000 - 2001 :
Khối 5
có
: 2.430 em
Khối 6
có
: 1.785 em (trong đó có 359 em
học nội trú)
Khối 7
có
: 1.104 em (trong đó có 259 em
học nội trú)
Khối 8
có
: 690 em (trong đó
có 195 em học nội trú)
Khối 9
có
: 546 em (trong đó
có 231 em học nội trú)
Khối 10
có
: 247 em (trong đó
có 140 em học nội trú)
Khối 11
có
: 167 em (trong đó
có 120 em học nội trú)
Khối 12
có
: 92 em (trong đó có 83 em học nội trú)
Qua thống kê số lượng học sinh đến lớp của 3
niên học nêu trên, ta thấy : số học sinh theo học các khối lớp giảm dần.
* Nguyên nhân :
- Cơ chế chính sách và cách đặt vấn đề quan tâm
của Đảng, Nhà nước các cấp còn hạn chế.
- Điều kiện đi lại, ăn ở của các em gặp nhiều
khó khăn như : đi học ở xa nhà không có chỗ ăn ở ổn định.
- Gia đình gặp khó khăn về kinh tế, không đủ điều
kiện để nuôi con ăn học cao hơn.
- Trình độ tiếp thu học tập của các em có hạn chế,
càng lên lớp trên học càng khó. Vì vậy dễ dẫn đến chỗ các em bỏ học.
- Do tập tục lạc hậu, một phần nhỏ trong số các
em đã có gia đình sớm.
b) Học sinh học Đại học, Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp :
Ngoài số các em tốt nhgiệp các Trường ĐH, CĐ,
THCN đã phân bổ công tác là 205 em trong đó Đại học 33, Cao đẳng 02, Trung học
90, Sơ học 48 còn lại 32; hiện nay còn có 233 em đang theo học tại các Trường
ĐH, CĐ và THCN, trong đó có 76 em học tại các trường ĐH, 136 em học tại các Trường
CĐ và THCN, 21 em học sơ cấp. Năm học 200 - 2001 có 98 em đăng ký dự thi vào
các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung học; trong đó có Đại học 61 em, Cao đẳng,
Trung học 37 em.
Đây là những hạt nhân quan trọng cho vấn đề công
tác cán bộ của Đảng đối với các huyện miền núi. Vì vậy, cần có chế độ, chính
sách ưu đãi nhằm khuyến khích các em theo học tại các Trường ĐH, CĐ và THCN.
III/ Chính sách ưu đãi đối với
học sinh, sinh viên người dân tộc ít người :
1. Chính sách ưu đãi hiện hành :
a) Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày
23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học
sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập :
* Học bổng chính sách :
Đối tượng được trợ cấp học bổng chính sách là
sinh viên hệ cử tuyển dành cho vùng cao và vùng sâu do Nhà nước cấp ngân sách
đào tạo, sinh viên các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh các trường phổ
thông dân tộc nội trú.
Học bổng chính sách thống nhất là 120.000đồng/tháng/1ngườivà
cấp 12 tháng trong năm.
* Về trợ cấp xã hội :
Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh,
sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy dài hạn, tập
trung thuộc các diện sau đây :
- Người thuộc diện dân tộc ít người ở vùng cao.
Mức trợ cấp xã hội là 100.000đồng/tháng và cấp
12 tháng trong năm.
b) Thông tư số 126/1998/TTLT/BTC-BGDĐT ngày
09/9/1998 của Liên tịch Bộ Tài chính - Giáo dục & Đào tạo quy định :
b.1 Đối tượng : Được hưởng các chế độ là : học
sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội
trú thuộc Trung ương, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học.
b.2 Chế độ đối với học sinh : Học sinh đang học
tại các trường trên được hưởng các chế độ ưu đãi sau :
* Học phí : được miễn kể cả lệ phí thi tuyển
sinh.
* Học bổng : 120.000đồng/tháng/1 người và cấp 12
tháng trong năm.
* Chế độ thưởng : học sinh đang học tại các trường
trên đạt kết quả học tập và rèn luyện từ loại khá trở lên được nhà trường thưởng
1 lần/năm, cụ thể như sau :
- 120.000đồng nếu đạt loại khá.
- 180.000đồng nếu đạt loại giỏi.
- 240.000đồng nếu đạt loại xuất sắc.
* Trang cấp hiện vật :
Học sinh khi nhập trường nếu hoàn cảnh khó khăn
về kinh tế (có xác nhận của địa phương) được hỗ trợ bằng tiền để mua sắm một số
đồ dùng cá nhân như : chăn, màn, áo ấm...
Mức tiền tối đa được hỗ trợ một lần cho cả thời
gian học trong trường là 360.000đồng/1 học sinh.
* Tiền tàu xe :
Học sinh được cấp tiền tàu xe mỗi năm một lần (cả
đi và về0 để thăm gia đình vào dịp tết hoặc nghỉ hè.
* Hỗ trợ học phẩm :
- Tiểu học (cấp 1) : 30.000đ/học sinh/năm học.
- THCS (cấp 2) : 40.000đ/học sinh/năm học.
- THPT (cấp 3), dự bị đại học : 50.000đ/học
sinh/năm học.
* Sách giáo khoa, tài liệu nhà trường cho mượn.
c) Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT
BGDĐT-BTCCBCP-UBDTMN ngày 26/02/2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ - Uỷ ban dân tộc và miền núi quy định chính sách đối với người
học theo chế độ cử tuyển :
- Được hưởng học bổng theo Quyết định số
1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp
xã hội đối với học sinh, sinh viên các Trường Đại học công lập và trong thời
gian dự bị đại học được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư liên tịch số
126/1998/TTLT/BTC -BGDĐT ngày 09/9/1998 của liên Bộ Tài chính và Giáo dục &
Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông
dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học.
d) Quyết định số 19/1999/QĐ-UB ngày 12/4/1999 của
UBND tỉnh Quảng Nam về chế độ học bổng đối với học sinh các Trường PTDTNT :
- Học sinh đang học tại Trường phổ thông dân tộc
nội trú tỉnh : 130.000 đồng/học sinh/tháng.
- Học sinh đang học tại Trường phổ thông dân tộc
nội trú huyện : 120.000đồng/học sinh/tháng.
- Học sinh đang học tại Trường phổ thông dân tộc
nội trú cụm xã : 25.000đồng/học sinh/tháng.
e) Quyết định số 06/2001/QĐ-UB ngày 16/01/2001 của
UBND tỉnh Quảng Nam v/v ban hành quy định về chế độ trợ cấp cho CB-CC đi học và
phương thức quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí đào tạo :
- Đi thi vào các Trường Đại học và Trung học
chuyên nghiệp (có giấy báo điểm của nơi thí sinh dự thi).
+ Ngoài tỉnh : 500.000đ/người/đợt.
+ Trong tỉnh : 300.000đ/người/đợt.
- Đi học các Trường Đại học và THCN (có giấy báo
nhập học) :
+ Đại học : 1.000.000đ/năm/người.
+ Trung học chuyên nghiệp : 500.000đ/năm/người.
Khi học xong chương trình đại học hoặc THCN với
kết quả đạt loại khá trở lên được cấp : 1.000.000đ, kết quả tốt nghiệp đạt loại
giỏi được trợ cấp : 1.500.000đồng.
Như vậy chế độ dành cho con em người dân tộc thiểu
số đang theo học tại các Trường dân tộc nội trú của tỉnh (quy định tại Quyết định
số 19/1999/QĐ-UB ngày 12/04/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam) so với các văn bản
quy định của Trung ương thì học bổng cho học sinh nội trú tỉnh (Hội An) tăng
10.000 đồng/học sinh/tháng. Học sinh đang học tại các Trường dân tộc nội trú
huyện không tăng. Học sinh đang học tại các Trường dân tộc nội trú cụm xã tăng
25.000đồng/học sinh/tháng. (Trung ương không có quy định chế độ đối với học
sinh cụm xã).
2. Chính sách mới :
Hiện nay các văn bản quy định của Trung ương và địa
phương về chính sách đối với con em người dân tộc ít người đang theo học tại
các Trường : Công lập hệ chính quy, hệ cử tuyển, dự bị Đại học, phổ thông dân tộc
nội trú tỉnh, huyện và cụm xã không còn phù hợp, không khuyến khích được sự đầu
tư học tập của các em. Vì vậy, UBND tỉnh ban hành một số chính sách ưu đãi
ngoài chính sách của Trung ương quy định như sau :
a) Trợ cấp cho học sinh, sinh viên là người dân
tộc ít người hiện đang học tại các trường công lập, hệ chính quy, dài hạn, tập
trung là :
- Đại học được hưởng học bổng 200.000đ/học
sinh/tháng và nếu có hưởng chính sách trợ cấp xã hội : 100.000đ/học sinh/tháng
thì được hưởng học bổng 100.000đ/học sinh/tháng.
- Cao đẳng được hưởng học bổng 180.000đ/học
sinh/tháng. Nếu có hưởng chính sách trợ cấp xã hội 100.000đ/học sinh/tháng thì
được hưởng học bổng 80.000đ/học sinh/tháng.
- Học sinh trung học và dạy nghề được hưởng học
bổng là 160.000đ/học sinh/tháng, nếu có hưởng chính sách trợ cấp xã hội
100.000đồng/học sinh/tháng thì được hưởng học bổng 60.000đ/học sinh/tháng.
- Tiền tàu xe được cấp mỗi năm hai lần (kể cả lượt
đi và về) để thăm gia đình vào dịp nghỉ Tết và nghỉ hè.
- Học sinh khi nhập trường được hỗ trợ bằng tiền
để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như : chăn, màn, áo ấm... Mức tiền tối đa được
hỗ trợ một lần cho cả thời gian học trong trường là 360.000đồng.
- Hỗ trợ học phẩm : 100.000đ/học sinh/năm.
* Mức học bổng được cấp 12 tháng trong năm.
b) Trợ cấp cho sinh viên là người dân tộc ít người
đang theo học tại các trường ĐH, dự bị ĐH, CĐ và THCN theo chế độ cử tuyển :
* Đối tượng : Học sinh là con em các dân tộc
đáng inh sống và có hộ khẩu thường trú đủ 05 năm trở lên (tính đến ngày 30/9 của
năm tuyển sinh) tại các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
- Học bổng :
+ Đại học : 80.000đ/học sinh/tháng
+ Cao đẳng : 60.000đ/học sinh/tháng
+ Trung học chuyển nghiệp và dạy nghề :
40.000đ/học sinh/tháng
- Tiền tàu xe mỗi năm 1 lần (kể cả đi lẫn về) để
thăm gia đình vào dịp tết hoặc dịp nghỉ hè.
- Hỗ trợ học phẩm : 50.000đồng/học sinh/năm.
* Mức học bổng được cấp 12 tháng trong năm.
c) Trợ cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số
hiện đang học tại các Trường PTDT nội trú tỉnh (Hội An) :
- Học bổng : 60.000đ/học sinh/tháng.
- Tiền tàu xe mỗi năm 1 lần (cả lượt đi lẫn về)
để thăm gia đình vào dịp nghỉ tết hoặc dịp nghỉ hè.
- Hỗ trợ học phẩm là 25.000đ/học sinh/năm.
* Mức học bổng được cấp 12 tháng trong năm.
d) Trợ cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số
hiện đang theo học tại các Trường PTDT nội trú huyện :
- Học bổng : 30.000đ/học sinh/tháng.
- Hỗ trợ học phẩm : 20.000đ/học sinh/năm
* Mức học bổng được cấp 12 tháng trong năm.
e) Trợ cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số
đang học tại các trường bán trú cụm xã :
- Học bổng : 70.000đ/người/tháng.
- Hỗ trợ học phẩm : 30.000đ/học sinh/năm.
* Mức học bổng được cấp 09 tháng trong năm.
g) Trợ cấp cho sinh viên là người dân tộc ít người
đã học xong chương trình đại học và tiếp tục học sau đại học (chuyên khoa I, thạc
sĩ, tiến sĩ) :
g1 : Đi học chuyên khoa 1, thạc sĩ :
- Học bổng : 400.000đ/người/tháng, (được trợ cấp
12 tháng/năm)
- Học phẩm : 250.000đ/người/năm.
- Tiền tàu xe mỗi năm 2 lần (kể cả đi lẫn về).
- Được trợ cấp thêm khi tốt nghiệp cao học, thạc
sĩ : 5.000.000đ.
g2. Đi học tiến sĩ :
- Học bổng : 400.000đ/người/tháng (được trợ cấp
12 tháng/năm).
- Học phẩm : 500.000đ/người/năm.
- Tiền tàu xe mỗi năm 2 lần (kể cả đi lẫn về).
- Được trợ cấp thêm khi tốt nghiệp tiến sĩ :
15.000.000đồng.
h. Các chế độ ưu đãi cho học sinh là người dân tộc
ít người quy định tại Quyết định số 19/1999/QĐ-UB ngày 12/4/1999 của UBND tỉnh
hết hiệu lực.
- Chế độ ưu đãi cho học sinh là người dân tộc ít
người quy định tại khoản 2 điều 4 quyết định 06/2001/QĐ-UB ngày 16/01/2001 ban
hành quy định về chế độ trợ cấp cho CB-CC đi học và phương thức quản lý, sử dụng,
quyết toán nguồn kinh phí đào tạo hết hiệu lực.
- Các chế độ thưởng, phạt học sinh, sinh viên thực
hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Số học sinh, sinh viên đang học tại các Trường
ĐH, CĐ, Trung học của Quân đội, Công an và Biên phòng không áp dụng chính sách
này.
IV/ Những giải pháp :
1. Những giải pháp trước mắt :
- Mở rộng quy mô đào tạo Trường PTDT nội trú tỉnh
lên 300 - 450 học sinh, Trường PTDT nội trú huyện lên 150 - 350 học sinh, tăng
thêm trường bán trú cụm xã ở cấp THCS và tăng quy mô lên từ 100-200 học sinh.
- Tăng thêm chỉ tiêu cử tuyển vào các Trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Nhất là Trường Đại học dự bị Nha trang.
- Cử tuyển 170 học sinh tốt nghiệp THPT vào các
trường :
+ Trường CĐSP tỉnh Quảng
Nam
: 100 học sinh
+ Trường THYT tỉnh Quảng
Nam :
30 học sinh
+ Trường TH nông lâm nghiệp Quảng
Nam : 40 học sinh
Riêng Trường thuỷ lợi Hội An và Trường kỹ thuật
điện Hội An, UBND tỉnh có văn bản xin ý kiến Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam để cử tuyển vào mỗi trường 20 học sinh. Nếu kịp thì cử
vào học ngay trong năm học 2001 - 2002, nếu không kịp thì chuẩn bị cho năm học
2002 - 2003.
- Mở 01 lớp Trung cấp QLNN, thời gian 18 tháng
cho 50 em - 60 em là người dân tộc ít người đã tốt nghiệp THPT hoặc THCS hoặc
cán bộ xã chưa qua đào tạo.
- Mở 01 lớp đào tạo kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp
và chăm nuôi thú y cho 62 cán bộ xã của 62 xã thuộc 4 huyện miền núi cao.
+ Nguồn cán bộ để đào tạo : Lấy từ cán bộ xã.
+ Nguồn kinh phí : Lấy nguồn kinh phí đào tạo của
tỉnh đã bố trí giảng dạy tiếng dân tộc ít người năm 2001.
- Bố trí cho mỗi xã miền núi đặc biệt khó khăn của
4 huyện : Trà My, Phước Sơn, Hiên, Nam Giang 01 cán bộ kỹ thuật nông- lâm nghiệp
và chăn nuôi thú y trong tổng số cán bộ xã theo Nghị quyết 09/CP của Chính phủ.
2. Những giải pháp lâu dài :
Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, mở rộng
quy mô đào tạo,loại hình đào tạo, phấn đấu đạt được mục tiêu đến năm 2005 có
30% giáo viên, 40% cán bộ y tế và 20 đến 25% CB-CC khối hành chính - sự nghiệp
là người dân tộc.
V/ Tổ chức thực hiện :
1. Giao Sở GD&ĐT :
- Tham mưu UBND tỉnh có Công văn xin Bộ
GD&ĐT để có kế hoạch cử tuyển học sinh vào các Trường Đại học, Cao đẳng,
THCN trong năm 2001 - 2002.
- Phối hợp với Ban TCCQ tỉnh, Ban DT-MN và UBND
các huyện sớm xâydựng kế hoạch phân luồng đào tạo Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy
nghề cho các học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, THCS, đảm bảo chỉ tiêu hàng năm.
Phấn đấu đến năm 2005 có 30% giáo viên, 40% cán bộ ytế, 20 - 25% CB-CC khối
HC-SN là người dân tộc. Ngoài ra còn chú ý phân luồng vào các Trường nông nghiệp,
lâm nghiệp.
- Phối hợp với các huyện miền núi tham mưu UBND
tỉnh có kế hoạch mở rộng thêm lớp ở các Trường cấp 2 - 3 và Trường PTCS tại các
huyện miền núi hiện nay, nhưng đảm bảo số lớp tăng thêm chỉ dành cho học sinh
là người dân tộc ít người.
- Phối hợp với Ban TCCQ tỉnh bố trí công tác cho
các em tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, THCN.
2. Giao Sở Y tế phối với Ban TCCQ tỉnh bố trí
công tác cho các em tốt nghiệp Đại học y , dược, Trung cấp y, dược và sơ cấp y
, dược.
3. Giao Ban TCCQ tỉnh :
-Phối với với huyện Trà My, Nam giang, Hiên, Phước
Sơn bố trí cho mỗi xã miền núi đặc biệt khó khăn 01 cán bộ kỹ thuật nông - lâm
nghiệp và chăn nuôi thú y, nhưng đảm bỏ tổng số cán bộ xã không tăng quá số lượng
định xuất so với Nghị định 09/CP của Chính phủ.
- Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở lớp
Trung cấp QLNN tổ chức khai giảng vào đầu năm học 2001 - 2002.
- Phối hợp với Trường TH nông - lâm nghiệp mở lớp
đào tạo kỹ thuật nông - lâm nghiệp và chăn nuôi thú y, khai giảng vào đầu năm học
2001 - 2002.
- Chịu trách nhiệm bố trí công tác cho các em tốt
nghiệp các Trường ĐH, CĐ, THCN (trừ ngành sư phạm do Sở GD&ĐT đề xuất,
ngành y tế do Sở ytế đề xuất).
4. Giao Sở KH7DT và Sở TC-VG :
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí và cân đối đủ kinh
phí cho nhiệm vụ này, nguồn lấy từ chương trình mục tiêu, vốn xây dựng cơ bản,
vốn sự nghiệp (trước mắt là vốn sự nghiệp GD&ĐT).
5. Giao các Sở, Ban, ngành tham mưu UBND tỉnh về
kế hoạch đào tạo ngành nghề cho học sinh là người dân tộc ít người và phương án
bố trí, sử dụng học sinh, sinh viên là người dân tộc sau khi tốt nhgiệp Đại học,
Cao đẳng, THCN.
6. Đối với học sinh, sinh viên được Nhà nước hỗ
trợ kinh phí trong quá trình học tập, nếu sau khi ra trường về nhận công tác tại
địa phương thì được xoá; nếu nhận công tác ngoài tỉnh hoặc bỏ nhiệm sở thì bản
thân và gia đình của học sinh, sinh viên đó phải bồi hoàn dần toàn bộ kinh phí
đào tạo lại cho Nhà nước.
7. Giao Trường Chính trị tỉnh, Trường TH nông -
lâm nghiệp và các trường có liên quan nghiên cứu soạn thảo chương trình giảng dạy
cho phù hợp với trình độ, năng lực của người đi học và sát với thực tế của miền
núi.
VI/ Phương thức quản lý, sử dụng
và quyết tóan kinh phí :
1. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán
kinh phí theo các chính sách ưu đãi hiện hành (theo điểm 1, mục III của đề án
này) : thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán
kinh phí theo chính sách mới ban hành (theo điểm 2, mục III của đề án này) được
thực hiện như sau :
2.1 Các đối tượng được trợ cấp tại khoản a, b,
d, e và g, điểm 2, mục III đề án này : do UBND các huyện có học sinh đi thi, đi
học lập kế hoạch kinh phí hàng năm báo cáo Sở GD&ĐT tỉnh. Sở GD&ĐT tỉnh
chịu trách nhiệm kiểm tra danh sách, thông báo hạn mức kinh phí. UBND các huyện
chịu trách nhiệm tiếp nhận hạn mức kinh phí, quản lý, sử dụng và trực tiếp
thanh quyết toán với cơ quan tài chính theo phân cấp hiện hành.
2.2 Các đối tượng được trợ cấp theo khoản c, điểm
2, mục III đề án này do Trường PTDT nội trú tỉnh lập kế hoạch kinh phí hàng
năm, báo cáo Sở GD&ĐT tỉnh. Sở GD&ĐT tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra
danh sách, thông báo hạn mức kinh phí. Trường PTDT nội trú tỉnh tiếp nhận hạn mức
kinh phí, quản lý, sử dụng và trực tiếp thanh quyết toán kinh phí với cơ quan
tài chính theo phân cấp hiện hành.
3. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán
kinh phí mở lớp trung cấp QLNN và mở lớp đào tạo kỹ thuật nông - lâm nghiệp và
chăn nuôi thú y do Ban TCCQ tỉnh kiểm tra, thông báo hạn mức kinh phí. Hiệu trưởng
các trường tiếp nhận hạn mức kinh phí, quản lý và trực tiếp thanh quyết toán với
Sở TCVG tỉnh.
Đây là một chính sách lớn của tỉnh, đề nghị các
ngành, các cấp có liên quan triển khai, phối hợp thực hiện. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Ban
TCCQ tỉnh) để sửa đổi, bổ sung./.