ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 372/QĐ-UBND
|
Đắk Nông, ngày 14
tháng 03 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2015 - 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số
41/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh, về việc thông qua Đế
án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012
- 2013 đến năm học 2015 - 2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tại Tờ trình số: 215/TTr-SGDĐT ngày 27/02/2013
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch
nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012 -
2013 đến năm học 2015 - 2016".
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở; Giáo
dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
đoàn thể liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký
ban hành./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (B/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (nt);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- PCVP: Đ/c Nguyễn Việt Thuật;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC, VHXH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Bốn
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM HỌC
2012 - 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2015 – 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 372/QĐ-UBND ngày 14/03/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
- Làm chuyển biến về nhận thức trong
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; các sở, ban, ngành; các tổ chức đoàn
thể, toàn xã hội, nhất là ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); trên cơ sở đó,
huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (DTTS).
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất
lượng giáo dục học sinh DTTS, đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là từng bước nâng dần chất lượng
giáo dục học sinh thuộc các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê (DTTS tại chỗ), dân tộc
Mông và đây là đối tượng được ưu tiên trong Kế hoạch này.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về chất lượng giáo dục học sinh
DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc Mông:
- Đối với giáo dục Mầm non: Thực hiện
tốt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi; đối với trẻ là người
DTTS tại chỗ và dân tộc Mông, huy động 90% trở lên số trẻ em 5 tuổi ra lớp;
trong đó có ít nhất 80% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày theo
Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tỷ lệ
chuyên cần của trẻ đạt từ 85% trở lên; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc
thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1.
- Đối với giáo dục phổ thông:
+ Cấp tiểu học: phấn đấu đạt tỷ lệ từ
trung bình trở lên đối với hai môn tiếng Việt và Toán là trên 90%, hạnh kiểm là
trên 95%.
+ Cấp THCS: tỷ lệ học lực từ trung
bình trở lên đạt trên 85%; trong đó, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 2%; tỷ lệ hạnh kiểm
từ trung bình trở lên đạt trên 95%.
+ Cấp THPT: tỷ lệ học lực từ trung
bình trở lên đạt 75%; trong đó, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 1%; tỷ lệ hạnh kiểm từ
trung bình trở lên đạt 95%.
+ Thi tốt nghiệp lớp 12, phấn đấu tỷ
lệ đỗ tốt nghiệp trên 70%.
b) Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên:
Tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên
là người DTTS, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ, giáo viên và nhân viên là người DTTS
từ 8,9% (năm 2012) lên 10% (vào năm 2016). Riêng giáo dục mầm non từ 16,2% (năm
2012) lên 20% (vào năm 2016); Tiểu học từ 9,2% (năm 2012) lên 12% (vào năm
2016). Phấn đấu đến hết năm 2016 100% giáo viên dạy ở các trường Tiểu học có học
sinh là người DTTS M'Nông, Ê đê và các trường Phổ thông dân tộc bản trú
(PTDTBT), Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được đào tạo tiếng M'Nông, Ê đê,
Phấn đấu 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo các quy định
hiện hành.
c) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Lồng ghép các Chương trình, Đề án, Kế
hoạch đã được phê duyệt, các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa
phương và công tác xã hội hóa giáo dục để đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng
bào DTTS. Trong phạm vi của Kế hoạch này, không xây dựng mục tiêu mà tận dụng mọi
cơ sở vật chất có thể có để đạt các mục tiêu nêu ở trên.
II. Các giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ và học sinh dân
tộc Mông
1. Chuyển biến nhận thức trong nhân
dân, cán bộ, giáo viên:
- Làm cho đồng bào các DTTS và xã hội
có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh DTTS nói chung và chất lượng học sinh DTTS tại chỗ, dân tộc
Mông nói riêng. Để từ đó thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với vùng đồng bào DTTS và học sinh DTTS.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
và nhân viên của ngành giáo dục trước hết phải coi đây là trách nhiệm của mình;
từ đó, nêu có ý thức trách nhiệm trong tất cả mọi hoạt động dạy và học. Chú trọng
trong công tác phân loại học sinh, nhận thức đầy đủ xu hướng cá biệt hóa người
học trong quá trình dạy học để có phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực
đối tượng học sinh DTTS.
2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên:
- Tăng cường đổi mới công tác quản lý
giáo dục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp; kết hợp bồi dưỡng
năng lực quản lý với bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Quy hoạch
cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với tình hình phát triển giáo dục trong các năm
tới; tăng cường công tác bồi dưỡng lý luận chính trị kết hợp với việc tiếp tục
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng
giáo viên theo quy định, tăng cường bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Đối với giáo viên giảng dạy ở vùng đồng bào
DTTS và các trường PTDTNT, ngoài công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cần
phải bồi dưỡng, thêm tiếng đồng bào DTTS, trước mắt tập trung bồi dưỡng tiếng
M'Nông và Ê đê, các giáo viên dạy ở các trường PTDTNT, PTDTBT và vùng đồng bào
dân tộc M'Nông phải nói thành thạo tiếng M'Nông.
3. Tăng cường tiếng Việt và phụ đạo học
sinh yếu kém:
a) Tăng cường tiếng Việt cho học sinh
lớp 1 và lớp 2:
Triển khai chương trình chuẩn bị tiếng
Việt cho học sinh DTTS ở lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Các
trường tiểu học triển khai tốt các chuyên đề "Tăng cường tiếng Việt cho học
sinh DTTS ở tiểu học" thể hiện qua: xây dựng môi trường tiếng Việt ở lớp học,
trường học; phương pháp sử dụng tiếng mẹ để để dạy tiếng Việt cho học sinh
DTTS; phương pháp dạy tiếng Việt qua các môn học khác, môn tiếng Việt của
chương trình tiêu chọc; tăng cường đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn để dạy
tiếng Việt. Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí học, phương tiện nghe nhìn để
dạy tiếng Việt. Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí vào một buổi thứ bảy hoặc
chủ nhật, áp dụng cho các lớp khối 1 và 2 để giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt
cho các em học sinh DTTS M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông.
b) Phụ đạo học sinh yếu, kém các lớp
3, lớp 4, lớp 6, lớp 7 và lớp 8:
- Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức
kiểm tra, đánh giá phân loại học sinh. Sau khi đã phân loại, đối với học sinh
DTTS yếu, kém tổ chức thành các lớp học để từ đó xây dựng kế hoạch và bố trí
giáo viên giảng dạy phụ đạo theo đúng quy định và phù hợp với tình hình của nhà
trường. Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí vào một buổi thứ bảy hoặc chủ nhật
cho hai môn tiếng Việt và Toán, áp dụng cho các lớp khối 3,4 (cấp Tiểu học) và
các lớp khối 6, 7, 8 (cấp THCS) để giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu, kém cho
các em học sinh DTTS tại chỗ M'Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông.
- Số học sinh học tăng cường tiếng Việt
và phụ đạo yếu, kém được bố trí thành từng lớp học; đối với Tiểu học bố trí 25
học sinh thành một lớp; THCS bố trí 30 học sinh thành một lớp. Trong trường hợp
số học sinh/lớp chưa đủ theo quy định thì có thể bổ sung học sinh yếu kém thuộc
các DTTS khác để phụ đạo mà không phải là học sinh thuộc 4 dân tộc M'Nông, Mạ,
Ê đê và dân tộc Mông như quy định.
4. Chính sách hỗ trợ cho học sinh và
giáo viên:
a) Đối tượng: Học sinh tiểu học thuộc
hộ nghèo và cận nghèo người DTTS tại chỗ M'Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông; các
giáo viên giảng dạy tăng cường tiếng Việt, phụ đạo học sinh yếu, kém tại các
trường có học sinh là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông được quy định tại điểm
a và b khoảng 3 mục II của Kế hoạch này.
b) Mức hỗ trợ:
a) Đối với học sinh tiểu học là người
DTTS quy định tại điểm a khoản 4 mục II của Kế hoạch này: Mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng,
cấp 09 tháng/năm (mục đích là tạo điều kiện để khuyến khích các em tới trường
như: mua thêm quần áo, giày dép, tăng thêm phần ăn uống, thuốc men khi ốm
đau,…); thời gian cấp hỗ trợ kinh phí theo từng tháng trong năm học (học sinh
theo học tại các trường PTDTNT và học sinh bán trú không thuộc diện được hưởng
chính sách hỗ trợ này).
Kinh phí ước tính: (Phụ lục 1 kèm
theo), trong đó:
- Kinh phí một năm: 5.880.600.000 đồng
- Kinh phí 4 năm: 23.522.400.000 đồng
b) Đối với giáo viên dạy tăng cường
tiếng Việt và phụ đạo học sinh yếu kém của các trường Tiểu học và THCS có học
sinh là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông, quy định tại điểm a khoản 4 mục II
của Kế hoạch này: Mức hỗ trợ bằng 4% mức lương tối thiểu chung/một tiết dạy,
tính theo số tiết thực dạy tăng cường tiếng Việt hay phụ đạo học sinh yếu, kém;
thời gian hỗ trợ kinh phí theo từng học kỳ trong năm học.
Kinh phí ước tính: (Phụ lục 2 và 3
kèm theo), trong đó:
- Kinh phí một năm: 1.714.440.000 đồng
- Kinh phí 4 năm: 6.857.760.000 đồng
* Tổng kinh phí ước tính thực hiện Kế
hoạch: (Phụ lục 4 kèm theo), trong đó:
- Kinh phí một năm: 7.595.040.000 đồng;
- Kinh phí 4 năm: 30.380.160.000 đồng
(Ba mươi tỷ ba trăm tám mươi triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng).
III. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch
này; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả, định kỳ báo cáo
Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ
ngân sách đầu tư xây dựng, đảm bảo thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành
liên quan và UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách để thực
hiện Kế hoạch này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong các Hội viên và nhân dân đối với việc
nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS.
- Vận động, kêu gọi sự hỗ trợ từ các
nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh nhằm tạo
nguồn lực hỗ trợ giáo dục vùng đồng bào DTTS.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá để
phong trào, danh hiệu của tổ chức mình liên quan đến công tác nâng cao chất lượng
giáo dục vùng đồng bào DTTS.
5. UBND các huyện, thị xã:
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo
xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện Kế hoạch này đối với các trường
thuộc quyền thẩm quyền quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động phụ huynh học sinh để nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và tích cực huy động từ các
nguồn lực khác để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.
- Chủ động cân đối từ ngân sách địa
phương, huy động kinh phí từ các nguồn hợp lý khác để tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học.
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về
chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên đối với các trường theo phân cấp quản lý.
- Chỉ đạo chính quyền xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tổ chức tốt việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sỹ số học
sinh./.