ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
37/2021/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 11 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN DẠY NGOẠI NGỮ, ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT
CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TĂNG CƯỜNG; CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG MỨC THU, ĐỐI TƯỢNG
MIỄN GIẢM MỨC THU DỊCH VỤ TUYỂN SINH CÁC CẤP HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính
phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Quy định mức
thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường
đối với cơ sở giáo dục công lập; mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa
bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào
tạo tại Tờ trình số 1982/TTr-SGD&ĐT ngày 24 tháng 9 năm 2021; Báo cáo thẩm
định số 1959/BCTĐ-STP ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định tiêu chuẩn của
giáo viên dạy ngoại ngữ, điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ
tăng cường; cơ chế thu, sử dụng mức thu, đối tượng miễn giảm mức thu dịch vụ
tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Nghệ An được quy định tại Mục b, Mục
c, Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Nghệ An về việc quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục
vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập; mức
thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Nghệ An (viết tắt Nghị
quyết số 31/2020/NQ-HĐND).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ sở giáo dục công lập thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân thuộc tỉnh Nghệ An quản lý;
b) Giáo viên dạy ngoại ngữ tăng cường
tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc tỉnh Nghệ An quản lý;
c) Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có
liên quan.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ được
hiểu như sau:
1. Giáo viên người bản ngữ là giáo
viên nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó là ngôn ngữ thứ nhất hay tiếng mẹ
đẻ của giáo viên.
2. Giáo viên người nước ngoài không
phải là giáo viên bản ngữ là giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngoại ngữ đó
không phải là ngôn ngữ thứ nhất hay tiếng mẹ đẻ của giáo viên.
Điều 3. Quy định
về tiêu chuẩn giáo viên tiếng Anh tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo
làm quen tiếng Anh
1. Giáo viên người Việt Nam
Giáo viên là người Việt Nam đủ điều
kiện tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh khi đáp ứng
được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm tiếng
Anh, ngôn ngữ Anh, tiếng Anh; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về
nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh
do các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên mầm non tổ chức;
b) Có bằng cao đẳng trở lên ngành
giáo dục mầm non, có chứng chỉ năng lực tiếng Anh quốc tế từ B2 theo khung năng
lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên.
2. Giáo viên người bản ngữ
Có bằng cao đẳng trở lên, có chứng chỉ
đào tạo dạy tiếng Anh được công nhận; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng
chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm
quen tiếng Anh phù hợp.
3. Giáo viên người nước ngoài
Giáo viên là người nước ngoài đủ điều
kiện tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh khi đáp ứng
được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng trở lên các ngành
sư phạm tiếng Anh/giảng dạy tiếng Anh; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng
chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm
quen tiếng Anh phù hợp;
b) Có bằng cao đẳng trở lên; có chứng
chỉ đào tạo dạy tiếng Anh quốc tế hoặc chứng chỉ về năng lực tiếng Anh quốc tế
từ bậc B2 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên,
đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm
non hoặc phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh phù hợp.
Điều 4. Quy định
về tiêu chuẩn giáo viên ngoại ngữ dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ tại các
trường tiểu học
1. Giáo viên người Việt Nam
Giáo viên là người Việt Nam đủ điều
kiện dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường tiểu học khi đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cử nhân sư phạm ngoại ngữ
trở lên và chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn
ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên,
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn ngữ chung
châu Âu hoặc tương đương trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp tiểu học hoặc
có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cử nhân trở lên, chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc
tương đương trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp tiểu học hoặc có chứng
chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
2. Giáo viên người bản ngữ
Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại
ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể) đủ điều kiện dạy chương trình tăng
cường ngoại ngữ trong các trường tiểu học khi có bằng cao đẳng trở lên và đã
hoàn thành chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tiểu học do cơ sở giáo dục
có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
3. Giáo viên người nước ngoài
Giáo viên là người nước ngoài đủ điều
kiện dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường tiểu học khi đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cử nhân sư phạm ngoại ngữ trở
lên và chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn ngữ
chung châu Âu hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên,
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn ngữ chung
châu Âu hoặc tương đương trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng về
nghiệp vụ sư phạm tiểu học do cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng
chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cử nhân trở lên, chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc
tương đương trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm
tiểu học do cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy
ngoại ngữ phù hợp.
Điều 5. Quy định
về tiêu chuẩn giáo viên ngoại ngữ dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ tại các
trường trung học cơ sở
1. Giáo viên người Việt Nam
Giáo viên là người Việt Nam đủ điều
kiện dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường trung học khi đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cử nhân sư phạm ngoại ngữ
trở lên và chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn
ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên,
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn ngữ chung
châu Âu hoặc tương đương trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trung học cơ sở
hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cử nhân trở lên, chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc
tương đương trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trung học cơ sở hoặc có chứng
chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
2. Giáo viên người bản ngữ
Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại
ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể) đủ điều kiện dạy chương trình tăng
cường ngoại ngữ trong các trường trung học khi có bằng cao đẳng trở lên và đã
hoàn thành chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm trung học cơ sở do cơ sở
giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
3. Giáo viên người nước ngoài
Giáo viên là người nước ngoài đủ điều
kiện dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường trung học khi đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cử nhân sư phạm ngoại ngữ
trở lên và chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn
ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên,
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ B2 theo khung năng lực ngôn ngữ chung
châu Âu hoặc tương đương trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng về
nghiệp vụ sư phạm trung học cơ sở do cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc
có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cử nhân trở lên, chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc
tương đương trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm
trung học cơ sở do cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng chỉ đào tạo
dạy ngoại ngữ phù hợp.
Điều 6. Quy định
về tiêu chuẩn giáo viên ngoại ngữ dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ tại các
trường trung học phổ thông
1. Giáo viên người Việt Nam
Giáo viên là người Việt Nam đủ điều
kiện dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường trung học khi đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cử nhân sư phạm ngoại ngữ
trở lên và chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn
ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên,
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung
châu Âu hoặc tương đương trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trung học phổ
thông hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cử nhân trở lên, chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc
tương đương trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trung học phổ thông hoặc có
chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
2. Giáo viên người bản ngữ
Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại
ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể) đủ điều kiện dạy chương trình tăng
cường ngoại ngữ trong các trường trung học khi có bằng cao đẳng trở lên và đã
hoàn thành chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm trung học phổ thông do
cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ
phù hợp.
3. Giáo viên người nước ngoài
Giáo viên là người nước ngoài đủ điều
kiện dạy chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường trung học khi đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cử nhân sư phạm ngoại ngữ
trở lên và chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn
ngữ chung châu Âu hoặc tương đương trở lên;
b) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên,
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung
châu Âu hoặc tương đương trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng về
nghiệp vụ sư phạm trung học phổ thông do cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức
hoặc có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cử nhân trở lên, chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ quốc tế từ C1 theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu hoặc
tương đương trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm
trung học phổ thông do cơ sở giáo dục có thẩm quyền tổ chức hoặc có chứng chỉ
đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Điều 7. Điều kiện
về cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh và
chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường phổ thông
1. Điều kiện về cơ sở vật chất cho tổ
chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh
Cơ sở mầm non đủ điều kiện về cơ sở vật
chất để tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh khi đạt các tiêu
chí sau:
a) Phòng học có diện tích đảm bảo 1,5m²/trẻ, tổng diện tích tối thiểu 40m², có bàn, ghế cho giáo viên và
cho trẻ, kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ;
b) Có đủ ánh sáng, hệ thống làm mát (quạt
hoặc điều hòa nhiệt độ) đầy đủ cho toàn bộ trẻ và giáo viên;
c) Có bảng và hệ thống âm thanh,
trang thiết bị nghe nhìn tối thiểu (rời hoặc tích hợp, cố định hoặc di động)
có công suất đủ cho diện tích phòng học để hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục
cho trẻ làm quen tiếng Anh;
d) Có hệ thống đồ chơi, tranh ảnh trực
quan gần gũi, phù hợp với trẻ.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất cho tổ
chức chương trình tăng cường ngoại ngữ trong các trường phổ thông
Trường phổ thông đủ điều kiện về cơ sở
vật chất để tổ chức chương trình tăng cường ngoại ngữ khi đạt các tiêu chí sau:
a) Phòng học có tổng diện tích tối
thiểu 40m², có bàn, ghế cho giáo viên và cho 20 học sinh trở lên. Bàn, ghế phải
có kích thước phù hợp với độ tuổi của học sinh;
b) Có đủ ánh sáng, hệ thống làm mát (quạt
hoặc điều hòa nhiệt độ) đầy đủ cho toàn bộ học sinh và giáo viên;
c) Có bảng và hệ thống âm thanh (rời
hoặc tích hợp, cố định hoặc di động) với công suất đủ cho diện tích phòng học;
d) Có bảng tương tác thông minh hoặc
hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng.
Điều 8. Cơ chế
thu, sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh
1. Cơ chế thu
a) Đối với các khoản thu không sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước bao gồm: thi tuyển vào lớp 10; phúc khảo thi tuyển
sinh vào lớp 10; xét tuyển các lớp đầu cấp; xét tuyển Trung học cơ sở có kiểm
tra đánh giá năng lực đầu cấp, cơ sở giáo dục căn cứ mức thu quy định tại Mục
1, 2, 4 , 5 Điều 3 Nghị quyết số 31/2020/NQ-HĐND lập dự toán thu, chi báo cáo
cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý tài
chính hiện hành;
b) Đối với các khoản thu có sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước, gồm khoản thu tuyển sinh vào Trường THPT chuyên
Phan Bội Châu, đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu chi, báo cáo cơ quan quản
lý cấp trên để xem xét, tổng hợp gửi cơ quan tài chính thẩm định, trình UBND
quyết định;
c) Căn cứ kế hoạch tuyển sinh, và chỉ
tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối tượng và điều kiện tham gia tuyển
sinh, các nhà trường xác định phương thức tuyển sinh là thi tuyển hoặc xét tuyển
đảm bảo phù hợp với thực tế, đúng quy định;
d) Các cơ sở giáo dục thông báo công
khai mức thu dịch vụ tuyển sinh và thực hiện thu phí dịch vụ cùng thời điểm nhận
hồ sơ tuyển sinh.
2. Sử dụng mức thu
a) Cơ sở giáo dục sử dụng kinh phí
thu được phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh, xét tuyển, đảm bảo
đúng mục tiêu, tiết kiệm và hiệu quả.
b) Kinh phí phục vụ trực tiếp cho việc
tổ chức kỳ thi tuyển sinh, xét tuyển bao gồm:
- Chi nhập dữ liệu xét tuyển; ra đề
thi;
- Chi tiền công cho các thành viên
liên quan đến công tác ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi theo quy định;
- Chi phí ăn, ở cho các đối tượng làm
nhiệm vụ thi trong những ngày tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài; công
tác phí cho các đối tượng được điều đi làm nhiệm vụ thi;
- Chi văn phòng phẩm, in ấn, thông
tin liên lạc, tuyên truyền, điện nước;
- Chi thuê, mua sắm máy móc thiết bị;
thuê địa điểm; thuê phương tiện đi lại, vận chuyển; thuê lao công, bảo vệ, phục
vụ, y tế, đảm bảo an ninh trật tự; Chi hội nghị, tập huấn liên quan đến thi tuyển
sinh, xét tuyển;
- Chi cho công tác thanh tra, kiểm
tra (nếu có);
- Các khoản chi khác liên quan đến việc
thi tuyển sinh, xét tuyển.
Điều 9. Đối tượng
miễn giảm thu dịch vụ tuyển sinh
Khuyến khích các cơ sở giáo dục có chính
sách miễn, giảm thu tiền dịch vụ tuyển sinh đối với những học sinh con gia đình
chính sách, gia đình có điều kiện đặc biệt khó khăn có thành tích cao trong học
tập.
Điều 10. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25
tháng 11 năm 2021.
Điều 11. Trách
nhiệm thi hành
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của
giáo viên dạy ngoại ngữ, điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ
tăng cường đối với các đơn vị trực thuộc theo phân cấp quản lý, phối hợp với Sở
Tài chính hướng dẫn kiểm tra, giám sát cơ chế thu, sử dụng mức thu, đối tượng
miễn giảm mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học. Định kỳ hàng năm tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện thu, sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các
cấp học trên địa bàn tỉnh.
2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn kiểm tra, giám sát cơ chế thu, sử dụng, quyết
toán kinh phí thực hiện các khoản thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa
bàn tỉnh.
3. Giao UBND các huyện, thành phố, thị
xã chỉ đạo các phòng, ban liên quan kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các
quy định về tiêu chuẩn của giáo viên dạy ngoại ngữ, điều kiện cơ sở vật chất
cho việc dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với các đơn vị theo phân cấp quản
lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, sử dụng,
quyết toán kinh phí dịch vụ tuyển sinh các cấp học. Hàng năm tổng hợp, báo cáo
về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính kết quả thực hiện thu, sử dụng mức thu
dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
4. Giao các cơ sở giáo dục và đào tạo
nghiêm túc triển khai, thực hiện các quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
thị xã; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 11;
- Bộ Tài chính; Bộ GDĐT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT VX UBND tỉnh;
- CVP, PCVP VX UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CV: KGVX, TH
- Lưu: VT-UB
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đình Long
|