ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 345/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
06 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH “SỮA HỌC ĐƯỜNG” TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH, GIAI ĐOẠN 2020-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em năm 2016;
Căn cứ Quyết định 641/QĐ-TTg
ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tổng thể phát
triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg
ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình sữa học đường
cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu
học đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số
05/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh về việc Hỗ trợ thực hiện Chương
trình “Sữa học đường” trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học
trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Chương trình “Sữa học đường” trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo
dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2025 (có Kế hoạch
kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, cơ
quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai thực
hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn
phòng UBND tỉnh; các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và
các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: KTTH, LĐVP;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
|
KẾ
HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “SỮA HỌC ĐƯỜNG”
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
NINH, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh
Bắc Ninh).
I. MỤC TIÊU
1. Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ
tiêu của Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng
góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
2. Cải thiện tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em Mầm non và học sinh Tiểu học thông qua chương trình cho trẻ em
uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của
trẻ em trong tỉnh góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
3. Nâng cao nhận thức của cộng
đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự
phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực, trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa
ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp với từng nhóm tuổi.
II. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ
1. Đối
tượng thụ hưởng:
a) Trẻ em đang học trong các
cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) có quyết định thành lập và hoạt động trên địa
bàn tỉnh; có số lượng trẻ từ 30 trẻ trở lên; đảm bảo đủ điều kiện
thực hiện an toàn Chương trình “Sữa học đường”.
b) Học sinh đang học tại các
trường tiểu học và học sinh tiểu học đang học tại các trường phổ thông
có nhiều cấp học (sau đây gọi là các cơ sở giáo dục tiểu học) trên
địa bàn tỉnh.
c) Trẻ em thuộc Trung tâm Hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập trên địa bàn tỉnh.
2. Định mức:
a) Năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022:
Mỗi trẻ em thuộc đối tượng thụ hưởng được
uống 3 hộp 180ml/tuần, trong 09 tháng thực học (năm học).
b) Từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2024 -
2025:
- Mỗi trẻ nhà trẻ (thuộc GDMN) được uống 05 hộp
110ml/tuần, trong 09 tháng thực học (năm học).
- Mỗi trẻ mẫu giáo (thuộc GDMN), mỗi học sinh tiểu
học được uống 05 hộp 180ml/tuần, trong 09 tháng thực học (năm học).
3. Giá sữa: Theo
kết quả đấu thầu.
Dự kiến cho cả giai đoạn:
- Loại 110ml: Khoảng 4.884 đ/hộp;
- Loại 180ml: Khoảng 7.700 đ/hộp.
4. Nguồn kinh phí thực
hiện:
a) Kinh phí mua sữa
- Ngân sách của tỉnh hỗ trợ 50%.
- Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ 25%.
- Phụ huynh đóng góp 25%.
Đối với trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, con
diện chính sách, con thương binh, con liệt sỹ, con người có công với cách mạng,
trẻ khuyết tật, trẻ em thuộc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
nhập trên địa bàn tỉnh, ngân sách của tỉnh hỗ trợ 75%; Công ty cung ứng sữa
hỗ trợ 25%.
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình
Ngân sách của tỉnh hỗ trợ cán bộ, giáo
viên, nhân viên trực tiếp tham gia Chương trình; thu gom và xử lý vỏ
sữa:
- Hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên (đơn
vị trường học) trực tiếp tham gia Chương trình Sữa học đường: 1,0 mức lương
cơ sở/trường/tháng;
- Thu gom và xử lý vỏ sữa: Thực hiện theo
Quyết định số 40/2017/QĐ-UBND , ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh về việc quy
định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
đến địa điểm tập kết trên địa bàn tỉnh.
5. Kinh phí đầu tư thực
hiện giai đoạn 2020 - 2025:
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư: 1.385.088.586.100
đồng
a) Kinh phí mua sữa
Tổng kinh phí là: 1.361.800.958.100 đồng;
trong đó:
+ Ngân sách nhà nước đầu tư bằng:
680.900.479.050 đồng.
+ Doanh nghiệp hỗ trợ bằng:
340.450.239.525 đồng.
+ Phụ huynh đóng góp bằng: 340.450.239.525
đồng.
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình
Dự kiến là: 23.287.628.000 đồng. Trong đó:
+ Kinh phí hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân
viên trực tiếp tham gia Chương trình (đối với 310 trường mầm non và trường
tiểu học công lập); dự kiến bình quân là: 4.402.800.000 đồng/năm học;
+ Kinh phí hỗ trợ thu gom và xử lý vỏ sữa
sau khi sử dụng, dự kiến bình quân là: 254.707.600 đồng/năm học;
c) Kinh phí thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám
sát, tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương
trình “Sữa học đường” tổ chức từ nguồn kinh phí xã hội hóa (Công ty cung cấp sữa
trúng thầu).
6. Lộ trình thực hiện giai
đoạn 2020 - 2025
a) Giai đoạn 1: Năm học 2020 - 2021 và 2021 -
2022
- Số lượng thụ hưởng: Dự kiến tổng
số có 450.883 trẻ mầm non và học sinh tiểu học được thụ hưởng Chương
trình “Sữa học đường” của giai đoạn 2020 - 2025.
- Định mức sử dụng: Mỗi trẻ em thuộc đối
tượng thụ hưởng được uống 3 hộp 180ml/tuần, trong 09 tháng thực học (năm học).
- Kinh phí: Dự kiến là 394.316.901.100
đồng.
b) Giai đoạn 2: Từ năm học 2022 - 2023 đến
năm học 2024 - 2025
- Số lượng thụ hưởng: Dự kiến tổng
số có 702.964 trẻ mầm non và học sinh tiểu học được thụ hưởng Chương trình “Sữa
học đường” của giai đoạn 2020 - 2025.
- Định mức sử dụng:
+ Mỗi trẻ nhà trẻ (thuộc GDMN) được uống 05 hộp
110ml/tuần, trong 09 tháng thực học (năm học)
+ Mỗi trẻ mẫu giáo (thuộc GDMN), mỗi học sinh tiểu
học được uống 05 hộp 180ml/tuần, trong 09 tháng thực học (năm học).
- Kinh phí: Dự kiến là 990.771.685.000
đồng.
7. Phương thức lựa chọn
nhà thầu
Thực hiện đấu thầu cho cả giai đoạn 2020 -
2025 theo quy định Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
8. Tiêu trí lựa chọn nhà thầu:
Sữa phục vụ Chương trình “Sữa học đường” phải
đáp ứng các quy định sau:
a) Sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại
Thông tư số 31/2019/TT-BYT ngày 05/12/2019 của Bộ Y tế, về quy định yêu cầu đối
với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường;
b) Sản phẩm được sản xuất từ sữa tươi nguyên liệu
đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số
29/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Hạn sử dụng: Từ 180 ngày trở lên kể từ ngày sản
xuất (ghi trên hộp);
d) Hạn sử dụng của sản phẩm khi giao đến
các cơ sở giáo dục phải đảm bảo tối thiểu còn 90 ngày so với hạn
sử dụng in trên bao bì;
đ) Chất
liệu bao bì: Sản phẩm được chứa trong bao bì hộp giấy, bên trong là lớp nhựa
chuyên dùng, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo QCVN 12-1:
2011/BYT;
e) Nhãn in trên bao bì thực hiện theo Nghị
định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi
nhãn hàng hóa;
g) Nhãn sữa: Các sản phẩm sữa phục vụ Chương
trình “Sữa học đường” được in mẫu logo trên mặt nhãn chính của sản phẩm. Mẫu và
kích thước logo được quy định tại Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13/5/2019 của
Bộ Y tế;
h) Công ty cung cấp sữa phải cam kết bình ổn
giá trong cả giai đoạn thực hiện chương trình “Sữa học đường”;
i) Công ty cung cấp sữa cam kết hỗ trợ kinh
phí cho trẻ (học sinh) uống sữa tối thiểu 25% giá trị/hộp sữa.
9. Hình thức hợp đồng
Hợp đồng phải được thực hiện trong cả giai đoạn
2020 - 2025.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình.
- Phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý an
toàn thực phẩm tỉnh, nhà thầu cung cấp tổ chức tập huấn và chỉ
đạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở
giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh thực hiện
hồ sơ sổ sách, phiếu theo dõi uống sữa, việc nhận, lưu trữ và bảo
quản sữa, đánh giá kết quả phát triển của trẻ (học sinh); rà soát,
tổng hợp chính xác các đối tượng được thụ hưởng trong từng năm học
và dự báo cho năm học tiếp theo;
- Thống kê, báo cáo kết quả triển khai;
tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của việc triển khai Chương
trình, báo cáo Ban chỉ đạo Chương trình “Sữa học đường” cấp tỉnh
theo từng năm học và cả giai đoạn.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em, lồng ghép các
hoạt động trong đó có truyền thông, vận động cho Chương trình “Sữa
học đường”; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai
thực hiện Chương trình đối với các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo
dục hòa nhập trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Y tế:
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
triển khai tập huấn, nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên y tế trường học tham gia Chương trình “Sữa học
đường”;
- Chỉ đạo đơn vị y tế tuyến huyện, thị
xã, thành phố phối hợp với các đơn vị cùng cấp thuộc ngành giáo
dục thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ (học sinh)
thông qua đo chiều cao, cân nặng theo năm học, đối chiếu, so sánh với
lần sau nhằm đánh giá hiệu quả của sữa học đường cho từng độ tuổi.
4. Ban quản lý An toàn thực phẩm tỉnh:
Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại trường học.
5. Sở Tài chính: Thẩm định, trình
UBND tỉnh xem xét phê duyệt bố trí kinh phí theo kế hoạch.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thực
hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
tham gia Chương trình “Sữa học đường” theo quy định hiện hành.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối
hợp chỉ đạo việc thu gom, xử lý vỏ sữa học đường theo đúng quy
định.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức
triển khai Chương trình “Sữa học đường” tại địa phương;
- Chỉ đạo các phòng liên quan trên địa bàn
tiếp nhận, quản lý, thanh quyết toán kinh phí cấp từ ngân sách nhà
nước và nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh;
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
Chương trình “Sữa học đường” và báo cáo định kỳ theo quy định.
9. Các sở, ban ngành, thành viên khác
của Ban chỉ đạo Chương trình “Sữa học đường”:
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình,
phối hợp với các đơn vị liên quan đưa nội dung Chương trình “Sữa học
đường” vào kế hoạch, chương trình hoạt động của ngành, hội, đoàn
thể với các nội dung cụ thể.
10. Công ty cung ứng sữa có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm cung ứng kịp thời, không gián
đoạn hoặc dồn dập, đồng thời phải bố trí nhân viên vận chuyển sữa đến tận kho sữa
của các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh, có một
phần kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục;
- Đảm bảo chất lượng sữa tốt
và an toàn;
- Có cơ chế
phối hợp xử lý vỏ sữa đảm bảo môi trường./.