ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3075/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật
giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/6/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/6/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg
ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg
ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc thông
qua Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tại văn bản số 5415/TTr-SGD&ĐT ngày 25/6/2012 và đề nghị của
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 542/BC-KH&ĐT ngày 9 tháng 7 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học thành
phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu quy
hoạch
1.1. Mục tiêu chung
- Đầu tư phát triển mạng lưới trường,
lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại
hóa, chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao của Thành phố; xác định và bố trí
quỹ đất dành cho mạng lưới trường học theo cơ cấu và loại hình đào tạo.
- Mạng lưới trường học của các cấp,
các ngành ở Hà Nội, phải đảm bảo khả năng phục vụ học sinh học và hoạt động 2
buổi/ngày tại trường cho các trường mầm non, tiểu học,
THCS, THPT và phát triển các trường học có tổ chức bán trú. Giảm dân số học sinh bình quân trên lớp.
- Các trường học đảm bảo yêu cầu về
cơ sở vật chất (trường lớp và trang thiết bị) theo tiêu chuẩn quy định của Nhà
nước; mặt bằng các trường học được mở rộng, cải tạo và xây
dựng mới đạt chuẩn quốc gia, có môi trường sư phạm thân thiện và cảnh quan xanh
- sạch - đẹp.
- Phấn đấu để các trường chuyên, trường
dịch vụ trình độ chất lượng cao, trường trọng điểm có cơ sở vật chất tương
đương với các trường trong khu vực và trên thế giới.
2. Các chỉ tiêu cụ
thể
2.1. Giáo dục mầm non
- Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi
học: đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt
ít nhất 35%; trẻ mẫu giáo đạt 90%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; đến năm 2020,
trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt trên 60%; trẻ mẫu giáo đạt
95%; duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo.
- Tỷ lệ trường mầm non công lập đạt
chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt
75-80%.
- Mỗi xã, phường,
thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 01 trường mầm non công lập.
- Quy mô trường không quá 20 nhóm lớp/trường.
Số trẻ trung bình từ 30 - 35 trẻ/nhóm lớp. Diện tích đất tối
thiểu cho 01 học sinh: Khu vực nội thành 8 m2/học sinh. Khu vực ngoại
thành 12 m2/học sinh; đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn
xây dựng tối thiểu là 15 m2/học sinh.
- Toàn thành phố cần cải tạo và xây mới
724 trường mầm non giai đoạn 2011 - 2030 (công lập 500 trường, ngoài công lập
224 trường, trong đó giai đoạn 2011-2020 là 402 trường (công lập 300 trường,
ngoài công lập 102 trường); giai đoạn 2021-2030 là 322 trường (công lập 200 trường,
ngoài công lập 122 trường).
2.2. Giáo dục tiểu học
- Duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục.
Tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi (6-10 tuổi) đạt
100%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020.
- Tỷ lệ trường tiểu học công lập đạt
chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%- 55%, năm 2020 đạt 65 - 70%, đến năm 2030 đạt
75 - 80%.
- Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các
trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao.
- Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị
mới có ít nhất 01 trường tiểu học công lập.
- Quy mô trường không quá 30 lớp/trường. Số học sinh trung bình 30 học
sinh/lớp. Diện tích đất tối thiểu cho
01 học sinh: khu vực nội thành 6 m2/học sinh; khu vực ngoại thành 10 m2/học sinh; đối với trường xây mới thực
hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15 m2/học sinh..
- Toàn thành phố cải tạo và xây mới
234 trường tiểu học giai đoạn 2011-2030 trong đó: giai đoạn
2011-2020 là 114 trường (công lập 74 trường, ngoài công lập
40 trường); giai đoạn 2021-2030 là 120 trường (công lập 70 trường, ngoài công lập
50 trường).
2.3. Giáo dục trung học cơ sở:
- Tỷ lệ thiếu niên đi học đúng độ tuổi
(11-14 tuổi) đạt 100% vào năm 2015 và giữ vững trong các năm tiếp theo. Tỷ lệ học
sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 50% vào năm 2015 và trên 90% vào năm 2020.
- Tỷ lệ trường trung học cơ sở công lập
đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
- Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các
trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao. Thực hiện
chương trình phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào
tạo trong toàn ngành.
- Mỗi xã, phường,
thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 01 trường trung học cơ sở công lập.
- Quy mô trường không quá: 45 lớp/trường;
Số học sinh trung bình 30 học sinh/lớp; Diện tích đất tối
thiểu cho 1 học sinh: khu vực nội thành 6 m2/học sinh; khu vực ngoại
thành 10 m2/học sinh; đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn
xây dựng tối thiểu là 15 m2/học sinh.
- Bố trí quỹ đất
để xây dựng ít nhất 01 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, trẻ em tự kỷ
tại các quận, huyện, thị xã; ưu tiên bố trí quỹ đất để xây dựng lại trường tiểu
học Bình Minh và phổ thông cơ sở Xã Đàn.
- Toàn thành phố cải tạo và xây mới
108 trường trung học cơ sở giai đoạn 2011-2030 trong đó: giai đoạn 2011-2020 là
50 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 15 trường); giai đoạn 2020-2030
là 58 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 23 trường).
2.4. Giáo dục trung học phổ thông
- Tỷ lệ huy động thanh, thiếu niên đi
học đúng độ tuổi (15-17 tuổi) đạt 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020;
- Tỷ lệ trường trung học phổ thông
công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt
65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
- Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các
trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa.
Đầu tư xây dựng mô hình trường trung học phổ thông Thủ đô đạt chuẩn khu vực và
quốc tế.
- Đảm bảo khu vực có từ 3 - 5 vạn dân
có 01 trường trung học phổ thông công lập.
- Quy mô trường không quá 45 lớp/trường;
số học sinh trung bình 40 học sinh/lớp; diện tích đất tối thiểu cho 1 học sinh:
khu vực nội thành 6 m2/học sinh, khu vực ngoại thành 10 m2/học
sinh; đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15
m2/học sinh.
- Giai đoạn 2011-2030, toàn Thành phố
cải tạo và xây dựng 112 trường trung học phổ thông. Trong
đó: giai đoạn 2011-2020 là 50 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 30 trường),
giai đoạn 2021-2030 là 62 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 42 trường).
2.5. Giáo dục thường xuyên
- Huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi
học các lớp phổ cập, trường chuyên biệt. Huy động trên 99% số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi ra học
lớp xóa mù chữ. 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và hoạt
động tốt. Thu hút 99,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chưa học trung học
phổ thông vào học chương trình giáo dục thường xuyên.
- Đảm bảo mỗi quận, huyện có từ 1 đến
2 trung tâm giáo dục thường xuyên. Diện tích đất cho Trung tâm giáo dục thường
xuyên xây mới hoặc có điều kiện mở rộng tương đương trường trung học phổ thông.
- Hệ thống mạng lưới trung tâm giáo dục
thường xuyên đã phân bố đều ở các quận, huyện, thị xã. Diện tích đất cần để xây
dựng, mở rộng trung tâm giáo dục thường xuyên giai đoạn 2010-2030 là 421.745 m2,
trong đó: giai đoạn 2010-2020: 350.99 m2; giai
đoạn 2020-2030: 70.746 m2.
- Phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất
cho 8 trung tâm giáo dục thường xuyên (trong đó có 2 trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp Thành phố).
2.6. Giáo dục chuyên nghiệp
- Nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo
lên 55% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Thu hút 25- 30% học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.
- Chuyển một số trường trung cấp
chuyên nghiệp ở khu vực nội thành ra ngoại thành để diện tích đất đảm bảo đủ
chuẩn, dành cơ sở cũ xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tiếp tục
xây dựng cụm trường trung cấp chuyên nghiệp tại một số khu vực theo quy hoạch
chung của Thành phố.
- Xây dựng mới các trường trung cấp
chuyên nghiệp với tiêu chuẩn quy định tối thiểu 15 m2/học sinh.
- Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng mới
02 trường trung cấp chuyên nghiệp ở Ứng Hòa và Sơn Tây. Di chuyển và xây dựng 02 trường trung cấp chuyên nghiệp hiện
có ở ngoài đê (trường Trung cấp kinh tế Hà Nội, trường Trung cấp xây dựng Hà Nội)
và 02 trường trong khu vực nội thành (trường Trung cấp sư phạm mẫu giáo - nhà
trẻ Hà Nội, trường Trung cấp kỹ thuật tin học) về cụm trường trung cấp chuyên
nghiệp theo quy hoạch.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
29 trường trung cấp chuyên nghiệp hiện có, cụ thể: giai đoạn 2011-2020: 14 trường
(công lập 5 trường, ngoài công lập 9 trường); giai đoạn 2021-2030: 15 trường
(công lập 3 trường, ngoài công lập 12 trường).
3. Quy hoạch mạng
lưới trường học của các cấp học:
Chi tiết số lượng
trường dự kiến xây dựng của các cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa
bàn Thành phố theo nội dung của Thuyết minh Quy hoạch mạng lưới trường học
thành phố Hà nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 kèm theo.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện quy hoạch
1. Sở Giáo dục & Đào tạo
- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch phát mạng lưới trường học Thành phố Hà Nội đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
- Chủ trì phối hợp
với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng
kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình, đề án, dự án đầu tư phù hợp,
đồng thời đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư
phát triển quy hoạch mạng lưới trường học của Thủ đô.
- Nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với
Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp các quy định của Nhà nước để thực hiện quy hoạch.
- Thực hiện đổi mới tổ chức quản lý
và cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi khuyến
khích thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, chủ động khai thác các tiềm
năng, nguồn lực để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển và định hướng của quy
hoạch này.
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát, tổng hợp tình hình và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, định kỳ tổ chức đánh
giá và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của
Thành phố và cả nước.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào
tạo trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám
đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nội vụ, Lao động và Thương binh - Xã hội, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Chủ
tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, các tổ
chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU; (để b/c)
- TT HĐND; (để b/c)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để b/c)
- Các PCT UBND thành phố;
- CVP, các PVP UBND;
- Các phòng CV
- Lưu: VT, (KHĐT).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|