Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/2005/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành: 16/09/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 29/2005/QĐ-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng Tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học Xã hội trình độ đại học bao gồm 10 chương trình khung (của 10 ngành) sau:

1. Ngành Báo chí, trình độ đại học;

2. Ngành Chính trị học, trình độ đại học;

3. Ngành Địa lý học (xã hội), trình độ đại học;

4. Ngành Hành chính học, trình độ đại học;

5. Ngành Kinh tế Chính trị, trình độ đại học;

6. Ngành Luật, trình độ đại học;

7. Ngành Quan hệ Quốc tế, trình độ đại học;

8. Ngành Tâm lý học, trình độ đại học;

9. Ngành Xã hội học, trình độ đại học;

10. Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, trình độ đại học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung ban hành kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học có nhiệm vụ đào tạo 10 ngành trên ở trình độ đại học.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hiển

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo:           Đại học

Ngành đào tạo:             Báo chí (Journalism)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Đào tạo các cử nhân ngành Báo chí, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộ nghiên cứu - giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí.

Các cử nhân Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa - tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội...

1.2. Những người được đào tạo theo chương trình này phải có trình độ giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng; có ý thức dân tộc và yêu nước sâu sắc; có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới; có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò - vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.

1.3. Phát triển thể chất và các phẩm chất về tâm lý phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp báo chí.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

195 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chế và Giáo dục Quốc phòng)

90

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

105

 

- Kiến thức cơ sở của ngành

9

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp (tại cơ quan Báo chí)

12

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

55 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Chính trị học đại cương

3

7

Các nguyên lý kinh tế

4

8

Văn học nước ngoài

3

9

Văn học Việt Nam

3

10

Tiếng Việt thực hành

3

11

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

12

Ngoại ngữ

10

13

Tin học đại cương

4

14

Giáo dục Thể chất

5

15

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không kể các học phần 14 và 15

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

25 đvht

a) Kiến thức Cơ sở của ngành:

9 đvht

1

Cơ sở lý luận báo chí

4

2

Pháp luật về báo chí

3

3

Đạo đức nghề nghiệp nhà báo

2

b) Kiến thức ngành

16 đvht

1

Lịch sử báo chí thế giới

4

2

Lịch sử báo chí Việt Nam

4

3

Lao động nhà báo

3

4

Tác phẩm báo chí

5

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Chính trị học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị: khái niệm chính trị, chính trị học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học; khái lược lịch sử tư tưởng chính trị; các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị; quan hệ chính trị với kinh tế, văn hóa chính trị; xu hướng chính trị của thế giới và định hướng XHCN ở Việt Nam.

7. Các nguyên lý kinh tế: 4 đvht

Trình bày những nguyên lý cơ bản của kinh tế học vi mô và vĩ mô nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức kinh tế học cơ bản nhất để phân tích các hoạt động kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế. Đồng thời những kiến thức này còn là cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc tìm hiểu đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Giới thiệu chung về kinh tế học; Phân tích cung - cầu; Phân tích hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp; Thị trường và cấu trúc thị trường; Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân; Tổng cầu - chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Tổng cung và chu kỳ kinh doanh; Thất nghiệp và lạm phát; Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở.

8. Văn học nước ngoài: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên những tri thức về văn học thế giới dưới dạng chuyên đề để giúp sinh viên vừa có cái nhìn tổng quan, vừa có điều kiện đi sâu tìm hiểu những nội dung chính yếu của nền văn học châu Á (trọng tâm là Trung Quốc và Ấn Độ), nền văn học phương Tây và nền văn học Nga - Xô Viết. Trên cơ sở giới thiệu về điều kiện kinh tế - xã hội và những đặc điểm của thời đại, học phần đi sâu vào những vấn đề, những tác phẩm và tác giả tiêu biểu...

9. Văn học Việt Nam: 3 đvht

Giúp sinh viên nghiên cứu, khám phá đời sống tinh thần của con người (tâm lý, tư tưởng, đạo đức, tình cảm...), phục vụ hữu hiệu cho việc rèn luyện nhân cách con người trong cuộc sống nói chung. Học phần còn giới thiệu những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất trong quá trình vận động của văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Những nội dung đó mang tính khái quát, tổng hợp nhằm giúp sinh viên nhận thức sâu sắc thế nào là lòng yêu nước và tính nhân văn của người Việt Nam (thông qua những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đã được xã hội thẩm định), đồng thời hiểu rõ hơn vai trò của văn học đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong tình hình hiện nay.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Văn học Việt Nam; Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam; Chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam; Những bước tiến của văn học Việt Nam từ sau Đại hội Đảng khóa VI; Văn học với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trong tình hình hiện nay ở Việt Nam.

10. Tiếng Việt thực hành: 3 đvht

Trình bày các thao tác cơ bản trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản, giới thiệu các kỹ năng đặt câu và sử dụng từ ngữ sao cho chuẩn xác, phù hợp, đạt hiệu quả cao trong các tình huống điển hình.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Khái quát chung về văn bản; Thực hành phân tích văn bản; Tạo lập văn bản; Đặt câu trong văn bản; Dùng từ trong văn bản.

11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên một cách cơ bản, hệ thống những tri thức về ngành văn hóa học nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng: Văn hóa và văn hóa học; chủ thể và khách thể văn hóa Việt Nam; văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đơn vị và cấu trúc văn hóa; chức năng, cấu trúc, vai trò của văn hóa; các giai đoạn phát triển văn hóa Việt Nam.

12. Ngoại ngữ: 10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate level) đối với những sinh viên đã hoàn tốt chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

13. Tin học đại cương: 4 đvht

Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

14. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Cơ sở lý luận báo chí: 4 đvht

Giới thiệu những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về hoạt động báo chí như: quan niệm chung về báo chí; bản chất của hoạt động báo chí; đối tượng và cơ chế tác động của báo chí; khái quát sự ra đời và phát triển; vai trò xã hội và các nguyên tắc hoạt động; công chúng và tính giai cấp của báo chí; tự do, tự do báo chí; luật pháp với báo chí; chủ thể hoạt động báo chí và vấn đề đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm xã hội của nhà báo;... Học phần giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa học cho hoạt động báo chí, tạo cơ sở giúp sinh viên tiếp thu tốt các học phần khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

17. Pháp luật về báo chí: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản, hệ thống về: pháp luật báo chí và mối quan hệ của pháp luật báo chí với các luật khác; nội dung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí; địa vị pháp lý của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật báo chí... Hệ thống tri thức này giúp sinh viên xác định những việc làm đúng - sai trong hoạt động báo chí sau khi ra trường, nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với pháp luật và xây dựng phong cách sống, làm việc theo pháp luật.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Luật báo chí trong hệ thống luật pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Luật báo chí và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật báo chí; Quản lý nhà nước về báo chí.

18. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo: 2 đvht

Trang bị những tri thức lý luận cơ bản, hệ thống về đạo lý và đạo đức nghề nghiệp báo chí, đặc biệt là sự hình thành năng lực thực tiễn điều chỉnh hành vi đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội, đáp ứng những đòi hỏi chuẩn mực đạo đức của nhà báo.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Cơ sở lý luận - thực tiễn và yêu cầu xã hội về đạo đức nghề nghiệp báo chí; Lịch sử vấn đề đạo đức nghề nghiệp; Các mối quan hệ và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp; Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp báo chí.

19. Lịch sử báo chí thế giới: 4 đvht

Giúp sinh viên hiểu được tiến trình phát triển của lịch sử báo chí thế giới với những sự kiện nổi bật, những điểm mốc, những giai đoạn chính; biết đánh giá phân tích những vấn đề có tính quy luật như điều kiện ra đời, phát triển và những xu hướng, xu thế phát triển của báo chí thế giới; các bài học kinh nghiệm lịch sử; diện mạo, đặc điểm của báo chí một số nước, một số khu vực; tiếp cận nghiên cứu một số nhà báo nổi tiếng...

Học phần bao gồm các nội dung sau: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Khái quát lịch sử phát triển; Lịch sử phát triển báo chí của một số nước tiêu biểu trong các châu lục.

20. Lịch sử báo chí Việt Nam: 4 đvht

Giúp sinh viên tìm hiểu về cội nguồn phát triển của báo chí Việt Nam, hiểu và phân tích các dòng báo chí trước năm 1925; hiểu và phân tích bài học kinh nghiệm của báo chí cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ phát triển; nghiên cứu một số tờ báo và nhà báo tiêu biểu qua các thời kỳ phát triển và tổng kết bài học kinh nghiệm lịch sử, hun đúc lòng yêu nước, yêu nghề.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Báo chí Việt Nam thời kỳ khởi thủy đến khi ra đời; Báo chí Việt Nam từ 1925 - 1945; Báo chí Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975; Báo chí Việt Nam từ khi đất nước thống nhất đến nay.

21. Lao động nhà báo: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên những từ thức cơ bản về: Tòa soạn báo chí (bao gồm: Điều kiện thành lập, cơ cấu tổ chức, đặc điểm và cơ chế vận hành của tòa soạn, các mối quan hệ của tòa soạn...); Đặc điểm lao động và các phương pháp thu thập thông tin - dữ liệu của nhà báo; Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo; Các mối quan hệ nghề nghiệp của nhà báo. Học phần được triển khai nhờ sự kết hợp giữa tri thức lý luận với các kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp (của các nhà báo) và thao tác thực hành của sinh viên nhằm hình thành kỹ năng phát hiện, tiếp cận và khai thác nguồn tin, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập...

Học phần bao gồm các nội dung sau: Tòa soạn báo chí; Ban lãnh đạo tòa soạn; Các loại hình phóng viên; Đặc điểm lao động của nhà báo; Quy trình thực hiện tác phẩm báo chí; Các phương pháp khai thác tư liệu; Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo; Luật pháp và đạo đức đối với nhà báo; Nhà báo và các hoạt động xã hội khác.

22. Tác phẩm báo chí: 5 đvht

Trang bị cho sinh viên những tri thức lý luận và thực tiễn về tác phẩm báo chí, về phân loại tác phẩm và các thể loại báo chí, bao gồm: Khái niệm và các yếu tố cấu thành tác phẩm báo chí; chủ đề, đề tài sự kiện, chi tiết và vai trò của nó; các tiêu chí phân chia thể loại; các loại thể tác phẩm báo chí và đặc điểm, quy trình sáng tạo loại thể báo chí; các thao tác và phương pháp phân tích tác phẩm báo chí... Những tri thức này giúp sinh viên nhận diện, phân tích tác phẩm báo chí theo các loại thể và chuẩn bị cho các thao tác sáng tạo tác phẩm.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH BÁO CHÍ ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Báo chí được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 195 ĐVHT (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) .

4.2. Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Báo chí có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp của ngành Báo chí (ví dụ như: báo in, báo ảnh, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử,...), hoặc lựa chọn rộng theo nhiều chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Báo chí (ví dụ như: Chính trị học, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý giáo dục...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 ĐVHT, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Báo chí.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm.

Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Báo chí để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Chính trị học (Political Science)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo cử nhân Chính trị học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có thể đảm đương các công việc sau:

- Giảng dạy, nghiên cứu chính trị học tại các trường Đảng khu vực, trường chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục chính trị ở các địa phương, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị và trong các tổ chức kinh tế - xã hội trong cả nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về trình độ lý luận chính trị và tri thức khoa học

- Được đào tạo cơ bản, hệ thống về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Có kiến thức học vấn tổng hợp, nhất là kiến thức về các khoa học xã hội và nhân văn, về thế giới hiện đại và đất nước, con người Việt Nam trên các phương diện: Lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hoá...; hiểu biết sâu về các lĩnh vực khoa học chính trị: Lịch sử tư tưởng chính trị; Quyền lực chính trị, Thể chế chính trị thế giới, Quan hệ chính trị quốc tế, xã hội học chính trị và Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị, Quản lý xã hội, Tâm lý học trong công tác quản lý - lãnh đạo...

- Có năng lực ngoại ngữ và tin học ở trình độ tối thiểu.

b) Về phẩm chất chính trị và đạo đức

- Có lập trường giai cấp vững vàng, có lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa và bản lĩnh chính trị, tin tưởng và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có năng lực bảo vệ có hiệu quả Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.

- Có đạo đức, tác phong của người cán bộ cách mạng: Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tình cảm cách mạng trong sáng, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp và quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.

c) Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cơ bản

- Có trình độ, năng lực vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực công tác được giao.

- Có trình độ năng lực nhất định về tham mưu - lãnh đạo - quản lý, năng lực tổ chức thực tiễn, nhất là khả năng tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học, có thể tham gia và chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, có năng lực sư phạm, kỹ năng giảng dạy Chính trị học và khả năng học lên các trình độ cao hơn.

d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

195 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

90

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

105

 

- Kiến thức Cơ sở của ngành

13

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập, thực tế

8

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

54 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Xã hội học đại cương

3

7

Giáo dục học đại cương

3

8

Xây dựng Đảng

3

9

Các nguyên lý kinh tế

3

10

Tiếng Việt thực hành

3

11

Văn học Việt Nam

4

12

Ngoại ngữ

10

13

Tin học đại cương

4

14

Giáo dục Thể chất

5

15

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không kể các học phần 14 và 15

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

44 đvht

a) Kiến thức Cơ sở của ngành:

13 đvht

1

Lịch sử tư tưởng chính trị

4

2

Chính trị học đại cương

3

3

Quan hệ chính trị quốc tế

3

4

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

b) Kiến thức ngành:

31 đvht

1

Đại cương chính trị học so sánh

3

2

Thể chế chính trị thế giới đương đại

4

3

Quyền lực chính trị

4

4

Chính trị học phát triển

3

5

Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH

3

6

Chính sách công

3

7

Khoa học quản lý

3

8

Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị

3

9

Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy chính trị học

5

3. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị MáC - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 291/012002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Xã hội học đại cương: 3 đvht

Bao gồm 3 nội dung chính: Nhập môn xã hội học, Phương pháp nghiên cứu xã hội học và Chuyên ngành xã hội học.

Nhập môn xã hội học: Trình bày những kiến thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu; chức năng; Nhiệm vụ của xã hội học; phân biệt xã hội học với một số môn học khoa học xã hội khác; Cơ cấu môn học xã hội học, những khái niệm, phạm trù cơ bản của môn học xã hội học; Những kiến thức cơ bản về sự hình thành, phát triển của xã hội học và một số quan điểm của các nhà xã hội học trong lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Cơ sở của việc chuyển những thông tin thực nghiệm thành thông tin lý thuyết; Các giai đoạn tiến hành điều tra xã hội học thực nghiệm.

- Các chuyên ngành xã hội học: Giới thiệu sâu vào các chuyên ngành của xã hội học như: xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình, xã hội học về truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.

7. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận giáo dục. Trên cơ sở đó giúp sinh viên có cách nhìn đúng về đường lối phát triển giáo dục của Đảng, biết vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Lý luận chung về giáo dục học (Giáo dục là một hiện tượng xã hội; Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của giáo dục học; Giáo dục và sự phát triển nhân cách); Đường lối giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục đào tạo; Mục đích của giáo dục đào tạo; Nguyên lý giáo dục); Quá trình giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức (Quá trình giáo dục; Nguyên tắc giáo dục; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục).

8. Xây dựng Đảng: 3 đvht

Trình bày các nguyên lý, quan điểm, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản, giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn, nắm vững và vận dụng sáng tạo các nguyên lý, quan điểm, nội dung vào học tập, nghiên cứu, tổng kết công tác xây dựng Đảng hiện nay. Bao gồm các nội dung: Học thuyết Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng; Xây dựng Đảng về chính trị; Xây dựng Đảng về tư tưởng; Xây dựng Đảng về tổ chức Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội; Đảng lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội.

9. Các nguyên lý kinh tế: 3 đvht

Nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của kinh tế học vi mô và vĩ mô nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức kinh tế học cơ bản nhất để phân tích các hoạt động kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế. Đồng thời những kiến thức này còn là cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc tìm hiểu đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Giới thiệu chung về kinh tế học; Phân tích cung - cầu; Phân tích hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp; Thị trường và cấu trúc thị trường; Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân; Tổng cầu - chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Tổng cung và chu kỳ kinh doanh; Thất nghiệp và lạm phát; Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở.

10. Tiếng Việt thực hành: 3 đvht

Trình bày các thao tác cơ bản trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản, giới thiệu các kỹ năng đặt câu và sử dụng từ ngữ sao cho chuẩn xác, phù hợp đạt hiệu quả cao trong các tình huống điển hình.

Học phần bao gồm các nội dung: Khái quát chung về văn bản, thực hành phân tích văn bản, tạo lập văn bản, đặt câu trong văn bản, dùng từ trong văn bản.

11. Văn học Việt Nam: 3 đvht

Giúp sinh viên nghiên cứu, khám phá đời sống tinh thần của con người (tâm lý, tư tưởng, đạo đức, tình cảm...), phục vụ hữu hiệu cho việc rèn luyện nhân cách con người trong cuộc sống nói chung. Học phần còn giới thiệu những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất trong quá trình vận động của văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Những nội dung đó mang tính khái quát, tổng hợp nhằm giúp sinh viên nhận thức sâu sắc thế nào là lòng yêu nước và tính nhân văn của người Việt Nam (thông qua những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đã được xã hội thẩm định), đồng thời hiểu rõ hơn vai trò của văn học đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong tình hình hiện nay.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Văn học Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam; chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam; Những bước tiến của văn học Việt Nam từ sau Đại hội Đảng khóa VI; Văn học với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trong tình hình hiện nay ở Việt Nam.

12. Ngoại ngữ: 10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp (Intermediate level) đối với những sinh viên đã hoàn tốt chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

13. Tin học đại cương: 4 đvht

Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

14. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Lịch sử tư tưởng chính trị: 4 đvht

Giúp sinh viên nghiên cứu về quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của những tư tưởng, quan điểm chính trị tiêu biểu qua các thời đại: Cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại ở cả phương Đông, phương Tây và Việt Nam. Đồng thời với việc khẳng định những giá trị của học thuyết chính trị Mác - Lênin, học phần làm rõ bước chuyển cách mạng trong lịch sử phát triển của những tư tưởng chính trị thế giới.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Lịch sử tư tưởng chính trị (khái niệm, đối tượng, phương pháp, ý nghĩa nghiên cứu); Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới trước Chủ nghĩa Mác - Lênin (tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ - trung đại, cận - hiện đại; tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ - trung đại; tư tưởng chính trị Nhật Bản cận - hiện đại; tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại; tư tưởng chính trị phương Tây trung - cận đại; Học thuyết chính trị Mác - Lênin (Học thuyết chính trị của Mác và Ăngghen; Lênin bảo vệ và phát triển học thuyết chính trị của Mác và Ăngghen); Tư tưởng chính trị Việt Nam (Lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị).

17. Chính trị học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị: Khái niệm chính trị, chính trị học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học; khái lược lịch sử tư tưởng chính trị; các phạm trù: Quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị; Quan hệ chính trị với kinh tế, văn hóa chính trị; Xu hướng chính trị của thế giới và định hướng XHCN ở Việt Nam.

18. Quan hệ chính trị quốc tế: 3 đvht

Giới thiệu tổng quát về nền chính trị quốc tế được tạo bởi những hoạt động của các chủ thể chính trị quốc tế và các quan hệ chính trị quốc tế. Đồng thời học phần cũng làm rõ đường lồi, chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ quốc tế hiện nay trên tinh thần Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước vì hòa bình và phát triển.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Quan hệ chính trị quốc tế; Cục diện chính trị quốc tế; Nhà nước quốc gia - dân tộc với tư cách là chủ thể chính trị quốc tế; Các tổ chức quốc tế và vai trò của nó đối với nền chính trị quốc tế; Các yếu tố tác động đến quan hệ chính trị quốc tế; Cơ sở hình thành và sự vận hành các chính sách đối ngoại; Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ quốc tế hiện nay.

19. Lý luận nhà nước và pháp luật: 3 đvht

Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất về nhà nước và pháp luật: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật; Nguồn gốc, bản chất của nhà nước, pháp luật; Dấu hiệu nhà nước; Các kiểu và hình thức nhà nước pháp luật; Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; Nhà nước và pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

20. Đại cương chính trị học so sánh: 3 đvht

Đi sâu so sánh những nét tương đồng và khác biệt giữa các loại hình chính trị, các dạng hoạt động chính trị, các quan hệ chính trị và các quá trình chính trị tiêu biểu như: Chính trị phương Đông và chính trị phương Tây, chính trị của các thời đại lịch sử, hệ thống chính trị TBCN và hệ thống chính trị XHCN; Dân chủ TBCN và dân chủ XHCN; Hệ tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản.

21. Thể chế chính trị thế giới đương đại: 4 đvht

Đi sâu nghiên cứu một số loại hình thể chế chính trị tiêu biểu trên thế giới đương đại: Loại hình thể chế quân chủ đại nghị (Vương quốc Anh, Nhật Bản, Liên bang Ôxtrâylia); Loại hình thể chế cộng hòa tổng thống (Thể chế Mỹ và Liên bang Nga); Loại hình thể chế cộng hòa đại nghị (thể chế Cộng hòa liên bang Đức); Loại hình thể chế cộng hòa lưỡng tính (Thể chế Cộng hòa Pháp); Loại hình thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Thể chế Trung Quốc); Loại hình thể chế chính trị các nước ASEAN, các nước có quan hệ gần gũi với Việt Nam.

Với mỗi loại hình thể chế chính trị, trên cơ sở làm rõ lịch sử hình thành, những đặc trưng cơ bản, đưa ra những đánh giá, nhận xét để khẳng định rõ tính giai cấp, tính định hướng XHCN trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu.

22. Quyền lực chính trị: 4 đvht

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản: Quyền lực và quyền lực chính trị; Dân chủ và hệ thống chính trị; Các chủ thể quyền lực chính trị (con người chính trị, đảng chính trị, nhà nước pháp quyền và các tổ chức chính trị - xã hội khác); Chính trị với nhân quyền; Giao tiếp chính trị và tâm lý học chính trị; Văn hóa chính trị và vai trò của nó trong hoạt động chính trị; Công nghệ chính trị... Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những quy luật, tính quy luật giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực chính trị, tập trung ở quyền lực nhà nước.

23. Chính trị học phát triển: 3 đvht

Giới thiệu những lý thuyết, mô hình phát triển, bản chất của sự phát triển, vai trò của những nhân tố chính trị đối với phát triển, dự báo chính trị của sự phát triển và bước đầu hình thành lý luận phát triển, chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

24. Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH: 3 đvht

Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH là sự định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Học phần bao gồm các nội dung cơ bản sau: Nền tảng tư tưởng của chính trị Việt Nam; Quá trình hình thành và phát triển thể chế chính trị Việt Nam hiện đại; Hệ thống chính trị và nền dân chủ XHCN; Quyền lực của nhân dân lao động và những bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

25. Chính sách công: 3 đvht

Nghiên cứu và làm sáng tỏ toàn bộ quá trình hoạch định, thực thi chính sách của nhà nước, bao gồm 4 công đoạn: Đặt chương trình nghị sự, ra chính sách, thực thi chính sách, đánh giá việc thực thi chính sách. Đồng thời góp phần làm sáng tỏ quy trình hoạch định chính sách công của Nhà nước Việt Nam và cuối cùng là hướng tới những giải pháp hoàn thiện khoa học chính sách.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Chính sách công; Quy trình và hệ thống chính sách công; Chính sách công - phương pháp tiếp cận và phân tích; Hoàn thiện chính sách công; Chính sách công Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

26. Khoa học quản lý: 3 đvht

Đi sâu nghiên cứu những quy luật nguyên tắc, chức năng, phương pháp quản lý, chủ thể, khách thể và hệ thống tổ chức quản lý, những hoạt động cơ bản của lao động quản lý cùng các công nghệ quản lý nhằm đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Khoa học quản lý; Nguyên tắc và phương pháp quản lý; Chức năng và cơ cấu quản lý; Công nghệ và kỹ thuật quản lý; Tổ chức khoa học lao động - lao động quản lý - người quản lý.

27. Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị: 3 đvht

Làm sáng tỏ những vấn đề về phương pháp tiếp cận, nguyên tắc, yêu cầu, nhiệm vụ và quy trình xử lý tình huống chính trị: Xung đột chính trị, điểm nóng chính trị - xã hội, tình huống chính trị trong bộ máy cầm quyền có nạn quan liêu, tham nhũng, cũng như khi chuyển giao quyền lực. Đồng thời, học phần cũng nghiên cứu những kỹ năng, thủ thuật giải quyết những tình huống chính trị tiêu biểu.

28. Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học: 5 đvht

Đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy - học tích cực lấy người học làm trung tâm để áp dụng vào việc dạy - học môn Chính trị học: Phương pháp lập kế hoạch và thực hiện bài giảng chính trị học; một số nguyên tắc soạn và thực hiện bài giảng Chính trị học. Đồng thời trang bị các sinh viên kỹ năng giảng dạy từng chuyên đề Chính trị học, tiến hành xêmina theo chủ đề và phương pháp nghiên cứu, tiến hành một đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực chính trị.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Chính trị học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 195 ĐVHT (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Chính trị học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp của ngành Chính trị học, hoặc lựa chọn rộng từ nhiều chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Chính trị học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Chính trị học.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với các khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Chính trị học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Địa lý học (Geography)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Địa lý học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, nắm vững tri thức lý luận và thực tiễn của địa lý kinh tế xã hội và nhân văn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Trang bị cho sinh viên tri thức về quy luật thành tạo, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hóa lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất.

- Truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.

- Các cử nhân địa lý học có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung học phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm). Ngoài nghiên cứu và giảng dạy, các cử nhân Địa lý học có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

184 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

49

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

135

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành

19

 

- Kiến thức cơ sở ngành

25

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

35 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Giáo dục Thể chất

5

9

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 8 và 9

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

68 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành:

19 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Pháp luật đại cương

3

5

Logic học

3

6

Xã hội học đại cương

3

b) Kiến thức cơ sở ngành

25 đvht

1

Địa lý tự nhiên đại cương

3

2

Địa lý nhân văn

3

3

Bản đồ học đại cương

3

4

Trắc địa đại cương

3

5

Kinh tế học phát triển

3

6

Toán cao cấp

6

7

Xác suất - Thống kê

4

c) Kiến thức ngành:

24 đvht

1

Dân số học và địa lý dân cư

3

2

Địa lý Việt Nam

6

3

Địa lý kinh tế vùng Việt Nam

3

4

Địa lý tự nhiên thế giới

3

5

Địa lý kinh tế - xã hội thế giới và khu vực

3

6

Hệ thông tin địa lý

3

7

Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

3

3.2 Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

11. Đại cương văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại.

12. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành, phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Nội dung cơ bản gồm những vấn đề: Cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực

13. Pháp luật đại cương: 3 đvht

Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước, cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

14. Logíc học: 3 đvht

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgíc học truyền thống; một số nội dung của lôgíc học hiện đại; Lịch sử lôgíc; Những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

15. Xã hội học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa...

16. Địa lý tự nhiên đại cương: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của địa lý tự nhiên đại cương: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu địa lý tự nhiên, lịch sử phát triển khoa học địa lý; Trái đất trong Vũ trụ; Các lớp vỏ thành phần của Trái đất: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, địa hình Trái đất, lớp phủ thổ nhưỡng, sinh quyển; Những quy luật địa lý chung của trái đất: Tính hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, sự tuần hoàn vật chất và năng lượng, các hiện tượng nhịp điệu, quy luật địa đới và phi địa đới; Địa lý học với vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

17. Địa lý nhân văn: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ sở về lĩnh vực địa lý nhân văn như: Dân tộc - Dân cư và định cư; Điều kiện địa lý và sinh thái lãnh thổ với phân bố dân tộc và chủng tộc; Dân cư và không gian phân bố; Vấn đề định cư và an cư; Di cư: nguyên nhân di cư, thuộc tính cơ bản của cộng đồng và cá nhân di cư, không gian thập cư và sinh thái tộc người, thăm dò không gian di cư và quy hoạch tái định cư, tái định cư và sự phát triển cộng đồng; Văn hóa - Văn hóa dân gian (Folk) và văn hóa công cộng; Ngôn ngữ và địa lý; Địa lý tôn giáo; Địa lý kinh tế; Địa ý chính trị; Đô thị hóa, đô thị nông thôn và địa lý học; Chiến lược phát triển lâu bền.

18. Bản đồ học đại cương: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về bản đồ học như: Những vấn đề chung của bản đồ học; Cơ sở toán học của bản đồ; Ngôn ngữ bản đồ và phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ; Tổng quát hóa bản đồ; Chú giải bản đồ và các phương pháp thành lập bản đồ; Tập bản đồ (Atlas); Các phương pháp phân tích, đánh giá bản đồ; ứng dụng bản đồ trong nghiên cứu địa lý; Bản đồ hiện đại: Khái niệm về bản đồ điện tử; So sánh giữa bản đồ điện tử và bản đồ truyền thống; Khái niệm về Atlas điện tử.

19. Trắc địa đại cương: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về bản đồ địa hình và đo đạc đại cương như: Những kiến thức cơ bản về đo vẽ địa hình; sai số trong đo đạc; Các nguyên lý và phương pháp đo góc, độ dài, độ cao; Lưới khống chế độ vẽ bản đồ và phương pháp đo vẽ bản đồ; Khái niệm về đo vẽ địa hình bằng ảnh hàng không; Bản đồ địa hình và phương pháp sử dụng bản đồ địa hình.

20. Kinh tế học phát triển: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế học phát triển, bao gồm các nội dung về những vấn đề lý luận của kinh tế học phát triển, các nguồn lực phát triển (tài nguyên, nhân lực, khoa học, công nghệ, nguồn lực tài chính và vốn đầu tư), các ngành và lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...) trong phát triển.

21. Toán cao cấp: 6 đvht

* Đại số tuyến tính và hình học giải tích: Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về đại số tuyến tính và hình học giải tích. Nội dung bao gồm: Hình học vector (các phép tính toán và tính chất vector, vector n chiều và không gian Rn); Ma trận và các phép tính ma trận; Ma trận vuông cấp hai, ba và các quy tắc tính toán; Ma trận vuông cấp n và các quy tắc tính toán; Ma trận nghịch đảo và cách tính; Hệ phương trình đại số tuyến tính; Dạng toàn phương trong không gian R3 và phương pháp đưa về dạng chính tắc; Phương trình tổng quát của các mặt và đường bậc hai.

* Phép tính vi phân của hàm số: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết để ứng dụng tính vi phân và tích phân của hàm số với nội dung chính bao gồm: Hàm số một biến số, hàm liên tục, đạo hàm và vi phân của hàm một biến số; Đạo hàm của hàm hợp và hàm ngược; ứng dụng vi phân để tính gần đúng; Đạo hàm và vi phân cao cấp; Hàm nhiều biến; Đạo hàm riêng cấp một và cấp cao của hàm nhiều biến; Cực trị của hàm hai biến; Phương trình tiếp tuyến và phương trình mặt phẳng tiếp xúc.

* Phép tính tích phân, chuỗi số, phương trình vi phân thường:

Phép tính tích phân của hàm số: nguyên hàm và tích phân xác định, tính tích phân xác định, tích phân suy rộng với cận vô hạn, tính tích phân hai lớp và ba lớp, tích phân mặt và cách tính, các công thức: Green, Stokes, Gauss, Ostrogradski.

Chuỗi số, lũy thừa và chuỗi Fourier: sự hội tụ và phân kỳ của một chuỗi số, chuỗi dương, chuỗi đan dấu, chuỗi lũy thừa, chuỗi Fourier.

Phương trình vi phân thường: phương trình vi phân cấp một, phương trình vi phân tuyến tính cấp hai, hệ phương trình vi phân tuyến tính cấp một với hệ số hằng số.

22. Xác suất - Thống kê: 4 đvht

Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về xác suất - thống kê: Biến cố và xác suất của biến cố; Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc; Vectơ ngẫu nhiên liên tục; Biến ngẫu nhiên tổng quát; Sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên; Luật số lớn và các định lý giới hạn; Tổng các biến ngẫu nhiên độc lập.

23. Dân số học và địa lý dân cư: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về dân số học và địa lý dân cư, bao gồm: các học thuyết về dân số, động lực phát triển dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, các hình thức quần cư và vấn đề quan hệ giữa dân số với việc phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và các chính sách dân số gắn với thực tiễn của thế giới và ở Việt Nam.

Sau khi học xong học phần này, ngoài những tri thức cơ bản về dân số học và địa lý dân cư, sinh viên còn có khả năng xây dựng và phân tích tháp dân số, tính toán những chỉ tiêu chính về dân số.

24. Địa lý Việt Nam: 6 đvht

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về địa lý Việt Nam, bao gồm cả địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội như: Đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam; Các hợp phần tự nhiên Việt Nam: cấu trúc địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, sinh vật, đặc điểm và quy luật phân hóa của thiên nhiên Việt Nam; Khái quát các miền Địa lý tự nhiên; Địa lý dân cư Việt Nam; Địa lý các ngành kinh tế; Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường Việt Nam.

25. Địa lý kinh tế vùng Việt Nam: 3 đvht

Giới thiệu và trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vùng và kinh tế vùng, nghiên cứu kinh tế vùng ở Việt Nam, địa lý kinh tế các vùng giáp biển, vùng trung du - miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, các vùng kinh tế trọng điểm.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có những tri thức về quản lý, sử dụng lãnh thổ các vùng trong tổng thể quốc gia Việt Nam, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

26. Địa lý tự nhiên thế giới: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm chung, cấu trúc địa chất, địa hình, khoáng sản, đặc điểm khí hậu, nước lục địa, các đới cảnh quan của các lục địa Á - Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, lục địa Úc và các đảo thuộc châu Đại Dương và lục địa Nam Cực.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng vận dụng những quy luật địa lý chung của Trái đất để nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của các lục địa và các khu vực lớn trên thế giới.

27. Địa lý kinh tế - xã hội thế giới và khu vực: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về nền kinh tế thế giới, những đặc điểm và xu hướng của nền kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu XXI cùng các trung tâm, các khu vực kinh tế, các tổ chức quốc tế chi phối sự phát triển kinh tế toàn cầu; Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội ở một số quốc gia tiêu biểu với trình độ khác nhau; Cách tổ chức, quản lý, khai thác lãnh thổ, các chính sách đúng và phù hợp đã giúp nhiều quốc gia nghèo trở nên giàu có. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức để nghiên cứu Việt Nam, học tập kinh nghiệm và tìm hiểu thị trường các nước, hỗ trợ trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

28. Hệ thông tin địa lý: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lý thuyết Hệ thông tin địa lý, bao gồm: Khái niệm, cấu tạo, chức năng, cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu, chu trình công nghệ hệ thông tin địa lý, ứng dụng hệ thông tin địa lý.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức cơ bản để xây dựng một dự án GIS nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

29. Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: 3 đvht

Trình bày những khái niệm cơ bản về Tài nguyên, môi trường và phát triển; Những nguyên lý cơ bản của sinh thái học cảnh quan, địa lý học ứng dụng trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên; ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế xã hội tới môi trường và tài nguyên; Hiện trạng tài nguyên trên thế giới và Việt Nam; Ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân và biện pháp phòng chống; Những vấn đề cơ bản về tài nguyên và môi trường ở các vùng lãnh thổ Việt Nam và hướng phát triển bền vững.

Sau khi học xong, sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức phân tích các vấn đề tài nguyên và môi trường liên quan tới các hoạt động phát triển phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THÊ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Địa lý học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 184 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Địa lý học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Địa lý học như: Địa lý tự nhiên, Địa lý văn hóa, Hệ thông tin địa lý, Môi trường đô thị, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Địa lý kinh tế, Địa lý khu vực, ... Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được các trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Địa lý học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Địa lý học.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Địa lý học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học.

Ngành đào tạo: Hành chính học (Public Administration).

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Hành chính học có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng; có kỷ luật; Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội, nắm vững kiến thức cơ bản về hành chính học và kỹ năng hành chính; Có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên hành chính trong lĩnh vực hành chính và quản lý hành chính nhà nước, góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về hành chính học và kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến thức và kỹ năng hành chính đảm đương được công việc của chuyên viên trong lĩnh vực hành chính và quản lý hành chính nhà nước.

- Hình thành và phát triển ở sinh viên năng lực tham mưu, tư vấn về hành chính cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội.

- Trên cơ sở kiến thức được trang bị ở trình độ đại học, sinh viên có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học hành chính hoặc tiếp tục học ở các trình độ cao hơn.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

194 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

54

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu

140

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành

19

 

- Kiến thức cơ sở ngành

20

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buọc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

35 đvht

1

Triết học Mác –Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Giáo dục thể chất

5

9

Giáo dục quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 8 và 9

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

78 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành:

19 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Pháp luật đại cương

4

5

Logic học

3

6

Xã hội học đại cương

3

b) Kiến thức cơ sở ngành:

20 đvht

1

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

2

Lý luận hành chính nhà nước

4

3

Hiến pháp và luật tổ chức nhà nước

3

4

Luật hành chính

4

5

Hành chính so sánh

3

6

Lịch sử hành chính Việt Nam

3

c) Kiến thức ngành:

39 đvht

1

Phân tích chính sách

3

2

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

5

3

Nhân sự hành chính nhà nước

3

4

Tổ chức điều hành và quản trị công sở

3

5

Kỹ thuật xây dựng văn bản

4

6

Thông tin và tin học hành chính

3

7

Quản lý nhà nước về kinh tế

4

8

Quản lý tài chính công và công sản

4

9

Quản lý nhà nước về xã hội

5

10

Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng

2

11

Tâm lý học trong quản lý nhà nước

3

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

11. Đại cương văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại

12. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Học phần bao gồm các nội dung: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách, trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng, năng lực

13. Pháp luật đại cương: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

14. Lôgíc học: 3 đvht

Bao gồm những nội dung: Những vấn đề của Lôgíc học truyền thống; Một số nội dung của Lôgíc học hiện đại; Lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

15. Xã hội học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa....

16. Lý luận nhà nước và pháp luật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Xã hội học đại cương.

Cung cấp những kiến thức chung, cơ bản về Nhà nước và pháp luật, làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu về tổ chức Nhà nước và cơ sở pháp luật của quản lý nhà nước.

Nội dung chính gồm: bản chất, hình thức, chức năng, kiểu Nhà nước, giá trị xã hội của Nhà nước; bản chất, hình thức, chức năng, giá tri xã hội của pháp luật; hệ thống pháp luật; quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; hành vi hợp pháp, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; ý thức pháp luật, pháp chế và trật tự pháp luật.

17. Lý luận hành chính nhà nước: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Xã hội học đại cương, Lý luận Nhà nước và pháp luật.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức khái quát về quản lý hành chính nhà nước làm cơ sở để nghiên cứu về hành chính công và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; giúp sinh viên phân biệt giữa quản lý hành chính nhà nước với các loại quản lý khác.

- Nội dung chính gồm: Tổng quan về khoa học hành chính (khái niệm, khách thể nghiên cứu, lịch sử ra đời và phát triển, mối quan hệ với các môn khoa học xã hội khác, phương pháp nghiên cứu); Các yếu tố cơ bản của hành chính nhà nước (thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, công vụ - công chức, tài chính công, thông tin trong hành chính nhà nước); Các công cụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng cơ bản của hành chính nhà nước (chính sách công, quyết định hành chính, thủ tục hành chính, văn bản, giao tiếp, cải cách hành chính).

18. Hiến pháp và luật tổ chức nhà nước: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Lý luận Nhà nước và pháp luật.

Cung cấp những kiến thức pháp lý chuyên ngành về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cá nhân công dân được thể hiện trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các luật tổ chức nhà nước.

Nội dung chính gồm: khái niệm, nội dung của Hiến pháp; nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước; địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa chúng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà nước.

19. Luật hành chính: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Hiến pháp và luật tổ chức nhà nước.

Cung cấp những kiến thức về điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo các chế định pháp luật về quản lý nhà nước đối với các ngành, các lĩnh vực.

Nội dung chính gồm: Các chế định - địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; Công vụ, cán bộ, công chức; địa vị pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội; Địa vị pháp lý hành chính của công dân; Hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước; thủ tục hành chính; trách nhiệm hành chính; Kiểm soát đối với hành chính nhà nước; Tài phán hành chính ở Việt Nam.

20. Hành chính so sánh: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn minh thế giới, các học phần cơ sở ngành hành chính học.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về mô hình tổ chức bộ máy, thể chế hành chính, nhân sự hành chính của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó có được cách thức, phương pháp luận nghiên cứu để so sánh nền hành chính giữa các nước với nhau và với nền hành chính Việt Nam.

Nội dung chính gồm: 1) Tổng quan hành chính so sánh: Khái niệm; khách thể nghiên cứu; lịch sử ra đời và phát triển; mối quan hệ với các nghiên cứu so sánh khác; phương pháp nghiên cứu. 2) Tổng quan về các tiêu chí so sánh cơ bản của một số nền hành chính trên thế giới và khu vực: Kiểu tổ chức Nhà nước; định hướng của nền hành chính nhà nước; mức độ phân quyền; mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường; mối quan hệ giữa hành chính nhà nước ở trung ương và hành chính nhà nước ở địa phương; đặc thù tổ chức bộ máy; phương thức quản lý dịch vụ công; cách thức đào tạo; tiến trình cải cách hành chính.

21. Lịch sử hành chính Việt Nam: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần cơ sở khối ngành khoa học xã hội, Lý luận nhà nước và pháp luật; Lý luận hành chính nhà nước.

Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về sự hình thành và phát triển của nền hành chính Việt Nam từ khi có Nhà nước đầu tiên ở nước ta đến nay để nhìn nhận khái quát các khía cạnh khác nhau của nền hành chính nhà nước Việt Nam trong lịch sử.

Nội dung chính gồm: Lịch sử hành chính Việt Nam thời kỳ phong kiến độc lập; Lịch sử tổ chức bộ máy hành chính triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884; Lịch sử hành chính Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1859 - 1945) và chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử hành chính Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay. Tương ứng với từng thời kỳ nói trên đều đề cập những nội dung: Thể chế hành chính; bộ máy hành chính; nhân sự hành chính; ngân khố và tổ chức cộng đồng.

22. Phân tích chính sách: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận hành chính nhà nước; Hiến pháp và luật tổ chức nhà nước.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về chính sách, quy trình chính sách và những nội dung chủ yếu về phân tích. Trên cơ sở những kiến thức chung đó, sinh viên có thể phân tích được các loại chính sách khác nhau bao gồm cả chính sách công.

Nội dung chính gồm: Khái niệm chung về chính sách bao gồm cả chính sách công; Quy trình chính sách bao gồm các bước: chọn vấn đề chính sách, xây dựng chính sách, thẩm định và phê duyệt chính sách, thực hiện chính sách và đánh giá việc thực hiện chính sách; Lý thuyết cơ bản về phân tích chính sách; Các mô hình phân tích chính sách; Các mô hình lựa chọn vấn đề chính sách; Các mô hình xây dựng các phương án chính sách; Một số nội dung phân tích chính sách trong khu vực nhà nước (chính sách công).

23. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận hành chính nhà nước, Hành chính so sánh.

Cung cấp những kiến thức lý luận chung về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam nói riêng để biết cách nhận biết những vấn đề về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong điều kiện thay đổi.

Nội dung chính gồm: khái niệm về tổ chức; văn hóa tổ chức; cơ cấu tổ chức; thiết kế tổ chức; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; các mô hình; các mối quan hệ.

24. Nhân sự hành chính nhà nước: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận hành chính nhà nước, Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Cung cấp những nội dung: Lý luận chung về vấn đề nhân sự trong hệ thống các cơ quan hành chính; Thị trường nhân sự hành chính; Các kỹ năng về quản lý nhân sự trong cơ quan hành chính; Vấn đề đạo đức công vụ và công chức; Chính sách nhân sự hành chính.

25. Tổ chức điều hành và quản trị công sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành hành chính học, các lý luận về tổ chức và nhân sự hành chính.

Cung cấp kiến thức, kỹ năng về tổ chức công việc của công sở, giúp sinh viên nắm được phương pháp, cách thức điều hành công sở, các cơ cấu - tổ chức trong công sở.

Nội dung chính gồm: Kiến thức cơ bản về kỹ thuật điều hành hoạt động của công sở và quản trị công sở; Điều kiện bảo đảm công sở hoạt động có hiệu quả; Tổ chức công tác thông tin trong công sở; Đổi mới hoạt động công sở nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước hiện đại.

26. Kỹ thuật xây dựng văn bản: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành hành chính học, Tổ chức điều hành và quản trị công sở.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nội dung chính gồm các kiến thức cơ bản về văn bản quản lý hành chính nhà nước như: khái niệm, phân loại, vai trò, chức năng, thủ tục ban hành, thể thức, nguyên tắc áp dụng, hiệu lực thi hành của các loại văn bản, việc giám sát, kiểm tra xử lý văn bản; các kỹ năng, kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước.

27. Thông tin và tin học hành chính: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học; các học phần cơ sở ngành Hành chính học.

Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin và quản lý trong quản lý nhà nước, về quan hệ giữa thông tin, tin học và quản lý hành chính, từ đó trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng thông tin, tin học trong các hoạt động chuyên môn của cơ quan hành chính, giúp sinh viên biết cách sử dụng máy tính để khai thác và quản lý thông tin trên mạng.

Nội dung chính gồm: Tổ chức thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước, hệ thống thông tin quản lý nhà nước; Quy trình khai thác thông tin và ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước; Các nội dung chính của tin học văn phòng (bộ OFFICE của MICROSOFT); sử dụng INTERNET EXPLORER và MICROSOFT OUTLOOK để tìm kiếm, khai thác, trao đổi và quản lý thông tin trên INTERNET.

28. Quản lý nhà nước về kinh tế: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, các học phần cơ sở ngành hành chính học.

Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để cho sinh viên hiểu và vận dụng được công việc quản lý kinh tế của nhà nước.

Nội dung chính gồm: chức năng kinh tế của Nhà nước; đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, các khu kinh tế và các chủ thể kinh doanh.

29. Quản lý tài chính công và công sản: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, các học phần cơ sở ngành hành chính học; Quản lý nhà nước về kinh tế.

Cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên về Nhà nước, quản lý các quỹ và tài sản của Nhà nước, trong đó quan trọng nhất là ngân sách nhà nước.

Nội dung chính gồm: khái niệm tài chính công và công sản; đặc điểm và chức năng của tài chính công; vai trò của Nhà nước trong quản lý tài chính công và công sản; nội dung quản lý nhà nước về tài chính công - chủ yếu là quản lý nhà nước về thu và chi ngân sách và quản lý các khoản nợ của Chính phủ; nội dung quản lý nhà nước đối với công sản và sử dụng công sản.

30. Quản lý nhà nước về xã hội: 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: các học phần cơ sở của khối ngành khoa học xã hội và của ngành Hành chính học.

Cung cấp kiến thức cơ bản về vấn đề xã hội, chính sách xã hội và quản lý nhà nước về xã hội. Từ đó tạo khả năng đánh giá các vấn đề xã hội, xây dựng chính sách xã hội và cơ chế quản lý các vấn đề xã hội.

Nội dung chính gồm: các vấn đề xã hội và chính sách xã hội, cơ chế và nội dung quản lý nhà nước về xã hội, hoạch định và đưa chính sách xã hội vào cuộc sống, quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực xã hội cơ bản (dân số, lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, y tế, tiền lương và bảo hiểm xã hội, xóa đói giảm nghèo).

31. Quản lý nhà nước về an ninh và quốc phòng: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận nhà nước và pháp luật, Hiến pháp và luật tổ chức nhà nước, Quản lý nhà nước về xã hội.

Cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định cơ chế, chính sách quản lý các hoạt động xã hội trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh - quốc phòng trong thời kỳ đổi mới.

Nội dung gồm: những vấn đề cơ bản về an ninh quốc phòng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về an ninh quốc phòng, nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quản lý nhà nước về quốc phòng.

32. Tâm lý học trong quản lý hành chính nhà nước: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lê nin, Tâm lý học đại cương, các lý luận về tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước, Tổ chức điều hành và quản trị công sở.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động và tâm lý người quản lý hành chính nhà nước, tâm lý người dưới quyền, cùng với mối quan hệ, giao tiếp giữa họ; từ đó có phương pháp làm việc với con người nhằm đạt hiệu quả công việc.

Nội dung chính gồm: xác định các đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý của hoạt động quản lý hành chính nhà nước; giao tiếp trong hoạt động quản lý và phong cách lãnh đạo của người quản lý hành chính nhà nước; nêu các phẩm chất tâm lý, nhân cách của người quản lý hành chính nhà nước và người dưới quyền (công chức); phương pháp tác động của người quản lý hành chính nhà nước đối với người dưới quyền nhằm đạt mục tiêu.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH HÀNH CHÍNH HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Hành chính học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phân cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 194 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Hành chính học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu của ngành Hành chính học, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kết theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Hành chính học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major), ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Hành chính học.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Hành chính học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ dào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kinh tế chính trị (Political Economy)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Kinh tế chính trị có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị phải là những công dân có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường chính trị vững vàng.

- Cử nhân Kinh tế chính trị được trang bị những kiến thức nền tảng về kinh tế - xã hội để có năng lực phân tích đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách kinh tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học và Cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách hoặc quản lý kinh tế ở Trung ương và địa phương... Khi được trang bị thêm một số kiến thức chuyên môn, cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các doanh nghiệp.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

180 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

60

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

120

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành

46

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

49 đvht

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

8

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

4

8

Toán cao cấp

6

9

Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán

4

10

Giáo dục Thể chất

5

11

Giáo dục quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 10 và 11

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

56 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành:

19 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Pháp luật đại cương

3

5

Xã hội học đại cương

3

6

Logic học

3

b) Kiến thức cơ sở ngành:

27 đvht

1

Lịch sử kinh tế quốc dân

3

2

Kinh tế vi mô

4

3

Kinh tế vĩ mô

4

4

Lịch sử các học thuyết kinh tế

4

5

Nguyên lý thống kê kinh tế

3

6

Kinh tế lượng

3

7

Kinh tế quốc tế

3

8

Kinh tế phát triển

3

c) Kiến thức ngành:

10 đvht

1

Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của C.Mác

4

2

Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của Lênin

3

3

Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ ở Việt Nam

3

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 ủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất.

Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Toán cao cấp: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp kiến thức đại cương về tập hợp, quan hệ và logic suy luận cũng như các kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính và Giải tích toán học thực sự cần thiết cho việc tiếp cận mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế. Bao gồm: Không gian vectơ số học n chiều; Ma trận định thức; Hệ phương trình tuyến tính; Dạng toàn phương; Hàm số và giới hạn; Phép toán vi phân đối với hàm số một biến số, Hàm nhiều biến và hàm ẩn; Các bài toán cực trị; Phép toán tích phân; Phương trình vi phân; Phương trình sai phân.

9. Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp

Cung cấp các nội dung: Khái niệm cơ bản về xác suất; Đại lượng ngẫu nhiên và hàm phân phối; Các số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên; Véc tơ ngẫu nhiên; Luật số lớn và ứng dụng của định lý giới hạn; Thống kê ứng dụng; Lý thuyết mẫu; Bài toán ước lượng tham số; Bài toán kiểm định giả thiết; Bài toán tương quan và hồi quy.

10. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

13. Đại cương văn hóa Việt Nam: 8 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như: Văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm của học phần là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại.

14. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Nội dung cơ bản gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực.

15. Pháp luật đại cương: 3 đvht

Nội dung chủ yếu bao gồm những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

16 Xã hội học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa...

17. Lôgíc học: 3 đvht

Bao gồm những nội dung chính như sau: Những vấn đề của Lôgíc học truyền thống; một số nội dung của Lôgíc học hiện đại; lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

18. Lịch sử kinh tế quốc dân: 3 đvht

Nghiên cứu sự phát triển của các nền kinh tế, bắt đầu từ thời kỳ nguyên thủy, qua chế độ nô lệ phong kiến, tư bản đến nay. Sự phát triển của các nền kinh tế được thể hiện qua sự phát triển của các nền kinh tế điển hình như Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Lịch sử kinh tế Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ dựng nước, qua thời kỳ Bắc thuộc đến thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ. Kinh tế trong thời kỳ Pháp thuộc, kinh tế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, kinh tế trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

19. Kinh tế vi mô: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Phân tích và luận giải hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong điều kiện thị trường, trên cơ sở đó làm rõ các yếu tố quy định sự hình thành và vận động của giá cả và sản lượng trên các thị trường đầu ra, đầu vào, phân tích các ưu thế cũng như các khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp.

20. Kinh tế vĩ mô: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô

Giới thiệu các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Thông qua mô hình số nhân và mô hình IS - LM từng bước làm rõ những yếu tố quy định tổng cầu. Phân tích các mô hình tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn. Sử dụng mô hình tổng cầu - tổng cung để làm rõ những yếu tố quy định các biến số vĩ mô cũng như vai trò của các chính sách mà nhà nước có thể sử dụng để đạt đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Những khía cạnh liên quan đến vấn đề tăng trưởng dài hạn, thương mại quốc tế và hệ thống tài chính quốc tế

21. Lịch sử các học thuyết kinh tế: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Giới thiệu sự ra đời, phát triển và biến đổi của tư tưởng kinh tế qua các thời kỳ phát triển của nhân loại; giới thiệu và phân tích hoàn cảnh ra đời, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, nội dung cơ bản trong các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, trọng nông; Kinh tế chính trị tư sản cổ điển, tiểu tư sản, Chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa Mác - Lênin, các trường phái kinh tế hiện đại

22. Nguyên lý thống kê kinh tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán

Giới thiệu và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến thống kê kinh tế, hệ thống các phương pháp thu thập tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình nhận biết, tiếp cận điều tra, phân tích dự đoán các hiện tượng và quá trình kinh tế.

23. Kinh tế lượng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán, Nguyên lý thống kê kinh tế

Cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình, cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

24. Kinh tế quốc tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản như: Các lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế; Thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào thương mại phi thuế quan khác; Nguyên nhân, ảnh hưởng của lưu chuyển nguồn lực sản xuất quốc tế, Các công ty xuyên quốc gia: nguồn gốc, quá trình phát triển và ảnh hưởng; Thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán; Điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở; Hệ thống tiền tệ quốc tế.

25. Kinh tế phát triển: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về phát triển: Những lý thuyết về phát triển; những kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia trong quá trình phát triển; phân tích các chiến lược, mô hình và vai trò của nhà nước đối với phát triển. Học phần cũng chú trọng đến việc phân tích vai trò của các nguồn lực và các chính sách sử dụng chúng cho mục tiêu phát triển.

26. Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của Các Mác: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Giới thiệu những tiền đề kinh tế - xã hội cho sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác, quá trình hình thành các học thuyết kinh tế của Các Mác. Tập trung trình bày 3 học thuyết quan trọng nhất: Học thuyết giá trị - lao động; Học thuyết giá trị thặng dư và Học thuyết tích lũy - tái sản xuất xã hội.

27. Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của Lênin: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Giới thiệu những tiền đề kinh tế - xã hội dẫn đến sự hình thành các học thuyết kinh tế của Lênin. Những học thuyết chủ yếu của Lênin: Học thuyết tái sản xuất; Học thuyết về CNTB độc quyền; Học thuyết về thời kỳ quá độ lên CNXH và xây dựng CNXH. Những học thuyết này được trình bày trong các tác phẩm: "Bàn về vấn đề thị trường", "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của CNTB", "Bàn về thuế lương thực".

28. Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ ở Việt Nam: 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Những vấn đề kinh tế chính trị quan trọng đối với Việt Nam được tập trung nghiên cứu trong học phần là: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân; Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Phát triển kinh tế đối ngoại... Những vấn đề trên được xem xét trên cơ sở những nguyên lý kinh tế chính trị của Chủ nghĩa Mác - Lênin, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn Việt Nam.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THÊ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Kinh tế chính trị được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 180 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Kinh tế chính trị có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Kinh tế chính trị, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được các trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Kinh tế chính trị nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Kinh tế chính trị.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Luật (Law)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết được một số vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

190 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức chương trình đào tạo:

đvht

2.2.1.

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

67

2.2.2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

123

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành

28

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

74

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

37 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Xây dựng văn bản pháp luật

2

9

Giáo dục thể chất

5

10

Giáo dục quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 9 và 10

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

102 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành:

28 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

2

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Xã hội học đại cương

3

5

Logic học

3

6

Lý luận Nhà nước và Pháp luật I, II

6

7

Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam

3

8

Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới

2

9

Luật học so sánh

3

b) Kiến thức ngành:

74 đvht

1

Luật Hiến pháp I, II

6

2

Luật Hành chính

5

3

Luật Hình sự I, II, III

7

4

Luật Dân sự I, II, III

8

5

Luật Tố tụng hình sự I, II

4

6

Luật Tố tụng dân sự I, II

4

7

Luật Hôn nhân và gia đình

2

8

Luật Thương mại I, II, III

7

9

Luật Lao động I, II

4

10

Luật Tài chính I, II

4

11

Luật Ngân hàng

2

12

Luật Đất đai

3

13

Luật Môi trường

3

14

Công pháp quốc tế I, II, III

6

15

Tư pháp quốc tế I, II, III

6

16

Luật Thương mại quốc tế

3

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu đạt tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Xây dựng văn bản pháp luật: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I, II; Luật Hiến pháp I, II

Những nội dung chính: Khái niệm văn bản pháp luật; soạn thảo văn bản quản lý nhà nước; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo một số loại văn bản quản lý thông dụng và kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật.

9. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11. Lịch sử văn minh thế giới: 2 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

12. Đại cương văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực.

14. Xã hội học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa....

15. Lôgíc học: 3 đvht

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của Lôgíc học truyền thống; một số nội dung của Lôgíc học hiện đại; lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

16. Lý luận Nhà nước và pháp luật I: 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lê nin.

Những nội dung chính: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước; nguồn gốc, bản chất và kiểu pháp luật; chức năng, hình thức (nguồn) của pháp luật; quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

17. Lý luận Nhà nước và pháp luật II: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I.

Những nội dung chính: Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật XHCN; pháp chế XHCN; pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

18. Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Những nội dung chính: Quá trình ra đời Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam; Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ đấu tranh chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc; Nhà nước và pháp luật phong kiến Đại Việt; Nhà nước và pháp luật thời kỳ thuộc Pháp; Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

19. Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Những nội dung chính: Lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật; lịch sử nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản; nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa.

20. Luật học so sánh: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I, II; Luật Hiến pháp I, II

Những nội dung chính: Lý luận cơ bản về luật học so sánh; các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới: hệ thống pháp luật châu âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hệ thống pháp luật của các nước hồi giáo và của một số nước chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo; hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật của một số nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; pháp luật của một số nước ASEAN và pháp luật của một số nước Đông Á.

21. Luật Hiến pháp I: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Những nội dung chính: Ngành luật Hiến pháp và khoa học luật hiến pháp; sự ra đời và phát triển của Hiến pháp trong lịch sử; lịch sử lập hiến Việt Nam; chế độ chính trị của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; chế độ kinh tế của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ bầu cử, quốc tịch, quốc kỳ, quốc ca của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

22. Luật Hiến pháp II: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Hiến pháp I.

Những nội dung chính: Tổng quan về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân; Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

23. Luật Hành chính: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I, II, Luật Hiến pháp I, II

Những nội dung chính: Luật hành chính và quản lý nhà nước; đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính; quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính; các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước; hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước; thủ tục hành chính; quyết định hành chính; địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức nhà nước; địa vị pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội; địa vị pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài; vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; các biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

24. Luật Hình sự I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Lý luận Nhà nước và pháp luật I.

Những nội dung chính: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự; tội phạm; cấu thành tội phạm; khách thể của tội phanh mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm;

đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

25. Luật Hình sự II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Hình sự I

Những nội dung chính: Khái niệm trách nhiệm hình sự; khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan đến chấp hành hình phạt; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

26. Luật Hình sự III: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Hình sự I và II

Những nội dung chính: Các kiến thức về dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường; các tội về ma túy; các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

27. Luật Dân sự I: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I.

Những nội dung chính: Khái niệm tài sản; đặc điểm của tài sản; phân loại tài sản và phân loại quyền tài sản; phân loại vật; khái niệm về quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu; khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia di sản thừa kế.

28. Luật Dân sự II: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự I.

Những nội dung chính: Khái niệm và phân loại hợp đồng; các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng; sửa đổi chấm dứt hợp đồng; một số hợp đồng dân sự và một số hợp đồng khác.

29. Luật Dân sự III: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự I, II.

Những nội dung chính: Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới, trách nhiệm riêng rẽ; các loại và các trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

30. Luật Tố tụng hình sự I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Hình sự I, II, III

Những nội dung chính: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

31. Luật Tố tụng hình sự II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Tố tụng hình sự I.

Những nội dung chính: Khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố, xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; thi hành bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

32. Luật Tố tụng dân sự I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự I, II, III; Luật Thương mại I, II, III và Luật Lao động I, II.

Những nội dung chính: Khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự; thẩm quyền của Tòa án nhân dân; cơ quan tiến hành tố tụng dân sự; người tiến hành tố tụng dân sự và người tham gia tố tụng dân sự; chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; án phí, chi phí tố tụng, lệ phí tòa án và tiền phạt trong tố tụng dân sự.

33. Luật Tố tụng dân sự II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Tố tụng dân sự I.

Những nội dung chính: Khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án dân sự; điều tra, tạm đình chỉ và đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự; hòa giải vụ án dân sự; phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự; thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự; thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự; giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.

34. Luật Hôn nhân và gia đình: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự I.

Những nội dung chính: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; sự phát triển của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; các chế định cụ thể của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: kết hôn, hủy hôn trái pháp luật; quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con và các thành viên khác trong gia đình; quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; chấm dứt hôn nhân; một số vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

35. Luật Thương mại I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin, Luật Hành chính, Luật Dân sự I.

Những nội dung chính: Những kiến thức chung về Luật công ty và các loại hình công ty; doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể; doanh nghiệp nhà nước; hợp tác xã; doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài.

36. Luật Thương mại II: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Thương mại I.

Những nội dung chính: Những vấn đề chung về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các giao dịch thương mại hàng hóa; pháp luật về vận chuyển hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa và giám định hàng hóa; pháp luật về hoạt động trung gian thương mại; pháp luật về đấu thầu, đấu giá hàng hóa và pháp luật về các dịch vụ xúc tiến thương mại.

37. Luật Thương mại III: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Thương mại I và II

Những nội dung chính: Những vấn đề chung về phá sản và luật phá sản; thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thương gia; giải quyết tranh chấp thương mại; thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.

38. Luật Lao động I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Lý luận Nhà nước và pháp luật I

Những nội dung chính: Phạm vi điều chỉnh của Luật Lao động, những nguyên tắc của Luật Lao động và nguồn của Luật lao động; quan hệ pháp luật lao động; hệ thống ngành Luật Lao động; cơ chế ba bên và vai trò của nhà nước trong lĩnh vực lao động; tiêu chuẩn lao động quốc tế.

39. Luật Lao động II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Lao động I.

Những nội dung chính: Khái niệm, phân loại tranh chấp lao động, những ảnh hưởng của tranh chấp lao động đối với quan hệ lao động và xã hội; giải quyết tranh chấp lao động: những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động và cơ chế pháp luật giải quyết tranh chấp lao động.

40. Luật Tài chính I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Lý luận Nhà nước và pháp luật I, Luật Hành chính:

Những nội dung chính: Lý luận chung về luật ngân sách nhà nước; chế độ pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước; pháp luật điều chỉnh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước; địa vị pháp lý của kho bạc nhà nước; chế độ pháp lý về hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý phạt vi phạm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

41. Luật Tài chính II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Tài chính I.

Những nội dung chính: Lý luận chung về thuế và pháp luật thuế, pháp luật về thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế đối với người có thu nhập cao; thuế đất đai; xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế.

42. Luật Ngân hàng: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự I, II, III và Luật Thương mại I, II, III.

Những nội dung chính: Những vấn đề lý luận về ngân hàng và pháp luật ngân hàng; địa vị pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng; pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối; pháp luật về tín dụng và ngân hàng; pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng.

43. Luật Đất đai: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I, II; Luật Hiến pháp I, II và Luật Hành chính.

Những nội dung chính: Những vấn đề lý luận chung về sở hữu toàn dân đối với đất đâu các nguyên tắc cơ bản và chế độ quản lý nhà nước về đất đai trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sử dụng đất và địa vị pháp lý của người sử dụng đất; chế độ pháp lý của một số loại đất chuyên dụng: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở.

44. Luật Môi trường: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật I, II; Luật Hiến pháp I II và Luật Hành chính.

Những nội dung chính: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm (đánh giá tác động môi trường, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, những khía cạnh pháp lý về quản lý chất thải); pháp luật về bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học; các khía cạnh pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường.

45. Công pháp quốc tế I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về luật cơ bản.

Những nội dung chính: Khái niệm Luật quốc tế; cấu trúc của hệ thống Luật quốc tế; mối quan hệ giữa Luật quốc tế và luật quốc gia; Luật quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa; các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; thực thi, tuân thủ Luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế.

46. Công pháp quốc tế II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Công pháp quốc tế I.

Những nội dung chính: Chủ quyền quốc gia, công nhận quốc gia, thừa kế quốc gia trong Luật quốc tế, quan hệ của quốc gia đối với các chủ thể khác của Luật quốc tế, dân cư trong Luật quốc tế, lãnh thổ trong Luật quốc tế.

47. Công pháp quốc tế III: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Công pháp quốc tế I và II.

Những nội dung chính: Khái niệm, các nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế, các cơ quan tài phán quốc tế Tòa án Liên hiệp quốc, các tòa án quốc tế khác, trọng tài quốc tế.

48. Tư pháp quốc tế I: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động và Công pháp quốc tế I, II, III.

Những nội dung chính: Khái niệm, nguồn và chủ thể của tư pháp quốc tế; Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế (khái niệm xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật, quy phạm pháp luật xung đột); Các hệ thuộc cơ bản trong tư pháp quốc tế và vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài.

49. Tư pháp quốc tế II: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tư pháp quốc tế I.

Những nội dung chính: Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế; quyền thừa kế trong tư pháp quốc tế, hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế, quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật; quyền tác giả đối với vấn đề sở hữu công nghiệp.

50. Tư pháp quốc tế III: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tư pháp quốc tế I và II

Những nội dung chính: Tố tụng dân sự quốc tế (khái niệm về tố tụng dân sự quốc tế, địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế, quốc gia và những người được hưởng quy chế ngoại giao trong tố tụng dân sự quốc tế, ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành các bản án của tòa án nước ngoài); Trọng tài trong tư pháp quốc tế (khái niệm và hình thức trọng tài thương mại, thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại quốc tế, thủ tục tố tụng trọng tài, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam).

51. Luật Thương mại quốc tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Luật Dân sự I, II, III; Luật Thương mại I, II, III và Tư pháp quốc tế I, II, III.

Những nội dung chính: Những vấn đề chung về luật thương mại quốc tế; các thiết chế của luật thương mại quốc tế; hợp đồng thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH LUẬT ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THÊ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Luật được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 190 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Luật có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Luật. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Luật nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Luật.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Luật để triển khai thực hiện trong phạm vì trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Quan hệ quốc tế (International Relations)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân ngành Quan hệ quốc tế có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

195 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm.

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

150

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành

19

 

- Kiến thức cơ sở ngành

30

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

35 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Giáo dục Thể chất

5

9

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 8 và 9

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

84 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành:

19 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Pháp luật đại cương

3

5

Logic học

3

6

Xã hội học đại cương

3

b) Kiến thức cơ sơ ngành:

30 đvht

1

Chính trị học đại cương

3

2

Lý luận Nhà nước và pháp luật

3

3

Lịch sử ngoại giao Việt Nam

2

4

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

5

Đại lý kinh tế Việt Nam và thế giới

2

6

Kinh tế học đại cương (vi mô và vĩ mô)

5

7

Kinh tế đối ngoại Việt Nam

2

8

Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ I

10

c) Kiến thức ngành

35 đvht

1

Lịch sử quan hệ quốc tế

4

2

Lý luận quan hệ quốc tế

3

3

Quan hệ kinh tế quốc tế

3

4

Công pháp quóc tế

3

5

Tư pháp quốc tế

2

6

Chính sách đối ngoại Việt Nam

4

7

Báo chí và thông tin đối ngoại

2

8

Đàm phán quốc tế

2

9

NGoại ngữ chuyên ngành cấp độ II

12

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mắc - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (Intermediate level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

11. Đại cương văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu Công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại

12. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Học phần bao gồm các nội dung: Cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực.

13. Pháp luật đại cương: 3 đvht

Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

14. Lôgíc học: 3 đvht

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgíc học truyền thống; một số nội dung của lôgíc học hiện đại; lịch sử lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

15. Xã hội học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa...

16. Chính trị học đại cương: 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, xây dựng và sử dụng quyền lực nhà nước. Từ những lý luận cơ bản, đi vào một số lĩnh vực cụ thể và phân tích các mối quan hệ chính trị trong xã hội đương đại. Những nội dung trên đều có liên hệ với thực tế Việt Nam trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra chức năng và nhiệm vụ của chính trị học ở nước ta hiện nay.

17. Lý luận Nhà nước và pháp luật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa xã hội khoa học

Cung cấp những kiến thức chung, cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật tạo cơ sở lý luận nền tảng và phương pháp luận cho sinh viên khi nghiên cứu các môn học trong khoa học pháp lý sau này.

18. Lịch sử ngoại giao Việt Nam: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở của khối ngành.

Cung cấp cho sinh viên những bài học của cha ông ta về chính sách bang giao với các nước láng giềng và phương thức tiến hành các mối bang giao đó, xuất phát từ các nhiệm vụ giành và giữ độc lập dân tộc, gây dựng hòa hiếu, chống xâm lược, mở mang và xây dựng đất nước cường thịnh; tổng kết những kinh nghiệm của cha ông trong việc kết hợp đấu tranh ngoại giao với các hình thức đấu tranh khác như: chính trị, quân sự và kinh tế để bảo vệ quyền lợi tối cao của dân tộc; truyền thống ngoại giao hòa hiếu của ông cha ta, tạo nên một trong những cơ sở của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

19. Lịch sử các học thuyết kinh tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin Kinh tế học đại cương.

Giới thiệu những nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế từ thế kỷ XV đến nay. Trên cơ sở đó, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các thuyết kinh tế, những ưu, nhược điểm của chúng và giá trị thực tế của mỗi học thuyết. Từ việc phân tích, đánh giá các học thuyết kinh tế trong lịch sử, học phần cũng chỉ ra khả năng vận dụng vào thực tế Việt Nam để từ đó có được chính sách kinh tế phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý kinh tế ở Việt Nam.

20. Địa lý kinh tế Việt Nam và thế giới: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Triết học Mác - Lênin.

Học phần giới thiệu về khả năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của Việt Nam cũng như việc sử dụng và những yêu cầu trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó. Học phần cũng giới thiệu về kinh tế địa lý của một số quốc gia và khu vực chủ yếu có liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và ASEAN.

21. Kinh tế học đại cương (Vi mô và Vĩ mô): 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền kinh tế của một quốc gia, sự vận động của tổng thể nền kinh tế thị trường. Đồng thời, sinh viên cũng nắm được những vấn đề kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế riêng biệt như tiêu dùng, sản xuất, vấn đề chi phí, giá cả...

Thông qua học phần này, sinh viên có thể hiểu được sự hoạt động, biến đổi của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, từ vi mô đến vĩ mô. Sinh viên cũng được trang bị các phương pháp cơ bản để có thể đưa ra các giải pháp chung nhất cho việc giải quyết những biến động trong nền kinh tế của một quốc gia.

22. Kinh tế đối ngoại Việt Nam: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chính sách đối ngoại Việt Nam

Giúp cho sinh viên nắm vững quan điểm của Đảng về kinh tế đối ngoại, đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau của đất nước. Được trang bị những kiến thức về kinh tế đối ngoại sinh viên có khả năng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

23. Lịch sử quan hệ quốc tế: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở khối ngành.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về quá trình vận động và phát triển của lịch sử quan hệ quốc tế, chủ yếu là quan hệ chính trị giữa các quốc gia từ sau cách mạng tư sản Anh (1640) đến cuối thế kỷ XX, cũng như những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của một số nước, chủ yếu là các nước lớn.

24. Lý luận quan hệ quốc tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Lịch sử quan hệ quốc tế, Luật quốc tế.

Cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm và phạm trù cơ bản về quan hệ quốc tế; trên cơ sở phân tích có so sánh và phê phán giúp sinh viên tiếp cận và nắm vững nội dung cốt lõi quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta cũng như các quan điểm khác về quan hệ quốc tế; qua đó hình thành tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

25. Nhập môn quan hệ kinh tế quốc tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở khối ngành.

Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế, giúp sinh viên thấy được vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là mối liên hệ hữu cơ giữa kinh tế và chính trị trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng như xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng.

26. Công pháp quốc tế: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở khối ngành.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức có hệ thống về những khái niệm, đặc điểm của chủ thể, nguồn gốc, bản chất, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các vấn đề về dân cư, lãnh thổ, lãnh hải và biên giới quốc gia; Luật điều ước; Luật ngoại giao và Lãnh sự; Luật biển quốc tế và Tổ chức quốc tế; Luật môi trường; trách nhiệm quốc gia, luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh.

27. Tư pháp quốc tế: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở của khối ngành.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các hệ thống pháp luật dân sự cơ bản trên thế giới, qua đó sinh viên có thể nắm được các nguyên tắc chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

28. Chính sách đối ngoại Việt Nam: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức cơ sở khối ngành và ngành.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử kể từ năm 1945 đến nay; qua đó giúp sinh viên quán triệt và nắm vững các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại nói riêng, nhất là trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; giúp sinh viên tiếp cận và hiểu được nghệ thuật ngoại giao đặc sắc của Việt Nam, hình thành tư duy chính trị đối ngoại.

29. Báo chí và thông tin đối ngoại: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chính sách đối ngoại Việt Nam.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về báo chí như: giao tiếp trong truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng, thông điệp báo chí, chức năng của truyền thông đại chúng; giúp sinh viên nắm bắt được quy định của thông tin báo chí, cách suy diễn và cách trích dẫn trong báo chí; cung cấp cho họ một số thao tác đọc báo và làm cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của thông tin đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

30. Đàm phán quốc tế: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chính sách đối ngoại Việt Nam.

Chỉ ra cho sinh viên hiểu rõ mối quan hệ giữa giao tiếp và đàm phán, cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về đàm phán nói chung và đàm phán quốc tế nói riêng; làm cho sinh viên hiểu được đàm phán là một hoạt động tổng hợp, vừa mang tính khoa học, đồng thời lại là một nghệ thuật.

31. Ngoại ngữ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: 22 đvht

(bao gồm cả hai cấp độ I và II).

Điều kiện tiên quyết: Nắm vững 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết yêu cầu ở phần ngoại ngữ cơ bản.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải có đủ khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ làm việc phục vụ cho công tác đối ngoại (tiếp xúc, phân tích, tổng hợp, khai thác tư liệu...). Các kỹ năng cần phải đạt được: đọc và nắm bắt được chính xác nội dung các văn bản; thảo được các thông báo, báo cáo; nghe hiểu nội dung cơ bản của các cuộc hội đàm, thảo luận, gặp gỡ trao đổi với các đối tác nước ngoài; giao tiếp thông thạo bằng ngoại ngữ với các đối tác nước ngoài trong các tình huống đối thoại thông thường, thảo luận, hội thảo về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Quan hệ quốc tế được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đạo tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 195 ĐVHT (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Quan hệ quốc tế có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Quan hệ quốc tế ví dụ như Ngoại giao đa phương và Đàm phán quốc tế, Luật quốc tế và Các tổ chức quốc tế, Kinh tế quốc tế và Hợp tác quốc tế, Báo chí và Tuyên truyền đối ngoại... Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Do đặc thù của ngành Quan hệ quốc tế và tùy thuộc vào trình độ ngoại ngữ ban đầu của sinh viên, các trường nên xem xét kỹ số tiết dành cho môn học ngoại ngữ. Trường hợp khối lượng kiến thức ngoại ngữ nâng cao vượt quá 25 ĐVHT thì môn học ngoại ngữ đó phải được xem như một ngành phụ, cùng với ngành chính là Quan hệ quốc tế trong cùng một chương trình đào tạo kiểu cấu trúc ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor).

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Quan hệ quốc tế nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major), ngành phụ (Minor).

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.5. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.6. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Tâm lý học (Psychology)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Tâm lý học có phẩm chất tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tâm lý, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tâm lý người; những kỹ năng thực hành tâm lý phục vụ cho việc ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống. Trên cơ sở những kiến thức đó sinh viên có thể tiếp tục theo học ở các trình độ sau đại học.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy hoặc tham gia vào các lĩnh vực hoạt động có sử dụng kiến thức tâm lý học.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

180 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm.

2.2 Cấu trúc kiến thưc của chương trình đào tạo:

đvht

2.2.1.

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

64

2.2.2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

116

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành

19

 

- Kiến thức cơ sở ngành

17

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

35 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Giáo dục Thể chất

5

9

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 8 và 9

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

74 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành:

19 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương I

3

4

Pháp luật đại cương

3

5

Logic học

3

6

Xã hội học đại cương

3

b) Kiến thức cơ sở ngành:

17 đvht

1

Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

5

2

Lịch sử tâm lý học

4

3

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học

5

4

Thống kê xã hội

3

c) Kiến thức ngành:

38 đvht

1

Tâm lý học đại cương II

4

2

Tâm lý học xã hội

5

3

Tâm lý học phát triển

4

4

Tâm lý học nhân cách

3

5

Chẩn đoán tâm lý

3

6

Tâm lý học quản lý

3

7

Tâm lý học lao động

3

8

Tâm lý học pháp luật

3

9

Tâm lý học giáo dục

4

10

Tâm lý học tham vấn

3

11

Tâm bệnh học

3

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

11. Đại cương văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa đến văn hóa truyền thống, hiện đại như văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là giai đoạn văn hóa truyền thống và giai đoạn văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang văn hóa hiện đại.

12. Tâm lý học đại cương I: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Học phần bao gồm các nội dung: Cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực

13. Pháp luật đại cương: 3 đvht

Nội dung chủ yếu bao gồm những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

14. Logic học: 3 đvht

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của Lôgíc học truyền thống; một số nội dung của Lôgíc học hiện đại; lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

15. Xã hội học đại cương: 8 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa....

16. Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giải phẫu và chức năng của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Đồng thời cung cấp các kiến thức về sinh lý não bộ, các quy luật hoạt động thần kinh cao cấp nhằm giúp họ hiểu rõ hơn cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý người.

17. Lịch sử tâm lý học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương I, II

Chỉ ra các tư tưởng tâm lý học qua các thời kỳ khác nhau từ thời kỳ cổ đại đến nửa đầu thế kỷ 19 - trước khi tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập. Tâm lý học ra đời với tư cách là một ngành khoa học độc lập với mốc sự kiện 1879 trong lịch sử phát triển của tâm lý học. Các trường phái Tâm lý học khách quan: Tâm lý học Gestalt, Tâm lý học hành vi, Phân tâm học. Sự hình thành Tâm lý học Mác xít. Sự hình thành và phát triển Tâm lý học Việt Nam.

18. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương I, II

Trình bày các quan điểm cơ bản, các nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo việc nghiên cứu tâm lý người, các giai đoạn nghiên cứu một đề tài tâm lý học, chỉ ra các phương pháp nghiên cứu cụ thể về tâm lý người. Hướng dẫn các kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu, kỹ năng xử lý các số liệu nghiên

cứu phân tích các số liệu nghiên cứu, rút ra những nhận xét và kết luận khoa học cũng như các ý kiến đề xuất từ kết quả nghiên cứu.

19. Thống kê xã hội: 3 đvht

Cung cấp một số kiến thức cơ bản nhất về cơ sở lý thuyết xác suất và thống kê thực hành, bao gồm: các khái niệm cơ bản về xác suất; đại lượng ngẫu nhiên; lý thuyết mẫu; cách tính và ý nghĩa các đại lượng thống kê liên quan đến mẫu xác suất; phương pháp tính toán, đo lường các hệ số tương quan nhằm đo lường mối quan hệ giữa các hiện tượng xã hội; nội dung, ý nghĩa các hệ số đó; việc áp dụng chúng cho tính toán, phân tích thông tin và khẳng định các giả thuyết trong các nghiên cứu của khoa học xã hội.

20. Tâm lý học đại cương II: 4 đvht

Chỉ ra những đặc trưng văn hóa và sự phát triển hình thái cao cấp của hành vi người, vấn đề ý thức và vô thức trong tâm lý người, nhu cầu và động cơ trong tâm lý học, trí tuệ và vấn đề phát triển trí tuệ.

21. Tâm lý học xã hội: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương I và II, xã hội học đại cương.

Chỉ ra những kiến thức cơ bản về nhóm xã hội, tập thể, đám đông (các cơ chế tâm lý, các quy luật tâm lý, vấn đề thủ lĩnh và lãnh đạo nhóm); các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản; giao tiếp xã hội; hành vi xã hội và nhân cách xã hội.

22. Tâm lý học phát triển: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, Tâm lý học đại cương I và II, Lịch sử Tâm lý học.

Trình bày các quan điểm trong tâm lý học về bản chất, nguồn gốc, điều kiện, động lực và các quy luật về sự phát triển về tâm lý con người; các cơ sở phân định các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi, các thành tựu phát triển tâm lý chủ yếu trong từng lứa tuổi từ thời kỳ thai nhi đến tuổi già của con người, cũng như quá trình phát triển bình thường và không bình thường về tâm lý con người.

23. Tâm lý học nhân cách: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương I, II, Lịch sử Tâm lý học, Tâm lý học phát triển.

Trình bày các quan điểm cơ bản trong tâm lý học về bản chất nhân cách, các đặc điểm cơ bản của nhân cách, cấu trúc nhân cách. Phân tích các quan điểm khác nhau về sự hình thành và phát triển nhân cách, các điều kiện và các yếu tố cơ bản chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời trình bày một số phương pháp nghiên cứu cơ bản về nhân cách trong tâm lý học.

24. Chẩn đoán tâm lý: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp, Tâm lý học đại cương I, II, Lịch sử Tâm lý học, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học.

Chỉ ra những quan điểm cơ bản về lý luận và thực hành chẩn đoán tâm lý người. Giới thiệu các trắc nghiệm cơ bản để chẩn đoán tâm lý người. Vận dụng các trắc nghiệm đã được thích nghi của thế giới vào Việt Nam. Xây dựng và rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, chẩn đoán tâm lý phù hợp với Việt Nam.

25. Tâm lý học quản lý: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nhân cách.

Xác định các đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý của hoạt động quản lý. Giao tiếp trong hoạt động quản lý và phong cách lãnh đạo của người quản lý. Nêu các phẩm chất tâm lý, nhân cách của người quản lý và người được quyền; phương pháp tác động của người quản lý đối với người được quyền nhằm đạt mục tiêu.

26. Tâm lý học lao động: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nhân cách.

Chỉ ra các hiện tượng và các biện pháp tâm lý có vai trò quan trọng trong việc tổ chức quá trình lao động. Vấn đề điều chỉnh tâm lý các hoạt động lao động. Các hiện tượng tâm lý trong công tác hướng nghiệp và chọn nghề. Lỗi, rủi ro thường gặp trong hoạt động lao động. Các khía cạnh tâm lý của tổ chức lao động khoa học và mối quan hệ người - máy.

27. Tâm lý học pháp luật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương I và II, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nhân cách.

Chỉ ra cấu trúc tâm lý của hoạt động bảo vệ pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên. Nêu rõ những đặc điểm tâm lý của hoạt động phạm tội, nhân cách tội phạm và nhóm tội phạm.

Chỉ ra những đặc điểm tâm lý của hoạt động điều tra, xử án, hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân.

28. Tâm lý học giáo dục: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lê nin, Tâm lý học đại cương I và II, Tâm lý học nhân cách, Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao.

Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về cơ sở tâm lý học của giáo dục nhà trường, đặc biệt nhấn mạnh cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy, hoạt động học và mối quan hệ giữa hai hoạt động đó theo quan điểm "dạy học định hướng vào nhân cách", trong đó hoạt động học là trọng tâm trong hoạt động cùng nhau giữa thầy và trò; đồng thời nắm được cơ sở tâm lý học của giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và việc khắc phục những hiện tượng lệch chuẩn biểu hiện trong học tập, trong hành vi đạo đức.

29. Tâm lý học tham vấn: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học xã hội, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Chẩn đoán Tâm lý, Tâm bệnh học.

Là một môn khoa học mang tính ứng dụng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tham vấn và một số kỹ năng thực hành để trợ giúp cho các đối tượng có khó khăn tâm lý; chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm và phương pháp tiếp cận giữa tư vấn và tham vấn; tăng cường cho sinh viên các nguyên tắc và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nắm vững các giai đoạn của một quá trình tham vấn và các bước trong một buổi tham vấn.

30. Tâm bệnh học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Chẩn đoán tâm lý.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về Tâm bệnh học từ góc độ Khoa học tâm lý, để giúp họ nắm được bản chất của các rối nhiễu tâm lý và rối loạn tâm thần từ các quan điểm khác nhau; chỉ ra một số bệnh tâm lý cơ bản hình thành trong các giai đoạn phát triển tâm lý con người; hướng dẫn cách phân loại các bệnh tâm lý theo hệ thống DSM-IV và ICD-10.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH TÂM LÝ HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Tâm lý học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy đinh tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 180 ĐVHT (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Tâm lý học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Tâm lý học, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Tâm lý học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 ĐVHT, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tâm lý học.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Tâm lý học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Xã hội học (Sociology)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo các cử nhân Xã hội học:

- Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội;

- Nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về xã hội học, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp;

- Có khả năng vận dụng kiến thức xã hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

190 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

63

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

127

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành

16

 

- Kiến thưc cơ sở của ngành

10

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

49

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

35 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Giáo dục Thể chất

5

9

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 8 và 9

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

75 đvht

a) Kiến thức cơ sở khối ngành:

16 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Pháp luật đại cương

3

5

Logic học

3

b) Kiến thức cơ sở ngành:

10 đvht

1

Tâm lý học xã hội

3

2

Dân tộc học đại cương

3

3

Thống kê xã hội

4

c) Kiến thức ngành

49 đvht

1

Xã hội học đại cương

4

2

Lịch sử xã hội học

4

3

Các lý thuyết xã hội học hiện đại

3

4

Phương pháp nghiên cứu xã hội học I

4

5

Phương pháp nghiên cứu xã hội học II

4

6

Xã hội học nông thôn

3

7

Xã hội học đô thị

3

8

Xã hội học kinh tế

3

9

Xã hội học chính trị

3

10

Xã hội học văn hoá

3

11

Xã hội học truyền thông đại chúng

3

12

Xã hội hội gia đình

3

13

Xã hội học về giới

3

14

Các vấn đề xã hội đương đại

3

15

Chính sách xã hội

3

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ: 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu đạt tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7. Tin học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những kiến thức sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET.

8. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh công nghiệp tư bản chủ nghĩa thời cận đại, văn minh phương Tây thế kỷ XX.

11. Đại cương văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại

12. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Học phần bao gồm các nội dung: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người; hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý người; sự hình thành nhân cách tự nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực.

13. Pháp luật dại cương: 3 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

14. Lôgíc học: 3 đvht

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của Lôgíc học truyền thống; một số nội dung của Logíc học hiện đại; lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

15. Tâm lý học xã hội: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Tâm lý học đại cương và xã hội học đại cương.

Giúp sinh viên nhận thức được hành vi và hoạt động của con người dưới tác động của các nhóm xã hội mà họ tham gia vào đó, cũng như những đặc trưng tâm lý của chính những nhóm xã hội đó.

Bao gồm các nội dung sau: nguồn gốc sinh ra của các hiện tượng tâm lý trong xã hội; các hiện tượng tâm lý khác nhau trong các nhóm xã hộp đặc trưng của các hiện tượng tâm lý trong nhóm lớn, nhóm nhỏ; nhận biết các hành vi phi ngôn ngữ và các hình thức giao tiếp qua ngôn ngữ; các đặc điểm tâm lý của cá nhân và của nhóm thông qua mạng giao tiếp.

16. Dân tộc học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, xã hội học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về lịch sử, cấu trúc xã hội và những nét đặc trưng văn hóa lối sống của các tộc người, đặc biệt là các tộc người sống trên lãnh thổ Việt Nam; sự tác động qua lại của lịch sử, cơ cấu xã hội và văn hóa trong một dân tộc cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiểu văn hóa của các dân tộc trong một xã hội nhất định.

17. Thống kê xã hội: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp một số kiến thức cơ bản nhất về cơ sở lý thuyết xác suất và thống kê thực hành, bao gồm: các khái niệm cơ bản về xác suất; đại lượng ngẫu nhiên; lý thuyết mẫu; cách tính và ý nghĩa các đại lượng thống kê liên quan đến mẫu xác suất; phương pháp tính toán, đo lường các hệ số tương quan nhằm đo lường mối quan hệ giữa các hiện tượng xã hội; nội dung, ý nghĩa của các hệ số đó; việc áp dụng chúng cho tính toán, phân tích thông tin và khẳng định các giả thuyết trong các nghiên cứu của khoa học xã hội.

18. Xã hội học đại cương: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao gồm: đối tượng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học, các khái niệm, phạm trù và nguyên lý cơ bản xã hội học, các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, một số lý thuyết và phương pháp của xã hội học.

19. Lịch sử xã hội học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Xã hội học đại cương.

Giới thiệu cho sinh viên các nội dung: quá trình hình thành và phát triển của xã hội học thế giới và Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử của thế giới và khu vực, các nhà xã hội học tiêu biểu của các giai đoạn, một số khuynh hướng, trường phái của xã hội học hiện đại.

20. Các lý thuyết xã hội học hiện đại: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Xã hội học đại cương.

Giới thiệu những quan điểm, nội dung chủ yếu của các lý thuyết xã hội học xuất hiện từ đầu thế kỷ XX (chủ yếu từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất) đến nay; quá trình hình thành; mức độ phổ biến, việc sử dụng và xu hướng biến đổi của chúng cũng như mối liên hệ của chúng với các lý thuyết xã hội học kinh điển.

21. Phương pháp nghiên cứu xã hội học I: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống các phương pháp trong quá trình nhận thức xã hội học: mối quan hệ giữa nhận thức lý thuyết và nhận thức thực nghiệm; vai trò của nghiên cứu xã hội học trong nhận thức xã hội học; các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu xã hội học; cách thức phát hiện, nắm bắt và lựa chọn vấn đề nghiên cứu; cách thiết kế một cuộc nghiên cứu xã hội học từ khâu xác định mục tiêu nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết, thao tác hóa khái niệm, xây dựng bộ công cụ cho thu thập thông tin; kỹ năng sử dụng và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính cho phù hợp với từng trường hợp nghiên cứu cụ thể.

22. Phương pháp nghiên cứu xã hội học II: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp nghiên cứu xã hội học I.

Cung cấp cho sinh viên hệ phương pháp nghiên cứu xã hội học. Cụ thể: đòi hỏi sinh viên nắm được, biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp chọn mẫu cũng như các phương pháp, kỹ thuật cho việc thu thập thông tin trong các trường hợp nghiên cứu riêng biệt; biết cách thức tổ chức một cuộc nghiên cứu thực tế cũng như phương pháp xử lý thông tin, phương pháp mô tả, phân tích các dữ liệu thực nghiệm trong một báo cáo khoa học biết cách tính toán, đánh giá các sai số trong nghiên cứu xã hội học.

23. Xã hội học nông thôn: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học.

Giới thiệu những nghiên cứu khoa học về dân cư nông thôn trong những mối liên hệ nhóm của nó, các nghiên cứu về tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng cho những khu vực địa lý có dân số tương đối nhỏ và có mật độ thấp.

Bằng cách tập trung vào nghiên cứu các biến đổi xã hội và các vấn đề gắn liền với nó, học phần còn bao hàm một số khía cạnh của các khoa học xã hội khác như tâm lý học xã hội, khoa học chính trị, kinh tế học và nhân học.

24. Xã hội học đô thị: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội học đô thị và áp dụng của nó trong thực tiễn quản lý xã hội đô thị Việt Nam. Nội dung chủ yếu gồm: sự cần thiết của môn xã hội học đô thị trong thực tiễn quản lý xã hội; các cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu xã hội học đô thị; lịch sử phát triển đô thị trên thế giới và ở Việt Nam; đặc trưng kinh tế :ủa đô thị; đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đô thị; đặc trưng sinh thái của đô thị; đặc trưng đô thị hóa ở các nước đang phát triển; đặc trưng đô thị hóa ở Việt Nam; vận dụng tri thức xã hội học đô thị vào thực tiễn quản lý đô thị ở Việt Nam; phương pháp nghiên cứu đô thị.

25. Xã hội học kinh tế: 3 đvht

 Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương.

Giới thiệu cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về đối tượng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học kinh tế, một số lĩnh vực của xã hội học kinh tế (Kinh tế - Lao động), hàng hóa (thị trường, toàn cầu hóa kinh tế...) và một số nét đặc thù của xã hội học kinh tế thị trường Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

26. Xã hội học chính trị: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về quan hệ xã hội học chính trị và chính trị học, về đối tượng, quá trình hình thành và phát triển xã hội học chính trị, một số khái niệm và nội dung cơ bản của xã hội học chính trị, một số nét đặc thù của xã hội học chính trị Việt Nam.

27. Xã hội học văn hóa: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương.

Giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội học văn hóa, giữa xã hội học văn hóa và xã hội học đại cương. Giới thiệu cho sinh viên đối tượng, lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của xã hội học văn hóa một số nét đặc thù của xã hội học văn hóa phương Đông và Việt Nam, xã hội học văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa.

28. Xã hội học truyền thông đại chúng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học truyền thông đại chúng. Chủ yếu giới thiệu các vấn đề: truyền thông đại chúng trong hệ thống tri thức xã hội học; truyền thông đại chúng như một quá trình xã hội; chức năng xã hội của truyền thông đại chúng; các hướng nghiên cứu truyền thông đại chúng; mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.

29. Xã hội học gia đình: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương.

Trang bị những kiến thức cơ bản, các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu hôn nhân gia đình, bao gồm: cách tiếp cận; hệ thống khái niệm và lý luận trong nghiên cứu của xã hội học gia đình; cơ cấu gia đình; mối quan hệ bên trong gia đình; chức năng của gia đình - mối quan hệ giữa gia đình và xã hôn hôn nhân; xung đột và ly hôn; gia đình từ góc độ giới; biến đổi gia đình trên thế gian tương lai của gia đình; phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu gia đình.

30. Xã hội học về giới: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về giới và mối quan hệ giới trong xã hội: Khái niệm Giới; sự khác biệt Giới tính (sinh học) và Giới (văn hóa, xã hội); sự hình thành bản sắc của Giới; quá trình học hỏi và thực hiện các vai trò cơ bản của Giới; quan hệ Giới trong khi thực hiện các chức năng gia đình; vai trò của Giới trong phát triển; đặc thù Giới ở Việt Nam và những vấn đề Giới của Việt Nam hiện nay.

31. Các vấn đề xã hội đương đại: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học.

Cung cấp cho sinh viên khái niệm cơ bản về "các vấn đề xã hội", các lý thuyết giải thích về nguyên nhân và điều kiện nảy sinh các vấn đề xã hội, phương pháp nghiên cứu các vấn đề xã hội. Học phần cũng trình bày những vấn đề xã hội chính trong xã hội Việt Nam hiện nay, bao gồm: phạm vi, mức độ, tác động xã hội, những hoạt động và chương trình can thiệp.

32. Chính sách xã hội: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học.

Cung cấp cho sinh viên khái niệm cơ bản về "chính sách xã hội" và các khái niệm then chốt có liên quan, lịch sử môn học, lịch sử các học thuyết chính sách xã hội và các lý thuyết nghiên cứu. Học phần cũng trình bày về các mô hình chính sách xã hội trên thế giới, về lịch sử hình thành, các bộ phận hợp thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính sách xã hội Việt Nam.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THÊ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Xã hội học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 190 ĐVHT (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành xã hội học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Xã hội học, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Xã hội học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor) trong đó ngành chính là xã hội học.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, đành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Xã hội học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành dào tạo: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo cử nhân khoa học chính trị có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân; có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Có lập trường giai cấp công nhân vững vàng, trung thành với Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội. Nhạy bén về chính trị, gắn lý luận với đường lối của Đảng, thực tiễn cách mạng và đời sống xã hội. Có phẩm chất và lối sống lành mạnh.

- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở các Bộ, ban, ngành, các trường chính trị - hành chính ở địa phương; Đồng thời có khả năng vươn lên để được đào tạo ở các trình độ cao hơn.

- Có khả năng nắm bắt các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh trong thực tiễn. Có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học về Đảng và Nhà nước.

- Am hiểu nghiệp vụ và biết thực hành công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước. Có khả năng soạn thảo các văn bản, các phương án công tác, sử dụng thành thạo tin học phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý.

- Có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt công việc được giao.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

195 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

90

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu

105

 

- Kiến thức cơ sở của ngành

12

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

8

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục học phần bắt buộc

 

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

54 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Xã hội học đại cương

3

7

Chính trị học đại cương

3

8

Giáo dục học đại cương

3

9

Nguyên lý quản lý kinh tế

3

10

Lịch sử Việt Nam

3

11

Văn học Việt Nam

3

12

Ngoại ngữ

10

13

Tin học đại cương

4

14

Giáo dục Thể chất

5

15

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

* Không kể các học phần 14 và 15

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

40 đvht

a) Kiến thức cơ sở của ngành:

12 đvht

1

Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

3

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

3

Lịch sử xây dựng các đảng chính trị

3

4

Lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước

3

b) Kiến thức ngành

28 đvht

1

Học thuyết Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản.

5

2

Xây dựng Đảng về chính trị

3

3

Xây dựng Đảng về tư tưởng

3

4

Xây dựng Đảng về tổ chức

3

5

Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy xây dựng Đảng

3

6

Lý luận Nhà nước và pháp luật

5

7

Quản lý hành chính nhà nước Việt Nam

4

8

Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy môn học Quản lý Nhà nước

2

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Xã hội học đại cương: 3 đvht

Bao gồm 3 nội dung chính: Nhập môn xã hội học, Phương pháp nghiên cứu xã hội học và Chuyên ngành của xã hội học.

- Nhập môn xã hội học: Trình bày những kiến thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu; chức năng, nhiệm vụ của xã hội học; phân biệt xã hội học với một số môn khoa học xã hội khác; cơ cấu môn xã hội học, những khái niệm, phạm trù cơ bản của môn xã hội học; những kiến thức cơ bản về sự hình thành, phát triển của xã hội học và một số quan điểm của các nhà xã hội học trong lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Cơ sở của việc chuyển những thông tin thực nghiệm thành thông tin lý thuyết; Các giai đoạn tiến hành điều tra xã hội học thực nghiệm.

- Các chuyên ngành xã hội học: Giới thiệu sâu vào các chuyên ngành của xã hội học như: xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình, xã hội học về truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.

7. Chính trị học đại cương: 3 đvht

Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị: khái niệm chính trị, chính trị học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học; khái lược lịch sử tư tưởng chính trị; các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị; quan hệ chính trị với kinh tế, văn hóa chính trị; xu hướng chính trị của thế giới và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

8. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận giáo dục. Trên cơ sở đó giúp sinh viên có cách nhìn đúng về đường lối phát triển giáo dục của Đảng, biết vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Lý luận chung về giáo dục học (Giáo dục là một hiện tượng xã hội; Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học; Giáo dục và sự phát triển nhân cách); Đường lối giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo; Mục đích của giáo dục - đào tạo; Nguyên lý giáo dục); Quá trình giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức (Quá trình giáo dục; Nguyên tắc giáo dục; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục).

9. Nguyên lý quản lý kinh tế: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên hệ thống các nguyên lý cơ bản của khoa học quản lý kinh tế, bảo đảm tính lôgic, tính học thuật và tính hệ thống. Các nguyên lý quản lý kinh tế được trình bày dưới dạng lý thuyết ứng dụng giúp cho sinh viên tiếp thụ được các kiến thức nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu và thực hành quản lý kinh tế. Các nguyên lý quản lý kinh tế luôn được soi rọi và kiểm chứng bằng thực tiễn quản lý kinh tế của Việt Nam nhằm làm tăng tính súc tích và sinh động của các nguyên lý lý thuyết quản lý kinh tế.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Những vấn đề chung của quản lý kinh tế; Chức năng quản lý kinh tế; Nguyên tắc quản lý kinh tế, Phương pháp quản lý kinh tế; Cơ chế quản lý kinh tế, Công cụ quản lý kinh tế; Cơ cấu tổ chức quản lý; Quản lý nhà nước về kinh tế, Quản lý các loại hình doanh nghiệp; Thông tin và quyết định quản lý; Cán bộ quản lý kinh tế.

10. Lịch sử Việt Nam: 3 đvht

Đề cập đến những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy đến nay.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Lịch sử Việt Nam thời kỳ nguyên thủy, cổ, trung đại (Thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam, Thời kỳ dựng nước đầu tiên; Mười thế kỷ dân tộc chống Bắc thuộc, Thời kỳ văn minh Đại Việt, nước Đại Việt); Lịch sử Việt Nam cận đại (Việt Nam từ 1858 đến 1930, Việt Nam từ 1930 đến 1945); Lịch sử Việt Nam hiện đại (Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng nền dân chủ cộng hòa (1945 đến 1954), Việt Nam trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 đến 1975), Việt Nam xây dựng đất nước theo định hướng XHCN (1975 đến nay).

11. Văn học Việt Nam: 3 đvht

Giúp sinh viên nghiên cứu, khám phá đời sống tinh thần của con người (tâm lý, tư tưởng, đạo đức, tình cảm...), phục vụ hữu hiệu cho việc rèn luyện nhân cách con người trong cuộc sống nói chung. Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất trong quá trình vận động của văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Những nội dung đó mang tính khái quát, tổng hợp nhằm giúp sinh viên nhận thức sâu sắc: thế nào là lòng yêu nước và tính nhân văn của người Việt Nam (thông qua những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đã được xã hội thẩm định), đồng thời hiểu rõ hơn vai trò của văn học đối với công tác tuyên truyền giáo dục trong tình hình hiện nay.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Nhập môn Văn học Việt Nam; Chủ nghĩa yêu nước trong Văn học Việt Nam; Chủ nghĩa nhân văn trong Văn học Việt Nam; Những bước tiến của Văn học Việt Nam từ sau Đại hội Đảng khóa VI; Văn học với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục trong tình hình hiện nay ở Việt Nam.

12. Ngoại ngữ: 10 đvht

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu đạt tương đương trình độ trung cấp (Intermediate level) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

13. Tin học đại cương: 4 đvht

Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập lnternet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

14. Giáo dục Thể chất: 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: 3 đvht

Giúp sinh viên nghiên cứu những quy luật lịch sử chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (từ khi xuất hiện giai cấp công nhân cho tới ngày nay) và bạn đồng minh của nó là phong trào giải phóng dân tộc. Đó là quy luật về sự phát triển từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân; về đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội; về sự xuất hiện của chính đảng vô sản và quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản; về sự đoàn kết thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu và tả trong phong trào.

Học phần bao gồm các nội dung: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Phong trào đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân và sự xuất hiện của Chủ nghĩa Mác; Cách mạng 1848 - 1849 ở châu Âu và sự ra đời Quốc tế I; Công xã Pari (1871) và Quốc tế II; Sự xuất hiện Chủ nghĩa Lênin và hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga; Quốc tế cộng sản và vai trò lịch sử của nó; Cách mạng tháng Mười Nga (1917); Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đến nửa cuối thế kỷ XX; Phong trào cộng sản quốc tế từ 1991 đến nay; Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

17. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht

Trang bị cho sinh viên một cách cơ bản, hệ thống những tri thức về ngành văn hóa nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng: văn hóa và văn hóa học; chủ thể và khách thể văn hóa Việt Nam; văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đơn vị và cấu trúc văn hóa; chức năng, cấu trúc, vai trò của văn hoá; các giai đoạn phát triển văn hóa Việt Nam.

18. Lịch sử xây dựng các đảng chính trị: 3 đvht

Bao gồm các nội dung: Khái niệm về đảng chính trị, quá trình hình thành và phát triển của đảng chính trị trong lịch sử; Đặc điểm của đảng chính trị cầm quyền trên thế giới; Các loại đảng chính trị và bản chất của các loại đảng chính trị; Đặc điểm cụ thể của một số đảng chính trị cầm quyền điển hình ở một số nước tiêu biểu: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

19. Lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước: 3 đvht

Nghiên cứu sơ lược lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước trên thế giới và đi sâu nghiên cứu toàn bộ quá trình xây dựng và những đặc điểm cơ bản của chính quyền nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ khi dựng nước tới nay.

Học phần bao gồm những nội dung: Sơ lược lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước trên thế giới (phương Đông, phương Tây); Chính quyền nhà nước qua các thời kỳ: thời Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc, thời độc lập tự chủ, thời Pháp thuộc, Chính quyền nhà nước kiểu mới (từ 1945 đến nay).

20. Học thuyết Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản: 5 đvht

Trình bày các nguyên lý chung về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản. Khẳng định tính đúng đắn của các nguyên lý về Đảng và xây dựng Đảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ sự trong sáng của lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại sự xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đồng thời bổ sung lý luận về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản trong thời kỳ mới.

Học phần bao gồm các nội dung sau: C Mác - Ph.Ănghen và xây dựng chính đảng độc lập của giai cấp công nhân; Lênin về xây dựng Đảng vô sản kiểu mới; Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam; Bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng.

21. Xây dựng Đảng về chính trị: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính trị và xây dựng Đảng về chính trị. Đồng thời giúp họ nắm vững cơ sở, căn cứ, điều kiện, nội dung, quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Vị trí, tầm quan trọng của xây dựng Đảng về chính trị; Cương lĩnh và Điều lệ Đảng; Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng.

22. Xây dựng Đảng về tư tưởng: 3 đvht

Cung cấp cho sinh viên các nguyên lý, nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về tư tưởng và xây dựng Đảng về tư tưởng. Đồng thời giúp họ nắm vững nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng Đảng về tư tưởng của Đảng ta hiện nay.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Vị trí, tầm quan trọng xây dựng Đảng về tư tưởng; Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về tư tưởng; Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng Đảng về tư tưởng.

23. Xây dựng Đảng về tổ chức: 3 đvht

Cung cấp kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; quan điểm, nội dung, phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; phương thức lãnh đạo của Đảng; phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ của cách mạng.

24. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy Xây dựng Đảng: 3 đvht

Giới thiệu mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, hình thức, phương pháp dạy học các môn học Xây dựng Đảng ở trình độ đại học. Hình thành kỹ năng dạy học, nghiên cứu khoa học, rèn luyện phong cách làm việc của người giảng viên Xây dựng Đảng.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Soạn thảo bài giảng Xây dựng Đảng; Phương pháp Xêmina Xây dựng Đảng; Phương pháp thực hiện đề tài khoa học Xây dựng Đảng; Nghiên cứu thực tế của giảng viên Xây dựng Đảng; Phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả các môn học Xây dựng Đảng; Các hình thức học tập bổ sung; Hướng dẫn thực hiện môn học Xây dựng Đảng theo chương trình trung cấp chính trị.

25. Lý luận Nhà nước và pháp luật: 5 đvht

Giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất về nhà nước và pháp luật: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật; Nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật; Dấu hiệu nhà nước; Các kiểu và hình thức nhà nước và pháp luật; Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; Nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

26. Quản lý hành chính nhà nước Việt Nam: 4 đvht

Nghiên cứu một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước như: Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, nền hành chính nhà nước; Công cụ, hình thức và phương pháp trong quản lý hành chính nhà nước; Các chức năng quản lý hành chính nhà nước; Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước như thiết chế hành chính, thể chế hành chính, nhân sự trong hệ thống hành chính nhà nước; Vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước và quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế; Quản lý nhà nước về văn hóa và tôn giáo; Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng.

27. Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy môn học Quản lý nhà nước: 2 đvht

Giúp sinh viên nắm vững phương pháp soạn bài giảng, phương pháp điều khiển Xêmina cũng như phương pháp nghiên cứu thực hiện một đề tài khoa học môn học quản lý nhà nước.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỂN NHÀ NƯỚC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 195 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp của ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, hoặc chung cho nhiều chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - Ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 29/2005/QĐ-BGDĐT ngày 16/09/2005 về Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học Xã hội trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.404

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.41.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!