ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2882/QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày 29
tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN
ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng
9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lư quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06
tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14
tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX - kỳ họp thứ 3 về Quy
hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm
2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
1. Quan điểm:
Xác định phát triển giáo dục - đào tạo là
quốc sách quan trọng hàng đầu và là sự nghiệp của toàn dân. Giáo dục - đào tạo
phải đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, đầu tư phát triển giáo dục
phải theo định hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp
học, bậc học, làm tốt việc phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; từng bước
đồng bộ và chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên, chương trình và chất lượng đào tạo; quan tâm đúng mức đối với
giáo dục miền núi, vùng ven biển, bãi ngang, hải đảo và vùng dân tộc thiểu
số.... Gắn việc phát triển giáo dục - đào tạo với yêu cầu nâng cao chất lượng
hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, nâng cao dân trí, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh.
Thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo đến
năm 2020 trên tinh thần tận dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên hiện có, gắn với đầu tư bổ sung, phát triển mới;
thực hiện liên thông, liên kết với các trường ngoài tỉnh; đẩy mạnh thực hiện xã
hội hóa giáo dục - đào tạo.
2. Mục tiêu chung:
a) Đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông theo hướng đồng bộ, hiện đại và chuẩn hóa; phát triển hợp lý
hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp cấp huyện, trung tâm
học tập cộng đồng; phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề theo
hướng đa ngành, đa cấp và đẩy mạnh liên thông, liên kết trong đào tạo để đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực, nhu cầu học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân, xây
dựng xã hội học tập và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đến năm 2015, có ít nhất 25% trường học đạt chuẩn Quốc gia và đạt 40% vào năm
2020.
b) Bảo đảm đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
chuẩn về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt; có cơ cấu hợp lý; đáp ứng được
yêu cầu dạy và học của các cấp học, bậc học.
c) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục-đào
tạo và dạy nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề trên địa
bàn tỉnh.
d) Đến năm 2015, tỉ lệ lao động qua đào tạo
của tỉnh bằng mức bình quân chung của cả nước là 55% và đạt trên 70% vào năm
2020.
3. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể:
3.1. Giáo
dục mầm non:
Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo
dục để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần; Tăng cường đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; phát triển mạng lưới trường, lớp
học và phát triển đội ngũ giáo viên bảo đảm đáp ứng cơ bản các điều kiện để
thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi vào năm 2015 và
duy trì, nâng cao các tiêu chuẩn ở những năm tiếp theo. Bảo đảm đạt được các
chỉ tiêu:
- Tỷ lệ phòng học và phòng chức năng
xây dựng kiên cố đạt 50% vào năm 2015 và đạt 85% vào năm 2020. Số lượng giáo
viên trên chuẩn hàng năm tăng khoảng 1,5%.
- Thu hút 15-17% số trẻ em dưới 3 tuổi
đến nhà trẻ vào năm 2015 và 35-40% vào năm 2020.
- Trẻ em 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt
80-85% năm 2015 và lên 90-95% năm 2020.
- Trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lớn
đạt 99,8% năm 2015 và 100% những năm tiếp theo; trong đó có ít nhất 85% trẻ học 2
buổi/ngày hoặc bán trú.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
xuống dưới 9% năm 2015 và dưới 7% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 có ít nhất 22% trường
công lập (khoảng 37 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 35% (khoảng
64 trường).
- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo
dục mầm non, phấn đấu đến năm 2015 mỗi huyện thị xã, thành phố có ít nhất 1
trường mầm non tư thục vào năm 2015 và 2 trường trở lên vào năm 2020; có khoảng
30-35% số trẻ em đến nhóm, lớp mầm non tư thục, năm 2020 đạt khoảng 40-50%.
3.2.
Giáo dục phổ thông:
a)
Các mục tiêu, chỉ tiêu chung:
- Phát triển hợp lý mạng lưới trường,
lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Tỷ lệ phòng học và phòng chức năng
xây dựng kiên cố vào năm 2015 đạt 70% ở cấp tiểu học, 100% cấp THCS và THPT;
đến năm 2020 đạt 100% bậc phổ thông.
-
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với giáo dục phổ thông; chú
trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, phát triển năng khiếu học sinh; bảo đảm tỷ lệ học
sinh tiểu học được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm sau không thấp hơn năm trước;
Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm ít nhất 0,5%.
-
Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn
phổ cập giáo dục trung học cơ sở; nâng dần các tiêu chuẩn đã đạt qua từng năm.
-
Phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học đủ
về số lượng, bảo
đảm đồng bộ; đến năm 2015 có 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ; số lượng
giáo viên trên chuẩn ở các cấp hàng năm tăng khoảng 2,5-3%
-
Triển khai đồng bộ việc dạy tin học, ngoại ngữ ở các cấp học; đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong dạy và học, đến năm 2015 triển khai đại trà dạy học bằng giáo án điện
tử cấp THCS và THPT.
-
Quan tâm đúng mức đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật, tạo điều
kiện thuận lợi để học sinh khuyết tật được đến trường và hòa nhập cộng đồng.
-
Đẩy mạnh phát triển xã hội hóa giáo dục, phấn đấu đến năm 2015 có 30% huyện, thị
xã, thành phố có cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập và đến năm 2020 tỷ lệ
này đạt 100%.
b) Các mục tiêu, chỉ tiêu đối với từng
cấp học:
- Tiểu học:
+ Hàng năm huy động đạt 99,9% số trẻ
em trong độ tuổi học tiểu học đến trường.
+ Tăng số lớp học 2 buổi/ngày đạt 40-50%
(so với tổng số lớp) vào năm 2015 và 90- 100% vào năm 2020 (trong đó khu vực
phường, thị trấn đạt 50% năm 2015 và 100% năm 2020).
+ Thực hiện dạy ngoại ngữ cho học sinh
lớp 3 trở lên từ năm 2011-2012 ở những trường có điều kiện, từng bước triển
khai đại trà ở những năm tiếp theo.
+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu
học hàng năm đạt 99,9%.
+ Đến năm 2015 có ít nhất 30% trường
công lập (khoảng 82 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 45% (khoảng
137 trường).
- Trung học cơ sở:
+ Đảm bảo tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp
THCS hàng năm đạt 99,9%.
+ Phân luồng học sinh THCS vào THPT
hàng năm từ 75% trở lên.
+ Đến năm 2015 có ít nhất 25% trường
công lập (khoảng 30 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 40% (khoảng
60 trường).
- Trung học phổ thông:
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT
khoảng 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
+ Đến năm 2015 có ít nhất 27% trường
công lập (khoảng 7 trường) đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 là 40% (khoảng 16
trường).
+ Đầu tư nguồn lực mọi
mặt để phát triển Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo trở thành trường kiểu mẫu,
có chất lượng cao, tầm ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc.
c) Nâng cao chất lượng giáo dục dân
tộc, miền núi, hải đảo:
- Phát triển giáo dục dân tộc: thành
lập mới 1 trường DTNT huyện; tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở vật
chất, trang thiết bị, ký túc xá các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa
bàn tỉnh vào năm 2015, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh dân tộc thiểu
số trong tỉnh. Đến năm 2015 có ít nhất 50% trường phổ thông dân tộc nội trú dạy
2 buổi/ngày và đạt 100% vào năm 2020. Tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm 100% trẻ
em khuyết tật có nhu cầu được vào học tại các trường phổ thông tại địa bàn cư
trú.
- Đẩy mạnh việc tổ chức học 2 buổi/
ngày cho các lớp mầm non 5 tuổi, các trường tiểu học, các trường THCS vùng cao
miền núi, hải đảo để tăng thời lượng học tập cho học sinh.
- Tổ chức lực lượng nhân viên hỗ trợ
giáo viên ở các trường tiểu học có đông học sinh dân tộc thiểu số để giảng dạy
chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào
lớp 1 trong 2 tháng nghỉ hè và làm nhiệm vụ trợ giảng cho giáo viên lớp 1; thực
hiện việc dạy dãn tiết môn tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số và
hải đảo từ 350 tiết lên 500 tiết.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực và dạy tăng cường tiếng Việt tích hợp trong các môn học
khác cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm hạn chế tối đa tình trạng học sinh lưu
ban.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, vui chơi, giải trí để thu hút học sinh ham thích học tập,
hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học.
- Phát triển thêm 01 trường DTNT huyện
Hàm Thuận Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số của khu
vực huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân, thị xã La Gi vào học nội trú.
d) Xã hội hóa giáo dục phổ thông:
Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có ít
nhất 2 trường tiểu học ngoài công lập; thành phố Phan Thiết có 03 trường trung
học phổ thông ngoài công lập (bao gồm trường có nhiều cấp học); thị xã La Gi và
huyện Tuy Phong có 01 trường phổ thông nhiều cấp học. Đến năm 2020, có 100%
huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trường phổ thông nhiều cấp học.
3.3.
Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và học tập cộng đồng:
- Phát triển hợp lý hệ thống trung tâm giáo
dục thường xuyên và hướng nghiệp cấp huyện và các trung tâm học tập cộng đồng
nhằm đáp ứng nhu cầu học bổ túc văn hóa của nhân dân, thực hiện hướng
nghiệp, dạy nghề tại địa phương, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp hiện có; thành lập mới
các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ở những địa bàn còn lại.
Đến sau năm 2015 có 100% huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm Giáo dục thường
xuyên và Hướng nghiệp để đáp ứng nhu cầu học bổ túc văn hóa của nhân dân và
thực hiện hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông tại địa phương.
-
Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, bảo
đảm luôn đạt tỷ lệ 100% xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.
3.4.
Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề:
- Tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển hợp lý
hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng đa ngành, đa cấp và tăng
cường liên kết đào tạo… nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình
độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề để phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Cơ cấu lao động theo bậc đào tạo: năm 2015,
bậc đại học, cao đẳng đạt mức bình quân 404 người/1vạn dân, tương đương với
tổng số khoảng 49.840 người; bậc trung cấp đạt 344 người /1vạn dân, tương đương
với tổng số 42.447 người. Năm 2020, bậc đại học, cao đẳng đạt mức bình quân 767
người /1vạn dân, tương đương với tổng số khoảng 98.950 người; bậc trung cấp đạt
604 người /1vạn dân, tương đương với tổng số 78.000 người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với
tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 28% năm 2010
lên 55% năm 2015 và trên 70% năm 2020.
- Đào tạo giáo viên trên chuẩn cho các
cấp học: Mầm non đạt 45% vào năm 2015 và tăng lên 60% vào năm 2020; tiểu học
đạt từ 80% vào năm 2015 và tăng lên 95% vào năm 2020; cấp trung học cơ sở đạt
50% vào năm 2015 và tăng lên 65% vào năm 2020; cấp trung học phổ thông tăng đạt
5% vào năm 2015 và tăng lên 10% vào năm 2020.
- Từ năm 2012 trở đi, đào tạo giáo
viên mầm non mỗi năm khoảng 300 người để kịp thời bổ sung cho các trường công
lập và ngoài công lập.
- Đào tạo cán bộ y tế học đường, đến
năm 2015 bảo đảm 100% các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có cán bộ y tế học
đường.
-
Nâng cấp Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh lên thành Trường Đại học đa ngành vào
năm 2015.
-
Phát triển hợp lý Trường Cao đẳng Y tế tỉnh, mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp
với cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của trường.
-
Nâng cấp Trường Trung cấp nghề tỉnh lên thành Trường Cao đẳng nghề trước năm
2015. Phát triển hợp lý Trường Trung cấp nghề KTKT Công đoàn tỉnh.
-
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất các Trung tâm dạy nghề công lập hiện
có; sau năm 2015 nâng cấp 02 Trung tâm dạy nghề cấp huyện lên thành Trường Trung
cấp nghề.
-
Đẩy mạnh thực hiện xã hội
hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần
kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục -
đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 có thêm 01 trường cao đẳng chuyên
nghiệp đa ngành và 01 trường cao đẳng du lịch quốc tế, 01 trường trung cấp nghề
ngoài công lập; sau năm 2015 có thêm ít nhất 01 trường trung cấp chuyên nghiệp
và 01 trường cao đẳng nghề ngoài công lập.
II. QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG
NGHIỆP, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020.
1. Giáo dục mầm non:
1.1. Phát triển giáo dục mầm non đến
năm 2020:
Phát triển giáo dục mầm non là cơ sở
ban đầu để bước vào thực hiện mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng
nguồn nhân lực. Căn cứ qui mô dân số đã dự báo trong “Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, tỷ lệ trẻ em 3-5 tuổi đến
lớp mẫu giáo tăng từ 64,8% năm 2010 lên 80%-85% năm 2015 và trên 90% -95% năm
2020, tương ứng với số trẻ em đến lớp mẫu giáo tăng từ 40.207 cháu năm 2010 lên
49.580 cháu năm 2015 và 56.498 cháu năm 2020. Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học 2 buổi/ngày
đủ một năm học tăng từ 95% năm 2015 lên 100% năm 2020.
Từ nay đến 2015 mỗi năm cần bổ sung
thêm khoảng 700 giáo viên, giai đoạn 2016-2020 mỗi năm bổ sung 450 giáo viên;
mở lớp đào tạo trong tỉnh mỗi năm khoảng 300 người, ngoài ra tiếp nhận thêm
nguồn từ các trường cao đẳng, đại học ngoài tỉnh.
1.2. Phát triển cơ sở vật chất giáo dục mầm
non:
Căn cứ số nhóm, lớp mầm non và tỷ lệ số nhóm,
lớp học hai buổi. Xác định nhu cầu cơ sở vật chất như sau:
- Tổng số phòng học và phòng chức năng
tăng từ 1.567 phòng năm 2010 lên 2.745 phòng năm 2015 và 4.040 phòng năm 2020.
Trong đó, số phòng ngoài công lập chiếm khoảng 20% năm 2015 và 25 % vào năm
2020.
- Trong giai đoạn
2011-2015, ưu tiên đầu tư kiên cố hoá các điểm trung tâm, xây công trình vệ
sinh ở các trường chưa có; bố trí các trường mầm non và điểm trường phù hợp với
quy hoạch phát triển dân cư. Tổng số phòng học và phòng chức năng xây dựng
kiên cố (theo qui định của trường đạt chuẩn) tăng từ 229 phòng năm 2010 (14%)
lên 1.373 phòng năm 2015 (50%) và 3.434 phòng vào năm 2020 (85%).
1.3. Phân bố hệ thống giáo dục mầm non tại
từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố:
Rà soát, lập dự án đầu tư xây dựng các trường
và điểm trường mầm non cho từng xã, thị trấn theo qui định của trường đạt
chuẩn. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá phát triển giáo dục mầm non,
nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn. Chú trọng hình thức bán trú dân
nuôi với sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước về đào tạo, nâng cao kiến thức, phương
pháp sư phạm cho giáo viên.
Căn cứ số nhóm, lớp mầm non và tỷ lệ số nhóm,
lớp học hai buổi, căn cứ vào tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường
tại các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh, với mục tiêu mỗi phường/xã, thị trấn
có ít nhất 01 trường mầm non. Bố trí các trường mầm non và điểm trường phù hợp
với quy hoạch phát triển dân cư.
2. Giáo dục phổ thông:
2.1. Tiểu học:
Số học sinh tiểu học tiếp tục tăng từ
109.631 học sinh năm 2010 lên 112.636 học sinh năm 2015 và 121.500 học sinh năm
2020 (tính theo mức huy động 99,9% trẻ em trong độ tuổi 6-10 tuổi đến trường
tiểu học).
Số lớp tiểu học tăng từ 4.109 lớp năm
2010 lên 4.172 lớp năm 2015 và 4.500 lớp năm 2020 (tính theo mức bình quân số
học sinh trên một lớp tăng từ 26,7HS/lớp năm 2010 lên khoảng 27-30 HS/lớp năm
2015 và năm 2020). Số học sinh học 2 buổi chiếm 40-50% năm 2015 và 90-100% vào
năm 2020.
Với yêu cầu phát triển số trường dạy
học 2 buổi/ngày, tương ứng với số giáo viên tiểu học năm 2010 là 5.323 tăng lên
6.411 vào năm 2015 và đến năm 2020 là 6.950. Nhu cầu giáo viên chủ yếu là môn
Tiếng Anh, Tiếng dân tộc thiểu số, Nhạc, Họa, Thể dục. Như vậy sẽ thu nhận giáo
viên được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.
2.2. Trung học cơ sở:
Số học sinh trung học
cơ sở đến trường so với số trẻ em trong độ tuổi từ 11-14 tuổi chiếm 75,46% năm
2010 lên chiếm 90% năm 2015 và chiếm 97% năm 2020. Tương ứng với số học sinh
trung học cơ sở tăng từ 84.870 học sinh năm 2010 lên 85.207 học sinh năm 2015
và 94.500 học sinh năm 2020.
Số lớp trung học cơ
sở tăng từ 2.434 lớp năm 2010 lên 2506 lớp năm 2015 và lên 2.700 lớp năm 2020
(tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp là 35HS/ lớp). Số học sinh
học 2 buổi tăng 20-30 % năm 2015 lên 50-60% năm 2020.
Số giáo viên trung
học cơ sở năm 2010 là 4.783 người tăng lên 5.012 vào năm 2015 và ổn định ở mức
5.400 giáo viên vào năm 2020. Bình quân mỗi năm bổ sung thêm khoảng 60 người từ
các trường cao
đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.
2.3. Trung học phổ
thông:
Đảm bảo các điều kiện
cần thiết cho số học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông sẽ tăng nhanh
trong những năm tới. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông từ
70-75% vào năm 2015 và những năm tiếp theo. Tương đương với số học sinh tăng
lên 55.000 học sinh năm 2015 và 58.500 học sinh năm 2020.
Số lớp trung học phổ
thông tăng từ 1.019 lớp năm 2010 lên 1.227 lớp năm 2015 và 1.300 lớp năm 2020
(tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp tăng từ 44,6 HS/ lớp năm 2010
lên 45 HS/ lớp năm 2015 và những năm tiếp theo).
Số giáo viên trung
học phổ thông tăng từ 2.021 giáo viên năm 2010 lên 2.625 giáo viên năm 2015 và
2.860 giáo viên năm 2020 (số giáo viên trung học phổ thông nói trên có tính
thêm tỷ lệ dự phòng cần thiết để thực hiện luân phiên đào tạo giáo viên trên
chuẩn). Nguồn giáo viên bổ sung sẽ tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học,
trên đại học ngành sư phạm từ các trường Đại học trong toàn quốc.
2.4. Xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ
thông:
Phát triển mạng lưới trường, lớp học; củng cố
và tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Tăng cường kiên cố
hóa trường lớp, lớp học và xây nhà công vụ cho giáo viên theo hướng củng cố hệ
thống trường lớp hiện có, mở rộng mạng lưới đến các khu dân cư, chú trọng phát
triển ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, xóa bỏ và
thay thế phòng học tạm, phòng học xuống cấp, xây công trình vệ sinh cho các
trường còn thiếu…
Căn cứ số lớp đã được tính toán theo
qui mô số học sinh các cấp, xây dựng các trường theo mô hình chuẩn quốc gia,
đặc biệt tách những trường hiện có quy mô lớp học quá lớn so với chuẩn quy
định. Nhu cầu phát triển như sau:
- Tổng số phòng học và phòng chức năng
tăng từ 6.925 phòng năm 2010 lên 8.094 phòng năm 2015 và 9.258 phòng năm 2020.
Trong đó:
+ Số phòng học tăng từ 5.952 phòng năm
2010 lên 6.464 phòng năm 2015 và ổn định ở mức 6.993 phòng trong những năm tiếp
theo.
+ Số phòng chức năng tăng từ 973 phòng
năm 2010 lên 1.630 phòng năm 2015 và 2.265 phòng năm 2020.
Tính bình quân mỗi năm, giai đoạn
2011-2015 cần đầu tư xây dựng trên 233 phòng; giai đoạn 2016-2020 cần đầu tư
xây dựng 233 phòng (kể cả xây mới và xây thay thế phòng cấp 4 phòng học và
phòng chức năng).
2.5. Phát triển hệ thống giáo dục phổ thông
theo đơn vị hành chính:
a) Tiểu học:
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất giữ vững
thành quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ đã có, tiến tới xây dựng một số trường
đạt chuẩn quốc gia. Các trường được xây mới đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về CSVC
ngay từ đầu. Căn cứ kết quả dự báo phát triển dân số, tỷ lệ trẻ em trong độ
tuổi đến trường và dự báo số lớp học hai buổi, bố trí các trường tiểu học phù
hợp với quy hoạch phát triển dân cư, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nông
thôn. Căn cứ vào thực trạng hệ thống các điểm trường lẻ trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng thêm các điểm trường mới theo
mô hình trường đạt chuẩn quốc gia.
b) Trung học cơ sở:
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi
học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2015 và 95% năm 2020 (số học sinh trên độ tuổi
chiếm khoảng 10%). Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đầu tư kiên cố hóa mạng lưới cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị, nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đủ điều kiện để xây dựng thành trường đạt
chuẩn.
Căn cứ dự báo phát triển dân số đến
năm 2015 và 2020, trong đó đã dự báo số học sinh trong độ tuổi đi học trung học
cơ sở (11 đến 14 tuổi) tại các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh.
c) Trung học phổ thông:
Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số
học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông sẽ tăng nhanh trong những năm
tới. Các trường đều có cơ sở riêng, đủ phòng học, xây kiên cố và đúng quy cách,
đủ các phòng chức năng. Tiến hành tách những trường có số lớp trên 60 lớp.
Đầu tư nguồn lực, đưa trường THPT
chuyên Trần Hưng Đạo trở thành trường kiểu mẫu, có chất lượng cao và tầm ảnh
hưởng trên phạm vi toàn quốc.
Toàn tỉnh có số trường tăng từ 26
trường năm 2010 lên 39 trường (bao gồm trường nhiều cấp học) vào 2015 và 47
trường (bao gồm trường nhiều cấp học) vào năm 2020. Các trường mới xây dựng đảm
bảo đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất ngay từ đầu thiết kế xây dựng.
3. Giáo dục thường
xuyên - hướng nghiệp và học tập cộng đồng:
3.1. Phát triển giáo dục thường xuyên
- Hướng nghiệp và học tập cộng đồng đến năm 2020:
- Đến năm 2015 tất cả các huyện, thị xã,
thành phố đều có trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, trong đó
thành lập mới là 05 trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS
khoảng 25% và hướng nghiệp nghề cho 100% học sinh phổ thông có nhu cầu.
- Đảm bảo duy trì tỷ lệ 100% xã, phường, thị
trấn có trung tâm học tập cộng đồng; đối với các xã được chia tách, thành lập
mới trong giai đoạn tới thì sẽ khẩn trương đáp ứng đầy đủ các điều kiện để
thành lập ngay trong năm đầu tiên. Thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa Trung
tâm giáo dục thường xuyên với Trung tâm học tập cộng đồng.
3.2. Xác định phát triển cơ sở vật
chất giáo
dục thường xuyên - hướng nghiệp và Trung tâm học tập cộng đồng:
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh CSVC,
trang thiết bị các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp hiện có (La
Gi, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh). Đầu tư xây mới trung tâm giáo dục thường
xuyên và hướng nghiệp tỉnh tại xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết. Thành lập mới
các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp các huyện Tuy Phong, Hàm
Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Phú Quý trên cơ sở tận dụng, sử dụng chung
cơ sở vật chất các trường THPT tại các địa phương.
- Tận dụng tốt các cơ sở vật chất đã có tại
xã, phường, thị trấn và các trang thiết bị đã đầu tư, bổ sung, nâng cấp để các
trung tâm học tập cộng động hoạt động với hiệu quả tốt nhất.
4. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:
Thực sự coi đào tạo và dạy nghề là nhiệm vụ
trung tâm phát triển nguồn nhân lực, một trong những yếu tố quyết định tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho đào tạo và dạy nghề là đầu tư
cho phát triển và phải tăng nhanh về quy mô, loại hình và và chất lượng, song
song với đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ, cần chú trọng đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
Gắn đào tạo nghề với chương trình phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế, vùng dân cư, gắn
với nhu cầu các doanh nghiệp và thị trường sức lao động và những tiến bộ về kỹ
thuật, công nghệ trong sản xuất, dịch vụ theo quan hệ cung cầu trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.
Giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020,
cơ cấu đào tạo giáo viên mầm non và phổ thông có sự thay đổi đáng kể so với
giai đoạn trước. Giáo viên mầm non đang có nhu cầu đào tạo rất lớn, đến năm
2015 cần có số lượng tăng gấp 1,5 lần so với hiện nay.
Để đáp ứng được nhu
cầu lao động qua đào tạo, giáo viên của tỉnh từ nay đến năm 2020, cần phát
triển các trường chuyên nghiệp, dạy nghề như sau:
4.1. Trường Cao đẳng
Cộng đồng tỉnh:
Xác định nâng cấp Trường Cao đẳng cộng
đồng tỉnh lên thành Trường Đại học Bình Thuận (đa ngành) vào năm 2015.
Trong những năm tới, song song việc
đào tạo đa ngành nghề theo nhu cầu thị trường lao động, tập trung đào tạo đội
ngũ giáo viên nâng cao trình độ trên chuẩn và đáp ứng số lượng thiếu hụt giáo
viên mầm non, tiểu học, THCS trong những năm tiếp theo của tỉnh. Việc đầu
tư phát triển cơ sở vật chất cho Trường Cao đẳng Cộng đồng không thực hiện tại
vị trí hiện tại mà sẽ đầu tư xây dựng tại xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết
theo quy hoạch được duyệt, với diện tích 40 ha. Đồng thời, tăng cường đào tạo
để tăng số lượng giảng viên cơ hữu, bảo đảm đủ chuẩn về trình độ để nâng cấp
Trường Cao đẳng cộng đồng lên thành Trường đại học Bình Thuận vào năm 2015.
4.2. Trường Cao đẳng
Y tế:
Trường Cao đẳng Y tế Bình
Thuận trong những năm qua thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại nguồn
nhân lực y tế cơ sở và cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.
- Trong giai đoạn
2010-2015 và đến năm 2020, Trường tiếp tục tăng cường quy mô đào tạo trình độ
cao đẳng các ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh, Kỹ thuật y tế. Liên kết với
trường Đại học Y - Dược đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngành cử nhân
Điều dưỡng, Bác sỹ, Dược sỹ đại học. Song song việc đào tạo cán bộ cho ngành y
tế, giai đoạn 2011-2015 trường tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ y
tế học đường cho các trường mầm non và phổ thông trong tỉnh. Quy mô đào tạo của
trường đến năm 2015 có khoảng 2.860 sinh viên, trong đó trình độ cao đẳng chiếm
trên 50%. Định hướng đến năm 2020, trường đào tạo chủ yếu trình độ cao đẳng và
liên kết đào tạo trình độ đại học và sau đại học các ngành: Điều dưỡng, Bác sỹ,
Dược sỹ, Kỹ thuật y tế với quy mô khoảng 4.500 sinh viên.
- Mở rộng qui mô Trường Cao đẳng Y tế, tiếp
tục xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng,
phát triển giảng viên cơ hữu đủ theo chuẩn quy định. Phấn đấu đạt chuẩn quy
định 15 sinh viên/1 giảng viên. Cán bộ có trình độ đại học chiếm khoảng 40%.
Đến năm 2015, tổng số giảng viên cơ hữu là 87 người, trong đó có 5 tiến sỹ hoặc
chuyên khoa 2; có 35 thạc sỹ hoặc chuyên khoa cấp I, có 47 đại học. Đến năm
2020, tổng số giảng viên cơ hữu là 150 người, trong đó 10 tiến sỹ hoặc chuyên
khoa cấp II; có 80 thạc sỹ hoặc chuyên khoa cấp I, có 60 đại học. Đẩy mạnh công
tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy cả chuyên môn nghiệp vụ. Chuẩn
bị đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng để liên kết
đào tạo đại học và sau đại học.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ dạy và học. Phấn đấu đến năm 2015, đạt chuẩn quy định
bình quân về diện tích học tập tối thiểu 6m2/sinh viên, diện tích
nhà ở và sinh hoạt của sinh viên tối thiếu 3m2/sinh viên; có đủ
phòng làm việc cho giảng viên và cán bộ với diện tích 8m2/người; có
đầy đủ trang thiết bị giảng dạy cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ học tập, giảng dạy, điều hành và quản lý.
4.3. Trường Trung cấp nghề tỉnh:
Xác định đầu tư nâng cấp Trường Trung cấp
nghề tỉnh lên thành Trường Cao đẳng nghề trước năm 2015. Thực hiện đào tạo cao
đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, trong đó chủ yếu tập trung đào tạo
những ngành nghề mới theo nhu cầu thị trường lao động. Đồng thời phát triển đào
tạo nghề chất lượng cao, chú trọng đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động và
mở rộng hợp tác với các trường có uy tín, chất lượng trong lĩnh vực đào tạo
nghề.
Qui mô đào tạo của trường Trung cấp nghề tỉnh
tăng từ 3.800 học sinh, sinh viên năm 2015 lên 6.800 học sinh, sinh viên năm
2020. Trong đó, số tuyển mới hàng năm tăng từ 1.371 học sinh, sinh viên năm
2010 lên khoảng 1.500 học sinh, sinh viên năm 2015 và 2.500 học sinh, sinh viên
năm 2020.
Ngành nghề đào tạo chủ yếu của hệ Cao đẳng
nghề và Trung cấp nghề là: Điện công nghiệp; May và thiết kế thời trang; Kế
toán doanh nghiệp; Công nghệ ô tô; sửa chữa máy tàu thuỷ; Lập trình máy tính;
Lắp ráp và sửa chữa máy tính; Dịch vụ nhà hàng; Quản trị khách sạn; Quản trị
khu resort; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị doanh nghiệp; Kỹ thuật xây dựng; Chế
biến - bảo quản thuỷ sản; Kỷ thuật chế biến món ăn; Bảo vệ thực vật; Sinh vật
cảnh. Đối với hệ sơ cấp nghề, ngành nghề chủ yếu là: Điện dân dụng; Xây dựng
dân dụng; Sản xuất hàng mây, tre đan; May công nghiệp; Trồng cây lương thực
(trồng nấm); Trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su; Trồng và chăm sóc cây
thanh long; Tiếng Anh chuyên ngành nghiệp vụ lễ tân; Lễ tân khách sạn; Phục vụ
bàn quầy; Thuyền trưởng, máy trưởng; Tin học văn phòng…
4.4. Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật
Công đoàn (thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh): Đầu tư phát triển hợp lý về CSVC,
trang thiết bị, đội ngũ giáo viên. Đến năm 2015 bảo đảm đạt chuẩn về CSVC,
trang thiết bị và đội ngũ giáo viên theo quy định.
4.5. Các trung tâm dạy nghề công lập:
Đầu tư hoàn thiện CSVC, trang thiết bị của
các trung tâm dạy nghề công lập hiện có vào năm 2015; bảo đảm các điều kiện để
đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề tại chỗ gắn với nhu cầu lao động và thực hiện đào
tạo nghề cho lao động nông thôn theo chỉ tiêu được giao hàng năm.
Sau năm 2015, bảo đảm các điều kiện để nâng
cấp Trung tâm dạy nghề Bắc Bình và Trung tâm dạy nghề Tánh Linh lên Trường
Trung cấp nghề.
4.6. Phát triển xã hội hóa giáo dục chuyên nghiệp,
dạy nghề:
a) Trường Đại học
Phan Thiết:
Ngoài những ngành,
nghề đang đào tạo, tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và cơ sở vật
chất để đủ kiều kiện mở thêm những ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và những vùng lận cận. Không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo, sớm trở thành trường có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong khu
vực và toàn quốc. Thực hiện liên kết với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo
nổi tiếng trong nước và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nhất
là đào tạo ngoại ngữ.
Đôn đốc chủ đầu tư
triển khai đầu tư cơ sở II của trường trên khu đất 10,5 ha tại phường Phú Hài,
thành phố Phan Thiết theo thiết kế, đến năm học 2014-2015 bắt đầu đưa vào sử
dụng những hạng mục đầu tiên.
b) Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các cơ sở
giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề. Cụ thể:
- Đôn đốc triển khai các dự án đã được chấp
thuận chủ trương đầu tư khẩn trương triển khai đầu tư, đi vào hoạt động trước
năm 2015, gồm:
+ Dự án đầu tư Trường Cao đẳng Quản trị và
CNTT của Công ty cổ phần Tin học và Tư vấn quản lý Tâm Việt tại xã Tiến lợi,
thành phố Phan Thiết, diện tích 5 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định
hàng năm khoảng 1.000 học sinh, sinh viên.
+ Dự án đầu tư cơ sở đào tạo của Trường Cao
đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh tại Tân Phước, thị xã La Gi, với diện
tích 17,45 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 800
học sinh, sinh viên.
+ Dự án Trường Trung cấp nghề của Công ty Cổ
phần địa ốc Hoàng Quân tại
xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, với diện tích 15,75 ha. Dự kiến quy mô tuyển
sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 1.000 học sinh, sinh viên.
Các dự án này sẽ tiến hành rà soát đánh giá
lại năng lực trong năm 2011, nếu không đảm bảo điều kiện triển khai thì thu
hồi, tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư đủ năng lực để triển khai.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các cở
sở giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm:
+ Xem xét, giải quyết chủ trương đầu tư mở cơ
sở đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Đại Việt tại thị trấn Tân
Nghĩa, huyện Hàm Tân với diện tích 5 ha. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn
định hàng năm khoảng 800 học sinh.
+ Trường Cao đẳng Du lịch quốc tế tại thành
phố Phan Thiết, với diện tích khoảng từ 15 ha. Tập trung mở các ngành nghề quản
trị resort; hướng dẫn viên du lịch; quản lý nhà hàng - khách sạn; dịch vụ du
lịch… theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến quy mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng
năm khoảng 1.500 học sinh, sinh viên.
+ Trường cao đẳng nghề tại thị trấn Liên
Hương, huyện Tuy Phong phát triển sau năm 2015, với diện tích 5 ha. Dự kiến quy
mô tuyển sinh đào tạo ổn định hàng năm khoảng 700 học sinh, sinh viên.
+ Các địa phương còn lại bảo đảm đến năm 2015
có cơ sở dạy nghề ngoài công lập phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa
phương.
III. XÁC ĐỊNH
NHU CẦU ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nhu cầu sử dụng đất:
1.1. Hệ thống giáo dục
mầm non và phổ thông:
Tổng số trường được xây mới trong toàn
tỉnh đến năm 2020 là 135 trường, chia
ra giai đoạn 2010-2015 là 98 trường, giai đoạn 2016-2020 là 37 trường.
Trong đó: Mầm non 28 trường (chia
theo giai đoạn là 22
và
6); Tiểu học 32 trường (chia theo giai đoạn là 22 và 10); Trung học cơ sở 29 trường (chia
theo giai đoạn là 17
và
12); Trung học
phổ thông là 10 trường (chia theo giai đoạn là 3 và 7); Trường nhiều cấp học
(Mầm non-Tiểu học-THCS-THPT) là 36 trường (chia theo giai đoạn là 34 và 2).
1.2. Hệ thống giáo dục thường xuyên và
hướng nghiệp: Tổng số Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được xây
mới trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 5.
1.3. Hệ thống giáo dục và giáo dục
chuyên nghiệp:
Tổng số trường được nâng cấp mở rộng
và xây mới trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 11 trường, chia ra giai đoạn 2011-2015 là 8 trường, giai
đoạn 2016-2020 là 3 trường.
Tổng diện tích đất thực hiện quy hoạch là 445,57
ha (giai đoạn 2011 - 2015 là 350,57 ha; giai đoạn 2016 - 2020 là 95 ha).
2. Nhu cầu vốn đầu tư:
Xác
định danh mục các dự án đầu tư và phân kỳ thực hiện đầu tư hợp lý theo từng
giai đoạn là nội dung quan trọng trong quy hoạch, làm căn cứ cho
việc xây dựng kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch.
Để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về
phát triển giáo dục và đào tạo theo quy hoạch đã đề ra, tổng số phòng học và
phòng chức năng cần đầu tư xây dựng mới và xây thay thế từ năm 2011 đến năm
2020 là 7.630 phòng. Trong
đó, ngành học mầm non là 4.716 phòng, ngành học phổ thông là 2.353 phòng, các
trung tâm giáo dục thường xuyên và và hướng nghiệp là 200 phòng; các trường
chuyên nghiệp và dạy nghề là 361 phòng.
Giai đoạn 2011-2015 cần đầu tư 2.877 phòng,
trong đó ngành học mầm non 1.373 phòng, ngành học phổ thông 1.189 phòng, các
trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp là 56, các trường chuyên nghiệp
và dạy nghề là 259 phòng.
Giai đoạn 2016-2020 cần đầu tư 4.753
phòng, trong đó ngành học mầm non 3.343 phòng, ngành học phổ thông 1.164 phòng,
các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp là 144, các trường chuyên
nghiệp và dạy nghề là 102 phòng.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho
ngành giáo dục và đào tạo là 8.818 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2011-2015 là 3.905 tỷ đồng, giai
đoạn 2016-2020 là 4.913
tỷ
đồng.
Bao gồm:
- Xây dựng mới 7.630 phòng học, phòng bộ môn
của 151 cơ sở giáo dục và đào tạo thành lập mới và bổ sung thay thế các phòng
học xuống cấp của các trường hiện có; kinh phí 3.185 tỷ đồng (2011-2015 là
1.287 tỷ đồng, 2016-2020 là 1.898 tỷ đồng), bình quân giá trị xây dựng mỗi
phòng học 500 triệu, bao gồm cả bàn ghế học sinh và giáo viên.
- Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trường chuẩn
quốc gia cho 237 trường, giai đoạn 2011-2015 đầu tư 117 trường với nhu cầu vốn
212 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đầu tư 120 trường với nhu cầu vốn 350 tỷ đồng.
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Về công tác
tuyên truyền, giáo dục:
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
làm cho cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh xác định giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho
giáo dục chính là đầu tư cho phát triển; thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải kết
hợp đồng bộ ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội.
2. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư CSVC, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật
chất giáo dục
- đào tạo:
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư cơ sở vật chất và
phát triển hợp lý mạng lưới trường lớp gắn với từng địa bàn, phù hợp với quy mô
dân số và yêu cầu vừa thực hiện phổ cập giáo dục vừa đảm bảo nâng cao chất
lượng dạy và học theo các Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo
viên, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đề án
xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
5 tuổi… Xúc tiến thực hiện đề án nâng cấp trường Trung cấp nghề lên trường Cao
đẳng nghề. Triển khai xây dựng trường Đại học Bình Thuận theo quy hoạch được
duyệt. Sơ kết hoạt động của mô hình Trung tâm học tập cộng đồng để có giải pháp
tiếp theo cho phù hợp.
- Các dự án đầu tư nâng cấp, xây mới trường
học phải bảo đảm có bố trí các hạng mục phục vụ cho học sinh khuyết tật theo
quy định nhằm thực hiện được chỉ tiêu bảo đảm 100% trẻ em khuyết tật có nhu
cầu được học hòa nhập tại các trường phổ thông thuộc địa bàn cư trú.
- Sắp xếp hợp lý mạng lưới
các trường tiểu học, THCS, THPT gắn với từng địa bàn, phù hợp với quy mô dân số và yêu cầu vừa thực
hiện phổ cập giáo dục vừa đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học.
- Chủ động chuẩn bị, hoàn tất thủ tục
đầu tư đối với các công trình, dự án giáo dục - đào tạo theo lộ trình đã xác
định.
Đồng thời, huy động tối đa năng lực, cơ sở vật chất hiện có.
- Tranh thủ nguồn vốn Chương trình mục
tiêu quốc gia “Đổi mới, nâng cao năng lực đào tạo nghề” để đầu tư hoàn chỉnh cơ
sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề công lập.
3. Thu hút và đào
tạo, bồi nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:
- Khuyến khích đội ngũ giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục các
cấp tham gia học tập nâng cao trình độ theo các chính sách hiện hành của Trung
ương và của tỉnh.
- Xây dựng đề án đào tạo nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện công khai dân chủ trong việc đánh giá năng
lực đội ngũ giáo viên. Mạnh dạn giải quyết chính sách nghỉ trước tuổi hoặc
chuyển công tác khác đối với những giáo viên có năng lực yếu không phù hợp yêu
cầu sư phạm.
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính
sách thu hút đội ngũ trí thức có trình độ cao về công tác tại các trường chuyên
nghiệp, dạy nghề thuộc tỉnh.
- Tiếp tục đào tạo bổ sung đội ngũ
giáo viên mầm non
phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; đào tạo và tuyển dụng bổ
sung hợp lý theo yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học
cơ sở và
THPT.
- Tăng cường công tác kiểm tra chất
lượng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức, bố trí luân phiên đào tạo, tăng
nhanh số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tăng cường đào tạo nghề sư phạm với
những học sinh khá giỏi để có một đội ngũ giáo viên giỏi.
4. Giải pháp về quản lý
giáo dục, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong các hoạt động của các cấp quản
lý giáo dục:
- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, tạo sự chuyển biến tiến bộ và vững chắc về nhận thức chính trị, nhân
cách, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng của học sinh ở tất cả các cấp
học, bậc học, làm tốt việc phát hiện và đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Có
giải pháp tích cực nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, hải đảo để rút ngắn
chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền trong tỉnh. Có chính sách hỗ
trợ các em học sinh nghèo học giỏi, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học
giữa chừng, có biện pháp khắc phục mặt tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm.
- Các cấp quản lý giáo dục chủ động, tích cực
xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình, đề án để cụ thể
hóa quy hoạch này. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với các cơ
sở giáo dục thực hiện xã hội hóa. Thực hiện kiểm tra, thẩm định chất lượng giáo
dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin để phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và nhu
cầu thông tin về giáo dục của học sinh, phụ huynh và nhân dân. Xây dựng và thực
hiện tốt quy chế thể hiện trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các tổ chức, các
lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở trong trường học.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi
đua “Hai tốt”. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua phù hợp với từng địa phương,
động viên và tạo điều kiện cho giáo dục các vùng còn khó khăn vươn lên đạt các
chỉ tiêu trong hoạt động giáo dục. Tôn vinh các tập thể, cá nhân trong và ngoài
ngành giáo dục có nhiều đóng góp cho phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong hoạt
động giáo dục và đào tạo.
5. Đẩy mạnh phát triển xã
hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề:
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát
triển xã hội hóa giáo dục -đào tạo, dạy nghề theo quy định hiện hành của Trung
ương và của tỉnh. Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án xã hội hóa giáo
dục và đào tạo, dạy nghề được thực hiện theo danh mục và lộ trình đã đề ra,
phát huy hiệu quả.
- Tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, vận
động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ; phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà
trường với gia đình và các lực lượng trong xã hội; tăng cường hơn nữa sự quan
tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác
giáo dục. Phải xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng; thể chế hóa trách nhiệm
tham gia công tác giáo dục của các tổ chức, các lực lượng xã hội. Người lớn
phải nêu gương tốt và có trách nhiệm tham gia, đóng góp cho việc giáo dục trẻ
em.
6. Bảo vệ môi trường trong thực hiện
Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo:
- Xây dựng mạng lưới giáo dục - đào tạo đảm
bảo môi trường học tập thân thiện với thiên nhiên và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường chung xã hội.
- Thực hiện tốt công tác đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án đầu tư trong ngành giáo dục đào tạo, đặc biệt là
tuân thủ các quy định về kết cấu kiến trúc các dự án giáo dục đào tạo.
- Bảo đảm 100% các cơ sở giáo dục - đào tạo,
dạy nghề xây dựng mới đều có các công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước;
hệ thống cảnh quan, cây xanh, sân chơi đúng tỷ lệ quy định. Thực hiện đầy đủ
các cam kết về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng
và hoạt động.
7. Bảo đảm vốn đầu tư và quỹ đất thực hiện
Quy hoạch:
a) Về vốn đầu tư:
Bảo đảm nguồn vốn từ chương trình mục tiêu
quốc gia về giáo dục - đào tạo, dạy nghề được Trung ương hỗ trợ thông qua các
chương trình dự án, nguồn vốn huy động sự đóng góp của xã hội và ngân sách tỉnh
cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung của quy hoạch. Trong đó,
xác định: ngân sách tỉnh bảo đảm đáp ứng 50% nhu cầu; huy động hỗ trợ từ Trung
ương thông qua các chương trình, dự án đáp ứng 30% nhu cầu; đẩy mạnh huy động
xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn hợp pháp khác đáp ứng 20% nhu cầu.
b) Về đất đai:
Căn cứ nhu cầu sử dụng đất thực hiện quy
hoạch, cập nhật vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020. Đồng
thời, căn cứ lộ trình phát triển để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm
giao đất sạch kịp thời triển khai các dự án đầu tư phát triển giáo dục - đào
tạo cả trong và ngoài công lập.
Điều 2.
Trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Quy hoạch:
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo:
- Phối hợp với Sở Nội
vụ trình UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành
giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách
văn xã làm trưởng ban; thường trực Ban Chỉ đạo là Sở GD&ĐT, các thành viên
là lãnh đạo các
sở, ngành liên quan.
- Tổ chức công
bố công khai quy hoạch, tạo điều kiện để mọi tầng lớp tiếp cận được với quy
hoạch này để thực hiện và giám sát thực hiện. Đồng thời tổ chức triển khai quy
hoạch, cụ thể hoá theo kế hoạch hàng năm; xây dựng chương trình công tác cụ thể
để có căn cứ thực hiện.
- Phối hợp với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng các sở, ngành liên quan giúp UBND
tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch bằng chương trình,
kế hoạch cụ thể. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện
cho UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài nguyên và Môi
trường:
Căn cứ nhu cầu đất đai phát triển các
cơ sở giáo dục - đào tạo, dạy nghề, cập nhật vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh
đến năm 2020. Đồng thời, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện
đền bù, giải tỏa tạo quỹ đất sạch để triển khai các công trình, dự án theo lộ
trình đề ra.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính:
theo
chức năng, nhiệm vụ được giao giúp UBND tỉnh cân đối, bảo đảm nguồn kinh phí để
triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch.
4. UBND các
huyện, thị xã, thành phố:
Xây dựng
chương trình, kế hoạch cụ thể và bảo đảm quỹ đất để thực hiện quy hoạch phát
triển các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập tại địa phương mình.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở
Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ngành và
đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ
Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 4;
-
Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCTUBND tỉnh;
- Cục Thống kê tỉnh;
- Các Trường: CĐCĐ, CĐYT, TCN tỉnh;
- Trường Đại học Phan Thiết;
- Lưu: VT, TH, ĐTQH, VX. Huy
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến
Phương
|
DANH
MỤC
CÁC
BẢNG, PHỤ LỤC LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH
BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 282/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban
nhân dana tỉnh Bình Thuận)
Phụ
lục 1: Dự báo dân số tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Đơn vị:
Người
STT
|
Chỉ tiêu
|
2005
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tốc độ tăng (%)
|
2006-2010
|
2011-2015
|
2016-2020
|
1
|
Dân số trung bình
|
1.133.331
|
1.176.913
|
1.234.016
|
1.290.556
|
0,81
|
0,90
|
0,90
|
|
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
|
1,46
|
1,30
|
0,92
|
< 0,9
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân số thành thị
|
402.559
|
462.467
|
617.008
|
716.259
|
3,34
|
5,40
|
3,03
|
|
% so với tổng dân
số
|
35,5
|
39,3
|
50,0
|
55,5
|
|
|
|
2
|
Dân số 0-14 tuổi
|
381.933
|
321.096
|
294.111
|
289.405
|
- 2,78
|
- 2,38
|
-0,32
|
|
% so với tổng dân
số
|
33,7
|
27,3
|
23,8
|
22,4
|
|
|
|
3
|
Dân số trong tuổi lao động
|
665.265
|
744.205
|
798.408
|
850.476
|
1,89
|
1,18
|
1,06
|
|
% so với tổng dân
số
|
58,7
|
63,2
|
64,7
|
65,9
|
|
|
|
4
|
Dân số trên tuổi lao động
|
88.400
|
104.006
|
141.497
|
150.675
|
2,75
|
5,26
|
1,05
|
|
% so với tổng dân
số
|
7,8
|
8,8
|
11,5
|
11,7
|
|
|
|
Phụ
lục 2: Hiện trạng phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2000 - 2010
Hạng mục
|
ĐVT
|
2000- 2001
|
2005- 2006
|
2006- 2007
|
2007- 2008
|
2008- 2009
|
2009-2010
|
2010-2011
|
1. Số trường mầm
non
|
Trường
|
108
|
139
|
155
|
158
|
161
|
167
|
169
|
- Công lập
|
Trường
|
102
|
131
|
147
|
150
|
150
|
156
|
156
|
Trong đó: đạt chuẩn
quốc gia
|
Trường
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
5
|
5
|
- Tư thục
|
Trường
|
6
|
8
|
8
|
8
|
11
|
11
|
13
|
2. Số nhóm, lớp
|
Nhóm, Lớp
|
1.068
|
1.459
|
1.456
|
1.694
|
1.727
|
1.682
|
1.688
|
- Công lập
|
Nhóm, Lớp
|
875
|
1.175
|
1.173
|
1.287
|
1.305
|
1.198
|
1.207
|
+ Nhóm trẻ
|
Nhóm
|
55
|
55
|
57
|
58
|
53
|
54
|
51
|
+ Lớp mẫu giáo
|
Lớp
|
820
|
1023
|
1028
|
1056
|
1085
|
1.144
|
1.156
|
- Tư thục và dân
lập
|
Nhóm, Lớp
|
193
|
284
|
283
|
407
|
422
|
484
|
481
|
+ Nhóm trẻ
|
Nhóm
|
85
|
91
|
94
|
182
|
209
|
199
|
210
|
+ Lớp mẫu giáo
|
Lớp
|
108
|
193
|
195
|
225
|
213
|
285
|
271
|
* Bình quân số trẻ
em/lớp
|
Cháu
|
30,7
|
29,4
|
25,5
|
26,9
|
27,3
|
25,8
|
|
3. Số giáo viên,
cán bộ, nhân viên
|
Người
|
1.446
|
1.771
|
1.932
|
1.933
|
2.121
|
2.669
|
2.956
|
- Giáo viên
|
Người
|
1066
|
1315
|
1388
|
1378
|
1515
|
1.908
|
2.956
|
+ Nhà trẻ
|
Người
|
91
|
120
|
120
|
118
|
122
|
228
|
353
|
+ Mẫu giáo
|
Người
|
975
|
1195
|
1268
|
1260
|
1338
|
1680
|
1721
|
- Cán bộ quản lý và
nhân viên
|
Người
|
380
|
456
|
544
|
555
|
606
|
761
|
882
|
4. Tổng số trẻ em
đến lớp
|
Trẻ em
|
33.226
|
39.835
|
38.537
|
42.127
|
43.261
|
43.542
|
43.978
|
- Nhà trẻ (số cháu
dưới 3 tuổi)
|
Trẻ em
|
3.303
|
3.947
|
4.367
|
5.046
|
5.083
|
4.669
|
3.988
|
Tỷ lệ so số trẻ em
trong độ tuổi
|
%
|
4,3
|
6,1
|
6,7
|
7,1
|
7,8
|
8,14
|
6,99
|
- Mẫu giáo (3 – 5
tuổi)
|
Trẻ em
|
29.923
|
35.888
|
34.170
|
37.081
|
39.178
|
38.873
|
39.990
|
Tỷ lệ so số trẻ em
trong độ tuổi
|
%
|
48,8
|
52,8
|
54,7
|
57,1
|
60,7
|
62,67
|
66,04
|
+ Trong đó: mẫu
giáo 5 tuổi
|
Trẻ em
|
19.953
|
19.413
|
20.554
|
21.411
|
21.507
|
20.049
|
19.972
|
Tỷ
lệ so số trẻ em 5 tuổi
|
%
|
65,9
|
86,8
|
85,87
|
90,6
|
92,2
|
95,5
|
97,38
|
Phụ
lục 3: Hiện trạng phát triển giáo dục phổ thông thời kỳ 2000 - 2010
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2000- 2001
|
2005- 2006
|
2006- 2007
|
2007- 2008
|
2008- 2009
|
2009-2010
|
2010-2011
|
1. Số trường
|
Trường
|
323
|
386
|
390
|
391
|
395
|
428
|
431
|
Tiểu học
|
Trường
|
234
|
273
|
273
|
273
|
276
|
281
|
282
|
THCS
|
Trường
|
89
|
113
|
117
|
118
|
119
|
121
|
123
|
THPT
|
Trường
|
22
|
24
|
26
|
27
|
25
|
26
|
26
|
2. Số lớp học
|
Lớp
|
6322
|
6919
|
6766
|
6793
|
6708
|
7562
|
7739
|
Tiểu học
|
Lớp
|
4491
|
4342
|
4188
|
4079
|
4050
|
4109
|
4328
|
THCS
|
Lớp
|
1831
|
2577
|
2578
|
2714
|
2658
|
2434
|
2381
|
THPT
|
Lớp
|
647
|
918
|
964
|
975
|
1.000
|
1.019
|
1030
|
3. Số giáo viên
|
gv
|
7.816
|
9.514
|
8.871
|
9.853
|
11.675
|
11.835
|
12.127
|
Tiểu học
|
gv
|
5120
|
5314
|
5239
|
5225
|
5254
|
5252
|
5323
|
THCS
|
gv
|
2696
|
4200
|
3632
|
4628
|
4714
|
4791
|
4783
|
THPT
|
gv
|
577
|
1398
|
1524
|
1656
|
1707
|
1792
|
2021
|
4. Tổng số học sinh
|
học sinh
|
249.141
|
271.634
|
265.829
|
253.084
|
245.383
|
241.286
|
236.038
|
Tiểu học
|
học sinh
|
149.960
|
127.031
|
119.619
|
113.107
|
109.654
|
109.815
|
110.397
|
THCS
|
học sinh
|
74.054
|
103.392
|
102.868
|
96.009
|
90.663
|
85.993
|
80.265
|
THPT
|
học sinh
|
25.127
|
41.659
|
43.342
|
43.968
|
45.066
|
45.478
|
45.376
|
4. Tỷ lệ học sinh bỏ học
|
%
|
7,75
|
5,79
|
6,58
|
6,23
|
5,27
|
5,43
|
3,57
|
Tiểu học
|
%
|
2,75
|
1,49
|
1,26
|
1,01
|
0,97
|
1,16
|
0,26
|
THCS
|
%
|
11,21
|
8,12
|
10,61
|
8,7
|
7,88
|
7,09
|
6,22
|
THPT
|
%
|
9,28
|
14,18
|
12,00
|
14,35
|
12,70
|
12,66
|
6,96
|
4. Tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học/ TSHS DTTS
|
%
|
8,62
|
6,88
|
6,73
|
6,42
|
5,95
|
5,50
|
5,49
|
Phụ
lục 4a: Tình hình chất lượng giáo viên
Chỉ tiêu
|
Nhà trẻ
|
Mẫu giáo
|
Tiểu học
|
THCS
|
THPT
|
Năm học
2009-2010
|
Tổng số giáo viên
|
245
|
1.663
|
5.252
|
4.791
|
1.792
|
Tỷ lệ giáo viên/lớp
|
1,63
|
1,18
|
1,22
|
1,95
|
1,75
|
Tỷ lệ GV đạt
chuẩn+trên chuẩn
|
50,68%
|
83,70%
|
99,60%
|
98,68%
|
99,05%
|
Trong đó: tỷ lệ GV
trên chuẩn
|
7,53%
|
13,89%
|
49,39%
|
29,74%
|
1,22%
|
Số GV thiếu so với nhu cầu
|
200
|
500
|
432
|
|
450
|
Năm học 2011-2012
|
Tổng số giáo viên
|
334
|
1.743
|
5.394
|
4.761
|
2.242
|
Tỷ lệ giáo viên/lớp
|
1,76
|
1,19
|
1,31
|
2,00
|
2,18
|
Tỷ lệ GV đạt
chuẩn+trên chuẩn
|
52,69
|
90,59
|
99,89
|
100
|
99,51
|
Trong đó: tỷ lệ GV
trên chuẩn
|
17,96
|
48,00
|
81,39
|
47,75
|
2,23
|
Số GV thiếu so với nhu cầu
|
150
|
400
|
350
|
|
|
Cơ cấu giáo viên
theo môn học - Năm học 2011-2012
|
1.Thể dục
|
|
|
120
|
331
|
172
|
2. Lịch sử
|
|
|
|
315
|
128
|
3. Địa lý
|
|
|
|
275
|
126
|
4. Toán
|
|
|
|
766
|
315
|
5. Lý
|
|
|
|
329
|
246
|
6. Hóa
|
|
|
|
278
|
206
|
7. Sinh
|
|
|
|
329
|
135
|
8. Giáo dục công dân
|
|
|
|
193
|
88
|
9. KTCN
|
|
|
|
|
54
|
10. KTNN
|
|
|
|
|
59
|
11. Công nghệ
|
|
|
|
128
|
|
12. Môn khác
|
|
|
4913
|
38
|
5
|
13. Giáo dục quốc phòng
|
|
|
|
|
6
|
14. Nhạc
|
|
|
87
|
171
|
|
15. Mỹ thuật
|
|
|
54
|
114
|
|
16. Tiếng Dân tộc
|
|
|
19
|
|
|
17. Tin học
|
|
|
42
|
90
|
122
|
18. Anh
|
|
|
159
|
610
|
246
|
19. Pháp
|
|
|
|
|
2
|
20. Ngữ văn
|
|
|
|
794
|
322
|
Phụ lục 4b: Cơ sở vật
chất các trường mầm non và phổ thông đến năm 2010
Hạng mục
|
Tổng số phòng
|
chia ra
|
Kiên cố
|
Bán kiên cố
|
Tạm
|
Tổng số phòng học + phòng chức năng
|
8.522
|
4.312
|
3.996
|
214
|
I. Mầm non
|
1597
|
229
|
1321
|
47
|
1. Tổng số phòng
học
|
1368
|
224
|
1097
|
47
|
2. Tổng số phòng
chức năng
|
229
|
5
|
224
|
-
|
II. Phổ thông
|
6.925
|
4.083
|
2.675
|
167
|
1. Tổng số phòng
học
|
5.952
|
3.554
|
2.287
|
111
|
- Tiểu học
|
3.264
|
1435
|
1784
|
45
|
- Trung học cơ sở
|
1829
|
1333
|
466
|
30
|
- Trung học phổ
thông
|
859
|
786
|
37
|
36
|
2. Tổng số phòng
chức năng
|
973
|
529
|
388
|
56
|
Phụ
lục 5: Chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
|
Nội dung
|
Giai đoạn 2006
-2010
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Tổng
|
I
|
Giáo dục và Đào tạo
|
575,11
|
656,33
|
907,87
|
1.126,84
|
1.290,78
|
4.556,93
|
1
|
Chi đầu tư phát triển
|
138,49
|
189,22
|
251,91
|
307,86
|
368,71
|
1.256,19
|
-
|
Xây dựng cơ bản tập
trung
|
69,54
|
77,27
|
81,91
|
95,40
|
106,00
|
430,12
|
-
|
Nguồn trái phiếu
Chính phủ
|
|
|
50,50
|
75,46
|
103,86
|
229,82
|
-
|
Nguồn các Dự án ODA
|
|
7,50
|
7,85
|
7,15
|
12,00
|
34,50
|
-
|
Nguồn Xổ số kiến
thiết
|
55,30
|
85,50
|
90,65
|
105,30
|
119,25
|
456,00
|
-
|
Nguồn bổ sung có
mục tiêu NSTW
|
4,50
|
5,15
|
8,50
|
10,45
|
12,15
|
40,75
|
-
|
Nguồn đóng góp và
các nguồn khác
|
9,15
|
13,80
|
12,50
|
14,10
|
15,45
|
65,00
|
2
|
Chi thường xuyên
|
409,45
|
436,89
|
626,86
|
785,53
|
883,12
|
3.141,85
|
3
|
Chi chương trình
mục tiêu quốc gia
|
27,17
|
30,22
|
29,10
|
33,45
|
38,95
|
158,89
|
II
|
Dạy nghề
|
13,30
|
11,90
|
15,33
|
22,07
|
34,07
|
96,67
|
1
|
Chi đầu tư phát triển (CTMTQG)
|
11,80
|
9,60
|
13,30
|
18,00
|
27,50
|
80,20
|
2
|
Các khoảng chi khác
|
1,50
|
2,30
|
2,03
|
4,07
|
6,57
|
16,47
|
Phụ
lục 6: Lộ trình phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq (%)
|
2011-2015
|
2016-2020
|
1. Số trường mầm
non
|
Trường
|
169
|
191
|
197
|
3,78
|
1,45
|
- Công lập
|
Trường
|
156
|
177
|
183
|
1,97
|
1,14
|
- Ngoài công lập
|
Trường
|
13
|
14
|
14
|
21,40
|
3,23
|
2. Số nhóm, lớp mầm
non
|
Nhóm, Lớp
|
1.682
|
3.434
|
3860
|
15,34
|
2,37
|
- Số nhóm trẻ
|
Nhóm
|
263
|
1451
|
1685
|
40,72
|
3,04
|
+ Công lập
|
Nhóm
|
75
|
363
|
460
|
37,08
|
4,85
|
+ Ngoài công lập
|
Nhóm
|
211
|
1088
|
1225
|
38,83
|
2,40
|
- Số lớp mẫu giáo
|
Lớp
|
1438
|
1983
|
2175
|
6,64
|
1,87
|
+ Công lập
|
Lớp
|
1132
|
1656
|
1740
|
7,91
|
0,99
|
+ Ngoài công lập
|
Lớp
|
306
|
327
|
435
|
1,34
|
5,87
|
3. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên
|
Người
|
2.663
|
6.276
|
8.995
|
18,70
|
7,46
|
- Giáo viên
|
Người
|
1954
|
5.060
|
7.340
|
20,96
|
7,72
|
+ Nhà trẻ
|
Người
|
292
|
1885
|
3.200
|
45,21
|
11,16
|
+ Mẫu giáo
|
Người
|
1663
|
3.175
|
4.140
|
13,81
|
5,45
|
- Cán bộ quản lý và
nhân viên
|
Người
|
761
|
1.216
|
1.655
|
9,83
|
6,36
|
4. Tổng số trẻ em
đến lớp
|
Trẻ em
|
45.090
|
59.256
|
76.465
|
5,62
|
5,23
|
- Nhà trẻ (số cháu
dưới 3 tuổi)
|
Trẻ em
|
4.883
|
9.675
|
21.850
|
14,65
|
17,70
|
Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi
|
%
|
8,5
|
15
|
35
|
12,03
|
18,47
|
- Mẫu giáo (3 – 5
tuổi)
|
Trẻ em
|
40.207
|
49.580
|
56.498
|
4,28
|
2,65
|
Tỷ lệ so số trẻ em trong
độ tuổi
|
%
|
64,8
|
80
|
90
|
|
|
+ Trong đó: mẫu giáo 5
tuổi
|
Trẻ em
|
19.972
|
21.128
|
20.990
|
1,13
|
-0,13
|
Tỷ lệ so số trẻ em 5 tuổi
|
%
|
97,38
|
99,8
|
100
|
|
|
Phụ
lục 7: Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở vật chất giáo dục mầm non
Hạng mục
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq
(%)
|
2007- 2010
|
2011- 2020
|
1- Tổng số phòng
học và phòng chức năng
|
1.597
|
2745
|
4040
|
11,0
|
8,0
|
- Phòng học
|
1368
|
2385
|
3.530
|
11,8
|
8,2
|
- Phòng chức năng
|
229
|
360
|
510
|
9,5
|
7,2
|
2- Số phòng học và
phòng chức năng xây dựng kiên cố
|
229
|
1373
|
3434
|
43,1
|
20,1
|
3- Tỷ lệ kiên cố
hoá (%)
|
14,8
|
50
|
85
|
|
|
4- Số phòng học và
phòng chức năng thuộc cơ sở dân lập-tư thục
|
300
|
550
|
1010
|
12,89
|
12,93
|
5-Tỷ lệ so
với tổng số
|
18,4
|
20
|
25
|
|
|
Phụ
lục 8: Phát triển và phân bố các trường mầm non theo địa bàn huyện, thị xã,
thành phố
STT
|
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
|
2010
|
2011-2015
|
2016- 2020
|
Tổng số
|
Thành lập mới
|
Tổng số
|
Thành lập mới
|
Tổng số
|
Tổng
|
Tư thục
|
Tổng
|
Tư thục
|
|
Toàn tỉnh
|
169
|
22
|
1
|
191
|
6
|
0
|
197
|
1
|
TP. Phan Thiết
|
32
|
3
|
1
|
35
|
|
|
35
|
2
|
Thị xã La Gi
|
12
|
4
|
|
16
|
5
|
|
21
|
3
|
Huyện Tuy Phong
|
14
|
|
|
14
|
1
|
|
15
|
4
|
Huyện Bắc Bình
|
22
|
3
|
|
25
|
|
|
25
|
5
|
Huyện H.Thuận Bắc
|
23
|
6
|
|
29
|
|
|
29
|
6
|
Huyện H.Thuận Nam
|
13
|
|
|
13
|
|
|
13
|
7
|
Huyện Tánh Linh
|
17
|
1
|
|
18
|
|
|
18
|
8
|
Huyện Hàm Tân
|
10
|
1
|
|
11
|
|
|
11
|
9
|
Huyện Đức Linh
|
22
|
|
|
22
|
|
|
22
|
10
|
Huyện Đảo Phú Quý
|
4
|
4
|
|
8
|
|
|
8
|
Phụ lục 9: Các chỉ tiêu phát triển giáo dục phổ thông đến
năm 2020
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq
(%)
|
2011- 2015
|
2016- 2020
|
1. Số trường
|
Trường
|
431
|
508
|
537
|
1,89
|
1,20
|
Tiểu học
|
Trường
|
282
|
304
|
314
|
1,52
|
0,65
|
Trung học cơ sở
|
Trường
|
123
|
141
|
151
|
2,64
|
1,53
|
Trung học phổ thông
|
Trường
|
26
|
29
|
36
|
1,89
|
1,20
|
Trường nhiều cấp học, trong đó:
|
Trường
|
|
34
|
36
|
|
|
- Trường MN-TH-THCS-THPT
|
Trường
|
|
10
|
10
|
|
|
- Trường MN-TH-THCS
|
Trường
|
|
22
|
24
|
|
|
- Trường MN-TH
|
Trường
|
|
1
|
1
|
|
|
- Trường TH-THCS-THPT
|
Trường
|
|
1
|
1
|
|
|
2. Số lớp học
|
Lớp
|
7.739
|
7.905
|
8.500
|
0,89
|
1,46
|
Tiểu học
|
Lớp
|
4328
|
4172
|
4500
|
0,30
|
1,53
|
Trung học cơ sở
|
Lớp
|
2381
|
2506
|
2700
|
0,58
|
1,50
|
Trung học phổ thông
|
Lớp
|
1030
|
1227
|
1300
|
3,78
|
1,16
|
3. Số giáo viên
|
giáo viên
|
12.127
|
14.048
|
15.210
|
0,36
|
0,59
|
Tiểu học
|
giáo viên
|
5.323
|
6.411
|
6.950
|
3,90
|
1,63
|
Trung học cơ sở
|
giáo viên
|
4.783
|
5.012
|
5.400
|
0,87
|
1,50
|
Trung học phổ thông
|
giáo viên
|
2.021
|
2.625
|
2.860
|
7,62
|
1,73
|
4. Tổng số học sinh phổ thông
|
học sinh
|
236.038
|
252.843
|
274.500
|
0,99
|
1,15
|
Tiểu học
|
học sinh
|
110.397
|
112.636
|
121.500
|
0,54
|
1,53
|
Trung học cơ sở
|
học sinh
|
80.265
|
85.207
|
94.500
|
0,08
|
2,09
|
Trung học phổ thông
|
học sinh
|
45.376
|
55.000
|
58.500
|
3,37
|
1,74
|
Phụ
lục 10: Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất giáo dục phổ thông đến năm 2020
Hạng mục
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq
(%)
|
2011- 2015
|
2016- 2020
|
1. Tổng số phòng học, phòng chức
năng
|
6.925
|
8094
|
9258
|
3,17
|
2,72
|
a) Tổng số phòng
học
|
5.952
|
6.464
|
6.993
|
1,66
|
1,59
|
- Tiểu học
|
3.264
|
3.678
|
3.967
|
2,42
|
1,53
|
- Trung học cơ sở
|
1829
|
1.800
|
1.940
|
-0,32
|
1,51
|
- Trung học phổ
thông
|
859
|
986
|
1.086
|
2,80
|
1,95
|
b) Tổng số phòng
chức năng
|
973
|
1630
|
2.265
|
10,87
|
6,80
|
2. Số phòng học, phòng chức năng xây
dựng kiên cố
|
4.083
|
5.666
|
8.332
|
6,77
|
8,02
|
3. Tỷ lệ phòng học,
phòng chức năng xây dựng kiên cố (%)
|
58,8
|
70
|
100
|
|
|
Phụ
lục 11: Phát triển hệ thống trường tiểu học
STT
|
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
|
2010
|
2011-2015
|
2016- 2020
|
Tổng số
|
Thành lập mới
|
Tổng số
|
Thành lập mới
|
Tổng số
|
Tổng
|
Tư thục
|
Tổng
|
Tư thục
|
|
Toàn tỉnh
|
282
|
22
|
|
304
|
10
|
2
|
314
|
1
|
TP. Phan Thiết
|
32
|
4
|
|
36
|
|
|
36
|
2
|
Thị xã La Gi
|
22
|
2
|
|
24
|
1
|
1
|
25
|
3
|
Huyện Tuy Phong
|
33
|
3
|
|
36
|
3
|
1
|
39
|
4
|
Huyện Bắc Bình
|
33
|
4
|
|
37
|
|
|
37
|
5
|
Huyện H. Thuận Bắc
|
48
|
1
|
|
49
|
|
|
49
|
6
|
Huyện H. Thuận Nam
|
28
|
2
|
|
30
|
2
|
|
32
|
7
|
Huyện Tánh Linh
|
30
|
1
|
|
31
|
2
|
|
33
|
8
|
Huyện Hàm Tân
|
17
|
4
|
|
21
|
2
|
|
23
|
9
|
Huyện Đức Linh
|
33
|
|
|
33
|
|
|
33
|
10
|
Huyện Đảo Phú Quý
|
6
|
1
|
|
7
|
|
|
7
|
Phụ
lục 12: Phát triển hệ thống trường THCS đến 2020
STT
|
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
|
2010
|
2011-2015
|
2016- 2020
|
Tổng số
|
Thành lập mới
|
Tư thục
|
Tổng số
|
Thành Lập mới
|
Tư thục
|
Tổng số
|
|
Toàn tỉnh
|
123
|
40
|
23*
|
163
|
14
|
2*
|
177
|
1
|
TP. Phan Thiết
|
12
|
9
|
3*
|
21
|
4
|
-
|
25
|
2
|
Thị xã La Gi
|
7
|
5
|
2*
|
12
|
3
|
1*
|
15
|
3
|
Huyện Tuy Phong
|
14
|
2
|
1*
|
16
|
1
|
1*
|
17
|
4
|
Huyện Bắc Bình
|
16
|
5
|
3*
|
21
|
-
|
|
21
|
5
|
Huyện H. Thuận Bắc
|
18
|
5
|
4*
|
23
|
-
|
|
23
|
6
|
Huyện H. Thuận Nam
|
13
|
5
|
3*
|
18
|
-
|
|
18
|
7
|
Huyện Tánh Linh
|
18
|
2
|
2*
|
20
|
2
|
|
22
|
8
|
Huyện Hàm Tân
|
9
|
3
|
2*
|
12
|
1
|
|
13
|
9
|
Huyện Đức Linh
|
13
|
3
|
3*
|
16
|
2
|
|
18
|
10
|
Huyện Đảo Phú Quý
|
3
|
1
|
|
4
|
1
|
|
5
|
Ghi chú : ( *) Trường nhiều cấp
học
Phụ
lục 13: Phát triển hệ thống trường THPT đến năm 2020
STT
|
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
|
2010
|
2011-2015
|
2016- 2020
|
Tổng số
|
Thành lập mới
|
Tư thục
|
Tổng số
|
Thành Lập mới
|
Tư thục
|
Tổng số
|
|
Toàn tỉnh
|
26
|
13
|
10
|
39
|
8
|
1
|
47
|
1
|
TP. Phan Thiết
|
6
|
3
|
2*
|
9
|
|
|
9
|
2
|
Thị xã La Gi
|
3
|
1
|
1*
|
4
|
|
|
4
|
3
|
Huyện Tuy Phong
|
2
|
2
|
1*
|
4
|
1
|
|
5
|
4
|
Huyện Bắc Bình
|
2
|
1
|
1*
|
3
|
2
|
|
5
|
5
|
Huyện H. Thuận Bắc
|
3
|
1
|
1*
|
4
|
2
|
|
6
|
6
|
Huyện H. Thuận Nam
|
2
|
1
|
1*
|
3
|
|
|
3
|
7
|
Huyện Tánh Linh
|
2
|
1
|
1*
|
3
|
1
|
|
4
|
8
|
Huyện Hàm Tân
|
2
|
2
|
1*
|
4
|
|
|
4
|
9
|
Huyện Đức Linh
|
3
|
1
|
1*
|
4
|
1
|
|
5
|
10
|
Huyện Đảo Phú Quý
|
1
|
-
|
|
1
|
1
|
1*
|
2
|
Ghi chú : ( *) Trường nhiều cấp
học
Phụ
lục 14: Nhu cầu đầu tư phát triển CSVC giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp
đến năm 2015 và 2020
STT
|
HẠNG MỤC
|
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Số phòng học, phòng
chức năng
|
Số phòng thí
nghiệm, thực hành
|
Số phòng học, phòng
chức năng
|
Số phòng thí
nghiệm, thực hành
|
Số phòng học, phòng
chức năng
|
Số phòng thí
nghiệm, thực hành
|
1
|
Trung tâm GDTX-HN
La Gi
|
35
|
5
|
30
|
9
|
35
|
10
|
2
|
Trung tâm GDTX-HN
Bắc Bình
|
6
|
2
|
10
|
5
|
15
|
6
|
3
|
Trung tâm GDTX-HN
Tánh Linh
|
6
|
2
|
10
|
5
|
15
|
6
|
4
|
Trung tâm GDTX-HN
Đức Linh
|
20
|
2
|
20
|
5
|
30
|
8
|
5
|
Trung tâm GDTX-HN
tỉnh
|
0
|
0
|
15
|
5
|
30
|
10
|
6
|
Trung tâm GDTX-HN T.
Phong
|
|
|
10
|
5
|
15
|
6
|
7
|
Trung tâm GDTX-HN
Hàm Thuận Bắc
|
|
|
10
|
5
|
15
|
6
|
8
|
Trung tâm GDTX-HN
Hàm. Thuận Nam
|
|
|
10
|
5
|
15
|
6
|
9
|
Trung tâm GDTX-HN
Hàm Tân
|
|
|
10
|
5
|
15
|
6
|
10
|
Trung tâm GDTX-HN
Phú Quý
|
|
|
7
|
3
|
9
|
4
|
Tổng số
|
67
|
11
|
132
|
52
|
194
|
68
|
Phụ lục 15: Nhu cầu phát triển lao động qua đào tạo đến
năm 2020
TT
|
Chỉ tiêu
|
2010
|
2015
|
2020
|
Số lượng (người)
|
Cơ cấu (%)
|
Số lượng (người)
|
Cơ cấu (%)
|
Số lượng (người)
|
Cơ cấu (%)
|
I
|
Dân số trung bình
|
1.176.913
|
1.224.749
|
1.274.528
|
1
|
Tổng số lao động
làm việc
|
609.540
|
100
|
707.445
|
100
|
821.076
|
100
|
2
|
Lao động chưa qua
đào tạo
|
438.869
|
72,0
|
318.350
|
45,0
|
246.323
|
30,0
|
3
|
Lao động đã qua đào
tạo
|
170.671
|
28,0
|
389.095
|
55,0
|
574.753
|
70,0
|
a
|
Đào tạo ngắn hạn
|
100.489
|
16,5
|
190.690
|
27,0
|
225.376
|
27,4
|
b
|
Sơ cấp
|
15.201
|
2,5
|
106.117
|
15,0
|
172.426
|
21,0
|
c
|
Trung cấp
|
25.185
|
4,1
|
42.447
|
6,0
|
78.002
|
9,5
|
d
|
Cao đẳng
|
10.722
|
1,8
|
21.223
|
3,0
|
41.054
|
5,0
|
e
|
Đại học
|
18.829
|
3,06
|
28.298
|
3,955
|
57.475
|
6,95
|
f
|
Trên đại học
|
245
|
0,040
|
320
|
0,045
|
420
|
0,05
|
II
|
Số lao động theo
trình độ/1vạn dân (người/10.000 dân)
|
|
|
|
|
|
1
|
Đại học trở lên
|
160
|
234
|
454
|
2
|
Cao đẳng
|
91
|
173
|
322
|
3
|
Trung cấp
|
212
|
347
|
612
|
4
|
Sơ cấp
|
129
|
866
|
1.352
|
5
|
Ngắn hạn< 3
tháng
|
854
|
1.557
|
1.768
|
Phụ
lục 16: Nhu cầu giáo viên mầm non và phổ thông đến năm 2020
Giáo viên
|
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Tổng số giáo viên
(người)
|
Giáo viên trên
chuẩn (người)
|
Tỷ lệ so
tổng số (%)
|
Tổng số
giáo viên (người)
|
Giáo viên
trên chuẩn (người)
|
Tỷ lệ so
tổng số (%)
|
TỔNG SỐ
|
14.081
|
19.108
|
10.042
|
|
22.550
|
14.802
|
|
1. Mầm non
|
1.954
|
5.060
|
2277
|
45
|
7340
|
4.404
|
60
|
2. Tiểu học
|
5.323
|
6.411
|
5128
|
80
|
6.950
|
6.602
|
95
|
3. Trung học cơ sở
|
4.783
|
5.012
|
2506
|
50
|
5.400
|
3.510
|
65
|
4.Trung học phổ
thông
|
2.021
|
2.625
|
131
|
5
|
2.860
|
286
|
10
|
Phụ
lục 17: Các chỉ tiêu phát triển Trường Cao đẳng Cộng đồng đến năm 2020
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq (%)
|
2011- 2015
|
2016- 2020
|
1. Tổng số học viên
|
Học viên
|
9.538
|
11.000
|
13.000
|
2,89
|
3,40
|
- Đại học
|
Học viên
|
5.731
|
6.100
|
6.800
|
1,26
|
2,20
|
- Cao đẳng
|
Học viên
|
1.615
|
2.400
|
3.000
|
8,24
|
4,56
|
- Trung cấp chuyên
nghiệp
|
Học viên
|
2.192
|
2.500
|
3.200
|
2,66
|
5,06
|
- Hệ khác
|
Học viên
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2. Số giáo viên,
cán bộ, nhân viên
|
Người
|
145
|
205
|
231
|
5,35
|
2,42
|
·
Ban
giám hiệu
|
Người
|
5
|
5
|
6
|
3,71
|
0,00
|
·
Giáo
viên, giảng viên
|
Người
|
89
|
122
|
140
|
4,33
|
3,40
|
·
Cán
bộ quản lý khoa, phòng
|
Người
|
17
|
33
|
35
|
3,30
|
0,00
|
·
Cán
bộ viên chức các khoa
|
|
12
|
15
|
17
|
4,56
|
2,53
|
·
Nhân
viên
|
|
22
|
30
|
33
|
6,40
|
1,92
|
3. Cơ sở vật chất
|
Phòng
|
162
|
181
|
200
|
2,24
|
2,02
|
- Số phòng học
|
Phòng
|
70
|
85
|
100
|
3,96
|
3,30
|
- Số phòng thí
nghiệm, thực hành
|
Phòng
|
10
|
13
|
15
|
5,39
|
2,90
|
- Thư viện
|
Phòng
|
2
|
3
|
5
|
8,45
|
10,76
|
Phụ lục 18: Nhu cầu nhân lực y tế của Bình Thuận đến năm
2020
Đơn vị:
người
Chỉ tiêu
|
Năm 2010
|
2011- 2015
|
2016-2020
|
|
Số lượng
|
Giảm (2%)
|
Bổ sung
|
Trung bình/ năm
|
Số lượng
|
Giảm (2%)
|
Bổ sung
|
Trung bình/ năm
|
|
|
1.Trình độ Bác sĩ
và cao hơn
|
599
|
864
|
12
|
253
|
51
|
1.032
|
16
|
152
|
30
|
|
Trong đó:
- Tiến sĩ hoặc CK
II
|
4
|
24
|
-
|
20
|
4
|
36
|
-
|
12
|
2
|
|
- Thạc sĩ hoặc CK I
|
248
|
323
|
5
|
100
|
20
|
425
|
6
|
120
|
24
|
|
- Đại học
|
347
|
517
|
7
|
253
|
51
|
571
|
10
|
152
|
30
|
|
2. Điều dưỡng, kỹ
thuật viên
|
2.090
|
3.024
|
42
|
976
|
195
|
3.612
|
60
|
648
|
130
|
|
Trong đó:
- Thạc sĩ hoặc CK I
|
2
|
10
|
1
|
9
|
2
|
22
|
2
|
10
|
2
|
|
- Cao đẳng
|
67
|
212
|
1
|
137
|
27
|
542
|
4
|
324
|
65
|
|
- Trung cấp
|
2.021
|
2.802
|
40
|
1.094
|
219
|
3.070
|
56
|
657
|
131
|
|
3. Dược sĩ cao cấp
|
44
|
123
|
10
|
89
|
18
|
258
|
2
|
137
|
27
|
|
Trong đó: Thạc sĩ
hoặc CK I
|
5
|
15
|
1
|
14
|
3
|
35
|
5
|
16
|
3
|
|
4. Dược sĩ trung
cấp
|
429
|
358
|
9
|
|
|
645
|
7
|
376
|
75
|
|
5. Cán bộ y tế học
đường
|
|
600
|
|
600
|
|
700
|
|
100
|
|
|
Phụ
lục 19: Lộ trình phát triển Trường Cao đẳng Y tế đến 2020
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq (%)
|
2011- 2015
|
2016- 2020
|
1. Tổng số học viên
|
Học viên
|
1619
|
3.790
|
5.600
|
14,53
|
8,91
|
- Cao đẳng, kỹ
thuật viên
|
Học viên
|
186
|
1.500
|
3.000
|
51,82
|
14,87
|
- Trung cấp
|
Học viên
|
1.148
|
1.360
|
1.500
|
3,45
|
1,98
|
- Hệ khác (cán bộ y
tế học đường)
|
Học viên
|
285
|
930
|
1.100
|
2,98
|
3,24
|
2. Số giáo viên,
cán bộ, nhân viên
|
Người
|
98
|
115
|
184
|
3,25
|
9,86
|
·
Ban
giám hiệu
|
Người
|
3
|
3
|
4
|
0,00
|
5,92
|
·
Giáo
viên, giảng viên
|
Người
|
62
|
72
|
133
|
3,04
|
13,06
|
·
Cán
bộ quản lý khoa, phòng
|
Người
|
14
|
17
|
20
|
3,96
|
3,30
|
·
Cán
bộ viên chức các khoa
|
Người
|
13
|
15
|
17
|
2,90
|
2,53
|
·
Nhân
viên
|
Người
|
6
|
8
|
10
|
5,92
|
4,56
|
3. Cơ sở vật chất
|
Phòng
|
65
|
77
|
117
|
|
|
- Số phòng học
|
Phòng
|
15
|
20
|
45
|
5,92
|
17,61
|
- Số phòng thí
nghiệm, thực hành
|
Phòng
|
13
|
15
|
25
|
2,90
|
10,76
|
- Ký túc xá sinh
viên
|
Phòng
|
36
|
40
|
45
|
2,13
|
2,38
|
- Thư viện
|
Phòng
|
1
|
2
|
2
|
14,87
|
0,00
|
Phụ
lục 20: Phát triển Trường Trung cấp nghề tỉnh đến năm 2020
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2010
|
2015
|
2020
|
Nhịp độ tăng bq (%)
|
2011- 2015
|
2016- 2020
|
1. Tổng số học viên
|
HS,SV
|
2.415
|
3.830
|
6.800
|
13,42
|
5,25
|
- Cao đẳng nghề
|
HS,SV
|
|
1.320
|
2.200
|
7,09
|
8,45
|
- Trung cấp nghề
|
HS,SV
|
1.533
|
2.010
|
4.100
|
10,86
|
15,08
|
- Sơ cấp nghề
|
HS,SV
|
882
|
500
|
500
|
9,68
|
5,15
|
2. Số giáo viên,
cán bộ, nhân viên
|
Người
|
93
|
110
|
129
|
3,41
|
3,24
|
Ban giám hiệu
|
Người
|
3
|
3
|
4
|
0,00
|
5,92
|
Giáo viên, giảng
viên
|
Người
|
60
|
71
|
79
|
3,42
|
2,16
|
Cán bộ quản lý
khoa, phòng
|
Người
|
8
|
10
|
14
|
4,56
|
6,96
|
Cán bộ viên chức
các khoa
|
Người
|
6
|
8
|
12
|
5,92
|
8,45
|
Nhân viên
|
Người
|
16
|
18
|
20
|
2,38
|
2,13
|
3. Cơ sở vật chất
|
Phòng
|
80
|
122
|
165
|
|
|
- Số phòng học
|
Phòng
|
23
|
35
|
50
|
8,76
|
7,39
|
- Số phòng thí
nghiệm, thực hành
|
Phòng
|
16
|
20
|
28
|
4,56
|
6,96
|
- Ký túc xá sinh
viên
|
Phòng
|
40
|
65
|
85
|
10,20
|
5,51
|
- Thư viện
|
Phòng
|
1
|
2
|
2
|
14,87
|
0,00
|
Phụ
lục 21: Nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng đến năm 2020
Hạng mục
|
Tổng số
|
2011 - 2015
|
2016 - 2020
|
Tổng số trường, xây
mới, mở rộng
|
Diện tích quy hoạch (ha)
|
Tổng số trường, xây
mới, mở rộng
|
Diện tích quy hoạch (ha)
|
Tổng số trường, xây
mới, mở rộng
|
Diện tích quy hoạch (ha)
|
- Xây dựng trường
nhiều cấp học
|
36
|
151,04
|
34
|
143,04
|
2
|
8,00
|
- Xây dựng Trường
mầm non
|
28
|
26,20
|
22
|
20,20
|
6
|
6,00
|
- Xây dựng Trường
tiểu học
|
32
|
48,00
|
22
|
33,5
|
10
|
14,50
|
- Xây dựng Trường
THCS
|
29
|
53,90
|
17
|
32,9
|
12
|
21,00
|
- Xây dựng Trường
THPT
|
10
|
35,50
|
3
|
11,00
|
7
|
24,50
|
- Xây dựng các
Trung tâm GDTX-HN
|
5
|
11,2
|
1
|
1,20
|
4
|
10,00
|
- Giáo dục chuyên
nghiệp và dạy nghề
|
11
|
119,73
|
8
|
108,73
|
3
|
11,00
|
Tổng cộng
|
151
|
445,57
|
107
|
350,57
|
44
|
95,00
|
Phụ
lục 22: Xác định nhu cầu vốn đầu tư
STT
|
HẠNG MỤC
|
Đơn vị
|
Tổng số
|
Chia theo giai
đoạn
|
2011 - 2015
|
2016 - 2020
|
I
|
Tổng số phòng xây mới và xây thay
thế
|
Phòng
|
7.630
|
2.877
|
4.753
|
1
|
Mầm non
|
Phòng
|
4.716
|
1.373
|
3.343
|
2
|
Phổ thông
|
Phòng
|
2.353
|
1.189
|
1.164
|
3
|
TT GDTX-HN
|
Phòng
|
200
|
56
|
144
|
4
|
Các Trường chuyên nghiệp, dạy nghề
|
Phòng
|
361
|
259
|
102
|
II
|
Tổng nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)
|
|
8.818,00
|
3.905,00
|
4.913,00
|
1
|
Xây dựng CSVC
|
Tỷ đồng
|
3.747,00
|
1.499,00
|
2.248,00
|
-
|
Mầm non
|
Tỷ đồng
|
1.713,00
|
520,00
|
1.193,00
|
-
|
Phổ thông
|
Tỷ đồng
|
1.191,50
|
609,50
|
582,00
|
-
|
Trung Tâm GDTX và HN
|
Tỷ đồng
|
100,00
|
28,00
|
72,00
|
-
|
Các Trường chuyên nghiệp, dạy nghề
|
Tỷ đồng
|
180,50
|
129,50
|
51,00
|
-
|
Trường chuẩn quốc
gia
|
Tỷ đồng
|
562,00
|
212,00
|
350,00
|
2
|
Chi phí khác cho
các trường mới
|
Tỷ đồng
|
3.571,00
|
1.906,00
|
1.665,00
|
3
|
Trang, thiết bị các
cấp học
|
Tỷ đồng
|
1.500,00
|
500,00
|
1.000,00
|
* Chi phí theo phụ lục
này có tính đến đối với các trường mới thành lập, gồm xây dựng, san nền, công
trình phụ, điện nước, v.v…
* Trang thiết bị các
cấp học gồm thiết bị dạy học các bộ môn từng cấp học, bậc học.
* Nhu cầu kinh phí có
xác định tỷ lệ trượt giá hàng năm khoảng 10%