BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2847/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO CÔ ĐỠ THÔN BẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 5394/QĐ-BYT ngày 31 tháng
12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng chuyên môn thẩm định
“Chương trình và tài liệu đào tạo Cô đỡ thôn bản”;
Căn cứ Biên bản họp số 650/BB-BYT ngày 01 tháng
8 năm 2012 của Hội đồng chuyên môn thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo
Cô đỡ thôn bản;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo,
Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương
trình và tài liệu đào tạo “Cô đỡ thôn bản” kèm theo Quyết định này
Điều 2. Các cơ sở đào tạo
khi có nhu cầu về đào tạo Cô đỡ thôn bản thực hiện đào tạo theo Chương trình và
tài liệu đào tạo này để tổ chức các khoá đào tạo cho phù hợp với đối tượng, đảm
bảo chất lượng và hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực, kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh
Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ -
Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các
Cục, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Hiệu
trưởng các Trường Đại học Y Dược, Cao đẳng, Trung cấp Y tế và các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, BM-TE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
|
TÀI LIỆU
ĐÀO
TẠO CÔ ĐỠ THÔN BẢN
TÀI LIỆU DÙNG CHO GIẢNG VIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2847/QĐ-BYT ngày 15/8/2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
MỤC
LỤC
Nội dung
Lời giới thiệu
Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Danh sách cán bộ tham gia biên soạn tài liệu
Một số từ đồng nghĩa giữa Miền Bắc và Miền Nam
Chương trình đào tạo Cô đỡ thôn bản
Phần 1 – Kiến thức chung
1. Nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản trong mạng lưới y tế
2. Tư vấn, Truyền thông giáo dục cộng đồng về hành
vi ảnh hưởng đến sức khỏe
3. Giới thiệu các vấn đề sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ
sinh
4. Vô khuẩn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng
đồng
5. Khám toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp
thở, phù và thiếu máu
6. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
7. Vận động tiêm chủng
8. Tư vấn các biện pháp tránh thai
9. Các biện pháp tránh thai
10. Vệ sinh và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai
11. Vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế
an toàn
12. Một số bệnh thông thường ở phụ nữ và trẻ nhỏ:
ghẻ, giun, sốt ở trẻ em, sốt rét, tiêu chảy
Phần 2 - Chăm sóc trong thời kỳ mang thai
13. Sự thụ thai và quá trình phát triển của thai
14. Xác định có thai, tuổi thai và dự kiến ngày đẻ
15. Các bước khám thai chính
16. Chăm sóc thai nghén
17. Các dấu hiệu bất thường khi mang thai
Phần 3 – Chăm sóc trong khi đẻ và ngay sau đẻ
18. Chuẩn bị trước khi đẻ
19. Theo dõi chuyển dạ đẻ
20. Các dấu hiệu bất thường trong khi đẻ
21. Đỡ đẻ thường tại nhà sử dụng gói đỡ đẻ sạch
trong trường hợp đẻ rơi, sản phụ không thể đến cơ sở y tế
22. Đỡ rau và kiểm tra rau
23. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ
24. Hồi sức trẻ sơ sinh bị ngạt
25. Xử trí đẻ rơi tại cộng đồng
26. Xử trí ban đầu chảy máu trong và ngay sau đẻ
Phần 4 – Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ
27. Hướng dẫn cho con bú mẹ
28. Chăm sóc bà mẹ sau đẻ thường
29. Đánh giá và chăm sóc trẻ trong ngày đầu sau đẻ
30. Các dấu hiệu bất thường ở bà mẹ và trẻ sơ sinh
sau đẻ
31. Chăm sóc trẻ nhẹ cân
LỜI GIỚI THIỆU
Làm mẹ an toàn, giảm tử vong mẹ (TVM) và tử vong sơ
sinh (TVSS) là một trong những mục tiêu chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe
toàn dân. Mặc dù ngành Sản phụ khoa thế giới đã có những bước phát triển về kỹ
thuật và đạt được những thành tự lớn nhưng hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng
585.000 phụ nữ chết do mang thai và sinh con gây ra.
Theo điều tra của Bộ Y tế năm 2002, tỉ lệ TVM ở 7
vùng địa lý của Việt Nam là 165/100.000 trường hợp đẻ sống, trong đó 41% nguyên
nhân là do băng huyết sau đẻ, 21,3% do nhiễm độc thai nghén và 16,6% do nhiễm trùng
đường sinh sản. Hơn nữa, tỷ lệ TVM ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 411/100.000
và tại các tỉnh Miền núi trung du là 269/100.000 trường hợp đẻ sống. So với tỷ
lệ chung của cả nước thì TVM tại các vùng đông người dân tộc thiểu số còn rất
cao gắn liền với phong tục đẻ tại nhà hay đẻ tại những nơi khác nhưng không phải
cơ sở y tế và không do những người được đào tạo đỡ.
Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em khác nhau
cùng sinh sống hòa thuận và hưởng chung mọi chính sách ưu đãi của nhà nước về mọi
lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị và y tế... nhằm giảm bớt sự chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và vùng núi - hải đảo. Việc việc
xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng núi là một
trong những chiến lược ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, đặc biệt những
cán bộ y tế thôn bản người dân tộc thiểu số vì chính họ sẽ là những người sử dụng
ngôn ngữ của dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin
quan trọng về chăm sóc sức khỏe.
Từ bài học kinh nghiệm trong việc đào tạo thí điểm
500 Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số Bệnh viện Từ Dũ tiến hành, việc triển
khai đào tạo Cô đỡ thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn do các Chương
trình/dự án tiến hành (Dự án “Tăng cường năng lực cho Bộ Y tế trong việc thực
hiện Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001- 2010” do UNFPA tài trợ,
Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh do Hà Lan tài trợ, Dự án CSSKSS
do Pathfinder tài trợ, Dự án CSSKSS thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia, ….) Vụ
Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe bà mẹ, trẻ em phát triển thành tài liệu và chương trình đào tạo. Hiệu
quả của chương trình thể hiện qua khả năng trong quản lý thai, vận động họ khám
và đẻ tại trạm y tế xã của cô đỡ thôn bản (CĐTB). Trường hợp sản phụ không thể
sinh tại trạm y tế xã hay đẻ rơi do nhà quá xa, CĐTB cũng đỡ sinh tại nhà theo
đúng kỹ thuật, an toàn và không gây tai biến cho mẹ và con. Ngoài ra các cô đỡ
thôn bản còn vận động tiêm chủng mở rộng và đích thân các em lĩnh thuốc về buôn
làng đếm tiêm VAT tận nhà cho các thai phụ có thai nhưng không có điều kiện tiếp
cận với cơ sở y tế. CĐTB còn giúp địa phương trong công tác báo cáo số liệu mà
CĐTB quản lý thai, số phụ nữ trong diện sinh đẻ, số trẻ em từ 0-5 tuổi.
Tài liệu đào tạo Cô đỡ thôn bản được các nhà chuyên
môn hợp tác với các nhà sư phạm có kinh nghiệm biên soạn và chỉnh sửa nhiều lần,
đã được thu thập ý kiến và thử nghiệm ở nhiều cấp, nhiều địa phương. Nhân dịp
này, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ,
Ban biên soạn, biên tập, hiệu đính đã giúp cho bộ sách được xuất bản.
Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm và góp ý chân
thành của quý đồng nghiệp để mô hình đào tạo này ngày càng hoàn thiện và hiệu
quả hơn.
HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO “CÔ ĐỠ THÔN BẢN”
1. Bộ tài liệu đào tạo này gồm
2 cuốn:
1.1. Sách dùng cho học viên: bao gồm 31 bài học được
soạn theo phương pháp dạy học tích cực, có mục tiêu học tập (MTHT) cho mỗi bài,
có nội dung rõ ràng theo đúng mục tiêu, có phần tự lượng giá sau mỗi bài học
kèm theo đáp án để học viên có thể tham khảo và tự học.
1.2. Sách dùng cho giảng viên bao gồm các kế hoạch
dạy học, thời gian giảng dạy và phương pháp dạy học tích cực cho từng bài.
Ngoài ra, các đáp án của từng bài trong sách học
viên đã được tách ra để in lại ở phần “Đáp án” để ở cuối sách tránh việc HV có
thể xem đáp án ngay khi đọc câu hỏi nhưng cũng để HV có thể tìm được đáp án
đúng sau khi họ tự làm bài tập.
2. Những người có thể sử dụng
bộ sách này:
2.1. Với cuốn tài liệu cho học viên:
- Cuốn sách này sau khi Bộ Y tế duyệt sẽ được sử dụng
làm tài liệu đào tạo chính thức trong các lớp đào tạo cô đỡ thôn bản của các tỉnh
miền núi trong cả nước.
- Nếu chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản được sự
tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng có thể sử dụng tài liệu này cho học viên
vì tài liệu đã được Bộ Y tế chấp nhận để đào tạo CĐTB trong cả nước (tất nhiên
thời gian học có thể dài hơn, nội dung học có thể thêm một số kiến thức cần thiết
theo yêu cầu về mục tiêu đào tạo của dự án đó).
- Những người tự nguyện tham gia dịch vụ Chăm sóc
SKSS (thuộc biên chế nhà nước hoặc ngoài nhà nước) có nguyện vọng tự học, tự
nâng cao kiến thức cũng có thể đọc cuốn tài liệu này.
- Những người làm công việc liên quan đến dân số,
quản lý y tế và quản lý chất lượng dịch vụ SKSS cũng có thể tham khảo các nội
dung cần thiết cho mình trong tài liệu này.
2.2. Sử dụng cuốn tài liệu cho giáo viên:
- Các giáo viên tuyến quốc gia và tuyến tỉnh đã được
tập huấn sẽ sử dụng cuốn sách này để giảng dạy tại các lớp học được phép đào tạo
tại địa phương của mình.
- Các giáo viên chuyên nghiệp và kiêm chức giảng dạy
về SKSS thuộc các tỉnh khác, các Dự án hợp tác khác có lớp học/nội dung học tập
liên quan cũng có thể tham khảo tài liệu này.
- Các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục muốn
tham khảo về các phương pháp dạy học tích cực, cách xây dựng các mô đun tự học,
cách biên soạn kế hoạch bài học, cách viết các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan, các bài tập tư duy.... đều có thể tham khảo tài liệu này.
3. Cách sử dụng bộ sách:
3.1. Với học viên
Tài liệu đào tạo “Cô đỡ thôn bản” - Tài liệu dùng
cho giảng viên
3.1.1. Trong điều kiện có các khoá tập huấn/đào tạo
lại và có giáo viên hướng dẫn:
- Học viên nên đọc trước các bài học, thử làm các
trắc nghiệm ở phần tự lượng giá và tự đối chiếu với mục tiêu học tập xem phần
nào mình chưa đạt được, để sẵn sàng trao đổi với bạn học cũng như giảng viên
khi học tập.
- Trong lớp học, tích cực tham gia các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức như trả lời câu hỏi, đọc và bình luận tài liệu, làm
bài tập, làm test, thảo luận nhóm, đóng vai, thực hành theo các bảng kiểm chuẩn.
Cần tăng cường suy xét và tự phản hồi kết hợp với sự năng động trong nhóm để đạt
được mục tiêu học tập.
- Sử dụng phần tự lượng giá ở cuối bài để tự điều
chỉnh, tự bổ sung (kết hợp sử dụng đáp án).
3.1.2. Trong điều kiện tự học, không có lớp tập huấn
và không có giáo viên hướng dẫn:
- Người tự học nên đọc kỹ các bài học, tự đối chiếu
các cách làm hiện tại của mình, tìm ra các điều cần điều chỉnh hoặc cần thay đổi
hành vi cho phù hợp. Cách tự đối chiếu có hiệu quả là xem xét kỹ các mục tiêu học
tập và sử dụng phần tự lượng giá, đối chiếu với đáp án. Các phần thực hành nên
làm trước trên người khoẻ, trên mô hình đơn giản và bám sát các bảng kiểm chuẩn.
- Người tự học có thể tự tổ chức thành các nhóm học
tập để nghiên cứu tài liệu, bàn bạc với nhau về các điểm mới cần thực hiện và
có thể mời người có trình độ cao hơn (hoặc người đã được tập huấn tài liệu này)
hỗ trợ cho nhóm mình.
3.2. Với các giáo viên (sử dụng cuốn tài liệu cho
giảng viên)
Dù là giáo viên đã/hay chưa được tập huấn về cách
giảng dạy tài liệu này, trước khi lên lớp dạy bài nào cũng cần đọc kỹ mục tiêu
học tập và nội dung bài học trong tài liệu dành cho học viên để chuẩn bị tốt nhất
cho bài giảng.
3.2.1. Với giáo viên đã được tập huấn về cách giảng
dạy tài liệu này:
- Nên tham khảo các kế hoạch bài học cho từng chủ đề.
Khi cần thiết có thể điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh dạy học cụ thể của
mình (thí dụ: điều chỉnh thời gian, thay đổi cách dạy học cho phù hợp và hiệu
quả hơn, biên soạn thêm các test, làm thêm đồ dùng dạy học đơn giản...)
- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
cho người lớn, giảm thuyết trình tự động một chiều, tận dụng các bảng kiểm, các
câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các sơ đồ diễn tiến, các tranh vẽ... để dạy học.
3.2.2. Với giáo viên chưa được tập huấn về cách giảng
dạy tài liệu này:
- Cần thành lập nhóm giáo viên, cùng nhau nghiên cứu
kỹ về Mục tiêu chung và mục tiêu học tập từng bài, phân công chuẩn bị cả về nội
dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Có những phần phải trình diễn thử
trong nhóm giáo viên (như sử dụng một bảng kiểm mới, áp dụng một phương pháp dạy
học tích cực, làm test...). Những bài mới hoặc khó dạy nên tổ chức dạy thử để
góp ý kiến nâng cao chất lượng. Cần xác định rõ đối tượng và chương trình đào tạo,
phân công người quản lý và theo dõi lớp học.
- Có thể mời một giáo viên có kinh nghiệm của trường
trung học y tế hỗ trợ việc thực hiện các phương pháp này.
- Rút kinh nghiệm và thảo luận tập thể sau từng bài
học, khoá học, thu thập ý kiến của học viên là những biện pháp tốt giúp nâng
cao chất lượng dạy học.
DANH SÁCH
CÁN BỘ THAM GIA XÂY DỰNG TÀI LIỆU
Chủ biên
Ts. Lưu Thị Hồng - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y
tế
Tham gia biên soạn
Gs. Ts. Trần Thị Phương Mai - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ -
Trẻ em, Bộ Y tế
Bs. Nguyễn Phiên - Vụ Khoa học - Đào tạo, Bộ Y tế
Bs. Phó Đức Nhuận - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bs. Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Hội Nội tiết, sinh sản
- TP Hồ Chí Minh
Ts. Phạm Thị Hoa Hồng - Bệnh viện Phụ sản Trung
ương
Ts Lưu Thị Hồng - Đại học Y Hà nội
Ts. Phan Trung Hòa - Bệnh viện Từ Dũ - TP Hồ Chí
Minh
Ts. Nguyễn Duy Khê - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ
Y tế
Ths. Nguyễn Đức Vinh - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em,
Bộ Y tế
Ts. Huỳnh Thị Thu Thủy - Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí
Minh
Ths. Phan Thị Kim Thủy - Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ
Y tế
Ts. Nguyễn Thị Ngọc Khanh - Bệnh viện Phụ sản Trung
ương
Ths. Nghiêm Xuân Hạnh - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em,
Bộ Y tế
Ths. Đinh Anh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ
Y tế
Bs. Hoàng Anh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ
Y tế
Nhóm thư ký
Bs. Nguyễn Minh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em,
Bộ Y tế
CN. Nguyễn Hồng Linh - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em,
Bộ Y tế
Ts. Trần Quang Lâm - Dự án SKSS, PI/RHP
Ths. Nguyễn Vân Phương - Dự án SKSS, PI/RHP
MỘT
SỐ TỪ ĐỒNG NGHĨA GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM
Bút
|
Viết
|
Chiều cao tử cung
|
Bề cao TC
|
Bánh rau
|
Bánh nhau
|
Sau sinh, sau đẻ
|
Sau sanh
|
Chảy máu sau đẻ
|
Băng huyết sau sanh
|
Nhầy
|
Nhớt
|
Giai đoạn tiềm tàng, tích cực
|
Giai đoạn tiềm thời, hoạt động
|
Vết khâu TSM
|
Vết may TSM
|
Buộc rốn
|
Cột rốn
|
Chết
|
Tử vong
|
Choáng
|
Sốc
|
Cơn co tử cung
|
Cơn gò tử cung
|
Tức bụng
|
Trằn bụng
|
Đậu phụ
|
Đậu hũ
|
Thuốc nhuận tràng
|
Thuốc sổ
|
Muỗi Anôphen
|
Muỗi đòn xóc
|
Bọ gậy
|
Loăng quăng
|
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CÔ ĐỠ THÔN BẢN VỀ CHĂM SÓC CƠ BẢN SỨC KHỎE SINH SẢN
TẠI CỘNG ĐỒNG, CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRƯỚC - TRONG VÀ SAU SINH, CHĂM SÓC SỨC
KHỎE TRẺ EM TẠI NHÀ VÀ TƯ VẤN KHHGĐ
1. Giới thiệu
Làm mẹ an toàn, giảm tử vong mẹ (TVM) và tử vong sơ
sinh (TVSS) là một trong những mục tiêu chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe
toàn dân. Theo điều tra của Bộ y tế năm 2002, tỉ lệ TVM của 7 vùng địa lý của
Việt Nam là 165/100.000 trường hợp đẻ sống, trong đó 41% nguyên nhân là do băng
huyết sau đẻ, 21,3% do nhiễm độc thai nghén và 16,6% do nhiễm trùng đường sinh
sản. So với tỷ lệ chung của cả nước thì TVM tại các vùng đông người dân tộc thiểu
số còn rất cao gắn liền với phong tục đẻ tại nhà hay đẻ tại những nơi khác
nhưng không phải cơ sở y tế và không do những người được đào tạo đỡ. Trong những
nguyên nhân TVM, 50% là có thể tránh được.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em khác nhau cùng sinh sống
hòa thuận và hưởng chung mọi chính sách ưu đãi của nhà nước. Việc việc xây dựng
và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng núi là một trong những
chiến lược ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, đặc biệt những cán bộ y tế
thôn bản người dân tộc thiểu số vì chính họ sẽ là những người sử dụng ngôn ngữ
của dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng
về chăm sóc sức khỏe.
Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế xây dựng tài liệu
đào tạo cô đỡ thôn bản với thời gian đào tạo 6 tháng bao gồm cả lý thuyết và thực
hành. Khóa học này nhằm cung cấp cho đối tượng học viên sau này là cô đỡ thôn bản
những kiến thức và năng lực chăm sóc cơ bản về Sức khỏe sinh sản, tập trung vào
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước - trong và sau sinh, chăm sóc sức khỏe trẻ em và
tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
2. Mục tiêu khóa học
Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành khóa học này, học viên (là các
cô đỡ thôn bản tương lai) có thể: Có kiến thức - kỹ năng ở mức độ cơ bản để thực
hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước
trong và sau sinh, chăm sóc sức khỏe trẻ em tại nhà và tư vấn KHHGĐ.
Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể:
• Về kiến thức
1. Xác định được các vấn đề sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ
sinh
2. Mô tả sơ lược về cơ quan sinh dục trong và ngoài
của phụ nữ
3. Vận động tiêm chủng
4. Phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong khi
mang thai
5. Giới thiệu về các biện pháp tránh thai thông thường
6. Mô tả sự thụ thai và quá trình phát triển của
thai
7. Xác định các dấu hiệu nguy hiểm trong khi đẻ
8. Xác định các dấu hiệu bất thường ở bà mẹ và trẻ
sơ sinh sau đẻ
• Về kỹ năng
9. Sử dụng kỹ năng tư vấn, truyền thông giáo dục cộng
đồng về hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe.
10. Áp dụng các phương pháp vô khuẩn trong CSSKSS tại
cộng đồng
11. Thực hành khám toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết
áp, nhịp thở, phù và thiếu máu
12. Thực hành tư vấn các biện pháp tránh thai
13. Thực hành tư vấn hướng dẫn về vệ sinh và dinh
dưỡng cho bà mẹ
14. Tiến hành vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến
cơ sở y tế an toàn
15. Xử trí một số bệnh thông thường ở phụ nữ và trẻ
nhỏ: ghẻ, giun sán, sốt ở trẻ em, sốt rét, tiêu chảy
16. Thực hành xác định có thai, tính tuổi thai và dự
kiến ngày đẻ
17. Thực hành các bước khám thai chính
18. Thực hành chăm sóc thai nghén
19. Tiến hành chuẩn bị trước khi đẻ
20. Thực hành theo dõi chuyển dạ đẻ
21. Thực hành đỡ đẻ thường tại nhà, sử dụng gói đỡ
đẻ sạch trong trường hợp đẻ rơi, sản phụ không thể đến cơ sở y tế
22. Thực hành đỡ và kiểm tra bánh rau
23. Thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi đẻ
24. Thực hành hồi sức trẻ sơ sinh bị ngạt
25. Thực hành xử trí đẻ rơi tại cộng đồng
26. Thực hành xử trí ban đầu chảy máu trong và ngay
sau khi đẻ
27. Thực hành hướng dẫn cho con bú mẹ
28. Tiến hành chăm sóc bà mẹ sau đẻ thường
29. Thực hành đánh giá trẻ và chăm sóc trẻ trong
ngày đầu
30. Thực hành chăm sóc trẻ nhẹ cân
• Về thái độ
31. Xác định nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản trong mạng
lưới y tế
32. Đánh giá khóa đào tạo
3. Đối tượng:
- Giảng viên: Là các bác sỹ, nữ hộ sinh đang công
tác trong lĩnh vực CSSKSS; Có kỹ năng lâm sàng về CSSKSS hoặc trong nhóm giảng
viên có ít nhất một người có kỹ năng lâm sàng về CSSKSS; Được đào tạo giảng
viên về đào tạo cô đỡ thôn bản và có kinh nghiệm giảng dạy;
- Học viên: Là nữ giới, người dân tộc thiểu số sống
tại các thôn bản ở vùng sâu, vùng khó khăn; Học hết lớp 5 trở lên và biết tiếng
Kinh; Có kỹ năng giao tiếp;
Kinh tế tạm ổn định; Có thời gian tham gia học tập
liên tục 6 tháng; Cam kết sau khi học sẽ trở về thôn bản làm CĐTB; Ưu tiên là y
tế thôn bản, dưới 40 tuổi và đã lập gia đình.
4. Phân phối thời gian chương
trình đào tạo:
Tổng thời gian: 6 tháng (25 tuần), trong đó:
Tổng số tiết học lý thuyết: 95 tiết
Tổng số tiết học thực hành trên mô hình: 34 tiết
Tổng số tiết học thực hành lâm sàng: 756 tiết
Cách bố trí thời gian như sau:
- Hai tuần đầu để các học viên làm quen trường, lớp,
học viên - giảng viên và học lý thuyết
- Từ tuần thứ 3 trở đi có thể xen kẽ giữa học lý
thuyết, thực hành trên mô hình và học lâm sàng
- Sau khoảng 8-10 tuần có thể sắp xếp 1 đợt nghỉ 1
tuần thực hành lâm sàng và kết hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa hoặc tham quan
học tập tại các cơ sở tuyến trên, bệnh viện/trường học có mô hình điểm.
A. Lịch dạy học lý thuyết và thực hành trên mô
hình: 129 tiết
STT
|
Tên bài
|
Mục tiêu học tập
|
Số tiết
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
1.
|
Kiểm tra trước khóa học
|
- Lượng giá nhu cầu học tập.
- Lượng giá kiến thức trước học
|
2
|
2
|
0
|
2.
|
Nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản trong mạng lưới y tế
|
- Vai trò của CĐTB
- Nhiệm vụ quản lý của CĐTB
- Trách nhiệm chuyên môn của CĐTB
|
3
|
3
|
|
3.
|
Tư vấn truyền thông giáo dục cộng đồng về hành vi
ảnh hưởng đến sức khỏe
|
- Định nghĩa thông tin - giáo dục - truyền thông
và tư vấn về SKSS
- 6 bước tư vấn (6G)
- 14 kỹ năng, thái độ thường dùng khi tư vấn,
truyền thông
- Thực hành tư vấn, truyền thông nhóm
|
7
|
4
|
3
|
4.
|
Giới thiệu các vấn đề sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh
|
- Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ
, trẻ sơ sinh và trẻ em tại nhà
- Các vấn đề sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ
|
3
|
3
|
0
|
5.
|
Vô khuẩn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng
đồng
|
- Nguyên nhân và điều kiện thuận tiện gây nhiễm
trùng
- Bốn đối tượng cần được vô khuẩn
- Thao tác rửa tay thường quy
- Thực hành rửa tay thường quy
|
4
|
3
|
1
|
6.
|
Khám toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở,
phù và thiếu máu
|
- Đếm mạch: định nghĩa, nguyên tắc, bất thường
- Đo nhiệt độ: khái niệm, các rối loạn thân nhiệt
- Đo huyết áp: khái niệm, những yếu tố ảnh hưởng,
bệnh lý, dụng cụ đo
- Thực hành đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp
|
4
|
2
|
2
|
7.
|
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
|
- Cơ quan sinh dục ngoài
- Cơ quan sinh dục trong
- Khung chậu: cấu tạo, cách khám
- Thực hành khám trên mô hình
|
4
|
3
|
1
|
8.
|
Vận động tiêm chủng
|
- Thông tin về các chương trình tiêm chủng mở rộng
- Lịch tiêm chủng cho trẻ từ sơ sinh đến 18 tháng
tuổi
- Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi - Các
hình thức tiêm chủng
|
4
|
4
|
0
|
9.
|
Tư vấn các biện pháp tránh thai
|
- Mục đích tư vấn KHHGĐ
- Các bước tư vấn KHHGĐ
- Thực hành tư vấn KHHGĐ
|
4
|
2
|
2
|
10.
|
Các biện pháp tránh thai
|
- Dụng cụ tử cung
- Bao cao su
- Viên thuốc tránh thai kết hợp
- Thuốc tiêm tránh thai
- Thuốc tránh thai khẩn cấp
- Triệt sản nam, triệt sản nữ
|
6
|
6
|
0
|
11.
|
Vệ sinh và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai
|
- Vệ sinh thai nghén trong sinh hoạt và cá nhân
- Tiêm phòng và dùng thuốc
- Dinh dưỡng trong khi mang thai
|
3
|
3
|
0
|
12.
|
Vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế an
toàn
|
- Các nguyên tắc chính trong vận chuyển bà mẹ đến
cơ sở y tế an toàn
- Phương pháp vận chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế an
toàn
- Thực hành vận chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế an
toàn
- Các nguyên tắc chính trong vận chuyển trẻ sơ
sinh đến cơ sở y tế an toàn
- Phương pháp vận chuyển trẻ sơ sinh đến cơ sở y
tế an toàn
- Thực hành vận chuyển trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế
an toàn
|
5
|
3
|
2
|
13.
|
Một số bệnh thông thường ở phụ nữ và trẻ nhỏ
|
- Bệnh ghẻ
- Bệnh giun sán
- Sốt ở trẻ em
- Sốt rét
- Tiêu chảy
|
3
|
3
|
0
|
14.
|
Sự thụ thai và quá trình phát triển của thai
|
- Sự thụ thai và quá trình phát triển của thai
- Những dấu hiệu có thai
- Ba giai đoạn phát triển bình thường của thai
|
4
|
4
|
0
|
15.
|
Xác định có thai, tuổi thai và dự kiến ngày đẻ
|
- Xác định có thai
- Tính tuổi thai và dự kiến ngày đẻ
|
3
|
3
|
0
|
16.
|
Các bước khám thai
|
- Mục đích của việc khám thai định kỳ
- Chín bước khám thai
- Thực hành khám thai trên mô hình
|
4
|
2
|
2
|
17.
|
Chăm sóc thai nghén
|
- Định nghĩa chăm sóc thai nghén
- Những lợi ích của chăm sóc thai nghén
- Nội dung chăm sóc thai nghén
- Thực hành mô hình
|
3
|
2
|
1
|
18.
|
Các dấu hiệu bất thường khi mang thai
|
- Vì sao cần quan tâm đến những dấu hiệu nguy hiểm
khi mang thai
- Các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
|
4
|
4
|
0
|
19.
|
Chuẩn bị trước khi đẻ
|
- Chống nhiễm trùng
- Chuẩn bị phòng đẻ
- Chuẩn bị dụng cụ, thuốc
- Chuẩn bị giữ ấm cho trẻ sơ sinh
|
4
|
3
|
1
|
20.
|
Theo dõi chuyển dạ đẻ
|
- Định nghĩa chuyển dạ
- Chẩn đoán chuyển dạ thực sự
- Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
- Theo dõi và chăm sóc cuộc chuyển dạ
|
4
|
4
|
0
|
21.
|
Các dấu hiệu bất thường trong khi đẻ
|
- Tầm quan trọng của các dấu hiệu nguy hiểm trong
khi đẻ
- Những dấu hiệu nguy hiểm trong khi đẻ
|
3
|
3
|
0
|
22.
|
Đỡ đẻ thường tại nhà sử dụng gói đỡ đẻ sạch trong
trường hợp đẻ rơi sản phụ không thể đến cơ sở y tế
|
- Điều kiện để thực hiện đỡ đẻ
- Các bước đỡ đẻ chính
- Mục đích sử dụng gói đỡ đẻ sạch
- Sử dụng gói đỡ đẻ sạch
- Thực hành trên mô hình
|
4
|
2
|
2
|
23.
|
Đỡ và kiểm tra rau
|
- Xử trí sổ rau thường
- Đỡ rau
- Kiểm tra rau
- Chăm sóc ngay sau sổ rau
- Xử trí những bất thường khi sổ rau
- Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ
|
5
|
3
|
2
|
24.
|
Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi đẻ
|
- Thông tin cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh ngay
sau đẻ
- 8 bước chăm sóc trẻ ngay sau đẻ
- Thực hành chăm sóc trẻ ngay sau đẻ
|
4
|
2
|
2
|
25.
|
Hồi sức trẻ sơ sinh bị ngạt
|
- Thông tin chung về hồi sức sơ sinh
- Khái niệm ngạt, chuẩn bị hồi sức sơ
sinh, giữ ấm, dụng cụ và nơi làm hồi sức
- Các dấu hiệu quyết định hồi sức sơ sinh
- 5 bước tiến hành hồi sức sơ sinh
- Chăm sóc sau hồi sức sơ sinh
|
5
|
3
|
2
|
26.
|
Xử trí đẻ rơi tại cộng đồng
|
- Đẻ rơi tại nhà
- Đẻ rơi ở đồng ruộng
- Đẻ rơi trên đường, trên tàu xe
- Thực hành xử trí 3 trường hợp đẻ rơi tại cộng đồng
|
4
|
2
|
2
|
27.
|
Xử trí ban đầu chảy máu trong và ngay sau khi đẻ
|
- Cháy máu trong khi đẻ
- Cháy máu sau đẻ
- Cách nhận biết và cách xử trí chảy máu trong
khi đẻ và ngay sau đẻ
- Thực hành xử trí chảy máu trong khi đẻ và ngay
sau đẻ
|
4
|
2
|
2
|
28.
|
Hướng dẫn cho con bú mẹ
|
- Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
- Cho bú mẹ ngay sau sinh
- Hướng dẫn bà mẹ cho con bú bữa đầu tiên
- Thực hành hướng dẫn bà mẹ cho con bú
|
3
|
2
|
1
|
29.
|
Chăm sóc bà mẹ sau đẻ thường
|
- Chăm sóc cho bà mẹ thời kỳ sau đẻ
- Theo dõi, chăm sóc bà mẹ trong tuần đầu sau đẻ
|
3
|
3
|
0
|
30.
|
Đánh giá trẻ và chăm sóc trẻ trong ngày đầu sau đẻ
|
- Đánh giá trẻ trong ngày đầu sau đẻ
- Chăm sóc trẻ bình thường
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
- Chăm sóc rốn
- Tiêm chủng
- Cho trẻ bú mẹ
- Bảo vệ an toàn cho trẻ
- Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
- Thực hành trên mô hình
|
5
|
4
|
1
|
31.
|
Các dấu hiệu bất thường ở bà mẹ và trẻ sơ sinh
sau đẻ
|
- Tầm quan trọng của phát hiện các dấu hiệu nguy
hiểm
- Các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ sau đẻ
- Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh sau đẻ
- Thực hành xử trí ban đầu các dấu hiệu nguy hiểm
ở bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ
|
4
|
2
|
2
|
32.
|
Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân
|
- Định nghĩa trẻ đẻ nhẹ cân
- Các yếu tố liên quan tới trẻ đẻ nhẹ cân và cách
xử trí
- Chăm sóc trẻ đẻ nhẹ cân
- Chăm sóc bà mẹ Căng-gu-ru
- Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ đẻ nhẹ cân bú
- Thực hành trên mô hình
|
5
|
3
|
2
|
33.
|
Kiểm tra sau khóa học lí thuyết và thực hành
|
- Kiểm tra bài lý thuyết
- Thực hành trên mô hình chấm theo bảng kiểm.
|
2
|
1
|
1
|
|
Cộng
|
|
129
|
95
|
34
|
B. Lịch thực hành lâm sàng: 756 tiết
Tuần
|
Nhóm 1
|
Nhóm 2
|
3 - 4
|
Khoa/Phòng khám Phụ khoa
|
Khoa/Phòng đẻ
|
5 - 6
|
Khoa/Phòng Khám thai
|
7 - 8
|
Khoa/Phòng KHHGĐ
Khoa/Phòng Nhi/Sơ sinh
|
9 - 10
|
Khoa sản
|
11
|
Tổ chức hoạt động ngoại khóa
|
12 - 13
|
Khoa đẻ
|
Khoa/Phòng khám Phụ khoa
|
14 - 15
|
Khoa/Phòng khám thai
|
16 - 17
|
Khoa Sản
|
18 - 19
|
Khoa/Phòng KHHGĐ
Khoa/Phòng khám Nhi/Sơ sinh
|
20
|
Tổ chức hoạt động ngoại khóa
|
21 - 22
|
Khoa/Phòng KHHGĐ
Khoa/Phòng Nhi/Sơ sinh
|
|
23 -24
|
Khoa sản
|
25
|
Ôn tập
|
Kiểm tra cuối khóa
Đánh giá cuối khóa học
|
5. Hướng dẫn tổ chức đào tạo
5.1 Tổ chức khóa học
Tài liệu đào tạo “Cô đỡ thôn bản” - Tài liệu dùng
cho giảng viên
- Họp lập kế hoạch đào tạo CĐTB
- Chọn lựa học viên và Đánh giá nhu cầu đào tạo
- Đào tạo chuyên môn cho CĐTB
- Đào tạo kỹ năng truyền thông cho CĐTB
- Đánh giá trước và sau khóa đào tạo
- Giám sát hỗ trợ sau đào tạo CĐTB tại cộng đồng
5.2. Địa điểm tổ chức học tập: Lý thuyết và Thực
hành: Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh, thành phố; Bệnh viện chuyên khoa Sản và
chuyên khoa Nhi, Trường Cao đẳng/Trung học Y tế tỉnh, thành phố....
5.3. Tổ chức dạy học
Phương pháp dạy và học
Áp dụng phương pháp học tập tích cực, chú trọng cầm
tay chỉ việc trên lâm sàng.
Các bước cầm tay chỉ việc của giảng viên hướng dẫn
trong buổi thực hành bao gồm:
- Bước 1: cầm tay chỉ việc trên mô hình
- Bước 2: kiến tập thực hành trên khách hàng
- Bước 3: thực hành một phần kỹ năng trên khách
hàng với sự giám sát của giảng viên
- Bước 4: thực hành trên khách hàng với sự giám sát
của giảng viên
Xây dựng nhóm:
Lý thuyết: Học viên chia nhóm, mỗi nhóm 3-4 người,
có thể thay đổi nhóm trong quá trình thảo luận nhóm để tạo điều kiện chia xẻ
kinh nghiệm.
Thực hành: Học viên được chia thành 2 nhóm và thực
hành luân phiên tại các khoa: Khám phụ khoa, khoa sản, Khoa đẻ, khoa KHHGĐ,
khoa sơ sinh, khoa nhi ... để có cơ hội thực hành và được giám sát cầm tay chỉ
việc trên lâm sàng.
Lưu ý cho học viên là cần phải ghi lại các kỹ năng
đã thực hành để giảng viên theo dõi và giúp đỡ cải thiện trong quá trình học tập.
5.4. Đánh giá
Học viên sẽ được đánh giá kết quả dựa vào:
- Kết quả học tập hàng tuần và sau thời gian thực tập
tại mỗi khoa thông qua các bài lượng giá lý thuyết, kết quả ghi chép trong quá
trình thực hành lâm sàng, điểm và các nhận xét đánh giá của giảng viên hoặc các
cán bộ hướng dẫn lâm sàng theo từng kỹ năng.
- Đánh giá kỹ năng lâm sàng theo bảng kiểm và theo
chỉ tiêu thực hành đã được đặt ra đầu khóa học
- Điểm tổng kết là điểm trung bình của các nội
dung: Kết quả kiểm tra lý thuyết, Kết quả thực hành tại 5 khoa và điểm chuyên cần.
- Tiêu chí thực hành kỹ năng: Đạt >85% các tiêu
chí trong bảng kiểm, những điểm cơ bản và mấu chốt không vi phạm; mỗi học viên
đạt ít nhất 1 lần thực hành kỹ năng giảng dạy
5.5. Tài liệu dạy và học
Tài liệu đào tạo “Cô đỡ thôn bản” - Tài liệu dùng
cho giảng viên
Tài liệu giảng dạy/học tập chính:
1. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo cô đỡ thôn bản – Tài
liệu dành cho giảng viên.
2. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo cô đỡ thôn bản – Tài
liệu dành cho học viên.
3. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo cô đỡ thôn bản – Đáp
án.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn Quốc
gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – Sách dành cho học viên. Hà Nội,
Nhà xuất bản Y học, 2003.
2. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn Quốc
gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – Sách dành cho giảng viên. Hà Nội,
Nhà xuất bản Y học, 2003.
5.6. Đánh giá và cấp chứng nhận: Đánh giá và cấp chứng
nhận dựa trên sự tham gia và kết quả kiểm tra cuối khóa. Chỉ những học viên
tham gia đầy đủ 90% số giờ đào tạo trở lên và đạt yêu cầu bài kiểm tra cuối
khóa mới được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học và chứng nhận số giờ đào tạo
liên tục.
Phần 1.
KIẾN THỨC CHUNG
Bài
1
NHIỆM VỤ CỦA CÔ ĐỠ THÔN BẢN TRONG MẠNG LƯỚI Y TẾ
Thời gian: 135
phút
Mở bài: 10 phút
GV có thể lấy ví dụ về tai biến sản khoa ở vùng
sâu, vùng khó khăn không có cán bộ y tế chăm sóc. Từ đó dẫn đến sự cần thiết của
việc xác định vai trò và nhiệm vụ của CĐTB
MỤC TIÊU: 05 phút
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể ra 5 vai trò của cô đỡ thôn bản tại cộng đồng
2. Mô tả được nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản trong việc
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Đèn chiếu, giấy kính trong.
2. Phấn, bảng đen hoặc bút xóa, bảng trắng.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Bảng, bút viết
|
Lắng nghe
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
05 phút
|
HV đọc và bình luận
Bảng, bút viết
|
Đọc và bình luận
Lắng nghe
|
|
3. Vai trò của CĐTB
|
25 phút
|
Yêu cầu mỗi Hv đọc tài liệu một nội dung cho cả lớp
cùng nghe. Giáo viên giải thích Khuyến khích HV đặt câu hỏi nếu chưa rõ
|
Đọc tài liệu
Lắng nghe
|
Câu hỏi của HV
|
4. Nhiệm vụ quản lý của CĐTB
|
40 phút
|
Nêu lên từng mục, giảng và hỏi lại
|
Lắng nghe
Trả lời
Hỏi, thảo luận
|
Qua kết quả thảo
luận
|
5. Trách nhiệm về chuyên môn
|
35 phút
|
Cho từng HV đọc từng trách nhiệm, GV phân tích
Hỏi
|
Đọc tài liệu Lắng nghe, trả lời, hỏi, thảo luận
|
Qua trả lời và kết
quả thảo luận
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
(Sử dụng phần lượng giá cuối bài).
TỔNG KẾT: 10 phút
6 vai trò; các trách nhiệm về quản lý và chuyên
môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chiến lược quốc gia CSSKSS 2001 – 2010.
2. Chuẩn quốc gia 2005.
3. Quy định 385/2001/BYT.
Bài
2
TƯ VẤN, TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG VỀ HÀNH VI CÓ
HAI CHO SỨC KHỎE
Thời gian: 315
phút
Mở bài:
GV có thể lấy 1 vài ví dụ về hướng dẫn cộng đồng,
thai phụ hoặc trẻ em thay đổi một thói quen nào đó. Từ đó dẫn đến sự cần thiết
của hoạt động tư vấn, truyền thông giáo dục cộng đồng.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Phân biệt được thông tin, giáo dục truyền thông
và tư vấn
2. Kể đúng trình tự và thực hiện được 6 bước tư vấn
3. Thực hành được các kỹ năng/thái độ trong tổ chức
và hướng dẫn thảo luận tại cộng đồng
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng, viết, máy, giấy kính trong./ bảng phấn
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
20 phút
|
GV lấy ví dụ hoặc gợi ý và mời 1 HV lấy ví dụ
|
Trả lời
|
|
2. Mục tiêu
|
05 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc và bình luận
Lắng nghe
|
|
3. Định nghĩa thông tin - giáo dục - truyền thông
và tư vấn về SKSS
|
40phút
|
Chia 2 nhóm, động não ghi vào giấy lớn: phân biệt
sự giống nhau và khác nhau giữa thông tin – giáo dục – truyền thông và tư vấn
Các nhóm trình bày Các nhóm bổ sung Giảng viên
tóm tắt Chiếu máy
|
Hoạt động từng nhóm
Hỏi - đáp
|
Căn cứ vào kết quả
làm việc nhóm
|
4. Sáu bước tư vấn
|
45 phút
|
Động não tập thể về các bước tư vấn
Chiếu bài học
|
Động não
Hỏi /đáp
|
Hướng dẫn bổ sung
ngay khi kết quả trả lời hoặc câu hỏi của Hv không đúng nội dung
|
5. Các kỹ năng thái độ thường dùng
|
40 phút
|
Giảng viên trình bày
HV Lấy ví dụ minh họa Giải thích những nội dung học
viên chưa hiểu
|
Lắng nghe
Hỏi - đáp
Lấy ví dụ minh họa
|
Hướng dẫn bổ sung
ngay nếu câu hỏi/ trả lời của HV chưa sát nội dung
|
6. Thực hành tư vấn
|
135 phút
|
Chia 2 nhóm
Thực hành đóng vai
|
Thực hành đóng vai
|
Bổ sung ngay sau
khi học viên Thực hành
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 20 phút. Dùng bảng lượng
giá trong bài.
TỔNG KẾT: 10 phút
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bộ Y Tế – Tài liệu quản lí điều dưỡng.
Bài
3
GIỚI THIỆU CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH
Thời gian: 135
phút
Mở bài:
Lấy ví dụ về 1 trường hợp bà mẹ/ trẻ sơ sinh không
được chăm sóc dẫn đến hậu quả như thế nào
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Xác định được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tại nhà
2. Kể được 5 vấn đề chính về sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giấy kính trong, đèn
chiếu.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Bảng, bút viết
|
Lắng nghe
|
Mở bài
|
2. Mục tiêu bài học
|
05 phút
|
HV đọc và bình luận
Bảng, bút viết
|
Đọc tài liệu
Lắng nghe
|
Mục tiêu bài học
|
3. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ sơ sinh và trẻ em tại nhà
|
35 phút
|
Thuyết trình, hỏi
(HV liên hệ thực tế tại địa phương và kể ra 1 vài
ví dụ)
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Qua ví dụ của HV để nhấn mạnh tầm quan trọng
|
4. Các vấn đề sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ
|
55 phút
|
Nêu từng đối tượng
Giải thích thêm Thảo luận 1 số tình huống mà Gv
đưa ra/ HV kể
|
Nghe
Ghi
Trả lời
Thảo luận
|
Phản hồi qua thảo luận và trả lời của học viên
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 20 phút
Sử dụng bài tự lượng giá.
TỔNG KẾT BÀI HỌC: 10 phút
Nhắc lại các điểm chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Hướng dẫn chuẩn quốc gia về DVCSSKSS – NXB Y học Hà
nội 2005.
Bài
4
VÔ KHUẨN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI CỘNG ĐỒNG
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Có thể lấy ví dụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh gây
bệnh tiêu chảy. Từ đó liên hệ: nếu chăm sóc sức khỏe SS tại cộng đồng không đảm
bảo vô khuẩn có thể dẫn đến hậu quả như thế nào và liên hệ với nội dung của bài
học.
MỤC TIÊU: 10 phút
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được các nguyên nhân và điều kiện thuận tiện
dẫn đến nhiễm trùng.
2. Nói được 4 đối tượng cần được vô khuẩn trong
thăm khám và đỡ đẻ tại cộng đồng.
3. Thực hiện đúng kỹ thuật rửa tay thường qui.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giấy kính trong, đèn
chiếu./ bảng phấn
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
15 phút
|
Thuyết trình ngắn
Bảng, bút viết
|
Lắng nghe
|
Mở bài
|
2. Mục tiêu bài học
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
Bảng, bút viết
|
Đọc tài liệu
Lắng nghe
|
Mục tiêu bài học
|
3. Nguyên nhân và điều kiện thuận tiên gây nhiễm
trùng
|
30 phút
|
Thuyết trình, hỏi
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi theo kết quả trả lời của HV
|
4. Bốn đối tượng cần được vô khuẩn
|
45 phút
|
Nêu từng đối tượng, yêu cầu HV đọc tài liệu và
phân tích
GV giải thích
Thảo luận chung
|
Nghe
Ghi
Trả lời
|
Phản hồi qua thảo luận và trả lời của học viên
|
5. Thao tác rửa tay thường quy
|
45 phút
|
Thực hành: phương pháp làm mẫu/ cầm tay chỉ việc
|
Quan sát
Thực hành
|
Chỉnh sửa thao tác qua thực hành của HV
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 25 phút
Sử dụng bài tự lượng giá.
TỔNG KẾT BÀI HỌC: 10 phút
Nhắc lại các điểm chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Hướng dẫn chuẩn quốc gia về DVCSSKSS – NXB Y học Hà
nội 2005.
Bài
5
KHÁM TOÀN THÂN: MẠCH, NHIỆT ĐỘ, HUYẾT ÁP, NHỊP THỞ, PHÙ
VÀ THIẾU MÁU
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Thuyết trình: để đánh giá chức năng sống cơ bản của
con người, người ta dựa vào các dấu hiệu chính, đó là: mạch, nhiệt độ, huyết
áp. Để xác định đựoc 3 dấu hiệu này bình thường hay không bình thường, đó là nội
dung bài học này.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1- Kể được 5 nguyên tắc khi đếm mạch và thực hiện
được việc đếm mạch
2- Trình bày cách đo thân nhiệt và một số nguyên
nhân gây rối loạn về thân nhiệt và thực hiện được việc đo thân nhiệt
3- Kể được 6 nguyên tắc khi đo huyết áp và thực hiện
được việc đo huyết áp
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giấy trong, máy chiếu qua đầu.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp /
phương tiện dạy học
|
Họat động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1.Mở bài
|
5 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe,
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
5 phút
|
- HV đọc và bình luận
- Giấy trong
|
- Đọc và Nghe
- Ghi chép
|
|
3. Đếm mạch
- Định nghĩa, nhịp đập của mạch
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Giấy trong
|
- Nghe
- Ghi chép
|
|
4. Đếm mạch
- Những vị trí thường đếm mạch
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Thực hành nhanh: yêu cầu Hv chỉ vị trí đếm mạch
trên cơ thể của chính mình
|
- Nghe
- Ghi chép
- Chỉ vị trí đếm mạch
|
Bổ sung của giáo viên khi HV chỉ vị trí đếm mạch
chưa đúng
|
5. Đếm mạch
- Nguyên tắc khi đếm mạch
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Câu hỏi nhỏ
|
- Nghe, quan sát
- Ghi chép
- Trả lời
|
Căn cứ câu trả lời của HV, GV bổ sung
|
6. Đếm mạch
- Những trường hợp mạch bất thường
|
10 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Thực hành đếm mạch theo nhóm
|
- Nghe
- Ghi chép
- Trả lời
- Thực hành nhóm
|
Căn cứ câu trả lời của HV, GV bổ sung
|
7. Đếm mạch:
- Sự tương quan giữa mạch và nhiệt độ
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Câu hỏi nhỏ
|
- Nghe
- Ghi chép
- Trả lời
|
Căn cứ câu trả lời của HV, GV bổ sung
|
8. Đo thân nhiệt
- Khái niệm, yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Câu hỏi nhỏ
|
- Nghe
- Ghi chép
- Trả lời
|
Căn cứ câu trả lời của HV, GV bổ sung
|
9. Đo thân nhiệt
- Các rối loạn về thân nhiệt
|
10 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Câu hỏi nhỏ: yêu cầu HV lấy ví dụ về rối loạn
thân nhiệt
- Thực hành đo thân nhiệt theo nhóm
|
- Nghe
- Ghi chép
- Trả lời
- Thực hành nhóm
|
Bổ sung/ chỉnh sửa của giáo viên trong các ví dụ
do HV đưa ra
|
10. Đo huyết áp
- Khái niệm và vị trí đo huyết áp
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Câu hỏi nhỏ: HV chỉ vị trí đo HA trên cơ thể của
chính mình
|
- Nghe
- Ghi chép
- Trả lời
|
Bổ sung của giáo viên khi HV chỉ vị trí
|
11. Đo huyết áp
- Những yếu tố ảnh hưởng đến HA
|
5 phút
|
- HV đọc tài liệu và kể lại các yếu tố ảnh hưởng
đến huyết áp
|
- Đọc tài liệu
- Trả lời
|
Bổ sung của giáo viên sau trả lời của HV
|
12. Đo huyết áp
- Các bệnh lý của huyết áp
|
5 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- GV lấy ví dụ thực tế minh họa
|
- Nghe
- Ghi chép
|
|
13. Đo huyết áp
- Dụng cụ đo huyết áp
|
5 phút
|
- GV giới thiệu cụ thể từng loại HA kế
- Yêu cầu Hv xác định từng loại HA kế
- phương tiện: các loại HA kế thông dụng
|
- Nghe
- Ghi chép
- Thực hành nhận biết từng loại HA kế
|
Bổ sung của giáo viên khi Hv nhận biêt
|
14. Đo huyết áp
- Các nguyên tắc khi đo huyết áp
|
90 phút
|
- Thuyết trình
- Phim trong
- Thực hành đo HA theo nhóm
|
- Nghe
- Ghi chép
- Thực hành đo HA cho nhau
|
Bổ sung của giáo viên qua quan sát thực hành của
HV
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
Theo câu hỏi lượng giá trong bài học.
TỔNG KẾT SAU BÀI HỌC: 5 phút
Tóm tắt nội dung bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y Tế - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh
tập II - NXB Y học Hà Nội.
2. Bộ Môn điều dưỡng - Khoa ĐDKTYH - Bảng kiểm tra
kỹ thuật điều dưỡng cơ bản năm 2005 – Lưu hành nội bộ.
Bài
6
CẤU
TẠO CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
Thời gian: 180
phút
Mở bài:
Mời HV kể những bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ mà
HV đã biết, từ đó nêu lên ý nghĩa của nội dung bài học
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được tên và vị trí các cơ quan sinh dục trong
và ngoài của phụ nữ
2. Kể được cấu trúc cơ bản của khung chậu liên quan
tới việc sinh đẻ (phần tài liệu HV không có MT này và cũng không có phần bài học
về điều đó)
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu, kính trong/ bảng phấn mô hình./ tranh giải
phẫu
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp /
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Hỏi HV
|
Trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
10 phút
|
- HV đọc và bình luận
- Giấy trong
|
- Đọc, bình luận và Nghe
- Ghi chép
|
|
3. Cơ quan sinh dục ngoài: Âm hộ, âm
đạo, tầng sinh môn.
|
30 phút
|
Đọc tài liệu
- Yêu cầu học viên chỉ lên mô hình/ tranh các
thành phần của cơ quan này
|
Chỉ lên tranh mô hình. HV khác nhận xét bổ sung
|
Qua kết quả chỉ lên hình.
Qua nhận xét của học viên
|
4. Cơ quan sinh dục trong: Tử cung
|
35 phút
|
Nêu vấn đề.
Giáo viên đặt 1 số câu hỏi về các điểm chính yêu
cầu học viên trả lời và chỉ vào mô hình
Học viên khác nhận xét
bổ sung
|
Trả lời câu hỏi
Chỉ lên tranh hoặc mô hình
|
Qua trả lời
|
5. Cơ quan sinh dục trong:
Buồng trứng + ống dẫn trứng
|
25 phút
|
Nêu vấn đề
Giáo viên đặt câu hỏi, học viên trả lời
Chỉ vào mô hình
|
Trả lời và chỉ lên mô hình
Nhận xét
|
Qua trả lời và nhận xét
|
6. Khung chậu: Cấu tạo khung chậu, cách khám
khung chậu dưới
|
45 phút
|
Nêu vấn đề
Giáo viên đặt câu hỏi, học viên trả lời
Chỉ vào mô hình
Trình diễn mẫu
Chia nhóm thực hành
|
Trả lời và chỉ lên mô hình/ cơ thể
Thực hành nhóm
Nhận xét
|
Qua trả lời và nhận xét
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 20 phút
Dùng các câu lượng giá ở bài học.
TỔNG KẾT: 05 phút
Nhấn mạnh chức năng cơ quan sinh dục như đặc biệt tử
cung trong thai nghén và chuyển dạ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trường ĐHYD TPHCM Sách sản phụ khoa NXB TPHCM.
Bài
7
VẬN
ĐỘNG TIÊM CHỦNG
Thời gian: 180
phút
MỞ BÀI:
Mời HV kể những vacxin cần tiêm cho thai phụ, trẻ
sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi mà HV biết và tác dụng cơ bản của một số vacxin
đó, từ đó nêu lên ý nghĩa của nội dung bài học
MỤC TIÊU :
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Trình bày được mục tiêu và sự cần thiết của chương
trình tiêm chủng mở rộng
2. Kể được lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ sơ
sinh đến 18 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
3. Kể được lịch tiêm chủng một số vắc xin khác cho
trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 5 tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
4. Tư vấn về các hình thức tiêm chủng
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng, phấn, máy chiếu, giấy trong, bài phát tay.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên đặt câu hỏi và thuyết trình ngắn
|
Nghe, Trả lời
|
|
2. Muc tiêu bài học
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận Giấy trong
|
Đọc, Nghe, ghi chép
|
|
3. Thông tin về các chương trình tiêm chủng mở rộng
|
20 phút
|
Thuyết trình Hỏi, đáp Giấy trong
|
Nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi
|
|
4. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ sơ sinh đến 18
tháng tuổi
|
20 phút
|
Thuyết trình Hỏi đáp Giấy trong
|
Nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi
|
Bổ sung của giáo viên và học viên nhóm khác
|
5. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi
|
20 phút
|
Thuyết trình Hỏi đáp Giấy trong
|
Nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi
|
Bổ sung của giáo viên và học viên nhóm khác
|
6. Các hình thức tiêm chủng ở Việt Nam
|
75 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
|
Thảo luận nhóm Trình bày Nhận xét
|
Phản hồi nhanh
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: (20 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT BÀI HỌC: (10 phút)
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh những nội dung
quan trọng của vận động tiêm chủng
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo (2005). Tài liệu
đào tạo hộ sinh trung học. Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
8
TƯ
VẤN CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Thời gian: 180
phút
MỞ BÀI:
Giảng viên có thể sử dụng câu hỏi lượng giá trong
bài để đặt một số câu hỏi liên quan đến mục đích của tư vấn CSSKSS và tư vấn về
kế hoạch hóa gia đình để dẫn dắt đến nội dung bài học này.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1- Kể được 5 mục đích của tư vấn về các biện pháp
tránh thai
2- Trình bày được nội dung 6 bước cần tiến hành khi
tư vấn
3- Thực hành tư vấn được cho khách hàng về các biện
pháp tránh thai
PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP:
Máy chiếu, Bảng, bút, giấy trắng, tài liệu phát
tay, giấy trong
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động học viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Dùng câu hỏi lượng giá
|
Nghe, trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và Ghi chép
|
Nhận xét
|
3. Mục đích tư vấn
|
20 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe
Ghi chép
|
Nhận xét
|
4. Các bước tư vấn
|
25 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
|
Nghe
Trả lời
Ghi chép
|
Nhận xét, bổ sung
|
5. Thực hành tư vấn
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Bài tập tình huống
|
Làm việc nhóm
Quan sát
Nhận xét
|
Phản hồi nhanh
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: (20 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT BÀI HỌC: (10 phút)
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh những nội dung
quan trọng trong tư vấn KHHGĐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo (2005). Tài liệu
đào tạo hộ sinh trung học. Chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
9
CÁC
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Thời gian: 270
phút
MỞ BÀI: Giảng viên có thể hỏi học viên về có
nghe hoặc biết gì về các biện pháp tránh thai từ đó liên hệ đến nội dung của
bài học.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được các biện pháp tránh thai
2. Nêu được các ưu, nhược điểm, thời điểm áp dụng,
cách sử dụng và một số lưu ý khi cung cấp các biện pháp tránh thai cho khách
hàng
PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP:
Máy chiếu, Bảng, bút, giấy trắng, tài liệu phát
tay, giấy trong
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động học viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Đặt câu hỏi hoặc lấy ví dụ thực tế
|
Nghe, trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và nhận xét
Ghi chép
|
Nhận xét
|
3. Dụng cụ tử cung
|
5 phút
|
Hỏi câu hỏi lượng giá trước học
|
Nghe, ghi chép
|
Nhận xét
|
- Chỉ định, chống chỉ định
|
10 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Thời điểm đặt DCTC
|
5 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép
|
|
- Kỹ thuật tiến hành
|
10 phút
|
Chiếu, dụng cụ, mô hình
|
Nghe, quan sát, trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Những điều lưu ý
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, huớng dẫn trên mô hình
|
Quan sát, nghe, ghi chép
|
Nhận xét
|
- Dặn dò KH sau đặt DCTC
|
10 phút
|
Thuyết trình, hỏi đáp
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
|
- Lượng giá
|
10 phút
|
Hỏi và đáp
|
Quan sát nghe, ghi chép
|
|
4. Bao cao su
|
5 phút
|
Chiếu thuyết trình
|
Nghe, ghi chép
|
|
- Ưu và nhược điểm
|
5 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, quan sát, trả lời
|
Nhận xétcủa giảng viên
|
- Cách sử dụng và bảo quản
|
10 phút
|
Hướng dẫn trên mô hình
|
Quan sát, hỏi và đáp
|
Nhận xét
|
- Những điểm lưu ý
|
5 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe, hỏi
|
Nhận xét
|
- Lượng giá
|
10 phút
|
Hỏi và đáp
|
Quan sát nghe, ghi chép
|
|
5. Viên thuốc tránh thai kết hợp
|
5 phút
|
Đọc và bình luận tài liệu
|
Đọc và bình luận
|
Giải thích bổ sung của giảng viên
|
- Chỉ định, chống chỉ định
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép
Trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Thời điểm và cách sử dụng thuốc
|
5 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép
Trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Tác dụng phụ, xử trí khi quên thuốc
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
|
- Lượng giá
|
10 phút
|
Hỏi và đáp
|
Quan sát nghe, ghi chép
|
|
6. Thuốc tiêm tránh thai
|
5 phút
|
Đọc và bình luận tài liệu
|
Đọc và bình luận
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Chỉ định và chống chỉ định
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Thời điểm tiêm
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
|
- Kỹ thuật tiêm
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, thuốc mẩu, mô hình.
|
Nghe, quan sát, ghi chép
|
|
- Lượng giá
|
10 phút
|
Hỏi câu hỏi
Nêu đáp án sau khi
HV trả lời
|
Nghe trả lời
|
So sánh, nhận xét
|
7. Thuốc tránh thai khẩn cấp
|
5 phút
|
Đọc và bình luận tài liệu
|
Đọc và bình luận
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Chỉ định và chống chỉ định
|
5 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
Bổ sung
|
- Cách sử dụng
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình
|
Nghe, ghi chép
|
|
- Tư vấn theo dõi: tác dụng phụ
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình, hỏi, đáp
|
Nghe, ghi chép trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Lượng giá
|
10 phút
|
Hỏi câu hỏi
Nêu đáp án sau khi
HV trả lời
|
Nghe trả lời
|
So sánh, nhận xét
|
8. Triệt sản nam, triệt sản nữ
|
5 phút
|
Chiếu, thuyết trình
|
Nghe, ghi chép
|
|
- Chỉ định, chống chỉ định
|
10 phút
|
Thuyết trình, hỏi và đáp
|
Nghe, ghi chép, trả lời
|
Bổ sung của giảng viên
|
- Tư vấn- Lưu ý
|
10 phút
|
Chiếu, thuyết trình
|
Nghe, ghi chép
|
|
- Lượng giá
|
10 phút
|
Hỏi câu hỏi
Nêu đáp án sau khi
HV trả lời
|
Nghe trả lời
|
So sánh, nhận xét
|
TỔNG KẾT BÀI HỌC: (10 phút)
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh những nội dung
quan trọng về các biện pháp tránh thai
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo (2005). Tài liệu
đào tạo hộ sinh trung học. Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
10
VỆ SINH VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI
Thời gian: 135
phút
MỞ BÀI:
Giảng viên có thể hỏi học viên về thói quen vệ sinh
và dinh dưỡng khi phụ nữ mang thai tại địa phương nơi học viên sinh sống từ đó
liên hệ đến nội dung của bài học.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được những điều cần khuyên phụ nữ có thai về
sinh hoạt hàng ngày.
2. Trình bày được những điều cần khuyên phụ nữ có
thai về vệ sinh cá nhân, tiêm phòng uốn ván, dùng thuốc.
3. Kể được chế độ ăn uống đúng trong thai kỳ
PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP:
Máy chiếu, Bảng, bút, giấy trắng, tài liệu phát
tay, giấy trong
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động học viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Đặt câu hỏi hoặc lấy ví dụ thực tế
|
Nghe, trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
|
Nghe
Ghi chép
|
Nhận xét
|
3. Vệ sinh thai nghén:
- vệ trong sinh hoạt
- vệ sinh cá nhân
|
40 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe
Ghi chép
|
Nhận xét
|
4. Tiêm phòng và dùng thuốc
|
15 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
|
Nghe
Trả lời
Ghi chép
|
Nhận xét, bổ sung
|
5. Dinh dưỡng trong khi mang thai
|
30 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
|
Nghe
Trả lời
Ghi chép
|
Nhận xét, bổ sung
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: (20 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT BÀI HỌC: (10 phút)
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh những nội dung
quan trọng trong tư vấn KHHGĐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
3. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo (2005). Tài liệu
đào tạo hộ sinh trung học. Chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
11
VẬN CHUYỂN BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ
Thời gian: 225
phút
MỞ BÀI:
Giảng viên có thể hỏi học viên về những hậu quả có
thể xảy ra nếu khi xảy ra các tai biến đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà hoặc
tại tuyến cơ sở mà không được chuyển kịp thời tới cơ sở y tế hoặc đến tuyến
trên, từ đó liên hệ đến nội dung của bài học.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1- Kể được các nguyên tắc chính trong vận chuyển bà
mẹ đến cơ sở y tế an toàn
2- Thực hành được các phương pháp vận chuyển bà mẹ
đến cơ sở y tế an toàn
3 - Kể được các nguyên tắc chính trong vận chuyển
trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế an toàn
4- Thực hành được các phương pháp vận chuyển trẻ sơ
sinh đến cơ sở y tế an toàn
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Máy chiếu Overhead, Giấy trong.
2. Bảng, giấy trắng, bút, Tài liệu phát tay
3. Cáng, mô hình và dụng cụ
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Đặt câu hỏi hoặc lấy ví dụ thực tế
|
Trả lời câu hỏi
|
|
2. Mục tiêu học tập
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và bổ sung
Ghi chép
|
|
3. Các nguyên tắc chính trong vận chuyển bà mẹ đến
cơ sở y tế an toàn
|
30 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh
|
4. Phương pháp vận chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế an
toàn
|
35 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
Thực hành vận chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế
|
Trả lời
Nghe
Ghi chép
Thực hành nhóm
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
5. Các nguyên tắc chính trong vận chuyển trẻ sơ sinh
đến cơ sở y tế an toàn
|
25 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh
|
6. Phương pháp vận chuyển trẻ sơ sinh đến cơ sở y
tế an toàn
|
90 phút
|
Thuyết trình
Hỏi đáp
Thực hành vận chuyển trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế
|
Trả lời
Nghe
Ghi chép
Thực hành nhóm
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 20 phút
Sử dụng bài tự lượng giá
TỔNG KẾT BÀI HỌC: 10 phút
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh những lưu ý vận
chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
12
MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ NHỎ GHẺ, GIUN
SÁN, SỐT Ở TRẺ EM, SỐT RÉT, TIÊU CHẢY
Thời gian: 135
phút
Mở bài Giảng viên hỏi về một số bệnh thông thường ở
phụ nữ và trẻ nhỏ, những kinh nghiệm xử trí của học viên và cộng đồng đối với
các bệnh thông thường này từ đó liên hệ đến nội dung bài học này.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1- Nhận biết và xử trí ban đầu một số bệnh thông
thường: ghẻ, giun sán, sốt ở trẻ em, sốt rét và tiêu chảy
2- Hướng dẫn bà mẹ, gia đình và cộng đồng cách
phòng các bệnh trên
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giấy trong, máy chiếu qua đầu.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp /
phương tiện dạy học
|
Họat động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1.Mở bài
|
5 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe, trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
10 phút
|
- HV đọc và bình luận
- Giấy trong
|
- Đọc, Nghe, bình luận, bổ sung
- Ghi chép
|
|
3. Bệnh ghẻ
|
20 phút
|
- Thuyết trình kết hợp hỏi/đáp
- Giấy trong
|
- Nghe, trả lời
- Ghi chép
|
|
4. Bệnh giun sán
|
20 phút
|
- Thuyết trình kết
hợp hỏi/đáp
- Giấy trong
|
- Nghe, trả lời
- Ghi chép
|
|
5. Sốt ở trẻ em
|
15 phút
|
- Thuyết trình kết hợp hỏi/đáp
- Giấy trong
|
- Nghe, trả lời
- Ghi chép
|
|
6. Sốt rét
|
15 phút
|
- Thuyết trình kết hợp hỏi/đáp
- Giấy trong
|
- Nghe, trả lời
- Ghi chép
|
|
7. Tiêu chảy
|
20 phút
|
- Thuyết trình kết hợp hỏi/đáp
- Giấy trong
|
- Nghe, trả lời
- Ghi chép
|
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 20 phút
Theo câu hỏi lượng giá trong bài học.
TỔNG KẾT SAU BÀI HỌC: 10 phút
Tóm tắt nội dung bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y Tế - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh
tập II - NXB Y học Hà Nội.
2. Bộ Môn điều dưỡng - Khoa ĐDKTYH - Bảng kiểm tra
kỹ thuật điều dưỡng cơ bản năm 2005 – Lưu hành nội bộ.
Phần 2.
CHĂM SÓC TRONG THỜI KỲ MANG THAI
Bài
13
SỰ THỤ THAI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI
Thời gian: 180
phút
Mở bài:
Yêu cầu HV về kinh nghiệm của bản thân hoặc kiến thức
thực tế về sự thụ thai của phụ nữ
MỤC TIÊU: Sau bài học này, học viên có thể:
1. Giải thích được sự thụ thai và sự phát triển
bình thường của thai nhi.
2. Nói được các thay đổi chính của cơ thể bà mẹ khi
có thai.
3. Nói được cách phát hiện sớm tình trạng thai
nghén.
4. Kể được đặc điểm của ba giai đoạn phát triển
bình thường của thai nghén.
Chuẩn bị dụng cụ dạy/học:
Mô hình, tranh vẽ về “Quá trình thụ thai”; “Hiện tượng
có thai”, “Sự phát triển bình thường của thai”
Bảng, bút, bìa màu, giấy trong, đèn chiếu
Tiến trình bài học (trong 3 tiết):
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp
Phương tiện dạy/học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
Lượng giá trước học
|
10 phút
|
Hỏi/đáp theo một số câu
TLG trong bài học
|
Suy nghĩ và trả lời (câu trả lời được ghi trên bảng,
GV không giải đáp)
|
GV liên hệ đến khi giảng bài
|
Mục tiêu học tập
|
5 phút
|
Đọc và bình luận mục tiêu
|
Mỗi HV đọc 1 MT và bình luận.
|
Bổ sung, nhận xét của HV, GV
|
Sự thụ thai và phát triển của thai
|
50 phút
|
- Sự thụ thai: Hỏi/đáp: GV nêu câu hỏi "thụ
thai diễn ra như thế nào?” để HV suy nghĩ và gọi một vài HV trả lời. GV tóm tắt
ý kiến.
- Điều kiện để có thai: động não dán giấy: Mỗi HV
nhận 1 bìa màu nhỏ để ghi 1 điều kiện để có thai rồi dán lên bảng. GV tập hợp
lại và trình bày, bổ sung và làm rõ
- Sự phát triển của thai: Đọc và bình luận tài liệu:
GV cho mỗi HV đọc 1 đoạn tài liệu và bình luận.
|
- Suy nghĩ trả lời và bổ sung ý kiến của bạn.
- Ghi vào bìa một điều kiện để có thai và dán giấy
đó lên bảng
- Đọc và bình luận.
- Theo dõi
|
nt
|
Những dấu hiệu có thai
|
45 phút
|
- Nhóm nhỏ tại chỗ gồm 2 HV thảo luận, ghi lại ý
kiến.
- GV đặt câu hỏi, gọi các nhóm trả lời, ghi lại ý
kiến trên bảng.
- Nhóm khác bổ sung ý kiến
|
- Thảo luận cặp 2 người, ghi lại, trả lời câu hỏi
của GV.
- Góp ý bổ sung cho nhóm bạn
|
Bổ sung, nhận xét của HV, GV
|
Ba giai đoạn phát triển bình thường của thai
|
40 phút
|
GV thuyết trình ngắn kết hợp hỏi/đáp.
|
Nghe GV trình bày, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
do GV đặt ra
|
Bổ sung của HV và GV
|
TỰ LƯỢNG GIÁ: 20 phút
Hỏi lượng giá trong bài học.
TỔNG KẾT: 15 phút
Nêu gọn lại từng điểm và tính quan trọng của bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Hướng dẫn chuẩn quốc gia về DVCSSKSS – NXB Y học Hà
nội 2005.
Bài
14
XÁC ĐỊNH CÓ THAI, TUỔI THAI VÀ DỰ KIẾN NGÀY ĐẺ
Thời gian: 135
phút
Mở bài:
Yêu cầu HV cho biết trên thực tế, làm thế nào biết
người phụ nữ có thai và biết khi nào chuẩn bị sinh.
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, học viên có thể:
1. Kể được các dấu hiệu có thai sớm và muộn.
2. Khám thai, tính được tuổi thai và dự kiến được
ngày đẻ cho bà mẹ.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giấy kính trong máy chiếu,/ bảng phấn
2. Hình ảnh, tranh minh họa.
3. Lịch đồng hồ tính tuổi thai.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Hỏi câu hỏi mở bài
|
- Trả lời ngắn
|
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
- HV đọc và bình luận
- Giấy trong
|
- Đọc và Lắng nghe
|
|
3. Xác định có thai
|
35 phút
|
- Trình bày
- Chiếu máy
|
- Lắng nghe
- Ghi chép
|
4. Tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh
|
45 phút
|
- Trình bày bằng giấy kính
trong/ bảng phấn
- Mời 3 học viên lên bảng tính cho dữ kiện theo 3
cách
- Lấy 1 vài ví dụ để HV tính tuổi thai
|
- Lắng nghe, ghi chép
- Thực hiện tính tuổi thai trên bảng
- Học viên nhận xét, bổ sung
|
Qua trả lời của học viên
|
TỰ LƯỢNG GIÁ: 20 phút
Hỏi lượng giá trong bài học.
TỔNG KẾT: 15 phút
Nêu gọn lại từng điểm và tính quan trọng của bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Hướng dẫn chuẩn quốc gia về DVCSSKSS – NXB Y học Hà
nội 2005.
Bài
15
CÁC BƯỚC KHÁM THAI
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Giảng viên hỏi học viên khi khám thai thì cần thiết
thực hiện những bước cơ bản nào và thông thường khi khám thai học viên thường
làm những gì? Và khi tới khám thai, thai phụ thường quan tâm đến những thông
tin nào, từ đó liên hệ đến nội dung bài học.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được 3 mục đích của việc khám thai thường kỳ.
2. Nêu được đày đủ 9 bước khám thai
3. Trình bày được những việc cần làm trong từng bước
khi khám thai
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Máy chiếu, kính trong./ bảng phấn
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên nêu ví dụ và hỏi học viên
|
Lắng nghe
Trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, bình luận
và Lắng nghe
|
Phản hồi ngay
|
3. Mục đích việc khám thai thường kỳ
|
15 phút
|
HV đọc tài liệu và giải thích
GV chốt lại các mục đích chính
Giấy trong
|
Đọc tài liệu
Phát biểu ý kiến
Lắng nghe, ghi
|
qua giải thích của HV
|
4. Chín bước khám thai
|
40 phút
|
Giấy trong
Thuyết trình, minh họa bằng hình ảnh
Hỏi - đáp
|
Lắng nghe
Ghi chép
Trả lời
Học viên bổ sung
|
Qua trả lời học viên
|
5. Thực hành khám thai
|
90 phút
|
Trình diễn mẫu
Chia nhóm
Thực hành trên mô hình
|
Làm việc nhóm Đặt câu hỏi Phản hồi
|
GV bổ sung
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
TỔNG KẾT: 05 phút
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
BYT Tài liệu Hướng dẫn Chuẩn Quốc Gia về cung cấp dịch
vụ CSSKSS 2009.
Bài
16
CHĂM SÓC THAI NGHÉN
Thời gian: 135
phút
Mở bài:
Kể 1 trường hợp do không chăm sóc, quản lý thai nên
không theo dõi được quá trình phát triển của thai, dẫn đến hậu quả thai bị già
tháng hoặc thai có nguy cơ nào đó
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1- Kể được 6 lợi ích của chăm sóc thai nghén
2- Trình bày được các công việc cần làm để chăm sóc
thai nghén
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu, kính trong, bảng viết.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Liên hệ/ kiểm tra bài học trước: tính tuổi thai,dự
tính ngày sinh. Muốn thực hiện được các nội dung đó, CĐTB cần phải biết lợi
ích và nội dung chăm sóc thai nghén
|
Động não
Trả lời
Học sinh khác bổ sung
|
Giáo viên sử dụng kết quả kiểm tra bài học trước
để mở đầu bài học
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
Hỏi - đáp
|
Đọc, Lắng nghe và bổ sung
Trả lời
|
|
3. Định nghĩa chăm sóc thai nghén
|
10 phút
|
Thuyết trình
Hỏi - đáp
|
Lắng nghe
Trả lời
|
|
4. Những lợi ích của chăm sóc thai nghén
|
30 phút
|
Đọc và nghiên cứu tài liệu
Hỏi - đáp
Ghi chép lên bảng
Chiếu máy
|
Lắng nghe
Trả lời
|
Qua trả lời của học viên
|
5. Nội dung chăm sóc thai nghén
|
45 phút
|
Thuyết trình
Hỏi – đáp
Thực hành mô phỏng trên mô hình (nếu có thể)
|
Lắng nghe
Ghi chép
Trả lời
Quan sát và thực hành trên mô hình
|
Qua trả lời/ thực hành của học viên
|
LƯỢNG GIÁ: 20 phút
TỔNG KẾT: 10 phút
Tóm tắt nhấn mạnh điểm chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
BYT Tài liệu Hướng dẫn Chuẩn Quốc Gia về cung cấp dịch
vụ CSSKSS 2009.
Bài
17
CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRONG KHI MANG THAI
Thời gian: 180
phút
Mở bài:
Giảng viên tiến hành kiểm tra bài học trước, từ đó
chỉ ra rằng: chăm sóc thai nghén để theo dõi sự phát triển của bà mẹ và thai
nhi, đồng thời phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai để xử
trí kịp thời.
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Kể được 6 lý do cần phát hiện những dấu hiệu
nguy hiểm khi mang thai
2. Kể được những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng, phấn, máy chiếu, giấy trong, bài phát tay.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài/ kiểm tra bài học trước
|
20 phút
|
Giảng viên sử dụng Câu hỏi lượng giá
|
Nghe và trả lời
|
Giáo viên sử dụng kết quả lượng giá để mở đầu bài
học
|
2. Muc tiêu bài học
|
10 phút
|
- HV đọc và bình luận
- Giấy trong
|
- Đọc,
Nghe, bình luận, ghi chép
|
|
3. Vì sao cần quan tâm đến những dấu hiệu nguy hiểm
khi mang thai
|
35 phút
|
- Động não tập thể
- Hỏi, đáp
- Giấy trong
|
- Nghe, ghi chép,
- trả lời câu hỏi
|
Qua câu trả lời của HV và bổ sung của học viên
nhóm khác
|
4. Các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
|
90 phút
|
- Thuyết trình
- Hỏi, đáp
- Thảo luận nhóm
- Giấy trong
|
- Nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận
|
Qua kết quả trả lời câu hỏi và kết quả thảo luận
nhóm
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: (15 phút)
Làm các câu hỏi trong phần tự lượng giá
TỔNG KẾT BÀI HỌC: (10 phút)
Tóm tắt nội dung chính, nhấn mạnh vai trò của cô đỡ
thôn bản trong phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo (2005). Tài liệu
đào tạo hộ sinh trung học. Chăm sóc bà mẹ trong kỳ thai nghén. Nhà xuất bản Y học
Hà nội.
2. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Phần 3.
CHĂM SÓC TRONG KHI ĐẺ VÀ NGAY SAU ĐẺ
Bài
18
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐẺ
Thời gian: 180
phút
Mở bài:
Giảng viên sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài để hỏi
học viên về những việc cần chuẩn bị trước khi đẻ
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được 4 nhóm việc cần chuẩn bị trước đẻ
2. Kể được những việc làm cụ thể cần thiết trong mỗi
nhóm việc chuẩn bị trước đẻ, đặc biệt trong điều kiện đỡ đẻ tại nhà.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Bảng trắng, bút.
2. Giấy trong, đèn chiếu.
3. Mô hình
4. Dụng cụ đỡ đẻ hoặc gói đỡ đẻ sạch.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
20 phút
|
Sử dụng câu hỏi lượng giá bài học trước
|
Trả lời
|
Sử dụng kết quả để giảng bài
|
2. Mục tiêu
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
Giấy trong
|
Đọc, Nghe, bổ sung, ghi chép
|
|
3. Chống nhiễm trùng
|
15 phút
|
Thuyết trình
Minh họa bằng dụng cụ
Hỏi - Đáp
|
Lắng nghe
Quan sát
Hỏi lại nếu chưa rõ
|
Qua câu hỏi của HV
|
4. Chuẩn bị phòng đẻ
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Minh họa bằng hình ảnh
|
Nghe hiểu
Ghi chép
Hỏi lại nếu chưa rõ
|
Qua câu hỏi của HV
|
5. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc
|
25 phút
|
Chia nhóm
Thảo luận nhóm
|
Đọc tài liệu
Thảo luận
Trình bày kết quả thảo luận
|
Qua kết quả thảo luận. Giáo viên bổ sung
|
6. Chuẩn bị giữ ấm cho trẻ sơ sinh
|
45 phút
|
Xem băng hình hoặc trình diễn trên mô hình
Thực hành nhóm
|
Quan sát
Làm việc nhóm
Nhận xét
|
Qua nhận xét của HV. Giáo viên bổ sung
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
Sử dụng các câu hỏi phần tự lượng giá cuối bài.
TỔNG KẾT BÀI HỌC: 5 phút
Nhấn mạnh các nội dung cần lưu ý trong cuộc đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế - Vụ Khoa học & Đào tạo, Tài liệu
đào tạo hộ sinh trung học.
2. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
19
THEO DÕI CHUYỂN DẠ ĐẺ
Thời gian: 180
phút
Mở bài: Giảng viên có thể hỏi học viên về những
biểu hiện khi bà mẹ chuyển dạ mà học viên đã biết và liên hệ đến những việc cần
thực hiện trong chăm sóc cuộc đẻ.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được 3 giai đoạn chuyển dạ.
2. Mô tả được cách theo dõi chăm sóc chuyển dạ đẻ
thường trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Bảng trắng, bút
2. Giấy trong, đèn chiếu
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
20 phút
|
Hỏi - đáp
Thảo luận chung
|
Nghe, trình bày
|
Sử dụng kết quả câu trả lời của HV để giảng bài
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
Giấy trong
|
Đọc, Nghe, Bình luận, Ghi chép
|
|
3. Định nghĩa chuyển dạ
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Chiếu giấy trong
|
Hỏi
Nghe - Trả lời
|
|
4. Chẩn đoán chuyển dạ thực sự
|
30 phút
|
Thuyết trình ngắn
Bài tập tình huống
|
Nghe
Ghi chép
Làm việc nhóm
|
|
5. Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
|
20 phút
|
Thuyết trình ngắn Đưa ví dụ minh họa
|
Nghe
Ghi chép
Nhắc lại Hỏi lại nếu chưa rõ
|
Qua câu hỏi của HV
|
6. Theo dõi và chăm sóc cuộc chuyển dạ đẻ
|
45 phút
|
Giấy trong Thuyết trình Xem băng video Hỏi – đáp
Thảo luận chung
|
Nghe
Ghi chép
Nhắc lại/ hỏi lại
Thảo luận
|
Qua thảo luận và các câu hỏi của HV
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
1. Phát tay hoặc chiếu giấy trong minh họa 7 câu hỏi
lượng giá.
TỔNG KẾT: 5 phút
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y Tế - Vụ Khoa học và Đào tạo, Giáo trình “Kế
hoạch bài học đào tạo hộ sinh trung học”.
2. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
20
CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRONG KHI ĐẺ
Thời gian: 135
phút
Mở bài
Mở bài bằng kiểm tra bài “những dấu hiệu nguy hiểm
thời kỳ mang thai” và yêu cầu HV liên hệ: nếu không phát hiện và xử trí các dấu
hiệu nguy hiểm khi mang thai sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Từ đó liên hệ đến
tầm quan trọng của việc phát hiện và xử trí các dấu hiệu nguy hiểm trong khi đẻ.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Nêu được tầm quan trọng của việc phát hiện các dấu
hiệu bất thường trong khi đẻ
2. Kể đủ 12 dấu hiệu bất thường trong khi đẻ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Bảng trắng, bút
2. Giấy trong, đèn chiếu
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1.Mở bài
|
20 phút
|
Hỏi câu hỏi lượng giá bài học trước
|
Nghe và trả lời
|
Giáo viên sử dụng kết quả lượng giá để mở đầu bài
học
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
Phim trong
|
Đọc, Nghe và bình luận
Ghi chép
|
|
3. Tầm quan trọng của các dấu hiệu nguy hiểm
trong khi đẻ
|
30 phút
|
Động não toàn thể
Giấy trong
Hỏi - đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Qua câu trả lời của HV. Giáo viên bổ sung
|
4. Những dấu hiểu nguy hiểm trong khi đẻ
|
60 phút
|
Thuyết trình trên mô hình và hình vẽ
Hỏi đáp
Bài tập tình huống
|
Lắng nghe
Ghi chép
Giải quyết bài tập tình huống
|
Căn cứ kết quả giải quyết bài tập tình huống,
giáo viên bổ sung
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
Sau khi học xong học viên phải biết được những bất
thường trong chuyển dạ.
1. Phát hiện sớm những trường hợp bất thường để
chuyển tuyến.
2. Thực hành với bài tập tình huống.
TỔNG KẾT: 5 phút
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
21
ĐỠ ĐẺ THƯỜNG TẠI NHÀ SỬ DỤNG GÓI ĐỠ ĐẺ SẠCH TRONG TRƯỜNG
HỢP ĐẺ RƠI, SẢN PHỤ KHÔNG THỂ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Giảng viên có thể hỏi học viên xem đã có học viên
nào biết về gói đỡ đẻ sạch và cách sử dụng và cho học viên xem Gói đỡ đẻ sạch mẫu
và từ đó hỏi học viên về cách sử dụng của từng vật dụng trong gói đỡ đẻ sạch.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Trình bày được các bước chính của 1 cuộc đẻ bình
thường
2. Kể được mục đích sử dụng gói đẻ sạch
3. Thực hành đúng các bước đỡ đẻ sử dụng gói đẻ sạch
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Gói đỡ đẻ sạch, Giấy trong, đèn chiếu qua đầu, đầu
máy vidéo, băng vidéo.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp /
phương tiện dạy học
|
Họat động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên cho học viên xem Gói đỡ đẻ sạch và hỏi
về cách sử dụng các vật dụng bên trong
|
Nghe, trả lời
|
|
2. Mục tiêu bài học
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận Giấy trong
|
Đọc, Nghe, bình luận, ghi chép
|
|
3. Điều kiện để thực hiện đỡ đẻ
|
15 phút
|
Nghiên cứu tài liệu
Hỏi – đáp
|
Đọc tài liệu
Trả lời câu hỏi
Ghi chép
|
Qua câu trả lời của HV. Giáo viên bổ sung
|
4. Các bước đỡ đẻ chính
|
15 phút
|
Thuyết trình
Băng video/Mô hình
Hỏi – đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Qua câu trả lời của HV.Giáo viên bổ sung
|
5. Mục đích sử dụng gói đỡ đẻ sạch
|
5 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe
Ghi chép
|
|
6. Sử dụng gói đỡ đẻ sạch
|
15 phút
|
Thuyết trình Minh họa Hỏi – đáp
|
Nghe
Quan sát
Trả lời
|
|
7. Thực hành đỡ đẻ sử dụng gói đỡ đẻ sạch
|
90 phút
|
Trình diễn mẫu
Chia nhóm
Thực hành trên mô hình
|
Quan sát
Phản hồi
|
Qua thao tác thực hành của HV
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: (15 phút)
Theo bộ câu hỏi trong bài học.
TỔNG KẾT SAU BÀI HỌC: (10 phút)
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh các nội dung cần
thiết trong đỡ đẻ. Lưu ý những trường hợp có nguy cơ gây băng huyết sau sinh để
phát hiện sớm tránh tai biến cho sản phụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y Tế, Vụ khoa học và đào tạo – Chăm sóc bà mẹ
trong khi đẻ - Tài liệu đào tạo hộ sinh trung học – Nhà xuất bản Y Học.
2. Bộ Y Tế - Xử trí biến chứng trong khi mang thai
và sinh đẻ - Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế (2005). Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
Bài
22
ĐỠ RAU VÀ KIỂM TRA BÁNH RAU
Thời gian: 225
phút
Mở bài:
Giảng viên hỏi học viên xem ai đã từng xem hoặc
tham gia đỡ đẻ kể về diễn biến cuộc đẻ sau khi thai sổ thì bao lâu sổ rau và
bánh rau trông như thế nào, từ đó liên hệ đến nội dung bài học.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Mô tả được cách làm nghiệm pháp bong rau
2. Mô tả được cách đỡ rau và trình tự cách kiểm tra
rau
3. Trình bày được cách xử trí những bất thường
trong thời kỳ sổ rau
4. Thực hiện được đúng kỹ thuật xử trí tích cực
giai đoạn 3 của chuyển dạ nếu được làm tại cơ sở y tế có người giám sát.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu overhaed, mô hình, tài liệu phát tay, giấy
trong.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Hỏi về kinh nghiệm của học viên
|
Trả lời
|
|
2. Mục tiêu học tập
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe, bổ sung
Ghi chép
|
|
3. Xử trí sổ rau thường
- Theo dõi rau bong
- Nghiệm pháp bong rau
|
30 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
Hình minh họa
|
Quan sát
Nghe
Ghi chép
Hỏi - đáp
|
Phản hồi nhanh qua câu hỏi của HV
|
4. Đỡ rau
|
10 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
Hình minh họa
|
Quan sát
Nghe
Ghi chép
Hỏi - đáp
|
Phản hồi nhanh qua câu hỏi của HV
|
5. Kiểm tra rau
|
30 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
Hình minh họa
|
Quan sát
Nghe
Ghi chép
Hỏi - đáp
|
Phản hồi nhanh qua câu hỏi của HV
|
6. Chăm sóc ngay sau sổ rau
|
10 phút
|
Thuyết trình
|
Nghe
Ghi chép
|
|
7. Xử trí những bất thường trong thời kỳ sổ rau
|
15 phút
|
Thuyết trình ngắn
Ví dụ minh họa
|
Nghe
Ghi chép
|
|
8. Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ
|
90 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
Hình minh họa
Thực hành nhóm
|
Nghe, ghi chép
Quan sát
Hỏi - đáp
Làm việc nhóm
|
Phản hồi nhanh qua câu hỏi của HV
|
LƯỢNG GIÁ: (10 phút) Sử dụng câu hỏi lượng
giá trong bài
TỔNG KẾT: (10 phút)
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
23
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Giảng viên liên hệ thưc tế hoặc hỏi HV “sau khi đỡ
em bé ra khỏi bụng mẹ, chúng ta làm gì” .
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được 8 bước chăm sóc trẻ ngay sau đẻ
2. Thực hành được trên mô hình các bước chăm sóc trẻ
ngay sau khi đẻ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu overhaed, mô hình, tài liệu phát tay, giấy
trong.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
20 phút
|
Hỏi
|
Trả lời
|
|
2. Mục tiêu học tập
|
10 phút
|
HV đọc va bình luận
|
Đọc, Nghe, bình luận
Ghi chép
|
|
3. Thông tin cơ bản về chăm sóc trẻ ngay sau đẻ
|
10 phút
|
Động não tập thể Ghi lên bảng lớn Hỏi - đáp
|
Đọc tài liệu, suy nghĩ
Trả lời
Ghi chép
|
Qua trả lời của HV
|
4. Tám bước chăm sóc trẻ ngay sau đẻ
|
20 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
Hình minh họa
|
Quan sát, ghi chép
Nghe
Hỏi - đáp
|
Phản hồi nhanh
|
5. Thực hành chăm sóc trẻ ngay sau đẻ
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ Hướng dẫn thực hành
|
Thực hành chăm sóc
Quan sát sử dụng bảng kiểm
|
Qua thực hành kết thúc của 1-2 HV
|
LƯỢNG GIÁ: (20 phút) Sử dụng câu hỏi lượng
giá trong bài
TỔNG KẾT: (10 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý trong chăm sóc trẻ
ngay sau đẻ (giữ ấm).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
24
HỒI SỨC CHO TRẺ SƠ SINH BỊ NGẠT
Thời gian: 225
phút
Mở bài
Giảng viên liên hệ thưc tế hoặc hỏi HV “sau khi đỡ
em bé ra khỏi bụng mẹ, nếu sơ sinh không khóc, nhịp thở yếu hoặc không thở thì
chúng ta làm gì” .
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Chuẩn bị đủ dụng cụ để hồi sức trẻ sơ sinh ngạt
2. Thực hành đúng kỹ năng hồi sức sơ sinh ngạt bằng
miệng kề miệng
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu overhead, mô hình, tài liệu phát tay, giấy
trong.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên liên hệ thực tế đặt câu hỏi
|
Trả lời câu hỏi
|
|
2. Mục tiêu học tập
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe, bình luận
Ghi chép
|
|
3. Thông tin chung về hồi sức sơ sinh
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Hỏi đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh
|
4. Khái niệm ngạt, chuẩn bị hồi sức sơ sinh, giữ ấm,
dụng cụ và nơi làm hồi sức
|
10 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bản
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
5. Các dấu hiệu quyết định hồi sức sơ sinh
|
10 phút
|
Động não
Ghi lên bảng
|
Trả lời
Ghi chép
|
Bổ sung ý kiến học viên
|
6. 5 bước tiến hành hồi sức sơ sinh
|
45 phút
|
Thuyết trình
Minh họa bằng hình ảnh Thao diễn trên mô hình
|
Quan sát
Nghe
Ghi chép
|
GV nhấn mạnh bổ sung
|
7. Thực hành hồi sức sơ sinh
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Hướng dẫn thực hành
|
Thực hành chăm sóc Quan sát sử dụng bảng kiểm
|
Qua thực hành của HV
|
8. Chăm sóc sau
hồi sức sơ sinh
|
20 phút
|
Thuyết trình
Hỏi - đáp
|
Trả lời
Ghi chép
|
|
LƯỢNG GIÁ: (15 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT: (10 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý khi tiến hành hồi
sức nhanh chóng, nhẹ nhàng, chính xác và tránh nhiễm khuẫn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
25
XỬ TRÍ ĐẺ RƠI TẠI CỘNG ĐỒNG
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Giảng viên liên hệ thưc tế hoặc hỏi học viên về các
tình huống đẻ rơi thường gặp và kinh nghiệm xử trí của học viên như thế nào.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
Xử trí được đúng 3 tình huống đẻ rơi tại cộng đồng
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu overhaed, mô hình, tài liệu phát tay, giấy
trong.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên liên hệ thực tế đặt câu hỏi
|
Trả lời câu hỏi
|
|
2. Mục tiêu học tập
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe, bình luận
Ghi chép
|
|
3. Đẻ rơi tại nhà
|
20 phút
|
Thuyết trình
Minh họa bằng hình ảnh và trên mô hình
|
Quan sát
Nghe
Ghi chép
|
GV nhấn mạnh bổ sung
|
4. Đẻ rơi ở đồng ruộng
|
20 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bảng
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
5. Đẻ rơi trên đường, trên tàu, xe
|
20 phút
|
Động não
Ghi lên bảng
|
Trả lời
Ghi chép
|
Bổ sung ý kiến học viên
|
6. Thực hành xử trí 3 trường hợp đẻ rơi tại cộng
đồng
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Thao diễn mẫu
Thưc hành bằng đóng vai
|
Thực hành
Quan sát, sử dụng bản kiểm
Nhận xét
|
Phản hồi nhanh qua kết quả tại bảng kiểm
|
LƯỢNG GIÁ: (10 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT: (5 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý khi xử trí 3 tình
huống đẻ rơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
26
XỬ TRÍ BAN ĐẦU CHẢY MÁU TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ
Thời gian: 180
phút
Mở bài
Giảng viên liên hệ thưc tế hoặc hỏi học viên về
kinh nghiệm của học viên khi tham gia đỡ đẻ nếu gặp tình huống sản phụ chảy máu
trong đẻ.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1- Nhận biết được tình trạng chảy máu trong và ngay
sau đẻ
2- Xử trí ban đầu các trường hợp chảy máu trong và
ngay sau khi đẻ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu, mô hình, tài liệu phát tay, giấy trong.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên liên hệ thực tế đặt câu hỏi
|
Trả lời câu hỏi
|
|
2. Mục tiêu học tập
|
5 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và bình luận
Ghi chép
|
|
3. Chảy máu trong khi đẻ (định nghĩa và nguyên
nhân)
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Hỏi đáp
Ghi chép lên bảng
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh
|
4. Chảy máu sau đẻ (định nghĩa và nguyên nhân)
|
10 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bảng
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
5. Cách nhận biết và cách xử trí chảy máu trong
khi đẻ và ngay sau đẻ
|
40 phút
|
Thuyết trình
Minh họa bằng hình ảnh và trên mô hình
|
Quan sát
Nghe
Ghi chép
|
GV nhấn mạnh, bổ sung
|
6. Thực hành xử trí chảy máu trong khi đẻ và ngay
sau đẻ
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Thao diễn mẫu Thưc hành trên mô hình
|
Thực hành
Quan sát, sử dụng bản kiểm
Nhận xét
|
Phản hồi nhanh qua kết quả tại bảng kiểm
|
LƯỢNG GIÁ: (10 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT: (5 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý khi xử trí ban đầu
chảy máu trong và ngay sau đẻ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Phần 4.
CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH SAU ĐẺ
Bài
27
HƯỚNG DẪN CHO CON BÚ MẸ
Thời gian: 135
phút
Mở bài: Giảng viên có thể sử dụng câu hỏi “ở
địa phương, bạn thấy các bà mẹ nuôi con như thế nào”
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được 5 lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
2. Thực hiện đúng các hướng dẫn cho trẻ bú mẹ lần đầu
3. Thực hiện đúng cách vắt sữa và cho trẻ ăn sữa mẹ
bằng cốc
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Bảng trắng, bút.
2. Giấy trong, đèn chiếu.
3. Mô hình em bé và vú giả.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
20 phút
|
Đặt cau hỏi về thực tế tại cộng đồng cá bà mẹ
nuôi con như thế nào?
|
Trả lời câu hỏi
|
Sử dụng kết quả để mở bài
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, nghe và bình luận
Ghi chép
|
|
3. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
|
15 phút
|
Thuyết trình
Giấy trong
|
Lắng nghe
Ghi chép
|
|
4. Cho bú mẹ ngay sau sinh
|
5 phút
|
Thuyết trình
Hỏi câu hỏi ngắn
|
Lắng nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh qua câu trả lời của HV
|
5. Hướng dẫn bà mẹ cho con bú bữa đầu tiên
|
20 phút
|
Thuyết trình
Giấy trong Mô hình
Hình ảnh/Chiếu phim minh họa
|
Lắng nghe
Ghi chép
Quan sát
Hỏi - đáp
|
|
6. Thực hành hướng dẫn bà mẹ cho con bú
|
45 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Thao diễn mẫu
Thưc hành đóng vai
|
Thực hành
Quan sát, sử dụng bản kiểm
Nhận xét
|
Phản hồi nhanh qua kết quả tại bảng kiểm
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
Sử dụng các câu hỏi phần tự lượng giá cuối bài.
TỔNG KẾT: (10 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý trong Nuôi con bằng
sữa mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
28
CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ THƯỜNG
Thời gian: 135
phút
Mở bài:
Giảng viên có thể hỏi học viên về kinh nghiệm tại cộng
đồng và của học viên trong chăm sóc bà mẹ sau đẻ thường như thế nào, từ đó liên
hệ đến nội dung bài học.
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Trình bày được cách chăm sóc bà mẹ ngày đầu sau
đẻ
2. Trình bày được cách chăm sóc bà mẹ tuần đầu sau
đẻ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng trắng, bút, giấy trong, máy chiếu, hình ảnh
minh họa
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/ Phương
tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Đặt cau hỏi về kinh nghiệm của cộng đồng và của học
viên
|
Trả lời câu hỏi
|
Sử dụng kết quả để mở bài
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Lắng nghe, bình luận
Ghi chép
|
|
3. Chăm sóc cho bà mẹ thời kỳ sau đẻ
|
35 phút
|
Thuyết trình
Giấy trong
|
Lắng nghe
Ghi chép
|
|
4. Theo dõi - chăm sóc bà mẹ trong tuần đầu sau đẻ
|
60 phút
|
Thuyết trình
Giấy trong
Hình ảnh minh họa
|
Lắng nghe
Ghi chép
Quan sát
Hỏi - đáp
|
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
Sử dụng các câu hỏi phần tự lượng giá cuối bài.
TỔNG KẾT: (10 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý trong Chăm sóc bà
mẹ sau đẻ thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
29
ĐÁNH GIÁ TRẺ VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TRONG NGÀY ĐẦU SAU
ĐẺ
Thời gian: 225
phút
Mở bài:
Giảng viên hỏi học viên về kinh nghiệm cá nhân và
thực tế chăm sóc trẻ sơ sinh tại cộng đồng
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Đánh giá được tình trạng trẻ trong ngày đầu sau
sinh
2. Thực hiện đúng các hướng dẫn chăm sóc trẻ trong
ngày đầu sau sinh: giữ ấm, chăm sóc rốn
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng trắng, bút, giấy trong, đèn chiếu, mô hình trẻ
sơ sinh trai, gái.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
Phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
20 phút
|
Sử dụng câu hỏi về thực tế tại cộng đồng
|
Trả lời câu hỏi
|
Qua câu trả lời của HV để mở bài
|
2. Mục tiêu
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và bình luận
Ghi chép
|
|
3. Đánh giá trẻ trong ngày đầu sau sinh:
|
20 phút
|
Thuyết trình
Chiếu hình/ Thao diễn mẫu trên mô hình
|
Động não
Nghe, Quan sát
Ghi chép
Hỏi lại khi chưa rõ
|
Qua câu hỏi của HV
|
4. Chăm sóc trẻ bình thường
|
20 phút
|
Thuyết trình Chiếu hình/ Thao diễn mẫu trên mô
hình
|
Nghe, Quan sát
Ghi chép
Trả lời
|
qua câu hỏi/ câu trả lời của HV
|
5. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
|
15 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
|
Nghe Quan sát Ghi chép
|
|
6. Chăm sóc rốn
|
15 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
|
Nghe
Quan sát
Ghi chép
|
Đảm bảo vô khuẩn, không chảy máu
|
7. Tiêm chủng
|
10 phút
|
Thuyết trình
Thao diễn trên mô hình
|
Nghe
Quan sát
Ghi chép
|
|
8. Cho trẻ bú mẹ
|
15 phút
|
Thực hành trên mô hình
Chiếu Video
|
Quan sát video
|
Qua câu hỏi của HV
|
9. Thực hành chăm sóc cơ bản cho trẻ sơ sinh
trong ngày đầu sau đẻ
|
45 phút
|
Chia nhóm
Thực hành trên mô hình
|
Làm việc nhóm
Quan sát
Hỏi - đáp
|
Qua câu hỏi của HV
|
10. Bảo vệ an toàn cho trẻ
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
|
Lắng nghe
Ghi chép
|
|
11. Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
|
20 phút
|
Thuyết trình ngắn
|
Lắng nghe
Ghi chép
|
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
TỔNG KẾT BÀI HỌC: 5 phút
Tóm tắt bài, những lưu ý trong đánh giá trẻ và chăm
sóc trẻ sơ sinh trong ngày đầu sau đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
CSSKSS 2005.
Bài
30
CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỞNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH SAU ĐẺ
Thời gian: 180
phút
MỞ BÀI:
Giảng viên sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài để hỏi
học viên về các dấu hiệu bất thường có thể gặp ở bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kế được ít nhất 5 dấu hiệu bất thường của bà mẹ
sau đẻ
2. Kể được và xác định đúng các dấu hiệu bất thường
của trẻ sau đẻ
3. Thực hành xử trí ban đầu với các dấu hiệu nguy
hiểm ở bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy Overhead, giấy trong, tài liệu phát tay
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Lượng giá trước học
|
20 phút
|
Sử dụng câu hỏi lượng giá
|
Trả lời câu hỏi
|
Sử dụng kết quả để giảng bài
|
2. Mục tiêu học tập
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và bình luận
Ghi chép
|
|
3. Tầm quan trọng của phát hiện các dấu hiệu nguy
hiểm
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Hỏi đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh
|
4. Các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ sau đẻ
|
10 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bản
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
5. Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh sau đẻ
|
10 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bản
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Bổ sung ý kiến học viên
|
6. Thực hành xử trí ban đầu với các dấu hiệu nguy
hiểm ở bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Bài tập tình huống
|
Thực hành trên mô hình theo nhóm
Quan sát
Nhận xét
|
GV nhấn mạnh bổ sung
|
LƯỢNG GIÁ: (20 phút)
Sử dụng câu hỏi lượng giá trong bài
TỔNG KẾT: (10 phút)
Tóm tắt bài, nêu những điểm lưu ý trong xử trí ban đầu
các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.
Bài
31
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHẸ CÂN
Thời gian: 225
phút
MỞ BÀI:
Giảng viên có thể đưa một ví dụ về 1 trường hợp trẻ
sơ sinh nhẹ cân và hỏi học viên về những nguy cơ thường gặp đối với trẻ đẻ nhẹ
cân từ đó dẫn dắt đến mục đích cần chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân
MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được ít nhất 3 nguy cơ của trẻ đẻ ra bị nhẹ
cân
2. Thực hành được các kỹ năng chăm sóc cho trẻ đẻ
nhẹ cân
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng trắng, bút, Tài liệu phát tay, Giấy trong, đèn
chiếu, Mô hình trẻ sơ sinh
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Nội dung mấu chốt
|
Thời gian
|
Phương pháp/
phương tiện dạy học
|
Hoạt động của học
viên
|
Phản hồi nhanh
|
1. Mở bài
|
10 phút
|
Giảng viên lấy ví dụ và đặt câu hỏi
|
Trả lời câu hỏi
|
Sử dụng kết quả để giảng bài
|
2. Mục tiêu học tập
|
10 phút
|
HV đọc và bình luận
|
Đọc, Nghe và bình luận
Ghi chép
|
|
3. Định nghĩa trẻ đẻ nhẹ cân
|
10 phút
|
Thuyết trình ngắn
Hỏi đáp
|
Nghe
Ghi chép
Trả lời
|
Phản hồi nhanh
|
4. Các yếu tố liên quan tới trẻ đẻ nhẹ cân và
Cách xử trí
|
30 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bản
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Phản hồi, bổ sung ngay
|
5. Chăm sóc trẻ đẻ nhẹ cân
|
20 phút
|
Động não tập thể
Hỏi - Đáp
Ghi chép lên bản
Chiếu giấy trong
|
Động não
Trả lời
Nghe
Ghi chép
|
Bổ sung ý kiến học viên
|
6. Chăm sóc bà mẹ Căng Gu Ru
|
20 phút
|
Thuyết trình Băng video/Hình minh họa
|
Thực hành trên mô hình
Quan sát
|
GV nhấn mạnh bổ sung
|
7. Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ đẻ nhẹ cân bú
|
20 phút
|
Thuyết trình Băng video/Hình minh họa
|
Thực hành trên mô hình
Quan sát
|
GV nhấn mạnh bổ sung
|
8. Thực hành chăm sóc bà mẹ Căng-Gu-Ru và hướng dẫn
bà mẹ cho trẻ đẻ nhẹ cân bú
|
90 phút
|
Chia nhóm
Phân công nhiệm vụ
Trình diễn mẫu
Thực hành nhóm
|
Thực hành nhóm
Quan sát
Nhận xét
|
GV nhấn mạnh bổ sung
|
LƯỢNG GIÁ SAU HỌC: 10 phút
TỔNG KẾT BÀI HỌC: 5 phút
Tóm tắt nội dung bài học, nhấn mạnh những lưu ý
trong chăm sóc trẻ đẻ nhẹ cân
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS 2005.