ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
284/QĐ-UBND
|
Yên Bái,
ngày 19 tháng 02 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 VÀ XÂY
DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về điều chỉnh lộ
trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13
ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ
thông;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày
16/12/2020 Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa
XVIII kỳ họp thứ 20 về việc thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào
tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tại tờ trình số 09/TTr- SGDĐT ngày 19/01/2021 về việc đề nghị ban
hành các Quyết định phê duyệt một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án triển khai thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực thực hiện
Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, VX.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Thị Hiền Hạnh
|
ĐỀ ÁN
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT
CHUẨN QUỐC GIA TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái)
Phần thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
Chương trình giáo dục phổ thông mới
được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 (sau đây gọi là
chương trình giáo dục phổ thông 2018, viết tắt là CTGDPT 2018) bắt đầu được
thực hiện từ năm học 2020 - 2021 trên phạm vi toàn quốc.
Điểm mới của CTGDPT 2018 là bảo đảm
phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với
những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể,
mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn
đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở
các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát
huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp
với mục tiêu và phương pháp giáo dục. CTGDPT 2018 bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa
các lớp học, cấp học và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương
trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. CTGDPT 2018 xây
dựng theo hướng mở: bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục
cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và
trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội
dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều
kiện của địa phương, nhà trường, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà
trường với gia đình, chính quyền và xã hội. CTGDPT 2018 phân biệt rõ hai giai
đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản(từ lớp 1 đến lớp 9), chương trình thực hiện
lồng ghép những nội dung liên quan của một số môn học trong chương trình hiện
hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, giảm hợp lí số môn học
đồng thời thiết kế một số môn học theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh
lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân; Giai đoạn giáo
dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), bên cạnh một số môn học và
hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học, chuyên đề
học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của cá nhân,
về thời lượng, bậc tiểu học yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày (chương trình hiện hành
không bắt buộc 2 buổi/ngày).
Để thực hiện CTGDPT 2018 theo định
hướng nêu trên, cần đổi mới công tác quản lý và các hoạt động dạy học; đảm bảo
các điều kiện: cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, thực
trạng thiết bị dạy học và cơ sở vật chất hiện nay của các nhà trường trong tỉnh Yên
Bái chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là việc dạy 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học
và việc tổ chức dạy các môn học mới ở các cấp học, các môn tích hợp, chuyên đề
học tập ở cấp THCS và THPT. Do vậy, cần rà soát hiện trạng, xây dựng nhu cầu,
sắp xếp, bổ sung về đội ngũ; sửa chữa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết
bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình; đồng
thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện CTGDPT 2018 có hiệu
quả tại tỉnh Yên Bái.
Để chủ động chuẩn bị các điều kiện và
triển khai thực hiện CTGDPT 2018 theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; thực hiện
Chương trình hành động số 190-CTr/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về
việc thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 18/10/2019 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2020, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Yên Bái xây dựng "Đề án triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông 2018 và xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái, giai
đoạn 2021-2025".
2. Các căn cứ
xây dựng Đề án
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 năm
2019;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông (GDPT); Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về điều
chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới theo Nghị quyết
số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa GDPT;
Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020
của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của
giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách
giáo khoa GDPT;
Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày
29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho
chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2017 - 2025;
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT).
Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT , ngày
22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về Kiểm định chất lượng
giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Thông
tư số 18/2018/TT-BGDĐT , ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy
định về Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
đối với trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Phần thứ hai
THỰC
TRẠNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN
2016-2020
1. Quy mô,
mạng lưới trường, lớp học sinh
Năm học 2019-2020 toàn tỉnh hiện có
265 trường phổ thông, 4.765 lớp, 160.609 học sinh, bình quân đạt 33,7 học
sinh/lớp. Trong đó: cấp tiểu học: 53 trường, 2.742 lớp, 84.345 học sinh, cấp
THCS: 186 trường (53 trường THCS, 133 trường TH&THCS), 1.546 lớp, 55.202
học sinh, cấp THPT: 26 trường (24 trường THPT, 02 trường THCS&THPT), 477
lớp, 21.062 học sinh.
Đến tháng 12 năm 2020, toàn tỉnh có
151 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia (30 trường tiểu học, 81 trường
TH&THCS, 30 trường THCS, 10 trường THPT); trong đó có 13 trường phổ thông
đạt chuẩn mức độ 2.
2. Hoạt động
dạy học và chất lượng giáo dục phổ thông
Trong những năm gần đây, các cơ sở
giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động đổi mới giáo
dục như: chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục; nhà trường định hướng
phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng
các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiên tiến để nâng cao hiệu quả giờ học (bàn
tay nặn bột, dạy - học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, dạy học theo dự
án, theo chủ đề,...); triển khai hiệu quả mô hình Trường học mới Việt Nam
(VNEN) tại 17 trường tiểu học, 15 trường THCS và nhân rộng những yếu tố tích
cực của mô hình tại 100% trường chuẩn quốc gia; mở rộng hoạt động hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học; tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển
phẩm chất và năng lực người học dưới nhiều hình thức đa dạng... Đây là những
tiền đề quan trọng, giúp giáo viên và học sinh tiếp cận dần với CTGDPT 2018.
Chất lượng giáo dục tiểu học được đảm
bảo. Huy động 99,97% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 (tăng 0,17% so với năm 2015), tỷ
lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,54% (tăng 2,84%), tỷ lệ
hoàn thành cấp học đạt 96,8%, không còn học sinh tiểu học bỏ học. Tỷ lệ học
sinh xếp loại hoàn thành và hoàn thành tốt các môn học đạt 98,9%; đánh giá học
sinh về các nhóm phẩm chất và năng lực xếp loại Đạt và Tốt từ 99%. Việc giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật được thực hiện nghiêm túc, số trẻ khuyết tật đi học
đạt 85,3% tổng số trẻ
khuyết tật trong độ tuổi đi học. Tỉnh Yên Bái đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học mức độ 3 với 100% các đơn vị cấp xã, cấp huyện, (tăng gấp 2 lần so với năm
2015).
Chất lượng giáo dục trung học tiếp tục
ổn định và có bước phát triển, cấp THCS: Xếp loại hạnh kiểm tốt đạt 78,3%; xếp
loại học lực giỏi đạt 7,3%, loại khá đạt 34,4%, loại trung bình đạt 55,5%. Tỷ
lệ học sinh hoàn thành khóa học đạt 93,9%. Cấp THPT: Xếp loại hạnh kiểm tốt đạt
80,4%, xếp loại học lực giỏi đạt 7,14%, loại khá đạt 48,8%, loại trung bình đạt
42,3%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 92,24%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành
khóa học đạt 86,0%. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục được quan tâm, từ
năm 2015 đến nay, toàn tỉnh có 3.060 lượt học sinh đoạt giải học sinh giỏi từ
cấp tỉnh trở lên, trong đó có 145 giải quốc gia, 02 giải quốc tế.
3. Đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
3.1. Số lượng, cơ cấu
a) Về số lượng
Thời điểm 01/3/2020, tổng biên chế,
lao động toàn ngành học phổ thông có 9.227 người, trong đó: 9.131 biên chế sự
nghiệp (CBQL: 714; giáo viên: 7.713; nhân viên: 704) và 96 HĐ68.
So với định mức: Thiếu 1650 người
(CBQL: 36; giáo viên: 789 (Tiểu học: 341, THCS: 351, THPT: 97; nhân viên: 825);
tỷ lệ giáo viên hiện có so với định mức 90,7%.
- Cấp Tiểu học: Hiện có 4.300 người,
gồm 4.280 biên chế (CBQL: 296, giáo viên: 3840, nhân viên: 144) và 20 HĐ68; tỷ
lệ giáo viên hiện có so với định mức đạt 91,8%. Thiếu 505 người (CBQL: 10; giáo
viên: 341; nhân viên: 154).
- THCS: Hiện có 3.675 người, gồm 3.639
biên chế (CBQL: 350; giáo viên: 2833; nhân viên: 456) và 64 HĐ 68; tỷ lệ giáo
viên hiện có so với định mức đạt 88,9%. Thiếu 971 người (QL: 04; giáo viên:
351; nhân viên: 616).
- THPT: Hiện có 1.252 người, gồm 1.212
biên chế sự nghiệp (CBQL: 68; giáo viên: 1040; nhân viên: 104) và 12 HĐ68; tỷ
lệ giáo viên hiện có so với định mức đạt 91,7%. Thiếu 174 người (CBQL: 22; giáo
viên: 97 (Ngữ văn: 27, Tiếng Anh: 25, Toán: 21, GDQP: 12); nhân viên: 55).
b) Về cơ cấu môn
Cơ cấu môn cấp phổ thông cơ bản đáp
ứng được CTGDPT 2018. Tuy nhiên còn có hiện tượng lệch cơ cấu giáo viên cấp
tiểu học ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu (thừa giáo viên Tiểu học) và huyện Lục
Yên (thừa giáo viên Mỹ thuật).
3.2. Chất lượng đội
ngũ
Theo Luật Giáo dục năm 2019, tỷ lệ
giáo viên cấp học phổ thông đạt trình độ chuẩn trở lên là 73,8% (giảm 25,2% so
với quy định của Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009); tỷ lệ trên chuẩn
2,7% (giảm 75,8% so với quy định của Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009).
Hàng năm, trên 99,9% cán bộ quản lý,
giáo viên được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
3.3. Việc thực hiện
bồi dưỡng giáo viên
Hằng năm, Sở GD&ĐT đã triển khai
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ. Hiện toàn ngành
có 374 CBQL, giáo viên phổ thông đã và đang tham gia đào tạo trình độ sau đại
học (thạc sỹ 361; tiến sỹ 13) và 512 CBQL, giáo viên đang đào tạo các trình độ
khác.
Sở GD&ĐT đã tích cực đổi mới hình
thức tổ chức bồi dưỡng, tăng cường các hình thức bồi dưỡng trực tuyến, từ xa
qua mạng Internet, mạng trường học kết nối nhằm tiết kiệm kinh phí, tăng số
người được trực tiếp tiếp thu nội dung tập huấn, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
3.4. Thực hiện chế
độ, chính sách đối với các nhà giáo
Các chế độ chính sách về lương cơ bản,
các phụ cấp đối với cán bộ, giáo viên cơ bản được thực hiện đầy đủ, minh bạch,
kịp thời. 100% cán bộ, giáo viên đã được chuyển xếp lương theo quy định về hạng
chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
4. Cơ sở vật chất,
thiết bị, ngân sách đầu tư cho giáo dục phổ thông
4.1. Cơ sở vật chất
- Tổng số phòng học hiện có 4.592
phòng, gồm 4.061 phòng kiên cố (đạt 88,4%), 377 phòng bán kiên cố (đạt 8,2%),
154 phòng tạm. So với năm học 2015-2016, số phòng học kiên cố tăng 477 phòng,
phòng bán kiên cố giảm 252 phòng, phòng học tạm giảm 355 phòng; tỷ lệ phòng học
kiên cố tăng 12,5%.
+ Cấp tiểu học: 2.689 phòng, gồm 2.257
phòng kiên cố, 329 phòng bán kiên cố, 103 phòng tạm; tỷ lệ 0,98 phòng học/lớp.
So với năm học 2015-2016, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng 18,3%. Để đáp ứng tỷ lệ
01 phòng học/ 01 lớp, còn thiếu 111 phòng học.
+ Cấp THCS: 1.446 phòng, gồm 1.357
phòng kiên cố, 48 phòng bán kiên cố, 41 phòng tạm; tỷ lệ 0,94 phòng học/lớp,
đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học. So với năm học 2015-2016, tỷ lệ phòng học kiên
cố tăng 3,25%.
+ Cấp THPT: 457 phòng, gồm 447 phòng
kiên cố, 10 phòng tạm; tỷ lệ 0,96 phòng học/lớp, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học.
So với năm học 2015-2016, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng 0,84%.
- Phòng học bộ môn: Tổng số 637 phòng,
so với năm học 2015-2016 tăng 249 phòng, cụ thể:
+ Cấp tiểu học: hiện có có 39 phòng
Tin học, 40 phòng Ngoại ngữ.
+ Cấp THCS: hiện 102 trường có phòng
Tin học với 109 phòng (5 trường có 2 phòng, 1 trường có 3 phòng), 76 trường có
phòng Ngoại ngữ với 81 phòng (5 trường có 2 phòng), 109 trường có phòng bộ môn
Vật lý với 114 phòng (5 trường có 2 phòng), 99 trường có phòng bộ môn Hóa học
với 104 phòng (5 trường có 2 phòng), 15 trường có phòng bộ môn Sinh học với 15
phòng. Tổng số phòng học bộ môn là 423 phòng.
+ Cấp THPT: hiện có 25 trường có phòng
Vật lý, 25 trường có phòng Hóa học, 15 trường có phòng Sinh học, 26 trường có
phòng Tin học, 24 trường có phòng Ngoại ngữ. Tổng số có 135 phòng bộ môn(27
phòng Vật lý, 25 phòng Hóa học, 15 phòng Sinh học, 39 phòng Tin học, 29 phòng
Ngoại ngữ).
4.2. Thiết bị dạy học
Những năm gần đây tỉnh đã quan tâm đầu
tư thiết bị phòng học bộ môn, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục. Tuy
nhiên, so với yêu cầu còn thiếu nhiều, nhất là các phòng học bộ môn, phòng học
Tin học cho các cơ sở GDPT. Cụ thể:
- Cấp tiểu học: hiện có 23 trường có
phòng Tin học, 24 trường có phòng học ngoại ngữ, 20 trường có phòng Âm nhạc, 4
trường có phòng Mỹ thuật. Bộ thiết bị dạy học tối thiểu được trang bị tương đối
đầy đủ cho các trường, tuy nhiên, do quá trình sử dụng không có bổ sung, thay
thế nên đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. So với yêu cầu thực hiện chương trình,
còn thiếu 148 bộ thiết bị phòng học Tin học, 149 bộ thiết bị phòng học ngoại
ngữ, 2.336 bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định mới của Bộ GD&ĐT.
- Cấp THCS: hiện có 423 phòng học bộ
môn, trong đó có 109 phòng Tin học (đáp ứng khoảng 50% số trường), 227 phòng
học bộ môn được trang bị cho các trường đạt chuẩn quốc gia, trường có chất
lượng cao. So với yêu cầu thực hiện chương trình, còn thiếu 86 bộ thiết bị
phòng học Tin học, 105 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ, 112 bộ thiết bị phòng
học bộ môn Vật lý, 112 bộ thiết bị phòng học bộ môn Hóa học, 908 bộ thiết bị
dạy học tối thiểu theo quy định mới của Bộ GD&ĐT.
- Cấp THPT: hiện có 32 bộ thiết bị
phòng học Tin học, 26 bộ thiết bị phòng học Ngoại ngữ, 21 bộ thiết bị phòng học
bộ môn Vật lý, 22 bộ thiết bị phòng học bộ môn Hóa học. Đã tập trung đầu tư các
thiết bị ứng dụng công nghệ cao cho dạy học cho các đơn vị trường trọng điểm.
So với yêu cầu thực hiện chương trình, còn thiếu 13 bộ thiết bị phòng học Tin
học, 01 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ, 17 bộ thiết bị phòng học bộ môn Vật
lý, 16 bộ thiết bị phòng học bộ môn Hóa học, 219 bộ thiết bị dạy học tối thiểu
theo quy định mới của Bộ GD&ĐT.
4.3.Ngân sách đầu tư
cho giáo dục
- Tổng kinh phí chi thường xuyên sự
nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2016-2020 được giao: 12.801.460
triệu đồng.
- Việc giao dự toán chi thường xuyên
đối với các cơ sở GDPT, định mức phân bổ chi cho con người đảm bảo đủ tiền
lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương theo biên chế có mặt trong chỉ
tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; định mức phân bổ chi khác được phân
bổ theo tiêu chí biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Trong giai đoạn từ 2015 đến nay,
cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 26/8/2016
của Hội đồng nhân dân tỉnh về sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp; tỉnh đã
tích cực huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
trường học, từng bước giải quyết khó khăn về thiếu phòng học, phòng ở và các công
trình phụ trợ phục vụ cho dạy, học tại các cơ sở giáo dục. Tổng nguồn vốn của
các chương trình, dự án huy động được 1.342.116 triệu đồng; cụ thể:
+ Chương trình Kiên cố hóa trường lớp
học: 101.700 triệu đồng;
+ Các dự án: 29.816 triệu đồng;
+ Chương trình mục tiêu giáo dục vùng
núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020: 95.200 triệu
đồng;
+ Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới
trường, lớp đối với giáo dục mầm non, GDPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn
2016-2020: 433.000 triệu đồng;
+ Các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cơ
sở vật chất: 108.501 triệu đồng;
+ Nguồn ngân sách sự nghiệp có tính
chất đầu tư: 535.883 triệu đồng.
Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt mua sắm
thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, trong đó, tập trung cung ứng bổ sung
thiết bị cho các trường phổ thông, trường chuẩn quốc gia, phòng thư viện, phòng
học bộ môn, phòng học thông minh, đầu tư bàn ghế, triển khai các điều kiện
chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
4.4. Công tác xã hội
hóa giáo dục
Công tác huy động xã hội hóa trong
giai đoạn 2016-2020 đã có những kết quả tích cực, đặc biệt huy động nguồn lực
thực hiện Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục
mầm non, GDPT. Huy động được sự đóng góp của các thành phần, các tập đoàn kinh
tế, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng phòng học, nhà công vụ, ký túc xá cho
học sinh; bước đầu huy động được nhiều nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng và sửa
chữa, nâng cấp nhiều công trình đã góp phần cùng Nhà nước giải quyết khó khăn
bước đầu về cơ sở vật chất trong ngành GD&ĐT; đồng thời hình thành được các
loại hình mới mà ở đó cộng đồng xã hội tham gia quản lý và thực hiện.
Tuy nhiên, kết quả công tác xã hội hóa
lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Đến nay,
trên địa bàn tỉnh mới có 21 cơ sở giáo dục ngoài công lập, chiếm 4,54% số cơ sở
giáo dục trong tỉnh; trong đó không có cơ sở giáo dục ngoài công lập nào thuộc
các cấp học GDPT; cơ sở vật chất, thiết bị của các trường còn thiếu, nguồn lực
xã hội hóa mới chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu của các cơ sở giáo dục.
5. Những nhiệm vụ đã
triển khai để thực hiện CTGDPT 2018
Để triển khai thực hiện CTGDPT 2018, UBND
tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên,
xây dựng Kế hoạch thực hiện và tổ chức Hội nghị triển khai CTGDPT 2018; xây
dựng Kế hoạch biên soạn tài liệu, ban hành khung chương trình giáo dục địa
phương cấp tiểu học; hiện tại đã hoàn thành biên soạn tài liệu giáo dục địa
phương lớp 1.
Năm 2019: CBQL, giáo viên, tổ trưởng
chuyên môn cốt cán cấp tiểu học, THCS, THPT đã được Bộ GD&ĐT tập huấn về
chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn học. Sở GD&ĐT đã tổ chức tập
huấn về CTGDPT 2018 cho 100% CBQL các cơ sở GDPT và 100% giáo viên dạy lớp 1.
Năm 2020, số CBQL và giáo viên cốt cán
nêu trên sẽ tiếp tục được Bộ GD&ĐT tập huấn các mô đun về đổi mới. Sở
GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về phương pháp dạy học và sử dụng sách giáo khoa
cho CBQL và giáo viên dạy lớp 1 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp;
tập huấn trực tuyến về chương trình GDPT tổng thể và các chương trình môn học
cho 100% giáo viên cấp THCS.
Trong năm 2019 và năm 2020, kinh phí
triển khai chương trình đã được giao: 10,972 tỷ đồng, mua sắm thiết bị dạy học
tối thiểu lớp 1: 8,399 tỷ đồng, kinh phí tập huấn, xây dựng tài liệu giáo dục
địa phương: 2,574 tỷ đồng.
6. Đánh giá những
thuận lợi, khó khăn, thách thức của tỉnh Yên Bái khi triển khai CTGDPT 2018
6.1. Thuận lợi
Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng
lưới trường lớp mầm non và phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, đã góp phần
thu gọn đầu mối, khắc phục dứt điểm tình trạng nhiều cơ sở trường học
trên cùng một địa bàn có quy mô quá nhỏ, gây lãng phí về bộ máy biên chế quản
lý cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ công
chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi thực hiện Đề án đã giảm
130 trường, giảm 380 điểm trường lẻ, tăng 6 trường phổ thông dân tộc bán trú,
tăng 16 trường có học sinh bán trú, tăng 34 trường đạt chuẩn quốc gia; tăng học
sinh/lớp giúp giảm 1.985 người làm việc (277 cán bộ quản lý, 1.327 giáo viên,
381 nhân viên); góp phần giảm áp lực về nhu cầu tuyển dụng, nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động, tiết kiệm kinh phí.
Việc giảm mạnh số điểm lẻ, học sinh
được học tại các điểm trường chính có điều kiện học tập tốt hơn đã góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục. Số học sinh được hưởng chính sách, được học và ở
bán trú tại trường tăng, góp phần lớn vào việc tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm bỏ
học ở vùng đặc biệt khó khăn.
Những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo
của Bộ GD&ĐT, giáo dục phổ thông Yên Bái đã tích cực đổi mới theo hướng
tiếp cận dần với CTGDPT 2018. Đó là: áp dụng các mô hình, phương pháp dạy học
tiên tiến như: mô hình trường học mới Việt Nam, phương pháp bàn tay nặn bột,
dạy học theo đề tài, theo dự án,... Điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu giáo dục,
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực, phẩm chất học sinh.
100% các nhà trường đều đã được trang
bị máy tính phục vụ công tác quản lý, hầu hết CBQL, giáo viên đều có máy tính
xách tay và điện thoại thông minh, có kết nối internet. Đây là điều kiện căn
bản để các nhà giáo thực hiện công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thông qua nguồn
học liệu của Bộ GD&ĐT.
Công tác đổi mới giáo dục, xây dựng
trường chuẩn quốc gia đã được quan tâm, chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân; vì
thế, đã phát huy tốt nội lực, khai thác hiệu quả nguồn lực từ các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tạo nên thành công lớn trong việc đổi mới
giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia.
6.2. Khó khăn, thách
thức
CTGDPT 2018 có nhiều môn học mới,
nhiều môn tích hợp, vì vậy giáo viên phải bồi dưỡng nhiều, có thể phải đào tạo
lại. Việc này liên quan đến việc bố trí thời gian cho giáo viên học tập và đòi
hỏi giáo viên phải tâm huyết, tích cực học hỏi, cầu tiến và tích cực đổi mới để
đáp ứng yêu cầu.
Tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày ở
cấp tiểu học hiện chỉ đạt 77,9%, trong khi yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018, tỉ lệ
này phải đạt 100%. Tỷ lệ học sinh được học Tin học, Ngoại ngữ cấp tiểu học còn
rất thấp (Tin học đạt 17,58%, Ngoại ngữ đạt 54,16%), trong khi thực hiện CTGDPT
2018, hai môn học này trở thành môn học bắt buộc, đến năm 2023, tỷ lệ này phải
đạt 100%.
Việc tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh, Tin
học cũng đang gặp khó khăn về nguồn tuyển do số lượng người có chuyên môn Sư
phạm Tin học, Sư phạm Tiếng Anh có nhu cầu dự tuyển dụng vào các trường phổ
thông ít (do một thời gian dài không có chỉ tiêu tuyển dụng, ít người học
chuyên ngành trên); đồng thời, đa số có trình độ cao đẳng nên không đủ tiêu chuẩn
về trình độ để tuyển dụng vào các trường phổ thông theo quy định của Luật Giáo
dục năm 2019.
Toàn tỉnh vẫn còn 154 phòng học tạm;
tỷ lệ phòng học/lớp của cấp tiểu học chưa đạt tỷ lệ 1/1 (để dạy học 2
buổi/ngày); còn thiếu nhiều phòng học bộ môn ở tất cả các cấp học. Một số phòng
học diện tích nhỏ, chưa đạt chuẩn, trong khi số học sinh/ lớp đông, do đó ảnh
hưởng đến chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp; thiết bị dạy học tối thiểu
ở một số cơ sở giáo dục đã được đầu tư từ nhiều năm trước nên đã hỏng, xuống
cấp, không đáp ứng được theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Triển khai chương trình và sách giáo
khoa GDPT năm 2000, Chính phủ có chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ với
267.299 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng: 70.804 triệu đồng. Thực hiện
CTGDPT 2018 đòi hỏi cần có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,
tài liệu và sách giáo khoa. Kinh phí thực hiện chương trình nhu cầu tương đối
lớn, trong khi điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, ngân
sách địa phương còn hạn hẹp; mặt khác, không có chương trình mục tiêu hoặc ngân
sách trung ương để bố trí riêng cho thực hiện CTGDPT 2018.
Giá sách giáo khoa và đồ dùng dạy học
phục vụ cho việc học tập của học sinh cao hơn so với giá sách giáo khoa và đồ
dùng dạy học của chương trình hiện hành. Điều này cũng gây khó khăn cho gia
đình học sinh, nhất là đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Phần thứ ba
NỘI
DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện thành công CTGDPT
2018 tại tỉnh Yên Bái. Đến năm 2025, hoàn thành việc triển khai thực hiện
CTGDPT 2018 ở tất cả các khối lớp với đầy đủ các điều kiện tối thiểu về đội
ngũ, cơ sở vật chất. Chất lượng giáo dục ở mức khá so với khu vực trung du và
miền núi phía Bắc. Chú trọng xây dựng trường học hạnh phúc. Học sinh đảm bảo
yêu cầu cần đạt về phát triển phẩm chất, năng lực theo lớp, cấp học, gắn với
mục tiêu xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo,
hội nhập”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Về quy mô: đến năm học 2024-2025:
100% các trường, lớp, học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên được học
CTGDPT 2018 với quy mô 265 trường, 5.243 lớp, 177.332 học sinh.
Trong đó:
+ Cấp tiểu học: 57 trường, 2.847 lớp,
84.457 học sinh. 100% học sinh học 2 buổi/ngày.
+ Cấp THCS: 182 trường, 1.818 lớp,
67.943 học sinh.
+ Cấp THPT: 26 trường, 578 lớp, 24.932
học sinh.
Với lộ trình thực hiện CTGDPT 2018 cụ
thể như sau:
+ Năm học 2020-2021 bắt đầu thực hiện
đối với lớp 1 (584 lớp, 17.648 học sinh).
+ Năm học 2021-2022 bắt đầu thực hiện
đối với lớp 2 và lớp 6; tiếp tục thực hiện lớp 1 (1.601 lớp, 51.490 học sinh).
+ Năm học 2022-2023 bắt đầu thực hiện
đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; tiếp tục thực hiện các lớp 1, 2, 6 (2.792 lớp,
92.358 học sinh).
+ Năm học 2023-2024 bắt đầu thực hiện
đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; tiếp tục thực hiện các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10
(4.031 lớp, 135.768 học sinh).
+ Năm học 2024-2025 bắt đầu thực hiện
đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12; tiếp tục thực hiện các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8,
10, 11 (5.243 lớp, 177.332 học sinh).
(Có phụ lục 1 kèm theo).
- Về chất lượng giáo dục: tỷ lệ học
sinh hoàn thành cấp học: Tiểu học 97%; THCS 95%; THPT 90%. 100% học sinh từ lớp
3 trở lên được học Tin học và Ngoại ngữ. Đảm bảo mục tiêu giáo dục học sinh là
hình thành, phát triển 5 phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm và 10 năng lực cốt lõi, bao gồm: 3 năng lực
chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; 7
năng lực đặc thủ: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ,
thể chất.
- Về đội ngũ giáo viên:
+ Tuyển dụng giáo viên cơ bản đảm bảo
về số lượng và cơ cấu để thực hiện dạy các môn học và hoạt động giáo dục theo
CTGDPT 2018, ưu tiên các nhóm môn Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật.
+ Thực hiện đào tạo nâng chuẩn giáo
viên, đến năm 2025 đảm bảo 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trở lên về trình
độ đào tạo chuyên môn; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 6%;
100% giáo viên và CBQL cấp tiểu học, THCS, THPT, giáo viên dạy văn hóa trong
các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tham gia bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng; 100% giáo viên đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực
để thực hiện CTGDPT 2018.
- Về cơ sở vật chất, thiết bị: đảm bảo
tỷ lệ 01 phòng học/lớp đối với cấp tiểu học; đủ phòng học bộ môn cho các cấp
học; các lớp có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục quy định.
Từ năm 2021 đến năm 2025, toàn tỉnh
công nhận thêm 62 trường chuẩn quốc gia (15 trường tiểu học, 20 trường
TH&THCS, 17 trường THCS, 10 trường THPT), nâng tổng số trường phổ thông đạt
chuẩn quốc gia năm 2025 lên 213 trường, đạt 80,4% (45 trường tiểu học, 102
trường TH&THCS, 46 trường THCS, 20 trường THPT). Phấn đấu xây dựng 10
trường đạt chuẩn mức độ 2 nâng tổng số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức
độ 2 năm 2025 lên 33 trường, đạt 15% tổng số trường phổ thông đạt chuẩn quốc
gia.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Công tác
lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các cơ quan, đoàn thể để triển khai
thực hiện Đề án; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển
giáo dục. Các cấp chính quyền thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đổi
mới CTGDPT; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng,
hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương; đưa mục tiêu của Đề án vào chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát huy vai trò tham mưu của ngành
GD&ĐT trong việc triển khai, thực hiện Đề án. Đẩy mạnh đổi mới công tác
quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, đảm bảo tính thống nhất, khách quan, chính xác, kịp
thời.
2. Công tác
thông tin, tuyên truyền
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác truyền thông về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ,
giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện CTGDPT 2018 và xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng
thuận của toàn xã hội.
Tiếp tục phổ biến, quán triệt các văn
bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Yên Bái về
đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Tuyên truyền về những tấm gương
người tốt, việc tốt, các tập thể, cá nhân ngoài ngành có nhiều đóng góp cho
giáo dục.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý
kiến phản hồi, phản biện của các nhà giáo, chuyên gia về chương trình, tài liệu
giáo dục địa phương, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán
bộ, giáo viên khi triển khai CTGDPT 2018.
Tăng cường phối hợp giữa Sở GD&ĐT,
các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục với các cơ quan truyền thông để xây
dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về CTGDPT 2018 và các hoạt động thường
xuyên của ngành GD&ĐT. Tăng cường giới thiệu, viết bài trên Cổng Thông tin
điện tử của ngành GD&ĐT, cơ sở giáo dục, cơ quan truyền thông về các mô
hình, điển hình tiên tiến đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, những sáng kiến,
giải pháp đột phá, những cách làm linh hoạt, sáng tạo của địa phương, cơ sở
giáo dục trong quá trình triển khai CTGDPT 2018; khuyến khích các cơ quan, cơ
sở giáo dục tuyên truyền qua website, fanpage của đơn vị về các hoạt động đối
mới của ngành, địa phương, đơn vị.
3. Tổ chức
lựa chọn sách giáo khoa
Hằng năm, UBND tỉnh thành lập Hội đồng
lựa chọn sách giáo khoa để giúp UBND tỉnh tổ chức lựa chọn sách theo quy định
của Bộ GD&ĐT và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh quy định,
đảm bảo phù hợp với địa phương và các điều kiện tổ chức dạy học của các cơ sở
giáo dục trong tỉnh; đề xuất danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở
GDPT; giải trình trước UBND tỉnh về danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, việc
tiếp thu ý kiến góp ý lựa chọn sách của các cơ sở GDPT.
Sách giáo khoa được lựa chọn theo nguyên
tắc: đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Xem xét để ổn định đầu sách
được lựa chọn cho mỗi môn học trong nhiều năm, nhằm tiết kiệm cho ngân sách nhà
nước và cho người dân.
Về quy trình lựa chọn được thực hiện
từ tổ chuyên môn và các cơ sở giáo dục; có tham khảo ý kiến của học sinh, cha
mẹ học sinh về việc lựa chọn sách giáo khoa. Sách giáo khoa được UBND tỉnh lựa
chọn sẽ được giảng dạy chính thức trong các cơ sở GDPT. Tuy nhiên, giáo viên và
học sinh có thể sử dụng các sách giáo khoa khác đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
phê duyệt để tham khảo, phục vụ cho việc dạy và học.
4. Xây dựng
tài liệu giáo dục địa phương
Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT, phối hợp với các đơn vị xuất bản và các cơ quan có liên quan xây
dựng nội dung giáo dục địa phương. Biên soạn và phát hành bộ tài liệu để thống
nhất sử dụng trong các cơ sở GDPT trên toàn tỉnh, đảm bảo theo lộ trình thực
hiện CTGDPT 2018. Nội dung giáo dục địa phương nhằm giới thiệu, tôn vinh hình
ảnh đất và người Yên Bái; cùng với đổi mới GDPT nói chung, góp phần giáo dục
học sinh và tuyên truyền xây dựng văn hóa người Yên Bái “thân thiện, nhân ái,
đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, là động lực để xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh
phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Thời gian hoàn thành biên soạn tài
liệu đảm bảo kịp thời thực hiện CTGDPT 2018. Đến năm 2022, hoàn thành xây dựng
tài liệu cho tất cả các lớp.
5. Triển khai
thực hiện có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện
Tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho
các cơ sở giáo dục trong việc lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục, triển khai
kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện địa phương, đơn vị.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhà trường; quản
lý hoạt động chuyên môn thực hiện chương trình một cách khoa học, phù hợp.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh:
+ Tăng cường dạy học phân hóa - tự
chọn, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hình thức, phương pháp dạy học theo hướng hiện
đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo điều
kiện để người học tự cập nhật tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; đổi mới,
đa dạng các hình thức học tập, quan tâm hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.
+ Tích cực tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp, phát triển mô hình trường học gắn với sản xuất kinh
doanh; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, tiếp
cận mô hình giáo dục tiên tiến.
+ Chú trọng giáo dục đạo đức, lối
sống, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoại khóa,
câu lạc bộ một cách thiết thực, hiệu quả; khuyến khích các đơn vị có đủ điều
kiện tổ chức dạy học tự chọn Tiếng Anh lớp 1, lớp 2; Tiếng dân tộc thiểu số.
+ Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm
tra, đánh giá đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực
và sự tiến bộ của học sinh. Các hình thức đánh giá hướng tới phát triển phẩm
chất, năng lực, động viên sự cố găng, hứng thú học tập của học sinh.
Triển khai việc đưa nội dung giáo dục
truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương và các nội dung học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình học chính khóa.
Thực hiện dạy học gắn liền với thực
tiễn cuộc sống. Triển khai xây dựng các mô hình: Trường học du lịch, Trường học
nông trại, Trường học đa văn hóa,... trong các trường phổ thông.
Xây dựng “Trường học hạnh phúc” với ba
tiêu chí quan trọng đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng; tạo cơ hội cho nhà
giáo đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và ứng xử các tình huống sư phạm
phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo và giáo dục học sinh đạt hiệu
quả; học sinh cảm nhận được hạnh phúc, các em không chỉ được tiếp thu kiến
thức, mà còn vui chơi, giải trí, tự do thể hiện tư duy, năng lực cá nhân và kỹ
năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong tổ chức dạy học và quản lý các hoạt động chuyên môn, kết quả học tập
của học sinh; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và
cộng đồng; triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý trường học trong các cơ sở
GDPT.
6. Xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
6.1. Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
CBQL, giáo viên các cơ sở GDPT theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo
viên và đánh giá viên chức hàng năm theo quy định, từ đó xây dựng quy hoạch, bổ
nhiệm, sắp xếp, bố trí, kiện toàn đội ngũ CBQL giáo dục phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ; miễn nhiệm, bổ nhiệm mới thay thế khi không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
sắp xếp, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên.
Rà soát CBQL, giáo viên không đủ sức khỏe
để tiếp tục công tác, hạn chế về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao
để sắp xếp lại vị trí việc làm, thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo
quy định.
6.2. Tuyển dụng giáo
viên
Hàng năm tiến hành rà soát, sắp xếp
đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên các cơ sở GDPT, xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, luân chuyển, tiếp nhận theo quy định. Tổ chức tuyển dụng mới bù số giáo
viên thiếu và bù số giáo viên nghỉ hưu, đảm bảo tỷ lệ giáo viên sau tuyển dụng
đạt khoảng 90% so với định mức. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ theo số lượng biên
chế được giao và quy mô trường, lớp, học sinh để xây dựng kế hoạch tuyển dụng
giáo viên theo quy định.
6.3. Đào tạo cán bộ
quản lý, giáo viên phổ thông
a) Đào tạo lại đối với giáo viên dôi
dư về cơ cấu bộ môn:
Ngoài những giáo viên dôi dư về cơ cấu
bộ môn có nguyện vọng và được sắp xếp đến đơn vị còn thiếu; các huyện chọn cử
giáo viên dôi dư để đào tạo lại:
- Số lượng: đào tạo lại 88 giáo viên
cấp tiểu học dôi dư về cơ cấu môn (70 giáo viên chuyên môn sư phạm tiểu học, 18
giáo viên chuyên môn sư phạm Mỹ thuật) tại 3 huyện (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục
Yên) sang chuyên môn mới (Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật).
- Tiêu chuẩn chọn cử giáo viên đào tạo
lại: chọn cử đào tạo lại giáo viên từ cơ cấu chuyên môn dôi dư sang chuyên môn
còn thiếu; ưu tiên chọn cử giáo viên dưới 45 tuổi (tính đến ngày 01/07/2020) có
trình độ trung cấp, cao đẳng (chưa đạt chuẩn về trình độ theo quy định của Luật
Giáo dục năm 2019) để đào tạo lên trình độ đại học của chuyên môn còn thiếu
(Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật).
(Có phụ lục 2a kèm theo).
b) Đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn:
Tổng số cán bộ, giáo viên phải thực
hiện đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn 1.790 người; Chia ra:
- Đào tạo đạt chuẩn (đại học): 1.552
người; chia ra: Tiểu học: 1107 người; THCS: 444 người, THPT: 01 người.
- Đào tạo trên chuẩn (trên đại học):
238 người (Tiểu học: 67 người; THCS: 121 người; THPT: 50 người).
CBQL, giáo viên được cử tham gia các lớp
đào tạo, đào tạo lại được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của trung
ương, của tỉnh.
c) Tạo nguồn tuyển dụng giáo viên Tin
học, Ngoại ngữ
Tổng nhu cầu cả giai đoạn là 383 người
(trong đó 112 giáo viên Tin học, 271 giáo viên Ngoại ngữ). Hiện nay và trong
những năm tới, nguồn tuyển giáo viên Tin học, Ngoại ngữ trình độ đại học là hết
sức khó khăn. Để đạt được mục tiêu tuyển dụng giáo viên Tin học và Ngoại ngữ,
ngành Giáo dục cần chủ động phối hợp với các trường đại học sư phạm, tăng cường
công tác truyền thông trong kỳ tuyển sinh hàng năm để thực hiện tuyển học sinh
tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh đi học đại học sư phạm các ngành tin học,
ngoại ngữ để từng bước chủ động nguồn tuyển dụng trên địa bàn tỉnh.
6.4. Bồi dưỡng, tập
huấn thực hiện CTGDPT 2018
Sở GD&ĐT lựa chọn đội ngũ giáo
viên, CBQL cốt cán các cấp học, các môn học để tham gia bồi dưỡng thực hiện
CTGDPT 2018 theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Số lượng CBQL, giáo viên cốt cán cơ
sở GDPT được cử đi bồi dưỡng ở cấp Trung ương hằng năm gồm: 58 CBQL, 105 tổ
trưởng chuyên môn và 474 giáo viên cốt cán. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt, là
mạng lưới hỗ trợ chuyên môn thường xuyên cho giáo viên tại cơ sở.
Tổ chức bồi dưỡng thực hiện CTGDPT
2018 theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, nhằm tiếp cận những quan điểm đổi mới,
CTGDPT tổng thể và chương trình môn học, gắn với đổi mới sách giáo khoa, đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Việc tổ chức tập huấn được thực hiện
như sau:
- Tập huấn 9 mô đun bồi dưỡng về
CTGDPT 2018 cho 100% CBQL, giáo viên bằng hình thức trực tuyến thông qua phần
mềm, dưới sự hỗ trợ của các giảng viên sư phạm chủ chốt và đội ngũ CBQL, giáo
viên cốt cán.
- Tập huấn về phương pháp dạy học gắn
với sử dụng sách giáo khoa: Tổ chức tập huấn trực tuyến cho 100% CBQL, giáo
viên toàn tỉnh. Ưu tiên tổ chức tập huấn trực tiếp cho 100% giáo viên dạy lớp
bắt đầu đổi mới và CBQL.
Từ năm 2021 đến năm 2024 có 33.593
lượt CBQL, giáo viên tham gia bồi dưỡng trực tiếp về CTGDP 2018. Chia ra:
+ CBQL: Tổng số có 3.017 lượt người
tham gia bồi dưỡng (cấp tiểu học: 1.228; cấp THCS: 1.429; cấp THPT: 360).
+ Giáo viên: Tổng số có 30.576 lượt
người tham gia bồi dưỡng (cấp tiểu học: 12.384; cấp THCS: 13.325; cấp THPT:
4.867).
Cấp tài khoản bồi dưỡng trực tuyến cho
100% CBQL, giáo viên phổ thông và giáo viên dạy văn hóa trong các cơ sở giáo
dục thường xuyên để thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ dưới sự
hỗ trợ của CBQL, giáo viên cốt cán.
(Chi tiết có phụ lục 2b kèm theo).
7. Đầu tư cơ sở vật
chất, sách, thiết bị
Sử dụng lồng ghép các nguồn kinh phí,
đề nghị ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện lộ trình của CTGDPT 2018, đáp ứng
các yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, sách, thiết bị dạy học theo quy định
mới của Bộ GD&ĐT. Đầu tư phòng học đảm bảo tỷ lệ 01 phòng/01 lớp để thực
hiện dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học, xóa các phòng học tạm, phòng học
bị xuống cấp; đầu tư phòng học Tin học, Ngoại ngữ để triển khai dạy Tin học,
Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3, cơ bản đảm bảo đủ phòng học bộ môn đối với cấp
THCS và THPT. Để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, tiết kiệm nguồn
kinh phí, phương án đầu tư ghép các phòng thành: phòng Tin học - Ngoại ngữ;
phòng bộ môn Vật lý - Công nghệ, phòng bộ môn Hóa học - Sinh học.
Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến cải
tạo sửa chữa và đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, sách giáo
khoa như sau:
7.1. Cơ sở vật chất
a) Cấp tiểu học:
- Đầu tư xây dựng các công trình hạng
mục để thực hiện CTGDP 2018:
+ Phòng học: dự kiến xây mới 258 phòng
học, cải tạo sửa chữa 28 phòng học diện tích nhỏ, xuống cấp.
+ Phòng học bộ môn: đầu tư đảm bảo nhu
cầu tối thiểu về phòng Tin học - Ngoại ngữ để thực hiện dạy 2 môn học này từ
lớp 3. Tổng giai đoạn dự kiến xây dựng 73 phòng (26 phòng cho trường tiểu học
độc lập và 47 phòng cho cấp tiểu học của trường TH&THCS có quy mô 12 lớp
trở lên); cải tạo sửa chữa 03 phòng xuống cấp.
- Dự kiến đầu tư xây dựng các công
trình hạng mục cho các trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
gồm:
+ Phòng học bộ môn: 01 phòng giáo dục
nghệ thuật; 31 phòng đa năng;
+ Phòng hỗ trợ học tập: 08 phòng thư
viện; 05 phòng thiết bị giáo dục; 06 phòng đội thiếu niên.
+ Hạng mục khác: 22 phòng hành chính
quản trị; 04 phòng y tế; 08 phòng công vụ giáo viên; 04 phòng bảo vệ; 03 kho;
04 nhà để xe cho học sinh; 05 nhà để xe cho giáo viên; 05 nhà vệ sinh cho học
sinh; 04 nhà vệ sinh cho giáo viên.
b) Cấp THCS:
- Đầu tư xây dựng các công trình hạng
mục để thực hiện CTGDP 2018: dự kiến cải tạo, sửa chữa 45 phòng học diện tích
nhỏ, xuống cấp; xây mới 99 phòng tin học - ngoại ngữ; 68 phòng học bộ môn Vật
lý; 69 phòng học bộ môn Hóa học; 09 phòng đa năng; cải tạo sửa chữa 15 phòng
học bộ môn xuống cấp.
- Đầu tư xây dựng cho các trường trong
lộ trình đạt chuẩn quốc gia, gồm:
+ Phòng học: dự kiến xây mới 65 phòng,
cải tạo sửa chữa 45 phòng diện tích nhỏ, xuống cấp.
+ Phòng hỗ trợ học tập: dự kiến xây
mới 19 phòng thư viện; 17 phòng thiết bị giáo dục; 13 phòng đoàn đội.
+ Hạng mục khác: dự kiến xây mới 86
phòng hành chính quản trị; 14 phòng y tế; 03 phòng truyền thống; 10 văn phòng
trường; 16 phòng bảo vệ; 05 kho; 03 nhà để xe cho học sinh; 04 nhà để xe cho
giáo viên; 06 nhà vệ sinh cho học sinh.
c) Cấp THPT:
- Đầu tư xây dựng các công trình hạng
mục để thực hiện CTGDP 2018: dự kiến cải tạo sửa chữa 18 phòng học diện tích
nhỏ, xuống cấp; xây mới 01 phòng học bộ môn Vật lý; 01 phòng học bộ môn Hóa
học.
- Đầu tư xây dựng cho các trường trong
lộ trình đạt chuẩn quốc gia, gồm:
+ Phòng học: dự kiến xây mới 32 phòng.
+ Phòng học bộ môn: dự kiến xây mới 05
phòng Tin học.
+ Phòng hỗ trợ học tập: dự kiến xây
mới 01 phòng thư viện; 01 phòng đoàn.
+ Hạng mục khác: dự kiến xây mới 08
phòng hành chính quản trị; 01 phòng y tế; 03 nhà đa năng; 10 phòng công vụ cho
giáo viên; 03 nhà để xe cho học sinh; 01 nhà vệ sinh cho học sinh.
7.2. Sách, thiết bị
dạy học
a) Sách giáo khoa: dự kiến đầu tư 6.771
bộ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu giáo dục địa phương cho thư viện
các trường học.
b) Thiết bị dạy học
- Tiểu học: dự kiến đầu tư thiết bị
phòng Tin học - Ngoại ngữ: 76 bộ; thiết bị dạy học: 2.336 bộ thiết bị dạy học
tối thiểu theo lớp.
- THCS: dự kiến đầu tư 81 bộ thiết bị
phòng Tin học- Ngoại ngữ, 83 bộ thiết bị phòng bộ môn Vật lý - Công nghệ, 97
thiết bị phòng bộ môn Hóa - Sinh; 988 bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo lớp.
- THPT: dự kiến đầu tư 15 bộ thiết bị
phòng Tin học, 01 bộ thiết bị phòng học Ngoại ngữ, 20 thiết bị bộ môn Vật lý,
19 thiết bị bộ môn Hóa học; 219 bộ thiết bị dạy học tối theo lớp.
(Chi tiết về đầu tư có phụ lục 4 kèm
theo).
8. Công tác kiểm định
chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết
bị cho các trường trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia. Đối với những trường không
nằm trong lộ trình đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025, xây dựng kế hoạch để nâng số
lượng và chất lượng các tiêu chuẩn theo quy định của trường chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh hiệu quả công tác tự đánh giá
tại tất cả các trường phổ thông; xây dựng Kế hoạch cải tiến chất lượng sát với
thực tế của đơn vị, địa phương; chủ động triển khai các hoạt động sau khi hoàn
thành báo cáo tự đánh giá, thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng.
Nâng cao chất lượng công tác đánh giá
ngoài: xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài cả giai đoạn 2021 - 2025 và theo
từng năm, chú trọng tới các trường nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn,
các trường thuộc các xã, các huyện xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng; tích cực tham mưu, chỉ
đạo giải quyết những vấn đề phát hiện trong quá trình đánh giá cơ sở giáo dục.
Triển khai phần mềm kiểm định chất
lượng tới 100% các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh gắn với triển khai
các phần mềm giáo dục thông minh trong Đề án xây dựng đô thị thông minh của
tỉnh Yên Bái.
(Chi tiết tại phụ lục 3a, 3b, 3c kèm
theo)
9. Công tác xã hội
hóa giáo dục
Phát huy tính chủ động, tự chủ trong
việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới CTGDPT. Đẩy mạnh
công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp tăng cường cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học, tránh tình trạng thụ động, trông chờ sự đầu tư từ cấp trên.
Huy động các doanh nghiệp, tổ chức,
nhà hảo tâm hỗ trợ nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện
CTGDPT 2018.
Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh mua
sắm đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh để thực hiện CTGDPT 2018.
10. Công tác thanh
tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện CTGDPT 2018
Thực hiện đổi mới căn bản hình thức,
phương pháp kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực,
khách quan, chính xác theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; việc triển khai và thực
hiện chương trình, sách giáo khoa CTGDPT mới. Mỗi năm Sở GD&ĐT kiểm tra tối
thiểu 4 huyện, thị xã, thành phố và 1/3 số trường THPT; phòng GD&ĐT kiểm
tra tối thiểu 1/3 số cơ sở giáo dục cấp tiểu học và THCS.
Hằng năm, chính quyền địa phương cùng
với ngành GD&ĐT thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo việc triển
khai thực hiện Đề án, giữa giai đoạn tổ chức sơ kết và đến hết năm 2025 tiến
hành tổng kết việc thực hiện Đề án.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
- Tổng nhu cầu vốn giai đoạn
2021-2025: dự kiến 1.222.000 triệu đồng, trong đó:
+ Xây dựng cơ sở vật chất:
|
671.700
triệu đồng;
|
+ Mua sắm thiết bị dạy học tối
thiểu:
|
513.800
triệu đồng;
|
+ Mua sắm sách giáo khoa:
|
1.900 triệu
đồng;
|
+ Đào tạo, bồi dưỡng và chọn sách
giáo khoa:
|
32.300
triệu đồng;
|
+ Xây dựng tài liệu giáo dục địa
phương:
|
2.300 triệu
đồng.
|
- Cơ cấu nguồn vốn:
+ Ngân sách Trung ương: dự kiến
280.000 triệu đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, các dự án ODA của Bộ GD&ĐT, vốn trái
phiếu Chính phủ,...).
+ Ngân sách địa phương: dự kiến
862.000 triệu đồng.
+ Kinh phí xã hội hóa và các nguồn vốn
hợp pháp khác: dự kiến 80.000 triệu đồng (huy động từ nguồn kinh phí tài trợ
của các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ để đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất cho các trường học).
- Dự kiến phân kỳ đầu tư:
+ Năm 2021
|
401.000 triệu đồng;
|
+ Năm 2022
|
313.000 triệu đồng;
|
+ Năm 2023
|
248.000 triệu đồng;
|
+ Năm 2024
|
260.000 triệu đồng.
|
(Chi tiết về kinh phí tại phụ lục 4
kèm theo)
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ
ÁN
Đề án Triển khai thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên
địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 là cụ thể hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái
lần thứ XIX nhiệm kỳ 2021-2025, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
từ tỉnh đến cơ sở.
Đề án được thực hiện sẽ tạo diện mạo
mới cho Giáo dục Yên Bái. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị được đầu tư
đảm bảo phục vụ dạy và học; nâng cao số lượng và chất lượng các trường phổ
thông đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ CBQL, giáo viên phổ thông được bố trí, sắp
xếp, đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao năng lực, trình độ,
đảm bảo điều kiện thiết yếu để thực hiện CTGDPT 2018. Đặc biệt, việc thay đổi
mục tiêu giáo dục sẽ đào tạo ra lớp người trẻ có năng lực, phẩm chất đáp ứng
yêu cầu của xã hội hiện đại, đồng thời phát huy bản sắc văn hóa con người Việt
Nam nói chung và xây dựng hình ảnh đẹp về con người Yên Bái “Thân thiện, nhân
ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Phần thứ tư
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực giúp UBND
tỉnh tổ chức thực hiện Đề án. Hằng năm tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát,
đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng tài liệu
giáo dục địa phương các cấp học trong CTGDPT 2018.
- Chủ trì chỉ đạo các cơ sở giáo dục
thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo đúng lộ trình.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên hằng năm đáp ứng yêu cầu đổi mới CTGDPT.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ tham
mưu với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế giáo viên hàng năm, kế hoạch tuyển
dụng giáo viên, nhân viên các trường phổ thông.
- Chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật
chất, mua sắm thiết bị dạy học, bố trí kinh phí thực hiện Đề án.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan
thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng nhiệm vụ của từng sở, ngành.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND
các huyện, thị xã, thành phố tuyển dụng giáo viên, nhân viên. Hướng dẫn, kiểm
tra việc điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, giáo viên ở các
địa phương trong tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì tham mưu với UBND tỉnh về bố
trí nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị theo nội dung của Đề
án. Phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc huy
động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất từ các chương trình, dự án của Bộ GD&ĐT.
4. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí
kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp Sở GD&ĐT xây dựng tài
liệu giáo dục địa phương đảm bảo chất lượng, phù hợp; hướng dẫn khai thác các
di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện
học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và truyền thống tốt
đẹp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt
động ngoại khóa tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội thực
hiện mục tiêu giáo dục học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
6. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi
trường
Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển các trường phổ thông; chỉ đạo thiết kế,
thi công xây dựng các trường phổ thông theo Điều lệ nhà trường và các quy định
hiện hành về xây dựng cơ bản.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo triển khai các
hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau THCS, THPT
phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề, đáp ứng thị trường lao động trong
thời kỳ mới.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố
- Triển khai thực hiện Đề án, thực
hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm; quy
hoạch đội ngũ GD&ĐT giáo dục, kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên phổ
thông trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm
tra việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện nhiệm
vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa CTGDPT. Đưa nhiệm vụ đổi mới chương
trình, sách giáo khoa GDPT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Chỉ đạo phòng GD&ĐT, cơ quan tổ
chức - nội vụ căn cứ kế hoạch được giao hàng năm của huyện để triển khai thực
hiện Đề án.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị
trấn, các trường phổ thông căn cứ vào mục tiêu của Đề án để xây dựng các mục
tiêu cụ thể của đơn vị, triển khai các biện pháp thực hiện; thường xuyên kiểm
tra đánh giá, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để
điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Tham gia tuyên truyền, vận động các tổ
chức thành viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện Đề án theo chức năng,
nhiệm vụ của mình./.