BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
278/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1992
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “ĐIỀU LỆ HỘI CHA MẸ HỌC SINH”
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 418/HĐBT
ngày 7/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông và bà Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Mầm non.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay ban hành bản điều lệ “Hội cha mẹ học sinh” kèm theo
Quyết định này.
Điều 2:
Điều lệ này áp dụng cho các trường phổ thông và nhà trẻ,
mẫu giáo kể từ năm học 1992-1993. Bản điều lệ tạm thời Hội cha mẹ học sinh năm
1980 không còn hiệu lực thi hành.
Điều 3:
Các ông Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trần Hồng Quân
|
ĐIỀU LỆ
HỘI CHA MẸ HỌC SINH
(Kèm theo Quyết định số 278/QĐ ngày 21/2/1992)
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế
hệ trể là sự ngiệp của toàn xã hội có liên quan trực tíêp tới mọi người, mọi
nhà. Việc “Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường,
gia đình, từng tập thể lao động và tòan thể dân cư trong việc chăm lo bồi duỡng
hình thành con người mới” là một nguyên tắc quan trọng phát triển giáo dục. Do
vậy phải “Khai thác mọi tiềm năng toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục và
đào tạo” phải hết sức “đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc
giáo dục con cái, chăn sóc thế hệ trẻ”.
Chương 1:
TÍNH CHẤT, MỤC ĐÍCH VÀ
NHIỆM VỤ
Điều 1:
Hội cha mẹ học sinh (viết tắt:HCMHS) là tổ chức của những
người làm cha mẹ có con đang theo học trong các nhà trường: Nhà trẻ, mẫu giáo,
phổ thông và những người có nhiệt tâm với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, tự
nguyện tổ chức nhau lại để phối hợp, hỗ trợ nhà trường và ngành giáo dục trong
sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nuớc.
Điều 2:
Hội cha mẹ học sinh có nhiệm vụ :
a) Tuyên truyền, phổ biến những
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trong hội
viên và nhân dân để mọi người hiểu rõ và phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện
sự phối hợp chặt chẻ giữa giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội; thực hiện
mục tiêu đào tạo của nhà trường;
b) Vận động cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội cùng với nhà trường:
- Quản lý tốt việc học tập của
con em khi ở nhà và chăm lo việc giáo dục đạo đức cho các em khi sống ở gia
đình và phường, xã.
- Giúp đỡ trong việc xây dựng, bảo
vệ nhà trường, lớp học, các thiết bị của nhà trường, góp phần cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho giáo viên.
c) Đóng góp các ý kiến xây dựng
cho các chủ trương và chính sách về giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
d) Thực hiện có hiệu quả các luật
pháp của Nhà nước ta và của quốc tế về bảo vệ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ
(Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật
Phổ cập giáo dục tiểu học …)
Chương 2:
HỘI VIÊN
Điều 3:
Hội viên HCMHS có nhiệm vụ :
a) Tự mình và vận động những người
lớn trong gia đình nêu gương sáng về nếp sống và ý thức lao động cho con em noi
theo; tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện tốt và vui chơi lành mạnh ở
nhà; luôn quan tâm theo dõi nhắc nhở con em thực hiện đầy đủ những yêu cầu của
nhà trường đề ra về các mặt giáo dục, đặc biệt là nền nếp học tập và rèn luyện
của người học sinh.
b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp
và các sinh hoạt trong một tổ chức của Hội, tích cực tham gia các hoạt động của
Hội và đóng góp các ý kiến về các chủ trương,biện ph1p của nhà trường và của
ngành giáo dục đào tạo trong việc chăm sóc, giảng dạy và giáo dục học sinh.
c) Chấp hành điều lệ của Hội, thực
hiện có hiệu quả các quy định, các nghị quyết Đại hội và các Ban thường trực Hội,
Chi hội, đóng hội phí đầy đủ.
Điều 4:
Hội viên HCMHS có quyền:
a) Thảo luận và biểu quyết các
công việc của Hội, Ứng cử và bầu cử những người đại diện vào Ban thường trực Hội
và Chi hội.
b) Chất vấn và kiến nghị với nhà
trường, Ban thường trực Hội và Chi hội về những mặt hoạt động của nhà trường và
của Hội, về những vấn đề có quan hệ đến việc bảo vệ, chăn sóc và giáo dục trẻ
em.
Chương 3:
TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 5:
Tòan thể cha mẹ học sinh của một trường và những người có
nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục, tổ chức thành Hội cha mẹ học sinh toàn trường.
Ở mỗi lớp học trong nhà trường tổ chức một Chi hội cha mẹ học sinh. Chi hội là
tổ chức cơ sở của Hội.
Điều 6:
Hội CMHS ở mỗi trường có một Ban thường trực Hội do Đại hội
các đại biểu Chi hội (họp vào đầu năm học) bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban thường trực.
Ban thường trực Hội ở các trường
gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một số thành viên (nếu số Chi hội ở lớp đông).
Chủ tịch,phó chủ tịch và các ủy viên phân công các công việc của Ban thường trực
Hội, công việc phối hợp với Nhà trường và theo dõi, đôn đốc các hoạt động của
các Chi hội.
Chủ tịch HCMHS là thành viên
trong Hội đồng Giáo dục của nhà trường.
Điều 7:
Tòan thể cha mẹ học sinh ở một lớp tổ chức thành một chi
hội, mỗi chi hội bầu ra một ban thường trực gồm một chi hội trưởng, một hoặc
hai chi hội phó (nếu số lượng học sinh đông). Nhiệm kỳ của Ban thường trực chi
hội là một năm học.
Chi hội trưởng, Chi hội phó phân
công công việc điều hành chi hội và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trong
việc thực hiện các nhiệm vụ, công tác của Hội và nhà trường.
Điều 8:
Tùy tình hình nhu cầu thực tế của từng địa phương, từng
vùng có thể lập ra các Hội cha mẹ học sinh cấp huyện (auận, thị xã…) và cấp tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương để điều hành công tác Hội trong từng địa
phương.
Chương 4:
BAN THƯỜNG TRỰC
Điều 9:
Ban thường trực chi hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ
a) Phối hợp chặt chẽ với nhà trường
và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phổ biến đường lối, chính sách giáo dục
nói chung và nhiệm vụ từng năm học nói riêng; trong việc lập kế hoach công tác
của Hội toàn trường và chi hội trong cả năm học và từng thời gian cụ thể.
b) Theo dõi và đôn đốc các cha mẹ
học sinh thực hiện nghị quyết của Đại hội HCMHS đầu năm học và các kế hoạch
công tác cụ thể giữa các kỳ họp trong năm học.
c) Bàn bạc cụ thể và thống nhất
với giáo viên chủ nhiệm lớp trong một số công tác lớn và những việc đột xuất để
giữa nhà truờng và gia đình học sinh có sự phối hợp chặt chẽ, giãi quyết công
việc đạt hiệu quả cao.
2. Quyền hạn
a) Kiến nghị và chất vấn nhà trường
và giáo viên về những vấn đề, sự việc mà Ban thường trực chi hội và cha mẹ học
sinh quan tâm và cần biết rõ.
b) Tham dự các hoạt động lớn của
nhà trường và các buổi sinh hoạt của học sinh trong lớp.
c) Tham gia các cuộc họp lớp và
đóng góp ý kiến vào việc quyết định khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại hạnh
kiểm định kỳ của học sinh.
Điều 10:
Ban thường trực Hội CMHS toàn trường có nhiệm vụ và quyền
hạn về cơ bản như Ban thường trực chi hội nhưng với phạm vi toàn trường. Ngoài
ra Ban thường trực Hội CMHS toàn trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ
với Ban Giám hiệu nhà trường trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các công tác đạt được
hiệu quả.
b) Theo dõi và đôn đốc các chi hội
CMHS ở các lớp thực hiện nghị quyết và các kế hoạch công tác đạt được hiệu quả.
c) Đóng vai trò tích cực, giúp đở
nhà trường trong một số công việc lớn hàng năm như: tu bổ hoặc Xây dựng trường
sở, trang bị các thiết bị giảng dạy, học tập(bàn ghế, tủ, bảng, máy móc kỹ thuật
…), góp phần hỗ trợ cho đời sống giáo viên…
Điều 11:
Ban thường trực Hội và chi hội hàng tháng họp một lần,
toàn thể chi hội một năm họp ba lần: đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học
để kiểm điểm kết quả công việc và quyết định chương trình công tác mới.
Ngoài các cuộc họp thường kỳ Ban
thường trực Hội cần tổ chức những sinh hoạt chuyên đề, những buổi hội thảo để
trao đổi kinh nghiệm công tác và bồi dưỡng kiến thức về các nôi dung giáo dục
cho hội viên.
Điều 12:
Hội cha mê học sinh và nhà trường thực hiện mối quan hệ
phối hợp, bình đẳng, làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công kgai, cùng hợp tác
giúp đở nhau trong việc chăm sóc bảo vệ và giáo dục học sinh. Trong trường hợp
giữa nhà trường va Ban thường trực Hội có những vấn đề không nhất trí thì phản
ánh lên các cấp quản lý giáo dục cấp trên và chính quyền địa phương để tham gia
giãi quyết.
Chương 5:
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 13:
Khoản thu của Hội do các nguồn sau đây :
- Hội phí do hội viên đóng góp.
Mức đóng góp hàng năm do sự thỏa thuận của các Hội viên tùy theo hoàn cảnh thực
tế ở từng vùng, từng địa phương.
- Sự ủng hộ của các cá nhân, các
đòan thể, các đơn vị, tổ chức hành chính sự nghiệp và kinh doanh sản xuất có
lòng hảo tâm ở trong nước và ngoài nước đóng góp với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục trẻ em.
- Trợ cấp của chính quyền địa
phương các cấp.
Điều 14:
Khoản chi của Hội gồm:
- Tổ chức Đại hội Hội CMHS ở các
lớp và toàn trường.
- Phần thưởng cho những giỏi cuối
năm học, hỗ trợ cho giáo viên bị ốm đau hoạc tai nạn rủi ro.
- Hành chính phí.
Các khoản thu và chi của Hội được
thực hiện theo các nguyên tắc tài chính do Nhà nước ban hành. Ban thường trực hội
chịu trách nhiệm quản lý tài chính Hội. Cuối năm học phải quyết toán và báo cáo
tài chính công khai trong các chi hội.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 15:
Hội viên, các thành viên trong Ban thường trực chi hội
và chi hội có nhiều thành tích trong công tác Hội, trong các hoạt động nhằm bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh sẽ được Ban thường trực Hội cùng nhà trường đề
nghị lên các cấp chính quyền và các cấp quản lý giáo dục cấp trên xét và khen
thưởng.
Điều 16:
Hội viên, các thành viên trong Ban thường trực chi hội
và chi hội có hành động sai trái với điều lệ HỘi và các nghị quyết của hội làm
tổn thương danh dự của Hội sẽ bị thi hành kỷ luật với các hinh thức phù hợp tùy
theo những lỗi nặng nhẹ khác nhau (như phê bình, khiển trách, hoặc cảnh cáo…).