BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
|
Số:
27/2004/QĐ-BGD&ĐT
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn học giáo dục quốc phòng cho
các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc Phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này là Điều lệ Hội thao giáo
dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo, Quyết định này được thực hiện kể từ năm học 2004 – 2005.
Điều 3.
Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng, thủ
trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở
Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
|
ĐIỀU LỆ
HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TOÀN QUỐC
(ban hành kèm theo Quyết định số 27/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/8/2004 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng và phạm vi điều chỉnh
Điều lệ này quy định đối tượng và thành
phần tham gia hội thao; nội dung, hình thức tổ chức hội thao; quy định cơ cấu,
nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và Ban Trọng tài hội thao; quy
định phương pháp tổ chức, cách đánh giá kết quả thi đấu, khen thưởng, kỷ luật
và công tác bảo đảm của Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ
thông toàn quốc.
Điều 2. Mục
đích, yêu cầu tổ chức hội thao
1. Mục đích:
a) Đẩy mạnh phong trào thi đua học
tập nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng giữa các địa phương;
b) Góp phần nâng cao trình độ quản
lý, tổ chức thực hiện nội dung, chương trình môn học ở cơ sở;
c) Qua hội thao phát hiện những cơ
sở, địa phương đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; từ đó có kế hoạch
nhân rộng điển hình, đề ra những giải pháp thiết thực tiếp tục chỉ đạo các địa
phương thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng cho những năm tiếp theo.
2. Yêu cầu
a) Nội dung hội thao phải nằm trong
nội dung chương trình giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông
ban hành theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Tổ chức hội thao phải nghiêm
túc, khách quan, trung thực và an toàn.
c) Qua hội thao các Sở Giáo dục và
Đào tạo, các trường trung học phổ thông rút kinh nghiệm về phương pháp và nội
dung giảng dạy giáo dục quốc phòng, có kế hoạch tổ chức hội thao ở cấp cơ sở để
tiếp tục tham gia hội thao toàn quốc theo định kỳ.
Điều 3. Đối
tượng và thành phần tham gia hội thao
1. Đối tượng tham gia Hội thao: là
học sinh trung học phổ thông thuộc các loại hình trường
2. Thành phần tham gia: mỗi Sở Giáo
dục và Đào tạo cử một đội tuyển gồm 9 học sinh (trong đó có 3 học sinh lớp 10,
3 học sinh lớp 11 và 3 học sinh lớp 12); 1 huấn luyện viên và 1 trưởng đoàn.
3. Danh sách học sinh tham gia hội
thao (theo mẫu gửi các đơn vị vào đầu năm học có tổ chức hội thao) gửi về Bộ
Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Quốc phòng), 49 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Điều 4. Nội
dung và hình thức tổ chức hội thao:
1. Nội dung:
Hội thao gồm 7 nội dung trong
chương trình giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông quy định tại
Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo:
- Một số hiểu biết về nền quốc
phòng toàn dân (môn thi bắt buộc);
- Đội ngũ không có súng (môn thi bắt
buộc);
- Tư thế, động tác vận động trong
chiến đấu (riêng cho học sinh lớp 12);
- Bắn súng AK bài mở đầu;
- Ném lựu đạn trúng đích;
- Tháo, lắp súng AK;
- Băng bó, cứu thương;
2. Hình thức tổ chức:
Hội thao giáo dục quốc phòng học
sinh trung học phổ thông được tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần theo quy mô toàn quốc.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Điều lệ này để tổ chức hội thao ở địa
phương, làm cơ sở để tham gia hội thao toàn quốc.
Điều 5. Thời
gian và địa điểm tổ chức hội thao
1. Thời gian:
a) Bộ Giáo dục và Đào Tạo tổ chức
thí điểm hội thao chọn cụm các tỉnh phía Bắc vào tháng 12 năm 2004.
b) Từ năm 2005 hội thao được tổ chức
định kỳ 3 năm 1 lần vào dịp kỷ niệm ngày Hội quốc phòng toàn dân 22 tháng 12; Ban
Tổ chức hội thao sẽ thông báo thời gian cụ thể cho các đơn vị tham gia vào đầu
năm học.
2. Địa điểm. Do Ban tổ chức
hội thao quyết định và thông báo cho các đơn vị tham gia vào đầu năm học.
Điều 6. Quy
định đối với học sinh tham gia hội thao
1. Điều kiện sức khỏe và học lực: học
sinh tham gia hội thao phải có xác nhận đủ sức khỏe để thi đấu của cơ quan y tế
có thẩm quyền; có học lực từ trung bình trở lên và hạnh kiểm từ khá trở lên.
2. Trang phục tham gia hội thao: quần
âu sẫm màu, áo sơ mi bỏ trong quần, thắt lưng, đi giày vải, đội mũ cứng, đeo thẻ
của hội thao có dán ảnh.
3. Người tham gia hội thao phải có
mặt trước ngày hội thao 1 ngày để kiểm tra và làm công tác chuẩn bị.
4. Quá trình tham gia hội thao phải
tuyệt đối tuân thủ quy định của Điều lệ và hướng dẫn của Ban trọng tài.
Chương 2
BAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC
VÀ BAN TRỌNG TÀI
Điều 7. Ban
chỉ đạo và Ban Tổ chức hội thao
1. Ban Chỉ đạo hội thao:
- Trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào Tạo;
- Phó Trưởng Ban:
+ Lãnh đạo Vụ Giáo dục Quốc phòng;
+ Lãnh đạo Vụ Công tác học sinh,
sinh viên;
- Các ủy viên: đại diện lãnh đạo Vụ
Giáo dục Trung học; đại diện lãnh đạo đơn vị đăng cai tổ chức hội thao; đại diện
Cục Nhà trường, Cục Dân quân Tự vệ, Cục Quân huấn – Bộ Quốc phòng.
2. Ban Tổ chức hội thao
Vụ Giáo dục Quốc phòng phối hợp với
các cơ quan hữu quan của Bộ Quốc phòng và đơn vị đăng cai để thành lập Ban tổ
chức hội thao.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ
chức hội thao:
Ban tổ chức hội thao có thẩm quyền
điều hành mọi công việc liên quan đến hội thao; chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ
đạo về nội dung, quá trình tiến hành hội thao, đánh giá kết quả hội thao; đề
nghị Bộ Giáo dục và Đào Tạo khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao
trong hội thao.
Điều 8. Ban
Trọng tài hội thao
- Trưởng ban Trọng tài: lãnh đạo Vụ
Giáo dục Quốc phòng;
- Phó Trưởng ban: lãnh đạo đơn vị
đăng cai;
- Tổ chức Thư ký Ban trọng tài: gồm
tổ trưởng các thành viên, nhân sự cụ thể do Trưởng Ban trọng tài quyết định;
- Mỗi nội dung hội thao có một tiểu
ban trọng tài, trong đó có một trưởng tiểu ban và các thành viên; số lượng các
thành viên và nhân sự cụ thể do Trưởng Ban quyết định.
Điều 9. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Ban Trọng tài
1. Ban Trọng tài
- Ban Trọng tài đặt dưới sự chỉ đạo
thống nhất của Ban Tổ chức hội thao; có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức, điều hành những
công việc liên quan đến các nội dung hội thao. Ban Trọng tài làm việc theo
nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Ban Trọng tài có thẩm quyền quyết
định những công việc liên quan đến hội thao như: Tổ chức các môn thi đấu, chấm
thi, đánh giá kết quả hội thao;
- Ban Trọng tài có trách nhiệm tổng
hợp báo cáo kết quả hội thao với Ban Tổ chức.
2. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban:
- Trưởng Ban Trọng tài chịu trách
nhiệm trước Ban Tổ chức về các công việc liên quan trong quá trình tiến hành hội
thao; hướng dẫn tổ chức thực hiện và quyết định toàn bộ các mặt công tác liên
quan theo đúng Điều lệ hội thao; ra quyết định thành lập các bộ phận giúp việc
cho Ban: Tổ thư ký, các tiểu ban trọng tài, bộ phận chuẩn bị nội dung;
- Phó Trưởng Ban giúp Trưởng Ban
theo từng mặt công tác được phân công và thay thế giải quyết công việc khi Trưởng
Ban vắng mặt.
3. Tổ Thư ký:
- Chịu sự chỉ đạo về mọi mặt
của Ban Trọng tài để đảm bảo đúng tiến trình, kế hoạch và Điều lệ Hội thao;
- Chuẩn bị kế hoạch hội thao, ghi biên
bản;
- Chuẩn bị mẫu biểu, văn kiện cần
thiết cho hội thao;
- Tổng hợp kết quả của hội thao.
4. Các tiểu ban trọng tài:
Trưởng tiểu ban trọng tài do Trưởng
Ban Trọng tài chỉ định. Tiểu ban trọng tài có nhiệm vụ:
- Nắm chắc Điều lệ hội thao, nội
dung và cách đánh giá kết quả hội thao;
- Từng thành viên đánh giá chính
xác, khách quan nội dung hội thao của từng vận động viên tham gia hội thao;
- Tổng hợp tình hình, báo cáo kết
quả hội thao với Ban Trọng tài ngay sau mỗi buổi hội thao.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ
CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Điều 10.
Phương pháp tổ chức Hội thao
Mỗi môn thi, mỗi đoàn cử 2 vận động
viên tham gia (riêng môn “Băng bó cứu thương” có 3 vận động viên tham gia), mỗi
vận động viên không tham gia quá 2 môn thi (ngoài 2 nội dung thi bắt buộc). Tùy
theo tính chất của môn thi, ban Tổ chức sẽ tiến hành tổ chức bốc thăm thứ tự
tham gia giữa các đoàn hoặc các vận động viên.
1. Thi một số hiểu biết về nền
quốc phòng toàn dân: Tổ chức thi viết với thời gian 120 phút; học sinh lớp
10 và lớp 11 thi chung một đề, học sinh lớp 12 thi đề riêng.
2. Thi tư thế động tác vận động
trong chiến đấu: từng vận động viên được trang bị súng, thực hiện thứ tự
các động tác: chạy qua cầu hẹp (dùng 10 viên gạch chỉ xếp dọc, mỗi viên cách
nhau 1,2m); đi khom (5m); lê cao (5m); bò thấp (5m) chạy qua đoạn hào chữ chi
(tượng trưng bằng 6 đôi cọc cắm so le nhau tạo thành đoạn hào rộng 0,6 m dài
20m, giãn cách cọc đến cọc 4m. Dưới mặt đất dùng vôi trắng nối các chân cọc,
khoảng giữa và đầu cọc căng dây thừng cao 0,5 m. Tổng chiều dài là 70m, tính thời
gian nhanh nhất.
3. Thi băng bó cứu thương: Mỗi
đoàn cử một tổ gồm 3 vận động viên tham gia (2 năm và 1 nữ) được trang bị gồm 2
khẩu súng và một túi cứu thương. Cả tổ vận động đến vị trí, trọng tài sẽ ra
tình huống bị thương của thương binh (hoặc có thể bốc thăm trước), một người giả
làm thương bing, một người thực hành băng bó (nữ), một người hỗ trợ; sau đó một
người dìu thương binh về đích người còn lại mang vũ khí và túi cứu thương. Tính
thời gian băng bó nhanh nhất.
4. Thi đội ngũ không có súng:
mỗi đoàn cử một vận động viên làm tiểu đội trưởng chỉ huy tiểu đội thực hiện thứ
tự các độc tác sau: dẫn tiểu đội ra vị trí hội thao, báo cáo trọng tài sẵn sàng
tham gia hội thao (nội dung báo cáo như đã học); khi được trọng tài cho phép,
tiến hành tập hợp đội hình hàng ngang quay mặt về phía trọng tài, chỉnh đốn
hàng ngũ, quay trái, quay phải, quay đằng sau, dậm chân tại chỗ, đứng lại, chỉnh
đốn hàng ngũ, báo cáo đã hội thao xong, về vị trí.
5. Thi bắn súng AK bài mở đầu:
tổ chức bốc thăm số đợt bắn cho tất cả các vận động viên tham gia. Vận động
viên phải tuân thủ quy tắc bắn súng tiểu liên AK sau đây:
a) Điều kiện bắn:
- Mục tiêu bắn: Bia số 4a cố định
(bia hình ngực có vòng 40 x 40 cm) trên nền bia mầu trắng 50 x 50 cm.
- Cự ly bắn: 100 m.
- Tư thế bắn: nằm bắn có bệ tỳ
- Số đạn bắn: 5 viên (bắn phát một);
bắn thử 2 viên; bắn tính điểm: 3 viên.
- Thời gian bắn: 10 phút (không
tính thời gian thay bia).
- Khi đang bắn thử muốn chuyển sang
bắn tính điểm, vận động viên phải báo cáo bằng cờ hiệu màu đỏ và đợi thay bia
xong, có lệnh của trọng tài mới được bắn.
b) Quy tắc bắn:
- Vận động viên vào tuyến chuẩn bị
bắn, cách tuyến bắn 30m; nhận lệnh của trọng tài; phân công vị trí bắn vào bệ số
… và nhận đạn bắn thử.
- Khi có lệnh: “Vào vị trí bắn” vận
động viên vận động vào vị trí bắn được phân công; khi có kệnh của chỉ huy bắn:
“Nằm chuẩn bị” vận động viên làm động tác nằm chuẩn bị bắn (súng đặt sẵn ở bệ),
nhưng chưa được lắp đạn vào súng.
- Khi có lệnh: “Mục tiêu bia số 4a,
cự lý 100 m, đạn 1 viên, thời gian … phút, bắn” vận động viên lắp đạn vào súng,
hạ cờ hiệu màu đỏ, làm động tác bắn, bắn xong cắm cờ hiệu và báo cáo: Bệ số … bắn
xong.
- Khi có lệnh: Khám súng” vận động
viên làm động tác khám súng, trọng tài trực tiếp kiểm tra, thu đạn thừa (nếu
có); khi có lệnh: :”Thôi bắn đứng dậy” vận động viên đặt súng tại chỗ làm động
tác thôi bắn đứng dậy chờ báo kết quả. Kết quả bắn được báo ngay sau khi kết
thúc đợt bắn thử (báo điểm bằng chùy, cờ).
- Sau khi thay bia xong, vận động
viên nhận đạn; khi có lệnh: “Nằm chuẩn bị … bắn” vận động viên nhanh chóng làm
động tác nằm chuẩn bị bắn, chuẩn bị xong báo cáo: “Bệ số … chuẩn bị xong” và hạ
cờ hiệu màu đỏ, chờ lệnh; Khi có lệnh: “Mục tiêu bia số 4a, cự ly 100 m, đạn 3
viên, thời gian … phút, bắn” vận động viên lắp đạn vào vào súng, hạ cờ hiệu màu
đỏ, làm động tác bắn, bắn xong cắm cờ hiệu và báo cáo: bệ số … bắn xong.
- Khi có lệnh: “Khám súng” vận động
viên làm động tác khám súng, trọng tài trực tiếp kiểm tra, thu đạn thừa (nếu
có); khi có lệnh: “Thôi bắn đứng dậy” vận động viên đặt súng tại chỗ làm động
tác thôi bắn đứng dậy chờ báo kết quả. Kết quả bắn được báo ngay sau khi kết
thúc đợt bắn (báo điểm bằng chùy, cờ).
c) Xử lý vi phạm quy tắc:
- Vận động viên phải có mặt trước
giờ thi đấu 30 phút để trọng tài làm công tác kiểm tra. Đến giờ thi đấu vận động
viên vắng mặt sẽ mất quyền thi đấu.
- Vận động viên vi phạm những điểm
sau đây sẽ bị tước quyền thi đấu:
+ Nổ súng khi chưa có lệnh của trọng
tài;
+ Có hành động gian lận, lắp quá số
đạn quy định;
- Bắn nhầm: Khi bắn nhầm coi như đã
bắn ra ngoài, vận động viên có bia bị bắn nhầm được tính điểm 3 viên có điểm chạm
cao nhất.
- Mọi hành động gian lận như: Sửa
chữa súng, đổi súng sau khi đã kiểm tra hoặc vi phạm quy tắc an toàn, tùy theo
lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu.
6. Thi ném lựu đạn trúng đích:
danh sách ném được xếp theo vần a, b, c ….
Vận động viên phải tuân thủ quy tắc
ném sau:
a) Điều kiện ném:
- Lựu đạn-1 (không có ngoài nổ), nặng
450 gr do Cục quân huấn Bộ Tổng tham mưu sản xuất dùng để huấn luyện. Vận động
viên ném lựu đạn có trang bị súng.
- Đích ném: 06 vòng tròn đồng tâm
có đường kính 1 m, 2 m, 3 m, 4 m, 5 m, 6 m; các đường giới hạn rộng 05 cm bằng
phía vòng trong.
- Cự ly ném:
+ Đối với nam: 30 m tính từ vạch giới
hạn đến tâm vòng tròn;
+ Đối với nữ: 20 m tính từ vạch giới
hạn đến tâm vòng tròn;
- Số quả ném: 07 quả (02 quả ném thử
và 05 quả ném tính điểm).
- Thời gian ném: 10 phút
b) Quy tắc ném:
- Sau khi có lệnh của trọng tài:
Vào tuyến ném, vận động viên tiến hành làm công tác chuẩn bị, khi chuẩn bị xong
vận động viên phải báo cáo: Số … chuẩn bị xong; khi có lệnh: “vận động viên …
chú ý, 02 quả ném thử, bắt đầu” vận động viên thực hiện động tác ném. Điểm rơi
được báo ngay sau mỗi quả ném.
- Khi chuyển sang ném tính điểm, vận
động viên phải báo cáo: Số … xin ném tính điểm và khi trọng tài phát lệnh: “vận
động viên … chú ý, 05 quả ném tính điểm, bắt đầu” vận động viên thực hiện động
tác ném. Điểm rơi được báo ngay sau mỗi quả ném.
- Khi ném, một tay cầm súng kẹp
ngang hông; có thể đứng tại chỗ hoặc chạy lấy đà để ném.
- Khi ném thử, vận động viên không
bắt buộc ném hết 02 quả.
c) Xử lý vi phạm quy tắc:
- Vận động viên phải có mặt trước
giờ thi đấu 20 phút để trọng tài làm công tác kiểm tra, đến giờ thi đấu vận động
viên vắng mặt sẽ mất quyền thi đấu;
- Khi ném, không để bất kỳ bộ phận
nào của người và trang bị chạm vào vạch giới hạn, nếu vi phạm sẽ không tính
thành tích quả ném đó;
- Khi được lệnh ném, nếu để lựu đạn
rơi bên ngoài vạch giới hạn, coi như đã ném quả đó;
- Tự động ném trước khi có lệnh của
trọng tài sẽ bị tước quyền thi đấu môn ném lựu đạn;
- Có hành động gian lận như đổi người,
đổi trang bị … tùy lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo, trừ điểm hoặc
tước quyền thi đấu.
7. Thi tháo, lắp súng AK ban
ngày:
Danh sách được xếp theo vần a, b,
c, …; mỗi vận động viên tháo, lắp 1 khẩu tính thời gian nhanh nhất. Vận động
viên phải tuân thủ quy tắc tháo, lắp súng AK ban ngày sau đây:
a) Điều kiện tháo, lắp:
Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban
ngày (không tháo, lắp ống đựng phụ tùng); mỗi người tháo, lắp một khẩu tính thời
gian nhanh nhất.
b) Quy tắc tháo, lắp:
Vận động viên khám súng, kiểm tra
súng, sau khi chuẩn bị xong thì báo cáo trọng tài: Số … đã sẵn sàng; khi có lệnh
của trọng tài: “Tháo súng” vận động viên làm động tác tháo súng theo thứ tự
sau:
- Tháo hộp tiếp đạn (sau khi tháo hộp
tiếp đạn xong phải khám súng kiểm tra đạn trong buồng đạn);
- Tháo thông nòng;
- Tháo nắp hộp khóa nòng;
- Tháo bộ phận đẩy về;
- Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng
(tháo rời khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng);
- Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay
trên.
(Lưu ý: Trong quá trình tháo súng
phải sắp đặt các bộ phận của súng theo thứ tự tháo từ bên phải sang bên trái của
người tháo).
Khi kết thúc động tác tháo ốp lót
tay trên vận động viên báo cáo: “xong”, sau đó chuẩn bị sẵn sàng lắp súng. Khi
có lệnh của trọng tài: “Lắp súng” vận động viên thực hiện thứ tự các động tác
sau:
- Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay
trên;
- Lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng
sau đó lắp bệ khóa nòng vào hộp khóa nòng;
- Lắp bộ phận đẩy về;
- Lắp nắp hộp khóa nòng, kiểm tra
chuyển động của súng;
- Lắp thông nòng;
- Lắp hộp tiếp đạn.
c) Xử lý vi phạm:
- Vận động viên phải có mặt tại vị
trí thi đấu trước 15 phút để trọng tài làm công tác kiểm tra, đến giờ thi đấu vận
động viên vắng mặt sẽ mất quyền thi đấu;
- Vận động viên tự ý tháo, lắp khi
chưa có lệnh của trọng tài hoặc báo cáo “xong” khi chưa kết thúc động tác cuối
cùng thì tùy lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo, cộng thời gian hoặc
tước quyền thi đấu;
- Vận động viên phạm các lỗi sau
thì mỗi lỗi cộng thêm 05 giây:
+ Tháo, lắp không đúng động tác, xếp
đặt không đúng thứ tự;
+ Không khám súng trước khi tháo
súng;
+ Không tháo rời khóa nòng ra khỏi
bệ khóa nòng;
+ Không kiểm tra chuyển động của
súng khi lắp nắp hộp khóa nòng xong.
Điều 11.
Thang điểm, cách tính kết quả và xếp hạng thành tích
1. Thang điểm và cách tính kết
quả:
a) Điểm thi lý thuyết tính theo
thang điểm 10, lấy tròn số đến 01 chữ số thập phân; đạt 0,05 điểm trở lên được
tính là 0,1 điểm.
b) Thi Tư thế động tác vận động chiến
đấu: Tính thời gian nhanh nhất; mỗi lần mỗi người chạm dây, cọc, chân chạm đất
khi qua cầu hẹp, sai động tác vận động trên chiến trường, làm đổ cọc, đứt dây,
đều bị cộng 5 giây.
c) Thi băng bó cứu thương: Tính thời
gian băng bó nhanh nhất; mỗi động tác: băng bó sai, làm tụt băng, nẹp cố định
sai quy cách đều cộng thêm 10 giây.
d) Điểm thi đội ngũ không có súng:
Tính thành tích chung của toàn đoàn, hoàn thành được 30 điểm; trong đó hành động
của người chỉ huy được 10 điểm, hành động của cả đội được 20 điểm; mỗi khẩu lệnh
sai trừ 0,5 điểm, mỗi động tác chỉ huy sai trừ 1 điểm, chỉ huy làm thiếu một bước
trừ 2 điểm, mỗi chiến sĩ thực hành sai 1 động tác trừ 0,5 điểm.
e) Điểm thi bắn súng: Căn cứ vào điểm
chạm trên bia, cộng điểm của 03 viên bắn tính điểm: vận động viên nào có số điểm
cao hơn xếp hạng trên, nếu bằng nhau thì vận động viên nào có nhiều điểm chạm ở
vòng trong cao hơn xếp hạng trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp đồng hạng.
f) Điểm thi ném lựu đạn trúng đích:
Lựu đạn rơi trúng vòng nào được tính điểm vòng đó, lựu đạn rơi ở ngoài lăn vào
không được tính; thứ tự tính điểm từ vòng tâm (có đường kính 1 m) đến vòng
ngoài cùng (có đường kính 6 m) là: 10, 9, 8, 7, 6, 5, (điểm). Căn cứ vào kết quả
ném, cộng điểm của 5 quả ném tính điểm, vận động viên nào có tổng điểm cao hơn
thì xếp hạng trên, nếu bằng nhau thì vận động viên nào có số điểm vòng trong
cao hơn xếp hạng trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp đồng hạng.
g) Thi tháo, lắp súng: Tính thời
gian nhanh nhất, cứ mỗi lần rơi một bộ phận bị cộng 5 giây, bỏ qua một động tác
tháo (lắp) bị cộng 10 giây.
2. Xếp hạng thành tích
a) Thành tích cá nhân:
Thành tích cá nhân được tính trong
từng môn thi; cá nhân nào có điểm cao hơn hoặc thành tích về thời gian nhanh
hơn sẽ được xếp hạng trên;
b) Thành tích toàn đoàn:
Để tính thành tích toàn đoàn, tất cả
những môn thi tính thời gian sẽ quy ra điểm như sau: Lấy thời gian của vận động
viên có thành tích nhanh nhất quy thành 20 điểm; cứ mỗi giây chậm hơn trừ 0,5
điểm;
Điểm thành tích của toàn đoàn là tổng
điểm của các cá nhân, các môn thi. Đoàn nào có tổng điểm cao hơn sẽ xếp hạng
trên; nếu có nhiều đơn vị bằng điểm nhau thì đoàn nào có tổng điểm thi lý thuyết
cao hơn sẽ xếp hạng trên; nếu vẫn bằng nhau thì xếp đồng hạng.
Chương 4
KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THAO,
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 12. Kinh
phí bảo đảm
Các Sở Giáo dục và Đào tạo bảo đảm
kinh phí ăn, ở, đi lại cho các cán bộ và các thành viên trong đoàn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo kinh
phí cho Ban Tổ chức hội thao, kinh phí khen thưởng, mua sắm, thuê mượn cơ sở
sách vật chất, tổ chức phí, trích từ nguồn kinh phí quản lý học sinh, sinh
viên.
Điều 13.
Khen thưởng, kỷ luật
1. Khen thưởng:
- Đối với tập thể:
+ Tặng cờ lưu niệm cho tất cả các
đoàn tham gia hội thao;
+ Tặng cờ và phần thưởng cho các
đoàn đạt nhất, nhì, ba toàn đoàn.
- Đối với cá nhân:
+ Tặng phần thưởng, cấp giấy chứng
nhận cho các cá nhân đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích trong từng nội dung
thi đấu. Tặng phần thưởng cho các đoàn đạt nhất, nhì, ba trong nội dung thi đội
ngũ không có súng.
2. Kỷ luật:
Tập thể và cá nhân tham gia hội
thao vi phạm Điều lệ hội thao, tùy theo mức độ đều bị xử lý kỷ luật từ khiển
trách, hạ kết quả từng nội dung hoặc kết quả hội thao xuống 1 bậc đến cảnh cáo
hoặc đình chỉ tham gia hội thao và có công văn thông báo về đơn vị.
3. Khiếu nại:
Khi thấy có dấu hiệu vi phạm Điều lệ
và nội quy trong quá trình hội thao, trưởng đoàn hoặc huấn luyện viên có quyền
khiếu nại bằng văn bản với Ban tổ chức. Ban Tổ chức hội thao có trách nhiệm giải
quyết mọi việc khiếu trước khi kết thúc hội thao.
Điều 14.
Điều khoản cuối cùng
Điều lệ Hội thao phải được phổ biến
đến tất cả các đơn vị và cá nhân có liên quan trước khi tiến hành hội thao. Các
thành viên Ban Trọng tài, tổ Thư ký của hội thao phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều
lệ và hướng dẫn cụ thể cho các đoàn, các vận động viên tham gia Hội thao./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
|