BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2386/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ CUỘC THI “HỌC SINH, SINH VIÊN VỚI Ý TƯỞNG
KHỞI NGHIỆP” NĂM 2021
(SV_STARTUP-2021)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số
69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số
1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ
học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Căn cứ Quyết định số
1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm
2025” của ngành Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ Cuộc thi “Học
sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2021 (SV_STARTUP-2021).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và
Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/cáo);
- Ban Tuyên giáo TW (để b/cáo);
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- TT. Nguyễn Văn Phúc (để biết);
- Các Bộ: KHCN; LĐTBXH; TC; KHĐT (để ph/hợp);
- TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (để ph/hợp);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (để ph/hợp);
- Các ĐH, HV, trường ĐH, CĐ, TCSP; (để th/hiện);
- Các sở GDĐT (để th/hiện);
- Văn phòng HĐQGGDPTNL (để th/b)
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDCTHSSV.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
|
THỂ LỆ
CUỘC THI “HỌC SINH, SINH VIÊN VỚI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP” NĂM
2021
(SV_STARTUP - 2021)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2386/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Đối tượng
tham dự
1. Sinh viên đang học tại các đại
học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là cơ sở đào
tạo)
2. Học sinh các trường trung học
phổ thông (THPT).
3. Khuyến khích học sinh các
trường trung học cơ sở (THCS) tham dự.
II. Lĩnh vực
dự thi
Các dự án khởi nghiệp tham dự
Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2021
(SV_STARTUP-2021) hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội,
các giải pháp đột phá trong công tác phòng chống dịch Covid-19, góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế, xã hội. Các lĩnh vực của cuộc thi bao gồm:
1. Khoa học, công nghệ;
2. Công nghiệp, chế tạo sản phẩm;
3. Nông, lâm, ngư nghiệp;
4. Giáo dục, y tế;
5. Dịch vụ, du lịch;
6. Tài chính, ngân hàng;
7. Kinh doanh tạo tác động xã hội;
8. Các ngành nghề khác và lĩnh
vực kinh doanh khác.
III. Quy định
về bài dự thi
1. Thể thức, hình thức trình
bày
Bài dự thi được trình bày bằng Tiếng
Việt, đánh máy trên khổ A4, cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman, nội dung
trình bày hướng dẫn chi tiết (Phụ lục 1 đính kèm
theo).
2. Sản phẩm gửi kèm bài dự thi
- Bản thuyết minh dự án được
trình bày (Mô tả chi tiết trong phụ lục số 02 đính
kèm theo);
- Bản thuyết trình của nhóm được
trình bày bằng Video clip không quá 03 phút (Mô tả chi tiết Phụ lục 03 đính kèm theo);
- Sản phẩm mẫu gửi kèm theo bằng
ảnh hoặc Video clip (nếu có).
IV. Các vòng
thi
1. Vòng thi cơ sở
a) Các cơ sở đào tạo
- Trung tâm hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp/bộ phận hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của trường
tổ chức tuyên truyền, phổ biến thể lệ Cuộc thi đến học sinh, sinh viên trong
toàn trường. Hướng dẫn học sinh, sinh viên lập bản thuyết minh dự án theo quy định
tại Mục III.
- Lựa chọn tối đa 02 dự án đối
với sinh viên tham dự vòng thi bán kết (các nhà trường có thể tổ chức các cuộc
thi hoặc xét chọn hồ sơ).
b) Các Sở giáo dục và đào tạo
- Phổ biến thể lệ Cuộc thi đến
học sinh THCS, THPT trong toàn tỉnh/thành phố (bao gồm cả học sinh đang học hệ
THPT trong các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố) lập bản thuyết
minh dự án theo quy định tại Mục III.
- Tổ chức lựa chọn tối đa 02 dự
án tham dự vòng thi bán kết (các Sở GDĐT có thể tổ chức cuộc thi hoặc xét hồ
sơ).
c) Thời hạn Bộ Giáo dục
và Đào tạo nhận hồ sơ dự thi từ các cơ sở đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo: Trước
12h00 ngày 05/10/2021.
2. Vòng thi bán kết
- Sau khi nhận được hồ sơ và
bài dự thi của các cơ sở đào tạo, các sở GDĐT, từ ngày 10/10/2021 đến ngày
30/10/2021, Ban giám khảo chấm và lựa chọn 50 dự án của sinh viên các cơ sở đào
tạo và 20 dự án của học sinh THCS, THPT có tính khả thi cao nhất vào Vòng bình
chọn và Vòng thi chung kết.
Tiêu chí chấm vòng thi bán kết
STT
|
Tiêu chí
|
Thang điểm
|
Khối sinh viên
|
Khối THCS, THPT
|
1
|
Hình thức trình bày đúng quy
định/ ấn tượng
|
10 điểm
|
10 điểm
|
2
|
Tính độc đáo, sáng tạo, tính
mới
|
20 điểm
|
20 điểm
|
3
|
Sự cần thiết, mức độ ứng dụng
thực tế theo quy mô
|
20 điểm
|
20 điểm
|
4
|
Tính khả thi, tiềm năng tốt của
ý tưởng
|
20 điểm
|
15 điểm
|
5
|
Hiệu quả, triển vọng, tiềm
năng của dự án
|
15 điểm
|
15 điểm
|
8
|
Hồ sơ năng lực của đội ngũ
sáng lập hoặc các minh chứng nói lên sức mạnh, ý chí, khát vọng, ước mơ của đội
ngũ
|
15 điểm
|
20 điểm
|
Tổng
|
100 điểm
|
100 điểm
|
- Kết quả sẽ được Ban tổ chức
công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT, Cổng khởi nghiệp
http://dean1665.vn và Fanpage của Chương trình:
https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV.
3. Vòng đào tạo
a) Bộ GDĐT phối hợp với các đơn
vị đồng hành triển khai Đề án 1665 hỗ trợ đào tạo, hoàn thiện ý tưởng cho các dự
án của học sinh THCS, THPT, sinh viên các cơ sở đào tạo tham dự các vòng tiếp
theo.
- Thời gian: Từ ngày 05/11/2021
đến hết ngày 10/11/2021.
- Hình thức: Trực tiếp kết hợp
trực tuyến.
(Các đội không có điều kiện
tham dự trực tiếp sẽ được hỗ trợ đào tạo qua hình thức trực tuyến).
b) Các đội thi cần đảm bảo đủ
các điều kiện sau để được đi tiếp vào Vòng Bình chọn như sau:
- Hoàn thành/tham gia đạt ≥ 70%
thời lượng đào tạo.
- Hoàn thành đạt ≥ 80% các nhiệm
vụ/bài tập được giao trong cả quá trình đào tạo.
- Không vi phạm các nội quy của
Ban Tổ chức trong quá trình được đào tạo.
4. Vòng bình chọn
Sau khi kết thúc Vòng đào tạo,
50 dự án của sinh viên các cơ sở đào tạo và 20 dự án của học sinh THCS, THPT sẽ
hoàn thiện và nộp bài dự thi chính thức trên Cổng khởi nghiệp
http://dean1665.vn để tham dự Vòng Bình chọn, lấy ý kiến các cá nhân, nhà đầu
tư trong nước và quốc tế và các thầy, cô giáo, các học sinh, sinh viên trong cả
nước (gọi chung là độc giả).
a) Thời gian nộp bài: Từ
12h00 ngày 21/11/2021 đến hết 12h00 ngày 25/11/2021.
b) Tiêu chí bình chọn
+ Tính ứng dụng thực tế của sản
phẩm/dịch vụ
+ Tính độc đáo, sáng tạo, giá
trị khác khác biệt của sản phẩm dự án;
+ Tính khả thi của dự án;
c) Thời gian bình chọn:
Cổng bình chọn cho các dự án được
mở trong vòng 10 ngày: Từ 12h00 ngày 26/11/2021 đến hết 12h00 ngày
05/12/2021.
d) Điều kiện tham gia
- Tất cả các độc giả có quyền
tham gia đánh giá bình chọn cho các dự án. Mỗi độc giả được quyền bình chọn 01
lần. Số lượng dự án được bình chọn tối đa 05 dự án. Đánh giá theo thang điểm từ
01 - 05 cho mỗi tiêu chí.
- Độc giả tham gia bình chọn
cho các dự án theo 03 tiêu chí nêu trên. Dựa trên kết quả bình chọn của độc giả,
Ban tổ chức sẽ tổng hợp điểm và chọn ra 03 dự án có điểm cao nhất của các khối
học sinh THCS, THPT và khối sinh viên các cơ sở đào tạo vào thẳng Chặng 02 của
Vòng thi Chung kết.
- Độc giả thực hiện bình chọn,
đánh giá sản phẩm, ý tưởng dự án khởi nghiệp thông qua Cổng khởi nghiệp
http://dean1665.vn.
- Điểm đánh giá của độc giả
dành cho các dự án được ghi nhận là hợp lệ khi đáp ứng Thể lệ Chương trình.
- Ban Tổ chức sẽ cập nhật điểm
bình chọn và công bố kết quả cùng với kết quả chấm điểm của Ban giám khảo sau
khi kết thúc Chặng 1 của Vòng thi Chung kết.
5. Vòng thi chung kết (dự kiến)
5.1. Thời gian, địa điểm
- Từ ngày 10-11/12/2021 (trong
khuôn khổ hoạt động tại Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên
năm 2021).
- Địa điểm: Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Các đội tham dự Vòng chung
kết sẽ tham gia trưng bày các sản phẩm, ý tưởng, dự án khởi nghiệp của đội tại
các gian hàng theo các chủ đề được ban tổ chức bố trí tại Ngày Hội khởi nghiệp
quốc gia năm 2021.
5.3. Các đội dự thi Vòng Chung
kết phải trải qua 02 chặng thi như sau
a) Chặng một
Ban giám khảo sẽ chấm và đánh
giá các dự án trực tiếp tại các gian hàng trưng bày dự án, ý tưởng của học
sinh, sinh viên tại Ngày Hội theo các tiêu chí sau:
STT
|
Tiêu chí
|
Thang điểm
|
Khối sinh viên
|
Khối THCS, THPT
|
I.
|
Điểm gian hàng
|
|
|
1
|
Tính thẩm mỹ/ sáng tạo/ thu
hút
|
3 điểm
|
3 điểm
|
2
|
Tính quy mô/ đầu tư của gian
hàng
|
3 điểm
|
3 điểm
|
3
|
Thể hiện nổi bật được sản phẩm/
dịch vụ (trưng bày)
|
4 điểm
|
4 điểm
|
II.
|
Điểm thuyết phục
|
|
|
1
|
Phong cách chuyên nghiệp của
đội ngũ
|
3 điểm
|
3 điểm
|
2
|
Kỹ năng trình bày tốt/ ấn tượng
|
3 điểm
|
3 điểm
|
3
|
Tính trọng tâm và thể hiện
thuyết phục cao về tính khả thi của dự án
|
4 điểm
|
4 điểm
|
III
|
Điểm tương tác
|
|
|
|
Số lượng khán giả tương tác, bình
chọn cho dự án trên Fanpage của Chương trình:
https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV
(Số lượng tương tác tối thiểu
là 1.000 trong vòng 12h; Đội có tương tác lớn nhất được 10điểm, các đội đứng
sau trừ 01 điểm; đội thứ 11 trở cùng được 0 điểm)
|
10 điểm
|
10 điểm
|
IV
|
Điểm đánh giá dự án
|
|
|
1
|
Tính mới, tính sáng tạo
|
20 điểm
|
20 điểm
|
2
|
Sự cần thiết của sản phẩm dự
án
|
20 điểm
|
20 điểm
|
3
|
Tính khả thi của dự án;
|
15 điểm
|
15 điểm
|
4
|
Đối tượng, phân khúc khách
hàng đối với sản phẩm, dịch vụ
|
15 điểm
|
15 điểm
|
Tổng
|
100 điểm
|
100 điểm
|
- Ban Giám khảo thực hiện việc
đánh giá các ý tưởng, dự án dựa trên các tiêu chí trên, lựa chọn 12 ý tưởng, dự
án của học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và 07 ý tưởng, dự án của học sinh THCS,
THPT có tính khả thi cao nhất để vào Chặng hai.
b) Chặng hai
- Đối với sinh viên các cơ sở
đào tạo: 03 dự án/ý tưởng được các độc giả đánh giá cao nhất tại Vòng Bình chọn
cùng với 12 dự án, ý tưởng được Ban giám khảo lựa chọn sẽ tham gia tranh tài tại
Chặng 2 của Vòng Chung kết.
- Đối với học sinh THCS, THPT:
03 dự án, ý tưởng được các độc giả đánh giá cao nhất tại Vòng bình chọn cùng với
07 dự án, ý tưởng được Ban giám khảo lựa chọn sẽ tham gia tranh tài tại Chặng 2
của Vòng chung kết
- Thể thức thi:
+ Các đội dự thi có từ 03-05
phút trình bày bài dự thi và Ban Giám khảo sẽ có 10 phút để đặt câu hỏi. Ban
Giám khảo đánh giá kết quả của bài thi trên cơ sở tiêu chí đánh giá được quy định
tại Mục V của văn bản này.
+ Khán giả tại Hội trường sẽ
tham gia bình chọn trực tiếp cho dự án trên hệ thống của Chương trình được cung
cấp tại Hội trường (Đội được khán giả bình chọn tại Hội trường nhiều nhất đạt
100 điểm, Đội có kết quả khán giả bình chọn nhiều thứ hai được 95 điểm, các đội
xếp sau theo thứ tự tiếp tục được số điểm thấp hơn đội đứng trên 05 điểm. Hai đội
có số lượng bình chọn bằng nhau có số điểm bằng nhau).
- Kết quả điểm số cuối cùng của
đội dự thi được tính như sau (gọi tắt là Kết quả điểm số):
Kết quả điểm số = (Điểm
số của Ban giám khảo) * 0,9 + (Điểm số bình chọn của khán giả tại Hội trường) *
0,1.
V. Tiêu chí
đánh giá của Ban giám khảo tại Vòng chung kết
1. Đối với dự án của sinh viên
các cơ sở đào tạo
STT
|
Tiêu chí
|
Điểm
|
1.
|
Sự cần thiết của sản phẩm, dịch
vụ đối với nhu cầu thị trường; Lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đem lại cho
khách hàng, cộng đồng và xã hội; Đánh giá đối tượng, phân khúc khách hàng đối
với sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ giải quyết được vấn đề nào của
cộng đồng, xã hội
|
20 điểm
|
2.
|
Tính khả thi trong việc sản
xuất, kinh doanh; Khả năng về tài chính; tính hiệu quả bao gồm cơ cấu chi
phí, giá thành phù hợp cạnh tranh so với các loại sản phẩm, dịch vụ đã có
trên thị trường
|
15 điểm
|
3.
|
Tính độc đáo, sáng tạo, giá
trị khác khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm đã có trên thị
trường; Tính bền vững của sản phẩm, dịch vụ
|
15 điểm
|
4.
|
Kế hoạch sản xuất, kinh
doanh: Kế hoạch sản xuất hàng hóa; Phân tích và đánh giá rủi ro; Giải pháp
xây dựng các kênh phân phối hàng hóa; Phát triển, mở rộng thị trường
|
10 điểm
|
5.
|
Kết quả tiềm năng của dự án
bao gồm: doanh thu, lợi nhuận dự kiến, khả năng tăng trưởng, tác động xã hội
của dự án
|
10 điểm
|
6.
|
Nguồn lực thực hiện: Đánh giá
nguồn nhân lực, tính sẵn sàng tham gia, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự cho dự
án; Các đối tác chính, giải pháp huy động vốn triển khai dự án
|
10 điểm
|
7.
|
Các kênh truyền thông: Lập kế
hoạch truyền thông tổng thể; Xây dựng công cụ truyền thông; Giải pháp truyền
thông độc đáo và khác biệt
|
10 điểm
|
8.
|
Khả năng thuyết trình, trình
bày dự án
|
10 điểm
|
|
Tổng
|
100 điểm
|
2. Đối với dự án của học sinh
THCS, THPT
STT
|
Tiêu chí
|
Điểm
|
1.
|
Tính cần thiết của sản phẩm,
dịch vụ đối với nhu cầu thị trường; Lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đem lại cho
khách hàng, cộng đồng và xã hội; Sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ giải quyết được vấn
đề nào của cộng đồng, xã hội
|
20 điểm
|
2.
|
Tính khả thi trong kế hoạch
kinh doanh; Tính khả thi về nguồn lực tổ chức sản xuất và kinh doanh, tính khả
thi về mức giá và phương thức bán hàng, phương thức Marketing
|
20 điểm
|
3.
|
Tính độc đáo, sáng tạo, giá
trị khác khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm đã có trên thị
trường
|
20 điểm
|
4.
|
Kết quả tiềm năng của dự án
bao gồm: doanh thu, lợi nhuận dự kiến, khả năng tăng trưởng, tác động xã hội
của dự án
|
15 điểm
|
5.
|
Các kênh truyền thông: Lập kế
hoạch truyền thông tổng thể; Xây dựng công cụ truyền thông; Giải pháp truyền
thông độc đáo và khác biệt
|
10 điểm
|
6.
|
Khả năng thuyết trình dự án, kiến
thức về tài chính kinh doanh, kiến thức pháp luật và hiểu biết xã hội, tinh
thần làm việc nhóm và kỹ năng mềm
|
15 điểm
|
|
Tổng
|
100 điểm
|
VI. Giải thưởng
1. Cơ cấu giải như sau
a) Đối với các dự án khởi nghiệp
của sinh viên các cơ sở đào tạo
- 01 giải Nhất gồm: Bằng khen của
Bộ trưởng Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 60 triệu đồng tiền mặt.
- 02 giải Nhì gồm: Bằng khen của
Bộ trưởng Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 40 triệu đồng tiền mặt.
- 03 giải Ba gồm: Giấy chứng nhận
đoạt giải Ba Cuộc thi của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 20 triệu đồng tiền mặt.
- 04 giải Khuyến khích: Giấy chứng
nhận đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 10 triệu đồng
tiền mặt.
b) Đối với các dự án khởi nghiệp
của học sinh THCS, THPT
- 01 giải Nhất gồm: Bằng khen của
Bộ trưởng Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 30 triệu đồng tiền mặt.
- 02 giải Nhì gồm: Bằng khen của
Bộ trưởng Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 20 triệu đồng tiền mặt.
- 03 giải Ba gồm: Giấy chứng nhận
đoạt giải Ba Cuộc thi của Bộ GDĐT; cùng tiền giải thưởng 10 triệu đồng tiền mặt.
- 03 giải Khuyến khích gồm: Giấy
chứng nhận đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 05 triệu
đồng tiền mặt.
c) Giải bình chọn trên Website
http://dean1665.vn
- 01 giải của khối sinh viên gồm:
Giấy chứng nhận đoạt giải bình chọn của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng 05 triệu đồng
tiền mặt.
- 01 giải của khối THCS, THPT gồm:
Giấy chứng nhận đoạt giải bình chọn của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng: 05 triệu đồng
tiền mặt.
d) Giải thưởng gian hàng
- 01 giải của khối sinh viên gồm:
Giấy chứng nhận của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng: 05 triệu đồng tiền mặt.
- 01 giải của khối THCS, THPT gồm:
Giấy chứng nhận của Bộ GDĐT; tiền giải thưởng: 05 triệu đồng tiền mặt.
2. Trao giải
a) Giải thưởng được công bố trực
tiếp tại Lễ Bế mạc và Trao giải trong Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học
sinh, sinh viên năm 2021.
b) Tiền giải thưởng sẽ được
chuyển khoản đến tài khoản của đại diện các đội tham dự cuộc thi. Cá nhân đại
diện đội tham dự Cuộc thi cần cung cấp các thông tin như sau: Họ tên người nhận
tiền (viết đủ dấu), đơn vị, số điện thoại, email, Thông tin tài khoản (số tài
khoản, tên chủ tài khoản, ngân hàng, chi nhánh).
3. Trách nhiệm của tác
giả và nhóm tác giả tham dự Cuộc thi
a) Thực hiện các quy định của
Thể lệ Cuộc thi, đảm bảo sản phẩm dự thi phải tuân thủ đúng yêu cầu của Ban Tổ
chức. Không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định và chịu trách nhiệm về
tính chính xác của thông tin trong hồ sơ dự thi. Các sản phẩm dự thi không phải
là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả. Các giải pháp, ý tưởng sáng tạo muốn
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền trước khi
công bố giải.
b) Ban tổ chức không chịu trách
nhiệm nếu bài gửi dự thi của các nhà trường không đến được Ban tổ chức do lỗi kỹ
thuật.
c) Trong trường hợp tranh chấp
bản quyền phát sinh sau khi sản phẩm dự thi đoạt giải, đối tượng dự thi hoàn
toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
d) Mọi chi phí hay các khoản nộp
thuế liên quan đến giải thưởng Cuộc thi do tác giả, nhóm tác giả đoạt giải chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với các đội là sinh viên
các cơ sở đào tạo, có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi
nghiệp/bộ phận hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của nhà trường xây dựng kế hoạch sử
dụng tiền thưởng trong việc phát triển dự án. Định kỳ báo cáo việc triển khai dự
án về Thường trực Ban tổ chức Cuộc thi SV_STARTUP để theo dõi, hỗ trợ kết nối
nguồn lực ươm tạo, thúc đẩy dự án thành các doanh nghiệp khởi nghiệp.
VII. Hình thức,
thời gian nộp bài dự thi
1. Đăng ký dự thi
Các học sinh, sinh viên hoặc
nhóm học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo đăng ký dự thi theo đơn vị trường.
Các học sinh hoặc nhóm học sinh THCS, THPT đăng ký dự thi theo đơn vị Sở giáo dục
và đào tạo cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Bài thi hợp lệ
a) Đầy đủ các sản phẩm theo quy
định tại mục III.
b) Đầy đủ thông tin liên hệ.
c) Không liên quan đến tranh chấp
bản quyền.
3. Hình thức, thời gian, số lượng
các dự án quy định tại các vòng thi của Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng
khởi nghiệp“ năm 2021 cụ thể như sau:
Tên vòng thi
|
Hình thức thi
|
Thời hạn nộp bài
|
Hình thức nộp bài
|
Số lượng dự án được chọn
|
Vòng thi Cơ sở
|
Cơ sở đào tạo; sở giáo dục và đào tạo (GDĐT) tổ chức thi hoặc xét chọn
hồ sơ
|
Trước 12h00 ngày 05/10/2021
|
Tại Cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn
|
Tối đa 2 dự án/Cơ sở đào tạo; sở GDĐT
|
Vòng thi Bán kết
|
Chấm Hồ sơ Dự án của các nhóm dự thi
|
Từ 10/10/2021 đến ngày 30/10/2021
|
Ban giám khảo chấm các dự án tại Trụ sở Bộ GDĐT
|
50 Dự án của Sinh viên; 20 Dự án của học sinh
|
Vòng Đào tạo
|
Đội thi được đào tạo hoàn thành dự án
|
Từ ngày 05/11/2021 đến hết ngày 10/11/2021
|
Trực tiếp/hoặc trực tuyến
|
|
Vòng Bình chọn
|
Thi Online, Bình chọn Từ 12h00 ngày 26/11/2021 đến hết 12h00 ngày
05/12/2021
|
Nộp bài thi Từ 12h00 ngày 21/11/2021 đến hết 12h00 ngày 25/11/2021
|
Tại Cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn
|
Chọn 03 Dự án của sinh viên và 03 Dự án của học sinh THCS, THPT có điểm
cao nhất được vào thẳng Chặng 2 của Vòng Chung kết
|
Vòng Chung kết (dự kiến)
|
Thi 2 chặng
|
Từ ngày 10- 11/12/2021
|
Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
Chặng 1: Chấm thi trực
tiếp tại gian hàng
|
Ngày 10/12/2021
|
Tại Gian hàng của dự án
|
Chọn 12 dự án HSSV, 7 dự án học sinh THCS, THPT
|
Chặng 2: Thuyết trình
Dự án trước BGK
|
Ngày 11/12/2021
|
Tại các phòng thi được bố trí trong Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của
HSSV năm 2021
|
Chọn 15 Dự án sinh viên, 10 dự án học sinh THCS,THPT để trao giải
|
4. Nội dung, thông tin liên
quan đến dự án của các học sinh, sinh viên, nhóm học sinh, sinh viên tham dự Cuộc
thi được Ban tổ chức bảo mật theo quy định của pháp luật.
VIII. Điều
kiện bất khả kháng
a) Là tất cả các tình huống và
sự kiện vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Ban Tổ chức bao gồm: thiên tai,
chiến tranh, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất…; hay các quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, làm ảnh hưởng tới việc không thực hiện được hoặc chậm trễ trong
việc thực hiện các hạng mục của chương trình.
Khi sự cố bất khả kháng xảy ra,
Ban Tổ chức có trách nhiệm thông báo tới cơ sở đào tạo, các Sở giáo dục và đào
tạo để kịp thời thông báo đến các đội dự thi. Trong trường hợp này, Ban Tổ chức
không phải chịu trách nhiệm về việc trì hoãn, chậm hay không thực hiện các hạng
mục của chương trình.
b) Trong trường hợp đại dịch
Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp Ban Tổ chức sẽ quyết định và có thông báo cụ
thể đến các đội thi về Vòng chung kết và Lễ trao giải của Cuộc thi “Học sinh,
sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp”năm 2021 (SV_STARTUP-2021).
IX. Thông
tin liên hệ
Thường trực Ban Tổ chức Cuộc
thi: Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội, đ/c Bùi Tiến Dũng, điện thoại: 0913 459 858;
Email: btdung@moet.gov.vn.
Trên đây là Thể lệ Cuộc thi “Học
sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2021 (SV_STARTUP-2021).
Trong quá trình tổ chức Cuộc
thi, Thể lệ Cuộc thi có thể được sửa đổi và bổ sung từ Ban Tổ chức để phù hợp với
thực tiễn và thông báo kịp thời đến thí sinh.
PHỤ LỤC 1
MẪU TRÌNH BÀY DỰ ÁN THAM DỰ CUỘC THI SV_STARTUP-2021
(Kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Bìa dự án
CUỘC THI
“HỌC SINH, SINH VIÊN VỚI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP” NĂM 2021
(SV.STARTUP-2021)
(Tên dự án) XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
Thuộc lĩnh vực: (các lĩnh vực thuộc mục II)
NHÓM/CÁ NHÂN THỰC HIỆN (danh sách thành viên không quá 05 người)
ĐƠN VỊ : Trường/(Sở GDĐT: đối với khối học sinh THPT, THCS)
(Địa danh), Tháng ____/2021
|
Trang
thứ 1:
Thông tin vắn tắt về các
thành viên tham gia dự án (bắt buộc):
1. Họ và tên trưởng
nhóm:…………………………………………………
2. Trường/lớp/(năm thứ … nếu là
sinh viên):………………………………..
3. Số điện thoại liên hệ:
………………………………………………………
4. Email:………………………………………………………………
5. Danh sách thành viên trong
nhóm (tên, trường, chuyên ngành đang học nếu là sinh viên, không quá 05 người).
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Trang
thứ 2:
Tóm tắt dự án
• Ý tưởng chính của dự án…… (Từ
01-02 dòng);
• Mô tả sản phẩm/dịch vụ, giá
trị của dự án (Tóm tắt từ 3-5 dòng)
Trang
3
Nội
dung chính của dự án
PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
A. Tổng quan đề án
Trình bày dưới dạng Business
Model Canvas (Lưu ý: chỉ điền những thông tin tối giản, cốt lõi nhất
của dự án).
ĐỐI TÁC CHÍNH
|
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
|
GIẢI PHÁP GIÁ TRỊ
|
QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
|
PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG
Một hoặc một số nhóm người mà doanh nghiệp cố gắng phục vụ.
|
Mô tả những mối quan hệ quan trọng nhất bên ngoài doanh nghiệp,
giữ cho doanh nghiệp hoạt động.
|
Mô tả những hoạt động quan trọng nhất cần thực hiện để giữ cho
doanh nghiệp hoạt động (VD: Sản xuất, Cung cấp nền tảng,…).
|
Sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu (VD:
Giải trí, Cá nhân hóa, Tiết kiệm tiền,...).
|
Mô tả mối quan hệ mà doanh nghiệp xây dựng với khách hàng (VD: Tự phục
vụ, Hỗ trợ cá nhân, Dịch vụ tự động hóa, Cộng đồng,…).
|
TÀI NGUYÊN CHÍNH
Mô tả những tài sản quan trọng nhất cần có để giữ cho doanh nghiệp
hoạt động (VD: Công nghệ, Con người, Tài chính…).
|
CÁC KÊNH THÔNG TIN VÀ KÊNH PHÂN PHỐI
Kênh mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng và mang lại giá trị
cho khách hàng (VD: Bán hàng trực tuyến, Siêu thị…).
|
CẤU TRÚC CHI PHÍ
Toàn bộ chi phí cần thiết để duy trì doanh nghiệp.
|
DÒNG DOANH THU
Mô tả dòng tiền mà doanh
nghiệp thu được từ việc cung cấp giá trị (VD: Phí dịch vụ, Quảng cáo, Phí môi
giới,…).
|
|
|
|
|
|
|
B. Mô tả thêm về sản phẩm, dịch
vụ
1.Tính cần thiết của sản phẩm
dịch vụ
- Dự án đã có sản phẩm dịch vụ
hay mới là ý tưởng.
- Mục tiêu, giá trị, tầm nhìn của
sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm tạo ra giá trị cho những đối tượng nào;
- Đối tượng khách hàng quan trọng
nhất của sản phẩm dịch vụ.
- Lý do khách hàng chọn sản phẩm,
giải pháp của dự án thay vì lựa chọn các sản phẩm khác.
- Đánh giá về giá trị của sản
phẩm dịch vụ mang lại cộng đồng và xã hội (cung cấp minh chứng nếu có).
2. Tính khả thi
- Việc sản xuất sản phẩm là khả
thi;
- Cơ cấu chi phí và giá thành hợp
lý;
- Nêu rõ những thuận lợi, khó
khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ.
- Sản phẩm có tính cạnh tranh
(minh chứng nếu có)
3. Tính độc đáo, sáng tạo
- Sản phẩm dịch vụ là hoàn toàn
mới chưa có trên thị trường. Nếu là sản phẩm đã có trên thị trường thì cần nêu
giá trị khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khác. Tính khác biệt, tính độc
đáo, có áp dụng công nghệ mà các đối thủ không thể cạnh tranh hoặc sản xuất được.
- Việc sản xuất sản phẩm được tạo
ra bởi quá trình đổi mới sáng tạo dẫn đến có chi phí thấp, giá cả cạnh tranh vượt
trội so với các đối thủ khác.
4. Kế hoạch sản xuất, kinh
doanh
- Có kế hoạch sản xuất hàng hóa
dịch vụ rõ ràng;
- Phân tích và đánh giá rủi ro;
- Giải pháp xây dựng các kênh
phân phối hàng hóa;
- Phát triển, mở rộng thị trường.
5. Kết quả tiềm năng của dự
án
- Các nguồn thu chính của dự
án;
- Dự kiến doanh thu;
- Tính toán chi phí;
- Khả năng hoàn vốn thời điểm
hoàn vốn và khả năng thu lợi nhuận của dự án;
- Khả năng tăng trưởng, tác động
xã hội của dự án.
6. Nguồn lực thực hiện
- Dự án đã có doanh nghiệp nào
tư vấn hỗ trợ hay chưa;
- Đánh giá nguồn nhân lực, tính
sẵn sàng tham gia của đội nhóm;
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự
cho dự án;
- Các đối tác chính hỗ trợ triển
khai dự án;
- Giải pháp huy động vốn triển
khai dự án bao gồm nguồn lực sẵn có từ gia đình, đồng nghiệp, số vốn cần huy động.
7. Các kênh truyền thông
- Lập kế hoạch truyền thông tổng
thể;
- Xây dựng công cụ truyền
thông;
- Giải pháp truyền thông độc
đáo và khác biệt ;
- Dự kiến kênh truyền thông để
tiếp cận khách hàng, đánh giá hiệu quả của kênh truyền thông đó.
Lưu ý: Đối với học sinh
THCS, THPT chỉ cần trình bày các mục 1,2,3,5 và 7.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY VIDEO CLIP THUYẾT TRÌNH (TỐI ĐA 03
PHÚT)
(Kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
1. Giới thiệu về nhóm và các
thành viên trong nhóm.
2. Trình bày về sản phẩm dịch vụ
của nhóm, tóm tắt về mục tiêu, giá trị, tầm nhìn của sản phẩm, dịch vụ. Phân
khúc khách hàng chính của sản phẩm dịch vụ. Giá trị của sản phẩm đối với cộng đồng,
xã hội.
3. Giới thiệu về tính sáng tạo,
giá trị khác biệt, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
4. Đánh giá về tính khả thi của
dự án.
5. Đánh giá về kết quả dự kiến
và nêu vắt tắt về kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ.