BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
23/2007/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 06 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ
CHẾ BIẾN LÂM SẢN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, của cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị đinh số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình khung giáo dục đại
học khối ngành Nông – Lâm – Thuỷ sản ngày 10 tháng 3 năm 2007;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công
nghệ chế biến lâm sản trình độ đại học.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình
khung giáo dục đại học ngành Công nghệ chế biến lâm sản trình độ đại học kèm
theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học có
nhiệm vụ đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản ở trình độ đại học.
Điều 3.
Căn cứ chương trình khung quy định tại Quyết định này, Giám đốc các đại học, học
viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng xây dựng các chương trình giáo dục
cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng
chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình
do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.
Điều 4.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học
viện và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC
Trình độ đào tạo:
Đại học
Ngành đào tạo: Công nghệ chế biến lâm sản (Forest Products Technology)
Mã ngành:
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ
đại học về chế biến lâm sản có đủ đức, tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp tác quốc tế; làm việc ở các cơ sở chế biến lâm
sản, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các cơ quan quản lý, các
cơ sở đào tạo về chế biến lâm sản trong và ngoài nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Cán bộ kỹ thuật trình độ đại học
về chế biến lâm sản:
- Được trang bị các kiến thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành.
- Có khả năng thiết kế công nghệ,
chế tạo, sản xuất, thử nghiệm các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
cải tiến các máy móc và thiết bị của ngành; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản
xuất, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biến lâm sản.
II. KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht) chưa
kể các nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2. Cấu trúc kiến thức của chương
trình đào tạo
đvht
a
|
Kiến thức giáo dục đại cương tối
thiểu
(chưa kể các nội dung Giáo dục
thể chất và Giáo dục quốc phòng)
|
80
|
b
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
tối thiểu
Trong đó tối thiểu:
|
130
|
|
- Kiến thức ngành (kể cả kiến
thức chuyên ngành)
|
110
|
|
- Kiến thức bổ trợ
|
0
|
|
- Thực tập nghề nghiệp
|
5
|
|
- Khóa luận tốt nghiệp
|
15
|
III. KHỐI KIẾN
THỨC BẮT BUỘC
1. Danh mục các học phần bắt buộc
a) Kiến thức giáo dục đại cương
51 đvht*
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165
tiết
|
9
|
Hóa học
|
4
|
10
|
Vật lý
|
4
|
11
|
Toán cao cấp
|
3
|
12
|
Xác suất – Thống kê
|
4
|
13
|
Tin học đại cương
|
4
|
* Chưa tính các học phần 7 và 8
b) Kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp
- Kiến thức cơ sở ngành
22 đvht
1
|
Hình học họa hình
|
4
|
2
|
Cơ học lý thuyết
|
3
|
3
|
Sức bền vật liệu
|
3
|
4
|
Kỹ thuật điện và điện tử
|
3
|
5
|
Nguyên lý và chi tiết máy
|
4
|
6
|
Nhiệt kỹ thuật
|
2
|
- Kiến thức ngành
38 đvht
1
|
Khoa học gỗ
|
4
|
2
|
Nguyên lý cắt gọt gỗ và vật liệu
gỗ
|
2
|
3
|
Máy và thiết bị chế biến lâm sản
|
4
|
4
|
Tự động hóa trong chế biến lâm
sản
|
3
|
5
|
Bảo quản lâm sản
|
3
|
6
|
Công nghệ sấy lâm sản
|
3
|
7
|
Công nghệ xẻ
|
3
|
8
|
Công nghệ ván nhân tạo
|
5
|
9
|
Công nghệ trang sức vật liệu gỗ
|
3
|
10
|
Công nghệ mộc và thiết kế sản
phẩm
|
4
|
11
|
Công nghệ hóa lâm sản
|
4
|
2. Mô tả nội dung các học phần bắt
buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác –
Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4
đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:
4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Các cơ sở đào tạo có thể chọn một
hay một số trong số 5 ngoại ngữ chính (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung) để dạy với
thời lượng tối thiểu là 10 đvht. Nội dung chương trình và giáo trình giảng dạy
do cơ sở đào tạo xây dựng và lựa chọn.
7. Giáo dục thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12
tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết
định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
9. Hóa học: 4 đvht
Đại cương cấu tạo hóa học. Cấu tạo
nguyên tử và hệ thống tuần hoàn. Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử. Trạng
thái tập hợp các chất. Các quy luật của quá trình hóa học. Hóa vô cơ. Kim loại
và phi kim. Hợp chất vô cơ. Hóa học hữu cơ. Cấu tạo và khả năng phản ứng của
các chất hữu cơ. Hydrocacbon. Các gluxit. Các chất dị vòng. Các chất polime.
10. Vật lý: 4 đvht
Cơ học chất điểm. Trường hấp dẫn
Newton. Dao động
và sóng. Nhiệt học. Điện tử. Trường và sóng điện từ. Sóng ánh sáng. Thuyết
tương đối Einstein. Quang lượng tử. Nguyên tử - phân tử. Vật liệu điện và từ. Hạt
nhân – Hạt cơ bản.
11. Toán cao cấp: 4 đvht
Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, bài
tập 1 đvht
Nội dung:
Tập hợp, ánh xạ, logic mệnh đề,
hàm số một biến số. Giới hạn của dãy số, giới hạn của hàm số, hàm liên tục.
Đạo hàm, vi phân, đạo hàm cấp
cao, vi phân cấp cao. Nguyên hàm, tích phân xác định, tích phân suy rộng, ứng dụng
của tích phân. Phương trình vi phân, phương trình vi phân cấp một, phương trình
vi phân cấp hai, hệ phương trình vi phân. Hàm nhiều biến, tính liên tục của hàm
nhiều biến, các đạo hàm riêng và các đạo hàm riêng cấp cao. Cực trị của hàm nhiều
biến.
Ma trận: các phép toán về ma trận,
hạng của ma trận. Định thức, các tính chất của định thức. Hệ phương trình tuyến
tính. Hệ Crame.
12. Xác suất – Thống kê: 4 đvht
Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, bài
tập 1 đvht
Nội dung:
Phép thử và sự kiện. Các phép
toán về sự kiện.
Xác suất: các định nghĩa của xác
suất, xác suất có điều kiện, công thức nhân xác suất, các sự kiện độc lập, công
thức xác suất toàn phần, công thức Bayes.
Đại lượng ngẫu nhiên: định
nghĩa, dãy phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Hàm phân phối
xác suất, hàm mật độ xác suất của đại lượng ngẫu nhiên liên tục. Các số đặc
trưng: kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, mode, trung vị, phân cực mức δ. Các
phân phối xác suất thường gặp: phân phối nhị thức, phân phối siêu bội, phân phối
Poisson, phân phối đều, phân phối mũ, phân phối chuẩn. Sơ qua về vectơ ngẫu
nhiên hai chiều. Luật số lớn và các định lý giới hạn.
Tổng thể, mẫu, các đặc trưng mẫu,
các phân phối thường gặp trong thống kê. Bài toán ước lượng, khoảng tin cậy, độ
tin cậy. Ước lượng kỳ vọng của phân phối chuẩn, ước lượng phương sai của phân
phối chuẩn, ước lượng xác suất.
Kiểm định giả thuyết thống kê:
giả thuyết và đối thuyết, giả thuyết và đối thuyết tham số và phi tham số. Một
số bài toán kiểm định giả thuyết phi tham số thường dùng trong sinh học.
Bài toán hồi quy: tương quan và
hồi quy lý thuyết, hồi quy thực nghiệm, đánh giá hệ số hồi quy, dự báo.
13. Tin học đại cương: 3 đvht
Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực
tập 1 đvht
Nội dung: Giới thiệu những khái
niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính. Xử lý văn bản,
quản lý dữ liệu. Giới thiệu về internet và cách truy cập.
14. Hình học họa hình: 4 đvht
Các phương pháp vẽ hình chiếu.
Phương pháp vẽ trong không gian 2, 3 chiều, phối cảnh. Quan hệ liên thuộc. Quan
hệ cắt nhau. Quan hệ song song. Độ lớn thật. Đa diện. Đường cong và mặt cong.
Các bài toán về cắt nhau, tiếp xúc của mặt cong.
Bản vẽ thiết kế. Chi tiết máy.
Các hình biểu diễn một chi tiết máy phức tạp. Các mối ghép. Vẽ cơ cấu truyền động.
Các yêu cầu về bản vẽ chi tiết máy. Bản vẽ lắp.
15. Cơ học lý thuyết: 3 đvht
Tĩnh học vật rắn. Lý thuyết về hệ
lực. Ma sát. Trọng tâm của vật rắn. Động học vật rắn. Động học điểm. Các chuyển
động cơ bản của vật rắn. Hợp chuyển động của điểm. Chuyển động song phẳng. Động
lực học. Đinh luật Newton
và phương trình vi phân chuyển động. Các định lý cơ bản của động lực học vật rắn.
Nguyên lý Đalambe. Lý thuyết va chạm.
16. Sức bền vật liệu: 3 đvht
Nội lực và ứng suất. Lý thuyết về
ngoại và nội lực. Ứng suất và trạng thái ứng suất. Các đặc trưng hình học của mặt
cắt ngang. Mô men tĩnh. Mô men quán tính. Các trạng thái chịu lực đơn. Sức chịu
phức tạp. Uốn xiên, Uốn và xoắn. Uốn và kéo hoặc nén. Lý thuyết về ổn định. Tải
trọng động.
17. Kỹ thuật điện và điện tử: 3
đvht
Kỹ thuật điện. Khái niệm cơ bản
về mạch điện và từ. Mạch điện xoay chiều. Máy điện. Kỹ thuật điện tử. Kỹ thuật
tín hiệu và các hệ thống điện tử điển hình. Kỹ thuật tương tự. Kỹ thuật xung số.
Phân tích hệ thống điện tử. Đo lường và điều khiển trong kỹ thuật điện.
18. Nguyên lý và chi tiết máy: 4
đvht
Cấu trúc cơ cấu. Phân tích động
học và động lực học cơ cấu. Cơ cấu phẳng toàn khớp thấp. Truyền động ma sát.
Truyền động bánh răng. Truyền động trục vít – bánh vít. Truyền động xích. Truyền
động vít – đai ốc. Liên kết trong máy. Các mối ghép.
19. Nhiệt kỹ thuật: 2 đvht
Khái niệm cơ bản. Chất môi giới,
chất tải nhiệt. Các quá trình nhiệt động của khí và hơi. Chu
trình nhiệt động. Dẫn nhiệt. Trao đổi nhiệt đối lưu. Trao đổi nhiệt bằng bức xạ.
Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
20. Khoa học gỗ: 4 đvht
Tên gọi. Cấu tạo gỗ. Cấu tạo thô
đại. Cấu tạo siêu hiển vi. Tính chất vật lý, tính chất cơ học của gỗ. Khuyết tật
gỗ. Khả năng gia công chế biến. Phân loại và định hướng sử dụng. Cấu tạo, tính
chất và sử dụng tre, nứa, song mây.
21. Nguyên lý cắt gọt gỗ và vật
liệu gỗ: 2 đvht
Khái niệm về cắt gọt gỗ và vật
liệu gỗ. Cắt gọt cơ bản. Động học và động lực học và quá trình biến dạng phoi
trong cắt gọt cơ bản. Cắt gọt chuyên dùng. Bào và lạng gỗ. Tiện và bóc gỗ. Cưa
xẻ gỗ. Phay gỗ. Mài, đánh nhẵn và đánh bóng. Một số dạng cắt gọt đặc biệt khác.
Cắt gọt gỗ nhân tạo. Cắt gọt tre nứa.
22. Máy và thiết bị chế biến lâm
sàn: 4 đvht
Những vấn đề chung về máy và thiết
bị gia công chế biến lâm sản. Cơ cấu chuyển động chính, chuyển động ăn dao và
chuyển động bổ trợ trong máy và thiết bị gia công chế biến lâm sản. Các cơ cấu
bổ trợ. Cấu tạo máy và thiết bị sử dụng đa lĩnh vực trong gia công chế biến lâm
sản. Cấu tạo máy và thiết bị sử dụng ở lĩnh vực công nghệ hẹp trong gia công chế
biến lâm sản. Dãy máy, máy tự động và dây chuyền tự động. Chuẩn bị dao cụ và lắp
đặt chúng.
23. Tự động hóa trong chế biến
lâm sản: 3 đvht
Cơ sở lý thuyết, phân loại và những
đặc tính của các phần tử tự động. Các bộ phận, thiết bị thường dùng trong hệ thống
tự động chế biến lâm sản. Điều chỉnh và điều khiển tự động trong lĩnh vực chế
biến lâm sản. Tự động hóa công nghệ gia công trong chế biến lâm sản.
24. Bảo quản lâm sản. 3 đvht
Các tác nhân phá hoại lâm sản. Nấm.
Công trùng. Hà biển. Các chế phẩm bảo quản. Yêu cầu và phân loại thuốc. Các loại
thuốc. Cơ chế bảo quản. Công nghệ bảo quản lâm sản. Cơ chế thấm thuốc. Công nghệ
bảo quản. Kiểm tra chất lượng bảo quản.
25. Công nghệ sấy lâm sản: 3
đvht
Môi trường sấy. Nguyên liệu sấy.
Bản chất của quá trình sấy. Chế độ sấy và tính toán thời gian sấy. Công nghệ và
thiết bị sấy. Kiểm tra và điều khiển quá trình sấy. Tính toán thiết kế lò sấy.
26. Công nghệ xẻ: 3 đvht
Đối tượng gia công và sản phẩm của
quá trình cưa xẻ gỗ. Tính toán công nghệ: phương pháp xẻ, bản đồ xẻ, tỷ lệ
thành khí, rọc rìa và cắt ngắn sản phẩm, …. Hàn mài và sửa chữa lưỡi cưa. Lựa
chọn, tính toán và bố trí dây chuyền công nghệ xẻ.
27. Công nghệ ván nhân tạo: 5
đvht.
Nguyên liệu và yêu cầu của
nguyên liệu. Chất kết dính. Các quá trình công nghệ, thông số công nghệ và lựa
chọn thiết bị thích hợp để sản xuất ván dán, ván dăm, ván sợi (chủ yếu là ván sợi
khối lượng thể tích trung bình sản xuất theo phương pháp khô), ván ghép thanh
và một số loại ván nhân tạo có xu hướng phát triển.
28. Công nghệ trang sức vật liệu
gỗ: 3 đvht
Nguyên lý trang sức bề mặt. Đặc
tính, công dụng và cách tạo một số chất phủ thông dụng. Phương pháp trang sức.
29. Công nghệ mộc và thiết kế sản
phẩm: 4 đvht
Nguyên lý cấu tạo sản phẩm mộc.
Phương pháp công nghệ gia công chi tiết. Lắp ráp sản phẩm mộc. Thiết kế công
nghệ mộc và chuẩn bị sản xuất.
30. Công nghệ hóa lâm sản: 4
đvht
Công nghệ sản xuất dầu thông –
colo-phan. Công nghệ sản xuất cánh kiến đỏ. Công nghệ nhiệt phân gỗ. Công nghệ
sản xuất tannin. Công nghệ sản xuất bột giấy.
IV. HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO CỤ THỂ
Chương trình khung giáo dục đại
học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại
học ngành Công nghệ chế biến lâm sản tại các cơ sở giáo dục đại học trên phạm
vi toàn quốc.
1. Chương trình khung trình độ đại
học ngành Công nghệ chế biến lâm sản được thiết kế thuận lợi cho phát triển
chương trình đào tạo liên thông của các bậc học. Danh mục các học phần (môn học)
và thời lượng tại mục 3.1 chỉ là những quy định tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu,
thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại mục 1 và 2, các
trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo cụ thể
của trường mình.
2. Phần kiến thức giáo dục đại
cương và kiến thức cơ sở khối ngành được thiết kế gần với nội dung của Chương
trình khung đào tạo đại học khối ngành kỹ thuật, do đó sinh viên khi tốt nghiệp
sẽ có cơ hội học tập nâng cao (thạc sĩ, tiến sĩ) ở các trường thuộc khối ngành
kỹ thuật.
3. Phần kiến thức chuyên ngành.
Đây là phần kiến thức chuyên ngành cốt lõi, từ nền tảng kiến thức đó có thể
phát triển sang các ngành đào tạo khác như: Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí
nội thất, Công nghệ hóa lâm sản, Công nghệ sản xuất bột giấy.
4. Phần kiến thức tự chọn, các
trường có thể thiết kế và lựa chọn một cách linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu
của từng giai đoạn phát triển, từng vùng miền hoặc mở rộng năng lực hoạt động của
sinh viên sau khi tốt nghiệp.
5. Chương trình đào tạo ngành
Công nghệ chế biến lâm sản chỉ xây dựng nội dung và thời lượng phần lý thuyết
và thí nghiệm/ thực hành; các nội dung về bài tập thiết kế, đồ án môn học, thực
tập sản xuất do các trường tự xây dựng./.
(Công báo số 438+439 ngày
06/7/2007)