BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
23/2000/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà
nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường trung học.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế
Quyết định số 440/QĐ ngày 02/4/1979 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc ban hành
Điều lệ Trường phổ thông.
Điều 3.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng
trường trung học phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Minh Hiển
|
ĐIỀU LỆ
TRƯỜNG TRUNG HỌC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Điều lệ này quy định về tổ chức
và hoạt động của trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông (sau đây
gọi chung là trường trung học); về tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục phổ
thông.
Điều 2. Vị
trí của trường trung học.
Trường trung học là cơ sở giáo dục
của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và con
dấu riêng.
Điều 3.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học.
Trường trung học có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và
các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành;
2. Tiếp nhận học sinh, vận động
học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở
trong phạm vi cộng đồng theo quy định của Nhà nước;
3. Quản lý giáo viên, nhân viên
và học sinh;
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường
sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với gia đình học
sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức cho giáo viên, nhân
viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng;
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hệ
thống trường trung học.
1. Trường trung học được tổ chức
theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
Trường trung học bán công, dân lập,
tư thục sau đây gọi chung là trường trung học ngoài công lập.
2. Trường trung học chuyên biệt
gồm:
a) Trường phổ thông dân tộc bán
trú.
b) Trường trung học phổ thông chuyên.
c) Trường trung học năng khiếu
nghệ thuật.
d. Trường trung học năng khiếu
thể dục thể thao.
đ) Trường trung học dành cho trẻ
em tàn tật.
Điều 5. Tên
trường.
1. Việc đặt tên trường được quy
định như sau:
a) Đối với trường công lập: Trường
trung học cơ sở (hoặc trung học phổ thông) + tên riêng của trường;
b) Đối với trường ngoài công lập:
Trường trung học cơ sở (hoặc trung học phổ thông) + tên loại hình (bán công,
dân lập, tư thục) + tên riêng của trường.
2. Tên trường được ghi trên quyết
định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch.
Điều 6. Phân
cấp quản lý.
1. Trường trung học cơ sở do
Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trực tiếp.Trong trường hợp Phòng
Giáo dục và Đào tạo chưa đủ điều kiện quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định giao
nhiệm vụ này cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Trường trung học phổ thông do
Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trực tiếp.
Điều 7. Quy
chế về tổ chức và hoạt động của trường trung học chuyên biệt, trường ngoài công
lập.
Các trường trung học chuyên biệt,
trung học ngoài công lập tuân theo các quy định tương ứng của Điều lệ này và
Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường trung học chuyên biệt, Quy chế về tổ
chức và hoạt động của trường ngoài công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành.
Điều 8. Nội
quy trường trung học.
Các trường trung học có trách
nhiệm căn cứ vào Điều lệ này và các Quy chế nêu ở Điều 7 của Điều lệ này (đối với
trường chuyên biệt, trường ngoài công lập) để xây dựng nội quy của trường mình.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
Điều 9. Điều
kiện thành lập trường trung học.
Trường trung học được xét cấp
quyết định thành lập khi:
1. Việc mở trường phù hợp với
quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương;
2. Tổ chức, cá nhân mở trường có
luận chứng khả thi bảo đảm:
a) Có đủ cán bộ quản lý và giáo
viên theo chuẩn quy định tại các Điều 16 và 31 của Điều lệ này;
b) Có trường sở, trang thiết bị
đạt được những yêu cầu cơ bản quy định tại Chương VI của Điều lệ này;
c) Có đủ những điều kiện về tài
chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10. Thẩm
quyền thành lập trường trung học.
Trường trung học cơ sở do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện) quyết định thành lập trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản với
Sở giáo dục và Đào tạo.
Trường trung học phổ thông do Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi đã thoả thuận bằng
văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 11. Hồ
sơ và thủ tục thành lập trường trung học.
1. Hồ sơ xin thành lập trường gồm:
a) Đơn xin thành lập trường;
b) Luật chứng khả thi với những
nội dung chủ yếu quy định tại Điều 9 của Điều lệ này.
c) Đề án về tổ chức và hoạt động.
d) Sơ yếu lý lịch của người dự
kiến làm hiệu trưởng.
2. Thủ tục xét duyệt thành lập
trường được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với
trường trung học cơ sở công lập, bán công), Uỷ ban nhân dân cấp huyện (đối với
trường trung học phổ thông công lập), tổ chức, cá nhân (đối với trường dân lập,
tư thục) lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối
với trường trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học
phổ thông) tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở địa phương tổ
chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường
học và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mức độ khả thi của
luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệ này; trình các cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo kết quả bằng
văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập trường.
Điều 12.
Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường trung học.
1. Cấp có thẩm quyền quyết định
thành lập thì có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt
động, giải thể trường trung học.
2. Thủ tục sáp nhập, chia, tách
trường trung học để thành lập một trường trung học mới tuân theo các quy định tại
Điều 11 của Điều lệ này.
3. Việc đình chỉ hoạt động, giải
thể trường trung học tuân theo quy định chung của Chính phủ.
Điều 13. Lớp
học, tổ học sinh, khối lớp.
1. Lớp học.
a) Học sinh được tổ chức theo lớp
học; mỗi lớp học có không quá 45 học sinh.
b) Số học sinh trong trường lớp
của trường chuyên biệt có quy định riêng.
2. Tổ học sinh.
Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ
học sinh.
3. Mỗi lớp có 1 lớp trưởng và 1
hoặc 2 lớp phó; mỗi tổ có một tổ trưởng và tổ phó do tập thể lớp hoặc tổ bầu ra
vào đầu mỗi học kỳ. Học sinh đảm nhận những nhiệm vụ này không quá 2 học kỳ
trong 1 cấp học.
4. Khối lớp:
Việc thành lập khối lớp, tổ chức
và nhiệm vụ của khối lớp do hiệu trưởng quy định.
Điều 14. Tổ
chuyên môn.
1. Giáo viên trường trung học được
tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học; mỗi tổ chuyên môn
có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm
vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động
chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế
hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo
viên theo kế hoạch của nhà trường;
c) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ
luật đối với giáo viên;
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai
tuần một lần.
Điều 15. Tổ
hành chính - quản trị.
1. Trường trung học có một tổ
hành chính - quản trị gồm các nhân viên hành chính, quản trị, lưu trữ, kế toán,
thủ quỹ, thư viện, thí nghiệm, y tế học đường, bảo vệ và phục vụ.
2. Tổ hành chính - quản trị có một
tổ trưởng do hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ.
Điều 16. Hiệu
trưởng và phó hiệu trưởng.
1. Trường trung học có 1 hiệu
trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận những
chức vụ này là không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.
2. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc
trung học hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có trình
độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ
quản lý giáo dục, có sức khoẻ, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện bổ nhiệm (đối với trường công lập, bán công), công nhận (đối với trường
dân lập, tư thục) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo đề
nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
bổ nhiệm (đối với trường công lập, bán công), công nhận (đối với trường dân lập,
tư thục) hiệu trưởng, phó hiệu trường trường trung học phổ thông theo đề nghị của
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm
thì có thẩm quyền miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Điều 17.
Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
1. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức bộ máy của trường;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ năm học;
c) Quản lý giáo viên, nhân viên,
học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;
d) Quản lý và tổ chức giáo dục học
sinh;
đ) Quản lý hành chính, tài
chính, tài sản của nhà trường;
e) Thực hiện các chế độ chính
sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy
chế Dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
g) Được theo học các lớp chuyên
môn, nghiệp và hưởng các chế độ hiện hành.
2. Phó hiệu trưởng có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm
trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công;
b) Cùng hiệu trưởng chịu trách
nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
d) Thay mặt hiệu trưởng điều
hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền;
d) Được theo học các lớp chuyên
môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Điều 18. Hội
đồng giáo dục.
Hội đồng giáo dục là tổ chức tư
vấn cho hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường,
do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học và làm Chủ tịch.
Thành viên của Hội đồng giáo dục
gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn
giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ
trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn, một số
giáo viên có kinh nghiệm và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Khi cần thiết, hiệu trưởng có thể
mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự các cuộc họp của Hội đồng
giáo dục. Hội đồng giáo dục họp ít nhất mỗi học kỳ một lần.
Điều 19.
Các hội đồng khác trong trường.
1. Hội đồng thi đua và khen thưởng.
Hội đồng thi đua và khen thưởng
được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm tư vấn
về công tác thi đua trong nhà trường.
2. Hội đồng kỷ luật.
a) Hội đồng kỷ luật do hiệu trưởng
quyết định thành lập và làm Chủ tịch, gồm các thành viên: phó hiệu trưởng, Bí
thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo
viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
3. Hiệu trưởng có thể thành lập
các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc; nhiệm vụ,
thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do hiệu trưởng quyết định.
Điều 20. Tổ
chức Đảng và đoàn thể trong trường trung học.
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam trong trường trung học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật.
2. Các đoàn thể, tổ chức xã hội
trong trường trung học hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường
thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Điều 21. Quản
lý tài sản, tài chính.
1. Việc quản lý tài sản của nhà
trường phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Mọi thành viên trong trường có
trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường.
2. Việc quản lý thu, chi phí từ
các nguồn tài chính của nhà trường phải tuân theo các quy định về kế toán, thống
kê, báo cáo định kỳ của Bộ Tài chính và liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tài
chính.
Chương III
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 22.
Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học.
1. Trường trung học thực hiện
chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
2. Trường trung học thực hiện thời
gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho mỗi
năm học.
3. Căn cứ vào kế hoạch dạy học
và biên chế năm học, trường trung học xây dựng thời khóa biểu của trường. Thời
khóa biểu phải ổn định, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi học
tập của học sinh.
4. Việc cho học sinh toàn trường
tạm thời nghỉ học vì những lý do đặc biệt không được quy định trong biên chế
năm học phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (đối với trường trung học
cơ sở) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường trung học phổ
thông) quyết định, căn cứ vào đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 23.
Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
1. Sách giáo khoa trung học bao
gồm sách bài học và sách bài tập theo danh mục được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở trường
trung học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
danh mục các tài liệu tham khảo chính thức được phép sử dụng trong trường trung
học. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh mua bất cứ loại tài liệu
tham khảo nào.
Điều 24.
Các hoạt động giáo dục.
1. Hoạt động giáo dục trên lớp
được tiến hành thông qua việc dạy và học các môn học bắt buộc và tự chọn theo
quy định trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ
chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục,
thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh
có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa;
các hoạt động giáo dục môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động
xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học
sinh.
Điều 25. Hệ
thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường.
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động
giáo dục trong trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
- Sổ đăng bộ.
- Sổ gọi tên và ghi điểm.
- Sổ đầu bài.
- Học bạ học sinh;
- Sổ quản lý cấp phát văn bằng,
chứng chỉ.
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục
trung học cơ sở (khi tiến hành phổ cập trường trung học cơ sở).
- Sổ nghị quyết của nhà trường.
- Sổ kiểm tra, đánh giá giáo
viên về công tác chuyên môm.
- Sổ khen thưởng, kỷ luật học
sinh.
- Sổ lưu trữ các văn bản, công
văn.
- Sổ quản lý tài sản, sổ quản lý
tài chính.
2. Đối với giáo viên:
- Bài soạn
- Sổ dự giờ thăm lớp;
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
- Sổ công tác.
Điều 26.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trong quá trình học tập và rèn
luyện, học sinh thường xuyên được kiểm tra, đánh giá về học lực và hạnh kiểm.
1. Đánh giá về học lực qua các
hình thức:
- Kiểm tra thường xuyên, kiểm
tra định kỳ các môn, các hoạt động.
- Kiểm tra cuối học kỳ và cuối
năm học.
- Thi chọn học sinh giỏi.
- Thi tốt nghiệp trung học cơ sở
và trung học phổ thông.
2. Về hạnh kiểm, học sinh được
đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau và được đánh giá sau mỗi học kỳ, mỗi
năm học.
3. Việc đánh giá học sinh phải
được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm yêu cầu công
khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
4. Điểm kiểm tra và thi được
tính theo thang điểm 10.
5. Cuối học kỳ và cuối năm học học
sinh được xếp về học lực theo 5 loại: giỏi, khá,, trung bình, yếu, kém; về hành
kiểm theo 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu.
6. Kết quả xếp loại học sinh được
dùng làm căn cứ để xét khen thưởng, xét lên lớp, xét xếp loại tốt nghiệp. Kết
quả đánh giá học sinh phải được thông báo cho gia đình vào cuối học kỳ và cuối
năm học.
7. Học sinh trung học cơ sở,
trung học phổ thông đã học hết chương trình, có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ
thông và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp.
8. Việc kiểm tra, đề thi phải
căn cứ vào các yêu cầu về nội dung và phương pháp được thể hiện trong chương
trình giáo dục trung học và được cụ thể hóa trong sách giáo khoa. Nội dung các
đề thi tốt nghiệp trung học chỉ giới hạn ở chương trình giáo dục của lớp cuối cấp.
Điều 27. Giữ
gìn và phát huy truyền thống nhà trường.
1. Trường trung học có phòng
truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập
và phát triển của nhà trường, nhằm giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân
viên và học sinh.
2. Mỗi trường trung học có thể
chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường mình và lấy ngày truyền
thống đó để tổ chức hội trường hàng năm hoặc một số năm.
3. Học sinh cũ của trường trung
học được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục
tiêu, nguyên lý giáo dục.
Chương IV
GIÁO VIÊN
Điều 28.
Giáo viên trường trung học.
Giáo viên trường trung học là
người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học cơ sở).
Điều 29.
Nhiệm vụ của giáo viên.
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm
vụ sau đây:
a) Giảng dạy và giáo dục theo
đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm
tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ;
không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục
do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
b) Tham gia công tác phổ cập
giáo dục trung học cơ sở ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập
văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng
dạy và giáo dục;
d) Thực hiện nghĩa vụ công dân,
các quy định của pháp luật và điều lệ của nhà trường; thực hiện quyết định của
hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự,
uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh;
đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học
sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;
e) Phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong các hoạt động giảng dạy và
giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên tổng chủ nhiệm,
ngoài các quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh
trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc
đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
b) Cộng tác chặt chẽ với phụ
huynh học sinh; chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có
liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh;
c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại
học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh;
đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện
thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và
học bạ học sinh;
d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất
(nếu có tình hình đặc biệt) về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
3. Người được thỉnh giảng cũng
phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Giáo viên tổng phụ trách Đội
là giáo viên trung học cơ sở được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đội ở nhà trường và
tham gia các hoạt động với địa phương.
Điều 30.
Quyền của giáo viên.
1. Giáo viên có những quyền sau
đây:
a) Được nhà trường tạo điều kiện
để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật
chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách
quy định đối với nhà giáo;
c) Được trực tiếp hoặc thông qua
tổ chức của mình tham gia quản lý nhà trường;
d) Được hưởng nguyên lương và phụ
cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo
quy định hiện hành;
đ) Được hợp đồng thỉnh giảng và
nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm
thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 29 của Điều lệ này;
e) Được hưởng các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các
quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, các hoạt
động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội
đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi các Hội đồng này giải quyết những vấn
đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
c) Được dự các lớp bồi dưỡng,
các hội nghị chuyên đề về các công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học
sinh nghỉ học không quá 3 ngày, nếu có lý do chính đáng;
đ) Được tính thêm giờ lên lớp
hàng tuần khi làm công tác chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành;
3. Giáo viên tổng phụ trách Đội
được hưởng các chế độ hiện hành.
Điều 31.
Trình độ chuẩn được đào tạo.
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của
giáo viên trung học được quy định như sau:
a) Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối
với giáo viên trung học cơ sở.
b) Tốt nghiệp đại học sư phạm đối
với giáo viên trung học phổ thông.
2. Giáo viên trung học phải đạt
trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà trường, cơ quan quản lý
giáo dục tạo điều kiện để học tập bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn.
3. Giáo viên có trình độ trên
chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện phát huy tác dụng
của mình trong giảng dạy và giáo dục.
4. Người tốt nghiệp trường cao đẳng,
trường đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốn trở thành giáo viên trung học phải
được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tại các khoa, trường cao đẳng sư phạm hoặc
đại học sự phạm.
Điều 32.
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên.
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của
giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
2. Trang phục của giáo viên phải
chỉnh tề, giản dị, phù hợp với các hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính
phủ về trang phục của cán bộ, công chức nhà nước.
Điều 33.
Các hành vi cấm đối với giáo viên.
Cấm giáo viên có những hành vi:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp;
b) Gian lận trong kiểm tra, đánh
giá, thi cử, tuyển sinh;
c) Dạy thêm trái với các quy định
cuqr Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Hút thuốc, uống rượu, bia khi
lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.
Điều 34.
Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Giáo viên có thành tích sẽ được
khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác.
2. Giáo viên phạm khuyết điểm
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giáo dục.
Chương V
HỌC SINH
Điều 35. Tuổi
học sinh trung học.
1. Tuổi của học sinh ở lớp đầu cấp
trung học cơ sở là từ 11 đến 14 tuổi, ở lớp đầu cấp trung học phổ thông là 15 đến
19; học sinh gái được tăng thêm 1 tuổi so với quy định.
2. Học sinh có thể lực tốt và
phát triển sớm về trí tuệ có thể học trước tuổi hoặc học vượt lớp nếu được Hội
đồng giáo dục nhà trường xét đề nghị và được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
cho phép. Những trường hợp ngoài quy định trên phải được Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.
3. Học sinh dân tộc thiểu số, học
sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh bị
khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh bị thiệt
thòi, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp đầu cấp ở tuổi cao hơn
tuổi quy định ở khoản 1 Điều này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 36.
Nhiệm vụ của học sinh trung học.
Học sinh trung học có những nhiệm
vụ sau đây:
1. Kính trọng thầy giáo, cô
giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt
đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành các quy tắc
trật tự, an toàn xã hội;
2. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;
4. Tham gia các hoạt động tập thể
của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh; giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; giúp đỡ gia đình,
tham gia lao động công ích và công tác xã hội.
Điều 37.
Quyền của học sinh trung học.
Học sinh trung học có những quyền
sau đây:
1. Được bình đẳng trong việc hưởng
thụ giáo dục toàn diện; được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất,
vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà; được cung cấp thông tin về
việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt
động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường theo quy định.
2. Được tôn trọng và bảo vệ, được
đối xử bình đẳng, dân chủ; được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản
lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường
khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành.
3. Được tham gia các hoạt động
nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, về thể dục, thể thao, nghệ thuật do
nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện theo quy định;
4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp
khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học
sinh quá khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt;
5. Được hưởng các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 38.
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh.
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của
học sinh trung học phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi
học sinh trung học.
2. Trang phục của học sinh phải
sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập
và sinh hoạt ở nhà trường.
Khi đi học, học sinh không được
bôi son, đánh phấn; sơn móng tay, móng chân, đeo đồ trang sức.
Tuỳ điều kiện của từng trường,
hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục một buổi hoặc một số buổi
trong tuần nếu được Hội đồng giáo dục nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học
sinh đồng ý.
Điều 39.
Các hành vi bị cấm đối với học sinh.
Cấm học sinh có những hành vi
sau đây:
1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm,
danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên nhà trường;
2. Gian lận trong học tập, kiểm
tra và thi;
3. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
bạn; đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội;
4. Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ,
sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại; lưu hành
văn hóa phẩm đồi truỵ;
5. Hút thuốc, uống rượu, bia.
Điều 40.
Khen thưởng và kỷ luật.
1. Học sinh có thành tích trong
học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng
theo các hình thức sau đây:
- Khen trước lớp, trước trường.
- Tặng danh hiệu và phần thưởng học
sinh tiên tiến, học sinh giỏi.
- Cấp giấy chứng nhận, bằng hen
nếu đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi.
- Các hình thức khen thưởng
khác.
2. Học sinh phạm khuyết điểm
trong quá trình học tập và rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc trách phạt
theo các hình thức:
- Phê bình trước lớp, trước trường.
- Khiển trách có thông báo với
gia đình.
- Cảnh báo ghi học bạ.
- Buộc thôi học có thời hạn.
Chương VI
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT
BỊ
Điều 41.
Trường học.
1. Địa điểm.
A) Trường học là một khu riêng
được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục.
Trường phải có tường bao quanh,
có cổng trường, biển trường. Biển trường ghi những nội dung sau:
- Góc trên bên trái:
Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân
huyện + (tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với trường trung học
cơ sở) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh + (tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối
với trường trung học phổ thông).
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và
Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với
trường trung học phổ thông),
- ở giữa ghi tên trường.
- Dưới cùng là địa chỉ, số điện
thoại (nếu có).
c) Tổng diện tích mặt bằng của
trường tính theo đầu học sinh/1 ca học ít nhất phải đạt:
+ 6m2 đối với thành phố, thị xã.
+ 10m2 đối với ngoại thành (ngoại
thị) và vùng nông thôn.
2. Cơ cấu công trình.
- Khối phòng học, phòng học bộ
môn.
- Khối phục vụ học tập.
- Khối phòng hành chính.
- Khu sân chơi, bãi tập.
- Khu vệ sinh.
- Khu để xe.
Điều 42.
Quy định cụ thể cho các khối công trình.
1. Phòng học, phòng học bộ môn.
a) Phòng học:
- Có đủ phòng học để học nhiều
nhất là hai ca trong 1 ngày.
- Phòng học được xây dựng theo mẫu
thiết kế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phòng học có đủ bàn ghế học
sinh, bàn ghế của giáo viên, bảng viết.
b) Phòng học bộ môn:
Xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có đủ thiết bị, máy móc, dụng cụ thực hành và bàn ghế theo
quy cách riêng của từng môn học để thực hiện giờ học cho 45 học sinh/ca.
Có hệ thống tủ bảo quản thiết bị,
đồ dùng dạy học, có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước theo yêu cầu
riêng của từng loại phòng.
2. Khối phục vụ học tập gòm nhà
tập đa năng, thư viện, phòng thiết bị giáo dục, phòng hoạt động Đoàn - Đội,
phòng truyền thống;
3. Khối hành chính - quản trị:
Gồm phòng làm việc của hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho,
phòng thường trực.
Các phòng này phải được trang bị
bàn ghế, tủ, thiết bị làm việc.
4. Khu sân chơi, bãi tập.
Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng
diện tích mặt bằng của trường: khu sân chơi có hóa, cây bóng mát và đảm bảo vệ
sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn.
5. Khu vệ sinh và hệ thống cấp
thoát nước.
a) Khu vệ sinh được bố trí hợp
lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên và học sinh, có đủ nước, ánh
sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường.
b) Có hệ thống cấp nước sạch, hệ
thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo đúng quy định vệ sinh môi trường.
6. Khu để xe.
Bố trí hợp lý trong khuôn viên
trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh.
Chương VII
NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH -
XÃ HỘI
Điều 43.
Trách nhiệm của nhà trường.
Nhà trường phải chủ động phối hợp
thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục
thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Điều 44.
Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mỗi lớp có một Ban đại diện
cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có một trưởng ban, do cha mẹ,
người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm lớp và các
giáo viên bộ môn, động viên các gia đình thực hiện trách nhiệm và quyền của
mình đối với việc học tập, rèn luyện của con em.
2. Mỗi trường có một Ban đại diện
cha mẹ học sinh gồm từ 5 đến 9 thành viên, trong đó có 1 trưởng ban, do các Ban
đại diện cha mẹ học sinh lớp cử ra để phối hợp với Hội đồng giáo dục trường, Hội
đồng giáo dục các cấp thực hiện các quan hệ phối hợp quy định tại Điều 45 của
Điều lệ này.
Điều 45.
Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhà trường phải chủ động phối hợp
với Hội đồng giáo dục các cấp, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá
nhân nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội
dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Huy động mọi lực lượng của cộng
đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo
dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường./.