Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1807/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 23/07/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 1807/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT BUÔN MA THUỘT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột với nội dung chính như sau:

I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐÀO TẠO

1. Tên trường: Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.

2. Loại hình trường: Công lập.

3. Địa điểm, trụ sở chính: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

4. Mục tiêu thành lập và yêu cầu đào tạo

4.1. Mục tiêu: Thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột nhằm đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp luật đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.

4.2. Yêu cầu: Đào tạo trung cấp luật phải có trình độ hiểu biết pháp luật cơ bản và thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp theo từng chức trách đảm nhiệm đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn, một số chức danh cán bộ cơ quan Tư pháp, Thi hành án và cán bộ chính quyền cơ sở,....

5. Địa vị pháp lý

Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột là đơn vị sự nghiệp, hoạt động theo Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung cấp và các quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Tư pháp, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp công lập.

6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm của Trường

6.1. Chức năng

Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột là cơ sở đào tạo công lập thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo cán bộ pháp luật trình độ trung cấp, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp và nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường.

6.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình Trường được phép đào tạo.

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực pháp luật đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; liên kết với các tổ chức khác trong khu vực để nghiên cứu, ứng dụng thành quả khoa học, tư vấn pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn theo quy định của pháp luật; quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Tư pháp.

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong Trường; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng, thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

- Trường chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không được để các tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa, cơ sở vật chất của Trường nhằm tiến hành các hoạt động trái pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

6.3. Quyền hạn

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, giáo trình đào tạo của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường trung cấp của Nhà nước.

- Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc theo cơ cấu tổ chức đã được Bộ Tư pháp phê duyệt; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Trưởng, Phó: Phòng, Khoa, Tổ bộ môn và tương đương;

- Tuyển dụng, tiếp nhận, luân chuyển, điều động, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước, ngoài nước đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trong Trường theo quy định.

- Ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ phù hợp với các quy định hiện hành.

- Quan hệ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài cơ quan Bộ, các trường đào tạo, các doanh nghiệp và các tổ chức khác trên tất cả các lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ của Trường.

- Thiết lập quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học với các cơ quan, tổ chức trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Được Nhà nước giao đất, được thuê đất, vay vốn; được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, góp vốn với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự phát triển của Trường theo quy định của pháp luật; Huy động vốn của các cá nhân ở trong và ngoài Trường để phục vụ mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ theo quy định của pháp luật.

6.4. Trách nhiệm

Trường chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định, như sau:

- Chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định của pháp luật và Bộ Tư pháp có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Trường;

- Chấp hành các chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận, các chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ các quy định về công tác tổ chức, cán bộ, viên chức, bao gồm: Thành lập, chia tách, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể; phê duyệt, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức của Trường theo quy định phân cấp quản lý;

- Thực hiện các quy định của Nhà nước và Bộ Tư pháp về quan hệ đối ngoại;

- Thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với giảng viên, giáo viên, cán bộ, viên chức và người lao động trong Trường theo quy định của pháp luật.

- Trường chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không được để các tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa, cơ sở vật chất của Trường nhằm tiến hành các hoạt động trái pháp luật.

7. Tổ chức bộ máy

7.1. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.

7.2. Các phòng chức năng

7.2.1. Phòng Đào tạo và Công tác học sinh.

7.2.2. Phòng Tổ chức - Hành chính và Thư viện.

7.2.3. Phòng Tài chính - Kế toán.

7.2.4. Phòng Quản trị.

7.3. Các khoa chuyên môn

7.3.1. Khoa Giáo dục chính trị, thể chất và văn hoá.

7.3.2. Khoa Đào tạo cơ bản.

7.3.3. Khoa Đào tạo nghiệp vụ.

7.4. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội.

8. Chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo

8.1. Chỉ tiêu tuyển sinh

- Năm học 2009 - 2010: 300 học sinh.

- Năm học 2010 - 2011: Từ 300 đến 350 học sinh.

- Năm học 2011 - 2012: Từ 350 đến 400 học sinh.

- Từ năm học 2012 - 2013 trở đi: Từ 400 đến 600 học sinh.

8.2. Quy mô đào tạo

- Năm học 2009 - 2010: 300 học sinh.

- Năm học 2010 - 2011: Từ 600 đến 650 học sinh.

- Năm học 2011 - 2012: Từ 650 đến 750 học sinh.

- Từ năm học 2012 - 2013 trở đi: Từ 750 đến 1.200 học sinh.

9. Nguồn, đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo

Nguồn tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi cả nước, trong đó chủ yếu tuyển sinh cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với những đối tượng sau:

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: Đối tượng này vừa học bổ túc văn hoá, vừa học chuyên môn luật với thời gian đào tạo là 3 năm (đối tượng là con em người dân tộc ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn);

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông: Đối tượng này học chuyên môn luật với thời gian đào tạo là 2 năm;

- Đối tượng đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên: Được ưu tiên lựa chọn đào tạo và thời gian đào tạo là 2 năm (đối tượng này được xem xét giảm thời gian học hoặc được miễn các môn chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Đối với đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ thực hiện chế độ cử tuyển theo đúng Quy chế đào tạo cử tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, trong những năm đầu sau khi thành lập, Trường chú trọng đào tạo đối với các đối tượng được địa phương cử đi học và đồng ý tiếp nhận sau khi đối tượng đó kết thúc chương trình đào tạo trung cấp luật.

10. Hình thức đào tạo

- Chính quy: là chủ yếu (tuyển từ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, phổ thông cơ sở và đã tốt nghiệp trình độ trung cấp khác trở lên);

- Vừa làm vừa học (chỉ áp dụng đối với cán bộ Tư pháp - Hộ tịch đã được tuyển dụng);

- Liên kết, liên thông đào tạo;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ.

11. Nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo

Nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy - học tập và phương pháp đào tạo phải khoa học, hiện đại, sát yêu cầu thực tiễn đáp ứng yêu cầu sau:

- Đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp luật theo nhu cầu công việc; nội dung chương trình phải cung cấp đủ lượng kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu về năng lực của học viên tốt nghiệp trong thị trường lao động, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trung cấp luật phải:

+ Đảm bảo bố cục hợp lý khối kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành nghề nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với từng chức danh đào tạo;

+ Xây dựng, biên tập hệ thống các môn học, tài liệu tham khảo tự chọn liên quan đến chức danh, vị trí công việc cần đào tạo, giúp học viên vừa được trang bị kiến thức pháp luật chung vừa có thể lựa chọn, tích luỹ được một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp;

+ Thiết kế nội dung, chương trình môn học có tính khoa học, đồng bộ, có tính đến yếu tố liên thông (có thể đào tạo liên thông với các cấp, bậc học luật cao hơn) và có tính đến đặc thù vị trí công việc, nguyện vọng của người học.

- Ứng dụng các phương pháp đào tạo tích cực lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học, ứng dụng tin học vào giảng dạy, giảm mạnh thời gian học lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận, thực hành và tự học, tự nghiên cứu, đồng thời, kết hợp học đi đôi với hành, cầm tay chỉ việc thông qua việc giải quyết các tình huống thực tế, thảo luận nhóm, diễn án,….

- Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thụ hưởng để có chương trình, kế hoạch đưa người học đến làm quen với công việc và rèn luyện thực tế, tăng cường đối thoại, trao đổi công việc giữa người học với người làm công tác thực tiễn.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Tổ chức cán bộ

- Chuẩn bị các phương án về tổ chức bộ máy, nhân sự của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan biên soạn chương trình khung, rà soát, sửa đổi, bổ sung giáo trình, tài liệu đào tạo trung cấp luật.

- Nghiên cứu và kiến nghị với Lãnh đạo Bộ hoặc các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên; cơ chế tuyển dụng đối với cán bộ tư pháp cơ sở, cơ cấu ngạch công chức hành chính - tư pháp, các quy định về đào tạo, đào tạo liên thông trình độ trung cấp luật,….

- Phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện các nội dung Đề án đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định các phương án về tài chính, dự toán, duyệt quyết toán đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy - học tập và đảm bảo các điều kiện về tài chính cho Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.

- Hướng dẫn Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.

3. Văn phòng Bộ

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án xin giao đất, xây dựng khuôn viên trụ sở làm việc, phòng học, giảng đường, ký túc xá, thư viện và mua sắm các trang thiết bị ban đầu cho Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.

- Phối hợp với Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột và các các đơn vị có liên quan đảm bảo các điều kiện làm việc, học tập, giảng dạy, cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và Viện Khoa học pháp lý

Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và Viện Khoa học pháp lý có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột trong việc triển khai việc đánh giá, sửa đổi, bổ sung và đổi mới chương trình khung, tài liệu tham khảo các môn học; chia sẻ, hỗ trợ cán bộ, giảng viên có năng lực, có trình độ, có kinh nghiệm và phương pháp sư phạm cho Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.

5. Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột

- Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tích cực triển khai nội dung các công việc nhằm đưa Trường hoạt động ổn định, hiệu quả, cụ thể là: hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu các môn học, kiện toàn đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu và thỉnh giảng; sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm đào tạo trung cấp luật và đề xuất những biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động.

- Trực tiếp triển khai việc tổ chức quản lý học viên, quản lý cán bộ theo phân cấp, trực tiếp tổ chức quá trình đào tạo theo quy chế và sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả theo quy định,…

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường theo quy định tại Quyết định này và các quy định khác có liên quan.

6. Sở Tư pháp các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ

- Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch cán bộ tư pháp; Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp luật ở địa phương.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị nguồn đào tạo, tuyển dụng, bố trí sử dụng và quản lý cán bộ có trình độ trung cấp luật của địa phương; đồng thời, đề nghị các cơ quan trên địa bàn tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia giảng dạy thỉnh giảng, tham gia hướng dẫn thực hành cho học sinh và phối hợp cùng quản lý, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn cho học sinh khi thực tập, tìm hiểu thực tiễn công việc nếu cơ sở đào tạo trung cấp luật đề nghị.

- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các phương án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, của đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương trong việc tổ chức đào tạo và sử dụng cán bộ có trình độ trung cấp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, Vụ TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1807/QĐ-BTP ngày 23/07/2009 phê duyệt Đề án thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.911

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.227.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!