BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
18/2005/QĐ-BGD&ĐT
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
CHU KỲ 2005 - 2007CHO GIÁO VIÊN TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày
5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ
chức cuả Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung chương trình bồi dưỡng
thường xuyên chu kỳ 2005- 2007 cho giáo viên trung tâm kỹ thuật tổng hợp
- hướng nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với Giám đốc Trung tâm
Lao động - Hướng nghiệp và các đơn vị hữu quan chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi
dưỡng, chuẩn bị cáo điều kiện cần thiết và hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo,
các cơ sở bồi dưỡng giáo viên và các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiểp
triển khai thực hiện.
Điều 3. Các ông ( bà ) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học, Giám
đốc trung tâm lao động - hướng nghiệp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên
quan, Giám đốc các Sở Giáo Dục và Đào tạo, các cơ sở bồi dưỡng giáo viênvà các
trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp có trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
|
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯƠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ 2005 - 2007 CHO GIÁO VIÊN TRUNG TÂM
KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyệt đinh số 18 / 2005 / QĐ-B
GD&ĐTngày 24 / 5 / 2005của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I . MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH BỒI
DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ 2005 - 2007 CHO GIÁO VIÊN TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP
- HƯỚNG NGHIỆP
1. Về kiến thức
Học xong chương trình, học viên cần biết và hiểu
được:
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ
thông; mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật, hướng nghiệp và nghề phổ
thông trong đổi mới giáo dục phổ thông.
Những điểm mới về mục tiêu, nội dung chương
trình, sách giáo khoa Công nghệ II, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ
thông và nội dung, quy trình tư vấn hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở và
trung học phổ thông.
- Những vấn đề chung về dạy học tích cực và cách
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức giáo dục nghề phổ
thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Mục đích, ý nghĩa, cách sử dụng thiết bị dạy học
trong giáo dục nghề phổ thông, tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư
vấn hướng nghiệp theo yêu cầu đổi mới.
- Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục nghề phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.
2. Về kỹ năng
Học viên có khả năng.
- Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo
dục nghề phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực nhằm giúp học sinh có được
những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết theo mục tiêu môn học, hoạt động. Sử
dụng, khai thác sách giáo khoa, sách giáo viên, các phương tiện dạy học và một
số ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học Công nghệ II và tổ chức
các hoạt động giáo dục nghề phổ thông, giáo dục hướng nghiệp theo yêu cầu đổi
mới ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Đề xuất những nội dung, phương pháp, hình thức
dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng chuyên môn đang đảm nhận. Thực hiện quy
trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Tự học và sử dụng một số phương
tiện kỹ thuật truyền thông vào quá trình tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến
thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Về thái độ
- Rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu và
tính năng động, sáng tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có ý thức
tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn dạy học cũng như tổ
chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nghề phổ thông, tư vấn hướng nghiệp.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BÔI
DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ 2005 - 2007 CHO GIÁO VIÊN TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP
- HƯỚNG NGHIỆP
Phần 1. Bồi dỡng lý luận giáo
dục chung
|
30 tiết
|
a) Hướng dẫn thực hiện các
văn kiện của Đảng, các văn bản quy phạm của Quốc hội, Chính phủ và ngành giáo
dục về đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông.
b) Một số vấn đề chung về giáo
dục kỹ thuật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông.
c) Đổi mới giáo dục kỹ thuật
và hướng nghiệp trong đổi mới giáo dục phổ thông.
d) Hướng dẫn thực hiện quy chế
về tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trong
đổi mới giáo dục.
e) Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục lao động, hướng nghiệp và nghề phổ thông trong từng năm học.
|
6 tiết
6 tiết
6 tiết
8 tiết
9 tiết
|
Phần 2. Bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ
|
60 tiết
|
a) Những vấn đề chung
Giới thiệu chơng trình bồi dưỡng
thường xuyên.
Giới thiệu chơng trình, sách
giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ II, giáo dục nghề phổ thông, giáo dục hướng
nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
|
1 tiết
8 tiết
|
b) Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ giáo dục nghề phổ thông
Những kiến thức, kỹ năng cơ bản
của nghề phổ thông.
Đổi mới phơng pháp dạy học
nghề phổ thông theo hướng tích cực.
Lập kế hoạch bài học và sử dụng
sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục nghề phổ thông.
Thiết bị giáo dục nghề phổ
thông.
Tổ chức hoạt động giáo dục nghề
phổ thông theo hướng tích cực.
Đổi mới đánh giá kết quả học tập
nghề phổ thông
Ứng dụng công nghệ thông tin
trong giáo dục nghề phổ thông.
Tham khảo tài liệu, bồi dưỡng
tay nghề thực hành và tìm hiểu thực tế để cập nhật công nghệ mới..
c) Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp
Nội dung giáo dục hướng nghiệp
ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng tích cực.
Thiết bị giáo dục hướng nghiệp
ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Nội dung quy trình tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Thiết bị tư vấn huớng nghiệp.
Sử dụng phần mềm tư vấn hướng
nghiệp .
|
3 tiết
6 tiết
3tiết
3 tiết
6 tiết
8 tiết
5 tiết
3 tiết
3 tiết
6 tiết
3 tiết
6 tiết
6 tiết
|
Phần 3. Dành cho địa phương
|
30 tiết
|
a) Tình hình, phương hướng
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
b) Nội dung tự chọn của địa
phương
Chọn trong các nội dung sau:
- Các nghề phổ biến, có triển
vọng phát triển và có nhu cầu nhân lực cao ở địa phương.
- Nâng cao kỹ năng thực hành
nghề.
- Những ứng dụng công nghệ mới
trong các lĩnh vực công, nông nghiệp, dịch vụ .
- Nâng cao năng lực sư phạm để
đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục.
Nâng cao năng lực làm tư vấn
hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh phổ thông và thanh, thiếu niên ở địa
phương.
|
6 tiết
24 tiết
|
III . TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ 2005 - 2007 CHO GIÁO VIÊN TRUNG TÂM
KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP
1 . Hình thức học tập bồi dưỡng thường
xuyên chu kỳ 2005 - 2007
Công tác bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2005 -
2007 cho giáo viên trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp được thực hiện
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa học tập kiến thức lý thuyết với thực hành áp dụng,
giữa học tập cá nhân với học theo nhóm, theo lớp. . . bằng nhiều phương thức
khác nhau như tự học có tài liệu và các phương tiện hỗ trợ; tự học có sự hỗ
trợ của đồng nghiệp; tự học có hướng dẫn của giảng viên; tự học kết hợp với thảo
luận trong nhóm chuyên môn; tự học có giải đáp thắc mắc khi có nhu cầu, Ngoài
ra, các trung tâm có thể tổ chức lớp học bồi dưỡng tập trung để mọi giảng
viên, chuyên gia giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách thực hiện một số nội dung
trong chương trình hoặc vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn
giảng dạy.
Trong các phương thức trên, phương thức tự học
là quan trọng nhất. Phương thức tự học là học viên tự nghiên cứu, tự đọc tài
liệu, tự trả lời câu hỏi, tự ghi tóm tắt những nội dung học tập cẩn thiết, những
vấn đề còn vướng mắc để đưa ra thảo luận nhóm và tự vận dụng kết quả học tập
vào thực tiễn giảng dạy. Qua đó, học viên tiếp thu nội dung các bài học và thực
hiện các nhiệm vụ đặt ra trong bài học một cách tích cực, chủ động, tự giác.
- Phần lớn thời lượng bố trí cho từng nội dung,
từng bài học dành cho việc trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn, dạy thử,
dự giờ, giải đáp thắc mắc. . . còn hoạt động tự học của cá nhân phải được
học viên chủ động chuẩn bị theo nội dung của các hoạt động đã quy định trong mỗi
bài.
- Để đảm bảo cho việc học tập chương trình bồi
dưỡng thường xuyên có hiệu quả lãnh đạo các trung tâm cần thống nhất xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng cho toàn chu kỳ, cho từng năm học, từng quý từng tháng và tạo
điều kiện về thời gian, phương tiện, tài liệu học tập, thực hành để các nhóm
chuyên môn và từng học viên chủ động học tập bồi dưỡng.
- Các trung tâm cần bố trí cho học viên học tập
bồi dưỡng thường xuyên 2 - 3 buổi/tháng và có thể kết hợp bồi dưỡng thường
xuyên với các buổi sinh hoạt chuyên môn. Lãnh đạo trung tâm và các tổ trưởng
chuyên môn có trách nhiệm tổ chức, quản lý, chỉ đạo việc học tập bồi dưỡng thường
xuyên.
2. Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường
xuyên Kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung tâm kỹ thuật
tổng hợp hướng nghiệp cần được đánh giá một cách nghiêm túc, thường xuyên
trên cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ trong đó đặc biệt coi trọng đánh
giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học và thái độ học tập của học
viên. Đánh giá kết quả học tập có tác dụng thúc đẩy học viên tự học một cách
tích cực, tự giác và kịp thời điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Khi
đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên, cần dựa trên cơ sở: Hồ sơ, sản phẩm
học tập của học viên, gồm: kế hoạch học tập, kế hoạch bài học (giáo án), phiếu
dự giờ, phiếu thu hoạch, các bài tập tự đánh giá cuối mỗi bài học, phiếu tự
đánh giá kết quả học tập. Kết quả thực hiện các hoạt động học tập bồi dưỡng của
học viên như lập kế hoạch bài học, thực hành tổ chức hoạt động giáo dục nghề,
giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, thảo luận nhóm, làm và sử dụng
thiết bị dạy học theo nội dung bài học. . . Kết quả trên phải lấy tự
đánh giá là cơ sở chính nhằm giúp học viên tự điều chỉnh việc tự học để học tập
đạt kết quả vì học viên tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên thực chất là
tự học, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên.
3. Tổ chức thực hiện .
a) Biên soạn tài liệu bồi dưỡng: Phần 1 và phần
2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Phần 3
do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn cho phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trung tâm kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp.
b) Đối tượng tham gia bồi dưỡng: Chủ yếu là đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp.
c) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động
học tập bồi dưỡng: Thực hiện theo “Quy chế về bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,
trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp”
do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
d) Điều kiện thực hiện chương trình bồi dưỡng:
+ Các Sở Giáo dục và Đào tạo đảm bảo cung
cấp đầy đủ chương trình và tài liệu học tập bồi dưỡng thường xuyên đã được
hiên soạn theo định hướng đổi mới cho các trung tâm và học viên tham gia bồi
dưỡng.
+ Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp chịu trách nhiệm đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất phương tiện kỹ
thuật như phòng học, dụng cụ, vật liệu máy móc, thiết bị... để học viên kết hợp
học lý thuyết với thực hành theo mục tiêu, nội dung bài học, đồng thời tạo điều
kiện về thời gian cho học viên tham gia học tập chương trình bồi dưỡng thường
xuyên theo kế hoạch chung và kế hoạch cá nhân./.