ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1797/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU “NHÀ
GIÁO NHÂN DÂN”, “NHÀ GIÁO ƯU TÚ” THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ 14 NĂM 2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 27/2015/NĐ-CP
ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân
dân”, “Nhà giáo Ưu tú”;
Căn cứ Quyết định số 825/QĐ-UBND
ngày 10/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Hội đồng
xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần
thứ 14 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 6768/QĐ-UBND
ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế
hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi, ngân sách năm 2017 của thành phố Hà
Nội;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào
tạo - Thường trực Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu
tú” thành phố Hà Nội lần thứ 14 năm 2017 tại Công văn số 480/SGD&ĐT-VP ngày
27/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”,
“Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 14 năm 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính;
Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệu
trưởng các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Thành phố; Hiệu trưởng Trường
Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các
thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
thành phố Hà Nội lần thứ 14 năm 2017 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy Hà Nội;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- TTrực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố:
Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
- VPUB: PCVP: N.N.Kỳ, P.C.Công, T.V.Dũng;
Các phòng: KGVX, KT. NC, TKBT, TH;
- Lưu VT, KGVXChiến.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU “NHÀ GIÁO NHÂN DÂN”, “NHÀ
GIÁO ƯU TÚ” THÀNH PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ 14 NĂM 2017
(Ban hanh kèm theo Quyết định số: 1797/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU “NHÀ GIÁO NHÂN DÂN”, “NHÀ GIÁO ƯU TÚ” THÀNH
PHỐ HÀ NỘI LẦN THỨ 14 NĂM 2017
Điều 1. Chức
năng
Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo
Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội lần thứ 14 năm 2017 (sau đây gọi tắt
là Hội đồng) có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện việc xét tặng danh
hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 14 năm 2017 của thành phố Hà
Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ
đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện xét tặng danh hiệu “Nhà giáo
Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 14 năm 2017 của thành phố Hà Nội.
2. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” của Hội đồng cấp huyện, Hội đồng
Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng cơ sở của các trường trực thuộc Ủy ban nhân
dân Thành phố và Hội đồng cơ sở của các trường đại học, cao đẳng tư thục đóng
trên địa bàn thành phố đề nghị.
3. Tổ chức thẩm định về tính chính
xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị đối với
quy định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
4. Tổ chức thăm dò dư luận: Công bố
danh sách đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai, đăng tải trên
trang thông tin điện tử của ngành giáo dục Thành phố và các cơ quan, đơn vị
liên quan (trong thời gian là 10 ngày để lấy ý kiến nhân dân, xã hội).
5. Xử lý kiến nghị của các tổ chức,
cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” theo quy định
tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ.
6. Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định
tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ, gửi
lên Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 3. Nhiệm vụ
và quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về toàn bộ hoạt động của Hội
đồng;
b) Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động
của Hội đồng;
c) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ
tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
của Hội đồng và các nhiệm vụ đã giao cho từng cá nhân;
d) Phê duyệt Chương trình làm việc của
Hội đồng;
đ) Triệu tập, chủ trì và kết luận các
phiên họp của Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
Chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng. Chuẩn bị nội
dung họp Hội đồng; chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng, thay mặt Chủ tịch
Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng;
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định, kế hoạch của Hội đồng.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng
ban Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Phó Chủ tịch
Thường trực Hội đồng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định,
kế hoạch của Hội đồng; tham mưu, giúp Chủ tịch Hội đồng rà soát các văn bản, quyết
định của Hội đồng, đảm bảo đúng luật định, chính xác, công bằng, công khai, dân
chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu
tú”; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
4. Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch
Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Phó Chủ tịch Thường
trực Hội đồng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định, kế hoạch
của Hội đồng; bảo đảm quyền lợi cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành giáo dục
trong xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Điều 4. Nhiệm vụ
và quyền hạn của các ủy viên Hội đồng
Ủy viên Hội đồng là người đại diện
cho cơ quan quản lý giáo dục, là cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở, tham gia với
tư cách là đại diện cho cơ quan quản lý giáo dục, ngành học, cấp học để thực hiện
nhiệm vụ theo quy định của Quy chế này. Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân
công của Chủ tịch Hội đồng.
2. Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá thành
tích, công lao đóng góp, uy tín đối với ngành giáo dục của các nhà giáo đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
4. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội
đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt không dự họp, ủy viên Hội đồng phải báo
cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 5. Tổ thư ký
giúp việc cho Hội đồng
Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo
Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” thành phố Hà Nội có Tổ thư ký, do Chủ tịch Hội đồng
quyết định thành lập.
Tổ thư ký là bộ phận thường trực giúp
việc cho Hội đồng, có nhiệm vụ:
a) Dự thảo kế hoạch và chương trình
công tác của Hội đồng;
b) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” của Hội đồng cấp huyện, Hội đồng
Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng cơ sở của các trường trực thuộc Ủy ban nhân
dân Thành phố và Hội đồng cơ sở của các trường đại học, cao đẳng tư thục đóng
trên địa bàn thành phố đề nghị;
c) Thẩm định hồ sơ và chịu trách nhiệm
về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu
đề nghị đối với quy định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày
10/3/2015 của Chính phủ khi được Chủ tịch Hội đồng phân công;
d) Tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ
Báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” để tổ chức lấy ý kiến thăm dò
dư luận;
đ) Tổng hợp kết quả thăm dò dư luận;
gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng;
e) Chuẩn bị nội dung, chương trình họp
Hội đồng;
g) Tổ chức triển khai thực hiện các kết
luận của Hội đồng, giải quyết các công việc chuyên môn nghiệp vụ của Hội đồng;
h) Hoàn thiện hồ sơ quy định tại Khoản
2 Điều 17 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ, gửi Hội đồng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương III
NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ
ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 6. Nguyên tắc
hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc
dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
2. Các cuộc họp của Hội đồng được coi
là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp vắng
mặt, thành viên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu.
Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu.
3. Cá nhân được đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” phải đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở
lên trên tổng số thành viên Hội đồng.
4. Hội đồng có trách nhiệm báo cáo,
xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về chủ trương, đối tượng
xét duyệt cấp Thành phố; tổ chức xét tặng và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả xét tặng.
5. Cơ quan thường trực Hội đồng (Sở
Giáo dục và Đào tạo) được sử dụng con dấu của đơn vị trong việc triển khai thực
hiện các nội dung nhiệm vụ của Hội đồng (nếu được ủy quyền).
Điều 7. Kinh phí
hoạt động
1. Kinh phí tổ chức xét tặng để thực
hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng, triển khai kế hoạch của
Hội đồng;
b) Trả thù lao cho thành viên Hội đồng,
thư ký Hội đồng và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
c) Tổ chức các phiên họp Hội đồng;
d) Công bố kết quả xét chọn của Hội đồng
trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân, xã hội;
đ) Họp báo công bố kết quả xét chọn của
Hội đồng các cấp;
e) Tổ chức Lễ trao tặng;
g) Các hoạt động khác theo quy định
pháp luật và Thành phố.
2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do
Ủy ban nhân dân Thành phố cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 8. Quan hệ với
Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” các cấp
Quan hệ làm việc giữa Hội đồng xét tặng
danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” Thành phố với Hội đồng cấp quận,
huyện, thị xã, Hội đồng Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng cơ sở của các trường đại
học, cao đẳng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các trường đại học, cao đẳng
tư thục đóng trên địa bàn thành phố, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong là
quan hệ cấp trên trực tiếp; căn cứ chỉ đạo của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà
giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” Thành phố, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà
giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” các cấp, các ngành của Thành phố có trách nhiệm
tổ chức thực hiện.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 9. Các Thành viên Hội đồng
và Tổ thư ký của Hội đồng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm
Quy chế này.
Điều 10. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, nếu có vướng mắc, Tổ thư ký của Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng để
kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.