BỘ NỘI VỤ
******
Số 17/2005/QĐ-BNV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************
Hà Nội, ngày 19 tháng 01
năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CHO PHÉP THÀNH LẬP VÀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ QUỸ HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẢO SƠN GỌI
TẮT LÀ QUỸ BẢO SƠN
(do những người Việt Nam và Nhật Bản sáng lập).
BỘ TRƯỞNG BỘ
NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102-SL /L004 ngày 20 tháng 5
năm 1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Xã hội, Quỹ từ thiện và
Nghị định Số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ
chức, hoạt động của quản lý Hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Công ty dịch vụ và du lịch Nghi Tàm và Công ty Si-
nano Technology, ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các cơ quan
có liên quan có ý kiến của Vụ Tổ chức phi Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép thành lập và phê duyệt Điều
lệ Quỹ Hỗ trợ giáo dục và đào tạo Bảo Sơn gọi tắt là quỹ Bảo sơn (do những người
Việt Nam và Nhật Bản sáng lập).
Điều 2. Quỹ Hỗ trợ giáo dục đào tạo Bảo Sơn
chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động theo Điều lệ
Quỹ được Bộ Nội vụ phê duyệt.
Quỹ Hỗ trợ giáo dục đào tạo Bảo Sơn tự lo
liệu mọi chi phí và phương tiện hoạt động.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Quỹ Hỗ trợ giáo dục đào tạo Bảo Sơn
và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|
ĐIỀU LỆ
QUỸ HỖ TRỢ
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẢO SƠN GỌI TẮT LÀ QUỸ BẢO SƠN (DO NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NHẬT
BẢN SÁNG LẬP)
Chương 1:
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi
Tên đầy đủ của Quỹ: quỹ hỗ trợ giáo dục đào tạo
Bảo Sơn gọi tắt là Quỹ Bảo Sơn (do những người Việt Nam và Nhật Bản sáng lập).
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bao Sơn
Education Supporting Foundation.
Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Bao Son
Foundation.
Điều 2. Quỹ hỗ trợ giáo dục đào tạo Bảo
Sơn (sau đây gọi là Quỹ) là một pháp nhân Việt Nam được thành lập nhằm huy động
sự tham gia đóng góp của các thể nhân, pháp nhân và các tổ chức xã hội ở Nhật Bản,
Việt Nam và các nước khác với tôn chỉ mục đích hỗ trợ pháp triển nền giáo dục
Việt Nam, hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản và hỗ
trợ sinh viên Nhật Bản học tại Việt Nam, các giáo viên Nhật Bản giảng dạy tiếng
Nhật và chuyển giao công nghệ Nhật Bản tại Việt Nam.
Điều 3. Quỹ là tổ chức phi lợi nhuận, phi Chính phủ hoạt động tuân thủ luật pháp
nước Cộng hoà xã Hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Quỹ được cơ quan có thẩm
quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt.
Quỹ chịu sự quản lý của Nhà nước của Bộ Giáo dục
và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật.
Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài sản
và tài khoản riêng tại ngân hàng (bao gồm tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ).
Trụ sở chính của Quỹ đặt tại Hà Nội.
Chương 2:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Điều 4. Quỹ Bảo Sơn có chức năng:
1. Trao đổi thông tin về hai hệ thống giáo dục
của Việt Nam và Nhật Bản nhằm mục đích phát triển nền giáo dục, đào tạo của Việt
Nam.
2. Theo sự thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Quỹ trao học bổng du học tại Nhật Bản cho các sinh viên nghiên cứu sinh Việt Nam
tài năng có khó khăn về tài chính, trao học bổng cho các sinh viên Việt Nam học
tiếng Nhật tại Việt Nam, tài trợ cho giáo viên Nhật Bản giảng dạy tiếng Nhật Bản
và kỹ thuật - công nghệ tại các trường đại học của Việt Nam, tài trợ cho các
sinh viên Nhật Bản học trung Việt và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản tại Việt
Nam.
Điều 5. Các
nhiệm vụ của Quỹ
1. Hướng dẫn và tư vấn các sinh viên được Quỹ
trợ giúp.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hiện tôn chỉ,
mục đích của quỹ nhằm thúc đẩy sự hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản.
3. Tư vấn cho các sinh viên Việt Nam những yêu
cầu cần thiết để có thể du học tại Nhật Bản.
4. Xúc tiến các hoạt động nhằm thúc đẩy sự hiểu
biết lẫn nhau về văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản.
5. Vận động và tiếp nhận tài trợ của các pháp
nhân, thể nhân, các tổ chức phi chính phủ và Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam và
các nước khác đóng góp cho các hoạt động của Quỹ vì mục đích góp phần phát triển
nền giáo dục Việt Nam.
6. Thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lựa
chọn sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản.
7. Hoạt động theo đúng Điều lệ Quỹ được cơ quan
quản lý có thẩm quyền phê duyệt
8. Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm
toán theo quy định của pháp luật.
9. Cung cấp những thông tin cần thiết về thu và
sử dụng Quỹ và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước khi
có yêu cầu.
10. Báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động của
Quỹ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
11. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.
Chương 3:
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 6. tổ Chức của Quỹ gồm:
-Hội đồng quản lý Quỹ.
-Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ.
-Giám đốc điều hành Quỹ và các bộ phận chuyên
môn.
-Ban Kiểm soát Quỹ.
-Các cố vấn và hội viên danh dự của Quỹ.
Điều 7. Hội đồng quản lý Quỹ có 5 người lạ
những thành viên sáng lập người Việt Nam và Nhật Bản. Hội đồng quản lý Quỹ bầu
Chủ tịch Quỹ, 2 Phó Chủ tịch và 2 thành viên Hội đồng.
1. Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản lý Quỹ.
- Quyết định phương hướng và nội dung hoạt động
của quỹ.
- Quyết định Ban Thường trực Hội đồng quản lý
Quỹ.
- Quyết định Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quỹ.
- Quyết định Ban Kiểm tra Quỹ.
- Quyết đánh giám đốc điều hành Quỹ.
- Quyết định tổ chức bộ máy Quỹ.
- Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn
thu của Quỹ.
- Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ.
- Thông qua báo cáo tài chính của Quỹ.
- Kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo.
2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ:
Tự nguyện, dân chủ và chế độ làm việc tập thể để
Quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
Hội nghị Hội đồng quản lý Quỹ được tổ chức mỗi
năm một lần vào thời gian thích hợp hàng năm để đánh giá kết quả và Quyết định
phương hướng hoạt động của Quỹ.
Điều 8. Ban Thưởng trực Hội đồng quản lý Quỹ:
1. Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ do Hội
đồng quản lý Quỹ bầu ra gồm Chủ tịch Quỹ, tối thiểu 01 (một) Phó Chủ tịch Quỹ
và 01 (một) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm
vụ thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ chỉ đạo, Tổ chức, quản lý các hoạt động, giải
quyết các vấn đề của Quỹ giữa hai ký họp Hội đồng quản lý quỹ, thực hiện hoạch
định chương trình phát triển Quỹ và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá
trình điều hành Quỹ.
3. Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động
theo nguyên tắc dân chủ và làm việc theo chế độ tập thể để Quyết định những vấn
đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
Điều 9. Chủ tịch quỹ, các Phó Chủ tịch và
các thành viên của Quỹ.
1. Chủ tịch Quỹ là người đại diện cao nhất của
Hội đồng quản lý Quỹ và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Quỹ trước pháp luật.
Chủ tịch Quỹ là người Việt Nam.
2. Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quỹ phụ trách
lĩnh vực hoạt động của Quỹ do Chủ tịch Quỹ phân công. Trong trường hợp cần thiết,
Phó Chủ tịch Quỹ được thay mặt Chủ tịch Quỹ giải quyết công việc khi được Chủ tịch
Quỹ ủy quyền.
3. Các Phó Chủ tịch Quỹ gồm từ 01 đến 03 người
là người Việt Nam hoặc Nhật bản.
4. Các thành viên của Quỹ là các thể nhân hoặc
pháp nhân tự nguyện tham gia, tán thành với tôn chỉ, mục đích của Quỹ, được ít
nhất hai thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ giới thiệu và được sự chấp thuận của
Ban thường trực Hội đồng quản lý Quỹ. Có cam kết đóng góp vật chất hoặc tài
chính cho Quỹ.
Điều 10. các cố vấn và hội viên danh dự của
Quỹ là các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế
có uy tín, nhiệt tình đóng góp cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, do
Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ Quyết định mời tham gia làm tư vấn cho Quỹ.
Điều 11. Giám
đốc điều hành Quỹ và các bộ phận chuyên môn:
1. Giám đốc điều hành Quy do Ban Thường trực Hội
đồng quản lý Quỹ đề nghị Chủ tịch Quỹ quyết định.
Giám đốc điều hành Quỹ là người Việt Nam hoặc
Nhật bản.
2. Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc điều hành Quỹ:
Giám đốc điều hành Quỹ chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch Quỹ và Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ điều hành công việc hàng
ngày của Quỹ nhằm thực hiện các chương trình và kế hoạch do Ban Thường trực Hội
đồng quản lý Quỹ thông qua, quản lý vốn về tài sản của Quỹ, báo cáo định kỳ về
tình hình hoạt động của Quỹ với Chủ tịch Quỹ, Ban Thường trực Hội đồng quản lý
Quỹ, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Quỹ.
Giám đốc điều hành Quỹ ký các văn bản thuộc thẩm
quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Các bộ phận chuyên môn Các bộ phận chuyên
môn của Quỹ được chủ tịch Quỹ Quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc điều
hành Quỹ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao và hoạt động theo quy chế
do Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ quy định.
Điều 12. Ban Kiểm tra Quỹ
Ban Kiểm tra gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và 01
(một) ủy viên do Hội đồng quản lý Quỹ giới thiệu và Ban Thường trực Hội đồng quản
lý Quỹ quyết định.
Ban Kiểm tra hoạt động độc lập, có nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo đúng điều lệ và các quy định của pháp luật;
Báo cáo, kiến nghị với Ban Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra
và tình hình tài chính của Quỹ.
Điều 13. Bãi miễn tư cách thành viên của Quỹ
- Các thành viên cuả Quỹ sẽ bị bãi miễn trong
các trường hợp sau:
- Không muốn là thành viên của Quỹ.
- Không tuân thủ điều lệ của Quỹ.
Điều 14. Khi cần thiết Quỹ có thể đặt chi
nhánh văn phòng đại diện tại nơi khác với nơi đặt trụ sở chính của Quỹ và phải
có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh, văn
phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định thành lập Quỹ.
Chương 4:
TÀI CHÍNH QUỸ
Điều15. Nguồn thu của Quỹ gồm:
- Đóng góp tự nguyện và tài trợ của các thành
viên, các tổ chức, cá nhân Nhật Bản, Việt Nam hoặc người nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
- Thu lãi từ tài khoản tiền gửi và các khoản
thu khác phù hợp với pháp luật.
Điều 16. Tài chính của Quỹ được
sử dụng:
1.Chi cho các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ
theo Điều lệ của Quỹ.
2. Hỗ trợ cho các hoạt động nhằm phát triển nền
giáo dục, đào tạo Việt Nam.
3. Chi cho các hoạt động quản lý Quỹ theo pháp
luật hiện hành.
Điều 17. Quản lý tài chính Quỹ.
1. Tài chính của Quỹ được quản lý theo quy định
về quản lý sử dụng Quỹ xã Hội.
2. Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm quản lý và báo
cáo về tài chính của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Thường trực Hội đồng Quỹ,
Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan có thẩm quyền Quyết định thành lập
Quỹ.
Chương 5:
ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG HOẶC GIẢI THỂ QUỸ
Điều 18. Quỹ bị đình chỉ hoạt động hoặc giải
thể khi hoạt động sai tôn chỉ, mục đích, không đúng Điều lệ Quỹ đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyển phê duyệt và vi phạm pháp luật Việt Nam.
Điều 19. Tùy theo mức độ sai phạm, những người
có trách nhiệm quản lý Quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Sửa đổi Điều lệ Quỹ chỉ có Hội nghị
Hội đồng quản lý Quỹ có quyển sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ và đề nghị cơ quan
có thẩm quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn.
Điều 21. Hiệu lực của Điều lệ Quỹ
Điều lệ quỹ hỗ trợ giáo dục đào tạo Bảo Sơn gọi
tắt là Quỹ Bảo Sơn (do những người Việt Nam và Nhật Bản sáng lập) gọi tắt là Quỹ
Bảo Sơn có 6 Chương, 21 Điều được cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo Việt Nam./.