BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số: 168/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THI VĂN HOÁ - THỂ THAO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI
TRÚ TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI - 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ Công văn số 6838/BGDĐT – HSSV ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn công tác giáo dục thể chất và y tế trường học năm 2009
- 2010;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường phổ
thông Dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI – 2010.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các
Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ: Công tác học sinh, sinh viên, Kế hoạch
Tài chính, Giáo dục Trung học, Giáo dục Dân tộc, thủ trưởng các đơn vị liên
quan, Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường Dân tộc nội
trú có vận động viên tham dự giải, Ban tổ chức, Ban Trọng tài và các thành viên
tham gia giải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- PTT – BT Nguyễn Thiện Nhân ( để b/cáo);
- UBND tỉnh Quảng Ngãi ( để phối
- Tổng cục TDTT hợp);
- Lưu VT, Vụ CT HSSV.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quang Quý
|
ĐIỀU
LỆ
HỘI
THI VĂN HOÁ - THỂ THAO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TOÀN QUỐC LẦN THỨ
VI NĂM 2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 168 /QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 01 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, điều kiện tham gia.
1. Đối tượng :
Học sinh là người dân tộc thiểu số, đang học
tập tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Trung ương, tỉnh, huyện
trong toàn quốc.
Học sinh là người dân tộc Kinh, là người nước
ngoài không thuộc đối tượng tham gia của Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường
phổ thông dân tộc nội trú (sau đây gọi tắt là Hội thi).
2. Điều kiện dự thi:
a) Học sinh tham gia Hội thi phải có đủ sức
khoẻ (do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận), có đạo đức khá và học lực từ
trung bình trở lên.
b) Thành phần học sinh dự thi quy định như
sau: Chủ yếu là học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú Trung ương và tỉnh.
Các tỉnh có thể chọn thêm một số học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội
trú huyện, nhưng với số lượng không quá 1/4 số thí sinh dự thi của đoàn. Các
tỉnh chưa có trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, có thể lấy học sinh của các
trường dân tộc nội trú huyện, đại diện cho tỉnh mình tham gia Hội thi.
3. Đơn vị tham gia :
- Mỗi tỉnh, trường Trung ương là một đơn vị
tham gia Hội thi gồm: Lãnh đạo Đoàn, cán bộ chỉ đạo, giáo viên, chỉ đạo viên,
hướng dẫn viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế và học sinh.
- Đăng ký theo số lượng của từng nội dung và
môn thi.
Điều 2. Thời gian và địa điểm tổ chức.
Thời gian: Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 8 năm
2010
Địa điểm: Tại Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi.
Điều 3. Nội dung thi và đăng ký dự thi
1. Nội dung thi :
a) Thi học sinh giỏi các môn: Văn, Toán và
Tiếng Anh thuộc chương trình lớp 10, 11.
b) Thi Văn nghệ: Ca, Múa, Nhạc (cá nhân và
tập thể) và thi Học sinh thanh lịch (nam, nữ).
c) Thi các môn thể thao: Điền kinh, Kéo co,
Bóng bàn, Cầu lông, Cờ vua, Đá cầu, Bắn nỏ, Bóng đá mini (nam), Bóng chuyền
mini (nam và nữ), Bóng rổ (nam và nữ), Đẩy gậy.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm :
a) Danh sách đăng ký dự thi tổng hợp của đoàn
(gồm 02 bản theo mẫu đính kèm) chuyển về Vụ Công tác Học sinh, sinh viên Bộ
Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 6 năm 2010 theo cả 2 hình thức:
- Chuyển theo đường bưu điện
- Chuyển vào hộp thư điện tử:
patuan@moet.gov.vn
b) Phiếu dự thi có dán ảnh (3 x 4) chụp năm
2010 của mỗi thành viên trong đoàn
c) Danh sách đăng ký từng nội dung và từng môn
thi. Mỗi nội dung, mỗi môn thi 2 bản.
d) Giấy khám sức khoẻ được cơ quan y tế có
thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khoẻ tham gia nội dung thi
cụ thể của phần thi thể thao cho từng học sinh tham gia Hội thi.
đ) Mỗi học sinh tham gia Hội thi phải mang
theo học bạ, giấy khai sinh (Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ), giấy chứng nhận sức
khoẻ và phiếu dự thi.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng
trường phổ thông dân tộc nội trú ký, đóng dấu các bản đăng ký dự thi và phải
chịu trách nhiệm trước Bộ về nhân sự của đoàn mình.
Mỗi học sinh được quyền tham gia tất cả các
nội dung thi của Hội thi (Văn hoá, Văn nghệ, Thể thao) với điều kiện phải tuân
thủ theo lịch thi do Ban Tổ chức đề ra.
3. Địa chỉ đăng ký Hồ sơ đăng ký dự thi của
các đoàn gửi về các cơ quan thường trực Hội thi là Vụ Công tác học sinh, sinh
viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo - 49 Đại Cồ Việt – Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Quảng Ngãi trước ngày 15 tháng 6 năm 2010.
Điều 4. Một
số quy định khác
1. Các Đoàn có mặt tại đơn vị thi trước 3
ngày để làm các thủ tục nhân sự, chuyên môn và làm thẻ dự thi.
2. Các thành viên tham dự Hội thi phải luôn
đeo thẻ dự thi do Ban Tổ chức cấp trong suốt quá trình tham dự Hội thi,
3. Trang phục trình diễn, trang phục dân tộc,
trang phục thi đấu thống nhất theo từng đơn vị, trường và từng nội dung thi.
Điều 5. Cách
tính điểm và xếp hạng tại Hội thi
1) Cách tính điểm:
- Điểm trong nội dung thi của các môn thể
thao được tính cho các thứ hạng từ thứ nhất đến thứ mười như sau:Xếp hạng 1 =
11 điểm; xếp hạng 2=9 điểm; xếp hạng 3 = 8 điểm; xếp hạng 4 = 7 điểm; xếp hạng
5 = 6 điểm ( thứ 5 đến thứ 8 đối với các nội dung thi theo thể thức loại trực
tiếp); xếp hạng 6 = 5 điểm; xếp hạng 7= 4 điểm; xếp hạng 8 = 3 điểm; xếp hạng 9
= 2 điểm (Thứ 9 đến thứ 16 đối với các nội dung thi theo thể thức loại trực
tiếp); xếp hạng 10 = 1 điểm.
2) Cách xếp hạng
a) Xếp hạng toàn đoàn của Hội thi: được tính
bằng tổng thứ hạng của 3 phần thi (Văn hoá, Văn nghệ và Thể thao). Đoàn nào có
tổng thứ hạng 3 phần thi nhỏ hơn sẽ xếp trên, nếu bằng nhau đoàn nào có nhiều
huy chương vàng hơn được xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì tính đến huy chương
bạc, đồng, bốc thăm. Đơn vị nào không tham gia đủ 3 phần thi của Hội thi thì
không được xếp hạng toàn đoàn.
b) Xếp hạng của phần thi
- Xếp hạng của phần thi Văn hoá ( Toán, Văn,
Tiếng Anh): Được tính bằng tổng điểm bài thi của các học sinh trong mỗi nội
dung thi . Đoàn nào có tổng số điểm cao hơn sẽ xếp trên, nếu bằng nhau tính
theo tổng số huy chương vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau, đoàn nào có điểm
của các học sinh nữ cao hơn sẽ xếp trên.
- Xếp hạng của phần thi Văn nghệ (theo Điều
16, khoản 4).
- Xếp hạng của phần thi Thể thao: Được tính
bằng tổng điểm của các học sinh trong đoàn đạt được từ thứ nhất đến thứ 10 của
mỗi nội dung thi theo quy định ở điều 5 mục 1. Đoàn có số điểm cao hơn sẽ xếp
trên, nếu bằng nhau tính theo tổng huy chương vàng, sau đó tổng huy chương bạc;
tổng huy chương đồng. Đối với điểm nội dung thi Bóng đá mini được nhân hệ số 3,
Bóng chuyền mini, Bóng rổ được nhân theo hệ số 2.
Chương II
THI
HỌC SINH GIỎI VĂN, TOÁN, TIẾNG ANH LỚP 10,11
Điều 6. Số
lượng thí sinh tham gia
Mỗi Đoàn được cử 12 học sinh đang học lớp 10
và 11 tham gia thi (mỗi lớp, mỗi môn 2 học sinh). Học sinh lớp 11 không được
thi ở lớp 10.
Điều 7. Hình
thức thi
- Thi viết 150 phút.
- Ngoài các dụng cụ học tập như thước kẻ,
compa, êke, học sinh được phép mang và sử dụng các loại máy tính theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các kỳ thi.
- Học sinh không được mang theo bất cứ tài
liệu và đồ dùng ngoài quy định nói trên vào phòng thi.
Điều 8. Nội
dung thi.
- Thi học sinh giỏi các môn Văn, Toán, Tiếng
Anh lớp 10.
- Thi học sinh giỏi các môn Văn, Toán, Tiếng
Anh lớp 11.
Nội dung kiến thức thi thuộc chương trình cơ
bản các môn học Văn, Toán, Tiếng Anh lớp 10 và 11 phổ thông.
Điều 9. Ban
Giám khảo và công tác tổ chức phần thi các môn Văn hoá
1. Số giám thị và số lượng học sinh trong mỗi
phòng thi viết thực hiện theo các quy định của qui chế thi chọn học sinh giỏi.
2. Các bài thi đều được rọc phách khi chấm, việc
chấm thi được tiến hành theo nguyên tắc hai giám khảo chấm độc lập một bài thi.
Thư ký của Ban Giám khảo chịu trách nhiệm tổng hợp và tính kết quả cuối cùng
cho mỗi thí sinh.
3. Đánh giá cho điểm theo đáp án do Ban Giám
khảo quy định.
Chương III
THI
VĂN NGHỆ VÀ HỌC SINH THANH LỊCH
Điều 10. Hình thức thể hiện: Tập thể và cá nhân.
Điều 11. Chủ đề phần thi Văn nghệ
a) Phản ánh tình cảm, trách nhiệm của học
sinh các dân tộc thiểu số đối với mái trường, tình yêu quê hương, đất nước.
Truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
b) Phản ánh niềm tin, tình cảm của học sinh
các dân tộc nội trú đối với Đảng, Bác Hồ, với công cuộc đổi mới của đất nước.
c) Ca ngợi truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo của dân tộc ta.
d) Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Điều 12. Nội dung, thể loại và tiết mục Văn nghệ
Các tiết mục Văn nghệ được biểu diễn trong
Hội thi phải có nội dung trong sáng, lành mạnh, bám sát chủ đề, phong cách thể hiện
phù hợp với tình cảm, nguyện vọng và cuộc sống của học sinh trong mái trường
phổ thông dân tộc nội trú.
1. Ca: Các tiết mục
tham gia Hội thi có thể là đơn ca, song ca - tam ca hoặc tốp ca. (Thí sinh thi
đơn ca không thi quá 1 tiết mục cùng thể loại). Bài hát bằng tiếng dân tộc
thiểu số hoặc bằng tiếng nước ngoài phải có 1 lượt hát bằng tiếng Việt phổ thông (hoặc có phần dịch lời sang Tiếng Việt). Khuyến khích các tiết mục về ngành
giáo dục và các tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc, dân ca vùng miền.
Người ngoài sân khấu không được hát thay, hát
bè cho người đang biểu diễn trên sân khấu. Nếu dùng băng, đĩa nhạc đệm thay cho
dàn nhạc thì không được dùng băng, đĩa có phần lời (kể cả hát bè) của bài hát.
2. Múa: Có thể múa
đơn, múa đôi, tốp múa. (Trong chương trình không biểu diễn quá 1 tiết mục múa cùng thể loại). Khuyến khích khai thác các điệu múa của các dân tộc thiểu số. Múa
minh hoạ cho bài hát và múa minh hoạ cho biểu diễn nhạc cụ không tính là thể
loại múa.
3. Nhạc: Có thể độc tấu, song tấu – tam tấu,
hoà tấu. (Trong chương trình không biểu diễn quá 1 tiết mục cùng thể loại).
Khuyến khích các sáng tác và các bản nhạc về tuổi học trò mang đậm bản sắc dân
tộc.
Điều 13. Quy định về số lượng thí sinh, thời gian và chương trình dự
thi Văn nghệ
1. Mỗi Đoàn cử tối đa không quá 20 học sinh
tham gia biểu diễn kể cả người dẫn chương trình (không kể dàn nhạc).
2. Thời gian dự thi
của mỗi Đoàn không quá 30 phút và bắt đầu tính từ khi thí sinh bắt đầu giới
thiệu về đoàn của mình. Nếu chương trình biểu diễn quá thời gian quy định sẽ bị
trừ vào tổng điểm chương trình theo nguyên tắc :
a) Quá từ trên 1 phút đến 2 phút trừ 1 điểm.
b) Quá từ trên 2 phút đến 3 phút bị trừ 2 điểm.
c) Quá trên 3 phút bị trừ 5 điểm.
3. Chương trình của
mỗi Đoàn phải có ít nhất 2 trong 3 thể loại: Ca – Múa - Nhạc.
Điều 14. Ban nhạc
Ban Tổ chức có ban nhạc phục vụ chung, các
đoàn sử dụng ban nhạc chung của Ban Tổ chức phải đăng ký trước (cùng với bản
đăng ký chương trình dự thi) và sẽ được bố trí thời gian ghép nhạc. Các Đoàn có
ban nhạc riêng (hoặc hình thức khác) phải tự chuẩn bị nhạc cụ và bố trí thời
gian ra vào hợp lý (không quá 3 phút) để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
Điều 15. Thi học sinh thanh lịch
1. Mỗi đoàn được cử
tối đa 2 học sinh (1 nam, 1 nữ) dự thi. Yêu cầu: Có ngoại hình đẹp, cân đối,
khoẻ mạnh và có chiều cao tối thiểu như sau: 1m65 đối với nam, 1m55 đối với nữ. Ban tổ chức sẽ tổ chức vòng sơ loại để kiểm tra yêu cầu này.
2. Quy định các vòng thi :
a) Vòng 1: Thi trang phục dân tộc bắt buộc và
tự giới thiệu về bản thân.
- Trang phục bắt buộc là trang phục dân tộc
của thí sinh.
- Mỗi thí sinh được tự giới thiệu về bản thân
trong 1 phút.
- 2 thí sinh của mỗi đoàn sẽ cùng trình diễn
và giới thiệu trang phục dân tộc bắt buộc của mình (nếu đoàn dự thi 01 thí sinh
thì thí sinh đó trình diễn độc lập hoặc nhờ 01 thí sinh khác trình diễn phụ).
- Các đoàn có thể chọn cách trình diễn và
giới thiệu trang phục sao cho sinh động, hiệu quả và phù hợp với khả năng của
thí sinh.
b) Vòng 2: Thi trang phục tự chọn và năng
khiếu:
- Thí sinh trình diễn trong trang phục tự
chọn. Trang phục tự chọn phải khác trang phục dân tộc, đẹp, lịch sự, phù hợp
với thể hình của thí sinh (không mặc áo tắm).
- Thí sinh thể hiện năng khiếu của mình trong
các lĩnh vực: Văn học, Nghệ thuật, Thể thao, Hội hoạ ... Thời gian thể hiện cho
mỗi thí sinh không quá 5 phút.
Sau 2 vòng thi trên, Hội đồng thi Văn nghệ và
Học sinh thanh lịch sẽ căn cứ vào kết quả để chọn thí sinh vào vòng 3 (theo số điểm
từ cao xuống thấp).
c) Vòng 3: Trang phục tự chọn và trả lời câu
hỏi:
- Thí sinh được tự chọn trang phục trình diễn
của mình trong phần thi này (có thể là trang phục dân tộc hoặc trang phục tự
chọn) sao cho đẹp, phù hợp với lứa tuổi, thể hình của thí sinh.
- Ban Giám khảo thẩm định chất lượng phần trả
lời của mỗi thí sinh.
- Nội dung câu hỏi và trả lời của các thí
sinh:
+ Tình cảm, trách nhiệm của học sinh dân tộc
thiểu số đối với quê hương, đất nước.
+ Những hiểu biết về công cuộc đổi mới, xây
dựng đất nước.
+ Trách nhiệm của học sinh dân tộc thiểu số
trong việc dựng xây bản làng, nâng cao đời sống văn hoá, phòng chống các tệ nạn
xã hội ở địa phương.
+ Những hiểu biết về phong tục tập quán tốt
đẹp của các dân tộc thiểu số.
d) Xét giải thưởng: Hội đồng thi Văn nghệ và
Học sinh thanh lịch căn cứ vào kết quả thi của 3 vòng thi để lựa chọn thí sinh
đạt giải nhất, giải nhì, giải ba phần thi học sinh thanh lịch để tặng huy chương
vàng, bạc, đồng và các giải thưởng khác.
Điều 16. Chấm điểm và xếp hạng thi Văn nghệ và Học sinh thanh lịch
1. Các tiết mục dự thi được chấm theo thang điểm
10, chính xác đến 0,1 điểm.
2. Điểm chương trình Văn nghệ của mỗi đoàn
được đánh giá căn cứ vào :
a) Sự kết cấu hài hoà giữa các tiết mục của
toàn bộ chương trình.
b) Mức độ bám sát chủ đề.
c) Ấn tượng để lại cho người xem về mặt nghệ
thuật, về nội dung, về hình thức, trang phục.
d) Sắc thái dân tộc, sắc thái địa phương và
sắc thái học sinh.
e) Đối với các đoàn không đủ 5 tiết mục trở lên hoặc không đủ 2 trong 3 thể loại (ca, múa, nhạc) trở lên sẽ không được chấm điểm
chương trình và không được xếp loại chung toàn đoàn về phần thi Văn nghệ mà chỉ
được tính giải các tiết mục.
3. Điểm thi Học sinh thanh lịch căn cứ theo
kết quả thi ở Điều 15.
4. Thứ tự toàn đoàn
phần thi Văn nghệ và Học sinh thanh lịch :
a) Xếp hạng phần thi Văn nghệ bằng điểm trung
bình cộng của các tiết mục Văn nghệ (nhân hệ số 2) cộng với điểm chương trình Văn nghệ chia cho 3. Đoàn nào có điểm toàn đoàn cao hơn được xếp trên.
b) Xếp hạng phần thi Học sinh thanh lịch được
căn cứ trên giải thưởng của phần thi này.
c) Thứ tự toàn đoàn phần thi Văn nghệ - Học
sinh thanh lịch được tính bằng xếp hạng phần thi văn nghệ (nhân hệ số 3) cộng xếp hạng phần thi học sinh thanh lịch. Đoàn có tổng xếp hạng thấp hơn được xếp trên, nếu
bằng nhau đoàn nào nhiều huy chương hơn theo thứ tự tổng số vàng, bạc, đồng
được xếp trên.
Điều 17. Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo gồm
các thành viên là các nghệ sỹ, các nhà chuyên môn của Trung ương và địa phương
có trình độ chuyên môn cao, gần gũi và am hiểu phong trào văn nghệ của học sinh
dân tộc thiểu số.
2. Các thành viên Ban Giám khảo do Hội đồng
thi Văn nghệ và Học sinh thanh lịch mời đảm bảo chất lượng và khách quan.
Chương IV
THI
CÁC MÔN THỂ THAO
Điều 18. Môn Điền kinh
1. Tính chất: Thi cá nhân nam, nữ.
2. Nội dung : - Chạy 100m nam và nữ.
- Chạy 1500m nam và 800m nữ.
- Nhẩy cao nam, nữ.
- Nhẩy xa nam, nữ.
3. Số lượng người tham gia: Mỗi đoàn được
đăng ký dự thi 2 nam và 2 nữ. Mỗi nội dung thi đấu chỉ được tham dự 1 học sinh,
Mỗi học sinh được dự thi tối đa 3 nội dung.
4. Luật thi đấu: Theo Luật Điền kinh hiện
hành của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
5. Cách tính điểm và xếp hạng theo Điều 5, khoản
3 (c ).
6. Giải thưởng: 1 nhát, 1 nhì, 2 ba cho mỗi
nội dung thi.
Điều 19: Môn Kéo co
1.Tính chất: Thi đấu đồng đội nam, đồng đội
nữ.
2. Đăng ký thi đấu: Mỗi đơn vị đăng ký 1 đội
nam, 1 đội nữ, mỗi đội gồm: huấn luyên viên, săn sóc viên và 10 VĐV (8 chính
thức và 2 dự bị).
3.Trang phục thi đấu: mặc trang phục thể
thao.
4. Luật thi đấu: Áp dụng luật kéo co quốc tế.
5.Hạng cân và cách xác định cân:
+ Hạng cân:
- Đội Nam: trọng lượng cả đội không quá 560
kg
- Đội Nữ: Trọng lượng cả đội không quá 480 kg
+ Xác định cân: Tất cả Vận động viên có đăng
ký chính thức tham gia thi đấu bắt buộc phải cân; thời gian cân tối thiểu trước
1 giờ so với thời gian bắt đầu thi đấu. Khi cân đội nào vượt quá số cân quy
định mà không có VĐV thay thế sẽ phải thi đấu ít người hơn (Nhưng mỗi đội phải
có tối thiểu 7 Vận động viên chính thức mới được thi đấu).
6. Hình thức thi đấu và cách tính điểm
Căn cứ theo số đội tham gia, Ban tổ chức sẽ
quyết định hình thức thi đấu vòng tròn hay loại trực tiếp. Thi đấu 3 hiệp đội
nào thắng 2 hiệp trước sẽ là đội thắng cuộc.
a) Thi đấu vòng tròn (nếu có 16 đội trở
xuống):
+ Cách tính điểm như sau:
- Đội thắng 2 hiệp đấu liền ( tỷ số 2-0) được
3 điểm, đội thua được 0 điểm
- Đội thắng 2 hiệp đấu và thua 1 hiệp đấu (tỷ
số 2-1) sẽ được 2 điểm và đội thua 1 điểm
+ Nếu 2 hay nhiều đội bằng điểm nhau thì lần
lượt xét:
- Tỷ số hiệp thắng thua
- Kết quả trận đấu trực tiếp
- Tổng số cân thấp hơn
- Bốc thăm.
b) Thi đấu loại trực tiếp
Thi đấu loại trực tiếp phân định kết quả bằng
trận đấu thắng thua (thắng thi đấu tiếp, thua bị loại).
7 . Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2
giải ba
Điều 20. Môn Bóng bàn
1. Tính chất: Thi cá nhân và đôi.
2. Nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ
và đôi nam nữ.
3. Thể thức thi đấu: Đấu loại trực tiếp hoặc
vòng tròn 1 lượt.
a) Nếu có từ 16 đơn hoặc đôi trở xuống sẽ
chia bảng đấu vòng tròn 1 lượt.
b) Nếu có trên 16 đơn hoặc đôi trở lên sẽ thi
đấu loại trực tiếp.
4. Số lượng học sinh dự thi: Mỗi đoàn được cử
2 học sinh nam và 2 học sinh nữ dự thi ( 02 đơn nam, 02 đơn nữ, 01 đôi nam, 01
đôi nữ và 02 đôi nam, nữ).
5. Bóng thi đấu: Bóng thi đấu chất lượng cao
của Trung Quốc, có đường kính 40mm.
6. Luật thi đấu: áp dụng theo Luật hiện hành
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và bổ sung phần thể thức thi đấu.
- Đối với thi đấu đơn vòng tròn và thi đấu
đôi thi đấu trong 5 ván, mỗi ván 11 điểm.
- Đối với thi đấu đơn loại trực tiếp: thi đấu
7 ván, mỗi ván 11 điểm.
7. Tính điểm và xếp hạng :
- Tính điểm đấu vòng tròn : Thắng 2 điểm,
thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm.
- Xếp hạng đấu vòng tròn: Tổng điểm, đối
kháng, tỷ số hiệp thắng/thua, tỷ số điểm thắng/thua.
8. Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2
giải ba cho mỗi nội dung thi
Điều 21. Môn Cầu lông
1. Tính chất: Thi cá nhân và đôi.
2. Nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ
và đôi nam nữ.
3. Thể thức thi đấu: Đấu loại trực tiếp hoặc
vòng tròn 1 lượt.
a) Nếu có từ 16 đơn hoặc đôi trở xuống sẽ
chia bảng đấu vòng tròn 1 lượt.
b) Nếu có trên 16 đơn hoặc đôi trở lên sẽ thi
đấu loại trực tiếp.
4. Số lượng học sinh dự thi: Mỗi đoàn được cử
2 học sinh nam và 2 học sinh nữ dự thi ( 02 đơn nam, 02 đơn nữ, 01 đôi nam, 01
đôi nữ và 02 đôi nam, nữ).
5. Cầu thi đấu: Do Ban tổ chức quyết định.
6. Luật thi đấu: Áp dụng theo Luật hiện hành
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
7. Tính điểm và xếp hạng :
- Tính điểm đấu vòng tròn : Thắng 2 điểm,
thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm.
- Xếp hạng đấu vòng tròn: Tổng điểm, tỷ số
hiệp thắng/thua, tỷ số điểm thắng/thua, bốc thăm.
8. Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2
giải ba cho mỗi nội dung thi
Điều 22. Môn Cờ vua.
1. Tính chất : Thi cá nhân và tính điểm xếp
hạng đồng đội.
2. Các loại giải: Cá nhân nam, cá nhân nữ,
đồng đội nam và đồng đội nữ.
3. Thể thức và thời gian thi đấu :
a) Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ 7 ván nếu có từ
11-20 đấu thủ hoặc 9 ván nếu có 21 đấu thủ trở lên. Nếu dưới 11 đấu thủ sẽ thi
đấu vòng tròn 1 lượt.
b) Thời gian quy định cho mỗi đấu thủ là 60
phút để hoàn thành ván cờ.
4. Số lượng đấu thủ dự thi: Mỗi đoàn được cử
2 nam và 2 nữ dự thi.
5. Luật thi đấu: Áp dụng theo Luật Cờ vua
hiện hành của Liên đoàn Cờ Việt Nam.
6. Cách tính điểm và xếp hạng:
a) Tính điểm: Thắng 1 điểm, hoà 1/2 điểm,
thua 0 điểm.
b) Xếp hạng cá nhân: Căn cứ theo tổng điểm,
hệ số, số ván cầm quân đen, số ván thắng, số ván thắng bằng quân đen, ván giữa
2 đấu thủ (nếu gặp nhau), bốc thăm.
c) Xếp hạng đồng đội: Tổng điểm, tổng thứ
hạng của 2 đấu thủ (1nam + 1nữ), thứ hạng của đấu thủ xếp cao nhất, thứ hạng
của đấu thủ nữ.
7. Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2
giải ba cho mỗi nội dung thi
Điều 23. Môn Đá cầu
1. Tính chất: Thi cá nhân, đôi.
2. Nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ
và đôi nam nữ.
3. Thể thức thi đấu: Thi đấu loại trực tiếp
hoặc vòng tròn trong 3 ván.
4. Số lượng đấu thủ: Mỗi đoàn được cử 2 nam
và 2 nữ dự thi ( 02 đơn nam, 02 đơn nữ, 01 đôi nam, 01 đôi nữ và 02 đôi nam, nữ
).
5. Cầu thi đấu: Quả cầu thi đấu theo quy định
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
6. Luật thi đấu: Áp dụng theo Luật Đá cầu
hiện hành của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Nếu số lượng VĐV dự thi từ 16 trở xuống:
chia bảng đấu vòng tròn 1 lượt.
- Nếu số lượng VĐV dự thi từ 17 trở lên: đấu
loại trực tiếp 1 lần thua.
7. Cách tính điểm và xếp hạng:
a) Tính điểm đấu vòng tròn: Thắng 2 điểm,
thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm
b) Xếp hạng đấu vòng tròn: Tổng điểm, tỷ số
hiệp thắng/thua, tỷ số điểm thắng/thua.
8. Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2
giải ba cho mỗi nội dung thi
Điều 24. Môn Bắn nỏ
1. Số lượng đấu thủ: Mỗi đoàn được cử 2 nam
và 2 nữ tham gia.
2. Tính chất: Thi cá nhân, đồng đội nam, đồng
đội nữ.
3. Thể thức thi:
a) Cự ly bắn: Khoảng cách 15m, chiều cao
1,5m (tính từ tâm bia đến mặt phẳng đứng bắn).
b) Tư thế: Quỳ bắn, đứng bắn.
c) Kích thước bia: Bia 4B có 10 vòng (đường
kính vòng 10 là 5cm)
d) Số tên bắn: Mỗi VĐV được bắn 3 + 5 tên ở
mỗi tư thế (3 tên bắn thử và 5 tên tính điểm).
e) Thời gian bắn :
+ 3 phát loại thử trong 5 phút.
+ 5 phát loạt thật trong 6 phút.
g) Vị trí bắn (nơi đặt bia) phải có ụ chắn
đảm bảo an toàn.
h) Nỏ và tên do đoàn có VĐV dự thi tự túc,
không quy định kích thước, trọng lượng; Nỏ phải đúng hình dáng truyền thống của
dân tộc, không được làm biến dạng, cải tiến (không có kính ngắm, báng tỳ vai,
tay cầm cò) tên phải bằng tre không được làm bằng gỗ tiện hoặc bằng kim loại.
i) Trường hợp tên bắn không cắm vào giấy bia
mà trúng đuôi tên trước đang cắm ở đó dơi xuống thì không tính điểm (coi như
bắn ra ngoài )
4. Các loại giải và cách xếp hạng :
a) Các loại giải: Giải quỳ bắn (nam và nữ),
đứng bắn (nam và nữ), toàn năng (nam và nữ), đồng đội nam, đồng đội nữ.
b) Xếp hạng giải ở tư thế quỳ bắn và đứng
bắn: Căn cứ theo tổng điểm của 5 loạt tên bắn thật ở từng tư thế bắn, số lần
trúng vòng 10, 9, 8…
c) Xếp hạng toàn năng cá nhân: Tổng điểm của
2 tư thế (10 tên loạt thật), số lần trúng vòng 10, 9, 8…, tổng điểm ở tư thế
đứng bắn.
d) Xếp hạng đồng đội (nam và nữ): Tổng điểm
của 2 VĐV, tổng thứ hạng của 2 VĐV, thứ hạng VĐV cao nhất.
5. Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2
giải ba cho mỗi nội dung thi
Điều 25. Môn Bóng đá mini (nam 5 - 5)
1. Số lượng VĐV: Mỗi đoàn cử 1 đội gồm 10 VĐV
(5 chính thức, 5 dự bị) trong tổng số 46 học sinh của đoàn.
2. Tính chất: Thi đấu tranh giải đồng đội.
3. Cách thức thi đấu :
a) Nếu có từ 16 đội trở xuống :
- Chia bảng đấu vòng trong 1 lượt (mỗi bảng
không quá 4 đội).
- Nhất, nhì của bảng tiếp tục đấu loại trực
tiếp cho đến trận chung kết (đội nhất bảng này gặp nhì bảng kia).
b) Nếu có trên 16 đội: Đấu loại trực tiếp
cho đến chung kết.
4. Thời gian cho mỗi trận đấu là 40 phút
trong 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (nghỉ giữa 2
hiệp là 10 phút). Trong thi đấu loại trực tiếp nếu 2 đội hoà sẽ tổ chức đá phạt
luân lưu (không tổ chức đá hiệp phụ).
5. Bóng thi đấu do Ban tổ chức quy định.
6. Luật thi đấu: áp dụng theo Luật Bóng đá
mini hiện hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
7. Cách tính điểm, xếp hạng :
a) Cách tính điểm 1 trận đấu: Thắng 3 điểm,
hoà 1 điểm và thua 0 điểm.
b) Xếp hạng vòng bảng: Tổng điểm, hiệu số bàn
thắng - thua, tổng số bàn thắng, trận đấu giữa 2 đội.
8. Giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2
giải ba.
Điều 26. Môn Bóng chuyền mini (nam, nữ 3 - 3)
1. Số lượng VĐV: Mỗi đoàn được cử 1 đội nam
và 1 đội nữ với số lượng 6 nam, 6 nữ (3 chính thức và 3 dự bị).
2. Tính chất: Thi đấu đồng đội nam và đồng đội
nữ.
3. Cách thức thi đấu :
a) Nếu có từ 16 đội trở xuống :
- Chia bảng đấu vòng tròn 1 lượt.
- Nhất, nhì các bảng tiếp tục thi đấu loại
trực tiếp cho đến trận chung kết (đội nhất bảng này gặp đội nhì bảng kia).
b) Nếu có trên 16 đội thi đấu loại trực tiếp
cho đến trận chung kết.
c) Mỗi trận đấu diễn ra trong 3 hiệp, mỗi
hiệp 25 điểm, hiệp quyết thắng 15 điểm. Đội thắng hơn đội thua ít nhất 2 điểm
trong mỗi hiệp đấu:
4. Luật thi đấu, kích thước sân bãi: áp dụng
theo Luật Bóng chuyền mini (3 - 3) hiện hành ở lứa tuổi 15 - 18 của Bộ Văn hoá
Thể thao và Du lịch .
5. Bóng thi đấu do Ban tổ chức thông báo sau.
6. Cách tính điểm và xếp hạng :
a) Cách tính điểm trong đấu vòng tròn: Thắng
2 điểm, thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm.
b) Xếp hạng trong đấu vòng tròn: Tổng điểm,
tỷ số tổng hiệp thắng/ thua, tỷ số tổng điểm thắng / thua, trận đấu giữa 2 đội.
7.Giải thưởng: 1giải nhất, 1giải nhì và 2
giải ba.
Điều 27. Môn Bóng rổ
Tính chất: đồng đội nam, đồng đội nữ
Mỗi đoàn được cử 01 đội nam, 01 đội nữ ( gồm
12 Vận động viên)
Cách thức thi đấu:
Nếu có trên 16 đội thi đấu loại trực tiếp
- Nếu có từ 16 đội trở xuống chia bảng thi
đấu vòng tròn 1 lượt chọn 2 đội nhất nhì vào thi đấu vòng 2.
-Luật thi đấu: Áp dụng luật Bóng rổ hiện hành
của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam.
Bóng thi đấu: Ban Tổ chức sẽ thông báo sau.
Giải thưởng: 1 nhất, 1 nhì, 2 ba cho mỗi nội
dung thi.
Điều 28. Môn Đẩy gậy
1. Tính chất: Thi cá nhân nam, nữ.
2. Nội dung (hạng cân): Dưới 45kg, từ 45kg -
50kg, từ 51kg - 55kg, từ 56kg - 60kg, từ 61kg - 65kg, từ 66kg - 70kg, trên
70kg.
Vận động viên thuộc hạng cân nào thi đấu ở
hạng cân đó, được phép thi đấu trên hạng cân liền kề. Mỗi hạng cân thi đấu phải
có từ 03 VĐV trở lên mới tổ chức thi đấu ( mỗi đơn vị được cử 01 nam và 01 nữ ở
mỗi hạng cân).
3. Thể thức thi đấu: Thi đấu loại trực tiếp.
4. Luật thi đấu: áp dụng theo Luật Đẩy gậy
hiện hành của Uỷ ban TDTT (cũ) nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
năm 2005.
5. Các loại giải: 1giải nhất, 1giải nhì và 2
giải ba cho mỗi hạng cân.
Điều 28. Ban Trọng tài
Mỗi môn thể thao đều do một Ban trọng tài điều
khiển. Số lượng trọng tài được áp dụng theo luật hiện hành của các môn thể thao
có trong chương trình Hội thi.
Chương V
ĐÊM
GIAO LƯU CỦA HỘI THI VĂN HOÁ - THỂ THAO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI NĂM 2010
Điều 29. Chủ đề: Chào mừng “ Hội thi Văn hoá – Thể thao các trường
phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI - 2009”.
Điều 30. Mục đích, ý nghĩa và hình thức thể hiện:
1. Mục đích: Tạo điều kiện để học sinh các
trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học được giao lưu với
nhau.
2. Ý nghĩa: Đêm giao lưu sẽ là một sân chơi
bổ ích, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các học sinh dân tộc; thông qua
đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc.
Đêm giao lưu cũng sẽ giúp các em học sinh dân
tộc thiểu số mạng dạn hơn, tự tin hơn, có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm với bạn
bè ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường dự bị đại học ở các vùng
miền trên toàn quốc.
3. Hình thức thể hiện: Đốt lửa trại, múa hát
tập thể, cá nhân,…
Điều 31. Nội dung giao lưu
- Giao lưu văn nghệ theo chủ đề ( có thể chọn
một số tiết mục văn nghệ đặc sắc chọn lọc tiêu biểu cho 3 miền đã được giải để
giao lưu).
- Tổ chức diễn đàn theo chủ đề (giao lưu dưới
hình thức kể chuyện truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, phong cảnh đặc
sản…của các vùng miền) hoặc tổ chức thi “ Em là hướng dẫn viên du lịch”.
- Đại diện cho các em dân tộc thiểu số lên
phát biểu cảm nghĩ về đêm giao lưu.
- Múa hát tập thể nối vòng tay lớn và đốt lửa
trại.
Điều 32. Quy định về số lượng, quy mô, thời gian và chương trình
giao lưu.
1. Số lượng: tất cả mọi thành viên của các
đoàn đều tham gia
2. Quy mô:
- Có thể chia nhóm các trường ( 5 – 10 trường
thành nhóm giao lưu )
- Giao lưu giữa các trường theo vùng miền.
3. Thời gian: Đêm giao lưu của Hội thi Văn
hoá – Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú được tổ chức vào khoảng
giữa thời gian hoạt động của Hội thi
4. Chương trình:
Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu;
Các đoàn giới thiệu làm quen;
Thực hiện các nội dung của đêm giao lưu;
Phát biểu bế mạc;
Tặng quà lưu niệm.
5. Yêu cầu:
Các đoàn cần chủ động và làm tốt công tác
chuẩn bị.
Các trưởng đoàn có trách nhiệm quản lý học
sinh của đoàn mình.
Học sinh cần hăng hái nhiệt tình tham gia giao
lưu và có ý thức kỷ luật tốt.
Chương VI
KINH
PHÍ TỔ CHỨC, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIẢI
Điều 33. Kinh phí tổ chức, bồi dưỡng tập luyện và thi đấu.
1. Các đoàn chịu trách nhiệm toàn bộ kinh phí
ăn, ở, đi lại trong suốt quá trình diễn ra Hội thi.
2. Chế độ bồi dưỡng tập luyện và thi đấu cho
các giáo viên huấn luyện và học sinh, các đoàn có thể áp dụng các thông tư quy
định của Bộ Tài chính và theo khả năng của từng đơn vị.
Điều 34. Khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại.
1. Khen thưởng :
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban tổ chức Hội thi
sẽ trao:
- Cờ xuất sắc và tiền thưởng cho các đoàn từ
thứ nhất đến thứ mười.
- Cờ khá và tiền thưởng cho các đoàn từ thứ
mười một đến thứ hai mươi
- Cờ thưởng và tiền thưởng cho các đoàn từ
thứ nhất đến thứ 3 của mỗi phần thi (1 nhất, 2 nhì, 3 ba cho mỗi hội đồng thi)
- Huy chương và giải thưởng cho cá nhân, đôi,
đội về các môn thể thao từ thứ nhất đến thứ ba.
- 50 huy chương vàng, 55 huy chương bạc, 60
huy chương đồng và giải thưởng cho các tiết mục Văn nghệ.
- Huy chương vàng, bạc, đồng và giải thưởng
cho phần thi học sinh Thanh lịch.
- Huy chương vàng, bạc, đồng, giải khuyến
khích và giải thưởng về phần thi học sinh giỏi Văn, Toán, Tiếng Anh.
- Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch trao cờ cho
các đoàn từ giải nhất đến giải sáu toàn đoàn về phần thi Thể thao.
2. Kỷ luật :
- Bất ký cá nhân, đơn vị nào vi phạm Điều lệ,
những quy định của Ban Tổ chức Hội thi và có hành vi bỏ cuộc, tự ý kéo dài thời
gian trong mọi tình huống tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị lỷ luật từ phê bình, cảnh
cáo đến truất quyền thi đấu, quyền chỉ đạo, quyền trọng tài, huỷ bỏ thành tích
thi đấu của cá nhân vi phạm và thành tích của đồng đội có cá nhân vi phạm.
- Khiếu nại vô căn cứ gây trở ngại đến các
hoạt động của Hội thi đều bị xử lý từ phê bình, cảnh cáo và đơn vị có đơn tố
cáo sai sự thật sẽ bị trừ 30 điểm trong tổng số điểm Hội thi của đơn vị đó.
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu
trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bộ. Các
sai phạm tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến thông báo rộng rãi trong toàn
ngành.
3. Khiếu nại :
- Chỉ có trưởng đoàn mới có quyền khiếu nại.
Khiếu nại phải bằng văn bản gửi Ban tổ chức.
- Tất cả những khiếu nại về chuyên môn kỹ
thuật theo điều luật trong thi đấu thể thao do Tổng trọng tài xem xét và quyết
định.
Điều 35. Công tác tổ chức, chỉ đạo.
1. Hội thi đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thi toàn ngành do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập. Ban tổ chức địa phương do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đăng cai ra quyết định thành lập.
2. Điều khiển từng phần thi: Toán, Văn, Tiếng
Anh; Văn nghệ, Học sinh thanh lịch; Thể thao do Hội đồng thi chịu trách nhiệm.
Hội đồng thi và các Ban Giám khảo do Trưởng ban Tổ chức Hội thi thành lập.
3. Các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ
thông dân tộc nội trú lập kế hoạch tham gia Hội thi trình cấp quản lý trực tiếp
phê duyệt.
4. Cơ quan thường trực chỉ đạo Hội thi: Vụ
Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Giáo dục dân tộc,Vụ Giáo dục Trung học - Bộ
Giáo dục và Đào tạo 49 Đại Cồ Việt Hà Nội, điện thoại và Fax: 04.38694983 và Sở
Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi.
Đơn vị ……………………………………
HỘI THI VĂN HOÁ - THỂ
THAO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI - 2010
Họ và tên học sinh: Nam. Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: Dân
tộc:
Nơi sinh:
Trường:
Xếp loại văn hoá: Xếp
loại hạnh kiểm:
Nội dung dự thi:
Chữ
ký của học sinh
Xác nhận của
Giáo viên Chủ nhiệm
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của
Hiệu trưởng trường PTDTNT
(Ký
tên và đóng dấu)
|
Duyệt của
Giám đốc Sở GD&ĐT
(Ký
tên và đóng dấu)
|
ĐĂNG
KÝ THI HỌC SINH THANH LỊCH HỘI THI VĂN HOÁ - THỂ THAO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT
TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI - 2010
Tên đoàn:
Họ tên trưởng đoàn:
Thí sinh đăng ký thi học sinh thanh lịch:
3.1. Họ và tên: Nam, nữ
Dân tộc:
Ngày, tháng, năm, sinh:
Hiện đang học lớp:
Năng khiếu:
Một vài nét về bản thân:
3.2. Họ và tên: Nam, nữ
Dân tộc:
Ngày, tháng, năm, sinh:
Hiện đang học lớp:
Năng khiếu:
Một vài nét về bản thân:
|
Ngày
tháng năm 2010
Người đăng ký
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|