Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1633/QĐ-UBND 2022 Chương trình giáo dục địa phương bậc trung học Quảng Nam

Số hiệu: 1633/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Văn Tân
Ngày ban hành: 16/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1633/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 16 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG BẬC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 107/TTr-SGDĐT ngày 10/6/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình Giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong chương trình giáo dục phổ thông (viết tắt là Chương trình) kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chương trình là cơ sở để biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong Chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Ban Biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 2756/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GDĐT;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, KGVX (Hạnh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tân

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG BẬC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 1633/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

MỤC LỤC

Mục

NỘI DUNG

 

MỤC LỤC

I

CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

II

QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

III

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

IV

YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

2

Yêu cầu cần đạt về năng lực

V

NỘI DUNG GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1

Cấp Trung học cơ sở

2

Cấp Trung học phổ thông

VI

ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

VII

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

VIII

CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1

Các mức độ nhận thức

2

Thời lượng thực hiện chương trình

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

3. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

4. Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông.

5. Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.

6. Thông tri số 08-TT/TU, ngày 21/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện giáo dục văn hóa, lịch sử địa phương trong trường phổ thông.

7. Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

8. Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

9. Kế hoạch số 697/KH-UBND ngày 17/02/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu tại các văn bản đã nêu ở phần căn cứ về nội dung, chương trình giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông.

2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp học, cấp học. Chương trình được thiết kế theo các mạch nội dung từ lớp 6 đến lớp 12, gồm các lĩnh vực: Lịch sử truyền thống; Địa lí địa phương; Văn hóa; Kinh tế - hướng nghiệp; Nếp sống văn hóa, văn minh; Chính trị - xã hội; Môi trường. (Lớp 6 không có lĩnh vực Môi trường; lớp 7,8,9 không có lĩnh vực Chính trị - xã hội). Chương trình, nội dung giáo dục địa phương bậc trung học được biên soạn thành bộ tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Quảng Nam có vị trí như sách giáo khoa.

3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian, hoạt động dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện chương trình giáo dục địa phương trong khuôn khổ kế hoạch giáo dục và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

4. Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh, đảm bảo liên kết với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, với các môn học và các hoạt động giáo dục khác.

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế - hướng nghiệp, xã hội, môi trường, nếp sống văn hóa, văn minh, ... của địa phương.

2. Góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng cuộc sống.

3. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức gắn kết cộng đồng; trách nhiệm xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương; phát triển năng lực bản thân, tạo cơ sở cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

4. Góp phần đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

5. Huy động các nguồn lực của địa phương để tham gia vào thực hiện chương trình, nội dung và các hoạt động giáo dục địa phương.

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

Góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Quảng Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; phù hợp với mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tập trung vào những phẩm chất và năng lực cốt lõi sau:

- Yêu quê hương, đất nước; có tinh thần dân tộc chân chính, tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; hiếu kính, tri ân tổ tiên, trân trọng công lao của các bậc tiền nhân.

- Phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, nghĩa tình, trung thực; tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trung kiên, bất khuất, cần cù, vượt khó; giản dị, tiết kiệm, yêu lao động, trân quý thành quả lao động.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực

Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Các năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học;

+ Năng lực tìm hiểu, khám phá;

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động;

+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Cấp Trung học cơ sở

Lĩnh vực

LỚP 6

LỚP 7

LỚP 8

LỚP 9

1. Lịch sử, truyền thống

Chủ đề:

Quảng Nam - Từ nguồn gốc đến thế kỉ X

Chủ đề:

Quảng Nam - Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Chủ đề:

Quảng Nam - Từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

Chủ đề:

Quảng Nam - Từ đầu thế kỉ XX đến nay.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam;

- Nhận biết được những nét cơ bản về tình hình kinh tế xã hội và thành tựu văn hóa của hai nền văn hóa Sa Huỳnh và Chăm pa ở Quảng Nam;

- Gìn giữ những thành tựu của hai nền văn hóa Sa Huỳnh và Chăm pa ở Quảng Nam.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam.

- Nêu được những nét nổi bật về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Quảng Nam trong giai đoạn này.

- Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

- Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Trình bày được những nét tiêu biểu của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam.

- Có thái độ trân trọng đối với những thành tựu, giá trị cha ông đã đạt được và có hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.

Yêu cầu cần đạt:

- Khái quát được sự ra đời và vai trò của Đảng bộ Quảng Nam. Nêu được thắng lợi của nhân dân Quảng Nam trong Cách mạng tháng Tám 1945, trong kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mĩ và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

- Có thái độ trân trọng đối với những thắng lợi của cha ông; từ đó có trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

2. Địa lý địa phương

Chủ đề:

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Hệ thống sông ngòi ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Dân số và phân bố dân cư ở tỉnh Quảng Nam

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm chính về vị trí địa lý, lãnh thổ và các điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam;

- Xác định được địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam trên bản đồ;

- Nêu được những ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đến sản xuất và đời sống của tỉnh Quảng Nam;

- Có ý thức và hành động thiết thực, phù hợp góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu và giải thích sơ lược một số đặc điểm chung của sông ngòi ở tỉnh Quảng Nam.

- Xác định được trên lược đồ các sông chính của tỉnh.

- Trình bày được ảnh hưởng của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống ở Quảng Nam.

- Có ý thức và thực hiện được các hành động phù hợp góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường sông suối.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.

- Nêu được ảnh hưởng của rừng và biển Quảng Nam đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Biết cách tìm hiểu tự nhiên qua các tư liệu và tham quan địa phương.

- Có ý thức và hành động phù hợp góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và biển.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm cơ bản về dân số và phân bố dân cư ở Quảng Nam.

- Nêu được những thuận lợi, hạn chế của đặc điểm dân số và phân bố dân cư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Sử dụng được bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét, phân tích về đặc điểm dân số và phân bố dân cư.

- Có nhận thức đúng và hành động phù hợp đối với một số vấn đề liên quan đến dân số, dân cư.

3. Văn hóa

Chủ đề:

Di sản văn hóa vật thể ở tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:

Danh lam thắng cảnh ở tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:

Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Lễ hội truyền thống ở tỉnh Quảng Nam.

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được khái niệm di sản văn hóa vật thể; có hiểu biết ban đầu về Khu đền tháp Mỹ Sơn - một trong hai di sản văn hóa ở Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

- Hình thành ý thức bảo tồn và cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa vật thể.

- Truyền thông được những giá trị của di sản văn hóa vật thể đến người thân và cộng đồng.

Yêu cầu cần đạt:

- Có hiểu biết ban đầu về danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam; có kiến thức cơ bản về ba danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Quảng Nam: Cù Lao Chàm (được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới), danh thắng Hòn Kẽm Đá Dừng và Hồ Phú Ninh.

- Hình thành ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của danh lam thắng cảnh.

- Truyền thông được những giá trị của di tích, danh thắng đến với người thân và cộng đồng.

Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được khái niệm di sản văn hóa phi vật thể; có hiểu biết ban đầu về 2 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Quảng Nam: Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam và Múa Tâng tung da dá).

- Hình thành ý thức bảo tồn và cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa phí vật thể.

- Biết cách truyền thông những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đến với người thân và cộng đồng.

Yêu cầu cần đạt:

- Có hiểu biết ban đầu về lễ hội truyền thống của địa phương Quảng Nam; có kiến thức về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu như: lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cầu ngư, lễ hội Bà Thu Bồn.

- Hình thành ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống.

- Biết giới thiệu/ thuyết minh các lễ hội truyền thống của Quảng Nam đến với người thân và cộng đồng.

4. Kinh tế - Hướng nghiệp

Chủ đề:

Làng nghề truyền thống ở Quảng Nam

Chủ đề:

Nông- lâm - thủy sản ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Dịch vụ tỉnh Quảng Nam

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Quảng Nam;

- Biết được quy trình, kĩ năng chế tác sản phẩm của một số nghề;

- Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của các làng nghề.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm nổi bật ngành nông - lâm - thủy sản Quảng Nam.

- Tìm hiểu tình hình sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Quảng Nam.

- Nắm được một số xu hướng phát triển trong nông nghiệp Quảng Nam.

- Nhìn nhận đúng đắn vai trò, xu hướng phát triển, khả năng tạo việc làm của ngành nông nghiệp, từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được điều kiện phát triển ngành công nghiệp Quảng Nam.

- Tìm hiểu một số ngành sản xuất công nghiệp nổi bật ở tỉnh Quảng Nam.

- Nắm được các xu hướng phát triển trong ngành công nghiệp Quảng Nam.

- Nhìn nhận đúng đắn vai trò, xu hướng phát triển, khả năng tạo việc làm của ngành công nghiệp, từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được vai trò và thế mạnh của ngành dịch vụ trong phát triển kinh tế Quảng Nam

- Tìm hiểu một số hoạt động dịch vụ nổi bật ở Quảng Nam.

- Học sinh xác định được các yêu cầu cụ thể về lao động cho mỗi hoạt động dịch vụ.

- Nhìn nhận đúng đắn vai trò, khả năng tạo việc làm của ngành dịch vụ, từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

5. Nếp sống văn minh

Chủ đề:

Nếp sống văn hóa, văn minh ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Gia đình, dòng tộc văn hóa tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam

Chủ đề:

Vài nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Quảng Nam

Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu được nội dung, biểu hiện của nếp sống văn hóa, văn minh; vai trò của việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh;

- Nêu được một số hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở Quảng Nam;

- Có ý thức xây dựng, giữ gìn nếp sống văn hóa, văn minh.

Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu được nội dung, biểu hiện của nếp sống văn hóa trong gia đình, dòng tộc.

- Giới thiệu một số gia đình, dòng tộc văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Thực hiện được những việc làm cụ thể để gìn giữ và phát huy nếp sống văn hóa trong gia đình, dòng tộc.

Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu được nội dung, giá trị của nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam.

- Một số đặc trưng tiêu biểu về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Trình bày được ý nghĩa của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Quảng Nam.

Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu được khái niệm văn hóa giao tiếp, ứng xử.

- Nêu được một số đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Quảng Nam.

- Hiểu và có cách ứng xử phù hợp để vừa giữ gìn nét riêng trong văn hóa giao tiếp của người Quảng vừa dung hòa với đời sống hiện đại.

6. Chính trị xã hội

Chủ đề:

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

(không xây dựng chủ đề)

(không xây dựng chủ đề)

(không xây dựng chủ đề)

 

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Quảng Nam.

- Trình bày được ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

- Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

 

 

 

7. Môi trường

(không xây dựng chủ đề)

Chủ đề:

Phòng chống ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam.

Chủ đề:

Đa dạng sinh học ở Quảng Nam.

Chủ đề:

Tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường ở Quảng Nam.

 

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được một số dạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam.

- Trình bày được một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam.

- Có ý thức và hành động phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường.

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được sự đa dạng về loài và hệ sinh thái ở Quảng Nam.

- Trình bày được vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường ở Quảng Nam.

- Trình bày được một số biện pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Quảng Nam.

- Có ý thức và hành động phù hợp để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường ở Quảng Nam.

- Trình bày được nguyên nhân và một số biện pháp nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu ở Quảng Nam.

- Có ý thức và hành động phù hợp để góp phần hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

2. Cấp Trung học phổ thông

Lĩnh vực

LỚP 10

LỚP 11

LỚP 12

1. Lịch sử truyền thống

Chủ đề:

Truyền thống hiếu học của người Quảng Nam

Chủ đề:

Danh nhân Quảng Nam

Chủ đề:

Quảng Nam “Trung dũng kiên cường” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay)

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được cơ sở hình thành truyền thống hiếu học.

- Nêu lên được những biểu hiện của truyền thống hiếu học từ trong lịch sử đến hiện tại.

- Nhận thức được vai trò của truyền thống hiếu học đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. - Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của địa phương.

Yêu cầu cần đạt:

- Liệt kê được các danh nhân đất Quảng tiêu biểu.

- Trình bày được những đóng góp của họ cho quê hương đất nước.

- Giải thích được vì sao Quảng Nam có nhiều danh nhân.

- Trân trọng, biết ơn và tích cực học tập, rèn luyện để noi gương các danh nhân đất Quảng.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được những chiến thắng tiêu biểu trên quê hương Quảng Nam trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

- Phân tích được ý nghĩa của những chiến thắng tiêu biểu ở Quảng Nam trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về truyền thống cách mạng Quảng Nam.

- Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ quê hương.

2. Địa lý địa phương

Chủ đề:

Khai thác nguồn lực vị trí địa lí và tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Khai thác nguồn lực dân cư và xã hội ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Phát triển kinh tế theo ngành và theo vùng ở tỉnh Quảng Nam

Yêu cầu cần đạt:

- Xác định được một số nguồn lực vị trí địa lí và tự nhiên tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

- Nêu được hiện trạng và triển vọng khai thác một số nguồn lực vị trí địa lí và tự nhiên tiêu biểu ở Quảng Nam.

- Có ý thức bảo vệ và phát huy các nguồn lực vị trí địa lí và tự nhiên trong quá trình phát triển của tỉnh nhà.

Yêu cầu cần đạt:

- Xác định được một số nguồn lực dân cư và xã hội tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam.

- Nêu được hiện trạng và triển vọng khai thác một số nguồn lực dân cư và xã hội tiêu biểu ở Quảng Nam.

- Có ý thức bảo vệ và phát huy các nguồn lực dân cư và xã hội trong quá trình phát triển của tỉnh nhà.

Yêu cầu cần đạt:

- Xác định được cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng ở tỉnh Quảng Nam.

- Nêu được hiện trạng và triển vọng phát triển kinh tế theo ngành và theo vùng ở tỉnh Quảng Nam.

- Có ý thức phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp để góp phần vào quá trình phát triển của tỉnh nhà.

3. Văn hóa

Chủ đề:

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:

Quảng Nam với quá trình hội nhập văn hóa quốc tế.

Yêu cầu cần đạt:

- Giải thích được khái niệm bảo tồn di sản văn hóa và thấy được sự cần thiết trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương.

- Phân tích được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Có ý thức trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở địa phương.

Yêu cầu cần đạt:

- Giải thích được khái niệm nghệ thuật truyền thống và kể tên được các hình thức nghệ thuật truyền thống ở địa phương.

- Mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Quảng Nam về kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, âm nhạc … thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, ...

- Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của nghệ thuật truyền thống ở Quảng Nam.

- Giới thiệu cho người thân và cộng đồng về bản sắc của nghệ thuật truyền thống ở Quảng Nam.

Yêu cầu cần đạt:

- Giải thích được khái niệm hội nhập văn hóa quốc tế.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu quá trình hội nhập văn hóa của địa phương vào khu vực và thế giới.

- Phân tích được những biểu hiện và tác động tích cực và tiêu cực của giao lưu, hội nhập văn hóa thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được những hoạt động giao lưu, hội nhập văn hóa với khu vực và thế giới của tỉnh Quảng Nam.

4. Kinh tế - Hướng nghiệp

Chủ đề:

Công nghiệp trọng điểm ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Thương mại, dịch vụ, du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:

Trải nghiệm cơ hội việc làm

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được thực trạng và định hướng phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm của Quảng Nam.

- Biết được nhu cầu nhân lực để phát triển những những ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh. - Có ý thức định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được thực trạng và định hướng phát triển các ngành: thương mại, du lịch, dịch vụ của Quảng Nam.

- Biết được nhu cầu nhân lực để phát triển các ngành: thương mại, du lịch, dịch vụ của tỉnh.

- Có ý thức định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Yêu cầu cần đạt:

- Biết thu thập và trình bày được thông tin về những ngành/nghề mà địa phương có nhu cầu tuyển dụng cao.

- Trình bày được những yêu cầu cần thiết đối với người lao động khi tham gia vào những ngành/nghề mà địa phương có nhu cầu tuyển dụng cao.

- Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm cơ hội việc làm.

5. Chính trị - xã hội

Chủ đề: Nhận diện và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập học đường

Chủ đề: Chính sách an sinh xã hội tỉnh Quảng Nam

Chủ đề: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội.

- Nhận biết được một số tệ nạn xã hội phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Hình thành kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh học đường.

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được khái niệm, ý nghĩa chính sách an sinh xã hội.

- Trình bày được một số chính sách an sinh xã hội của tỉnh Quảng Nam.

- Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương.

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được:

+ Bối cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam trên đà hội nhập, phát triển.

+ Một số chính sách phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục.

- Xác định được thách thức và cơ hội, định hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

6. Môi trường

Chủ đề:

Bảo vệ môi trường ở Quảng Nam

Chủ đề:

Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Quảng Nam

Chủ đề:

Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Quảng Nam

 

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được khái niệm bảo vệ môi trường.

- Phân tích được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở Quảng Nam.

- Biết được ứng dụng vi sinh vật trong việc xử lí chất thải bảo vệ môi trường.

- Có ý thức và hành động phù hợp trong việc bảo vệ môi trường.

Yêu cầu cần đạt:

- Khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nêu được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Quảng Nam.

- Phân tích được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu thực phẩm sạch.

- Có ý thức và hành động phù hợp trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của người dân Quảng Nam.

- Nêu được các giải pháp để thích ứng với sự biến đổi khí hậu ở Quảng Nam.

- Có ý thức và hành động phù hợp với các vấn đề trên.

VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Nội dung giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở được giảng dạy từ lớp 6 đến lớp 9. Nội dung Chương trình của mỗi khối lớp gồm 6 lĩnh vực được chọn theo Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi lĩnh vực được phân bố số tiết phù hợp các cho hoạt động dạy học.

2. Vận dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động, phát huy năng lực của người học. Chú trọng những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh như năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo, …, đáp ứng mục tiêu của chương trình tổng thể.

3. Kết hợp hoạt động học tập trên lớp với việc tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, sưu tầm tư liệu, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội của địa phương cho học sinh.

4. Cần chú ý tới những đặc điểm riêng của lứa tuổi để có những phương pháp dạy học phù hợp.

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để phát triển chương trình nội dung giáo dục của địa phương theo hướng điều chỉnh nâng cao tính khả thi.

2. Nhà trường và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 về quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức đánh giá việc thực hiện nội dung và kết quả hoạt động dạy học giáo dục địa phương nhằm rút kinh nghiệm quản lý chỉ đạo dạy học và nâng cao chất lượng, nội dung chương trình giáo dục địa phương của tỉnh.

4. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá, đảm bảo tính phù hợp, khách quan, hiệu quả của các hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá, không gây áp lực cho học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.

5. Kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (nhận xét hoặc ghi điểm). Kết quả này là thành phần để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

VIII. CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Các mức độ nhận thức:

Biết: Kể tên, liệt kê, trình bày, nhận biết, nhận ra, phát hiện, tìm kiếm, nêu, mô tả, ghi nhớ.

Hiểu: Phân biệt, tính toán, vẽ, so sánh, phân tích, giải thích, đọc, tóm tắt, trao đổi, làm rõ, đánh giá, biểu diễn, thao tác, bảo quản, sử dụng, khắc phục, liên hệ, nhận định, lựa chọn, nhận thức, xác định.

Vận dụng: Khai thác, tạo lập, vận hành, xác định thông số, chăm sóc, bảo dưỡng, đề xuất, thử nghiệm, điều chỉnh, lập kế hoạch, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm, hoàn thiện, thiết kế, phác thảo, thực hiện, lắp ráp.

2. Thời lượng thực hiện chương trình

Thời lượng thực hiện Chương trình giáo dục địa phương đối với mỗi lớp ở cấp THCS, THPT là 35 tiết/năm, trong đó thời gian kiểm tra đánh giá là 04 tiết/năm. Dựa trên nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục địa phương, các trường xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.

Sau đây là dự kiến số tiết dạy học các chủ đề:

- Cấp Trung học cơ sở:

TT

Lĩnh vực

Lớp 6
(số tiết)

Lớp 7
(số tiết)

Lớp 8
(số tiết)

Lớp 9
(số tiết)

1

Lịch sử truyền thống

05

05

05

05

2

Địa lý

05

05

05

05

3

Văn hóa

04

04

04

04

4

Kinh tế, Hướng nghiệp

05

05

05

05

5

Nếp sống văn hóa, văn minh

05

05

05

05

6

Chính trị xã hội

05

/

/

/

7

Môi trường

 

05

05

05

*

Ôn tập kiểm tra

02

02

02

02

*

Kiểm tra đánh giá

04

04

04

04

TC

35

35

35

35

- Cấp Trung học phổ thông:

TT

Lĩnh vực

Lớp 6
(số tiết)

Lớp 7
(số tiết)

Lớp 8
(số tiết)

1

Lịch sử truyền thống

05

05

05

2

Địa lý

05

05

05

3

Văn hóa

04

04

04

4

Kinh tế, Hướng nghiệp

05

05

05

6

Chính trị xã hội

05

05

05

7

Môi trường

05

05

05

*

Ôn tập kiểm tra

02

02

02

*

Kiểm tra đánh giá

04

04

04

TC

35

35

35

Trên đây là nội dung Chương trình giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong Chương trình giáo dục phổ thông. UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, triển khai thực hiện việc biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đảm bảo nội dung kế hoạch, kịp thời phục vụ giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông mới./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1633/QĐ-UBND ngày 16/06/2022 về Chương trình Giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong chương trình giáo dục phổ thông

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.388

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.175.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!