ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1531/QĐ-UBND
|
Điện
Biên Phủ, ngày 29 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI
3 TỈNH BẮC LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số: 16/2006/TT-BTC ngày 07/3/2006 của
Bộ Tài chính quy định chế độ suất chi đào tạo học sinh Lào và học sinh
Campuchia học tập tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số: 33/1999/QĐ-BGD-ĐT ngày
25/8/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành “Quy chế công tác người
nước ngoài học tại Việt Nam”; Quyết định số: 23/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2001 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, về ban hành Quy chế quản lí công dân Việt Nam đang được
đào tạo ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần
thứ XI, XII; Biên bản hội đàm cấp cao giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào diễn
ra từ ngày 12/12 đến ngày 19/12/2009 tại Điện Biên;
Căn cứ Nghị quyết số: 202/NQ-HĐND, ngày 12/12/2010
của HĐND tỉnh Điện Biên về việc thông qua Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện
Biên với 3 tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2010-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh
Bắc Lào giai đoạn 2010-2015 (có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với
các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai
xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công, báo cáo kết quả
hàng năm về UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Xuân Kôi
|
ĐỀ ÁN
HỢP
TÁC ĐÀO TẠO GIỮA TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI 3 TỈNH BẮC LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2015}
(Kèm theo Quyết định số: 1531/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần
thứ XI, về công tác đối ngoại của tỉnh xác định: tăng cường quan hệ hữu nghị đặc
biệt, hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào, mở rộng quan hệ hợp tác với tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc, các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế trên cơ sở
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước;
Để tăng cường hợp tác về lĩnh vực đào tạo giữa tỉnh Điện
Biên với 3 tỉnh: Luông pha băng, U đom xay, Phong sa ly (sau đây gọi chung là
các tỉnh Bắc Lào), đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục
vụ hội nhập phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại của tỉnh, từ năm
2006 đến nay công tác đào tạo học sinh Lào tại Điện Biên đã được triển khai thực
hiện và thu được nhiều kết quả.
Tiếp tục tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước
Việt - Lào, duy trì và giữ vững mối quan hệ hợp tác gắn bó, bền chặt giữa tỉnh
Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào, trong thời gian tới tỉnh Điện Biên tiếp tục thực
hiện nội dung hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc
phòng, xây dựng chính quyền, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng
tâm về hợp tác quốc tế đã được đảng bộ và chính quyền tỉnh Điện Biên kí kết và
ghi nhớ trong biên bản hội đàm thường niên với 3 tỉnh Bắc Lào.
A. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Căn cứ pháp lí
- Quyết định số: 33/1999/QĐ-BGD-ĐT ngày 25/8/1999 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành “Quy chế công tác người nước ngoài học
tại Việt Nam”;
- Thông tư số: 16/2006/TT- BTC ngày 07/3/2006 của Bộ
Tài chính quy định chế độ suất chi đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia học
tập tại Việt Nam;
- Quyết định số: 23/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2001 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, về ban hành Quy chế quản lí công dân Việt Nam đang được
đào tạo ở nước ngoài;
- Biên bản hội đàm cấp cao giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh
Bắc Lào tại Thông báo số: 158/TB-TU ngày 27/9/2006 của Thường vụ Tỉnh ủy;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ
XI, XII; Biên bản hội đàm cấp cao giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào diễn
ra từ ngày 12/12 đến ngày 19/12/2009 tại Điện Biên;
- Nghị quyết số: 79/2006/NQ-HĐND ngày 12/12/2006 của
HĐND tỉnh Điện Biên về việc ban hành chính sách đào tạo học sinh Lào tại tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số: 136/2008/NQ-HĐND ngày 15/9/2008 của
HĐND tỉnh Điện Biên về việc nâng mức tiền ăn cho lưu học sinh Lào tại tỉnh Điện
Biên; Nghị quyết số: 202/NQ-HĐND, ngày 12/12/2010 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc
thông qua Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào giai đoạn
2010-2015
- Quyết định số: 01/2007/QĐ-UBND , ngày 16/01/2007 của
UBND tỉnh, về việc ban hành chính sách đào tạo học sinh Lào tại Điện Biên, giai
đoạn 2006-2010; Quyết định số: 14/2008/QĐ-UBND , ngày 29/9/2008 về việc nâng mức
tiền ăn cho lưu học sinh Lào tại tỉnh Điện Biên.
II. Căn cứ thực tiễn
- Tỉnh Điện Biên và 3 tỉnh Bắc Lào vốn có mối quan hệ
hữu nghị đặc biệt từ nhiều năm qua. Tình hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác toàn
diện giữa Điện Biên và 3 tỉnh Bắc Lào không ngừng được duy trì, củng cố và phát
triển. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Điện Biên luôn coi việc đào tạo nguồn nhân lực
cho 3 tỉnh Bắc Lào là nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần tăng cường tình hữu
nghị đặc biệt giữa Điện Biên và ba tỉnh Bắc Lào, đồng thời thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội của 3 tỉnh Bắc Lào;
- Nước ta đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đang từng
bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, chủ trương về hội nhập quốc tế
được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Điện Biên cụ thể hóa vào mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ của tỉnh có trình độ
cao, hiểu biết sâu về kinh tế thế giới cùng các thông lệ quốc tế cũng được quan
tâm, chú trọng.
- Sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của 3
tỉnh Bắc Lào những năm gần đây có bước phát triển nhanh song còn gặp nhiều khó
khăn thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực. Các tỉnh Bắc Lào có nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ có trình độ TCCN,
cao đẳng, đại học, lí luận chính trị.
Trong 5 năm qua, Điện Biên đã đào tạo cho 3 tỉnh Bắc
Lào tổng số 330 học sinh, cán bộ (trong đó, có 30 học sinh tốt nghiệp về nước,
300 học sinh đang học tập). Học sinh của 3 tỉnh Bắc Lào đào tạo tại Điện Biên
sau tốt nghiệp về nước hầu hết được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, đáp ứng
được yêu cầu công tác, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
của 3 tỉnh Bắc Lào.
B. KẾT QUẢ HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIAI
ĐOẠN 2006 - 2009
I. Đào tạo học sinh Lào tại Điện
Biên
Thực hiện Biên bản hội đàm cấp cao giữa tỉnh Điện Biên
với 3 tỉnh Bắc Lào; căn cứ Thông báo số: 158/TB-TU ngày 27/9/2006 của Thường vụ
Tỉnh ủy, từ năm 2006 đến 2010 tỉnh Điện Biên đào tạo cho các tỉnh Bắc Lào từ
215 đến 230 học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh). Kết quả, giai
đoạn 2006-2009, tỉnh Điện Biên đã và đang đào tạo cho các tỉnh Bắc Lào 306 học
sinh, đạt 131% kế hoạch giai đoạn 2006- 2010.
Từ tháng 9/2006 đến tháng 11/2009, tổng số lưu học
sinh đã và đang học tập tại tỉnh Điện Biên là 303/307 (4 học sinh nghỉ học giữa
chừng và về nước: 02 học sinh tỉnh Luông pha băng, 01 học sinh U đom xay, 01 học
sinh Phong sa lỳ). Số đã tốt nghiệp ra trường là 30; Số học sinh đang học tiếng
Việt tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh là 77. Số học sinh đang học tại 3
trường cao đẳng là 199, trong đó, cao đẳng 107 học sinh; Trung cấp chuyên nghiệp
92 học sinh.
1. Số học sinh đã tốt nghiệp ra trường giai đoạn
2006-2009
Giai đoạn 2006-2009, đã có 30 học sinh tốt nghiệp và
trở về nước công tác. Số học sinh ra trường hầu hết được phân công công tác, có
vốn tiếng Việt khá, được các cơ quan đánh giá cao trong vận dụng kiến thức
chuyên ngành đào tạo, phục vụ tốt công việc được giao.
2. Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh
Năm học 2009-2010 có 77 học sinh đào tạo tiếng Việt,
trong đó 36 nam, 41 nữ, chia làm 3 lớp (Luông Pha Băng: 26, U Đom Xay: 26,
Phong Sa Ly: 25).
3. Trường Cao đẳng Sư phạm
Hiện đang đào tạo 107 học sinh.
Khóa học 2007-2010: 50, gồm các ngành cao đẳng toán -
tin; sinh - hóa.
Khóa học 2008-2011: 40, gồm các ngành cao đẳng sinh -
hóa; sử - giáo dục công dân; công tác xã hội; tin học; quản trị văn phòng.
Khoá học 2009 - 2012: 17, gồm các ngành cao đẳng toán
- lý, văn - sử.
4. Trường Cao đẳng Y tế
Hiện đang đào tạo 44 học sinh.
Khóa học 2008-2010: 13, gồm dược sĩ trung cấp: 02; y
sĩ: 11;
Khoá học 2009-2011: 31, gồm dược sĩ trung cấp: 8; y
sĩ: 23.
Trường chưa đào tạo hệ cao đẳng.
5. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật
Hiện đang đào tạo 48 học sinh.
Khóa học 2008-2011: 21, gồm các ngành trung cấp và cao
đẳng tài chính - ngân hàng; kế toán doanh nghiệp; trồng trọt;
Khoá học 2009-2012: 27, gồm các ngành tài chính - ngân
hàng; kế toán - tài chính.
II. Đào tạo học sinh tỉnh Điện
Biên tại Lào
Thực hiện biên bản hội đàm cấp cao giữa tỉnh Điện Biên
với tỉnh Luông pha bang, từ năm 2006 đến 2009 tỉnh Điện Biên đã cử 4 khoá, với
tổng số 20 học sinh sang học đại học tại trường đại học Xu Pha Nu Vông, tỉnh
Luông Pha Băng. Trong đó, nam: 14; nữ: 6, gồm các dân tộc: Mông: 6, Thái: 10,
Khơ Mú: 01, Lào: 03 thuộc các huyện Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Điện
Biên, Mường Chà, thành phố Điện Biên Phủ.
Trong thời gian học tập, học sinh được tỉnh Luông Pha
Băng hỗ trợ học bổng 1.800.000đồng/tháng/học sinh. Học sinh học dự bị tiếng Lào
trong thời gian 1 năm, học chuyên ngành đào tạo theo nguyện vọng đăng kí (3
năm).
Số lượng học sinh các khoá học: Khoá 2006-2012: 05 học
sinh. Khoá 2007-2013: 05 học sinh. Khoá 2008-2014: 05 học sinh. Khoá 2009-2015:
05 học sinh.
Trong số 15 học sinh đã phân ngành đào tạo, bao gồm
các ngành: Sư phạm tiếng Lào (5 học sinh), Ngôn ngữ Lào (02), Du lịch (03 học
sinh), Quản trị kinh doanh (02 học sinh), Kinh tế học (01 học sinh), Kinh tế đối
ngoại (01 học sinh).
Học sinh chấp hành tốt luật pháp của nước Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào, đoàn kết gắn bó, tương trợ nhau trong học tập, tham gia nhiệt
tình các hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, nhằm tăng cường tình
đoàn kết hữu nghị giữa sinh viên Việt - Lào.
Kết quả xếp loại đạo đức, học tập: 100% học sinh có đạo
đức tốt, lực học trung bình và khá.
C. KẾ HOẠCH HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIAI
ĐOẠN 2010-2015
I. Mục tiêu
1. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai
nước Việt - Lào nói chung và duy trì, giữ vững mối quan hệ hợp tác gắn bó, bền
chặt giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào.
2. Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa
tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào; đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp lý luận
chính trị cho cán bộ và học sinh Lào tại trường Chính trị Tỉnh và các trường
cao đẳng của tỉnh.
Đào tạo liên thông trình độ đại học các ngành sư phạm,
y tế, kinh tế đối với những sinh viên Lào đã tốt nghiệp cao đẳng tại các trường
cao đẳng của tỉnh.
3. Tiếp tục đào tạo học sinh Điện Biên tại trường Đại
học Xu pha nu vông, tỉnh Luông pha bang, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
II. Kế hoạch cụ thể
1. Đào tạo học sinh Lào tại Điện Biên
1.1 Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp cho học sinh Lào
Số lượng: 75 học sinh/năm (mỗi tỉnh 25 học sinh); Số học
sinh hoàn thành chương trình tiếng Việt cơ bản được phân ngành đào tạo vào các
trường cao đẳng trong tỉnh theo nhu cầu của các tỉnh Bắc Lào và khả năng đáp ứng
của các trường cao đẳng (trung bình mỗi trường 25 học sinh/năm).
1.2. Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị
cho cán bộ của 3 tỉnh Bắc Lào
Số lượng: 15 người/năm (mỗi tỉnh 05 người); số cán bộ
đã hoàn thành chương trình tiếng Việt cơ bản được vào trường Chính trị Tỉnh để
đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị trong thời gian 01 năm.
2. Đào tạo học sinh tỉnh Điện Biên tại Lào
Hằng năm tỉnh Điện Biên chọn, cử đào tạo đại học tại
trường Đại học Xu Pha Nu Vông, tỉnh Luông Pha Băng 05 học sinh/năm. Nguồn kinh
phí đào tạo, học phí và các chế độ cho học sinh do tỉnh Luông Pha Băng đài thọ.
3. Đối tượng, điều kiện dự tuyển
3.1. Đào tạo học sinh Lào tại Điện Biên
- Đào tạo trình độ Cao đẳng cho học sinh Lào: Học sinh
đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có học lực trung bình và hạnh kiểm đạt khá
trở lên. Trước khi sang Điện Biên học tập được khám sức khỏe tổng thể, xét nghiệm
HIV, ma túy do cơ quan y tế các tỉnh Bắc Lào thực hiện; không quá 22 tuổi tính
đến năm tuyển sinh (đối với học sinh THPT); không quy định tuổi tuyển sinh đối
với học sinh là cán bộ.
- Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị: Tốt
nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập, được cử đi học theo đề
nghị của 3 tỉnh Bắc Lào.
3.2. Đào tạo học sinh tỉnh Điện Biên tại Lào
- Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu
thường trú từ 5 năm trở lên tại các huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé,
thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên; tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; xếp
loại học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.
-Học sinh dân tộc Kinh phải xếp loại học lực khá trở
lên, hạnh kiểm tốt, tỉ lệ không quá 20% trên tổng số học sinh trúng tuyển.
- Học sinh có đủ sức khoẻ học tập theo quy định hiện
hành; lí lịch rõ ràng, không vi phạm pháp luật.
4. Chế độ chính sách
4.1. Chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ Lào tại
Điện Biên được thực hiện theo Quyết định số: 01/2007/QĐ-UBND , ngày 16/01/2007 của
UBND tỉnh, về việc ban hành chính sách đào tạo học sinh Lào tại Điện Biên, giai
đoạn 2006-2010; Quyết định số: 14/2008/QĐ-UBND , ngày 29/9/2008 về việc nâng mức
tiền ăn cho lưu học sinh Lào tại tỉnh Điện Biên.
4.2. Chế độ chính sách đối với học sinh tỉnh Điện Biên
đào tạo tại Lào
- Về kinh phí đi và về giữa Điện Biên - Luông Pha
Bang: do tỉnh Điện Biên hỗ trợ 01 lượt đi và về (học sinh có thể thanh toán dịp
nghỉ hè hoặc nghỉ Tết cổ truyền của dân tộc);
- Kinh phí đào tạo, tiền ăn, ở, hỗ trợ sinh hoạt phí
cùng các phương tiện học tập: do tỉnh Luông pha băng đài thọ và chi trả trực tiếp
học sinh.
5. Kế hoạch đào tạo
5.1. Đào tạo tiếng Việt, chuyên ngành
TT
|
Tỉnh
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Tổng
|
1
|
Luông pha băng
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
120
|
2
|
U đom xay
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
120
|
3
|
Phong sa ly
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
120
|
|
Tổng cộng
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
360
|
- Chương trình tiếng Việt thực hành học tại Trung tâm
Giáo dục thường xuyên tỉnh, tổng số 600 tiết, thời gian học tập: 10 tháng;
chương trình tiếng Việt nâng cao (theo các chuyên đề nâng cao thuộc các môn: Ngữ
Văn, Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí).
- Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Việt cơ bản tại
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh được chuyển tiếp đào tạo tại 3 trường cao
đẳng trong tỉnh.
- Đào tạo chuyên ngành tại 3 trường cao đẳng, thực hiện
theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều lệ trường cao đẳng.
Trong thời gian đào tạo chuyên ngành tại tỉnh Điện
Biên, học sinh học thêm trong chương trình môn Tiếng Việt với 100 tiết/năm.
Riêng đào tạo Trung cấp, Cao đẳng Y tế, học sinh tăng thêm số giờ thực hành tại
cơ sở y tế nhiều hơn 20% so với quy định đối với học sinh Việt Nam.
5.2. Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị
TT
|
Tỉnh
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Tổng
|
1
|
Luông pha băng
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
30
|
2
|
U đom xay
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
30
|
3
|
Phong sa ly
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
30
|
|
Tổng cộng
|
15
|
15
|
15
|
15
|
15
|
15
|
90
|
6. Kinh phí đào tạo
Định mức đào tạo học sinh, cán bộ Lào tại Điện Biên:
Thực hiện theo Quyết định: 01/2007/QĐ-UBND , ngày 16/01/2007 của UBND tỉnh, về
việc ban hành chính sách đào tạo học sinh Lào tại Điện Biên, giai đoạn
2006-2010; Quyết định số: 14/2008/QĐ- UBND, ngày 29/9/2008 về việc nâng mức tiền
ăn cho lưu học sinh Lào tại tỉnh Điện Biên, ước tính khoảng 19.000.000 đồng/người/năm
học (trong đó: đào tạo tiếng Việt 01 năm; chuyên ngành cao đẳng 03 năm; trung cấp
lý luận chính trị 02 năm)
6.1. Đào tạo tiếng Việt:
75 người x 6 năm x 19.000.000 đồng/người/năm = 8.550.000.000đ
6.2. Đào tạo chuyên ngành hệ Cao đẳng:
75 người x 19.000.000 đồng/người/năm x 3 năm =
4.275.000.000/khóa
4.275.000.000/khóa x 6 khóa = 25.650.000.000đ
6.3. Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị
15 người x 18.000.000 đồng/người/năm x 1 năm =
285.000.000đ/ khóa
2850.000.000đ/ khóa x 6 khóa = 1.710.000.000đ
Tổng cộng: mục 1 + 2 + 3 = 35.910.000.000đ
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: Ước tính khoảng 35.910.000.000
đồng (bằng chữ: ba mươi năm tỷ chín trăm mười triệu đồng)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan Thường trực
Đề án chủ trì, tham mưu và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, dự toán kinh phí
trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với ngành Giáo dục các tỉnh Bắc Lào và các
ngành liên quan của tỉnh Điện Biên tổ chức tuyển sinh, phân ngành đào tạo cho học
sinh Lào học tại Điện Biên;
- Chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan tuyển học
sinh tỉnh Điện Biên sang học tại Lào, giúp UBND tỉnh quản lý toàn diện lưu học
sinh tỉnh Điện Biên học tại Lào.
2. Các trường Cao đẳng: Y tế, Sư phạm, Kinh tế - Kỹ
thuật và Trường Chính trị tỉnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh theo chuyên
ngành đã được UBND tỉnh phân bổ hàng năm. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở
Giáo dục và Đào tạo).
3. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan đến
công tác đào tạo và khám chữa bệnh, theo dõi sức khỏe cho học sinh Lào trong
quá trình đào tạo tại tỉnh Điện Biên theo chế độ hiện hành của nhà nước.
4. Sở Nội vụ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ sinh viên
của tỉnh Điện Biên tốt nghiệp trường đại học Xu Pha Nu Vông (từ Sở Giáo dục và
Đào tạo). Xây dựng phương án tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp vào các cơ quan
trong tỉnh theo Nghị định số: 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, quy
định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số:
13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BNV-UBDT ngày 07/4/2008, hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
5. Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh phối hợp với sở Giáo dục
và Đào tạo thực hiện các thủ tục về việc xuất nhập cảnh, tiếp nhận, quản lí học
sinh Lào.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu công
tác kế hoạch và thực hiện các chế độ, chính sách cho người học theo đề án, giai
đoạn và từng năm./.