BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2004/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU
KỲ III (2004-2007) CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Biên bản Hội đồng thẩm định chương trình ngày 15 tháng 3 năm 2003;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung chương
trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007) cho giáo viên Trung học
cơ sở.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp
với thủ trưởng các đơn vị hữu quan chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi dưỡng, chuẩn
bị các điều kiện cần thiết và hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng vụ Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
|
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III (2004 –
2007) CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
(ban hành theo Quyết định số 14/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/05/2004của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III
(2004 – 2007) CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Về kiến
thức
Học viên cần
biết và hiểu:
- Mục tiêu, nội
dung chương trình mới ở Trung học cơ sở; những đổi mới về nội dung, phương pháp
dạy học và cách đánh giá.
- Nội dung, cấu
trúc và cách sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên mới của môn học.
- Một số vấn
đề mới và khó trong chương trình sách giáo khoa mới Trung học cơ sở.
- Đặc điểm về
hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
- Cách sử dụng
đồ dùng dạy học môn học một cách hợp lý và hiệu quả.
- Cách lập hồ
sơ, theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
- Cách đánh
giá học sinh để điều chỉnh quá trình hoạt động dạy học.
2. Về kỹ
năng
Học viên có kỹ
năng:
- Áp dụng được
những hiểu biết của mình để lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo yêu cầu đổi mới
chương trình, sách giáo khoa cấp Trung học cơ sở. Có kỹ năng thể hiện trên lớp
một số kỹ thuật dạy học cụ thể theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh.
- Sử dụng
sách giáo khoa, sách giáo viên mới và hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng sách
giáo khoa một cách hiệu quả.
- Thiết kế
bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới.
- Lập hồ sơ,
theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh.
- Tự đánh giá
kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên để điều chỉnh quá trình học tập của bản
thân.
3. Về thái
độ
- Tự giác, chủ
động và hợp tác trong học tập bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ.
- Tích cực áp
dụng các kiến thức và kỹ năng có được trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên
để dạy tốt chương trình và sách giáo khoa mới.
II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN CHO CÁC MÔN HỌC
Chương trình
mỗi môn học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007) cho giáo viên Trung
học cơ sở gồm 120 tiết, được chia thành 3 phần lớn:
Phần 1:
Bồi dưỡng về lý luận giáo dục chung (30 tiết)
Phần Bồi dưỡng
về lý luận giáo dục cung cấp cho cán bộ quản lý và giáo viên những lý luận nhận
thức về chính trị, xã hội, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Giáo
dục – Đào tạo.
Phần 2:
Bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ (60 tiết)
Phần chuyên
môn và nghiệp vụ ở hầu hết các môn học là 60 tiết được thiết kế thành 4 phần nhỏ,
gồm 21 bài. Số môn khác như Vật lý, Tiếng Anh và môn Giáo dục công dân 20 bài.
Riêng môn
Công nghệ có 75 tiết gồm 3 phân môn (Kinh tế gia đình, Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ
thuật công nghiệp) cũng có 21 bài và môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
có 45 tiết với 18 bài.
Nội dung từng
môn học được trình bày cụ thể ở mục III
Phần 3:
Bồi dưỡng những nội dung phù hợp với từng địa phương (30 tiết)
Phần này,
dành cho địa phương (tỉnh/thành) tự tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn
tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với từng địa phương.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ III
(2004 – 2007) PHẦN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO CÁC MÔN HỌC
1. Nội
dung chương trình môn Toán học
Phần 1. Các
bài giới thiệu
Bài 1. Chương
trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Toán…… 3 tiết
Bài 2. Chương
trình môn Toán Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 3. Bộ tài
liệu dạy học Toán cho từng lớp theo chương trình mới…… 3 tiết.
Phần 2. Những
vấn đề chung và phương pháp dạy học tích cực, tương tác
Bài 4. Đổi mới
phương pháp dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Tạo
tình huống có vấn đề, phát hiện vấn đề trong giờ dạy học…… 2 tiết
Bài 6. Dạy học
hợp tác theo nhóm nhỏ ở môn Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng
hiệu quả các phương tiện dạy học Toán cấp Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế
hoạch bài học để dạy học theo hướng phát huy tính tích cực…… 3 tiết
Bài 9. Đổi mới
đánh giá trong dạy học môn Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết.
Phần 3. Vận
dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác vào một số nội dung cụ thể
Bài 10. Hình
thành và phát triển một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho học sinh trong quá
trình dạy học Toán ở trường Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 11. Hình
thành và vận dụng khái niệm toán học…… 3 tiết
Bài 12. Suy
luận và chứng minh toán học…… 3 tiết
Bài 13. Liên
hệ toán học với thực tế…… 3 tiết
Bài 14. Các vấn
đề khó trong chương trình Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giáo viên để dạy các tập hợp số…… 3 tiết
Bài 16. Sử dụng
sách giáo khoa để dạy tương quan hàm số…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giáo viên, rèn luyện trí tưởng tượng không gian cho học
sinh…… 3 tiết
Bài 18. Sử dụng
sách giáo khoa, sách giáo viên để dạy Toán thống kê trong chương trình Trung học
cơ sở…… 3 tiết
Bài 19. Dạy học
các bài tập tổng hợp…… 3 tiết.
Phần 4. Thực
hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá dạy học tích cực trong môn Toán Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 21. Tổng
kết việc giảng dạy và định ra các mục tiêu cần phát triển…… 2 tiết.
2. Nội
dung chương trình môn Vật lý
Phần 1. Các
bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên Trung học cơ
sở môn Vật lý…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình mới của môn Vật lý Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên mới và các tài liệu học tập khác…… 2 tiết.
Phần 2. Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Đặc điểm
của dạy học tích cực và tương tác…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc
theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Gợi mở
thông tin, đặt câu hỏi và thảo luận…… 3 tiết
Bài 7. Làm và
sử dụng dụng cụ thí nghiệm Vật lý…… 6 tiết
Bài 8. Lập kế
hoạch bài học và sử dụng sách giáo viên…… 3 tiết
Bài 9. Đổi mới
đánh giá kết quả học tập của học sinh…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác.
Bài 10. Các kỹ
năng chính trong dạy học Vật lý ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 11. Thu
thập thông tin trong dạy học Vật lý…… 2 tiết
Bài 12. Xử lý
thông tin trong dạy học Vật lý…… 2 tiết
Bài 13. Truyền
đạt thông tin trong dạy học Vật lý…… 3 tiết
Bài 14. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giao viên mới để dạy phần Cơ học - Nhiệt học …… 4 tiết
Bài 15. Sử dụng
sách giao khoa và sách giáo viên mới để dạy học phần Điện học, Điện từ…… 4 tiết
Bài 16. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giao viên mới để dạy phần Quang học…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng
sách giao khoa và sách giáo viên mới để dạy phần Sự bảo toàn năng lượng…… 3 tiết
Bài 18. Quan
điểm tích hợp trong chương trình Vật lý Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 19. Thử
nghiệm và đánh giá học tập tích cực…… 3 tiết
Bài 20. Đánh
giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu phát triển tiếp
theo…… 2 tiết
3. Nội
dung chương trình môn Hóa học
Phần 1: Các
bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho môn Hóa học…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình Hóa học Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực
Bài 4. Phương
pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc
theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Dạy học
theo phương pháp vấn đáp tìm tòi… 2 tiết
Bài 7. Dạy học
đặt và giải quyết vấn đề…… 2 tiết
Bài 8. Lập kế
hoạch bài học, sử dụng sách giáo viên Hóa học…… 3 tiết
Bài 9. Đánh
giá dạy và học…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Bài 10. Các kỹ
năng chính trong học tập Hóa học ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 11. Truyền
đạt thông tin trong dạy học Hóa học…… 3 tiết
Bài 12. Sử dụng
thí nghiệm trong dạy học Hóa học…… 3 tiết
Bài 13. Thí
nghiệm thực hành Hóa học…… 3 tiết
Bài 14. Phát
triển kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn…… 3 tiết
Bài 15. Ý
nghĩa, cấu trúc, các loại hình bài tập trong sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa
học…… 3 tiết
Bài 16. Hình
thành và vận dụng khái niệm Hóa học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 17. Dạy học
bài lý thuyết Hóa học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 18. Dạy học
bài luyện tập Hóa học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 19. Dạy học
bài ôn tập theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá học tập tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh
giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu phát triển tiếp
theo…… 2 tiết
4. Nội
dung chương trình môn Sinh học
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên Sinh học
Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình Sinh học mới của Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học Trung học cơ sở mới…… 2 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Phương
pháp dạy học tích cực trong môn Sinh học Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Phát
triển dạy học đặt và giải quyết vấn đề trong môn Sinh học…… 3 tiết
Bài 6. Phương
pháp học tập hợp tác trong nhóm nhỏ…… 3 tiết
Bài 7. Phương
pháp vấn đáp tìm tòi và việc nâng cao chất lượng các câu hỏi…… 3 tiết
Bài 8. Dạy học
bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực
Bài 9. Phát
triển kỹ năng học tập tích cực trong môn Sinh học…… 3 tiết
Bài 10. Sử dụng
các phương tiện dạy học trong giảng dạy Sinh học…… 3 tiết
Bài 11. Sử dụng
môi trường như nguồn lực trong dạy học Sinh học ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 12. Khai
thác thông tin trong dạy học Sinh học…… 3 tiết
Bài 13. Lập kế
hoạch bài học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 14. Đổi mới
khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh…… 3 tiết
Bài 15. Tích
hợp các nội dung phù hợp trong dạy học Sinh học…… 3 tiết
Bài 16. Dạy một
số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 6…… 3 tiết.
Bài 17. Dạy một
số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 7…… 3 tiết.
Bài 18. Dạy một
số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 8…… 3 tiết.
Bài 19. Dạy một
số vấn đề khó và mới trong sách giáo khoa Sinh học 9…… 3 tiết.
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá học tập tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh
giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu phát triển tiếp
theo…… 2 tiết
5. Nội
dung chương trình môn Công nghệ
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình Trung học cơ sở mới môn Công nghệ …… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa và sách giáo viên theo chương trình mới và các tài liệu dạy
học môn Công nghệ Trung học cơ sở …… 2 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Các đặc
điểm của dạy học tích cực, tương tác và vai trò của giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc
theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Phương
pháp dạy học vấn đáp, tìm tòi, phát hiện vấn đề trong môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 7. Dạy học
giải quyết vấn đề trong môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 8. Thiết
bị dạy học môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 9. Lập kế
hoạch bài học và sử dụng sách giáo viên…… 3 tiết
Bài 10. Đánh
giá kết quả học tập môn Công nghệ…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 11. Hướng
dẫn một số kỹ năng thực hành cơ bản trong môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 12. Hướng
dẫn làm một số đồ dùng dạy học môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 13. Hướng
dẫn thực hiện tham quan ngoại khóa môn Công nghệ…… 3 tiết
Bài 14. Những
nội dung mới và khó trong chương trình Công nghệ…… 9 tiết
Bài 15. Hướng
dẫn giảng dạy nội dung mới và khó trong phân môn Kinh tế gia đình lớp 6, lớp
9…… 4 tiết
Bài 16. Hướng
dẫn giảng dạy nội dung mới và khó trong phân môn Kỹ thuật nông nghiệp lớp 7, lớp
9…… 4 tiết
Bài 17. Hướng
dẫn giảng dạy nội dung mới và khó trong phân môn Kỹ thuật Công nghiệp lớp 8, lớp
9…… 4 tiết
Bài 18. Thực
hành giảng dạy những nội dung mới, khó môn Công nghệ…… 9 tiết
Bài 19. Vận dụng
tiếp cận tích hợp trong dạy học môn Công nghệ…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá dạy học tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh
giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu tiếp theo……
2 tiết
6. Nội
dung chương trình môn Ngữ văn
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tích hợp
Bài 4. Đặc điểm
của phương pháp dạy học tích cực. Vai trò của người giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Hướng
dẫn học sinh làm việc theo cặp, nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Khai
thác thông tin và đặt câu hỏi thảo luận…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng
các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế
hoạch dạy học…… 3 tiết
Bài 9. Đánh giá
kết quả dạy học Ngữ văn và theo dõi quá trình học tập của học sinh…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và tích hợp
Bài 10. Dạy học
theo định hướng tích cực và tích hợp trong bộ môn Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 11. Cách
tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nghe…… 3 tiết
Bài 12. Cách
tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nói…… 3 tiết
Bài 13. Cách
tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng đọc…… 3 tiết
Bài 14. Cách
tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng viết…… 3 tiết
Bài 15. Dạy
các văn bản theo phương thức tự sự…… 3 tiết
Bài 16. Dạy
các văn bản theo phương thức trữ tình…… 3 tiết
Bài 17. Dạy
các văn bản nghị luận…… 3 tiết
Bài 18. Dạy từ
ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn…… 3 tiết
Bài 19. Dạy
ngữ pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tích hợp…… 3 tiết
Bài 21. Tổng
kết học tập bồi dưỡng thường xuyên và định ra mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2
tiết
7. Nội
dung chương trình môn Lịch sử
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Lịch sử…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình mới môn Lịch sử - các mục tiêu tổng quát…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa mới, sách hướng dẫn giáo viên Lịch sử Trung học cơ sở…… 2
tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Tổng
quan về dạy học tích cực và tương tác trong môn Lịch sử ở Trung học cơ sở…… 3
tiết
Bài 5. Tổ chức
học sinh làm việc theo cặp và nhóm để dạy học Lịch sử…… 3 tiết
Bài 6. Sử dụng
các nguồn sử liệu, phương tiện dạy học Lịch sử…… 3 tiết
Bài 7. Lập kế
hoạch bài học Lịch sử…… 3 tiết
Bài 8. Đánh
giá việc học và học Lịch sử…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 9. Dạy học
nêu vấn đề bài “Thời đại dựng nước: Văn lang – Âu Lạc”…… 3 tiết
Bài 10. Thu
thập tài liệu, thảo luận bài “Truyền thống và thành tựu văn hóa dân tộc” (Từ thời
kỳ dựng nước đến giữa thế kỳ XIX)…… 3 tiết
Bài 11. Sử dụng
các kiến thức đã học để ôn tập, tổng kết: “Công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc,
giải phóng dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỳ XIX”…… 3 tiết
Bài 12. Sử dụng
các nguồn kiến thức liên môn như một nguồn lực để tìm hiểu bài: “Việt Nam trên
con đường đổi mới” (Từ 1996 đến nay)…… 3 tiết
Bài 13. Sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa để dạy và học phần “Văn hóa cổ Trung đại Thế giới:
(lớp 6)…… 3 tiết
Bài 14. Các
hoạt động phát hiện và thảo luận trong dạy học phần “Cách mạng Tư sản thời cận
đại: (lớp 8)…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng
kiến thức liên môn, kênh hình để dạy, học bài “Sự phát triển của Cách mạng khoa
học kỹ thuật lần thứ II” (lớp 9)…… 3 tiết
Bài 16. Áp dụng
phương pháp dạy, học tích cực và tương tác để lập kế hoạch bài học “Đời sống của
người nguyên thủy trên đất nước ta” (lớp 6)…… 3 tiết
Bài 17. Dạy
bài “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” bằng các hoạt động phát hiện và thảo
luận…… 3 tiết
Bài 18. Hoạt
động, phát hiện, thảo luận để dạy học bài: “Cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794
(lớp 8)…… 3 tiết
Bài 19. Sử dụng
các nguồn tài liệu tham khảo, kênh hình, thảo luận trong dạy học bài: “Các quốc
gia cổ đại phương Đông” (lớp 6)…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá phương pháp dạy học tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Đánh
giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu cần phát triển…… 2
tiết
8. Nội
dung chương trình môn Địa lý
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Địa lý…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình mới môn Địa lý: Mục tiêu, nội dung, cấu trúc…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu chung về các tài liệu dạy học Địa lý lớp 6 Trung học cơ sở …… 2 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Tổng
quan về dạy học môn Địa lý theo phương pháp dạy học tích cực…… 3 tiết
Bài 5. Tổ chức
học sinh học tập Địa lý theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Vận dụng
phương pháp vấn đáp và thảo luận trong dạy học Địa lý…… 3 tiết
Bài 7. Phương
pháp và hình thức tổ chức ngoài thực địa…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế
hoạch bài học theo phương pháp tích cực…… 3 tiết
Bài 9. Đánh
giá kết quả học tập của học sinh. Lưu giữ hồ sơ dạy học…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Bài 10.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề…… 3 tiết
Bài 11. Các kỹ
năng Địa lý chính…… 3 tiết
Bài 12. Cách
sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý theo phương pháp tích cực…… 4 tiết
Bài 13. Đọc
và thảo luận văn bản trong sách giáo khoa Địa lý…… 3 tiết
Bài 14. Sử dụng
và khai thác kênh hình trong dạy học Địa lý…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 6 để dạy phần “Khí hậu”……
3 tiết
Bài 16. Sử dụng
và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 7 để dạy phần
“Thành phần nhân văn của môi trường”…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng
và khai thác kênh hình sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 8 để dạy phần “Khí
hậu – Sông ngòi của Các miền địa lý tự nhiên Việt Nam”…… 2 tiết
Bài 18. Sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 9 để dạy Địa lý kinh tế Việt
Nam…… 3 tiết
Bài 19. Vấn đề
tích hợp trong dạy học Địa lý…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thiết
kế giáo án, dạy thử nghiệm và tự đánh giá theo nhóm…… 4 tiết
Bài 21. Đánh
giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và định ra các mục tiêu cần phát triển…… 2
tiết
9. Nội
dung chương trình môn Âm nhạc
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên môn Âm nhạc……
3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình môn Âm nhạc Trung học cơ sở mới…… 2 tiết
Bài 3. Sách
giáo khoa và tài liệu dạy học môn Âm nhạc Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực
Bài 4. Những
vấn đề chung về dạy học tích cực và tương tác trong môn Âm nhạc…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Âm nhạc
Bài 5. Dùng lời
trong dạy học học âm nhạc…… 3 tiết
Bài 6. Sử dụng
phương tiện trong dạy học âm nhạc…… 3 tiết
Bài 7. Xây dựng
kế hoạch bài học âm nhạc…… 3 tiết
Bài 8. Rèn
luyện kỹ năng thể hiện bài hát hành khúc…… 3 tiết
Bài 9. Rèn
luyện kỹ năng thể hiện bài hát trữ tình…… 3 tiết
Bài 10. Rèn
luyện kỹ năng thể hiện bài hát nhanh, vui…… 3 tiết
Bài 11. Rèn
luyện kỹ năng nghe nhạc…… 3 tiết
Bài 12. Rèn
luyện kỹ năng đọc nhạc…… 3 tiết
Bài 13. Thực hành
đệm và dàn dựng bài hát hành khúc…… 3 tiết
Bài 14. Thực
hành đệm bài hát trữ tình…… 3 tiết
Bài 15. Thực
hành dàn dựng bài hát trữ tình…… 3 tiết
Bài 16. Thực
hành đệm bài hát nhanh, vui…… 3 tiết
Bài 17. Thực
hành dàn dựng bài hát nhanh, vui…… 3 tiết
Bài 18. Dạy
hát theo hướng PHTTC, hình thành năng lực thẩm mỹ Âm nhạc ở học sinh…… 3 tiết
Bài 19. Đổi mới
phương pháp dạy nhạc lý và tập đọc nhạc…… 3 tiết
Bài 20. Đổi mới
phương pháp dạy Âm nhạc thường thức…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 21. Tự
đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên môn Âm nhạc…… 2 tiết
10. Nội
dung chương trình môn Mỹ thuật
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 2. Chương
trình Mỹ thuật mới ở Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa, sách giáo viên môn Mỹ thuật ở Trung học cơ sở…… 2 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Đặc điểm
của phương pháp dạy học tích cực và vai trò của giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Làm việc
theo cặp và theo nhóm…… 3 tiết
Bài 6. Khêu gợi
thông tin, đặt câu hỏi và thảo luận…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng
môi trường như một nguồn lực, làm và sử dụng đồ dùng dạy học…… 3 tiết
Bài 8. Lập kế
hoạch bài học và sử dụng sách giáo viên môn Mỹ thuật ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 9. Đánh
giá dạy và học môn Mỹ thuật – Theo dõi tiến triển và lưu giữ hồ sơ…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực
Bài 10. Các kỹ
năng chính trong môn Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 11. Các
hoạt động để phát triển kỹ năng trong vẽ theo mẫu …… 3 tiết
Bài 12. Các
hoạt động để phát triển kỹ năng trong vẽ trang trí…… 3 tiết
Bài 13. Các
hoạt động để phát triển kỹ năng trong vẽ trang (đề tài)…… 3 tiết
Bài 14. Các hoạt
động để phát triển kỹ năng trong thường thức Mỹ thuật…… 3 tiết
Bài 15. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giáo viên các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần về theo mẫu…… 3
tiết
Bài 16. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giáo viên mới các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần vẽ trang
trí…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng
sách giáo khoa và sách giáo viên mới các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần vẽ trang đề
tài…… 3 tiết
Bài 18. Sử dụng
sách giáo khoa, sách giáo viên mới các lớp 6, 7, 8, 9 để dạy phần giới thiệu Mỹ
thuật…… 3 tiết
Bài 19. Tích
hợp bộ môn theo chủ điểm …… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thử
nghiệm và đánh giá dạy và học tích cực…… 3 tiết
Bài 21. Tổng
kết việc dạy học và định ra các mục tiêu phát triển tiếp theo…… 2 tiết
11. Nội
dung chương trình môn Thể dục
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III của môn Thể dục…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình mới của môn Thể dục bậc Trung học cơ sở…… 2 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách hướng dẫn giáo viên mới và các tài liệu học tập khác (lớp 6, 7)…… 3
tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy học tích cực và tương tác
Bài 4. Đặc điểm
của phương pháp dạy học tích cực và tương tác; vai trò của giáo viên…… 3 tiết
Bài 5. Một số
phương pháp tổ chức tập luyện thể dục có hiệu quả…… 2 tiết
Bài 6. Những
điều kiện thực thi chương trình mới của môn Thể dục Trung học cơ sở và sử dụng
có hiệu quả các trang thiết bị đồ dùng dạy học…… 3 tiết
Bài 7. Lập kế
hoạch bài dạy và sử dụng sách hướng dẫn giáo viên…… 3 tiết
Bài 8. Đánh
giá kết quả dạy học và các kỹ năng vận động cơ bản của học sinh cần đạt được
qua môn Thể dục…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Bài 9. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy đội hình đội ngũ…… 3 tiết
Bài 10. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy thể dục…… 3 tiết
Bài 11. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy trò chơi vận động…… 3 tiết
Bài 12. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chạy nhanh…… 3 tiết
Bài 13. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chạy bền…… 3 tiết
Bài 14. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy nhảy xa…… 3 tiết
Bài 15. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy nhảy cao…… 3 tiết
Bài 16. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy ném bóng…… 3 tiết
Bài 17. Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy các môn tự chọn…… 3 tiết
Bài 18. Vận dụng
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh vào bài học…… 3 tiết
Bài 19. Các
hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Thể dục…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 20. Thực
hành lập kế hoạch và dạy một bài cụ thể…… 3 tiết
Bài 21. Đánh
giá kết quả học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên…… 2 tiết
12. Nội
dung chương trình môn Giáo dục công dân
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Giáo dục công dân…… 3
tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình mới môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 3. Giới
thiệu sách giáo khoa mới, sách hướng dẫn giáo viên và các tài liệu dạy học môn
Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 4. Một số
vấn đề về giá trị và năng lực của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước…… 3 tiết
Bài 5. Một số
vấn đề về mối quan hệ giữa đạo đức, văn hóa và pháp luật…… 3 tiết
Bài 6. Một số
điều luật mới liên quan đến nội dung dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung học
cơ sở…… 3 tiết
Phần 2: Phương
pháp dạy và học tích cực, tương tác
Bài 7. Những
định hướng đổi mới dạy học phát huy tính tích cực…… 3 tiết
Bài 8. Sưu tầm,
chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở……
3 tiết
Bài 9. Hướng
dẫn học sinh phương pháp học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế…… 3 tiết
Phần 3:
Áp dụng phương pháp dạy và học tích cực
Bài 10. Kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 11. Lập kế
hoạch bài học…… 3 tiết
Bài 12.
Phương pháp hoạt động nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 13.
Phương pháp đóng vai trong dạy và học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 14.
Phương pháp phát hiện và khám phá trong dạy học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 15.
Phương pháp xác định giá trị trong dạy học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 16.
Phương pháp trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
Bài 17. Mối
quan hệ giữa môn Giáo dục công dân và chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 18. Những
yêu cầu đối với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở…… 3 tiết
Phần 4:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 19. Viết
tiểu luận sau khóa bồi dưỡng thường xuyên…… 3 tiết
Bài 20. Tự
đánh giá và xây dựng kế hoạch hoàn thiện sau khóa bồi dưỡng thường xuyên…… 3 tiết
13. Nội
dung chương trình môn Tiếng Anh
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III giáo viên Trung học cơ sở
môn tiếng Anh …… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình, sách giáo khoa mới và các tài liệu bổ trợ môn tiếng Anh
Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 3. Quan
điểm về phương pháp mới trong giảng dạy, học tập tiếng Anh Trung học cơ sở…… 3
tiết
Phần 2: Dạy
Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp
Bài 4. Giới
thiệu ngữ liệu mới…… 3 tiết
Bài 5. Giới
thiệu ngữ liệu trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 6. Cách dạy
từ vựng…… 3 tiết
Bài 7. Thực
hành nói…… 3 tiết
Bài 8. Thực
hành nói trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 9. Đóng
vai và sử dụng hội thoại…… 3 tiết
Bài 10. Tổ chức
các hoạt động trên lớp…… 3 tiết
Bài 11. Cách
dạy kỹ năng nghe…… 3 tiết
Bài 12. Cách
dạy kỹ năng nghe trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 13. Cách
dạy đọc…… 3 tiết
Bài 14. Cách
dạy đọc trong sách giáo khoa…… 3 tiết
Bài 15. Cách
dạy viết…… 3 tiết
Bài 16. Sử dụng
thiết bị dạy học một cách hiệu quả…… 3 tiết
Bài 17. Sử dụng
tiếng Anh và tiếng Việt trên lớp một cách hợp lý…… 3 tiết
Bài 18. Xây dựng
một giáo án…… 3 tiết
Phần 3:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 19. Kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…… 3 tiết
Bài 20. Tự
đánh giá và rút kinh nghiệm giảng dạy…… 3 tiết
14. Nội
dung chương trình môn giáo dục Ngoài giờ lên lớp
Phần 1:
Các bài giới thiệu
Bài 1. Giới
thiệu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, phần: Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 2. Giới
thiệu chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…… 3 tiết
Bài 3. Về
sách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…… 3 tiết
Phần 2: Phương
pháp hoạt động tích cực – tương tác và áp dụng
Bài 4. Hoạt động
tích cực – tương tác của học sinh…… 4 tiết
Bài 5. Hoạt động
dã ngoại cắm trại…… 2 tiết
Bài 6. Hoạt động
trò chơi…… 3 tiết
Bài 7. Tổ chức
hội thi trong trường Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 8. Hoạt động
kể chuyển…… 2 tiết
Bài 9. Hoạt động
câu lạc bộ…… 3 tiết
Bài 10. Hoạt
động múa hát tập thể…… 2 tiết
Bài 11. Hoạt
động thể dục thể thao…… 2 tiết
Bài 12. Hoạt
động lao động công ích…… 2 tiết
Bài 13. Hoạt
động nhân đạo, từ thiện…… 2 tiết
Bài 14. Hoạt
động tại các điểm vui chơi…… 2 tiết
Bài 15. Hoạt
động giáo dục truyền thống…… 2 tiết
Bài 16. Hoạt
động hè…… 2 tiết
Phần 3:
Thực hành và đánh giá giảng dạy
Bài 17. Thử
nghiệm và đánh giá hoạt động tích cực…… 3 tiết
Bài 18. Tự
đánh giá và thu hoạch của giáo viên…… 2 tiết
15. Nội
dung chương trình dành cho địa phương
1. Giáo
dục bảo vệ môi trường
Phần 1:
Những vấn đề chung
Bài 1. Một số
kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường…… 3 tiết
Bài 2. Tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Trung học cơ sở mới…… 3 tiết
Bài 3. Thiết
kế bài giảng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và dạy thử…… 3 tiết
Phần 2: Các
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường dành cho giáo viên cấp Trung học cơ sở
Bài 4. Sự
nóng lên toàn cầu…… 3 tiết
Bài 5. Mưa
axit…… 3 tiết
Bài 6. Sử dụng
và bảo vệ tài nguyên rừng…… 3 tiết
Bài 7. Sử dụng
và bảo vệ tài nguyên nước…… 3 tiết
Bài 8. Bảo vệ
đa dạng sinh học…… 3 tiết
Bài 9. Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững…… 3 tiết
Bài 10. Rác
thải sinh hoạt…… 3 tiết
Bài 11. Năng
lượng sử dụng trong gia đình…… 3 tiết
Bài 12. Xây dựng
trường học xanh - sạch - đẹp…… 3 tiết
Bài 13. Ô nhiễm
môi trường nông thôn…… 3 tiết
Bài 14. Ô nhiễm
môi trường thành phố …… 3 tiết
Bài 15. Ô nhiễm
môi trường làng nghề…… 3 tiết
Bài 16. Tổ chức
tham quan, nghiên cứu môi trường địa phương…… 3 tiết
Bài 17. Tổ chức
hội thi hoặc trò chơi giáo dục bảo vệ môi trường…… 3 tiết
Bài 18. Tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lý…… 3 tiết
Bài 19. Tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Sinh học…… 3 tiết
Bài 20. Tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân…… 3 tiết
2. Giáo
dục phòng chống ma túy
Phần 1:
Những hiểu biết cơ bản về ma túy và lạm dụng ma túy
Bài 1. Khái niệm ma túy…… 3 tiết
Bài 2. Nguyên nhân và tác hại của lạm dụng, nghiện ma túy và chất gây
nghiện…… 3 tiết
Bài 3. Một số quy định pháp chế về ma túy và giáo dục phòng chóng ma
túy trong trường học…… 3 tiết
Phần 2: Giáo dục phòng chống ma túy trong trường
Trung học cơ sở
Bài 4. Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy trong chương trình giáo dục
Trung học cơ sở…… 3 tiết
Bài 5. Thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục phòng chống ma túy và tổ
chức dạy thử…… 3 tiết
IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH
1. Giải thích chương trình
1.1 Phương hướng chung của chương trình bồi dưỡng
thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên Trung học cơ sở của các môn học là:
- Lấy đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của chương trình trong mối
quan hệ tổng thể giữa nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và
đánh giá.
- Kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ gắn liền
với bồi dưỡng triển khai chương trình, sách giáo khoa mới của các bộ môn ở cấp
Trung học cơ sở.
1.2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của mỗi
môn học gồm 120 tiết được chia thành 3 phần lớn:
- Phần lý luận giáo dục 30 tiết.
- Phần chuyên môn nghiệp vụ gồm 60 tiết, riêng môn Công nghệ 75 tiết,
môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp 45 tiết.
Hai phần trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn chương trình
và tài liệu.
- Phần dành cho địa phương 30 tiết. Phần này do địa phương tự tổ chức
biên soạn chương trình và tài liệu cho phù hợp với yêu cầu của mình. Một số nội
dung tự chọn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình và tài liệu (Giáo dục
môi trường, Phòng chóng ma túy…) các địa phương có thể tham khảo để lựa chọn sử
dụng.
1.3 Phần chuyên môn nghiệp vụ của mỗi môn học
được phân bổ thành 4 phần nhỏ, gồm 21 bài (riêng môn Vật lý, Tiếng anh và môn
Giáo dục công dân 20 bài, môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp 18 bài), mỗi bài 3 tiết
(một số ít bài ở mỗi môn học được phân 2 tiết hoặc 4 tiết là do nội dung của
các bài đó ít hơn hoặc nhiều hơn). Các phần và các bài trong các bộ môn hầu hết
được sắp xếp như sau:
Phần 1. Các bài giới thiệu: Từ bài 1 đến bài 3.
Phần 2. Phương pháp dạy học tích cực và tương tác: Từ bài 4 đến bài 8
hoặc bài 9.
Phần 3. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác: Từ bài 9 hoặc
10 đến bài 19.
Phần 4. Thực hành và đánh giá giảng dạy: Bài 20 và 21.
Riêng bộ môn tiếng Anh và Giáo dục ngoài giờ lên lớp được chia thành 3
phần nhỏ và các bài được sắp xếp như sau:
Phần 1. Các bài giới thiệu: Bài 1, 2 và 3.
Phần 2. Phương pháp hoạt động tích cực, tương tác và áp dụng: môn Tiếng
Anh từ bài 4 đến bài 18; môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp từ bài 4 đến bài 16
Phần 3. Thực hành và đánh giá giảng dạy: môn tiếng Anh bài 19 và bài
20: môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp bài 17 và bài 18.
Các bài được sắp xếp như trên, nhưng khi thực hiện không nhất thiết phải
theo trình tự. Tuy nhiên, khi thực hiện phải dảm bảo những vấn đề chung trước,
còn những bài về phần áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác có thể
sắp xếp lại cho phù hợp trong quá trình dạy học.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình
2.1 Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên của chu kỳ III:
- Hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên trong chu kỳ này là lấy việc
tự học của người học là chính, qua đó giúp học viên chủ động, tự giác học tập dựa
vào tài liệu hướng dẫn.
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của chu kỳ III được tiến hành
theo các hình thức sau:
+ Tự học có tài liệu và các phương tiện hỗ trợ
+ Tự học có sự hỗ trợ của đồng nghiệp
+ Tự học có hướng dẫn của giảng viên
+ Tự học kết hợp với thảo luận nhóm tại trường
+ Tự học có giải đáp thắc mắc khi có nhu cầu
- Trong những hình thức học tập bồi dưỡng thường xuyên trên, hình thức
tự học là quan trọng nhất, vì nó tạo cơ hội cho học viên tự nghiên cứu, tự quan
sát, tự phát hiện và áp dụng thiết kế bài học và dạy thử tại trường.
- Học tập theo hình thức tự học và tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu, tự
trả lời câu hỏi, tự viết bài tóm tắt vào vở học tập những nội dung cần thiết,
những vấn đề còn vướng mắc để đưa ra thảo luận nhóm và tự vận dụng những kết quả
học tập vào thực tế giảng dạy mà không cần có giảng viên.
- Phần lớn thời lượng bố trí trong từng bài học của các môn học để tập
trung vào việc trao đổi với đồng nghiệp và thảo luận trong nhóm chuyên môn, dự
giờ, thăm lớp, dạy thử, xem băng hình… Còn các hoạt động học tập cá nhân phải
được học viên chủ động chuẩn bị chu đáo theo các nội dung và các hoạt động đã
quy định trong từng bài học trước khi trao đổi, thảo luận, dự giờ…
- Những bài có nội dung liên quan với nhau có thể sắp xếp theo cụm bài
phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, hoặc những bài thực hành
áp dụng cho học sinh ở lớp mình, cần được sắp xếp theo những thời điểm thích hợp
để thực hiện có hiệu quả.
- Để đảm bảo học tập có hiệu quả, mỗi cá nhân và nhóm chuyên môn cùng với
Ban giám hiệu nhà trường cần thống nhất xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho
toàn khóa, cho từng năm, từng quý, từng tháng, và từng tuần, tạo điều kiện cho
học viên chủ động, phát huy tính tự giác, sáng tạo trong quá trình học tập bồi
dưỡng và vận dụng vào thực tế, đề xuất được những vấn đề mới trong công tác giảng
dạy bộ môn.
- Các trường cần bố trí 1 – 2 buổi / tuần học tập bồi dưỡng thường
xuyên, có thể kết hợp với bồi dưỡng chuyên môn. Lấy trường Trung học cơ sở là
đơn vị bồi dưõng, Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp tổ
chức, quản lý học tập theo hướng dẫn của cơ qan quản lý cấp trên và kế hoạch của
nhà trường.
- Ngoài việc học tập cá nhân, học tập nhóm chuyên môn các địa phương có
thể tổ chức các lớp tập trung toàn trường, cụm trường để giảng viên sư phạm,
cán bộ chuyên môn hoặc đội ngũ giáo viên cốt cán giải đáp thắc mắc, hướng dẫn
cách tự học, cách vận dụng kiến thức đã học, cách đánh giá, cách lưu giữ hồ sơ
tài liệu học tập… Trường hợp không thể tổ chức được lớp tập trung có thể làm
văn bản hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và chuyển cho học viên, nhóm chuyên mô, hoặc
các trường có học viên tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên.
- Phần dạy thử tại trường, có thể cá nhân dạy và tự rút kinh nghiệm,
nhưng tốt hơn là nên bố trí thời gian thích hợp để cả nhóm cùng dự.
- Bài tập phát triển kỹ năng là công việc cuối cùng khi học xong 1 bài.
Bài tập phát triển kỹ năng tạo cơ hội để người học vận dụng những điều đã học
vào thực tế.
2.2. Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên
Đây là khâu quan trọng giúp cho việc đánh giá kết quả học tập một cách
tự giác, để điều chỉnh cách học của bản thân.
- Các hình thức đánh giá kết quả học tập được sử dụng trong bồi dưỡng
thường xuyên là:
+ Đánh giá qua sản phẩm/ hồ sơ học tập của học viên (các bài viết, kế
hoạch học tập, các bài soạn, phiếu dự giờ, các sản phẩm tự làm…)
+ Đánh giá qua các câu hỏi trắc nghiệm
+ Đánh giá qua các hoạt động: thực hành giảng dạy, phỏng vấn, thảo luận
nhóm, dự giờ, viết thu hoạch, áp dụng vào thực tế dạy học bộ môn…
+ Đánh giá qua thi giáo viên dạy giỏi
- Người tham gia đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên là:
+ Học viên tự đánh giá két quả học tập của mình thông qua các bài viết
về kế hoạch bài học, và áp dụng các bài học đó vào giảng dạy trực tiếp ở lớp
mình, qua phiếu dự giờ, qua các tiết dạy thử lại trường…
+ Đồng nghiệp tham gia đánh giá kết quả học tập của nhau thông qua dự
giờ, trao đổi, thảo luận nhóm, qua hồ sơ, tài liệu, sản phẩm trưng bày…
+ Cán bộ quản lý, giảng viên tham gia đánh giá kết quả học tập của học
viên thông qua hồ sơ học tập của học viên, sổ theo dõi, phiếu dự giờ, thăm lớp
của Hiệu trưởng; bài thi / kiểm tra trên lớp học và thông qua thực hành soạn giảng
tại trường.
- Trong các hình thức đánh giá trên, thì hình thức tự đánh giá là quan
trọng nhất trong bồi dưỡng thường xuyên của chu kỳ này, vì học viên tham gia bồi
dưỡng thường xuyên thực chất là tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng
viên. Do đó học viên phải tự đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó điều chỉnh
quá trình tự học giúp cho việc học tập tốt hơn.
- Phần bồi dưỡng dành cho địa phương: phần này các địa phương cần phải
chủ động tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu phù hợp với tình hình, đặc
điểm và nhu cầu của từng địa phương mình.