Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1374/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Nguyễn Văn Mười
Ngày ban hành: 11/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1374/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ, về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 20/2021/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Ấp Bắc;
- VPUB: CVP, các PCVP, P. Kinh tế, P. Nội chính;
- Lưu: VT, KGVX (Việt)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Mười

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 11/05/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I

TÍNH CẤP THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. TÍNH CẤP THIẾT

Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi để đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển đất nước. Cùng với cả nước, tỉnh Tiền Giang đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế tạo tiền đề cho văn hóa - xã hội phát triển; đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí của người dân không ngừng được nâng lên, người dân có điều kiện để đầu tư cho con em học tập.

Ngày 28/11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT). Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Thời gian qua, GDĐT tỉnh Tiền Giang có những bước chuyển rõ rệt cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả. Hệ thống trường lớp được quy hoạch hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ bản đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về đào tạo; đại bộ phận có năng lực chuyên môn vững, năng lực quản lý tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề; có nhiều giải pháp phát triển nhà trường, đạt được thành tích cao. Công tác tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá được thực hiện theo hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh. Chất lượng phổ cập giáo dục được củng cố và giữ vững. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định; giáo dục mũi nhọn phát triển khá, nhiều năm liền có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và khu vực. Công tác quản lý, chỉ đạo được thực hiện đồng bộ, kịp thời, theo phân cấp quản lý.

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng nhà giáo và cán bộ quản lý thừa/thiếu theo định mức; cơ cấu đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ; chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng, còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Một số nhà giáo và cán bộ quản lý do chưa được trang bị, cập nhật kiến thức và kỹ năng cần thiết nên việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý nhà nước chưa thực sự đạt hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp dạy học của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình GDPT 2018); trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ nhà giáo chưa đồng đều giữa các địa bàn, giữa các trường.

Chương trình GDPT bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục.

Việc xây dựng “Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Tiền Giang theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khóa XI.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các văn bản, quy định của Trung ương

- Luật Giáo dục năm 2019.

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025”.

- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP .

- Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

- Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.

- Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

- Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

- Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT hướng dẫn danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

- Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Các văn bản, quy định của địa phương

- Nghị quyết số 24-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND ngày 19/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Quyết định số 838-QĐ/TU ngày 29/6/2018 của Tỉnh Ủy ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

- Hướng dẫn số 309/HD-UBND ngày 09/9/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND ngày 19/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 03/2/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Thực trạng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cấp học

a) Cấp học Giáo dục Mầm non

Trên địa bàn tỉnh, số lượng trường Mầm non hiện có: 187 trường công lập. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 3.206 người. Cán bộ quản lý: 384 người/384 nữ; giáo viên: 2.424; nhân viên: 398 người/327 nữ.

Chia theo trình độ đào tạo như sau:

Vị trí việc làm/trình độ

Tiến

Thạc

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trình độ khác

TỔNG

MẦM NON

Cán bộ quản lý

0

1

351

26

20

0

384

Giáo viên

0

1

1.472

735

635

0

2.424

Nhân viên

0

1

95

56

197

148

398

Tổng

0

3

1.918

817

852

148

3.206

Chia theo độ tuổi:

Vị trí việc làm/trình độ

< 45 tuổi

45-50

50-55

Trên 55

TỔNG

MẦM NON

Cán bộ quản lý

231

35

93

25

384

Giáo viên

2.050

60

217

97

2.424

Nhân viên

301

27

36

34

398

Tổng

2.582

122

346

156

3.206

b) Cấp học Giáo dục phổ thông

* Tiểu học (TH): Trên địa bàn tỉnh hiện có 184 trường Tiểu học; tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 6.582 người, trong đó cán bộ quản lý: 384 người; giáo viên: 5.810 người; nhân viên: 388 người.

Vị trí việc làm/trình độ

Tiến

Thạc

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trình độ khác

TỔNG

TIỂU HỌC

Cán bộ quản lý

0

12

341

28

3

0

384

Giáo viên

0

23

4.243

908

636

0

5.810

Nhân viên

0

1

164

96

96

31

388

Tổng

0

36

4.748

1.032

735

31

6.582

- Thực trạng theo môn học:

Môn/trình độ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

TỔNG

TIỂU HỌC

Âm nhạc

0

0

130

31

24

185

Mỹ Thuật

0

0

140

34

13

187

Thể dục

0

2

263

48

7

320

Tiếng Anh

0

2

330

42

1

375

Tiểu học

0

32

3.583

369

580

4.564

Tin học

0

1

152

18

8

179

Tổng

0

37

4.598

542

633

5.810

- Thực trạng theo độ tuổi:

Vị trí việc làm/trình độ

< 45 tuổi

45-50

50-55

Trên 55

TỔNG

TIỂU HỌC

Cán bộ quản lý

71

115

122

76

384

Giáo viên

2.856

961

1.334

659

5.810

Nhân viên

349

12

15

12

388

Tổng

3.276

1.088

1471

747

6.582

* Trung học cơ sở: Ở bậc học Trung học cơ sở (THCS), toàn tỉnh hiện có 123 trường (trong đó, có 12 Trường TH&THCS). Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 4.858, trong đó cán bộ quản lý 237 người, giáo viên 4.342 người, nhân viên 279 người.

Vị trí việc làm/trình độ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trình độ khác

TỔNG

THCS

Cán bộ quản lý

0

2

205

30

0

0

237

Giáo viên

0

51

3.257

1.033

1

0

4.342

Nhân viên

0

1

107

79

56

36

279

Tổng

0

54

3.569

1.142

57

36

4.858

- Thực trạng theo môn học: Phụ lục 1.

- Thực trạng theo độ tuổi:

Vị trí việc làm/trình độ

< 45 tuổi

45-50

50-55

Trên 55

TỔNG

THCS

Cán bộ quản lý

103

17

59

58

237

Giáo viên

2.819

346

689

489

4.342

Nhân viên

243

11

14

11

279

Tổng

3.165

374

762

558

4.858

* Trung học phổ thông (THPT) - Giáo dục thường xuyên (GDTX).

Bậc học THPT hiện có 39 trường (trong đó có 05 trường THCS&THPT, 01 trường tư thục, 01 Trung tâm GDTX tỉnh). Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 2.530 người, trong đó cán bộ quản lý 96 người, giáo viên 2.190 người, nhân viên 244 người.

Vị trí việc làm/trình độ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trình độ khác

TỔNG

THPT

Cán bộ quản lý

0

31

65

0

0

0

96

Giáo viên

4

416

1.720

50

0

0

2.190

Nhân viên

0

4

77

25

32

106

244

Tổng

4

451

1.862

75

32

106

2.530

(Ghi chú: trình độ Cao đẳng thuộc cấp học THCS)

- Thực trạng theo môn học: Phụ lục 2.

- Thực trạng theo độ tuổi:

Vị trí việc làm/trình độ

< 45 tuổi

45-50

50-55

Trên 55

TỔNG

THPT

Cán bộ quản lý

36

11

23

26

96

Giáo viên

1.641

189

202

158

2.190

Nhân viên

155

31

29

29

244

Tổng

1.832

231

254

213

2.530

2. Đánh giá về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

a) Bậc học Mầm non:

Về trình độ đào tạo: Trình độ cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn và trên chuẩn theo quy định đạt tỷ lệ khá cao; cán bộ quản lý: 377/384 (98,18%); giáo viên chuẩn và trên chuẩn: 2.208/2.424 (91,09%).

Chuẩn

Đối tượng

Đủ chuẩn (Kể cả đang học)

Được nâng chuẩn

Không được nâng chuẩn

Tổng cộng

Cán bộ quản lý

377

2

5

384

Giáo viên

2.208

85

131

2.424

Tổng

2.585

87

136

2.808

Trong 05 năm tới, cấp học Mầm non số giáo viên nghỉ hưu là 1.320, nên cần triển khai thực hiện việc hỗ trợ sinh viên vào ngành sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc nâng chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý cấp học Mầm non thực hiện 50% mỗi năm học 2021-2022 và 2022-2023.

b) Giáo dục phổ thông:

- Tiểu học: Trình độ cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn và trên chuẩn theo quy định đối với cán bộ quản lý là 364/384 (94,79%); giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 4.635/5.810 (79,77%).

Chuẩn

Đối tượng

Đủ chuẩn (Kể cả đang học)

Được nâng chuẩn

Không được nâng chuẩn

Tổng cộng

Cán bộ quản lý

364

8

12

384

Giáo viên

4.635

493

682

5.810

Tổng

4.999

501

694

6.194

Trong thời gian tới, tiếp tục xây dựng kế hoạch lộ trình bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Luật Giáo dục 2019, Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Mầm non, TH, THCS.

So với Chương trình GDPT năm 2006, Chương trình GDPT 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp. Tuy nhiên, trong Chương trình GDPT 2018 có thêm 02 môn học mới là Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ. Chương trình 2018 tổ chức học 02 buổi/ngày, do đó số tiết học trong 01 năm học có tăng lên. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục bổ sung giáo viên bộ môn Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ.

Số giáo viên nghỉ hưu trong 05 năm tới là 1.774, nên cần thực hiện hỗ trợ sinh viên vào ngành sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. (Phụ lục 3: Số lượng giáo viên các môn về hưu)

- Trung học cơ sở:

Trình độ cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn và trên chuẩn theo quy định đối với cán bộ quản lý đạt 216/237 (91,14%); giáo viên chuẩn và trên chuẩn đạt 3.309/4.343 (76,19%).

Chuẩn

Đối tượng

Đủ chuẩn (Kể cả đang học)

Được nâng chuẩn

Không được nâng chuẩn

Tổng cộng

Cán bộ quản lý

216

6

15

237

Giáo viên

3.309

641

392

4.342

Tổng

3.525

647

407

4.579

Chương trình GDPT 2018 cấp THCS có các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời gian tới cần tiếp tục nâng chuẩn và phối hợp đào tạo lại giáo viên các bộ môn Địa lý, Lịch sử thành môn Lịch sử - Địa lý; các môn Sinh học, Hóa học, Vật lý thành môn Khoa học tự nhiên.

Số giáo viên nghỉ hưu trong 05 năm tới là 991, nên cần thực hiện hỗ trợ sinh viên vào ngành sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. (Phụ lục 4: số lượng giáo viên các môn về hưu cấp học THCS)

- Trung học phổ thông (có cấp học THCS, các trường trực thuộc Sở):

Trình độ cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn và trên chuẩn theo quy định đối với cán bộ quản lý, giáo viên đạt 100%, trong đó còn 49 giáo viên cấp học THCS.

Các môn học Chương trình GDPT 2018:

+ Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương.

+ Các môn học lựa chọn gồm 03 nhóm môn: Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học; Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật).

+ Các chuyên đề học tập:

Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của 01 môn học là 35 tiết/năm học.

Việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 cấp THPT đòi hỏi cần chuẩn bị cho các cơ sở giáo dục đội ngũ các nhóm môn học lựa chọn: nhóm môn Khoa học tự nhiên, nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật, nhóm môn Khoa học xã hội.

Nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật bao gồm các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), trong đó môn Nghệ thuật chưa đủ giáo viên để học sinh lựa chọn môn học vì Chương trình GDPT 2006 không có môn học này; vì vậy trong thời gian tới cần nhu cầu tuyển dụng, đặt hàng giáo viên.

Số giáo viên về hưu trong 05 năm tới là 310, nên cần thực hiện hỗ trợ sinh viên vào ngành sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. (Phụ lục 5: Số lượng giáo viên các môn về hưu cấp học THCS-THPT)

Việc nâng chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, mỗi năm từ 25-30%, phấn đấu đến năm 2026 sẽ hoàn thành việc nâng chuẩn.

3. Đánh giá chung

a) Điểm mạnh

- Đội ngũ giáo viên các cấp học cơ bản được bố trí đáp ứng yêu cầu dạy học, có trình độ, có trách nhiệm cao trong giảng dạy, có năng lực đáp ứng việc giảng dạy trong nhà trường, có tâm huyết và tận tụy với công việc.

- Tỷ lệ giáo viên có thâm niên chiếm phần lớn, có nhiều kinh nghiệm, là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, số lượng giáo viên tham gia đào tạo để nâng chuẩn tăng theo từng năm.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện của ngành Giáo dục, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, nên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý, đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Đội ngũ giáo viên luôn có những tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy và học; học tập, tiếp thu các phương pháp dạy học mới, các phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, qua đó nâng cao dần năng lực phát triển nghề nghiệp.

b) Những hạn chế

- Số biên chế phân bổ chưa đồng đều; còn thiếu giáo viên ở các môn: Ngoại ngữ, Tin học, Trải nghiệm, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý; thừa giáo viên ở các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Nghệ thuật; thiếu nhân viên y tế.

- Thiếu hụt nhân sự chất lượng cao do đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có kinh nghiệm, chuyên môn đồng loạt đến tuổi nghỉ hưu.

- Vẫn còn tình trạng cán bộ quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng, còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019.

- Một số nhà giáo và cán bộ quản lý chưa được trang bị, cập nhật những kiến thức và kỹ năng cần thiết; việc đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên chưa tốt, cơ hội tiếp cận thông tin của giáo viên vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn. Khả năng ngoại ngữ, tin học của một số giáo viên còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý nhà nước chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và vùng khó khăn.

c) Về thực hiện các chế độ, chính sách

- Chế độ chính sách đối với nhà giáo được bổ nhiệm làm công tác quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ thực hiện.

- Viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục khi được điều động về Sở, Phòng GDĐT thì chỉ có phụ cấp công vụ, không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề. Đây là một trong những khó khăn để luân chuyển, điều động viên chức giỏi có kinh nghiệm, có chất lượng về công tác tham mưu những công việc yêu cầu trình độ, năng lực cao.

4. Nguyên nhân của những hạn chế

- Cơ sở giáo dục ở một số nơi chưa quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nên chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu công tác.

- Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý dẫn đến tình trạng thiếu chuẩn trong đội ngũ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên lớn tuổi nhiều nên việc học tập nâng cao trình độ còn khó khăn.

- Chưa giải quyết triệt để việc sắp xếp, điều chuyển, bố trí giáo viên thừa ở các cấp học. Trong tuyển dụng giáo viên, chưa dự báo kịp thời xu hướng đảm bảo số lượng giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học ở cấp tiểu học; tuyển dụng không sát với nhu cầu và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh.

- Ảnh hưởng bởi di dân cơ học tại một số khu công nghiệp, đô thị lớn.

- Công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các trường ở vùng thuận lợi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa được chú trọng.

5. Thời cơ và thách thức khi thực hiện Chương trình GDPT 2018

a) Thời cơ

- Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung cốt lõi bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường và gia đình, chính quyền và xã hội.

- Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục. Có chủ trương đúng đắn, phù hợp với giáo dục trong giai đoạn hiện nay; ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đầy đủ, kịp thời, cụ thể.

- Trình độ dân trí từng bước được nâng cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục. Các tổ chức xã hội, các đoàn thể và nhân dân tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường, cho ngành.

- Yêu cầu về chất lượng giáo dục của học sinh và phụ huynh ngày càng cao, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em và tạo điều kiện thuận lợi cho con em được học tập, có sự đồng thuận và ủng hộ với kế hoạch giáo dục của nhà trường, của ngành.

- Công nghệ thông tin phát triển giúp cho mọi tầng lớp nhân dân nắm bắt được thông tin về giáo dục nhanh, từ đó có sự thấu hiểu và chia sẻ đối với nhà trường, với ngành trong quá trình triển khai nhiệm vụ giáo dục.

b) Thách thức

- Đối với cấp THPT: Một số giáo viên Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật cần được đào tạo, bồi dưỡng để có thể dạy được cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, đáp ứng định hướng nghề nghiệp.

- Đối với cấp THCS: Một số giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cần đào tạo, bồi dưỡng để có thể dạy được các phân môn trong môn Khoa học tự nhiên; một số giáo viên Lịch sử, Địa lý cần đào tạo, bồi dưỡng để có thể dạy các được yêu cầu xây dựng trong môn Lịch sử và Địa lý.

- Đối với cấp TH: Cần bổ sung giáo viên Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ ở những trường chưa có hoặc chưa đủ giáo viên (vì theo Chương trình GDPT 2018, các môn này là môn học bắt buộc từ lớp 3); khi dạy 02 buổi/ngày, giáo viên chủ nhiệm có thể thừa giờ; với các trường ít lớp, giáo viên dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học và Công nghệ có thể bị thiếu giờ.

- Chương trình, kế hoạch dạy học được thiết kế mở, linh hoạt, có sự gắn kết giữa nhà trường với cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường. Vì vậy các trường có thể mời chuyên gia trong từng ngành nghề cụ thể, kỹ sư, nghệ nhân làm giáo viên thỉnh giảng nên việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học/giáo dục và quản trị nhân sự nhà trường sẽ phức tạp hơn.

- Việc thực hiện dạy học phân hóa đòi hỏi giảm sĩ số trong một lớp học để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Yêu cầu phân hóa đòi hỏi nhà trường phải tăng số phòng học để sắp xếp lớp học một cách linh hoạt cho các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập. Cả 02 yêu cầu này đều đòi hỏi tăng số lượng giáo viên.

Phần II

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU CHUNG

Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo các quy định hiện hành; đồng thời từng bước nâng cao, chuẩn hóa về trình độ đào tạo; nâng cao chất lượng toàn diện, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững về tư tưởng chính trị, mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống; thường xuyên được cập nhật phương pháp giảng dạy, kiến thức, kỹ năng mới; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Giai đoạn 2021-2025

a) Đối với cán bộ quản lý giáo dục

- Tất cả các cấp đều bố trí đạt 100% cán bộ quản lý theo quy định.

- 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trước khi bổ nhiệm.

- Viên chức quản lý được xếp loại chuẩn hiệu trưởng hoặc chuẩn giám đốc đạt mức khá 80%, mức tốt 20% các năm.

- Kết quả đánh giá hàng năm: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 30%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 60%, hoàn thành nhiệm vụ 10%.

- Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo: 70% đạt trình độ đại học, 25% đạt trình độ thạc sĩ, 5% đạt trình độ tiến sĩ.

- 100% cán bộ quản lý đáp ứng tốt Chương trình GDPT 2018.

- 100% cán bộ quản lý có thể hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện triển khai Chương trình GDPT 2018.

- 100% cán bộ quản lý hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT .

- 100% cán bộ quản lý hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do nhà trường tổ chức.

- 20% cán bộ quản lý được cử tham dự các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán.

b) Đối với viên chức (giáo viên)

- Bố trí viên chức đủ về số lượng và cơ cấu, phù hợp với định mức giáo viên trên lớp.

- Tỷ lệ giáo viên đạt mức khá: 60%, mức tốt: 40% (theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên) các năm.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo: 80% đạt trình độ đại học, 20% đạt trình độ thạc sĩ.

- Kết quả đánh giá viên chức hàng năm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 30%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 60%, hoàn thành nhiệm vụ 10%.

- 100% giáo viên đáp ứng tốt Chương trình GDPT 2018.

- 100% giáo viên có thể hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện triển khai Chương trình GDPT 2018.

- 60% giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm triển khai hiệu quả Chương trình GDPT.

- 100% giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT (120 tiết).

- 100% giáo viên hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do nhà trường tổ chức.

- 100% giáo viên cốt cán được cử đi bồi dưỡng giáo viên cốt cán.

- 100% giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo đối tượng quy định.

2. Giai đoạn đến 2030

a) Đối với cán bộ quản lý giáo dục

- Viên chức quản lý được xếp loại chuẩn hiệu trưởng hoặc chuẩn giám đốc đạt mức khá: 60%, mức tốt: 40% các năm.

- Kết quả đánh giá hàng năm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 40%, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 60%.

- Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo: 40% đạt trình độ thạc sĩ, 10% đạt trình độ tiến sĩ.

b) Đối với viên chức (giáo viên)

- Tỷ lệ giáo viên đạt mức khá: 40%, mức tốt: 60% (theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên) các năm.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo: 100% đạt trình độ đại học, 10% đạt trình độ thạc sĩ theo các năm.

- Kết quả đánh giá viên chức hàng năm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 50%, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 50%.

- 80% giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm triển khai hiệu quả Chương trình GDPT.

Các mục tiêu khác như giai đoạn 2021-2025.

Phần III

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU ĐỘI NGŨ ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

1. Nhiệm vụ

- Bổ sung biên chế, sắp xếp đội ngũ đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

- Đảm bảo đủ giáo viên trên lớp, đủ đội ngũ cán bộ quản lý.

- Đảm bảo nguồn tuyển dụng.

- Cơ cấu đội ngũ đáp ứng Chương trình GDPT 2018.

(Phụ lục 4: Giáo viên về hưu các cấp học, các môn)

2. Giải pháp

a) Giải pháp bổ sung biên chế, sắp xếp đội ngũ

Triển khai sắp xếp, cơ cấu và đẩy mạnh tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực, từ đó có thêm biên chế để tuyển dụng giáo viên. Cụ thể như sau:

- Chuyển đổi ít nhất 01 trường THPT, 01 trường THCS sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính tại khu vực thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho.

- Phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp trong định mức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- Điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập để bố trí đủ biên chế viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

- Bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 02 buổi/ngày theo quy định của Bộ GDĐT trong các cơ sở giáo dục Tiểu học; bố trí biên chế công chức Phòng GDĐT theo vị trí việc làm được phê duyệt.

Xây dựng phương án giải quyết tình trạng thừa/thiếu giáo viên, làm căn cứ cho việc giao và bổ sung biên chế còn thiếu của các đơn vị:

- Rà soát số lượng, cơ cấu cán bộ quản lý, viên chức ở tất cả các cấp, các môn học. Xác định cụ thể số lượng, cơ cấu, độ tuổi của cán bộ quản lý, viên chức thừa ở từng đơn vị, từng cấp học, từng môn học, từng vị trí.

- Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu (ưu tiên cùng cấp học, môn học; cùng xã, cùng huyện, trong tỉnh).

- Những đối tượng còn độ tuổi công tác, có năng lực và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu thì tổ chức đặt hàng đào tạo văn bằng 02, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu, môn học tích hợp.

- Những giáo viên do sức khỏe, độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác không bảo đảm yêu cầu giảng dạy thì xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học (thiết bị, thí nghiệm, thư viện...) hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định.

(.Phụ lục 5: Đăng ký nhu cầu giáo viên theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP)

b) Giải pháp đảm bảo đủ giáo viên trên lớp, đủ đội ngũ cán bộ quản lý

- Hàng năm, theo phân cấp quản lý, các đơn vị căn cứ quy hoạch cán bộ để xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện luân chuyển cán bộ, giáo viên đảm bảo đúng quy định. Biệt phái từ địa phương (cấp huyện) thừa sang địa phương thiếu, kể cả về số lượng và cơ cấu môn học.

- Tuyển bổ sung giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học đảm bảo dạy đủ 04 tiết/tuần từ lớp 3, tuyển bổ sung giáo viên dạy văn hóa và các môn đặc thù khác cấp Tiểu học ở các địa phương có tỷ lệ giáo viên dưới 1,31 giáo viên trên lớp, không kể giáo viên dạy Tiếng Anh.

- Phân công chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 cấp THPT: Căn cứ kế hoạch giáo dục nhà trường đã xây dựng, hiệu trưởng phân tích công việc và phân công chuyên môn cho giáo viên một cách hợp lý, đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích (phân công đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực, cân bằng số giờ lao động cho cá nhân) và quy trình phân công đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ (quyết định phân công được triển khai trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp, điều chỉnh của các cá nhân trong tập thể).

- Bố trí, phân công giáo viên hợp lý, kiêm nhiệm công tác khác để cân đối thời gian lao động trong các trường học, nhất là các trường có quy mô nhỏ.

- Hợp đồng giáo viên để bổ sung số giáo viên còn thiếu theo quy định tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ. Giáo viên hợp đồng được hưởng chế độ như giáo viên tuyển dụng.

c) Giải pháp đảm bảo nguồn tuyển dụng

- Hàng năm, căn cứ thực trạng thừa/thiếu giáo viên, xác định nhu cầu đào tạo để bảo đảm nguồn tuyển dụng, xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp nhu cầu sử dụng.

- Thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc tuyển dụng sinh viên sư phạm tốt nghiệp thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và bố trí vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo trong các cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng viên chức.

- Khuyến khích học sinh thi tuyển vào các trường cao đẳng, đại học sư phạm trong và ngoài tỉnh, khuyến khích, tạo điều kiện du học nước ngoài bằng ngân sách và tự túc.

d) Giải pháp về cơ cấu

Rà soát, sắp xếp, điều chuyển, bồi dưỡng giáo viên theo cơ cấu giáo viên giảng dạy theo môn: Đảm bảo số lượng giáo viên của các môn học vừa phù hợp với định mức quy định vừa hợp lý theo thời lượng môn học trong chương trình; cơ cấu giáo viên về trình độ chuyên môn được đào tạo; cơ cấu về tuổi đời, tuổi nghề và cơ cấu về giới tính theo thực tế đơn vị.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

1. Nhiệm vụ

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên hàng năm về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng Chương trình GDPT 2018. Xây dựng chiến lược dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho quá trình phát triển tỉnh nhà trong thời gian tới.

2. Giải pháp

a) Đối với cán bộ quản lý

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong diện quy hoạch phải cử đi đào tạo lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh và bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo quy định. Khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt chuẩn về đào tạo và bồi dưỡng theo khung năng lực của chức danh lãnh đạo, quản lý.

Việc chọn cử người đi học phải đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn; tiêu chí chọn cử rõ ràng và được công khai, minh bạch, tránh phân bổ chỉ tiêu bình quân, hình thức. Cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác học tập. Quản lý chặt chẽ quá trình học tập, rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; theo dõi, đánh giá hiệu quả sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.

- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trên cơ sở quy hoạch, đánh giá năng lực.

- Bố trí, phân công cán bộ quản lý, trẻ hóa đội ngũ.

- Rà soát, cho thôi giữ chức vụ đối với những cán bộ quản lý sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

- Đào tạo nâng cao nâng cao trình độ, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp: Xây dựng và hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân; kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán; hỗ trợ đồng nghiệp. Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị cho cán bộ quản lý đương chức và trong quy hoạch.

b) Đối với viên chức

- Phân công chuyên môn cho giáo viên hợp lý, đảm bảo nguyên tắc hài hòa giữa các lợi ích (phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực, cân bằng số giờ lao động cho các cá nhân); quy trình phân công đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Đào tạo nâng cao trình độ: Rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nhà giáo để có kế hoạch nâng chuẩn trình độ giáo viên, kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng phù hợp theo hướng đáp ứng yêu cầu dạy môn tích hợp (môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học tự nhiên), dạy hoạt động giáo dục bắt buộc trải nghiệm hướng nghiệp. Trong đó chú trọng việc cử đi học các lớp theo hình thức vừa làm vừa học, do các trường đại học liên kết với các cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức để tạo điều kiện cho giáo viên vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

- Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp: Xây dựng và hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân; kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên dạy môn chuyên biệt; bồi dưỡng cán bộ cốt cán; hỗ trợ đồng nghiệp; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Bồi dưỡng giáo viên theo hướng thiết thực, hiệu quả và phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục. Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thực hành, thực tập.

- Khuyến khích giáo viên dạy Ngoại ngữ tự học và thi lấy các chứng chỉ quốc tế tương đương theo cấp học quy định.

- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn, đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

- Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường, tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018 để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý luôn được học hỏi lẫn nhau, trau dồi chuyên môn và nâng cao ý thức về trách nhiệm học tập thường xuyên trong cộng đồng chuyên môn ở phạm vi nhà trường và liên trường.

c) Giải pháp chung để nâng cao chất lượng đội ngũ

- Xây dựng quy hoạch đào tạo các chức danh, trình độ, ngành nghề, độ tuổi, giới tính, để đảm bảo cơ cấu hợp lý; người đưa vào quy hoạch phải thật sự có đức, có tài nhằm tạo nguồn đề bạt bổ nhiệm, bổ sung, thay thế cán bộ lãnh đạo không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên quy hoạch đội ngũ kế thừa, không để xảy ra tình trạng hụt hẫng nguồn cán bộ quản lý. Đối với nhân lực trẻ có năng lực tốt được quy hoạch vào các chức danh, vị trí quan trọng, tạo điều kiện cho đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài. Đối với cán bộ giữ vị trí quan trọng, chủ chốt các lĩnh vực mũi nhọn của ngành có thể mở lớp mời chuyên gia nước ngoài hoặc đi dự các lớp ngắn hạn ở nước ngoài.

- Thực hiện đúng quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ quản lý hàng năm theo quy định, nhằm tạo cơ sở bố trí cán bộ tốt hơn; để thực hiện tinh giản biên chế nhà giáo và cán bộ quản lý không đủ phẩm chất, năng lực, thiếu tâm huyết với nghề; để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hiện cân đối kế hoạch đào tạo trên chuẩn ở tất cả các cấp học, ưu tiên cho đào tạo trên chuẩn đối với giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT Chuyên, đối với đội ngũ được quy hoạch.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo nòng cốt để triển khai Chương trình GDPT.

- Phát huy vai trò của Hội đồng trường, Tổ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường học.

- Xây dựng phương án và lộ trình giải quyết về hưu trước tuổi, cho thôi việc đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý sau khi được đào tạo bồi dưỡng nhưng không đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo khách quan, công bằng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho đội ngũ.

- Xây dựng chiến lược dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới; từng bước hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia giỏi cho ngành; tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến bình đẳng. Sử dụng và phát huy hiệu quả sau đào tạo, bố trí nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý, bình đẳng trong lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức, người có tâm, có tài vào bộ máy nhà nước. Có cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Bồi dưỡng ngắn hạn chất lượng cao; thu hút nhân lực chất lượng cao như các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý, sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng các yêu cầu điều kiện; thu hút làm việc lâu dài, làm việc ngắn hạn; đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ KINH PHÍ

Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện bằng nhiều giải pháp với nhiều nội dung đa dạng, thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi nguồn kinh phí đáp ứng tương xứng. Các nguồn lực tài chính cần tiếp tục được huy động thực hiện, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình GDPT 2018 và dự toán chi thường xuyên hàng năm của tỉnh.

- Kinh phí đào tạo hàng năm của các địa phương, các cơ sở GDĐT.

- Tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài.

- Các chương trình, dự án của quốc gia, quốc tế.

Xây dựng cơ chế tự chủ trong các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao.

Xây dựng kế hoạch tài chính; kế hoạch vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ thực hiện Chương trình GDPT 2018.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ TRUYỀN THÔNG

Để thực hiện đổi mới giáo dục thành công, tạo sự đồng thuận từ xã hội, ngành GDĐT cần làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ vì sao phải đổi mới, đổi mới như thế nào; trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân đóng góp vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, cũng là đóng góp vào sự ổn định xã hội và phát triển đất nước. Cùng với sự chủ động của ngành GDĐT, rất cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và sự ủng hộ rộng rãi, hiệu quả của các cơ quan truyền thông.

Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Cấp ủy Đảng, chính quyền có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công Chương trình GDPT; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

Phối hợp tốt giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu cầu của lớp học, cấp học. Ban Đại diện cha mẹ học sinh có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ; nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban Đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.

Phối hợp tốt giữa giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Nhà trường chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, hoạt động xã hội, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó thực hiện giáo dục học sinh trong thực tiễn đời sống.

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ

Đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý, thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục; tạo động lực để cán bộ, giáo viên tự giác, tự chủ đối với các hoạt động chuyên môn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm tạo cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.

Thực hiện tốt chủ trương về công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, tài chính của các cơ sở giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thực hiện cơ chế tài chính theo đúng quy định. Chống các hiện tượng lạm thu, thu sai quy định dưới các danh nghĩa, hình thức khác nhau.

Tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các sai phạm. Tích cực thực hiện đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Quản lý tốt các hoạt động dạy thêm, học thêm. Xử lý nghiêm các hành vi dạy thêm, học thêm trái quy định.

Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục, công khai kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá. Phát huy tốt vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng trong quản lý giáo dục.

Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng tự chủ; đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường thực hiện phê bình, tự phê bình.

Kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo khách quan, công bằng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho đội ngũ.

Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua môi trường làm việc: Cải thiện điều kiện làm việc, tạo điều kiện cho nhà giáo và cán bộ quản lý phát triển và thăng tiến nghề nghiệp, đánh giá công bằng, khách quan, khuyến khích sáng tạo, xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu hút người tài vào ngành sư phạm; thực hiện đầy đủ những chính sách hiện hành đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Tổ chức nhiều hình thức và có chế độ để tôn vinh nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giỏi, tâm huyết với nghề, nâng cao vị thế người thầy trong xã hội.

VI. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP KHÁC

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về giáo dục của toàn xã hội; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ nhà giáo

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đối với phát triển GDĐT; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức từ tỉnh đến cơ sở để chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình GDĐT.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách về GDĐT để các cấp, các ngành và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí hàng đầu của GDĐT, vai trò của nhân tố con người trong phát triển xã hội.

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn ngành.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được kịp thời, nghiêm túc. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn ngành. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác trong toàn ngành. Tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sinh hoạt hàng ngày; xây dựng khối đoàn kết thống nhất, đồng sức đồng lòng trong mỗi cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và trong toàn ngành, tạo sức mạnh tổng hợp và quyết tâm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.

Quan tâm thực hiện giáo dục định hướng tư tưởng đúng đắn cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

2. Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống trường phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân

a) Quy hoạch các trường công lập

- Giáo dục Tiểu học: Mỗi xã/phường/thị trấn bố trí 01 trường, mỗi trường không quá 02 điểm lẻ; quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 30 lớp; đối với trường tại địa bàn thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp.

- Giáo dục THCS: Quy mô tối thiểu mỗi trường 08 lớp và tối đa 45 lớp. Bố trí không quá 02 điểm trường, mỗi điểm trường không ít hơn 03 lớp.

- Thành lập mới 02 Trường THPT: Trường THPT tại phường 9 thành phố Mỹ Tho, quy mô lớp vào năm học 2023-2024 là 15 lớp. Trường THCS&THPT tại xã Long Định huyện Châu Thành trên cơ sở sáp nhập Trường THPT Rạch Gầm Xoài Mút vào Trường THCS Long Định, đặt tại xã Long Định, huyện Châu Thành, quy mô 31 lớp vào năm học 2023-2024 (9 lớp THPT).

b) Quy hoạch trường ngoài công lập: Khuyến khích các tổ chức và cá nhân mở trường ngoài công lập.

3. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục

Phát triển phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện nội dung và phương pháp phân hóa giáo dục theo hướng: Dạy học phân hóa, dạy học tích hợp. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

4. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

Quy hoạch hoàn chỉnh các trường, điểm trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh và tuân thủ Điều lệ trường học. Đầu tư hoàn thiện và đúng chuẩn các hạng mục theo quy định của từng cấp học, chú trọng hệ thống các công trình phụ trợ.

Tổ chức rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, giúp nhà trường phát huy công năng của những thiết bị đã đầu tư. Coi trọng và phát động phong trào tự làm, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học của giáo viên. Có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời cơ sở vật chất, thiết bị để từng bước đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Tiếp tục tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện tốt quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, huy động nhiều nguồn lực xã hội cùng tham gia với nhà trường trên các mặt: giáo dục văn hóa và đạo đức cho học sinh, các hoạt động quản lý giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất trường học.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Giáo dục và Đào tạo - Cơ quan thường trực Đề án

- Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp của Đề án để đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

- Tổ chức quán triệt nội dung Đề án đến các cơ sở GDPT, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để tạo sự đồng thuận, có nhận thúc đẩy đủ và tham gia thực hiện Đề án đạt chất lượng.

- Hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành, thị rà soát thực trạng thừa, thiếu giáo viên ở từng cấp học, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao bổ sung số lượng người làm việc để đảm bảo số lượng người làm việc trong các cơ sở GDPT công lập, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm đáp ứng quy mô gia tăng số học sinh trong những năm tới và đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT 2018.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

- Hàng năm, chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Tiểu học, THCS.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các cơ sở GDPT để giúp giáo viên nắm bắt và triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa GDPT 2018 theo lộ trình.

- Xây dựng kế hoạch về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục để đáp ứng nhu cầu học sinh tăng thêm đối với các đơn vị trực thuộc.

- Tổng hợp kinh phí thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ GDĐT.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện, bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích xã hội hóa và thu hút đầu tư trong lĩnh vực GDĐT, nhất là đầu tư mở trường tư thục ở các cấp học.

- Phối hợp với Sở GDĐT, UBND các huyện, thành, thị trong việc tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng thêm phòng học, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục để đáp ứng nhu cầu học sinh tăng thêm.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở GDĐT, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí bồi dưỡng giáo viên phổ thông, viên chức quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình GDPT 2018 để thực hiện Đề án.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Hàng năm phối hợp với Sở GDĐT, UBND các huyện, thành, thị rà soát thực trạng thừa, thiếu giáo viên ở từng cấp học, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao bổ sung số lượng người làm việc để đảm bảo số lượng người làm việc trong các cơ sở GDPT công lập, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm đáp ứng quy mô gia tăng số học sinh trong những năm tới và đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT 2018.

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh số lượng người làm việc giữa các cấp học của từng huyện, thành, thị, để vừa bảo đảm bố trí hợp lý số lượng người làm việc đáp ứng yêu cầu dạy và học từng năm học, vừa khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên.

- Tham mưu UBND tỉnh bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; nghiên cứu đề xuất cơ chế tháo gỡ khó khăn trong việc bố trí đủ giáo viên theo quy định hiện hành.

5. Trường Đại học Tiền Giang, đề nghị Trường Chính trị tỉnh

Căn cứ Quy hoạch Phát triển sự nghiệp GDĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 để phối hợp với Sở GDĐT xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm; gắn đào tạo với sử dụng, đảm bảo hợp lý về cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tỉnh, Hội Khuyến học tham gia công tác tuyên truyền, vận động, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, đề nghị Báo Ấp Bắc quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội để việc triển khai thực hiện Đề án được thuận lợi, hiệu quả.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT năm 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Hàng năm, phối hợp với Sở GDĐT trong việc rà soát thực trạng thừa, thiếu giáo viên ở cấp Tiểu học, THCS giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.

- Xây dựng kế hoạch điều chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu giáo viên sau khi sắp xếp, sáp nhập trường lớp để sử dụng, bố trí đội ngũ giáo viên một cách hợp lý.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở GDĐT trong việc tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục để đáp ứng nhu cầu học sinh tăng thêm đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.

- Hàng năm, phối hợp với Sở GDĐT xây dựng kế hoạch về việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Tiểu học, THCS.

- Dành quỹ đất, xây dựng đủ phòng học, bảo đảm nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.

- Rà soát các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS ở những địa bàn có khả năng xã hội hóa cao, có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng và đồng đều về chất lượng, tiến hành thực hiện tự chủ về tài chính và nhân sự để chủ động về biên chế, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong thời gian tới.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan cử giáo viên đi học nâng trình độ chuẩn theo mục tiêu của Đề án; chỉ đạo Phòng GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục Tiểu học, THCS bố trí, sắp xếp giáo viên giảng dạy và bố trí chương trình, thời khóa biểu phù hợp để giáo viên vừa làm vừa học; khuyến khích giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, sớm tham gia đào tạo và tự túc kinh phí đào tạo để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019.

- Phối hợp với Sở GDĐT trong việc đôn đốc thực hiện Đề án; đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo về Sở GDĐT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

II. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

1. Lộ trình

Đề án thực hiện qua 02 giai đoạn:

a) Giai đoạn I (2021-2025):

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, chú trọng tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

b) Giai đoạn II (2026-2030):

Củng cố và nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết

Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan, UBND các địa phương báo cáo về Sở GDĐT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án sau 03 năm triển khai; tổng kết thực hiện giai đoạn 1 vào năm 2025; tổng kết thực hiện Đề án vào năm 2030.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

(Đơn vị tính 1.000 đồng)

STT

NỘI DUNG

TỔNG CỘNG

1

Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên MN, TH, THCS

86.394.400

2

Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

326.513.600

3

Bồi dưỡng thường xuyên

100.948.200

4

Trung cấp chính trị

6.800.000

5

Tiến sĩ, thạc sĩ

21.500.000

TỔNG CỘNG

542.156.200

Năm

Ngân sách tỉnh chi cho sự nghiệp Giáo dục

Tổng

2021

104.622.640

104.622.640

2022

116.027.140

116.027.140

2023

116.027.140

116.027.140

2024

101.942.640

101.942.640

2025

103.536.640

103.536.640

Từ năm 2026 trở về sau thực hiện như năm 2025.

2. Nguồn kinh phí

Thực hiện từ nguồn bồi dưỡng giáo viên phổ thông, viên chức quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình GDPT 2018 cấp cho ngành GDĐT.

Phần V

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành GDĐT nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình GDPT 2018:

- Phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục.

- Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; từ đó có được cuộc sống ý nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Giúp học sinh Tiểu học hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Giúp học sinh THCS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp Tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

- Giúp học sinh THPT tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Trên đây là Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Tiền Giang đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đúng quy định./.

CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030
(Kèm theo Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang)

PHỤ LỤC 1:

TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN CẤP HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ

STT

MÔN/TRÌNH ĐỘ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Tổng

1

Ngữ văn

6

429

123

0

558

2

Ngữ văn & Giáo dục công dân

0

17

2

0

19

3

Ngữ văn và Lịch sử

0

6

4

0

10

4

Địa lý

2

126

77

0

205

5

Lịch sử và Địa lý

0

14

7

0

21

6

Hóa học và Địa lý

0

2

3

0

5

7

Lịch sử

3

179

47

0

229

8

Lịch sử và Giáo dục công dân

0

4

6

0

10

9

Giáo dục công dân

0

106

19

0

125

10

Hóa học

7

135

66

0

208

11

Hoá học và Công nghệ

0

3

1

0

4

12

Hoá học và Sinh học

1

8

4

0

13

13

Sinh học

1

209

97

0

307

14

Sinh học và Công nghệ

0

4

6

0

10

15

Công nghệ

0

106

50

0

156

16

Khoa học tự nhiên

1

6

5

0

12

17

Vật lý

4

170

52

0

226

18

Vật lý và Công nghệ

0

4

4

0

8

19

Tiếng Anh

3

425

110

0

538

20

Tin học

4

248

11

0

263

21

Toán

11

528

162

0

701

22

Toán và Công nghệ

0

0

3

0

3

23

Toán và Tin học

1

20

1

0

22

24

Toán và Vật lý

0

11

7

0

18

25

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

0

2

1

0

3

26

Âm nhạc

2

98

43

1

144

27

Mỹ thuật

0

123

28

0

151

28

Giáo dục thể chất

5

274

94

0

373

Tổng

51

3.257

1.033

1

4.342

PHỤ LỤC 2:

TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN CẤP HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

STT

Môn/Trình độ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Tổng

1

Âm nhạc

0

0

3

1

4

2

Công nghệ

0

0

38

4

42

3

Địa lí

0

13

82

2

97

4

GDCD

0

6

70

4

80

5

GDQP

0

6

50

0

56

6

Hóa học

0

56

151

2

209

7

Hóa học - Công nghệ

0

0

1

0

1

8

Hóa-Sinh

0

0

1

1

2

9

Kỹ thuật công nghiệp

0

4

17

0

21

10

Lịch sử

0

16

82

1

99

11

Lịch sử-Địa lý

0

0

1

0

1

12

Lịch sử-QPAN

0

0

1

0

1

13

Mĩ thuật

0

0

3

1

4

14

Sinh học

1

29

120

6

156

15

Sinh học - Công nghệ

0

2

9

1

12

16

Sử-GDCD

0

0

1

2

3

17

Thể dục

0

14

139

5

158

18

Thể dục - GDQP

0

0

6

0

6

19

Tiếng Anh

0

42

198

6

246

20

Tiếng Pháp

0

1

6

0

7

21

Tin học

0

32

111

3

146

22

Toán

0

85

263

5

353

23

Ngữ văn

2

56

183

2

243

24

Ngữ văn - GDCD

0

0

4

0

4

25

Toán-Công nghệ

0

0

1

0

1

26

Toán-Tin học

0

0

2

0

2

27

Toán-Vật lý

0

0

1

0

1

28

Vật lý

1

54

174

4

233

29

Vật lý - Tin học

0

0

1

0

1

30

Vật lý - Công nghệ

0

0

1

0

1

Tổng

4

416

1.720

50

2.190


PHỤ LỤC 3:

ĐỘ TUỔI GIÁO VIÊN CẤP HỌC TIỂU HỌC CHUẨN BỊ VỀ HƯU

STT

MÔN/TUỔI

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

55

50

56

51

57

52

58

53

59

54

60

55

1

Âm nhạc

2

0

2

6

0

6

5

0

5

2

2

4

1

1

2

2

0

2

2

Mỹ Thuật

5

1

6

7

0

7

2

1

3

6

1

7

2

1

3

1

3

4

3

Thể dục

3

2

5

6

2

8

9

0

9

4

0

4

3

0

3

0

0

0

4

Tiếng Anh

0

1

1

0

1

1

0

0

0

0

2

2

1

1

2

0

0

0

5

Tiểu học

122

141

263

165

116

281

139

124

263

105

146

251

72

217

289

35

300

335

6

Tin học

1

0

1

2

0

2

1

0

1

0

0

0

1

1

2

0

0

0

Tổng

278

305

281

268

301

341

PHỤ LỤC 4:

ĐỘ TUỔI GIÁO VIÊN CẤP HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUẨN BỊ VỀ HƯU

STT

Môn/Tuổi

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

55

50

56

51

57

52

58

53

59

54

60

55

1

Ngữ văn

17

2

19

14

3

17

16

3

19

11

6

17

11

11

22

13

51

64

2

Ngữ văn và Giáo dục công dân

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Ngữ văn và Lịch sử

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Địa lý

7

0

7

16

2

18

10

3

13

7

14

21

3

7

10

4

21

25

5

Lịch sử và Địa lý

0

0

0

3

0

3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

6

Hóa học và Địa lý

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

7

Lịch sử

8

0

8

9

0

9

13

2

15

9

3

12

6

6

12

6

12

18

8

Lịch sử và Giáo dục công dân

1

0

1

0

0

0

0

1

1

0

1

1

0

0

0

0

1

1

9

Giáo dục công dân

1

0

1

2

3

5

1

0

1

1

2

3

4

3

7

3

4

7

10

Hóa học

3

0

3

4

0

4

4

3

7

5

8

13

2

3

5

2

16

18

11

Hoá học và Công nghệ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12

Hoá học và Sinh học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Sinh học

10

0

10

5

3

8

14

8

22

4

7

11

1

14

15

3

18

21

14

Sinh học và Công nghệ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

2

1

0

1

1

2

3

15

Công nghệ

4

0

4

2

2

4

3

4

7

4

4

8

1

4

5

2

2

4

16

Khoa học tự nhiên

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

0

17

Vật lý

4

0

4

5

1

6

2

3

5

10

4

14

3

3

6

3

5

8

18

Vật lý và Công nghệ

0

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

19

Tiếng Anh

2

22

24

2

14

16

1

24

25

2

22

24

6

11

17

4

6

10

20

Tin học

2

2

4

1

0

1

0

0

0

1

0

1

1

0

1

0

1

1

21

Toán

22

0

22

44

2

46

40

7

47

28

9

37

17

10

27

12

25

37

22

Toán và Công nghệ

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

23

Toán và Tin học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

0

24

Toán và Vật lý

0

0

0

3

0

3

1

0

1

0

0

0

1

0

1

0

0

0

25

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

26

Âm nhạc

2

0

2

1

0

1

0

1

1

1

0

1

0

0

0

1

0

1

27

Mỹ thuật

0

0

0

0

1

1

1

0

1

0

1

1

0

0

0

0

0

0

28

Giáo dục thể chất

13

1

14

6

0

6

7

0

7

11

1

12

3

3

6

6

2

8

Tổng

124

149

172

180

138

228

PHỤ LỤC 5:

ĐỘ TUỔI GIÁO VIÊN CẤP HỌC THCS-THPT CHUẨN BỊ VỀ HƯU

STT

Môn/Tuổi

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

55

50

56

51

57

52

58

53

59

54

60

55

1

Âm nhạc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

2

Công nghệ

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

0

1

3

4

3

Địa lí

2

1

3

0

1

1

2

2

4

0

4

4

0

6

6

2

2

4

4

GDCD

1

0

1

1

0

1

2

0

2

1

1

2

0

0

0

3

2

5

5

GDQP

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Hóa học

0

2

2

2

1

3

0

3

3

1

1

2

0

2

2

0

10

10

7

Hóa học - Công nghệ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Hóa-Sinh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Kỹ thuật công nghiệp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Lịch sử

4

1

5

7

0

7

3

1

4

1

2

3

1

3

4

4

2

6

11

Lịch sử-Địa lý

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12

Lịch sử-QPAN

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Mĩ thuật

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

14

Sinh học

1

3

4

2

1

3

0

3

3

2

1

3

1

2

3

1

3

4

15

Sinh học - Công nghệ

0

0

0

0

0

0

2

1

3

1

0

1

1

0

1

0

0

0

16

Sử-GDCD

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

0

17

Thể dục

6

0

6

3

0

3

2

0

2

3

1

4

1

0

1

1

1

2

18

Thể dục - GDQP

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

0

19

Tiếng Anh

1

5

6

2

4

6

1

6

7

0

3

3

1

1

2

0

1

1

20

Tiếng Pháp

0

1

1

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

1

1

0

1

1

21

Tin học

0

0

0

0

1

1

2

0

2

0

1

1

2

0

2

2

0

2

22

Toán

6

1

7

7

0

7

11

3

14

8

6

14

7

1

8

4

6

10

23

Ngữ văn

3

2

5

3

1

4

6

0

6

6

1

7

3

1

4

2

10

12

24

Ngữ văn - GDCD

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25

Toán-Công nghệ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

26

Toán-Tin học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

27

Toán-Vật lý

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

28

Vật lý

1

1

2

5

8

13

4

4

8

5

1

6

7

0

7

2

2

4

29

Vật lý - Tin học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

30

Vật lý - Công nghệ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng

42

49

60

52

42

65

DIỄN GIẢI KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC DỰ HỌC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
(Kèm theo Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 11/05/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

NỘI DUNG

CHI NĂM 2021

CHI NĂM 2022

CHI NĂM 2023

CHI NĂM 2024

CHI NĂM 2025

TỔNG CỘNG

GHI CHÚ

1

Nghị định 71 về nâng chuẩn trình độ đào tạo

24.054.400.000

15.220.000.000

15.220.000.000

15.220.000.000

16.680.000.000

86.394.400.000

2

Nghị định 116 về đặt hàng sv sư phạm

55.524.600.000

74.789.500.000

74.789.500.000

60.705.000.000

60.705.000.000

326.513.600.000

3

Bồi dưỡng thường xuyên

20.189.640.000

20.189.640.000

20.189.640.000

20.189.640.000

20.189.640.000

100.948.200.000

Năm 2021 đã phê duyệt

4

Đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ

3.494.000.000

4.468.000.000

4.468.000.000

4.468.000.000

4.602.000.000

21.500.000.000

5

Trung cấp Chính trị

1.360.000.000

1.360.000.000

1.360.000.000

1.360.000.000

1.360.000.000

6.800.000.000

TỔNG CỘNG

104.622.640.000

116.027.140.000

116.027.140.000

101.942.640.000

103.536.640.000

542.156.200.000

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1374/QĐ-UBND ngày 11/05/2022 về Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


92

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.198.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!