ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1331/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 11 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ
luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;
Căn cứ Thông tư số
18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc
gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư số
19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc
gia đối với trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư số
14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ Chương trình số 28-CTr/TU
ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về nâng cao chất lượng dạy và học gắn với việc triển khai Chương trình sách giáo khoa
giáo dục phổ thông mới trên địa bàn giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 772/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Tỉnh ủy về xây dựng
nông thôn mới tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo tại Tờ trình số 73/TTr-SGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2022 và Công
văn số 1012/SGDĐT-GDTrH-QLCL ngày 22 tháng 6 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng trường học trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, KH&ĐT, TC, NV, TN&MT, XD, NN&PTNT;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT&TH Đắk Nông, Báo Đắk Nông;
- Lưu: VT, CTTĐT, KGVX(Vn).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Văn Mười
|
KẾ HOẠCH
XÂY
DỰNG TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 11/8/2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đắk Nông)
I. Thực trạng xây dựng trường học
đạt chuẩn quốc gia tỉnh Đắk Nông
1. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
Từ năm 2017-2021, việc xây dựng
trường học đạt chuẩn quốc gia được các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm,
chỉ đạo và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, có tác động tích cực đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khẳng định sự nghiệp giáo dục và đào
tạo của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả quy mô, số lượng và
chất lượng. Tính đến tháng 12/2021, toàn tỉnh có 170 trường đạt chuẩn quốc gia
(mầm non 40 trường; tiểu học 68 trường; trung học cơ sở 48 trường; trung học
phổ thông 14 trường) trong số 317 trường, chiếm 53,62%
(tăng so với năm 2016 là 79 trường, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra là 08 trường/năm). Trong số 170 trường đạt
chuẩn quốc gia, có 18 trường đạt chuẩn từ cấp học mầm non đến trung học cơ sở
thuộc các xã biên giới (Chi tiết theo phụ lục IA).
Tổng kinh phí xây dựng trường chuẩn
quốc gia giai đoạn 2017-2021 là 402.677.000.000 đồng. Trong đó, kinh phí từ
Chương trình nông thôn mới là 89.321.000.000 đồng (từ ngân sách 278.965.000.000
đồng; từ nguồn xã hội hóa 34.391.000 000 đồng) - Chi tiết theo phụ lục IB.
2. Đánh giá thực trạng công tác
xây dựng trường chuẩn quốc gia
2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
a) Ưu điểm
Hệ thống mạng lưới trường học được
quy hoạch, xây dựng, bố trí rộng khắp, khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế và địa bàn dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong đó hệ thống trường chuẩn
quốc gia các cấp học được đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có trách nhiệm cao trong giảng
dạy, có năng lực đáp ứng việc giảng dạy trong các nhà trường, có tâm huyết và
tận tụy với công việc. Chất lượng giáo dục năm sau luôn
cao hơn năm trước.
Công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5
tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được duy
trì vững chắc. Chất lượng giáo dục toàn diện và tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ
thông được duy trì ổn định, số lượng học
sinh giỏi quốc gia được tăng hằng năm (năm học 2016-2017
đạt 4 giải, đến năm học 2020-2021 đạt 19 giải).
Chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia được đưa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện nên công tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia phát triển hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
b) Nguyên nhân
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh, sự phối hợp các các cấp, các ngành trong việc xây dựng cơ sở vật chất
trường, lớp và tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên.
Việc triển khai lồng ghép nhiều
chương trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nhất là chương
trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, từ đó công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được tăng cường;
quan điểm “giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” ngày càng được nhận thức đầy đủ,
sâu sắc hơn.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Số trường đạt chuẩn quốc gia ở các
cấp học ở các xã biên giới chưa nhiều, do đó chưa tạo tiền đề vững chắc cho
việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong toàn tỉnh.
Cơ sở vật chất trường lớp tuy có đầu
tư tăng mạnh nhưng chủ yếu là phòng học; các phòng chức năng, phòng học bộ môn,
khuôn viên, tường rào, giếng nước, nhà vệ sinh vẫn chưa đáp ứng nhu cầu quy
định; các trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu, chưa đầy đủ; công tác sử
dụng, quản lý, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa bảo đảm. Nguồn lực
đầu tư cho giáo dục chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và kinh phí các chương
trình mục tiêu. Khi áp dụng các thông tư mới quy định về cơ sở vật chất trường
học và phòng học bộ môn thì cơ sở vật chất các trường chuẩn đã được công nhận
cần được bổ sung và hoàn thiện theo quy định.
Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa
bàn toàn tỉnh chưa được thực hiện sâu rộng, hiệu quả chưa cao; ở một số nơi phụ
huynh học sinh vẫn còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước, các trường học chưa chủ động
huy động các nguồn lực tại địa phương tham gia xây dựng cảnh quan trường học,
tạo niềm tin trong cha mẹ học sinh.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng
bộ; khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 còn thiếu nhiều, chủ
yếu là môn Tiếng Anh, Tin học ở bậc tiểu học và môn Âm
nhạc, Mĩ thuật ở bậc trung học phổ thông; năng lực đổi mới phương pháp dạy học
của một bộ phận giáo viên còn yếu, cơ hội tiếp cận thông tin và dạy học trực
tuyến của giáo viên vùng khó khăn còn hạn chế. Đội ngũ
nhân viên y tế, thư viện, văn phòng còn thiếu theo yêu cầu.
b) Nguyên nhân
Chính quyền địa phương có lúc, có nơi
còn chưa thật sự chú ý đến công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, một số địa
phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt, chưa huy động được sức mạnh của cộng
đồng trong việc tích cực tham gia xây dựng trường đạt chuẩn trên địa bàn.
Đời sống của đồng bào vẫn còn gặp
nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như huy động các
nguồn lực cho xã hội hóa giáo dục.
Ngân sách đầu tư phát triển cho xây
dựng trường chuẩn còn hạn chế, dàn trải, khả năng huy động nguồn lực từ xã hội
hóa còn khó khăn, nên việc phát triển quy mô trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm.
Nguồn tuyển giáo viên Tiếng Anh, Tin
học ở bậc tiểu học, giáo viên môn Âm nhạc, Mĩ thuật ở bậc trung học phổ thông
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn hạn chế, chỉ tiêu tuyển dụng chưa bổ sung kịp
thời.
II. Kế hoạch thực hiện xây dựng
trường học đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy những kết quả đạt được, tiếp
tục tập trung chỉ đạo và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao về
hưởng thụ giáo dục của xã hội. Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng các
tiêu chí theo tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia, nhằm tạo ra môi
trường giáo dục tương đối đồng đều giữa các địa bàn, tạo cơ hội bình đẳng về
điều kiện học tập cho mọi học sinh ở các vùng kinh tế - xã hội khác nhau, góp
phần khắc phục khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.
Phấn đấu đến năm 2030, nâng tổng số
trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học lên trên 300 trường và đạt tiêu
chí trường học trong xây dựng nông thôn mới.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Số trường đạt chuẩn quốc gia hằng năm
ở tất cả các cấp học trên địa bàn tỉnh tăng thêm trên 10 trường chuẩn quốc gia
theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ
2020-2025 (Chi tiết theo Phụ lục II).
Đến năm 2025:
- Số trường đạt chuẩn quốc gia trên
toàn tỉnh đạt trên 240 trường.
- Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia tối thiểu đạt 50% thuộc 7 xã biên giới; số trường học thuộc các xã xây dựng
nông thôn mới đảm bảo chỉ tiêu về tiêu chí trường học, giáo dục và đào tạo của
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số
1491/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công bố
chỉ tiêu các lĩnh vực giáo dục giáo dục và đào tạo của Bộ Tiêu
chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Các trường mầm non, trường tiểu
học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông tại các xã còn lại (kể
cả trường công lập và ngoài công lập) tiếp tục phấn đấu đạt các tiêu chuẩn để
đăng ký công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động
Cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên nhằm làm cho các tầng
lớp nhân dân nhận thức sâu sắc các chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phát triển giáo dục gắn liền với công tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia. Thực hiện đa dạng, phong phú, linh hoạt các hình thức
tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng với từng giai
đoạn; phối hợp tốt giữa việc tuyên truyền của các phương tiện
thông tin đại chúng với tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo.
Tiếp tục phát huy vai trò đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên và Nhân dân trong việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc
gia tại địa phương, từ đó góp phần vào việc thực hiện thắng
lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và thực
hiện chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất theo kế hoạch, lộ trình đối với các
trường học đạt chuẩn quốc gia, gắn với duy trì trường đã đạt chuẩn quốc gia
Đầu tư xây dựng và trang bị thêm các
phòng chức năng thuộc chương trình kiên cố hóa trường, lớp
học còn thiếu để đạt chuẩn quy định, bám sát theo kế hoạch đầu tư trung hạn
giai đoạn 2021-2025; đối với các công trình chưa có kế hoạch
vốn trung hạn 2021-2025 sẽ tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung và xác định
lộ trình đạt chuẩn phù hợp từ năm 2023 trở đi.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cơ sở vật
chất và trang thiết bị dạy học cho các trường đạt chuẩn theo kế hoạch từ chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền
vững; chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2021-2025; các chương
trình mục tiêu, dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến giáo dục.
Rà soát, đánh giá các trường đã đạt
chuẩn quốc gia theo quy định, có kế hoạch bổ sung về cơ sở vật chất, thực hiện
nâng cao chất lượng giáo dục để từng bước nâng chuẩn quốc gia theo quy định.
Thực hiện tốt công tác quản lý, sử
dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tổ chức tốt việc bảo quản, sửa
chữa, duy tu cơ sở vật chất trường học; quản lý tốt đất đai trường học, thực hiện
đầy đủ thủ tục pháp lý quyền sử dụng đất, xây dựng môi
trường xanh, sạch, đẹp trong trường học.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
hằng năm cân đối ngân sách phù hợp và huy động mọi nguồn lực để thực hiện đầy
đủ các tiêu chuẩn cần thiết, liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị
trường học nhằm bảo đảm việc xây dựng trường chuẩn quốc gia tại địa phương theo
lộ trình đề ra.
2.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên
các cấp học đạt chuẩn, bảo đảm đủ về số lượng, cơ
cấu, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục
Trong giai đoạn 2022-2025, Sở Nội vụ
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung đủ chỉ tiêu về giáo
viên, nhân viên cho các cấp học, nhất là giáo viên ở cấp học mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông đáp ứng, đảm bảo thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thông năm 2018 và theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định danh
mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở
giáo dục mầm non công lập và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định
mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Trong giai đoạn 2022-2025, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục rà soát số lượng
người làm việc chưa sử dụng và trên cơ sở phân bổ số lượng người làm việc cho
các cơ sở giáo dục trong tổng số lượng người làm việc được giao hằng năm, tiếp
tục tuyển dụng giáo viên các cấp học đủ theo cơ cấu từng môn học, trong đó ưu
tiên tuyển dụng giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học ở cấp
tiểu học và giáo viên môn Âm nhạc, Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông để đáp ứng
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Ưu tiên tối đa số lượng người làm
việc được giao để tuyển dụng giáo viên nhằm đáp ứng lộ trình thực hiện xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo đủ số lượng và các loại
hình giáo viên các cấp học theo quy định. Bố trí đủ số lượng nhân viên trường
học. Chuẩn hóa đội ngũ nhân viên để đảm bảo bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu
quả.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, phấn đấu trước năm 2030, 100% giáo viên các cấp học có
trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019, vững vàng về chính trị và chuyên môn. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại,
tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên các cấp học; tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng thường
xuyên để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; hỗ trợ,
khuyến khích các giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng trên chuẩn theo quy định
của từng cấp học.
Đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên
môn, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường nhằm từng bước xóa dần sự
chênh lệch về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giữa các địa bàn.
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn”. Tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa
phương vận động học sinh đi học, huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp,
hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học.
Đánh giá, phân loại giáo viên đúng
thực chất theo chuẩn nghề nghiệp. Có chính sách để bồi dưỡng, bố trí công việc
phù hợp cho đội ngũ giáo viên.
2.4. Tích cực đẩy mạnh công tác xã
hội hóa giáo dục, huy động các tổ chức xã hội, đoàn thể tại địa phương tham gia xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của
các lực lượng xã hội về xã hội hóa giáo dục. Tập trung huy động các nguồn lực
trong xã hội bằng cách huy động sự đóng góp của các cấp, các ngành, của mọi cá
nhân, tập thể, góp phần vào quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa
bàn toàn tỉnh.
Tăng cường hiệu quả công tác tài
chính, phát huy các nguồn lực tài chính huy động từ xã hội hóa giáo dục ở các
địa phương.
Các trường học phải xây dựng được kế
hoạch phát triển trường học đến năm 2025 và hằng năm, phân công trách nhiệm và
định hướng thời gian hoàn thành các tiêu chuẩn đã quy định trong khả năng cho
phép, thông qua Hội đồng trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất tổ
chức thực hiện.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát
huy vai trò của Hội đồng trường, chính quyền địa phương, phối hợp của các
ngành, các cấp, các lực lượng đoàn thể, xã hội trong việc huy động học sinh đến
trường, duy trì sĩ số, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trường học và giáo dục
học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện; xây dựng
nhà trường thật sự trở thành trung tâm văn hóa của địa
phương.
3. Kinh phí thực hiện kế hoạch
3.1. Nhu cầu kinh phí giai đoạn
2022-2025
Số trường cần xây dựng để đạt chuẩn
quốc gia của các xã nông thôn mới và trường chuẩn quốc gia các xã biên giới là
240 trường. Tổng kinh phí thực hiện là 1.047.710.000.000 đồng (chi tiết theo
phụ lục III, IV, V, VI).
3.2. Nguồn kinh phí thực hiện, gồm:
- Nguồn chương trình mục tiêu Quốc
gia bao gồm chương trình xây dựng nông thôn mới (chiếm 15%);
- Ngân sách huyện, thành phố Gia
Nghĩa (chiếm 70%);
- Nguồn xã hội hóa (chiếm 15%).
4. Định hướng xây dựng trường
chuẩn quốc gia đến năm 2030
Tiếp tục đầu tư để hoàn thành việc
chuẩn hóa trường lớp học đối với giáo dục mầm non và thực hiện kiên cố hóa
phòng học tại các điểm trường, các phân hiệu tiểu học và các trường trung học
cơ sở, trung học phổ thông; tập trung đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại
để phát triển và hình thành mạng lưới trường chất lượng cao.
Phấn đấu đến năm 2030 tăng thêm tối
thiểu 90 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia ở
tất cả các cấp học lên trên 300 trường và đạt tiêu chí trường học trong xây
dựng nông thôn mới.
Dự kiến nhu cầu kinh phí cần xây dựng
90 trường đạt chuẩn quốc gia là 1.800 tỷ đồng (bình quân một trường là 20 tỷ
đồng).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai các chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực
hiện các nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm hiệu quả, đạt
các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch.
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên
quan, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm bảo đảm điều kiện, chất lượng và tiến
độ xây dựng trường chuẩn quốc gia đã đề ra.
Hướng dẫn và giám sát việc triển khai
các giải pháp, biện pháp phấn đấu đạt chuẩn mà kế hoạch đã đặt ra; hướng dẫn
địa phương, các cơ sở giáo dục thống kê, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế
hoạch theo từng cấp học.
Tổ chức kiểm tra, sơ kết Kế hoạch này
vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030; trên cơ sở sơ kết, tổng kết, tham mưu, đề
xuất các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, duy trì chất lượng cũng như phát triển quy mô các cơ sở giáo dục đào tạo đạt chuẩn quốc gia trên
địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc rà
soát, bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để
thực hiện đúng lộ trình xây dựng trường
chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
Hằng năm, tổng hợp các dự án thành
phần của kế hoạch theo đề xuất của các huyện, thành phố vào kế hoạch vốn Chương
trình nông thôn mới, thẩm định và trình cấp thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư, phân bổ nguồn vốn cho dự án. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện
kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cấp có thẩm quyền về vốn
thường xuyên theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản
hướng dẫn hiện hành.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao biên chế sự nghiệp giáo dục cho Sở Giáo
dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đảm bảo để các đơn vị bố
trí số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học phù hợp với yêu cầu xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố quy hoạch và dành quỹ đất cho xây
dựng đủ các công trình trường, lớp học, phòng chức năng theo hướng xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia.
6. Sở Xây dựng
Hướng dẫn về việc gắn kết trường học
vào các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; thực hiện công tác thẩm định, phê
duyệt, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Luật Xây dựng hiện hành và
phân cấp của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thẩm định, đảm
bảo đúng quy định và tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố
trí nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình, dự án khác để thực hiện Kế hoạch
này.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình
Đắk Nông, Báo Đắk Nông
Có trách nhiệm phối hợp với các cơ
quan có liên quan để tuyên truyền về nội dung Kế hoạch; mở các chuyên mục tuyên
truyền để toàn xã hội cùng tham gia vào công tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia.
9. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Căn cứ kế hoạch xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch
trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn để triển khai đạt hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, hàng năm tổ chức rà soát và đề xuất các dự án có trong Kế hoạch này
vào danh mục dự án thuộc Chương trình nông thôn mới để thực hiện.
Chỉ đạo việc dành quỹ đất, xây dựng
đủ phòng học, bảo đảm thuận tiện cho việc thu hút trẻ em đi học trên địa bàn;
cân đối ngân sách tại địa phương, bố trí đủ ngân sách chi cho công tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp
ứng yêu cầu triển khai kế hoạch.
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền
thông địa phương tuyên truyền về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Có giải pháp và các chính sách cụ thể
phù hợp với địa phương để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tiến độ xây dựng trường
học đạt chuẩn quốc gia. Vận động các tổ chức, cá nhân,... tham gia đóng góp cho
công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường
học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 và định hướng
đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Định kỳ báo cáo kết quả về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hằng
năm, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
PHỤ LỤC IA
BÁO
CÁO TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND
ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông)
STT
|
Đơn
vị
|
Số
xã/ phường đạt chuẩn nông thôn mới
|
Số
trường chuẩn quốc gia
|
Cộng
|
Ghi
chú (Số trường chuẩn QG thuộc xã biên giới)
|
Cấp
học Mầm Non
|
Cấp
học Tiểu học
|
Cấp
học THCS
|
Cấp
học THPT
|
1
|
Thành phố Gia Nghĩa
|
3
|
6
|
7
|
6
|
4
|
23
|
0
|
2
|
Huyện Đắk R'Lấp
|
7
|
6
|
15
|
8
|
2
|
33
|
0
|
3
|
Huyện Tuy Đức
|
0
|
5
|
3
|
2
|
0
|
10
|
6
|
4
|
Huyện Đắk Song
|
4
|
4
|
5
|
6
|
1
|
16
|
5
|
5
|
Huyện Đắk Mil
|
5
|
5
|
14
|
8
|
3
|
30
|
4
|
6
|
Huyện Cư Jút
|
7
|
6
|
14
|
9
|
2
|
31
|
3
|
7
|
Huyện Krông Nô
|
3
|
6
|
8
|
7
|
2
|
23
|
0
|
8
|
Huyện Đắk Glong
|
1
|
3
|
2
|
2
|
0
|
7
|
0
|
Tổng
cộng
|
30
|
40
|
68
|
48
|
14
|
170
|
18
|
LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ
THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, GIAI ĐOẠN
2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND
ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông)