Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1309/QĐ-TTg 2017 đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục quốc dân

Số hiệu: 1309/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 05/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Đến năm 2025, 100% trường học giảng dạy về quyền con người

Đây là mục tiêu nổi bật được đề cập tại Quyết định 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đề án được xây dựng với mục tiêu nâng cao nhận thức của người học, nhà giáo trong bảo vệ quyền của bản thân và tôn trọng quyền tự do của người khác.

Theo đó, đề án này với 2 giai đoạn thực hiện (từ năm 2017 – năm 2020 và từ năm 2021 – năm 2025), đề án phấn đấu đến năm 2025, tất cả các cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.

Cũng theo Quyết định này, chương trình giáo dục quyền con người được thiết kế phù hợp với từng đối tượng:

- Cán bộ quản lý, giáo viên: có chương trình bồi dưỡng riêng với thời lượng 32 tiết (8 buổi).

- Trẻ em mẫu giáo: các nguyên tắc, nội dung quyền con người được lồng ghép vào chương trình giảng dạy.

- Học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên: tích hợp vào các môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế pháp luật và các hoạt động giáo dục khác.

Quyết định 1309/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2017.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1309/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐƯA NỘI DUNG QUYỀN CON NGƯỜI VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, phê chuẩn về quyền con người.

2. Bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Chiến lược Phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020.

3. Bảo đảm tính tư tưởng, khoa học, liên thông và thực tiễn của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục, phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.

4. Bảo đảm thực hiện việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, cập nhật và phù hợp với xu hướng tiến bộ của khu vực và thế giới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2017 - 2020:

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể:

- Hoàn thành việc bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên và cán bộ cốt cán tham gia biên soạn chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu của từng cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Phấn đấu trong năm 2018 bồi dưỡng 100% số người viết chương trình, 100% số người biên soạn tài liệu học tập và biên soạn bộ sách giáo khoa phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, cùng với một số tác giả bộ sách giáo khoa khác;

- Hoàn thành xây dựng chương trình thí điểm phù hợp với tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Tập huấn cho giảng viên, giáo viên thí điểm đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đến năm 2020, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cấp tỉnh có giảng dạy lồng ghép kiến thức quyền con người ở các cấp học;

- Tổ chức dạy thí điểm nội dung giáo dục quyền con người cho các cấp học, chương trình đào tạo như sau:

+ Đối với giáo dục mầm non và phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông), tổ chức thí điểm ở 03 tỉnh, thành phố đại diện cho ba miền (dự kiến 02 trường mỗi cấp học);

+ Đối với giáo dục đại học, tổ chức dạy thí điểm cho các khối trường theo nhóm ngành đào tạo (dự kiến 03 trường mỗi khối trường);

+ Đối với giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dạy thí điểm cho các khối trường theo nhóm ngành, nghề đào tạo (dự kiến 03 trường mỗi khối trường).

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Triển khai đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy về quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân được tập huấn, bồi dưỡng;

- Hoàn thành việc biên soạn và đưa vào sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu tham khảo về quyền con người phục vụ giảng dạy, đào tạo phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân;

- Đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Chương trình giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân được xác định cụ thể cho từng cấp học và chương trình đào tạo, trong đó nêu rõ:

1. Mục tiêu giáo dục

2. Nội dung giáo dục

3. Chương trình giáo dục

4. Tài liệu giáo dục

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác tuyên truyền, giáo dục quyền con người:

a) Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về quyền con người và giáo dục quyền con người;

b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về bảo vệ và đấu tranh về quyền con người làm cơ sở phục vụ công tác giảng dạy, học tập nội dung quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giảng dạy quyền con người trong chương trình giáo dục, đào tạo:

a) Triển khai nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung giảng dạy quyền con người trong chương trình giáo dục, đào tạo của các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân để đề xuất bổ sung, chỉnh lý chương trình cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới;

b) Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nội dung giảng dạy quyền con người; trên cơ sở đó, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy về quyền con người của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có nội dung về quyền con người:

a) Hoàn thiện nội dung quyền con người trong chương trình các môn học (như Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật) đã được định hướng về nội dung trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể);

b) Xây dựng chương trình giảng dạy môn học về quyền con người trong chương trình đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc khối ngành luật, hành chính, nội chính;

c) Tổ chức biên soạn giáo trình về quyền con người dùng chung cho các trường đào tạo thuộc khối ngành luật, hành chính, nội chính (trừ một số trường đặc thù thuộc lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân);

d) Rà soát nội dung giảng dạy quyền con người ở các trình độ đào tạo và các ngành, nghề cụ thể thuộc các chương trình giáo dục nghề nghiệp để bổ sung, hoàn thiện và thống nhất thực hiện;

đ) Tiếp tục thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người trong chương trình đào tạo của khối ngành luật, hành chính, nội chính và chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân trình độ cao đẳng và trình độ đại học ở các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

4. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên:

a) Cử cán bộ giảng dạy đi học tập, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và cơ sở đào tạo ở những nước có truyền thống, kinh nghiệm tốt về giảng dạy quyền con người;

b) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy trực tiếp các môn học về quyền con người hoặc các môn học có lồng ghép nội dung về quyền con người;

c) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời bồi dưỡng phương pháp giảng dạy định kỳ cho giáo viên, giảng viên ở các cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân:

a) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về chương trình môn học pháp luật và các môn học khác có nội dung về quyền con người ở các cấp học và chương trình đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; bảo đảm thực hiện mục tiêu của Đề án;

b) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về công tác phối hợp trong giảng dạy nội dung về quyền con người; chế độ chính sách phục vụ công tác giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giáo dục quyền con người:

a) Tổ chức nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm về mô hình giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục quốc dân một số nước đã thành công và có hiệu quả;

b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với cơ sở đào tạo ở các quốc gia có mô hình giáo dục quyền con người thành công và hiệu quả;

c) Thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên, giảng viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực, kiến thức về quyền con người cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên.

7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục quyền con người:

a) Biên soạn, xuất bản các tài liệu tham khảo và phổ biến thông tin liên quan đến quyền con người dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên ở các cấp học;

b) Tổ chức tập huấn, hội thảo và mở các khóa đào tạo theo các chủ đề cơ bản về quyền con người;

c) Thực hiện các hoạt động truyền thông và quảng bá liên quan đến chủ đề quyền con người, giáo dục quyền con người.

8. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân:

a) Xây dựng danh mục thiết bị và học liệu tối thiểu phục vụ giảng dạy quyền con người gồm các thiết bị, giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quyền con người trong các nhà trường;

b) Xây dựng ngân hàng tư liệu giáo dục quyền con người tại thư viện của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; trung học phổ thông; bảo đảm phục vụ kịp thời việc nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, sinh viên, học sinh;

c) Xây dựng trang web về giáo dục quyền con người phục vụ nhu cầu truy cập thông tin mạng của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và người học.

V. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2017 - 2020:

- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người và đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các cấp học, ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Tổ chức một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về nội dung và phương pháp giáo dục quyền con người cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học;

- Xây dựng nội dung chương trình giáo dục về quyền con người (có môn học độc lập và tích hợp môn học) trong các cấp học, ngành học và trình độ đào tạo;

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia về giáo dục quyền con người để hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện các hoạt động của Đề án;

- Bổ sung nội dung quyền con người vào Giáo trình pháp luật đại cương dùng trong các trường đại học không thuộc khối ngành chuyên luật, hành chính, nội chính;

- Xây dựng giáo trình quyền con người dùng chung trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc khối ngành chuyên luật, hành chính, nội chính;

- Chnh lý, hoàn thiện khung chương trình đào tạo Thạc sỹ pháp luật về quyền con người và mở mã ngành đào tạo Tiến sỹ pháp luật về quyền con người;

- Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ tham gia xây dựng chương trình giáo dục, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân;

- Biên soạn, thử nghiệm tài liệu hỗ trợ, tham khảo cho các môn học, hoạt động giáo dục về quyền con người ở tất cả các cấp học;

- Xây dựng trang web “Giáo dục quyền con người” trong cổng thông tin điện tử của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Sơ kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của Đề án và thống nhất hoàn thiện nội dung giáo dục quyền con người để đưa vào chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Triển khai tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về quyền con người cho toàn bộ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên, nhân viên các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân;

- Tổ chức biên soạn, xuất bản các loại tài liệu giáo dục, bao gồm giáo trình, sách giáo khoa, tập bài giảng, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu tham khảo; triển khai, thực hiện số hoá các tài liệu giáo dục;

- Tổ chức thực hiện một số khoá học trực tuyến về quyền con người phù hợp với từng cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Kinh phí:

a) Kinh phí triển khai thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ, tài trợ khác (nếu có). Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;

b) Việc xây dựng dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:

a) Là cơ quan chủ trì về nội dung, tiến độ triển khai, theo dõi, giám sát thực hiện Đề án. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thành lập Ban điều hành Đề án gồm đại diện các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ và một số cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó Trưởng Ban điều hành Đề án là Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

Ban điều hành Đề án có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án; tiến hành tổ chức kiểm tra, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án;

Trưng Ban điều hành Đề án quyết định việc thành lập Tổ thư ký Đề án và quy định lề lối làm việc của Ban điều hành, Tổ thư ký;

b) Chủ trì, tổ chức triển khai một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về nội dung và phương pháp giáo dục quyền con người; tổ chức biên soạn tài liệu truyền thông, sách hướng dẫn giảng dạy, các tài liệu tham khảo về giáo dục quyền con người; hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn quốc củng cố hoàn thiện hệ thống thư viện;

c) Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp biên soạn giáo trình dùng chung về quyền con người sử dụng trong các cơ sở đào tạo khối ngành chuyên luật, hành chính và nội chính;

d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn giáo viên và giảng viên;

đ) Xây dựng trang thông tin về giáo dục quyền con người trên cổng thông tin điện tử của Học viện và hướng dẫn sử dụng trong toàn quốc;

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí và bảo đảm hiệu quả sử dụng kinh phí của Đề án theo quy định hiện hành;

g) Tổ chức quản lý, tổng kết, nghiệm thu kết quả chung của Đề án; báo cáo quá trình triển khai và thực hiện Đề án theo quy định.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức việc rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu các cấp học trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học;

b) Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn tài liệu bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên các cấp;

c) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quyền con người cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo sự phân công của Ban điều hành Đề án;

d) Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người trong nhà trường trên cổng thông tin điện tử của Bộ và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành;

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục quyền con người trong các cấp học, ngành học;

e) Chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức công tác phổ biến, giáo dục quyền con người theo đúng nội dung, kế hoạch của Đề án;

g) Sử dụng và quản lý kinh phí được giao đúng với quy định hiện hành.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức việc rà soát, hoàn thiện chương trình, giáo trình trong chương trình giáo dục nghề nghiệp;

b) Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn tài liệu bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

c) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quyền con người cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo sự phân công của Ban điều hành Đề án;

d) Chủ trì xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Bộ;

đ) Sử dụng và quản lý kinh phí được giao đúng với quy định hiện hành.

4. Bộ Tư pháp:

a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch đưa nội dung quyền con người vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ quản lý;

b) Chủ trì, phối hợp với Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức một số khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quyền con người cho đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quản lý của Bộ theo sự phân công của Ban điều hành Đề án;

c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục quyền con người trong các cấp học, ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục pháp luật về quyền con người trong các cơ sở giáo dục pháp luật của hệ thống giáo dục quc dân.

5. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng:

a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc lượng lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch đưa nội dung quyền con người vào các trường công an và quân đội;

b) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức một số khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho cán bộ, giảng viên được phân công giảng dạy quyền con người tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quản lý của Bộ, theo sự phân công của Ban điều hành Đề án.

6. Bộ Tài chính:

a) Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định;

b) Cấp kinh phí cho Đề án theo đúng nội dung, tiến độ triển khai thực hiện Đề án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Bộ Ngoại giao:

a) Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Đề án phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam về quyền con người, đặc biệt là các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;

b) Tích cực tuyên truyền, quảng bá cho cộng đồng quốc tế về việc triển khai thực hiện Đề án.

8. Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ:

Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban điều hành Đề án chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

9. Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc xây dựng kế hoạch, tổ chức đưa nội dung quyền con người vào chương trình đào tạo; tổ chức một số khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quyền con người cho cán bộ, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc theo sự phân công của Ban Điều hành Đ án.

10. Trách nhiệm của các bộ, ngành khác:

a) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, tổ chức đưa nội dung quyền con người vào các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quyền con người cho đội ngũ cán bộ, giảng viên theo sự phân công của Ban điều hành Đề án;

b) Chđộng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phù hợp với kế hoạch thực hiện Đề án về Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021;

b) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn bảo đảm đạt được các mục tiêu của Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ C
ng TTĐT, Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b
).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Vũ Đức Đam

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CÁC CẤP HỌC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

A. GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PH THÔNG

I. Mục tiêu

1. Đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên:

Nâng cao nhận thức, hiểu biết về các nguyên tắc, chuẩn mực quyền con người để từ đó thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện quyền con người, góp phần tạo ra môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của con người trong hệ thng giáo dục quốc dân.

2. Đối với người học:

a) Trẻ em mẫu giáo:

Bước đầu hình thành nhận biết được quyền và biết tôn trọng quyền của người khác.

b) Học sinh tiểu học:

- Bước đầu hiểu được một số kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của con người, của công dân;

- Bước đầu hình thành kỹ năng tự bảo vệ quyền của bn thân và của người khác, hình thành thái độ tôn trọng quyền con người.

c) Học sinh trung học cơ sở:

- Hiểu được kiến thức cơ bản về quyền con người ở mức cao hơn so với học sinh tiểu học;

- Phát triển kỹ năng tự bảo vệ quyền của bản thân và của người khác, củng cthái độ tôn trọng quyn con người.

d) Học sinh trung học phổ thông:

- Hiểu được kiến thức cơ bản về quyền con người cao hơn so với học sinh trung học cơ sở, phát triển kỹ năng tự bảo vệ quyền của bản thân và của người khác, tiếp tục củng cố thái độ tôn trọng quyền con người;

- Nâng cao hiểu biết về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

- Xây dựng thái độ, ý thức tôn trọng quyền con người, quyền công dân, sự khoan dung, bình đẳng, đoàn kết dân tộc và quốc tế.

II. Nội dung giáo dục về quyền con người

1. Đối với cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo:

a) Các nguyên tắc của quyền con người, đặc biệt là quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (bình đẳng, không phân biệt đối xử, tôn trọng nhân phẩm, sự khoan dung v.v...);

b) Các quyền con người cơ bản;

c) Trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể (đặc biệt là các chủ thể nhà nước, tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục) trong việc xây dựng một môi trường giáo dục có sự tôn trọng, bảo vệ quyền con người.

2. Đối với người học:

a) Trẻ em mu giáo:

Những yếu tố cơ bản về quyền, bổn phận của bản thân và của người khác.

b) Học sinh tiểu học:

- Một số kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người (bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt,...);

- Các quyền con người của trẻ em đã được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định.

c) Học sinh trung học cơ sở:

Các kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người (bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt,...) ở mức cao hơn so với học sinh tiểu học.

d) Học sinh trung học phổ thông:

- Các kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người, quyền công dân (bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt,...) ở mức cao hơn so với học sinh trung học cơ sở;

- Các cơ chế chyếu bảo vệ quyền con người.

III. Chương trình giáo dục quyền con người

1. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên:

Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về quyền con người với thời lượng 32 tiết (8 bui).

2. Đối với người học:

a) Trẻ em mẫu giáo: Lồng ghép, tích hợp các nguyên tắc, nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục mẫu giáo.

b) Học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên: Tích hợp vào các môn trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

IV. Tài liệu giáo dục quyền con người

1. Tài liệu tập huấn về quyền con người dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp với đặc thù của từng cấp học.

2. Tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung về quyền con người dành cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục.

3. Sổ tay về quyền con người dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học.

4. Cơ sở dữ liệu trực tuyến về giáo dục và đào tạo quyền con người.

B. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I. Mục tiêu

1. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên:

Nâng cao nhận thức, hiểu biết toàn diện về các nguyên tắc, chuẩn mực quyền con người, tôn trọng và thực hiện quyền con người, góp phần tạo ra môi trường giáo dục hướng tới sự phát trin toàn diện của người học trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với học viên:

Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản giúp người học nhận thức được giá trị cao quý của quyền con người; củng cố niềm tin vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người; hình thành thái độ tôn trọng, bảo đảm, tích cực tham gia thúc đẩy quyền con người; bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác trong xã hội.

II. Nội dung giáo dục

1. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên:

a) Nội dung cơ bản của quyền con người, quyền công dân;

b) Quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Việt Nam về quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm;

c) Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;

d) Các văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền lao động.

2. Đối với học viên:

a) Nội dung cơ bản của quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền con người trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm;

b) Các cơ chế bảo vệ quyền con người;

c) Kỹ năng ứng dụng quyền con người trong hoạt động nghề nghiệp; giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động;

d) Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

III. Chương trình giáo dục quyền con người

1. Đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên:

Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên.

2. Đối với học viên:

a) Học viên hệ Sơ cấp:

Chương trình lồng ghép về quyền con người vào nội dung đào tạo.

b) Học viên hệ Trung cấp:

Chương trình lồng ghép quyền con người vào nội dung đào tạo.

c) Học viên hệ Cao đẳng:

- Đối với các trường cao đẳng không thuộc khối trường luật, hành chính, nội chính, các nội dung quyền con người nêu ở khoản 2 mục II phần B được tích hợp, lồng ghép vào môn học pháp luật hoặc pháp luật đại cương, với thời lượng ít nht là 6 gi, bao gồm cả kim tra kiến thức cho tất cả các ngành đào tạo;

- Đối với các trường cao đẳng thuộc khối trường luật, hành chính, nội chính:

+ Các nội dung quyền con người nêu ở khoản 1 mục II phần B (đối với giáo viên, cán bộ quản lý) được tích hợp, lồng ghép vào môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật với thời lượng 8 giờ;

+ Các nội dung quyền con người nêu ở khoản 2 mục II phần B (đối với học viên) được thiết kế thành một môn học riêng, hoặc lồng ghép vào các môn học chuyên ngành có liên quan. Trong trường hợp thiết kế thành môn học riêng thời lượng tối thiểu là hai học phần, trong đó có 10 tiết thảo luận/bài tập;

+ Ngoài chương trình chính khoá, tất cả các trường cao đẳng, trung cấp chủ động trong việc lựa chọn đưa nội dung về quyền con người vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng học viên thông qua một số hoạt động ngoại khóa sau:

+ Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về quyền con người;

+ Lồng ghép nội dung về quyền con người vào các hoạt động văn hóa.

IV. Tài liệu giáo dục quyền con người

1. Giáo trình:

Giáo trình về quyền con người của các trường cao đẳng thuộc khối trường hành chính, nội chính.

2. Tài liệu hướng dẫn lồng ghép cho giảng viên:

Tài liệu lồng ghép nội dung quyền con người vào các môn pháp luật, pháp luật đại cương, lý luận chung về nhà nước và pháp luật, và các môn chuyên ngành khác của tt cả các trường cao đng.

3. Tài liệu tham khảo, hướng dẫn:

Tài liệu tham khảo về quyền con người cho giáo viên, giảng viên và học viên của tất cả các hệ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

C. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

I. Mục tiêu

1. Đối với cán bộ quản lý và giảng viên:

Nâng cao nhận thức, hiểu biết toàn diện về các nguyên tắc, chuẩn mực quyền con người, để từ đó thúc đẩy việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người, góp phần tạo ra môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong hệ thống giáo dục đại học.

2. Đối với sinh viên không thuộc khối trường đào tạo ngành luật, hành chính, nội chính:

Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về quyền con người, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp người học củng cố niềm tin, có thái độ đúng đắn và nhận thức được giá trị cao quý của quyn con người. Qua đó, tạo cho người học có ý thức tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người.

3. Đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khối trường đào tạo ngành luật, hành chính, nội chính (cả khối lực lượng vũ trang):

Có kiến thức nâng cao và chuyên sâu về quyền con người, có kỹ năng nghề nghiệp để thúc đẩy, bảo vệ, ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người trong xã hội; góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân.

II. Nội dung giáo dục

1. Nội dung cơ bản:

Giáo dục về quyền con người trong các trường đại học bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và tính chất của quyền con người, quyền công dân;

b) Nội hàm của các quyền con người được quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các công ước quốc tế khác;

c) Các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành; bảo vệ, bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương trong xã hội;

d) Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (sau đây viết tắt là XHCN);

đ) Trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể (nhà nước, tổ chức, cá nhân) trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

e) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

2. Nội dung chuyên sâu:

Đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo luật, hành chính, an ninh, quốc phòng, quan hệ quốc tế, ngoài các nội dung cơ bản nêu ở khoản 1 mục II phần C sẽ bổ sung những nội dung chuyên sâu, phù hợp về:

a) Cơ chế quốc tế, khu vực và mô hình cơ quan quốc gia về quyền con người ở một số nước trên thế giới và cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam;

b) Chức năng, nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân (gắn với đặc thù đối tượng đào tạo của từng trường);

c) Các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

d) Các biện pháp phòng, chống oan, sai và trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động công vụ - Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam;

đ) Những vấn đề cơ bản của Luật nhân đạo quốc tế, Luật hình sự quốc tế và Luật quốc tế về chống khủng bố.

III. Chương trình giáo dục

1. Chương trình chính khóa:

a) Đối với các trường đại học không thuộc khối trường chuyên luật, hành chính, nội chính, đưa các nội dung quyền con người nêu ở khoản 1 mục II phần C vào môn học pháp luật hoặc pháp luật đại cương, với thời lượng ít nht là 20 tiết cho tất cả các ngành đào tạo;

b) Đối với các ngành thuộc khối trường chuyên luật, hành chính, nội chính - sư phạm (lý luận chính trị):

- Các nội dung quyền con người nêu ở khoản 1 mục II phần C được tích hợp, lồng ghép vào môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật và các chuyên ngành khác với thời lượng mỗi môn là 5 tiết;

- Các nội dung quyền con người nêu ở khoản 1 và khoản 2 mục II phần C được thiết kế thành một môn học riêng với thời lượng tối thiểu là hai học phần, trong đó có 10 tiết thảo luận.

2. Chương trình ngoại khóa:

Ngoài chương trình chính khoá, tất cả các trường đại học chủ động trong việc lựa chọn đưa nội dung về quyền con người vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng sinh viên, học viên thông qua một số hoạt động ngoại khóa sau:

a) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, diễn án (các trường luật);

b) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về quyền con người;

c) Chuyên mục giáo dục quyền con người trên trang thông tin điện tử;

d) Một số hoạt động ngoại khóa khác phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo Chương trình giáo dục ngoại khóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

IV. Tài liệu giáo dục

1. Giáo trình:

Giáo trình cho các môn học riêng về quyền con người của các trường đại học thuộc khối trường chuyên luật, hành chính, nội chính; giáo trình đào tạo thạc sĩ pháp luật về quyền con người.

2. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo về quyền con người cho giảng viên và người học (cả chương trình đại học và sau đại học)./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1309/QĐ-TTg ngày 05/09/2017 phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.727

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.66.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!