ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2013/QĐ-UBND
|
Sóc
Trăng, ngày 16 tháng 5 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỐI
VỚI TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị
định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản
lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Thông
tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về dạy thêm, học thêm;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Quy định về dạy thêm, học thêm đối với Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”.
Điều 2. Giao Sở
Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện
Quy định này.
Điều 3. Quyết
định này thay thế Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 23/4/2008 của UBND tỉnh
Sóc Trăng về việc ban hành Quy định dạy thêm và học thêm trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng và Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 17/5/2010 của UBND tỉnh Sóc
Trăng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định dạy thêm và
học thêm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (ban hành kèm theo Quyết định số
12/2008/QĐ-UBND ngày 23/4/2008).
Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ: GDĐT, TP;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng;
- Công báo;
- Lưu: VX, KS, HC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Quách Việt Tùng
|
QUY ĐỊNH
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỐI VỚI TRUNG HỌC CƠ
SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sóc Trăng)
Chương I
QUI ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này
quy định một số vấn đề về dạy thêm, học thêm có thu tiền trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng bao gồm: thẩm quyền cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; việc
thu, quản lý và sử dụng tiền dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lý hoạt động
dạy thêm, học thêm; chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
hoạt động dạy thêm, học thêm.
2. Các quy định
khác liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh được áp dụng theo Thông
tư 17/2012/TT-BGDĐT , ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy định này
áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện dạy thêm, học thêm trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Các
tổ chức, cá nhân có hoạt động dạy thêm đều phải xin phép Sở Giáo dục và Đào tạo
hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp
huyện) theo Điều 11 quy định này.
Điều 3. Các
tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tổ chức dạy thêm phải tuân thủ các quy định của
Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT , ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy
định này.
Điều 4. Số học
sinh của mỗi nhóm (lớp), thời lượng và thời gian dạy thêm, học thêm
1. Số học sinh
của mỗi nhóm (lớp) học thêm không vượt quá số học sinh/lớp được quy định tại Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học hiện hành.
2. Thời lượng
và thời gian dạy thêm:
- Thời lượng dạy
thêm: Không quá 02 buổi/tuần/môn học; riêng khối 12 không quá 03 buổi/tuần/môn
học.
- Thời gian dạy
thêm trong ngày: buổi sáng từ 7g00 đến 11g00; buổi chiều từ 13g00 đến 17g00; buổi
tối từ 18g00 đến 20g00.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP, CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CÁC NGÀNH LIÊN QUAN
Điều 5. Trách
nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Là cơ quan đầu
mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên
quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học
thêm tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh
về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Cấp giấy
phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo khoản 1, Điều 11 quy định này.
3. Tổ chức hoặc
phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy thêm, học thêm; xử lý vi phạm theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
4. Thông báo
công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan, hòm thư góp ý và điện thoại của
bộ phận tiếp dân để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân về những vấn đề tiêu
cực trong hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý.
5. Tổng hợp kết
quả thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo
dục và Đào tạo theo định kỳ hoặc đột xuất.
Điều 6. Trách
nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Quản lý hoạt
động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.
2. Chỉ đạo việc
thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các
sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.
3. Chỉ đạo Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện xác
nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học
thêm cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều
9, Điều 10 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT .
4. Thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Giáo dục và
Đào tạo.
Điều 7. Trách
nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Thực hiện việc
quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của tổ chức, cá
nhân theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo
dục và Đào tạo về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
2. Cấp giấy
phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo khoản 2, Điều 11 quy định này.
3. Tuyên truyền,
phổ biến, chỉ đạo các trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện quy định
về dạy thêm, học thêm.
4. Tổ chức hoặc
phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy
thêm, học thêm; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan
có thẩm quyền xử lý vi phạm.
5. Thông báo
công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan, hòm thư góp ý và điện thoại của
bộ phận tiếp dân để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân về những vấn đề tiêu
cực trong hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để kịp thời xử lý.
6. Tổng hợp kết
quả thực hiện dạy thêm, học thêm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục
và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Điều 8. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Xác nhận vào
hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho
các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại điều 8, điều 9, điều 10
của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT .
2. Phối hợp
tham gia với các cấp quản lý giáo dục trong việc kiểm tra các tổ chức, cá nhân
tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
3. Đề xuất với
các cấp quản lý giáo dục kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các tổ
chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn nếu có dấu hiệu
vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Điều 9. Trách
nhiệm của Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục
1. Tổ chức, quản
lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bảo đảm các điều
kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm,
người dạy thêm.
2. Quản lý, tổ
chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy
định tại Điều 3 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ; quản lý việc kiểm tra, đánh
giá, xếp loại học sinh, xác nhận các nội dung yêu cầu đối với người dạy thêm
theo quy định tại khoản 5, Điều 8 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT nhằm ngăn chặn
hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.
3. Kịp thời xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định
về dạy thêm, học thêm.
4. Chịu trách
nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,
kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
5. Tổng hợp kết
quả thực hiện dạy thêm, học thêm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo
dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý khi kết thúc năm học hoặc báo cáo theo yêu
cầu đột xuất.
Điều 10. Trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Thực hiện
các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của
Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Quản lý và đảm
bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy
thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết
trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm
tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người
dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Quản lý, lưu
giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm:
Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy
thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ
sơ tài chính theo quy định hiện hành.
4. Chịu sự
thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong
việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo với cơ quan quản
lý vào cuối tháng 5 và cuối tháng 12 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Chương III
THẨM QUYỀN CẤP
GIẤY PHÉP TỔ CHỨC DẠY THÊM, HỌC THÊM VÀ VIỆC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN HỌC
THÊM
Điều 11. Thẩm
quyền cấp giấy phép hoạt động dạy thêm, học thêm
1. Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường
hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ
thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương
trình trung học phổ thông.
2. Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường
hợp dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học cơ sở.
Điều 12. Thu,
quản lý và sử dụng tiền học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường
1. Đối với dạy
thêm, học thêm trong nhà trường
a) Mức thu: Căn
cứ vào nhu cầu học tập của học sinh, điều kiện sinh hoạt của gia đình và kinh tế
vùng, miền của địa phương trên địa bàn hoạt động, nhà trường thỏa thuận với cha
mẹ học sinh về mức thu. Mức thu học phí chỉ được phục vụ cho hoạt động dạy
thêm, học thêm theo nguyên tắc đảm bảo thu đủ chi, thực hiện chế độ miễn, giảm
tiền học thêm cho con gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ
nghèo.
b) Mức chi:
- 80% chi thù
lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm.
- 15% chi mua sắm
đồ dùng, tài liệu giảng dạy; chi điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ
cho giảng dạy.
- 5% chi cho
công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm.
c) Nhà trường mở
đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi việc thu, sử dụng nguồn thu từ dạy
thêm, học thêm, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ. Nghiêm cấm mọi trường
hợp để ngoài sổ sách các khoản thu, chi từ nguồn thu dạy thêm, học thêm. Nhà
trường tổ chức thu, chi và thanh toán tiền học thêm qua bộ phận tài vụ nhà trường,
giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu tiền học thêm.
2. Đối với dạy
thêm, học thêm ngoài nhà trường
a) Mức thu: Tiền
học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy
thêm, học thêm.
b) Mức chi: Tổ
chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thỏa thuận định mức chi trả thù lao giảng
dạy cho giáo viên dạy thêm; chi phí thuê, mướn cơ sở vật chất, phòng học; chi sửa
chữa, mua sắm trang thiết bị dạy thêm, học thêm; và chi phí khác phục vụ dạy
thêm, học thêm.
c) Tổ chức, cá
nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài
chính đối với tiền học thêm và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; khuyến khích
tài trợ cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; thực
hiện chế độ miễn, giảm tiền học thêm cho con gia đình chính sách, gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo và tham gia ủng hộ Quỹ khuyến học, Quỹ đầu tư giáo
dục ở địa phương.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 13. Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm giải thích, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện Quy định này và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm theo quy định.
Điều 14. Chủ
tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy thêm, học
thêm trong phạm vi đơn vị mình.
Điều 15. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có nội dung chưa phù hợp,
các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở
Giáo dục và Đào tạo) để xem xét và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.