Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1269/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Vừ A Bằng
Ngày ban hành: 15/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1269/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 15 tháng 8 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN, GIAI ĐOẠN 2022-2030” TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, giai đoạn 2022-2030”;

Căn cứ Quyết định số 2029/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030;

Căn cứ Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tỉnh Điện Biên;

Căn cứ Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2025;

Theo Tờ trình số 1864/TTr-SGDĐT ngày 04/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, giai đoạn 2022-2030” tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là Chương trình), với các nội dung như sau:

1. Mục tiêu thực hiện

1.1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các địa bàn trong tỉnh; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với trẻ em

Đến năm 2025: Có ít nhất 49% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 99,7% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 30,9% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 5/10 huyện, thị xã, thành phố tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

Đến năm 2030: Có ít nhất 51,4% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 99,8% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có 61,1% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 100% các huyện, thị xã, thành phố có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em;

Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

b) Đối với giáo viên

Đến năm 2025: Bồi dưỡng ít nhất 50% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ em.

Đến năm 2030: Bồi dưỡng ít nhất 80% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ em; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

c) Đối với cơ sở giáo dục mầm non

Đến năm 2030, xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp mầm non của tỉnh, của huyện, thị xã, thành phố; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

2. Đối tượng, phạm vi

Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các cơ sở GDMN thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban dân tộc; các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Nhiệm vụ, giải pháp

3.1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo phát triển GDMN vùng khó khăn; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn

a) Tiếp tục triển khai, quán triệt đầy đủ, kịp thời văn bản chỉ đạo của các cấp và Kế hoạch thực hiện chương trình “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030”. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; tiếp tục tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa các ban, sở, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch. Cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện kế hoạch theo hướng tranh thủ các nguồn kinh phí, tận dụng các điều kiện hiện có ở địa phương.

b) Thực hiện rà soát, tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển GDMN; quan tâm hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn; thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên và trẻ mầm non.

c) Bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy các nhóm, lớp tại điểm lẻ vùng khó khăn. Thực hiện hợp đồng lao động đối với nhân viên nấu ăn, bảo đảm số lượng theo quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở GDMN công lập.

d) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất, bổ sung đội ngũ giáo viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện các chính sách đào tạo theo địa chỉ, tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ giáo viên là người địa phương dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn; ưu tiên sử dụng đội ngũ giáo viên người địa phương dạy trẻ em người DTTS vùng khó khăn.

e) Đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi: Hằng năm rà soát, ưu tiên đầu tư kinh phí để xóa phòng học nhờ, phòng học tạm; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

(Có phụ lục 01 và 02 kèm theo)

3.2. Tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

a) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về: Công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp; tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham quan chia sẻ học tập mô hình điểm.

b) Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các khóa học tiếng người dân tộc thiểu số. Đưa nội dung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào kế hoạch giáo dục năm học của các cơ sở GDMN.

c) Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em.

d) Bổ sung nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Điện Biên.

(Có phụ lục 03 kèm theo)

3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi

a) Bổ sung phòng học mới đáp ứng quy mô phát triển của cấp học Mầm non. Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, phòng học đã xuống cấp hết niên hạn sử dụng; mua sắm thêm thiết bị dạy học, đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng GDMN vùng khó khăn.

b) Chú trọng bổ sung đồ dùng, đồ chơi, học liệu ở các điểm trường lẻ; xây dựng mô hình môi trường giáo dục đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số tại địa phương có cảnh quan môi trường phù hợp với trẻ và văn hóa riêng của địa phương; tạo dựng và nhân rộng mô hình điểm làm nơi hội thảo, tập huấn, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho GDMN vùng khó khăn.

(Nhu cầu bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị có phụ lục 04 kèm theo)

3.4. Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em

a) Tiếp tục triển khai, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình GDMN phù hợp với điều kiện địa phương, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Thực hiện linh hoạt, đổi mới nội dung, phương pháp GDMN phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

b) Chú trọng khai thác yếu tố văn hóa bản địa trong tổ chức thực hiện chương trình GDMN đối với trẻ em vùng khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số.

c) Tổ chức tập huấn và chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở GDMN vùng khó khăn; đẩy mạnh tập huấn việc thực hiện chương trình và phương pháp giáo dục phù hợp với đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số.

d) Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở GDMN có trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp chưa nói được tiếng Việt.

3.5. Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

a) Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, đầu tư xây dựng trường, lớp mầm non, bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em. Vận động sự tham gia của toàn dân và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; phát huy sáng kiến của cộng đồng phát triển GDMN vùng khó khăn.

Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em là người dân tộc thiểu số; động viên, khuyến khích cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Khuyến học tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và các hoạt động thiết thực khác cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

b) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành

Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; các ban ngành có liên quan, đặc biệt là vai trò của các Ban Dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở gia đình và cộng đồng.

Lồng ghép triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình này với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong giáo dục mầm non

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật; hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp giáo dục tiến bộ trong việc nâng chất lượng GDMN, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số, phát triển GDMN vùng khó khăn.

3.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.

b) Tiếp tục triển khai các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của ngành Giáo dục và của các cơ sở GDMN… nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ của trẻ em, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.

c) Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu truyền thông về thực hiện GDMN phù hợp với đặc điểm vùng miền, chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng dân tộc thiểu số.

d) Phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp mầm non và học 2 buổi/ngày.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:

a) Nguồn vốn đầu tư công trung hạn được giao giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030;

b) Nguồn chi thường xuyên hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành;

c) Lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn;

d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

4.2. Lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính

Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn theo quy định hiện hành.

Tổng kinh phí dự kiến: 791.307 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn 2023-2025: 318.642 triệu đồng, giai đoạn 2026-2030: 472.728 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí: Xây dựng phòng học: 133.000 triệu đồng; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên: 34.800 triệu đồng; xây dựng công trình vệ sinh: 25.950 triệu đồng (bố trí từ nguồn Vốn đầu tư công; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nguồn kinh phí do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn hợp pháp khác).

- Kinh phí trang bị đồ chơi ngoài trời: 48.960 triệu đồng; trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu trong phòng học: 532.700 triệu đồng (bố trí từ nguồn chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn; nguồn kinh phí do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn hợp pháp khác).

- Kinh phí tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: 3.200 triệu đồng; hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên học tiếng dân tộc thiểu số: 3.399 triệu đồng; mua tài liệu, học liệu: 4.300 triệu đồng (bố trí từ nguồn chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn; nguồn kinh phí do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn hợp pháp khác).

- Kinh phí chi cho hoạt động truyền thông: 5.200 triệu đồng; thực hiện các hoạt động kiểm tra, sơ kết, tổng kết: 1.010 triệu đồng (bố trí từ nguồn chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn; nguồn kinh phí do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn hợp pháp khác).

(Dự kiến kinh phí và phân kỳ đầu tư tại phụ lục 05 kèm theo)

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2023-2025, rà soát quy mô GDMN trên địa bàn tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng phân bổ nguồn vốn đảm bảo thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo lộ trình; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách riêng của tỉnh để hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

c) Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trong thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về: Công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người DTTS;

Chỉ đạo, triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số;

Chỉ đạo, triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em.

d) Chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số tại một số cơ sở GDMN.

e) Triển khai, hướng dẫn thực hiện phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

f) Hướng dẫn, kiểm tra, thường xuyên đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình. Tổ chức sơ kết, tổng kết; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Chỉ đạo trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh đưa nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại trường và phối hợp thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của tỉnh.

2. Ban Dân tộc tỉnh

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch số 2674/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Điện Biên vào việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu của Chương trình.

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển GDMN vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch số 2000/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình.

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Chương trình; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đối với giáo viên và trẻ em mầm non vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, căn cứ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, thứ tự ưu tiên đầu tư trong kế hoạch đầu tư công, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất của cơ quan chủ quản dự án, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, cân đối vốn thực hiện nội dung Chương trình đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công.

6. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn kinh phí sự nghiệp các Chương trình, dự án Trung ương bổ sung cho địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý GDMN theo quy định.

Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền bố trí đủ giáo viên mầm non cho cấp học Mầm non theo quy định hiện hành. Thẩm định, phê duyệt phương án, kết quả tuyển dụng của các địa phương kịp thời, đúng quy định.

Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, bố trí sử dụng và việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo quy định.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên báo nói, báo hình, báo viết, trang thông tin điện tử, trên các chuyên trang, chuyên mục của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục tiêu, ý nghĩa của Kế hoạch thực hiện Chương trình; hỗ trợ cho phụ huynh và cộng đồng về nội dung hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

10. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học mầm non đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Cụ thể:

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo giai đoạn và theo từng năm để chỉ đạo, triển khai thực hiện tại địa phương (gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, phối hợp chỉ đạo thực hiện).

b) Quy hoạch, phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp; rà soát, sắp xếp các trường, điểm trường theo hướng thu gọn đầu mối, đảm bảo thuận lợi cho nhân dân đưa trẻ đến trường và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

c) Chỉ đạo thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em của địa phương theo kế hoạch thực hiện Chương trình. Triển khai chương trình xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung số phòng học còn thiếu, phòng thư viện cho vùng khó khăn theo Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật. Quan tâm ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn.

d) Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền bố trí đủ định mức giáo viên mầm non trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định, đặc biệt bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, GV và nhân viên ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo thực hiện Chương trình GDMN. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ dạy trẻ em người dân tộc thiểu số. Chủ động tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, bổ sung biên chế giáo viên, nhân viên và bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục mầm non cho vùng khó khăn bảo đảm thực hiện mục tiêu Chương trình.

e) Bố trí kinh phí triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả của Chương trình; triển khai thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với trẻ em, giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước; kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền bố trí đủ định mức giáo viên mầm non trong các cơ sở GDMN theo quy định;

Bố trí kinh phí, thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác;

Quan tâm, ưu tiên kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn.

f) Triển khai xây dựng mô hình trường mầm non “Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ” lồng ghép với mô hình “Trường mầm non xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới bảo vệ môi trường bền vững” theo lộ trình: Giai đoạn 2023-2025 gồm 05 huyện, thành phố: Điện Biên Phủ, Điện Biên, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng. Giai đoạn 2025-2030 gồm các huyện, thị xã: Mường Chà, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Lay.

g) Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDMN; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các thủ tục để các nhà đầu tư tham gia phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.

h) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn. Tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.

12. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tuyên truyền về Chương trình; tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số gặp khó khăn về tiếng Việt.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội khuyến học tỉnh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận tổ quốc tỉnh có liên quan và các tổ chức xã hội theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, tham gia tổ chức triển khai Chương trình và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các ban, sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vừ A Bằng

PHỤ LỤC: 01

QUY MÔ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM HỌC 2022-2023
Kèm theo Quyết định số: 1269/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của UBND tỉnh

TT

NỘI DUNG

Đơn vị tính

Toàn tỉnh

Chia ra

Chia ra theo vùng

Công lập

Dân lập/Tư thục

Vùng thuận lợi

Vùng khó khăn

Vùng ĐBKK

Tổng

Chia ra

Tổng

Chia ra

Tổng

Chia ra

Công lập

Dân lập/Tư thục

Công lập

Dân lập/Tư thục

Công lập

Dân lập
/Tư thục

I-

TRƯỜNG MẦM NON

Trường

168

166

2

55

53

2

13

13

100

100

Tổng số điểm trường lẻ

Đ.trường

849

849

0

71

71

0

30

30

748

748

II-

NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP

Nhóm, lớp

10

0

10

10

10

III-

NHÓM, LỚP

Lớp

2476

2451

25

517

492

25

103

103

1856

1856

Chia ra: - Nhà trẻ

Nhóm

696

680

16

171

155

16

22

22

503

503

- Mẫu giáo

Lớp

1780

1771

9

346

337

9

81

81

1353

1353

Riêng lớp mẫu giáo ghép

"

794

794

0

46

46

0

18

18

730

730

V-

TRẺ MẦM NON ĐI HỌC

Trẻ

58478

58120

358

11824

11466

358

2883

2883

43771

43771

1

Trẻ 0-2 tuổi ra lớp

- Số trẻ 0-2 tuổi đi học và học 2 buổi/ngày

Trẻ

15499

15302

197

2834

2637

197

696

696

11969

11969

Tỷ lệ huy động

%

46.5

52.1

40.9

- Số trẻ là người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt

Trẻ

13475

13460

15

1403

1388

15

488

488

11584

11584

- Số trẻ ăn bán trú tại trường

"

15301

15104

197

2897

2700

197

659

659

11745

11745

2

Trẻ 3 - 5 tuổi ra lớp

- Số trẻ MG đi học và học 2 buổi/ngày

Trẻ

42979

42818

161

8990

8829

161

2187

2187

31802

31802

Tỷ lệ huy động

%

99.7

99.9

99.5

- Số trẻ là người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt

Trẻ

37116

37098

18

4525

4507

18

1611

1611

30980

30980

- Số trẻ ăn bán trú tại trường

"

40037

39876

161

6116

5955

161

2124

2124

31797

31797

- Trẻ MG được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa

"

29426

29426

0

1117

1117

0

678

678

27631

27631

` Số trẻ học tại các lớp MG ghép

"

20017

20017

0

929

929

0

432

432

18656

18656

VI-

CBQL, GV, NHÂN VIÊN

1

Cán bộ quản lý cơ sở GDMN

Người

468

466

2

126

124

2

23

23

319

319

- Số cán bộ quản lý thiếu

"

36

36

0

4

4

0

32

32

- Trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên

"

468

466

2

126

124

2

23

23

319

319

- Số CBQL là người DTTS

"

174

174

0

26

26

0

10

10

138

138

- Số CBQL có chứng chỉ tiếng DTTS

"

330

330

0

33

33

0

14

14

283

283

2

Giáo viên

"

3748

3691

57

892

835

57

186

186

2670

2670

- Biên chế (viên chức)

"

3633

3633

0

834

834

0

183

183

2616

2616

- Hợp đồng lao động

"

115

58

57

58

1

57

3

3

54

54

- Số giáo viên thiếu

"

1120

1120

0

107

107

14

14

999

999

- Trình độ đào tạo:

"

+ Đạt chuẩn trở lên (CĐ, ĐH, SĐH)

"

3634

3580

54

925

871

54

165

165

2544

2544

+ Chưa đạt chuẩn

"

106

102

4

9

5

4

1

1

96

96

- GV có nhu cầu học tiếng DTTS

"

479

479

0

13

13

0

12

12

454

454

- GV là người DTTS

"

2360

2327

33

302

269

33

89

89

1969

1969

- GV có chứng chỉ tiếng DTTS

"

2229

2220

9

258

249

9

95

95

1876

1876

3

Nhân viên

"

818

817

1

196

195

1

53

53

569

569

VII-

CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI

1

Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Phòng

2476

2451

25

510

485

25

101

101

1865

1865

Chia ra: + Kiên cố

"

1770

1751

18

465

447

18

76

76

1228

1228

+ Bán kiên cố

"

618

611

7

47

40

7

24

24

547

547

+ Tạm, nhờ, mượn

"

88

88

0

5

5

0

0

83

83

2

Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật

"

162

162

0

57

57

8

8

97

97

3

Khối phòng hành chính quản trị

"

815

815

0

245

245

37

37

533

533

5

Bếp nấu ăn

Bếp

687

686

1

53

52

1

21

21

613

613

- Trong đó: Đúng quy cách

"

394

394

0

38

38

18

18

338

338

- Điểm trường chưa có bếp ăn

"

118

118

0

17

17

8

8

93

93

6

Phòng công vụ cho giáo viên

"

444

444

0

3

3

34

34

407

407

7

Công trình nước sạch

C. trình

1077

1075

2

126

124

2

36

36

915

915

- Trong đó: Công trình nước đạt chuẩn

"

704

704

0

117

117

34

34

553

553

- Công trình nước sạch còn thiếu

"

247

247

0

10

10

2

2

235

235

8

Công trình vệ sinh cho trẻ

C.trình

1345

1345

0

235

235

66

66

1044

1044

- Trong đó: CT vệ sinh đạt chuẩn

"

1183

1183

0

235

235

66

66

882

882

9

Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu trong lớp

- Số lớp đủ bộ thiết bị

Lớp

1968

1961

7

424

417

7

100

100

1444

1444

- Số lớp còn thiếu bộ thiết bị

Lớp

508

507

1

15

14

1

12

12

481

481

10

Đồ chơi ngoài trời

Bộ

924

923

1

170

169

1

34

34

720

720

- Số điểm trường (cả điểm trung tâm) có 5 loại thiết bị, đồ chơi ngoài trời trở lên

Đ. trg

712

712

0

89

89

31

31

592

592

PHỤ LỤC: 02

DỰ KIẾN QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP TRẺ EM MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
Kèm theo Quyết định số: 1269/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh

STT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Số trường
mầm non

Số
nhóm, lớp

Tỷ lệ huy động trẻ
đi học (%)

Số trẻ em học tại các cơ sở GDMN

Tỷ lệ trẻ người DTTS được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (%)

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

1

Điện Biên Phủ

4

4

41

58

50.2

99.9

55

99.9

731

701

698

587

691

850

1047

1281

20.7

25.4

30.8

39.5

45.3

52.4

57.8

63.0

2

Điện Biên

12

12

127

125

47.5

99.9

51

99.9

2732

2761

2724

2719

2721

2708

2716

2711

20.6

26.2

34.2

48.3

54.3

59.7

62.5

65.0

3

Điện Biên Đông

19

19

325

329

54.8

99.8

56

99.9

7402

7185

7028

6891

6828

6877

6977

7050

20.3

21.9

30.1

39.8

49.3

55.6

56.7

60.1

4

Mường Chà

14

15

291

290

53.9

99.8

56

99.9

6165

6076

5983

5908

5853

5960

6065

6168

20.3

24.5

30.7

35.4

39.2

45.5

55.4

60.1

5

Mường Lay

0

0

7

7

70

99.9

70

99.9

185

175

170

165

160

160

155

155

21.0

25.2

30.0

35.0

42.0

50.0

55.0

60.0

6

Mường Nhé

12

12

244

261

39

99.6

50

99.8

5335

5500

5611

5658

5745

5897

6120

6229

20.3

26.0

30.6

38.9

45.8

50.0

55.3

60.3

7

Nậm Pồ

15

15

77

81

39.3

99.1

44

99.7

6232

6161

5963

5775

5665

5728

5726

5790

20.6

26.6

30.8

39.2

45.3

53.2

54.7

60.9

8

Mường Ảng

9

9

117

117

50

99.9

52

99.9

2610

2419

2345

2248

2250

2286

2300

2334

20.5

24.9

30.7

40.6

45.9

50.4

54.4

60.6

9

Tuần Giáo

22

21

310

312

55

99.9

56

99.9

7743

7849

7963

8178

8228

8284

8296

8308

20.3

25.8

30.5

37.9

46.8

51.2

55.9

60.7

10

Tủa Chùa

14

14

258

278

31.4

99.9

34

99.9

5870

5879

5949

6019

6089

6159

6229

6299

20.6

25.9

30.7

37.3

43.5

49.3

55.4

60.7

Tổng cộng

121

121

1797

1858

49.0

99.7

51.4

99.8

45005

44706

44434

44148

44230

44909

45631

46325

20.4

25.2

30.9

38.3

45.6

51.4

56.3

61.1

PHỤ LỤC: 03

CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CHO CÁC CƠ SỞ GDMN VÙNG KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
Kèm theo Quyết định số: 1269/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở GDMN

Riêng nhu cầu về số lượng giáo viên

Số giáo viên có chứng chỉ tiếng DTTS

Nhu cầu số lượng cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

1

Điện Biên Phủ

93

101

106

105

114

121

136

154

67

75

80

79

88

95

110

128

87

90

2

Điện Biên

279

275

271

273

279

289

304

304

220

216

212

214

220

230

245

245

109

155

3

Điện Biên Đông

669

710

725

736

750

763

777

793

545

575

590

601

615

628

642

658

383

526

36

36

36

36

36

36

36

36

4

Mường Chà

513

559

579

604

611

639

666

689

410

450

470

495

502

530

557

580

310

464

23

23

23

23

23

23

23

23

5

Mường Lay

61

60

60

58

56

55

55

54

15

15

15

15

15

15

15

15

46

50

2

2

2

2

2

2

2

2

6

Mường Nhé

353

477

492

504

537

567

592

616

271

395

410

422

455

485

510

525

222

420

7

Nậm Pồ

575

602

626

646

666

676

689

688

463

487

510

530

550

560

573

572

354

492

48

48

48

48

48

48

48

48

8

Mường Ảng

233

249

259

275

285

300

304

305

164

179

189

205

215

230

234

235

183

188

9

Tuần Giáo

765

799

802

802

802

802

802

806

645

679

682

682

682

682

682

686

340

686

48

48

48

48

48

48

48

48

10

Tủa Chùa

396

543

655

670

687

698

721

739

283

418

516

524

532

540

548

556

195

445

48

48

48

48

48

48

48

48

Tổng cộng

3937

4375

4575

4673

4787

4910

5046

5148

3083

3489

3674

3767

3874

3995

4116

4200

2229

3516

205

205

205

205

205

205

205

205

PHỤ LỤC: 04

BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CHO CÁC CƠ SỞ GDMN VÙNG KHÓ KHĂN,
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
Kèm theo Quyết định số: 1269/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Phòng học kiên cố xây mới

Số phòng công vụ xây mới

Công trình vệ sinh xây mới

Số bộ thiết bị, đồ dùng, dạy học, đồ chơi tối thiểu trong lớp mua mới

Số thiết bị, đồ chơi ngoài trời mua mới

Số bộ tài liệu, học liệu mua mới

Giai đoạn 2023-2025

Giai đoạn
2026 - 2030

Giai đoạn
2023- 2025

Giai đoạn
2026 - 2030

Giai đoạn
2023- 2025

Giai đoạn
2026 - 2030

Giai đoạn
2023-2025

Giai đoạn
2026 - 2030

Giai đoạn 2023- 2025

Giai đoạn
2026 - 2030

Giai đoạn
2023- 2025

Giai đoạn
2026 - 2030

1

Điện Biên Phủ

1

22

0

4

2

0

1

22

0

0

93

264

2

Điện Biên

10

30

12

1

3

0

384

628

10

20

194

720

3

Điện Biên Đông

0

4

21

0

18

25

38

89

20

0

677

1118

4

Mường Chà

12

20

0

0

10

22

7

2

3

4

715

1183

5

Mường Lay

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

180

300

6

Mường Nhé

9

19

0

6

10

20

13

60

3

16

723

1262

7

Nậm Pồ

1

7

9

2

10

10

2

7

0

0

835

1419

8

Mường Ảng

0

0

1

0

8

13

3

0

2

0

378

642

9

Tuần Giáo

5

2

5

5

4

0

10

0

0

0

919

1550

10

Tủa Chùa

28

20

9

11

6

12

136

120

104

90

638

1350

Tổng cộng

66

124

57

30

71

102

594

928

142

130

5352

9808

PHỤ LỤC: 05

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GDMN VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
Kèm theo Quyết định số: 1269/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh

ĐVT: Triệu đồng

STT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Xây mới phòng học kiên cố

Xây mới nhà công vụ kiên cố

Xây mới nhà vệ sinh kiên cố

Mua thiết bị, đồ dùng, dạy học, đồ chơi tối thiểu trong lớp

Mua thiết bị, đồ chơi ngoài trời

Mua tài liệu, học liệu

Tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

Thực hiện các hoạt động truyền thông

Hỗ trợ CBQL, GV học tiếng DTTS

Sơ kết, tổng kết

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

Giai đoạn 2023-
2025

Giai đoạn 2026-
2030

1

Điện Biên Phủ

700

15,400

-

1,600

300

-

350

7,700

-

-

150

300

25

50

150

400

39

144

20

20

2

Điện Biên

7,000

21,000

4,800

400

450

-

134,400

219,800

1,800

3,600

150

300

65

120

150

400

24

99

20

20

3

Điện Biên Đông

-

2,800

8,400

-

2,700

3,750

13,300

31,150

3,600

-

150

300

175

315

150

400

135

204

20

20

4

Mường Chà

8,400

14,000

-

-

1,500

3,300

2,450

700

540

720

150

300

135

270

150

400

180

330

20

20

5

Mường Lay

-

-

-

400

-

-

-

-

-

-

60

100

50

100

50

200

0

0

10

10

6

Mường Nhé

6,300

13,300

-

2,400

1,500

3,000

4,550

21,000

540

2,880

150

300

110

240

150

400

360

300

20

20

7

Nậm Pồ

700

4,900

3,600

800

1,500

1,500

700

2,450

-

-

150

300

150

280

150

400

141

186

20

20

8

Mường Ảng

-

-

400

-

1,200

1,950

1,050

-

360

-

150

300

55

115

150

400

75

138

20

20

9

Tuần Giáo

3,500

1,400

2,000

2,000

600

-

3,500

-

-

-

150

300

205

345

150

400

111

12

20

20

10

Tủa Chùa

19,600

14,000

3,600

4,400

900

1,800

47,600

42,000

18,720

16,200

150

300

125

270

150

400

372

120

20

20

Tổng cộng

46,200

86,800

22,800

12,000

10,650

15,300

207,900

324,800

25,560

23,400

1,410

2,800

1095

2105

1400

3800

1437

1533

190

190

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1269/QĐ-UBND ngày 15/08/2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, giai đoạn 2022-2030” tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.201

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.166.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!