ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
105/2009/QĐ-UBND
|
Đà
Lạt, ngày 24 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG MẠ (CÓ CHỮ VIẾT) CHO
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC VÙNG DÂN TỘC MẠ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức
công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Căn cứ Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có
chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc thiểu số;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 736/TT-SNV ngày
01/12/2009 về việc ban hành chương trình dạy tiếng Mạ (có chữ viết),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy tiếng Mạ
(có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc Mạ của tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo
Lộc, thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
CHƯƠNG TRÌNH
DẠY TIẾNG MẠ (CÓ CHỮ VIẾT) CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC
VÙNG DÂN TỘC MẠ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
tiêu của chương trình.
Học xong chương trình tiếng Mạ,
cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc Mạ (sau đây gọi tắt là học viên) sẽ đạt
được:
1. Một số kiến thức ban đầu về
tiếng Mạ: Hệ thống chữ viết, bộ vần, một số quy tắc chính tả và ngữ pháp tiếng
Mạ. Các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng để có thể giao tiếp thông thường
bằng tiếng Mạ.
2. Một số hiểu biết cần thiết và
thái độ tôn trọng về con người, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của đồng
bào dân tộc Mạ.
Điều 2.
Quan điểm xây dựng chương trình.
1. Phù hợp với đối tượng:
Đối tượng học viên là những cán
bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, có nhu cầu hoặc được cử đi học tiếng như
một ngôn ngữ thứ hai. Nội dung chương trình được biên soạn theo tinh thần tinh
giản, thiết thực, có tính thực hành cao; tạo điều kiện cho việc tổ chức dạy học
một cách nghiêm túc nhưng linh hoạt, gọn nhẹ,… giúp học viên đạt được mục tiêu
mà chương trình đã đề ra.
2. Giao tiếp:
Để hình thành và phát triển các
kỹ năng sử dụng tiếng Mạ theo mục tiêu và yêu cầu đặt ra, chương trình dạy tiếng
Mạ cho học viên được xây dựng theo quan điểm định hướng giao tiếp, tập trung
vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; đặc biệt
chú trọng hai kỹ năng nghe, nói; ưu tiên thực hành, chú ý kết hợp chặt chẽ việc
học trên lớp với thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.
3. Tích hợp:
a) Kết hợp chặt chẽ giữa luyện
nghe, nói với luyện đọc, viết; giữa trang bị kiến thức đơn giản với rèn luyện kỹ
năng.
Chương trình đặt lên hàng đầu mục
tiêu rèn luyện kỹ năng, để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian học, chương
trình lấy các bài đọc làm cơ sở để rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nghe và
nói. Bài đọc cũng là cơ sở để hình thành các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp đơn giản,
làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng.
b) Kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy
ngôn ngữ với trang bị vốn hiểu biết cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của đồng
bào dân tộc.
Để việc học ngôn ngữ giúp ích
nhiều nhất cho học viên, việc dạy tiếng dân tộc Mạ được dựa trên ngữ liệu phản ảnh
cuộc sống lao động, sinh họat văn hóa, phong tục tập quán,…của địa phương. Qua
các bài đọc cung cấp thêm cho học viên những hiểu biết cơ bản về văn hóa, phong
tục tập quán của đồng bào Mạ, những kiến thức phổ biến về khoa học, pháp luật,
chính trị,…để học viên có thể vận dụng và hoàn thành tốt hơn trong công tác được
giao.
Chương II
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
Điều 3. Về kỹ
năng.
1. Nghe hiểu ý kiến của đồng bào
về những vấn đề đơn giản; nghe hiểu ý chính những mẫu chuyện, tin tức ngắn, các
bài phổ biến ngắn, đơn giản về khoa học kỹ thuật, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
2. Trò chuyện được với đồng bào
bằng tiếng Mạ về những vấn đề gần gũi, thiết thực; nói lại được ý chính của cuộc
trao đổi, của những chuyện đã nghe, đã đọc, những mẫu tin, thông báo,…
3. Đọc được rõ ràng, tương đối
trôi chảy những văn bản ngắn, đơn giản (mẫu tin, văn bản phổ biến khoa học,
thông báo, mẫu chuyện dân gian, bài văn, bài thơ ngắn, văn bản chính sách, pháp
luật,…); hiểu ý chính của bài; biết một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao phổ biến
của đồng bào dân tộc Mạ.
4. Viết rõ nét các chữ cái, dấu
âm trong tiếng và từ tiếng Mạ; viết đúng chính tả đoạn văn ngắn có độ dài từ 80
đến 100 từ; viết được những bức thư ngắn, những mẫu tin, thông báo đơn giản có
độ dài từ 60 đến 80 từ, không mắc nhiều lỗi chính tả.
Điều 4. Về
kiến thức.
1. Biết hệ thống chữ cái, âm vần,
hệ thống dấu âm và cách ghép âm vần của tiếng Mạ.
2. Có khoảng 1.000 từ, ngữ (bao
gồm cả thành ngữ) theo các chủ đề học tập; nắm được các từ đơn tiết, từ đa tiết,
từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
3. Biết một số hiểu biết về câu
trần thuật đơn (Ai là ai? Ai làm gì? Ai thế nào?); một số thành phần câu (qua
bài tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Ai? Làm gì? Thế nào? Bao nhiêu? Khi
nào? Bao giờ? Ở đâu?,...); nhận biết câu ghép.
4. Có hiểu biết về phong tục, tập
quán và văn hóa truyền thống; hiểu và sử dụng được các lời nói phù hợp với các
nghi thức giao tiếp, ứng xử của đồng bào Mạ.
Điều 5. Về
thái độ tình cảm.
1. Có ý thức tôn trọng tiếng
nói, chữ viết, phong tục và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mạ.
2. Có thói quen học tập, sử dụng
tiếng nói, chữ viết Mạ trong công tác và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Chương III
KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH
Điều 6. Thời
lượng dạy học.
Chương trình gồm 600 tiết.
Điều 7. Cấu
trúc chương trình và phân bố thời lượng cụ thể.
1. Chương trình gồm 60 bài, chia
làm 11 cụm bài, mỗi cụm bài ứng với một chủ đề.
2. Mỗi bài (từ 6 - 12 tiết, mỗi
tiết 45 phút), được tích tích hợp: Từ ngữ - ngữ pháp, luyện nghe, nói, đọc, viết.
3. Số tiết dành cho luyện nghe,
nói chiếm khoảng 60% tổng thời gian của bài học; số tiết luyện đọc, viết, từ ngữ
- ngữ pháp chiếm thời lượng khoảng 40% tổng thời gian của bài học.
4. Thời gian đi thực tế, kiểm
tra, tổng ôn tập, thi cuối khóa: 150 tiết.
Điều 8. Nội
dung chương trình.
1. Nội dung dạy chữ cái, dấu âm,
tiếng; luyện phát âm, luyện đọc, luyện viết; kết hợp với bài luyện tập cung cấp
kiến thức về ngữ pháp tiếng Mạ.
2. Tích hợp dạy kiến thức và kỹ
năng theo hệ thống chủ đề:
CHỦ
ĐỀ
|
BÀI
|
SỐ
TIẾT DẠY
|
TÊN
BÀI
|
KIẾN
THỨC
|
KỸ
NĂNG
|
TIẾNG MẠ
|
1
|
6
|
Chữ Mạ
|
- Chữ cái, nguyên âm, phụ âm.
- Từ ngữ về thời gian, ngày tháng;
từ xưng hô, đại từ nhân xưng.
- Đếm số, đếm thứ tự.
|
- Đếm số
- Cách hỏi thời gian.
|
2
|
10
|
Nguyên âm và phụ âm
|
3
|
10
|
Thanh điệu và luyện đọc
|
4
|
8
|
Chữ số
|
5
|
8
|
Thời gian
|
CHÀO HỎI, GIỚI THIỆU
|
6
|
12
|
Xin chào
|
- Cách đặt câu hỏi.
- Các từ ngữ về không gian, vị
trí sinh hoạt học tập.
|
- Cách hỏi đồ vật, thời gian,
không gian.
- Chào hỏi, giới thiệu.
- Hoạt động trong lớp học.
|
7
|
12
|
Giới thiệu công việc
|
8
|
8
|
Cơ thể con người
|
9
|
8
|
Đồ dùng trong nhà
|
10
|
6
|
Màu sắc
|
11
|
8
|
Vị trí
|
12
|
8
|
Động vật, thực vật
|
13
|
8
|
Trong lớp học
|
14
|
8
|
Bài học mới
|
15
|
8
|
Ôn tập
|
GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC
|
16
|
6
|
Người Mạ
|
- Từ ngữ về gia đình, nhà ở,
vườn gần nhà, sinh hoạt trong gia đình.
Từ ngữ về mối quan hệ
trong gia đình.
- Danh từ riêng, danh từ đơn vị,
danh từ chỉ ngôi, danh từ chỉ định.
|
Giới thiệu về nhà ở, vườn cây.
Giao tiếp, trò chuyện về
gia đình, nhà ở.
- Luyện viết chữ
|
17
|
8
|
Gia tộc K’Tàng
|
18
|
6
|
K’Tàng chỉ có hai con
|
19
|
8
|
Nhà ở, vườn cây
|
BUÔN LÀNG
|
20
|
8
|
Câu chuyện xóm làng
|
Từ ngữ về xóm làng, công việc,
sinh hoạt trong cộng đồng.
Từ ngữ về mối quan hệ
trong buôn làng, cộng đồng dân cư.
- Động từ.
|
Giao tiếp, trò chuyện về sinh
hoạt, lao động trong cộng đồng.
- Luyện viết câu.
|
21
|
6
|
Người trưởng thôn
|
22
|
8
|
Niềm vui trong lao động
|
23
|
8
|
Bảo vệ buôn làng
|
24
|
8
|
Ôn tập
|
THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
|
25
|
8
|
Thời tiết
|
- Từ ngữ về tự nhiên, môi trường;
bảo vệ và chăm sóc rừng, môi trường.
|
- Giới thiệu, giải thích về lợi
ích của thiên nhiên môi trường, ngăn ngừa những tác hại đến thiên nhiên, môi
trường.
- Viết chính tả.
|
26
|
10
|
Rừng và môi trường
|
27
|
8
|
Trồng cây gây rừng
|
28
|
8
|
Tuần tra bảo vệ rừng
|
29
|
8
|
Bảo vệ rừng, bảo vệ thú rừng
|
VĂN HÓA DÂN TỘC
|
30
|
10
|
Hôn lễ của người Mạ
|
Từ ngữ, nội dung về lễ hội,
văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ.
|
Giới thiệu, trình bày về lễ hội,
nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ.
- Viết chính tả.
|
31
|
8
|
Xây dựng thôn văn hóa
|
32
|
8
|
Văn hóa truyền thống
|
33
|
8
|
Lễ hội Tây Nguyên
|
34
|
8
|
Ôn tập
|
QUÊ HƯƠNG, CON NGƯỜI
|
35
|
8
|
Tây nguyên xanh tươi, Tây
Nguyên anh hùng
|
Từ ngữ về lịch sử đất nước,
Bác Hồ, về đấu tranh cách mạng của đồng bào Mạ.
- Từ ngữ, nội dung về lễ hội,
văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ.
- Tính từ, Phụ từ.
|
Giải thích, trình bày về
lịch sử đấu tranh của các dân tộc Việt Nam, tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- Viết đoạn văn ngắn.
|
36
|
8
|
Các dân tộc anh em ở Tây Nguyên
|
37
|
8
|
Tình đoàn kết
|
38
|
6
|
Người anh hùng Tây Nguyên
|
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
|
39
|
6
|
Tăng gia sản xuất
|
Từ ngữ, nội dung về lao động,
nghề truyền thống của đồng bào Mạ.
|
Giới thiệu, giải thích về lao
động, nghề truyền thống, phát triển sản xuất.
- Viết đoạn văn ngắn.
|
40
|
6
|
Thu họach từ chăn nuôi
|
41
|
8
|
Nghề truyền thống
|
42
|
8
|
Nghề thủ công của người Mạ
|
43
|
8
|
Ôn tập
|
GIÁO DỤC
|
44
|
6
|
Làm khai sinh cho bé
|
Từ ngữ, nội dung cơ bản về
giáo dục, liên quan đến quyền lợi học tập của trẻ em.
- Câu đơn, câu ghép.
|
Giới thiệu, giải thích về
giáo dục, những lợi ích của giáo dục liên quan đến đời sống.
Viết chính tả.
|
45
|
6
|
Cán bộ tư pháp
|
46
|
6
|
Ngày toàn dân đưa trẻ em đến
trường
|
47
|
6
|
K’Tàng không mê tín dị đoan
|
CHĂM SÓC SỨC KHỎE
|
48
|
6
|
Giữ vệ sinh xóm làng
|
Từ ngữ, nội dung cơ bản về y tế,
liên quan đến quyền lợi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Từ ngữ liên quan về an toàn
giao thông.
|
Giải thích, hướng dẫn về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Viết chính tả.
- Giải thích.
|
49
|
6
|
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
|
50
|
6
|
Trạm y tế
|
51
|
6
|
Lánh xa ma túy
|
52
|
6
|
An toàn giao thông
|
TỔ QUỐC
|
53
|
6
|
Nước Việt Nam
|
An ninh, trật tự, an toàn
trong đời sống của đồng bào Mạ.
- Tổng hợp kiến thức toàn chương
trình.
|
Hướng dẫn về việc bảo vệ an
ninh, trật tự, an toàn trong đời sống của đồng bào Mạ.
Viết đoạn văn ngắn.
|
54
|
6
|
Bác Hồ
|
55
|
6
|
Thư của Hồ Chủ Tịch
|
56
|
6
|
Thôn làng vững mạnh
|
57
|
6
|
Truyền thống yêu nước
|
58
|
6
|
Tục ngữ
|
59
|
12
|
Ôn tập
|
60
|
4
|
Tổng kết chương trình
|
Chương IV
GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Về
tính pháp lý của bộ chữ Mạ và vấn đề phương ngữ.
1. Về tính pháp lý của bộ chữ Mạ:
Bộ chữ tiếng Mạ được thực hiện trong
chương trình dựa trên cơ sở chữ Kơ Ho được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số
20/QĐ-UB ngày 14/01/1983 của UBND tỉnh Lâm Đồng về phương án chữ Kơ Ho và Quyết
định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 28/3/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc sửa đổi mục
A, phần II phụ lục ban hành.
2. Về vấn đề phương ngữ:
Tiếng Mạ ở mỗi vùng về cơ bản là
thống nhất, sự khác biệt là không đáng kể. Tài liệu day học lấy từ ngữ của người
Mạ ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng làm chuẩn, do đó có sự khác biệt về phương ngữ
đối với một số địa phương. Để khắc phục vấn đề này trong quá trình dạy và học cần
có sự so sánh, phân biệt và vận dụng cho phù hợp.
Điều 10. Cấu
trúc nội dung của chương trình.
1. Đặc điểm cấu trúc:
Cấu trúc chương trình theo chủ đề
là một giải pháp để thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức
cho học viên. Thông qua hệ thống chủ đề, tài liệu dạy học giáo viên hướng dẫn
giúp học viên mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ, trang bị những kiến
thức ngữ pháp đơn giản ban đầu (qua các bài tập thực hành), đồng thời giúp học
viên có thêm những hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
Mạ.
2. Cấu trúc của bài học:
Chương trình đặt tên cho các bài
học là: Tập đọc (bao gồm cả việc học chữ và âm, vần), luyện viết, luyện nghe,
luyện nói, với mục đích rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức, đồng thời phù hợp
với đối tượng học viên.
3. Nhiệm vụ của các bài học:
a) Tập đọc, học vần: Cung cấp
cho học viên hệ thống ký hiệu chữ viết, hệ thống các âm, vần tiếng Mạ; rèn luyện
cho học viên các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết; đồng thời cung cấp vốn từ,
tăng cường khả năng diễn đạt và trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết
về đời sống.
b) Từ ngữ, ngữ pháp: Giúp học
viên mở rộng vốn từ, trang bị những kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng
Mạ và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (luyện nói, viết thành câu).
c) Luyện nghe, nói: Rèn cho học
viên kỹ năng nghe thông qua các hình thức nghe kể chuyện, nghe đọc, nghe câu hỏi
và ý kiến trao đổi của giáo viên, của học viên cùng lớp kết hợp rèn luyện kỹ
năng nói thông qua các hình thức đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, nói theo câu hỏi
gợi ý, theo đề tài,…
d) Luyện viết: Rèn kỹ năng viết
chữ, viết chính tả từ, câu văn, đoạn văn ngắn: tạo lập một vài kiểu văn bản (đoạn
văn, mẫu tin, thông báo…) ở mức đơn giản;
đ) Thực tập thực tế: thăm, tìm
hiểu văn hoá, trao đổi trực tiếp với người dân tộc Mạ.
4. Phân phối thời lượng cho các
bài học:
Phân bổ thời lượng cho các bài học
trong kế hoạch dạy học cần sắp xếp một cách hợp lý với nội dung kiến thức – kỹ
năng cần học tập.
Điều 11.
Tài liệu dạy học.
Chương trình này là căn cứ để tập
thể các tác giả biên soạn tài liệu dạy học tiếng Mạ cho học viên và sách giảng
dạy cho giảng viên. Ngôn ngữ dùng trong tài liệu bằng cả hai thứ tiếng Mạ và Việt.
Điều 12.
Phương pháp dạy học.
Để việc dạy học tiếng Mạ cho đối
tượng học viên đạt được mục tiêu rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và trang bị kiến
thức một cách nhanh chóng, có hiệu quả, cần vận dụng các phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động của học viên, chú ý tới những phương pháp đặc
trưng của môn học như:
1. Phương pháp thực hành giao tiếp:
hướng dẫn học viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào việc thực hiện
các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng tiếng Mạ, nhằm khắc sâu tri thức và rèn kỹ
năng. Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho từng cá nhân học
viên.
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
hướng dẫn học viên quan sát, phân tích các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, chính tả,…để tìm ra những nét đặc trưng của những hiện tượng ấy, nhằm sử
dụng đúng trong giao tiếp.
3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
giáo viên chọn và giới thiệu các mẫu họat động lời nói, giúp học viên hiểu và nắm
được cơ chế của chúng, sau đó dựa theo mẫu để tạo ra lời nói của mình.
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh, đối chiếu các kiến thức đã có với các kiến thức đang học, đối chiếu
ngôn ngữ dân tộc với ngôn ngữ phổ thông để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa
hai hệ thống ngôn ngữ.
Điều 13.
Hình thức tổ chức dạy học.
1. Để giờ học sinh động, có hiệu
quả, hoạt động của học viên cũng cần luôn thay đổi với nhiều hình thức tổ chức
học tập: làm việc độc lập, làm viêc theo nhóm,…Học viên làm việc độc lập trong
trường hợp câu hỏi, bài tập đặt ra những yêu cầu cụ thể, tương đối, dễ thực hiện.
Trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối khó hoặc đòi hỏi một sự khái quát
nhất định thì tổ chức làm việc theo nhóm.
2. Hình thức làm việc chung được
áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên và học viên trao đổi, đối thọai làm
mẫu, trả lời những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu, học viên trình bày
kết quả thực hành của cá nhân, của nhóm trước lớp.
3. Các hình thức tổ chức dạy học
cần kích thích học viên kết hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong
cộng đồng dân tộc Mạ nơi mình đang công tác.
Điều 14. Đánh
giá kết quả học tập.
1. Nội dung đánh giá:
Đánh giá kết quả học tập có tác
dụng động viên, kích thích học viên học tập, đồng thời giúp kiểm soát, quản lý
chất lượng học tập. Đánh giá được thực hiện theo hai phương thức: đánh giá thường
xuyên và đánh giá định kỳ. Việc đánh giá cần bảo đảm các nguyên tắc toàn diện
và khách quan. Những kỹ năng nghe và nói cần được kiểm tra, đánh giá nhiều hơn,
thường xuyên hơn so với kỹ năng đọc và viết. Cách kiểm tra, đánh giá cần đa dạng
hóa và phù hợp với từng kỹ năng:
a) Các kỹ năng đọc thành tiếng,
viết chữ được đánh giá qua hoạt động thực hành của học viên;
b) Các kỹ năng nghe và nói được
đánh giá bằng hình thức vấn đáp và kiểm tra miệng trên lớp;
c) Các kỹ năng đọc hiểu, dùng từ,
dùng câu, những kiến thức sơ giản về quy tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp được
đánh giá bằng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và những câu hỏi mở;
d) Các kỹ năng viết đoạn, bài
văn ngắn, đơn giản được đánh giá bằng bài kiểm tra viết (tự luận).
2. Các phương thức đánh giá:
a) Kiểm tra thường xuyên (trong
mỗi giờ lên lớp);
b) Kiểm tra theo cụm bài, cuối mỗi
cụm bài;
c) Kiểm tra cuối khóa.
Điều 15. Cấp
chứng chỉ.
Việc cấp chứng chỉ cho học viên
phụ thuộc vào kết quả học tập cả đợt và kỳ thi cuối khóa. Cơ quan cấp chứng chỉ
là Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng tại chức Lâm Đồng.
Điều 16. Loại
hình đào tạo.
1. Học tập trung tại các lớp học
(trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính) theo thời gian quy định trong
chương trình.
2. Học tập trung nhiều đợt, mỗi đợt
hoàn thành một phần nội dung quy định trong chương trình.
3. Tự học theo hình thức có hướng
dẫn quy định tại Quyết định số 155/2003/QĐ-UB ngày 18/08/2003 của UBND tỉnh Lâm
Đồng.
4. Kết thúc các khóa học, học
viên được tổ chức dự thi để được cấp chứng chỉ.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Điều
kiện thực hiện chương trình.
1. Huy động đội ngũ cán bộ, giáo
viên, trí thức là người dân tộc Mạ hoặc những người có trình độ văn hóa, am hiểu
tiếng Mạ làm giáo viên giảng dạy.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nội
dung tài liệu, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.
3. Mở các lớp học tại các cơ sở
đào tạo như: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức Lâm Đồng, Trung tâm bồi dưỡng
chính trị tại các huyện, các đơn vị trường học, tại cơ sở, thị trấn.
4. Cung cấp đủ tài liệu học tập
cho học viên.
5. Chế độ giảng dạy và học tiếng
dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng về chế độ học tập,
trợ cấp cho cán bộ công chức tự học và chế độ bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng
dân tộc.
6. Có trang thiết bị dạy học
như: Phương tiện nghe nhìn, băng Cassette, máy ghi âm, băng đĩa học tiếng.
Điều 18.
Trách nhiệm của Sở Nội vụ.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan của tỉnh Lâm Đồng triển khai thực
hiện chương trình dạy tiếng Mạ có chữ viết cho cán bộ, công chức công tác vùng
dân tộc Mạ./.