BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
02/2008/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chøc trong các đơn vị sự nghiệp
của nhà nước;
Căn cứ nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm
non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo
dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Ban Khoa giáo TƯ;
- Bộ Tư pháp (Cục Ktr VBQPPL)
- Công báo;
- Kiểm toán nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ GDMN, Vụ PC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm: các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non; tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên mầm
non.
2. Quy định này áp dụng đối với
giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc
dân.
Điều 2. Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến
thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục
tiêu giáo dục mầm non.
Điều 3. Mục đích
ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục
tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo
viên mầm non.
2. Giúp giáo viên mầm non tự đánh
giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn
đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên
mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên
phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng
3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy
hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ,
chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 4. Lĩnh vực,
yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non (sau đây gọi tắt là Chuẩn) gồm 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu.
2. Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ
bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được
để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4
tiêu chí được quy định cụ thể tại các Điều 5, 6, 7 của văn bản này.
3.Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ
thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn, thể hiện mét khía cạnh về năng lực nghề nghiệp
giáo viên mầm non.
Chương 2.
CÁC YÊU CẦU CỦA CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 5. Các yêu
cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Nhận thức tư tưởng chính
trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Tham gia học tập, nghiên cứu các
Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước;
b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn
sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép
với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê
hương;
d. Tham gia các hoạt động xây dựng
bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.
2. Chấp hành pháp luật,
chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Chấp hành các quy định của pháp
luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
b. Thực hiện các quy định của địa
phương;
c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định
ở trường, lớp, nơi công cộng;
d. Vận động gia đình và mọi người
xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy
định của địa phương.
3. Chấp hành các quy định của
ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. Gồm các tiêu chí sau:
a. Chấp hành quy định của ngành,
quy định của nhà trường;
b. Tham gia đóng góp xây dựng và thực
hiện nội quy hoạt động của nhà trường;
c. Thực hiện các nhiệm vụ được phân
công;
d. Chấp hành kỷ luật lao động, chịu
trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.
4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống
lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Sống trung thực, lành mạnh, giản
dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;
b. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm
chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường
xuyên rèn luyện sức khoẻ;
c. Không có biểu hiện tiêu cực
trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
d. Không vi phạm các quy định về
các hành vi nhà giáo không được làm.
5. Trung thực trong công tác, đoàn
kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bao gồm
các tiêu chí sau:
a. Trung thực trong báo cáo kết quả
chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b. Đoàn kết với mọi thành viên
trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ;
c. Có thái độ đúng mực và đáp ứng
nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em;
d. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình
thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.
Điều 6. Các yêu
cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1. Kiến thức cơ bản
về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Hiểu biết cơ bản
về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
b. Có kiến thức về
giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật;
c. Hiểu biết mục tiêu,
nội dung chương trình giáo dục mầm non;
d. Có kiến thức về
đánh giá sự phát triển của trẻ.
2. Kiến thức về
chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Hiểu biết về an
toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ;
b. Có kiến thức về
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ;
c. Hiểu biết về
dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
d. Có kiến thức về
một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.
3. Kiến thức cơ sở
chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Kiến thức về
phát triển thể chất;
b. Kiến thức về hoạt
động vui chơi;
c. Kiến thức về tạo
hình, âm nhạc và văn học;
d. Có kiến thức
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.
4. Kiến thức về phương pháp giáo dục
trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Có kiến thức về phương pháp phát
triển thể chất cho trẻ;
b. Có kiến thức về phương pháp phát
triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ;
c. Có kiến thức về phương pháp tổ
chức hoạt động chơi cho trẻ;
d. Có kiến thức về phương pháp phát
triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
5. Kiến thức phổ thông về
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Bao gồm các
tiêu chí sau:
a. Có hiểu biết về chính trị, kinh
tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác;
b. Có kiến thức về giáo dục bảo vệ
môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phßng chèng một số tệ nạn xã hội;
c. Có kiến thức phổ thông về tin học,
ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác;
d. Có kiến thức về sử dụng một số
phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.
Điều 7. Các yêu
cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục
trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục
trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp
mình phụ trách;
b. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục
trẻ theo tháng, tuần;
c. Lập kế hoạch hoạt động một ngày
theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;
d. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ
của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Kỹ năng tổ chức thực hiện
các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp
đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
b. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm
bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
c. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một
số kỹ năng tự phục vụ;
d. Biết phòng tránh và xử trí ban đầu
một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
3. Kỹ năng tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Biết tổ chức các hoạt động giáo
dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;
b. Biết tổ chức môi trường giáo dục
phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
c. Biết sö dụng hiệu quả đồ dùng, đồ
chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức
các hoạt động giáo dục trẻ;
d. Biết quan sát, đánh giá trẻ và
có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
4. Kỹ năng quản lý lớp học.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Đảm bảo an toàn cho trẻ;
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
c. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ
sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;
d. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ
chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.
5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với
trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với
đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác
trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng
trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
Chương 3.
TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI, QUY
TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 8. Tiêu
chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn
1.Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí
của Chuẩn
a. Điểm tối đa là 10;
b. Mức độ: Tốt (9
-10); Khá (7 - 8); Trung bình (5 - 6); Kém (dưới 5).
2. Tiêu chuẩn xếp loại
các yêu cầu của Chuẩn
a. Điểm tối đa là 40;
b. Mức độ: Tốt (36 -
40); Khá (28 - 35); Trung bình (20 - 27); Kém (dưới 20).
3. Tiêu chuẩn xếp loại
các lĩnh vực của Chuẩn.
a. Điểm tối đa là
200;
b. Mức độ: Tốt (180 -
200); Khá (140 - 179); Trung bình (100 - 139); Kém (dưới 100).
Điều
9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
1. Loại Xuất sắc: là
những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
kiến thức và kỹ năng sư phạm;
2. Loại Khá: là những
giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
3. Loại Trung bình:
là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực nào
xếp dưới loại trung bình;
4. Loại Kém: là những
giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp
sau:
a. Xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác, an toàn tính mạng của trẻ;
b. Xuyên tạc nội dung
giáo dục;
c. Ép buộc trẻ học
thêm để thu tiền;
d. Nghiện ma tuý hoặc
tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
e. Vắng mặt không có
lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ.
Điều
10. Quy trình đánh giá xếp loại
1. Định kỳ vào cuối
năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên
mầm non. Cụ thể như sau:
a. Căn cứ vào nội
dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các
tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;
b. Tổ chuyên môn và đồng
nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá,
xếp loại của giáo viên.
c. Hiệu trưởng thực
hiện đánh giá, xếp loại:
- Xem xét kết quả tự
đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn;
khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, phụ huynh và
cộng đồng;
- Thông qua tập thể
Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc
khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;
- Trường hợp cần thiết
có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;
- Ghi nhận xét, kết
quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào bản
đánh giá, xếp loại của từng giáo viên;
- Công khai kết quả
đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.
d. Trong
trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại
với Hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyền khiếu nại
để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp
giáo viên được đánh giá gần sát với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem
xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng
nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định
đó.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
11. Trách nhiệm cña sở giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục
và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên
mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh
giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng
quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của
địa phương.
Điều
12. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Trưởng phòng giáo
dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo
viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục
và đào tạo.
2. Căn cứ kết quả
đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân quận, huyện xây dựng
quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của
địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá
tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều
13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường
1. Hiệu trưởng nhà
trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự đánh giá và tổ chức đánh
giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này và báo cáo kết quả
thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Căn cứ kết quả
đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng giáo dục và đµo tạo,
chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.