HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
41/2012/NQ-HĐND
|
Đắk Nông, ngày
20 tháng 12 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN
TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2015 - 2016.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA II, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày
02/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề
các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011 -
2015;
Xét Tờ trình số 4604/TTr-UBND ngày 26/10/2012
của UBND tỉnh Đắk Nông về việc đề nghị ban hành Nghị quyết thông qua Đề án nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012
– 2013 đến năm học 2015 - 2016.
Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra số 88/BC-HĐND
ngày 10/12/2012 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh
tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông
qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông
từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2015 – 2016 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Giao UBND tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ hàng năm báo cáo HĐND
tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 5 thông qua./.
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH
ĐẮK NÔNG TỪ NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2015 – 2016.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh)
Phần I
MỞ ĐẦU
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Đắk Nông là một tỉnh miền núi biên giới, đa dân
tộc với 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh và 39 dân tộc
thiểu số (DTTS), tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 32,07%; trong đó, DTTS tại chỗ là
M’Nông, Mạ và Ê đê chiếm tỷ lệ 10,56% so với dân số toàn tỉnh. Trong những năm
qua, tình trạng di dân tự do của các DTTS các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ đến
cư trú và làm ăn sinh sống ở tỉnh Đắk Nông ngày một tăng, đặc biệt là đồng bào
dân tộc Mông; đến nay, tỷ lệ đồng bào dân tộc Mông chiếm 4,4% so với tổng dân
số toàn tỉnh và chiếm tỷ lệ 11,24% so với đồng bào DTTS.
Đồng bào DTTS sống tập trung chủ yếu ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ
hộ nghèo của đồng bào DTTS còn rất cao chiếm 47,25%, đặc biệt đồng bào DTTS tại
chỗ chiếm 61,11%; trong số đồng bào DTTS di cư tự do thì đồng bào dân tộc Mông
có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên tới 87,7% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc
Mông. Mặt bằng dân trí của các đồng bào DTTS còn thấp, vẫn còn tình trạng mù
chữ, gia đình đông con, kinh tế còn rất khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập
của con em; hiện tượng tảo hôn vẫn còn xảy ra đối với một số đồng bào DTTS, từ
đó dẫn tới hiện tượng bỏ học còn cao từ cấp trung học cơ sở (THCS) trở lên.
Chất lượng giáo dục trong vùng đồng bào DTTS còn thấp so với mặt bằng chung
toàn tỉnh, đặc biệt là 4 DTTS M’Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông; trình độ tiếng
Việt ở học sinh DTTS còn hạn chế, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số còn ít, nhất
là cấp tỉnh và cấp huyện.
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP
LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung
và chất lượng giáo dục học sinh DTTS nói riêng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Đắk Nông là việc làm cần thiết
cả trước mắt cũng như lâu dài. Để ngày một cải thiện và nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh DTTS, đòi hỏi cả xã hội cần thật sự quan tâm, đầu tư thích
hợp, đồng thời phải bằng nhiều biện pháp đồng bộ và thiết thực, trên cơ sở đáp
ứng đầy đủ, kịp thời các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với học sinh DTTS,
cần xây dựng thêm một số chính sách riêng của tỉnh Đắk Nông đối với việc dạy và
học ở vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, trước mắt tập trung vào 04 dân tộc M’Nông,
Mạ, Êđê và dân tộc Mông nhằm nâng dần từng bước chất lượng giáo dục ở vùng đồng
bào DTTS lên.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng
Đề án
- Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27/10/2010 của
Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011
của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc.
- Quyết định số 1951/QĐ-TTg, ngày 02/11/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây
Nguyên và các huyện miền núi giáp tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2015.
Phần II
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỌC
SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ VÀ HỌC SINH DÂN TỘC MÔNG
I. VỀ QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP
HỌC VÀ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Về quy mô trường học
Quy mô trường học được đầu tư phát triển, đáp
ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong toàn tỉnh.
a) Giáo dục mầm non:
Học sinh DTTS cùng với học sinh dân tộc Kinh
được học tập trong 90 trường công lập; đối với bậc học này, không có trường mầm
non dân tộc nội trú và mầm non dân tộc bán trú.
b) Giáo dục phổ thông:
- Cấp tiểu học: Các em học sinh của các đồng bào
dân tộc được học trong 143 trường tiểu học công lập trong toàn tỉnh; đối với
bậc học này, không có trường tiểu học dân tộc nội trú và chưa có trường tiểu
học dân tộc bán trú.
- Cấp trung học cơ sở (THCS): Toàn tỉnh có 06
trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và 01 trường phổ thông dân tộc bán
trú (PTDTBT) thuộc huyện Đắk G’Long (huyện Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa chưa có
trường PTDTNT cấp huyện) để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh DTTS. Các em
học sinh DTTS không đủ điều kiện để vào học ở các trường PTDTNT, sẽ được học
trong 84 trường THCS công lập trong toàn tỉnh.
- Cấp trung học phổ thông (THPT): Có 01 trường
THPT Dân tộc nội trú (DTNT) và 03 trường PTDTNT có cấp THPT. Các em học sinh
DTTS không đủ điều kiện vào học ở các trường này, sẽ được học tập ở 24 trường
THPT công lập, 06 Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tham gia lao động tại
địa phương, học nghề…
Đến hết năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh có 348 trường
học và trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Học sinh dân tộc thiểu
số
Tính đến hết tháng 05/2012 (hết năm học
2011-2012), toàn tỉnh có 46.527 học sinh DTTS trên tổng số học sinh toàn tỉnh
là 140.085 (chiếm tỷ lệ 33,4%); trong đó, học sinh DTTS tại chỗ và dân tộc Mông
là 22.283/46.527 (chiếm tỷ lệ 47,9%), cụ thể:
- Mầm non có 7.143 học sinh DTTS trên tổng số học
sinh toàn tỉnh là 24.904 (chiếm tỷ lệ 28,7%); trong đó, học sinh DTTS tại chỗ
và dân tộc Mông là 3.511/7.143 (chiếm tỷ lệ 49,2%).
- Tiểu học có 24.368 học sinh DTTS trên tổng số
học sinh toàn tỉnh là 59.462 (chiếm tỷ lệ 41,6%); trong đó, học sinh DTTS tại
chỗ và dân tộc Mông là 13.334/24.368 (chiếm tỷ lệ 54,7%).
- THCS có 11.531 học sinh DTTS trên tổng số học
sinh toàn tỉnh là 38.125 (chiếm tỷ lệ 30,2%); trong đó, học sinh DTTS tại chỗ
và dân tộc Mông là 4.570/11.531 (chiếm tỷ lệ 39,6%).
- THPT có 3.485 học sinh DTTS trên tổng số học
sinh toàn tỉnh là 17.529 (chiếm tỷ lệ 19,9%); trong đó, học sinh DTTS tại chỗ
và dân tộc Mông là 868/3.485 (chiếm tỷ lệ 24,9%).
II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ,
GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
Đến hết tháng 05/2012, tổng số cán bộ, giáo viên,
nhân viên toàn ngành là 9.540 người (trong đó, cán bộ quản lý: 722 người, giáo
viên: 7.684 người, nhân viên: 1.134 người ); số cán bộ, giáo viên, nhân viên
người DTTS là 853 (chiếm tỷ lệ 8,9%). Cụ thể:
- Mầm non: 1.487 người (trong đó, cán bộ quản
lý: 165, giáo viên: 1.130, nhân viên: 192); người DTTS là 240 (chiếm tỷ lệ
16,2%).
- Tiểu học: 3.918 người (trong đó, cán bộ quản
lý: 312, giáo viên: 3.144, nhân viên: 462); người DTTS là 360 (chiếm tỷ lệ
9,2%).
- THCS: 2.632 người (trong đó, cán bộ quản lý:
166, giáo viên: 2.154, nhân viên: 312); người DTTS là 182 (chiếm tỷ lệ 6,9%).
- THPT: 1.503 người (trong đó, cán bộ quản lý:
79, giáo viên: 1.256, nhân viên: 168); người DTTS là 71 (chiếm tỷ lệ 4,7%).
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG
THIẾT BỊ
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học
hiện nay cơ bản đã được củng cố và tăng cường, toàn tỉnh không còn tình trạng
học ba ca; số trường, lớp học 2 buổi/ngày được tăng lên. Từ Đề án kiên cố hóa
trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, các Chương trình mục tiêu quốc
gia, đầu tư từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa giáo dục đã giúp tăng
cường các phòng học kiên cố, nhiều nhà trường khang trang, sạch đẹp nổi lên; cụ
thể như sau:
- Mầm non: Toàn tỉnh hiện còn khoảng 22,3% phòng
học thiếu phải đi mượn học hoặc phải học trong các phòng học tạm; hầu hết các
trường đều chưa có đủ các phòng phụ trợ phục vụ cho việc dạy và học.
- Tiểu học: Cơ bản đáp ứng học hai ca trong
ngày, trong đó vẫn còn khoảng 4,8% số phòng học thiếu phải học trong các phòng
học tạm; để đáp ứng học 2 buổi/ngày thì còn thiếu khoảng 20% số phòng trên tổng
số phòng học toàn tỉnh cấp tiểu học.
- THCS: Đã đáp ứng học hai ca trong ngày, trong
đó vẫn còn khoảng 0,8% số phòng học tạm; để đáp ứng học 2 buổi/ngày thì còn
thiếu khoảng 17% số phòng trên tổng số phòng học toàn tỉnh cấp THCS. Đa số các
trường vẫn còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ các công trình khác phục
vụ dạy và học, các trường PTDTNT hiện vẫn còn thiếu về quỹ đất và một phần cơ
sở vật chất để mở rộng quy mô học sinh.
- THPT: cấp học này đủ để học hai ca trong ngày,
trong đó nhiều trường đã tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày; tuy nhiên, một số
trường vẫn còn thiếu phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ các công trình khác phục vụ
dạy và học, trường THPT DTNT N’Trang Lơng hiện quỹ đất so với quy mô của trường
là thiếu và một phần cơ sở vật chất đầu tư chưa hoàn chỉnh.
Về thiết bị, đồ dùng dạy học ở các cấp học theo
chương trình đổi mới giáo dục chưa đủ và chưa đồng bộ; các phòng dùng để chứa
và sử dụng thiết bị dạy học còn thiếu, chất lượng các thiết bị còn thấp và có
nhiều thiết bị tính hiệu quả không cao. Công tác sử dụng thiết bị dạy học còn
hạn chế gây nhiều lãng phí cũng như không phát huy hết công năng…
IV. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Chất lượng giáo dục mầm
non
Đến nay, công tác chăm sóc và giáo dục cho trẻ
bậc học mầm non đã có nhiều chuyển biến đáng kể, tỷ lệ trẻ đến trường ngày một
tăng, số trẻ học bán trú ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, vùng đồng bào DTTS tỷ
lệ huy động đến trường vẫn chưa cao đạt tỷ lệ khoảng 75%; số trẻ 5 tuổi được
học hai buổi trên ngày mới đạt 65%, số trẻ 5 tuổi chưa qua lớp mẫu giáo còn
cao, việc tăng cường tiếng Việt còn rất hạn chế.
2. Về chất lượng giáo dục
phổ thông
2.1. Cấp tiểu học:
- Về hạnh kiểm: Trong tổng số 24.368 học sinh
DTTS cấp tiểu học có 95,1% thực hiện đầy đủ; 4,9% thực hiện chưa đầy đủ (so với
tổng số học sinh DTTS trong toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh DTTS tại chỗ và học sinh
dân tộc Mông cấp tiểu học chưa thực hiện đầy đủ cao hơn 2,4%).
- Về học lực: Trong tổng số 24.368 học sinh DTTS
cấp tiểu học, tỷ lệ học sinh xếp loại yếu môn tiếng Việt là 19%, yếu môn Toán
là 18,9% (so với tổng số học sinh DTTS trong toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh DTTS tại
chỗ và học sinh dân tộc Mông có học lực yếu ở môn tiếng Việt là 27%, môn Toán
là 26,7%). So sánh tương quan, tỷ lệ yếu môn Toán và tiếng Việt của học sinh
DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc Mông cao hơn 8% so với học sinh DTTS nói chung.
2.2. Cấp THCS:
- Về hạnh kiểm: Trong tổng số 11.531 học sinh
DTTS có 116 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu (chiếm tỷ lệ 1,0%). So với tổng số
học sinh DTTS trong toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc
Mông xếp loại hạnh kiểm yếu cao hơn 0,3%).
- Về học lực: Trong tổng số 11.531 học sinh DTTS
có 3.005 học sinh xếp loại học lực yếu, kém (chiếm tỷ lệ 26,0%). So sánh tương
quan, tỷ lệ học sinh DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc Mông xếp loại học lực
yếu, kém cao hơn 4,1% so với tổng số học sinh DTTS trong toàn tỉnh.
2.3. Cấp THPT:
- Về hạnh kiểm: Trong tổng số 3.485 học sinh
DTTS có 60 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu (chiếm tỷ lệ 1,72%). So với tổng số
học sinh DTTS trong toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc
Mông xếp loại hạnh kiểm yếu cao hơn 0,5%).
- Về học lực: Trong tổng số 3.485 học sinh DTTS
có 1.322 học sinh xếp loại học lực yếu, kém (chiếm tỷ lệ 37,9%). So sánh tương
quan, tỷ lệ học sinh DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc Mông xếp loại học lực
yếu, kém cao hơn 2,9% so với tổng số học sinh DTTS trong toàn tỉnh.
2.4. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2011:
Tổng số thí sinh được đề nghị công nhận tốt
nghiệp năm 2011: 4.204/5.168 (đạt tỷ lệ 81.35%); tăng so với năm học trước là:
3.15%. Học sinh DTTS đỗ tốt nghiệp là 70%, thấp hơn so với tỷ lệ chung là
11,35%.
Học sinh DTTS tại chỗ có 263 em dự thi, không đỗ
120 em (chiếm tỷ lệ 46%); trong đó, học sinh dân tộc Ê đê có 35 học sinh dự
thi, không đỗ 12 em (chiếm tỷ lệ 24%), dân tộc M’Nông có 176 em dự thi, không
đỗ 81 em (chiếm tỷ lệ 46%), dân tộc Mạ có 40 em dự thi, không đỗ 22 em (chiếm
tỷ lệ 55%) và dân tộc Mông có 12 em dự thi, không đỗ 5 em (chiếm tỷ lệ 42%).
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIÁO DỤC
HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Ưu điểm
- Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư
của Đảng và Nhà nước nên hệ thống trường, lớp học trên địa bàn toàn tỉnh nói
chung và ở vùng đồng bào DTTS nói riêng đã từng bước được cải thiện.
- Hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn
tỉnh được quan tâm ưu tiên phát triển (hiện nay, 6/8 huyện, thị xã có trường
PTDTNT; có 01 trường PTDTBT). Việc thành lập trường THPT ở các huyện là giải
pháp mạnh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Số lượng đội ngũ giáo viên đã cơ bản đáp ứng
việc giảng dạy, giáo viên ở vùng đồng bào DTTS đa phần là giáo viên trẻ cả tuổi
đời lẫn tuổi nghề, có tâm huyết và gắn bó với trường, lớp, học sinh.
- Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; các
tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh ở địa phương đã nhập cuộc cùng với ngành
giáo dục và đào tạo trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh. Nhiều địa
phương, nhiều cơ sở giáo dục và các cá nhân đã có những đóng góp cả về tinh
thần lẫn vật chất đối với học sinh bán trú, góp phần duy trì sĩ số học sinh và
nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Những hạn chế, yếu kém
- Đội ngũ giáo viên vùng đồng bào DTTS đa số còn
trẻ, kinh nghiệm dạy học còn non yếu; đa số chưa biết tiếng dân tộc, chưa am
hiểu văn hóa của các dân tộc địa phương; do đó, gặp nhiều khó khăn trong công
tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh DTTS.
- Việc huy động và duy trì sĩ số học sinh DTTS
còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ chuyên cần của học sinh DTTS, nhất là trong những
ngày lễ, tết, vụ mùa chưa đảm bảo; tỷ lệ bỏ học của học sinh DTTS còn cao, các
nhà trường chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.
- Chất lượng giáo dục của học sinh DTTS còn
thấp, đặc biệt là các em thuộc đồng bào DTTS M’Nông, Mạ, Ê đê, Mông; số học
sinh DTTS học lên các cấp học cao hơn càng giảm…
3. Một số nguyên nhân chủ yếu
- Vốn tiếng Việt của học sinh DTTS còn rất hạn
chế. Vì vậy, các em thiếu hẳn công cụ ngôn ngữ để tiếp nhận kiến thức của
chương trình học. Môi trường giáo dục (gia đình, cộng đồng) ở vùng sâu, vùng xa
không thuận lợi để tác động đến nhận thức của học sinh DTTS. Vì vậy, học sinh
thiếu động cơ, ý thức học tập.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị vùng DTTS chưa
đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Một số trường còn tồn tại nhiều điểm trường lẻ
gây khó khăn cho việc quản lý dạy và học. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương
chưa thật sự quan tâm đến giáo dục. Công tác quản lý việc dạy và học ở một số
Phòng Giáo dục và Đào tạo, một số trường còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, đôn đốc.
- Một số giáo viên còn thiếu tinh thần trách
nhiệm, thiếu trung thực trong kiểm tra đánh giá. Đội ngũ giáo viên đa số còn
trẻ, thiếu kinh nghiệm; năng lực chuyên môn còn hạn chế nên khó tìm ra phương
pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Phần III
MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ VÀ HỌC SINH
DÂN TỘC MÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Làm chuyển biến về nhận thức trong các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương; các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, toàn xã
hội, nhất là ngành giáo dục và đào tạo; trên cơ sở đó, huy động sức mạnh tổng
hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh DTTS.
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo
dục học sinh DTTS, đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương, đặc biệt là từng bước nâng dần chất lượng giáo dục
học sinh thuộc các dân tộc M’Nông, Mạ, Ê đê, Mông và đây là đối tượng được ưu
tiên trong Đề án này.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về chất lượng giáo dục học sinh DTTS tại
chỗ và học sinh dân tộc Mông:
a) Đối với giáo dục Mầm non:
Thực hiện tốt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; đối với
trẻ là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông, huy động 90% trở lên số trẻ em 5 tuổi
ra lớp; trong đó, có ít nhất 80% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày
theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tỷ lệ
chuyên cần của trẻ đạt từ 85% trở lên; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc
thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1.
b) Đối với giáo dục phổ thông:
- Cấp tiểu học: phấn đấu đạt tỷ lệ từ trung bình
trở lên đối với hai môn tiếng Việt và Toán là trên 90%, hạnh kiểm là trên 95%.
- Cấp THCS: tỷ lệ học lực từ trung bình trở lên
đạt trên 85%; trong đó, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 2%; tỷ lệ hạnh kiểm từ trung
bình trở lên đạt trên 95%.
- Cấp THPT: tỷ lệ học lực từ trung bình trở lên
đạt 75%; trong đó, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 1%; tỷ lệ hạnh kiểm từ trung bình
trở lên đạt 95%.
Thi tốt nghiệp lớp 12, phấn đấu tỷ lệ đỗ tốt
nghiệp trên 70%.
2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên:
Tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên là người
DTTS, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ, giáo viên và nhân viên là người DTTS từ 8,9%
(năm 2012) lên 10% (vào năm 2016). Riêng giáo dục mầm non từ 16,2% (năm 2012)
lên 20% (vào năm 2016);
Tiểu học từ 9,2% (năm 2012) lên 12% (vào năm
2016). Phấn đấu đến hết năm 2016: 100% giáo viên dạy ở các trường Tiểu học có
học sinh là người DTTS M’Nông, Ê đê và các trường PTDTBT, PTDTNT được đào tạo
tiếng M’Nông, Ê đê. Phấn đấu 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ theo các quy định hiện hành.
2.3. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Kết hợp các Đề án đã được phê duyệt, các Chương
trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục
để đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Trong phạm vi của Đề án
này, không xây dựng mục tiêu mà tận dụng mọi cơ sở vật chất có thể có để đạt
các mục tiêu nêu ở trên.
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DTTS TẠI CHỖ VÀ HỌC SINH DÂN TỘC MÔNG
1. Chuyển biến nhận thức
trong nhân dân, cán bộ, giáo viên
Làm cho đồng bào các DTTS và xã hội có nhận thức
đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh DTTS nói chung và chất lượng học sinh DTTS tại chỗ, dân tộc Mông nói
riêng. Để từ đó thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với vùng đồng bào DTTS và học sinh DTTS.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
của ngành giáo dục trước hết phải coi đây là trách nhiệm của mình; từ đó, nêu
cao ý thức trách nhiệm trong tất cả mọi hoạt động dạy và học. Chú trọng trong
công tác phân loại học sinh, nhận thức đầy đủ xu hướng cá biệt hóa người học
trong quá trình dạy học để có phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá sát đối
tượng học sinh DTTS.
2. Bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên
Tăng cường đổi mới công tác quản lý giáo dục,
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp; kết hợp bồi dưỡng năng lực
quản lý với bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Quy hoạch cán
bộ quản lý giáo dục phù hợp với tình hình phát triển giáo dục trong các năm
tới; tăng cường công tác bồi dưỡng lý luận chính trị kết hợp với việc tiếp tục
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo
quy định, tăng cường bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá. Đối với giáo viên giảng dạy ở vùng đồng bào DTTS và các
trường PTDTNT, ngoài công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cần phải bồi
dưỡng thêm tiếng đồng bào DTTS, trước mắt tập trung bồi dưỡng tiếng M’Nông và Ê
đê, các giáo viên dạy ở các trường PTDTNT, PTDTBT và vùng đồng bào dân tộc
M’Nông phải nói thành thạo tiếng M’Nông.
3. Tăng cường tiếng Việt
và phụ đạo học sinh yếu kém
3.1. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và
lớp 2:
Triển khai chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho
học sinh DTTS ở lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Các trường
tiểu học triển khai tốt các chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS
ở tiểu học” thể hiện qua: Xây dựng môi trường tiếng Việt ở lớp học, trường học;
phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS; phương
pháp dạy tiếng Việt qua các môn học khác, môn tiếng Việt của chương trình tiểu
học; tăng cường đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn để dạy tiếng Việt. Một
tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí vào một buổi thứ bảy hoặc chủ nhật, áp dụng
cho các lớp khối 1 và 2 để giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho các em học
sinh DTTS M’Nông, Mạ, Ê đê, Mông.
3.2. Phụ đạo học sinh yếu, kém các lớp 3, lớp 4,
lớp 6, lớp 7 và lớp 8:
Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra,
đánh giá phân loại học sinh. Sau khi đã phân loại, đối với học sinh DTTS yếu,
kém tổ chức thành các lớp học để từ đó xây dựng kế hoạch và bố trí giáo viên
giảng dạy phụ đạo theo đúng quy định và phù hợp với tình hình của nhà trường.
Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí vào một buổi thứ bảy hoặc chủ nhật cho
hai môn tiếng Việt và Toán, áp dụng cho các lớp khối 3, 4 (cấp Tiểu học) và các
lớp khối 6, 7, 8 (cấp THCS) để giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu, kém cho các
em học sinh DTTS tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông.
Số học sinh học tăng cường tiếng Việt và phụ đạo
yếu, kém được bố trí thành từng lớp học; đối với Tiểu học bố trí 25 học sinh
thành một lớp; THCS bố trí 30 học sinh thành một lớp. Trong trường hợp số lớp
chưa đủ theo quy định thì có thể bổ sung học sinh yếu kém thuộc các DTTS khác
để phụ đạo mà không phải là học sinh thuộc 4 đối tượng M’Nông, Mạ, Ê đê và dân
tộc Mông như quy định.
4. Chính sách hỗ trợ cho học
sinh và giáo viên
4.1. Đối tượng: Học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo
và cận nghèo người DTTS tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông; các giáo viên
giảng dạy tăng cường tiếng Việt, phụ đạo học sinh yếu, kém tại các trường có
học sinh là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông được quy định tại mục 3.1 và
3.2, phần III của Đề án này.
4.2: Mức hỗ trợ:
a) Đối với học sinh tiểu học là người DTTS quy
định tại mục 4.1: Mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng, cấp 09 tháng/năm (mục
đích là tạo điều kiện để khuyến khích các em tới trường như: mua thêm quần áo,
giày dép, tăng thêm phần ăn uống, thuốc men khi ốm đau…); thời gian cấp hỗ trợ
kinh phí theo từng tháng trong năm học (học sinh theo học tại các trường PTDTNT
và học sinh bán trú không thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ này).
Kinh phí ước tính: (phụ lục số 01)
Kinh phí một năm: 5.880.600.000 đồng
Kinh phí 4 năm: 23.522.400.000 đồng
b) Đối với giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt
và phụ đạo học sinh yếu kém của các trường Tiểu học và THCS có học sinh là
người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông, quy định tại mục 4.1 của Đề án này: Mức hỗ
trợ bằng 4% mức lương tối thiểu chung/một tiết dạy, tính theo số tiết thực dạy
tăng cường tiếng Việt hay phụ đạo học sinh yếu, kém; thời gian cấp hỗ trợ kinh
phí theo từng học kỳ trong năm học.
Kinh phí ước tính: (phụ lục số 02 và 03) Kinh
phí một năm: 1.714.440.000 đồng Kinh phí 4 năm: 6.857.760.000 đồng
Tổng kinh phí ước t韓h thực hiện Đề 醤: (phụ lục
04)
Kinh phí một năm: 7.595.040.000 đồng
Kinh phí 4 năm: 30.380.160.000 đồng (Ba mươi tỷ
ba trăm tám mươi triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng)
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết
và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
PHỤ LỤC 01
KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC
(Số liệu tổng hợp
năm học 2011 - 2012)
Đối tượng học
sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông.
Đơn vị tính: đồng
Cấp học
|
Học sinh con hộ
nghèo và cân nghèo
|
Thời gian
|
Mức hỗ trợ
|
Tiền trong 1
năm học
|
Tổng cộng
|
TIỂU HỌC
|
6534
|
9
|
100.000
|
5.880.600.000
|
23.522.400.000
|
CỘNG
|
6534
|
9
|
100.000
|
5.880.600.000
|
23.522.400.000
|
BẢNG TỔNG HỢP SỐ
HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2011 -2012 CỦA 4 DTTS
Học sinh tiểu
học
|
Số học sinh của
các dân tộc thiểu số
|
Tổng cộng
|
M'Nông
|
Mạ
|
Ê đê
|
Mông
|
Số học sinh lớp 1
|
2148
|
329
|
219
|
1355
|
4051
|
Số học sinh lớp 2
|
1584
|
192
|
139
|
891
|
2806
|
Số học sinh lớp 3
|
1391
|
158
|
119
|
756
|
2424
|
Số học sinh lớp 4
|
1281
|
208
|
124
|
615
|
2228
|
Số học sinh lớp 5
|
1166
|
159
|
122
|
381
|
1828
|
Tổng cộng
|
7570
|
1046
|
723
|
3998
|
13337
|
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của đồng bào DTTS
M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông tạm tính bình quân 4 năm là 49%
PHỤ LỤC 02
KINH PHÍ HỖ TRỢ CHI TRẢ CHO GIÁO VIÊN DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG
VIỆT
(Số liệu tổng hợp
năm học 2011 - 2012)
Đối tượng học
sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông
Đơn vị tính: đồng
Cấp học
|
Tổng số lớp
|
TS tiết tuần
|
TS tiết/năm
(30 tuần)
|
Số tiền mỗi tiết
|
Năm 2012
|
Tổng cộng
|
TIỂU HỌC
|
274
|
4
|
30
|
42.000
|
1.380.960.000
|
5.523.840.000
|
CỘNG
|
274
|
4
|
30
|
42.000
|
1.380.960.000
|
5.523.840.000
|
BẢNG TỔNG HỢP SỐ
HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2011 -2012 CỦA 4 DTTS
Học sinh tiểu
học
|
Số học sinh của
các dân tộc thiểu số
|
Tổng cộng
|
Số lớp
|
M'Nông
|
Mạ
|
Ê đê
|
Mông
|
|
Số học sinh lớp 1
|
2148
|
329
|
219
|
1355
|
4051
|
162
|
Số học sinh lớp 2
|
1584
|
192
|
139
|
891
|
2806
|
112
|
Tổng cộng
|
3732
|
521
|
358
|
2246
|
6857
|
274
|
PHỤ
LỤC 03
KINH PHÍ HỖ TRỢ CHI TRẢ CHO GIÁO VIÊN PHỤ ĐẠO HỌC SINH
YẾU, KÉM
(Số liệu tổng hợp
năm học 2011 - 2012)
Đối tượng học phụ
đạo là HS yếu, kém lớp 3, 4 và lớp 6, 7, 8 của 4 đối tượng trong Đề án
Đơn vị tính: đồng
Cấp học
|
Số HS yếu, kém
học kỳ I năm học 2011-2012
|
TS Lớp
|
TS tiết tuần
|
TS tiết/năm
(30 tuần)
|
Số tiền mỗi tiết
|
Năm 2012
|
Tổng cộng
|
Tiểu học
|
744
|
37
|
4
|
4440
|
42.000
|
186.480.000
|
745.920.000
|
THCS
|
764
|
25
|
4
|
3500
|
42.000
|
147.000.000
|
588.000.000
|
CỘNG
|
1508
|
62
|
8
|
7940
|
42.000
|
333.480.000
|
1.333.920.000
|
Số HS yếu, kém
năm học 2011 - 2012 được tổng hợp từ số liệu của bảng sau:
Thống kê học
sinh DTTS lớp 3, 4 bậc tiểu học năm học 2011 - 2012
|
|
Mông
|
Ê đê
|
M'Nông
|
Mạ
|
Tổng
|
Số HS lớp 3 năm học 2011- 2012
|
1391
|
158
|
119
|
756
|
2424
|
Số HS lớp 4 năm học 2011- 2012
|
615
|
124
|
1281
|
208
|
2228
|
Số HS lớp 3, 4 yếu, kém năm học 2011- 2012
|
401
|
56
|
280
|
193
|
744
|
Thống kê học
sinh DTTS lớp 6,7,8 cấp THCS năm học 2011 - 2012
|
|
Mông
|
Ê đê
|
M'Nông
|
Mạ
|
Tổng
|
Số HS lớp 6 năm học 2011- 2012
|
367
|
114
|
1061
|
152
|
1694
|
Số HS lớp 7 năm học 2011- 2012
|
232
|
80
|
686
|
155
|
1153
|
Số HS lớp 8 năm học 2011- 2012
|
172
|
93
|
586
|
122
|
973
|
Số HS lớp 6,7,8 yếu, kém năm học 2011- 2012
|
193
|
72
|
583
|
107
|
764
|
Tỷ lệ học sinh DTTS của 4 đối tượng trong Đề án
yếu, kém bình quân trong 4 năm học của lớp 6, 7, 8 là 20%
Tỷ lệ học sinh DTTS của 4 đối tượng trong Đề án
yếu, kém bình quân trong 4 năm học của lớp 3, 4 là 16%
PHỤ LỤC 04
KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC
(Số liệu tổng hợp
năm học 2011 - 2012)
Đối tượng học
sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông
Đơn vị tính: đồng
TT
|
Nội dung hỗ trợ
kinh phí
|
Kinh phí ước
năm 2013
|
Kinh phí 4 năm
ước tính
|
1
|
Kinh phí hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số bậc
tiểu học
|
5.880.600.000
|
23.522.400.000
|
2
|
Kinh phí hỗ trợ chi trả giáo viên dạy tăng
cường Tiếng việt
|
1.380.960.000
|
5.523.840.000
|
3
|
Kinh phí hỗ trợ chi trả giáo viên dạy học sinh
yếu, kém
|
333.480.000
|
1.333.920.000
|
4
|
Tổng kinh phí
|
7.595.040.000
|
30.380.160.000
|
PHỤ LỤC 05
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BỐN NĂM HỌC
(Từ năm học
2012-2013 đến năm học 2015-2016)
TT
|
Nội dung thực
hiện
|
Thời gian
|
Năm học 2012 -
2013
|
Năm học 2013 -
2014
|
Năm học 2014 -
2015
|
Năm học 2015 -
2016
|
1
|
Nâng cao chất lượng học sinh DTTS tại chỗ và
học sinh dân tộc Mông
|
Cấp tiểu học
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 73%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 78%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 84%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt trên 90%
|
Cấp THCS
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 70%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 75%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 80%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt trên 85%
|
Cấp THPT
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 60%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 67%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 73%
|
Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt trên 75%
|
2
|
Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên
|
GV các trường tiểu học
|
40% giáo viên được bồi dưỡng
|
60% giáo viên được bồi dưỡng
|
80% giáo viên được bồi dưỡng
|
100% giáo viên được bồi dưỡng
|
GV trường PTDTNT PTDTBT
|
50% giáo viên được bồi dưỡng
|
70% giáo viên được bồi dưỡng
|
100% giáo viên được bồi dưỡng
|
100% giáo viên được bồi dưỡng
|
3
|
Kinh phí thực hiện
|
30.380.160.000
|
7.595.040.000
|
7.595.040.000
|
7.595.040.000
|
7.595.040.000
|