|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
35/2009/QH12
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
19/06/2009
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Nghị quyết số: 35/2009/QH12
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI MỘT SỐ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014 – 2015
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội, Luật giáo dục;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 89/TTr-CP ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014; Báo cáo thẩm tra số 717/BC-VHGDTTN ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 252/BC-UBTVQH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế tài chính:
Xây dựng một số cơ chế tài chính mới cho giáo dục và đào tạo, nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai cũng được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao.
Điều 2. Chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính:
1. Nhà nước bảo đảm vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo; đồng thời huy động sự đóng góp theo khả năng thực tế của gia đình người học; khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đào tạo nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý.
2. Chính phủ quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong việc lập, giao và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục và đào tạo. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư và cơ cấu lại chi ngân sách cho các mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Ưu tiên ngân sách cho phổ cập giáo dục tiểu học miễn học phí; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, trước mắt còn có thu học phí; giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển dạy nghề và bồi dưỡng nhân tài. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập bảo đảm đạt chuẩn chất lượng trong các giai đoạn phát triển; hình thành một số cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới của đất nước.
3. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách để các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập được tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Các cơ sở giáo dục và đào tạo phải bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng giáo dục, đào tạo với nguồn tài chính được đầu tư, sử dụng; công bố mục tiêu, năng lực đào tạo, tài chính; thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định của nhà nước.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tài chính và các cơ quan hữu quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng tài chính của các cơ sở giáo dục và đào tạo, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật. Phụ huynh học sinh và cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, học sinh, sinh viên và cán bộ, giảng viên ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học có quyền và trách nhiệm giám sát việc sử dụng kinh phí của cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục và đào tạo.
5. Thực hiện chính sách ưu tiên về lương và phụ cấp cho đội ngũ nhà giáo; tiếp tục chính sách khuyến khích nhà giáo dạy học ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giáo dục hòa nhập; thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo lưu phụ cấp đứng lớp trong thời hạn 3 năm cho nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục.
6. Đổi mới chính sách học phí, học bổng và hỗ trợ người học theo hướng:
Học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân, hướng tới miễn học phí vào thời điểm thích hợp. Tiếp tục thực hiện không thu học phí đối với học sinh tiểu học. Đối với học sinh mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và người học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thì thực hiện miễn học phí đối với học sinh là con của người có công với nước, đối tượng chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh hộ cận nghèo; hỗ trợ kinh phí cho học sinh hộ thu nhập quá thấp không có đủ điều kiện tối thiểu đi học. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đặc biệt xuất sắc, học sinh đạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi quốc gia và đoạt huy chương tại các kỳ thi quốc tế được xem xét cấp học bổng để học đại học.
Học phí đối với đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Những năm đầu, tổng học phí của các cơ sở đào tạo công lập chiếm không quá 40% tổng chi thường xuyên, những năm sau tăng dần phù hợp với lộ trình đổi mới chính sách học phí. Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách; giảm 50% học phí cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; học sinh học nghề, sinh viên hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền tại Ngân hàng chính sách xã hội để học; tiếp tục thực hiện chế độ học bổng chính sách để hỗ trợ học sinh, sinh viên gia đình chính sách và học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên học giỏi. Sinh viên tốt nghiệp đặc biệt xuất sắc được cấp học bổng để học tiếp ở trong nước và nước ngoài.
Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo nghề nghiệp và đại học có đối tượng được miễn, giảm học phí theo học. Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con người có công với nước, các đối tượng chính sách học ở các trường mầm non, phổ thông ngoài công lập.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo được thực hiện chương trình chất lượng cao và được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo.
Thực hiện kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học, các chương trình đào tạo và áp dụng cơ chế gắn học phí với chất lượng đào tạo.
7. Lộ trình thực hiện:
Đối với các chương trình đại trà tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, trong điều kiện nguồn lực nhà nước chưa đủ để miễn học phí thì mức học phí được xác định theo từng vùng ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với thu nhập bình quân và khả năng đóng góp thực tế của hộ gia đình, thực hiện tăng dần theo lộ trình hợp lý, mức trần chỉ áp dụng vào năm học 2014 – 2015.
Đối với các chương trình đại trà tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập, học phí được xác định theo các nhóm ngành nghề đào tạo và các bậc học, gắn với chất lượng đào tạo, thực hiện lộ trình tăng dần, phù hợp với nguyên tắc chia sẻ và khả năng đóng góp thực tế của người học.
Chính sách học phí mới được thực hiện từ năm học 2010 – 2011. Riêng năm học 2009 – 2010, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa ra khỏi suy giảm kinh tế, việc điều chỉnh tăng trần học phí tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập (trừ đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học sơ sở vào học trung cấp nghề) chỉ thực hiện ở mức thấp mang tính quá độ trước khi thực hiện lộ trình điều chỉnh học phí từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015.
Những cơ chế tài chính không liên quan đến học phí được áp dụng từ năm tài khóa 2010.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Chính phủ quyết định cụ thể và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết này. Chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện để sớm quy định khung học phí cho các chương trình đại trà thuộc các nhóm ngành nghề đào tạo tại các cơ sở đào tạo công lập; hướng dẫn mức thu học phí đối với các chương trình đại trà của các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập bảo đảm tương quan hợp lý với các cơ sở công lập, đồng thời chỉ đạo chính quyền các cấp có biện pháp kiểm soát học phí và chất lượng giáo dục của các cơ sở ngoài công lập.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ, tổ chức xây dựng mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi trách nhiệm của mình giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này./.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|
Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Quốc hội ban hành
THE
NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM Independence
- Freedom – Happiness
----------
|
No.
35/2009/QH12
|
Ha
Noi, June 19, 2009
|
RESOLUTION ON
GUIDELINES AND ORIENTATIONS FOR RENEWING SOME FINANCIAL MECHANISMS IN EDUCATION
AND TRAINING FROM THE 2010-2011 SCHOOL YEAR TO THE 2014-2015 SCHOOL YEAR THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Pursuant to the 1992
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and
supplemented under Resolution No. 51/2001/QHW;
Pursuant to the Law on Organization of the National Assembly and the Law on
Education;
After considering the Government's Submission Report No. 89/TTr-CP of May 20,
2009, on the Scheme on renewing the financial mechanism in education in the
2009-2014 period; the National Assembly's Culture, Education, Youth, Teenagers
and Children Committee's Verification Rreport No. 717/BC-VHGDTTN of May 28,
2009, and opinions of National Assembly deputies; and the National Assembly
Standing Committee's Explanation Report No. 252/BC- UBTVQH12 of June 18, 2009; RESOLVES: Article 1. Objectives of
the financial mechanism renewal To develop some new financial
mechanisms for education and training, aiming to increasingly mobilize and
effectively use resources of the State and society for raising the quality and
expanding the scale of and ensuing equality in education and training, meeting
the requirements of national industrialization and modernization; to contribute
to building a system of policies to achieve the goal of an education of
increasing quality for all. Article 2. Guidelines and
orientations for renewing some financial mechanisms ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. The Government shall clearly
define the tasks, powers and responsibilities of central and local state
management agencies in the making, assignment and implementation of education
and training budget plans. The State continues increasing investment and
restructures budgetary expenditures for education and training objectives. To
prioritize allocation of budgetary funds for universalizing free primary
education; universalizing lower secondary education and preschool education for
5-year children, which is not provided free in the immediate future, and
education in difficulty-hit and ethnic minority areas: developing vocational
training and talent fostering. The state budget will be invested in public
education and training institutions to reach quality standards in different
development stages and in establishing a number of high-quality education and
training institutions to meet the human resource development requirement in the
new period of the country. 3. To perfect legal bases and
policies to increase the autonomy and responsibility of public vocational
training institutions and universities for their performance, organizational
structures, payroll and finance. Education and training institutions shall
ensure the direct proportion between education and training quality and
investment; publicize their objectives, training capacity and financial
capability; and submit financial reports to their immediately superior agencies
according to state regulations. 4. Education and finance state
management agencies and concerned agencies shall inspect, examine and audit the
use of funds at education and training institutions, ensuring publicity,
transparency, proper purposes and compliance with law. Pupil parents, officials
and teachers of preschool and general education institutions, trainees and
students, officials and teachers of vocational training institutions and
universities have the right and responsibility to supervise the use of funds at
their education and training institutions according to their internal spending
rules. 5. To implement the policy of
prioritizing salaries and allowances for teachers; to continue with the policy
of encouraging teachers to work in difficulty-hit and ethnic minority areas and
integration education; to provide seniority allowances for teachers and
education administrators; to reserve the class-taking allowance for three years
for teachers assigned to work as education administrators. 6. To renew the policy on school
fees, scholarships and learner supports in the following direction: For public preschool and general
education, school fees must suit economic conditions of each area and the
actual contribution capability of people and will be exempted at an appropriate
time. To continue free primary education. For preschools, secondary schools and
continuing education centers, school fees will be exempted for pupils who are
children of people with meritorious services to the country, policy
beneficiaries and poor households, and will be reduced for children of
near-poor households; financial supports will be provided for children of too
low-income households that cannot afford their children's schooling. Students
who complete upper secondary education with specially outstanding results,
students who win first, second and third prizes at national contests or medals
at international contests will be granted scholarships for pursuing tertiary
education. For public vocational training
and tertiary education, school fees shall be collected on the basis of sharing
of training costs between the State and trainees. In the initial years, total
school fees of public training institutions will account for maximum 40% of
total regular expenditures, which will incrementally increase in subsequent
years in line with the school fee policy renewal roadmap. School fees will be
exempted and reduced for pupils and students who are children of people with
meritorious services to the country and policy beneficiaries, and will be
reduced by 50% for students who have completed lower secondary education to
attend vocational training; vocational trainees and children of poor
households, near-poor households and disadvantaged families will have access to
loans from the social policy bank for their training or schooling; policy
scholarships will be further granted to students who are children of policy
beneficiaries and study promotion scholarships will be provided to outstanding pupils
and students. University graduates with specially excellent exam results will
be granted scholarships for continuing their education at home and abroad. The State will grant school fee
subsidies for preschool, general education, vocational training and tertiary
education institutions admitting pupils and students entitled to school fee
reduction and exemption. To grant school fee subsidies (at the levels applied
by local public schools) for children of people with meritorious services to
the country and policy beneficiaries to learn at non-public preschools and
general education schools. Education and training
institutions will be allowed to implement high-quality programs and collect
corresponding school fees to cover training costs. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 7. Implementation roadmap: For common programs at public
preschool and general education institutions, given insufficient state
resources for school fee exemption, school fee levels will be set to suit each
area in each province or centrally run city, average incomes and actual
contribution capability of families, which will incrementally 4 increase
according to a reasonable roadmap to reach the ceiling level by the 2014-2015
school year. For common programs at public
vocational training institutions and universities, school fees shall be
determined according to groups of disciplines and training levels and
associated with training quality, which will be incrementally increased
according to given roadmaps, the cost-sharing principle and actual contribution
capability of learners. The new school fee policy will
be implemented from the 2010-2011 school year. Particularly for the 2009-2010
school year, when the economy still faces numerous difficulties and is in
decline, ceiling school fee levels at public vocational training institutions
and universities (except students who have completed lower secondary education
and attend vocational intermediate training) shall be increased at a
transitional low level before implementing the school fee adjustment roadmap
from the 2010-2011 school year to the 2014-2015 school year. Financial mechanisms not related
to school fee will be applied from the 2010 fiscal year. Article 3. 1. The Government shall
specifically decide and direct the implementation of the guidelines and
orientations for renewing some financial mechanisms in education and training
under Articles 1 and 2 of this Resolution. To direct thorough and comprehensive
research to early work out a school fee frame for common programs in groups of
disciplines at public vocational training institutions: to guide school fee
levels for common programs of non-public training and education institutions
which will reasonably correspond to those applied by public-ones and
concurrently direct local administrations at all levels to adopt measures to
control school fees and education quality at non-public institutions. 2. People's Committees of
provinces and centrally run cities shall, on the basis of the Government's
guidance, organize the formulation of school fee levels for public-preschool
and general education institutions in their provinces or cities and submit them
to their People's Councils for decision. 3. The National Assembly
Standing Committee, the Culture. Education, Youth, Teenagers and Children
Committee, the Ethnic-Minorities Council, other committees of the National
Assembly. National Assembly deputies' delegations. National Assembly deputies.
People's Councils and deputies of People's Councils at all levels, the Vietnam
Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their
responsibilities, oversee the implementation of this Resolution. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 CHAIRMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Phu Trong
Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/06/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Quốc hội ban hành
6.810
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|