HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
34/2016/NQ-HĐND
|
Lai Châu, ngày 28
tháng 7 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14
tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25
tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ban hành năm
2009;
Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-TTg
ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020;
Xét Tờ
trình số 1300/TTr-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị
thông qua đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn
2016 - 2020; Báo cáo
thẩm tra số 225/BC-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua đề án nâng cao chất lượng giáo dục
vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, với các
nội dung sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên; nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện
kiến thức, đạo đức, thể chất, kỹ năng sống cho học sinh; quan tâm đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giảm nhanh và bền vững sự chênh lệch
khoảng cách chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn với các xã vùng II.
1.2. Mục tiêu chủ yếu
a) Hoàn chỉnh
quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Cán bộ quản lý, giáo viên, giáo
viên phụ trách Đoàn - Đội và nhân viên
100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên hàng năm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục.
100% giáo viên có trình độ đào tạo
đạt chuẩn trở lên; trên 95% giáo viên đạt điểm kiểm tra kiến thức chuyên môn từ
5 điểm trở lên; 100% các trường được bố trí đủ giáo viên theo quy định; 100%
các trường tiểu học và trung học cơ sở được bố trí giáo viên chuyên trách Đoàn
- Đội; 100% trường tiểu học được bố trí giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật, thể dục:
trên 45% số trường tiểu học có giáo viên dạy tiếng Anh.
100% các trường có học sinh bán
trú được bố trí nhân viên nuôi dưỡng đảm bảo định mức quy định.
c) Chất lượng học tập, rèn luyện của
học sinh
Giáo dục Mầm non: Huy động
trẻ 0-2 tuổi ra lớp: trên 17%; trẻ 3-5 tuổi: trên 98%. Tổ chức cho trẻ 0-2 tuổi
ăn bán trú: trên 90%; trẻ 3-5 tuổi: 99%.
Giáo dục Tiểu học: Huy động
trẻ trong độ tuổi ra lớp: trên 99,5%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1: trên 99,8%; Tỷ lệ
chuyên cần: trên 95%; giảm tỷ lệ bỏ học xuống dưới 0,05%; huy động trên 90% học
sinh lớp 3, 4, 5 ở các điểm trường lẻ về học tại điểm trường trung tâm; trên
90% trường tổ chức học 2 buổi/ngày. Tỷ lệ học sinh hoàn thành các môn học và
các hoạt động giáo dục: trên 99%, xếp loại đạt mức độ hình thành và phát triển
năng lực, hình thành và phát triển phẩm chất: trên 99,1%; học sinh hoàn thành
chương trình tiểu học: trên 99%; học sinh lớp 3 học ngoại ngữ theo chương trình
mới: trên 45%.
Giáo dục Trung học cơ sở: Huy
động học sinh trong độ tuổi ra lớp: 90%; huy động học sinh
hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6: 96%; tỷ lệ chuyên cần: 85%; tỷ lệ học sinh bỏ học: dưới 1%; xếp loại hạnh
kiểm từ trung bình trở lên: 99% (trong đó khá, tốt: 90%), học lực trung
bình trở lên: 90% (trong đó khá: 27,5%; giỏi: 2,5%); tỷ lệ chuyển lớp:
93%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 98%.
Giáo dục Trung học phổ thông: Tỷ
lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT: 60%; học sinh chuyên cần:
92%; bỏ học: dưới 2%; xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên: 99% (trong
đó khá, tốt: 90%); xếp loại học lực từ trung bình trở lên: 90% (trong
đó khá: 27,5%; giỏi: 2,5%); tỷ lệ chuyển lớp: 90%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THPT: trên 90%.
d) Cơ sở vật chất và điều kiện đảm
bảo cho việc dạy, học
Tập trung đầu tư xây dựng phòng học
còn thiếu tại các điểm trường trung tâm, hệ thống nhà bếp, phòng ăn, công trình
nước sạch, nhà vệ sinh, xóa phòng học tạm đã xuống cấp; đáp ứng trên 70% nhu cầu
phòng ở cho học sinh bán trú; phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ phòng học kiên cố,
bán kiên cố: trên 90%.
đ) Duy trì và nâng cao kết quả phổ
cập giáo dục
75/75 xã đặc biệt khó khăn giữ vững
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ
2 (trong đó: 63 xã đạt chuẩn mức độ 3); giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục
THCS mức độ 1 (trong đó: 50 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2).
e) Xây dựng trường chuẩn quốc gia
Mầm non: 26 trường đạt chuẩn quốc
gia (trong đó công nhận mới: 21 trường); tiểu học: 31 trường (trong
đó công nhận mới:19 trường); trung học cơ sở: 13 trường (trong đó công
nhận mới: 10 trường).
2. Nhiệm vụ
2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý các cấp về giáo dục
Đổi mới công tác quản lý của chính
quyền, chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ giáo dục, chất lượng giáo dục. Phát huy vai
trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với giáo dục. Tăng cường vai trò,
trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các nhà trường đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế quản lý; tiếp tục triển khai
hoạt động tự đánh giá các cơ sở giáo dục.
2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho
cán bộ quản lý, giáo viên; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
chưa đạt yêu cầu. Phát huy, nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm, mô hình tốt; tăng
cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại các trường học; quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành công tác đội cho giáo viên kiêm nhiệm làm tổng
phụ trách đội. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, phấn
đấu trên 40% giáo viên là đảng viên; 60% giáo viên biết một thứ tiếng dân tộc;
50% giáo viên đạt danh hiệu trong tổng số giáo viên tham
gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý
giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn; bố trí đủ giáo viên theo định mức quy định;
đổi mới cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý nhà trường.
Đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên
đảm bảo tuyển dụng được đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn và năng lực
sư phạm tốt. Chú trọng tuyển dụng giáo viên là người dân tộc thiểu số, dân tộc
đặc biệt ít người.
2.3. Nâng cao chất lượng học sinh
Tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục học sinh mầm non; xây dựng lộ trình đưa học sinh lớp 3, 4, 5 từ các điểm
trường lẻ về điểm trường trung tâm; giảm dần các điểm trường lẻ một cách hợp
lý; nâng cao chất lượng đầu vào các cấp học; huy động tối đa số học sinh trong
độ tuổi ra lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần; xây dựng các giải pháp đồng bộ, thiết
thực, phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe học
sinh.
2.4. Đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Thực hiện điều chỉnh
quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ đạo bố trí lồng
ghép các nguồn lực, nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
còn thiếu. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho
giáo dục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
2.5. Duy trì và nâng cao chất lượng
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục
Tập trung nâng cao kết quả đạt
chuẩn phổ cập giáo dục các xã có chất lượng thấp. Tăng cường phân luồng học
sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục các cấp; gắn việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xây dựng trường
học đạt chuẩn quốc gia với việc nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng nông
thôn mới.
2.6. Xây dựng trường chuẩn quốc
gia
Xây dựng lộ trình trường đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chất lượng học
sinh.
3. Các giải pháp chủ yếu
3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương về
nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, hàng năm đưa nội dung
giáo dục vào kế hoạch và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Chính quyền cơ sở phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong thực hiện
các mục tiêu về giáo dục hằng năm.
3.2. Tuyên truyền, vận động tổ chức
thực hiện
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, nhân dân, đặc biệt quán triệt sâu rộng trong ngành giáo dục
về chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và vùng đặc biệt khó khăn
của tỉnh nói riêng; ngành giáo dục chủ động tham mưu cho chính quyền ban hành kế
hoạch cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó của đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện đổi
mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá trong
giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên.
3.3. Xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách của tỉnh
Nghiên cứu điều chỉnh phân cấp quản
lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
Ban hành cơ chế đánh giá, xếp loại mức
độ hoàn thành nhiệm vụ năm học đối với cán bộ quản lý, giáo viên có căn cứ vào
kết quả điểm kiểm tra kiến thức chuyên môn và chất lượng học sinh hàng năm; sắp
xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và thực hiện tinh giản đội ngũ theo
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP .
Ban hành chính sách hỗ trợ công tác bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Chỉ đạo các địa phương căn cứ tình
hình thực tế bố trí quỹ đất để hỗ trợ về đất làm nhà ở cho cán bộ quản lý, giáo
viên đã có thời gian công tác trên 5 năm ở vùng đặc biệt khó khăn tạo điều kiện
cho cán bộ, giáo viên ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
Điều chỉnh, sắp xếp, hợp đồng, tuyển
dụng giáo viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu giáo viên cấp học mầm non theo quy định;
đào tạo, tuyển dụng giáo viên chuyên ngành công tác đội, giáo viên tiếng Anh để
đảm bảo bố trí đủ giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên tiếng Anh tiểu học.
Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí
học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và các nguồn khác đáp ứng nhu cầu sách
giáo khoa, giấy vở viết cho học sinh; kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn nuôi dưỡng
học sinh bán trú.
3.4. Huy động và tập trung nguồn lực
Tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ
theo thứ tự ưu tiên về cơ sở vật chất trường học, nhà ở cho học sinh bán trú,
nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà công vụ cho giáo viên. Đầu tư trang thiết bị dạy và học
theo hướng đạt chuẩn đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. Ưu tiên nguồn vốn
của Nhà nước đầu tư, vốn từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia. Quy hoạch,
giao đất cho các trường học đảm bảo diện tích cho xây dựng phòng học, nhà ở cho
học sinh bán trú, phòng bộ môn, nhà ở giáo viên, nhà bán trú cho học sinh, sân
chơi, vườn trường, các công trình nước sạch, nhà vệ sinh… theo quy định của trường
đạt chuẩn quốc gia ở từng cấp học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút các
nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, huy động nguồn lực của nhân dân trên địa
bàn để đầu tư, tu sửa, nâng cấp nhà lớp học, mua sắm trang thiết bị dạy học.
3.5. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, xây dựng mô hình điểm, sơ kết, tổng kết
Hằng năm, các cấp chính quyền,
ngành giáo dục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện
đề án; xây dựng và nhân rộng mô hình trường điển hình trong hoạt động giáo dục;
giữa giai đoạn tổ chức sơ kết và đến hết năm 2020 tiến hành tổng kết, đánh giá
kết quả thực hiện đề án.
4. Kinh phí và nguồn kinh phí
Tổng kinh phí: 378.009 triệu đồng, trong đó:
- Ngân
sách địa phương: 308.009 triệu đồng;
- Vốn từ nguồn xổ số kiến thiết:
50.000 triệu đồng;
- Kinh phí huy động từ các nguồn xã hội
hóa giáo dục: 20.000 triệu đồng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ
chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều
3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Khóa XIV Kỳ họp thứ hai thông qua
ngày 28 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 8 năm 2016./.